Tắt đèn kể chuyện ma - Chương 20: Tiên Quỷ Thê Lương
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
121


Tắt đèn kể chuyện ma


Chương 20: Tiên Quỷ Thê Lương


Khái niệm “Tiên quỷ” mà chúng tôi muốn nhắc đến ở đây không phải là

“Tiên quỷ” trong Đạo giáo. “Tiên quỷ” trong quan niệm của Đạo giáo là

linh hồn người chết sang thế giới bên kia tu hành đắc đạo thành tiên, chỉ là có địa vị thấp hơn. “Tiên quỷ” ở đây là một cách gọi khác của những vật ma quỷ, đa số là do vong hồn của những đứa trẻ vô tội nhập vào, nhưngbị những tên pháp sư thao túng, có thể báo điềm lành hung cho ngườikhác, thông linh tiếp vong, thậm chí làm cả những việc tà ma. Trong nhân gian những linh hồn này có rất nhiều tên gọi như thần Nhĩ Báo, thầnChương Liễu, Linh Ca Linh Tỷ, Linh Đồng, Minh Đồng, thần Đồng… Trong đócó những loài chỉ khác nhau về tên gọi, hoặc tên gọi giống nhau nhưng có những khác biệt nho nhỏ, tuy nhiên tính chất về cơ bản là giống nhau,thực ra chỉ là sự biến đổi của cùng một vật mà thôi. Ở đây chúng tôi xin được mượn cách gọi của người đời Thanh, thống nhất gọi bằng một cái tên là “tiên quỷ”.

Thần Chương Liễu

Vương Triệu Vân, ngườinhà Minh có ghi chép về “chương liễu đồng”, trong đó có một câu chuyệnnhư sau: “Ở một thôn nhỏ của tỉnh Tô Châu có người tên là Trương Nhị giữ chức lý trưởng trong làng, cứ vào ngày Mười lăm hằng tháng là phải đếnđiểm danh ở phủ quan một lần, nên vào ngày hôm đó ông đều phải xuất phát từ nửa đêm canh ba. Một hôm, trên đường vào phủ quan, trăng rất sáng,ông chợt giẫm phải một vật, liền nhặt lên xem, thì ra đó là một đứa trẻđẽo bằng gỗ, dài khoảng ba tấc, mặt mũi sáng sủa, đầu tóc đầy đủ, quầnáo kỳ dị. Ông tiện tay đặt nó lên mũ rồi lại thẳng bước vào phủ quan, từ lúc đó, trên đường đi ông luôn cảm thấy như có ai thì thầm bên tairằng: “Trương Nhị, Trương Nhị, lên huyện điểm danh, bị đánh vào mông.”Trương Nhị ngoảnh đầu nhìn, thấy cả quãng đường vắng vẻ chỉ có một mình, chân tay bủn rủn, trong lòng vô cùng sợ hãi. Lên đến huyện phủ, quảnhiên vì đến điểm danh muộn nên bị một trận đòn nên thân. Trên đường về, Trương Nhị lại nghe có tiếng nói thầm bên tai: “Trương Nhị, Trương Nhị, vợ ông ở nhà đang ngoại tình với trai.” Trương Nhị nghe xong vô cùng lo lắng, chợt nhớ ra tên người gỗ đang để trên mũ, liền tức giận đập nátrồi ném vào một nhà xí bên đường.

Thần Chương Liễu ở đây là mộtcon ma thích nói nhiều, tuy nhiên những gì nó nói đều là những lời nóithật, đây không phải là tội, chỉ là con ma không chịu nghe theo câu châm ngôn của Bặc Thương: “Tín nhi hậu gian, vi tín tắc dĩ vi bang dĩ dã”,lại gặp phải Trương Nhị chỉ thích nghe tin vui, không muốn nghe tin rủi, nên kết quả là bị đập nát quăng vào nhà xí.

Câu chuyện trên saukhi được người đời Thanh chỉnh sửa, cải biên lại đã được sưu tầm vào Dạvũ thu đăng lục, trong đó con búp bê gỗ nhỏ biến thành một sinh linh bébỏng ngộ nghĩnh, đáng yêu.

Câu chuyện kể về một anh lính lệchuyên đi thúc thuế ở quê tên là Trương Đại Nhãn, canh năm xuất phát lên huyện, đến nha môn để nộp sưu thuế. Khi anh ta đến chỗ rẽ ở một cánhđồng thì mặt trời đã bắt đầu mọc, anh ta cảm thấy nóng bức liền dừngchân nghỉ dưởi một gốc cây. Bỗng nghe trên cây có người đang hát, nhìnkỹ thì thấy một đứa trẻ đẽo bằng gỗ, mặt mũi được khắc tinh tế, mắtsáng, mày thanh, cao khoảng hai tấc, đang nấptrong đám hoa, mỉm cườitinh nghịch, nhưng tóc của cậu bé bị dính chặt vào cây, không thoát rađược. Trương Đại Nhãn thầm nghĩ đây có lẽ là thần Chương Liễu vẫn đượckể trong dân gian, có thể báo trước tương lai. Vậy là anh ta liền cắtphăng mái tóc của đứa trẻ, cho vào túi áo và lên đường đến nha môn.

Khi sắp vào đến huyện đường, thằng nhóc liền nhảy nhót loạn xạ, rất nghịchngợm, Trương Đại Nhãn đành nhét nó dưới đáy mũ cỏ, lát sau chợt nghe cótiếng hát thầm bên tai: “Trương Đại Nhãn thật to gan, đến bắt ta, đượcmột nghìn đồng tiên, đánh ba mươi trượng.” Đại Nhãn cho rằng đó là những lời nói vớ vẩn, không thèm để ý, nhưng khi vừa vào trong thành, thì gặp huyện lão gia đang lên miếu thắp hương, Đại Nhãn chân tay luống cuống,liền bị mấy tên nha môn nghi là kẻ gian, bắt đến trước kiệu quan. Anh ta sợ đến mức toàn thân run cầm cập, nói không ra tiếng. Viên huyện lệnhtức giận nói: “Thoạt nhìn đã thấy không phải thứ tốt đẹp gì, lôi ra đánh ba mươi trượng cho ta.” Vậy là Đại Nhãn bị đè ra giữa phố, lột quầnđánh cho ba mươi trượng. Không ngờ Đại Nhãn còn chưa kéo quần lên đã bật cười ha hả, quan huyện lấy làm lạ, hỏi mãi Đại Nhãn mới kể câu chuyệnđã được thần Chương Liễu báo trước tai họa nhưng hắn ta không tin. Đếnkhi quan huyện hiểu rõ mọi chuyện liền ra hiệu cho đám nha môn lấy mộtxâu tiền đưa cho Đại Nhãn, coi như tiền bồi thường vì bị đánh oan, rồikhông thêm một đồng nào, giật lấy con búp bê gỗ, cho vào túi áo rồi lênkiệu đi tiếp.

Chỉ cần nhìn cách tên quan huyện cướp con búp bê gỗ của Đại Nhãn đã đủ biết lão ta chẳng phải thứ tốt đẹp gì, cho dù tácgiả không thêm thái độ châm biếm trong lời kể của mình. Còn đứng ở gócđộ của thần Chương Liễu có thể thoát khỏi móng vuốt của đám pháp sưgiang hồ, được vào gia đình quyền quý, sống trong nhung lụa như nhà quan huyện đã là điều vô cùng may mắn rồi.

Đây là câu chuyện vô cùngthú vị, nghe nói sau này còn được Vương Tăng Kỳ cải biên thành tiểuthuyết. Nhưng trong tác phẩm của tác gia nổi tiếng này cũng có nhữngđiểm chưa được thỏa đáng, vô hình chung khiến cho độc giả hiểu nhần, ngộ nhận rằng thần Chương Liễu đáng yêu tinh nghịch như những con búp bêtrong tranh của chàng họa sĩ Dương Liễu, trong khi thực tế thần ChươngLiễu chỉ là hồn ma của một kẻ có số phận cực kỳ bi thảm, hơn nữa chúngcũng chẳng có bản lĩnh bão trước điềm cát, hung gì cả.

Một conbúp bê đẽo từ gỗ có thể chạy nhảy ca hát được không cũng là điều rất khó nói, nhưng nếu nó có thể nói chuyện, hơn nữa còn có phép thần thông, dự cảm trước được mọi việc thì đúng là rất đáng để người ta coi như mộtvật quái dị hoặc một vật thần thánh. Nhưng việc nó có thể tiên đoán được tương lai hay không chỉ là chuyện nhỏ. Vương Đồng Quỹ, người đời Minhtừng nhận định trong Nhĩ đàm rằng, nó chỉ có thể nói về mộ phần, giatrạch và những chuyện đã xảy ra trong quá khứ, còn Vương Sĩ Tính trongQuảng chí dịch lại nói: “Thần Chương Liễu tuy chỉ là một đứa trẻ, khôngtên không tuổi, không người thân, cũng không hiểu phép tắc, chỉ biết báo việc cho người ta biết trước, nhưng không dự báo được tương lai quáxa.” Còn trong Dạ vũ thu đăng lục lại kể một câu chuyện rằng, có ngườimua một thần Chương Liễu từ một thầy phù thủy, mong rằng nó có thể báocho mình mọi điều hung cát, không ngờ, nó chỉ có thể dự đoán nhữngchuyện vặt vãnh trong nhà, lại rất nghịch ngợm, hay phá phách ngườikhác, khiến người trong nhà không lúc nào được yên giấc. Chỉ có vậy màthôi.

Trong Thoái tỉnh lư bút ký của Tôn Ngọc Thanh lại nói thầnChương Liễu có bản lính khá lớn, nhưng phải có bùa phép do pháp sư niệmchú, đợi đến nửa đêm nó mới có thể nói chuyện được. Chuyện kể rằng, khipháp sư hỏi chuyện làm ăn buôn bán hôm sau, thần Chương Liễu cũng chỉnói mập mờ, khi hỏi những việc khác thì nó đều không biết, hỏi nhiều lại khiến nó nổi giận. Nhưng qua những gì thần Chương Liễu nói, pháp sư cóthể dự đoán được lỗ lãi ngày hôm sau, điều này cũng rất đáng nghi. Nếunhư nó có thể dự đoán được tình hình buôn bán trên thị trường thì chủnhân của nó chuyển hẳn sang kinh doanh từ lâu rồi, không cần phải vất cả đi làm đạo sĩ giang hồ. Ngoài ra còn có một câu chuyện khác như sau,một ông nọ bỏ ra mười hai lạng bạc mua một thần Chương Liễu, mong có thể nhờ nó mà phát tài. Ông ta thử hỏi nó mấy lần, quả nhiên những gì nónói đều rất linh nghiệm, nhưng đúng lúc ông ta định kiếm một mối làm ănlớn thì nó lại không linh nữa. Tính ra sau khi mua nó về chỉ kiếm đượccó mười hai lạng, vừa đúng số vốn bỏ ra mua nó. Hóa ra đây chẳng qua làdo tên đạo sĩ muốn chơi ông ta mà thôi.

Dù như thế có lẽ cũng đủlàm khó cho món đồ đáng thương này. Chỉ là một hình nhân bằng gỗ mà lạithần kỳ đến thế, trước tiên sẽ làm cho người ta tò mò về chất liệu gỗđẽo nên nó, có lẽ là một loại gỗ rất đặc biệt.

Có người nhìn từcái tên thần Chương Liễu mà cho rằng, người ta kết hợp gỗ cây nhãn vàcây liễu làm chất liệu đẽo nên nó, lại có người cho rằng “gỗ cây nhãndùng để đẽo bé trai, gỗ cây liễu dùng để đẽo bé gái” (hồi mười lăm, Hảidu ký). Nhưng cả hai cách nói này đều cho rằng “chương liễu” ở đây làtên hai loại gỗ. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chỉ cần dùng gỗ cây liễu, thậm chí có người còn nói chỉ được dùng cành liễu để đẽo. Nhưng tất cảcác ý kiến trên hầu như đều tồn tại những điểm bất hợp lý, bời lẽ gỗ cây nhãn và cây liễu là những loại cây quá bình thường, chỗ nào cũng có,vậy thì những thần Chương Liễu sẽ được làm ra nhan nhản, nói không chừng ít nhất mỗi người sẽ có một con giống như điện thoại di động của chúngta bây giờ. Sự ra đời của linh vật này chắc chắn không tầm thường. Tácgiả Ngũ tạp trở đã chỉ ra rằng, gỗ của nó không phải gốc cây nhãn haycây liễu, mà là gốc của một loài thực vật mang tên “thương lục”. Muốn có loại cây này thì phải đem người chết chôn dưới gốc cây, sau đó cây lớnlên mới có hình hài giống người vậy.

Vì vậy đến đàu đời Thanh,Trương Nhĩ Kỳ cho rằng, tên gọi chính xác của thần Chương Liễu phải là“thần Chương Lục”, bởi vì “thương lục” còn gọi là “chương lục”, mà chữ“lục” với nghĩa là lục địa đồng âm với chữ “lục” với nghĩa là số sáu.“Vật được khắc từ gốc cây chương lục, giống hình người, được yển thêmbùa, có khả năng tiên đoán họa phúc, gọi là thần Chương Lục.” Thương lục trong Nhĩ nhã còn gọi là “trúc thang”. Lý Thời Trần chỉ nói loài câynày có công hiệu của “trúc đương thủy khí”, chứ không hề chú ý đến phầngốc của nó. Trong Nhĩ nhã nghĩa sơ được viết thời nhà Thanh cũng nói khá tỉ mỉ, còn nhắc đến nói với cái tên Vương Mẫu liễu, hay còn gọi là “dạhô”, giống như một vật mang hình người mà chỉ có gốc của nó giống hìnhngười, và rất hiếm gặp, đào hàng ngàn, hàng vạn gốc cây may ra mới gặpđược một cây thương lục. Trung Quốc thời cổ đại, tất cả những loài thựcvật có phần gốc giống hình người đều rất được con người tôn sung, nhưcác loài nhân sâm, phục linh, hoàng thị… hoặc người ta cho rằng, nó cóthể làm cho con người trường sinh, hoặc có phép thần thông quảng đại.Cây thương lục là một loài cây như thế.

Nhưng nói thần ChươngLiễu là vật được đẽo từ thân cây liễu cũng không phải hoàn toàn không có căn cứ. Triệu Sĩ Lân, người đời Minh có nhắc đến “trung châu” trongKiến chỉ biên, nói rằng thân cây liễu mọc ra phần nhọn gỗ, hình dáng hệt như hình người. Có thể nói đây chính là một thần Chương Liễu do thiênnhiên tạo ra. Trên thân cây liễu lại mọc ra phần nhọt gỗ giống hệt hìnhngười, nếu người thường nhìn thấy chắc sẽ không khỏi nổi da gà, nhưngnhững người có con mắt tinh đời sẽ nghĩ ngay đến việc mang về đẽo thànhmột thần Chương Liễu. Chàng thư sinh Triệu Sĩ Lân lại nhớ đến một loạilinh vật khác được ghi chép trong sách cổ tên là “phong quỷ”. Có ngườinói “phong quỷ” ở đây là cái nhọt gỗ trên thân cây phong, cũng có ngườinói nói chính là một loài tầm gửi dống nhờ thân cây phong, nhưng đến đời Nam Triều bắt đầu được thần thánh hóa, trở thành một quỷ vật linhthiêng. Muộn nhất là đến đời Đường, mọi người dùng thiên bàn làm la bànbởi tin vào phép linh của gỗ phong. Chất liệu chủ yếu lại là gỗ táo, cho nên nó có một tên gọi khác nuawxlaf “phong thiên táo địa.” Không chỉvậy, Lưu Tuân trong Linh biểu dụ dị có ghi chép về công dụng của gỗphong như sau: “Các vị pháp sư lẫy gỗ phong khắc hình nhân thì chắc chắn linh nghiệm.” Điều này không khỏi làm người ta tò mò, có lẽ tiền thâncủa thần Chương Liễu xuất hiện từ thời nhà Đường. Hơn nữa cũng không thể nói đây là chứng cứ duy nhất, chúng ta có thể thấy trong Dậu dương tạptrở có đoạn kể về một đạo sĩ chuyên tân tu luyện, không dám một ngày trễ nải. Bỗng một hôm, vị đạo sĩ mơ thấy một cái cây lớn, trên cây độtnhiên mở ra môt cái động, rồi một thằng nhỏ chạy ra, khiến đạo sĩ giậtmình tỉnh giấc. Nếu đứa trẻ kia có thể báo trước nhưng đềm hung cát thìchẳng phải là tiền thân của thần Chương Liễu đó sao?

Nhưng mộtmiếng gỗ hình người, bất kể là nó giống một cách tự nhiên hay được giacông lại thì linh khí trời đất trong mảnh gỗ đó cũng là thứ hữu hạn.Giống như Vương Triệu Vân đã nói: “Bất tất sinh nhân hồn sảng, chỉ dĩthảo mộc hợp nhi vi chi.” Một miếng gỗ lại trở thành thần linh, dự báođược tương lai hay sao? Mục đích trục lợi của các vị pháp sư chế ra thần Chương Liễu đương nhiên không dễ dàng lật tẩy được.

Vương SĩTính, người nhà Minh đã từng viết trong Quảng chí dịch, sở dĩ từ mộtmiếng gỗ có thể đục đẽo thành hình người, lại có linh hồn như ngườithật, là bởi trước đây dưới gốc cây có chôn xác hai đứa trẻ nhà họ Liễuvà họ Chương, ngày tháng trôi qua, linh khí hai đứa trẻ nhập vào gốc cây mà thành thần Chương Liễu. Nhưng trong tác phẩm cũng có nhắc, chỉ dùnggỗ đó đẽo thành hình đứa trẻ thì không thể lập tức linh ứng, mà pháp sưphải dùng kim châm vào tai nó và luyện phép qua bốn mươi chín ngày thìđứa trẻ mới có thể nói chuyện được, lúc đó mới rút kim ra.

Đọcđến đây, có lẽ người ta thầm cảm thấy cái gọi là thần Chương Liễu nàyphảng phát mùi máu của người chết, chứ không đáng yêu lanh lợi như trong Dạ vũ thu đăng lục có nhắc đến.

Linh ca, Linh tỷ

Tronghồi mười lăm của Hải du ký có nói thần Chương Liễu cũng phân biệt giớitính nam nữ, được gọi với hai cái tên là Linh ca và Linh tỷ, cách luyệnra các Linh ca, Linh tỷ này là: “Lấy gỗ cây nhãn làm Linh ca, gỗ câyliễu làm Linh tỷ, dung thiên linh luyện bốn mươi chín ngày, nửa đêm đemchiên trên chảo dầu, nhốt hồn ma vào trong người gỗ, niệm chú một trămngày mới được một đôi Linh ca, Linh tỷ.”

Cách làm này dường nhưkhó khăn và đáng sợ hơn gấp vạn lần so với việc Mai Siêu Phong luyện cửu âm bạch cốt trảo. Hải du ký là một tiểu thuyết ma quái tiêu biểu. Đemhồn ma quỷ nhốt trong thân hình người gỗ là một cách liên tưởng khác hợp với tư duy của người Trung Quốc. Ngay cả những lão phu tử Nho gia chính thống khi giảng về đạo lễ tế cũng dạy các đệ tử rằng, chỉ cần con cháuhiếu thảo, thành tâm cầu khẩn thì sẽ khiến linh hồn của tổ tiên yên vịtrên tấm bài vị đó thôi. Đương nhiên, linh hồn của tổ tong không thểdùng làm chất liệu để luyện thần Chương Liễu được, nên phải mượn vonghồn của người khác, cách làm này cũng rất hợp với những thủ đoạn củathời đại cũ. Có thể dùng cách bắt, bỏ tiền ra thuê, lừa về… nhưng tươngtruyền cũng có những hồn ma tự nguyện nhập vào đó để tìm chỗ yên thân.

Thẩm Bình Sơn trong Trung Quốc thần minh khái luận có nhắc đến “huyền thuậtbiên” và “liễu nhân dự báo thuật”, được coi là biến thể của thần ChươngLiễu: “Thuật này được lưu truyền đã lâu, tương truyền chỉ cần hợp mệnh,thì những người am hiểu về đạo thuật đều biết thuật này. Khi luyện thuật này, trước tiên phải chọn được ngày lành, lấy một đoạn cành liễu mọc ởhướng đông, gần nguồn nước, đẽo thành một bức tượng, cao khoảng hai tấcsáu, ấn đủ bảy huyệt, tay trái giơ lên lấy khí dương, tay phải chỏ xuống lấy khí âm, mình mặc áo màu xanh lá, lại dùng cát đỏ viết lên tờ giấymàu vàng mấy dòng “tâm can tì thận phổi”, cuộn lại, gói vào trong bụng.Tiếp đến dùng máu mào gà bôi lên miệng, ghi giờ, ngày, tháng, năm,đợigiáp tử, khấn thân nhật, tế lễ trong một căn phòng yên tĩnh, dùng gàtrắng, cá khô, đầu thỏ, quả dưa làm đồ lễ. Hằng ngày, mỗi buổi sáng sớmniệm “nhị khí chú” trước, sau đó niệm “truy hông hiện hình chú” bốn mươi chín lần, trưa và tối cũng lặp lại y như thế. Luyện đến ngày thứ haimươi mốt thì lá cờ đỏ treo trên bàn thờ sẽ tự động phất lên, có nghĩa là hồn đã biến hình. Hai mươi lăm ngày sau thì thấy hiện hình, trong thờigian đó không được phép để chó mèo lại gần, người làm phép phải giữ mình chay tịnh, rồi đặt hình nhân vào trong lọ sứ, bọc vải đỏ, dùng que tregõ nhẹ, sẽ thấy bên trong có tiếng nói, có thể dự báo chi chúng tachuyện tương lai.

Mặc dù đã kể rất tỉ mỉ nhưng vẫn có những tìnhtiết khá mơ hồ. Viết tám chữ ngày, giờ, còn cả “truy hồn hiện hình chú”, đây rõ ràng pháp sư đã chọn được một hồn ma nào đó để luyện rồi, nhữnghồn ma này được chọn hay bị dụ dỗ bằng cách nào thì không ai biết LýTrần Thanh đời nhà Thanh có nhắc đến “nhĩ báo pháp” trong Tập dị tânsao, trong đó kể rất tỉ mỉ kinh nghiệm ông luyện thần Chương Liễu, trong đó phải kể đến chi tiết này, tuy cách luyện của ông không hoàn toàngiống cách chúng tôi vừa nhắc ở trên.

Theo những nguyên tắc củaviệc luyện pháp thuật, trước tiên phải chọn được hai người chết, mộtngười thông minh và một người hung dự bạo tàn, sau đó viết tên của họlên bài vị, dụ thần trông coi nhà cửa và ông Táo vào trong mật thất,niệm chú bay ngày bảy đêm, hồn ma của họ sẽ tự khắc đến. Ban đầu, bêntai ta sẽ thấy có âm thanh như tiếng ruồi bay, sau đó âm thanh lớn dầnnhư có một đàn ong đang bay đến. Tiếp đó hãy niệm “khai hầu chú” là cóthể nghe được tiếng nói của hồn ma. Bây giờ mới bắt đầu thỏa thuận, giao kèo với hồn ma, bắt chúng phải nghe theo sự sai khiến của mình, nhưngthời gian chỉ được hạn định trong vòng một năm. Lý Trần Thanh đã từngthử cách này một lần nhưng công cốc, không thấy bóng ma cũng không nghethấy có tiếng động nào. Sau đó, nhờ có sự trợ giúp của pháp sư Hoa Mỗmới dụ được một con ma tới, nhập vào người pháp sư họ Hoa nói chuyện với Trần Thanh, không ngờ con ma đó lại chính là người bạn đã mất của ông.Người bạn nghe xong lý do tại sao ông lại gọi chính mình về, liền tứcgiận mắng rằng: “Lúc sinh thời chúng ta đã có mối thâm giao, tại sao lại phải dùng yêu thuật để sỉ nhục ta như thế!” Lần thử nghiệm thứ ba, LýTrần Thanh định gọi hồn người hàng xóm, không ngờ mới luyện được chínngày thì ông đổ bệnh hai tháng. Người ta đồn rằng sau đó ông cũng gọiđược hồn về, nhưng chỉ gặp trong mơ có một lần, không được coi là chínhthức. Xem ra, cả ba lần thử nghiệm của ông đều thất bại. Thế nên cuốicùng tác giả đi đến kết luận, “đời này không ngộ được đạo ấy, nay đốtsách đoạn tuyệt”, dường như đã có chút giác ngộ, nhưng khi đọc lại những ghi chép của ông, mới thấy thực ra ông vẫn chưa tỉnh hẳn cơn mơ.

Nhưng tôi cảm thấy, đây đều là những pháp thuật mà các thầy phù thủy có thểcông khai với người đời, tuy có đôi chút tà giáo, nhưng trên dương thếthường không có quy định nghiêm cấm chiêu hồn người đã khuất, cho dù cóbị người ta nghe thấy cũng không sao. Còn về phép thần Chương Liễu mà họ thực sự đã dùng thì đương nhiên sẽ không để người khác biết. Tác giảcuốn Hồng lâu bình mộng có một quyển bút ký mang tên Minh trai tiểuthức, trong đó chương mười hai kể về câu chuyện “quỷ tiên”, mà “quỷtiên” ở đây chính là thần Chương Liễu. Tiểu thư đồng của Phan ThànhChương nhặt được một cậu bé người gỗ dài hai tấc, mắt mũi, chân tay đềuđủ cả. Cậu ta tưởng đó là một món đồ chơi liền giấu nó vào trong bụng.Không ngờ một lát sau, cậu bé người gỗ bắt đầu bắt chuyện, “tiếng nóinhỏ nhẹ như tiếng gà con, nói về những việc vặt trong nhà sau này, thằng bé họ Chu, sinh ra ở Hoa Đình, ba tuổi ở Phú Dương, nay hóa thành quỷtiên”.

“Sinh ra ở Hoa Đình, ba tuổi ở Phú Dương” là ý gì? TiềnVịnh, người đời Thanh, trong chương hai mươi tư, quyển Lữ viên tùngthoại tiết lộ một bí mật: “Ở vùng giữa Ngô – Việt hiện nay có các thầybói dạo, mỗi người đều dùng một hình nhân gỗ khắc tám chữ, dùng bùa chúnhốt linh hồn đứa trẻ vào hình nhân gỗ, được gọi là thần Chương Liễu.”Khoảng giữa Ngô Việt mà tác giả nói đến ở đây là vùn Phú Dương thuộcChiết Tây, ở đó có một dãy các gia đình chuyên chế tác tượng thần Chương Liễu.

Niệm thần chú âm phủ nhốt linh hồn đứa trẻ vào trong người gỗ, hóa ra thần Chương Liễu là dùng linh hồn trẻ nhỏ tạo nên! Quỷ tiênđó vốn là người Hoa Đinh, lúc ba tuổi bị pháp sư yểm bùa bắt mất hồn,mang đến Phú Dương, có lẽ là định luyện quỷ tiên ở đây. Đương nhiên thần Chương Liễu có khả năng tiên đoán sự việc, khi rơi vào tay bọn pháp sưma tà thì chúng không đơn thuần là một món đồ chơi nữa, mà bọn chúngdùng những sinh linh bé bỏng để kiếm tiền.

Đỗ Tiên

Tươngtự như thần Chương Liễu, Linh ca, Linh tỷ còn có một loại quỷ tiênchuyên chui vào bụng người, đó là Đỗ Tiên. Viên Mai trong chương mườibốn cuốn Tử bất ngữ có kể về chuyện ma quỷ chui vào bụng người, và xếpcả ba thứ quỷ vật này vào cùng một loại. Vợ của Tiêu cử nhân là Kim Thịmời một tên thầy bói mù đến nhà, tên thầy bói này kể những việc trongquá khứ của Kim Thị chính xác không sai một li, khiến Kim Thị vô cùngkhâm phục, liền tặng cho rất nhiều vàng bạc và cung tiễn ra tận cửa.Nhưng đến nửa đêm thì trong nhà có vật tác quái. Trong bụng Kim Thị độtnhiên phát ra tiếng người: “Sư phụ tôi đã đi rồi, tôi đành sống nhờtrong bụng phu nhân vài ngày vậy.” Kim Thị hoài nghi đó là thần ChươngLiễu, liền hỏi: “Ngươi có phải là Linh ca không?” Người đó đáp: “Tôikhông phải Linh ca hay Linh tỷ gì hết, sư phụ lệnh cho tôi phải chui vào bụng phu nhân để tác quái, lừa lấy tiền bạc.” Vừa dứt lời, Kim Thị liền cảm thấy đau bụng dữ dội.

Tiêu phu nhân hằng ngày nhàn rỗi không có việc gì làm, lại đi mời thầy bói về bói toán, đúng là tự chuốc vạvào thân. Nói về tên quỷ quái trong bụng bà ta, tuy không phải là hìnhnhân bằng gỗ, nhưng cũng có thể gọi là thần Chương Liễu hoặc Linh ca,Linh tỷ. Trung Hoa toàn quốc phong tục chí có đoạn viết rằng: “Nghiệpthử giả tự vị hữu chương liễu thần, năng giới thiệu dĩ tử chi hồ dữ sinh nhân tiếp đàm, hầu gian tác thanh tức tức, văn giả bất minh, tất tu kỳvi chi phiên dịch, phương năng minh liễu, vị chi “quản linh ca”.” Ở đây“quản” lẽ ra phải là “quan” trong “quan đỗ tiên” hay “quan vong” của càthầy phù thủy dân gian, cách gọi tắt của việc mời hồn người chết về nóichuyện, còn tiếng kêu trong bụng kia thực ra chỉ là “phức ngữ thuật”(tiếng nói riêng của bụng), là những Linh ca, Linh Tỷ ở trong bụng, tứcĐỗ Tiên đang nói chuyện, Quan Đỗ Tiên là quỷ vật phổ biến của các thầyphù thủy dân gian vùng Chiết Giang, không biết nó bắt nguồn từ đâu,nhưng ít nhất đã tồn tại từ cuối đời Minh cho đến cuối đời Thanh. Mộngxưởng tạp trứ cho rằng Đỗ Tiên chỉ là một sinh linh, chuyên thông báonơi ở của vong linh cho người thân của người đã khuất, tuy cũng nhằm mục đích kiếm tiền nhưng không có ác ý. Ngoài ra còn có một câu chuyện đươc lưu truyền trong dân gian thế này: “Có một lão bà thường ngày thờ ĐỗTiên, dựa vào nó để kiếm tiền sinh sống. Sau khi lão bà chết, Đỗ Tiênkhông nơi nương tựa, thỉnh thoảng lại hiện hình, lấy tên là Vương TúAnh, trang điểm lộng lẫy, dáng vẻ yêu kiều, một năm sau bỗng nhiên biếnmất. Có thể thấy Đỗ Tiên thực ra cũng là một linh hồn, về bản chất chẳng có gì khác với thần Chương Liễu.

Đổng Ca

Các bà phù thủyvùng Từ Khê cũng nhờ vào Đỗ Tiên để kiếm tiền, đương nhiên là vì mụcđích trục lợi, nhưng nếu vì thế mà mang tội giết người thì quả là việclàm dại dột. Vì thế nói một cách công khai, sở dĩ những hồn ma chui vàobụng người, chấp nhận chịu sự sai khiến của các pháp sư là bởi khi cònsống chúng nợ tiền họ. Hữu đài tiên quán bút ký có viết:

Tụctruyền rằng, vùng Từ Khê có thứ tên là Đỗ Tiên, tương truyền là quỷ nợ,lúc sinh thời vay tiền của người ta mà không trả được, nên đành chui vào bụng người đó, dùng sức mạnh ma quỷ của mình để gọi hồn người chết trởvề, vì thế người kia buộc phải trả thù lao, món nợ coi như xí xóa. Trảđược nợ rồi, con ma tự khắc sẽ rời đi. Có khi chỉ có một con ma chui vào bụng, cũng có khi nhiều con ma cùng chui vào một lúc. Ban đầu, khi mớibị ma nhập, người đó sẽ ngã bệnh, ăn vào đều nôn ra. Người Từ Khê cực kỳ tin vào điều này.

Rốt cuộc cách trả nợ này khiến chủ nợ biếnthành thầy phù thủy hay thần phù thủy cố tình đòi nợ, ép người thiếu nợphải bán mình làm Đỗ Tiên, với trí lực người phàm như chúng ta quả thựckhó lòng mà biết được, bởi vì ai cũng biết rằng, trên đời này, nhữngngười làm từ thiện mà trong bụng không có quỷ quả thật không nhiều.

Thẩm Đức Phù trong chương hai mươi tám, quyển Vạn lịch dã hoạch biên có câuchuyện Tam hiếu kiêm tác quỷ, kể về việc hồi nhỏ, khi ông ở Vô Tích, cóthầy pháp sư họ Tôn đến hỏi thăm, người này luyện quỷ làm tay sai chomình, con quỷ đó kể về những chuyện trong quá khứ như đang diễn ra trước mắt, hỏi những việc sau này cũng trả lời thông suốt, không những thế nó còn có tài thơ phú, quả là bậc kỳ tài. Trong lúc trò chuyện mới biếtcon quỷ này không chỉ là thành phần tri thức, mà còn từng đoạt giảinguyên, ít nhất cũng là một trạng nguyên đứng đầu một tỉnh. Hỏi anh tatại sao lại không siêu sinh, cam phận làm trâu ngựa cho tên pháp sư đó,anh ta liền đáp rằng: “Vì lúc sinh thời nợ tiền của người ta, nên giờphải trả đủ mới siêu sinh được.”

Những câu chuyện như trên đãcách chúng ta cả nghìn năm lịch sử, tài liệu sớm nhất mà tôi tìm được là câu chuyện trong Bắc mộng tỏa ngôn của Tôn Quang Hiến. Hồn ma trong câu chuyện là một nhân vật danh tiếng lừng lẫy, đó là Điền Bố, giữ chứcNguy bác tiết lộ sứ dưới thời Đường Mục Tông, còn người sai khiến ông ta là bà bói già. Hỏi rằng: “Ngài chết oanh liệt, hà cớ gì phải hạ mìnhchịu sự sai khiến của một mụ đàn bà?” Vong hồn Điền Bố buồn bã đáp: “Tôi đây mang nợ người ta tám trăm nghìn quan tiền, nên đành phải nhẫn nhụclàm tay sai để trả nợ cho đến khi hết nợ mới thôi.” Mụ thầy bói kia kiếm tám trăm nghìn quan tiền dễ như trở bàn tay, vì thế có lẽ chuyện ma quỷ chịu sai khiến để trả nợ là chuyện rất khó tin, ngay cả thân phận ĐiềnBố kia cũng chưa chắc đã là có thật.

Trong Tục di kiên chí cũngcó đoạn như sau: “Sau Nam Độ (chỉ kinh đô thời nhà Kim, do bị Mông Cổ uy hiếp phải dời đo đến Biện Lương), kinh sư xuất hiện một “Mãn sư” vớimột “thần đồng”, tương truyền đứa trẻ xuất thân dòng dõi quý tộc, họ ABất Hãn Thị. Lên tám tuổi, nước Kim rơi vào loạn lạc, buộc phải rờikinh, đứa bé bị người ngựa giẫm chết. Vì khi sống còn nợ tiền Mãn sưchưa trả, nên khi chết phải trả nợ. Đứa trẻ có thể nói chuyện với ngườidương, hỏi chuyện gì cũng trả lời vanh vách.

“Mãn sư”ở đây chỉcác pháp sư Sa Mãn của Sa Mãn giáo, tộc người Nữ Chân. Đồng ca ở đây làvong hồn của một đứa trẻ, hơn nữa, đứa trẻ này chết do bị người ngựagiày xéo khi người Kim rút khỏi kinh đô cũ, vậy thì vị pháp sư kia không phải chịu trách nhiệm về cái chết của nó. Nhưng bất kể là đứa trẻ chếtnhư thế nào thì vị pháp sư kia cũng không nên dùng linh hồn của nó làmnô lệ phục dịch cho mình, vì thế, cái cớ “trả nợ lúc sống” có thể coi là lý do hợp lý nhất.

Nhưng kiến người ta khó lý giải nhất là đứatrẻ xuất thân quyền quý, Điền Bố là một tiết độ sứ đại tướng quân, anhthư sinh kia từng thi đỗ trạng nguyên, trong nhà có lẽ chẳng thiếu tiềnbạc, lẽ nào lại để thiếu nợ người ta không trả được, món nợ từ kiếptrước không thể để đến kiếp sau, khi được đầu thai làm người lần nữahoàn trả sao? Lẽ nào nhất định phải bắt người ta bán linh hồn làm taysai cho đám phù thủy mới trả hết nợ? Trong các câu chuyện của MephistoPheies và Faust, nếu ma quỷ muốn sai kiến linh hồn người sống, đều phảiký kết thỏa thuận hoặc khế ước, như vậy ít nhất vong hồn nào đen đủi bịma quỷ sai khiến cũng có được đôi chút quyền lựa chọn, hoặc cũng có thểgọi là quyền “tri tình”, còn các vị pháp sư Trung Quốc thì hoàn toàn làphong các Hoàng Thế Nhân, không hiểu thế nào là “thương mại”, thế nào là “thiếu nợ”.

Từ Huyền, người đời Nam Đường có ghi chép trong Kêthần lục câu chuyện “thần thần”, cũng thuộc một lại Linh ca, Linh tỷ.Hồn ma này lúc sinh thời cũng là con nhà quyền quý, nhưng vì lúc sốngthiếu nợ người ta mấy trăm nghìn đồng, nên sau khi chết đi phải làm“thần thần” chịu sự sai khiến của chủ nợ. Nhưng khác với các Linh ca kểtrên, chủ nợ của “thần thần” không phải là những pháp sư chuyên nghiệp,mà chỉ là những quan quân nhỏ. Còn một điều đáng chú ý nữa, hồn ma nàybắt buộc phải làm “thần thần” trả nợ bởi đây là phán quyết của địa phủ,có căn cứ và cơ sở pháp lý! Thực ra, nguyên nhân của nó cũng rất đơngiản, các vị pháp sư đều có thể tạo ra những khoản nợ giả, vậy thì mộtphán quyết giả của địa phủ đối với họ cũng chẳng có gì khó khăn cả, họcó biến ra cả một địa phủ giả cùng là chuyện bình thường.

Thần Độc Lâu

Năm Nguyên Thuận thứ ba, tức năm 1343, tại một địa phương thuộc tỉnh ThiểnTây, Trung Quốc (nay thuộc khu tự trị Nội Mông) xảy ra một vụ án kỳ lạlàm kinh động một thời. Bởi nhân vật chính trong vụ án và nguyên cáo lànhững hồn ma không rõ mặt. Sự việc đã được đưa lên tới cấp lãnh đạo tỉnh Trung Thư và cấp trung ương nên được gọi là “Trung Thư quỷ án”. Tìnhtiết vụ án đại để như sau: Có một thầy phù thủy tên là Vương Vạn Lý sáthại một tiểu đồng bằng tà thuật, lấy linh hồn đứa trẻ rồi xui khiến linh hồn làm điều ác. Cuối cùng, linh hồn đứa trẻ đã hiển linh và vạch trầntội giết người của Vương Vạn Lý. Tình tiết vụ án đơn giản, trong đó cónhiều điều kỳ ảo, chúng tôi sẽ phân tích ở một văn bản khác mang tênTrung Thư quỷ án. Ở đây chỉ nói đến tà thuật này là do một kẻ tà đạo họLưu truyền cho. Để thực hiện bí quyết này đầu tiên phải xem quẻ, tínhtoán đâu ra đấy, rồi chọn những bé trai và bé gái thông minh, mê hoặc nó bằng cách yểm bùa và niệm thần chú. Sau đó cắt mũi, môi, lưỡi, tai, mắt của chúng, niệm thần chú để lấy hoạt khí. Tiếp đó cắt bụng, tim và ganmỗi loại một miếng nhỏ, phơi khô, băm nhỏ, sàng lấy bột mịn, gói lạibằng lụa ngũ sắc, rồi dùng giấy làm thành hình nộm, sau đó dùng cáchniệm thần chú sai khiến linh hồn đi tác quái người khác. Trong suốt quátrình cắt lấy bộ phận cơ thể của đứa trẻ, không được để cho nó ngừngthở. Tình tiết câu chuyện nghĩ mà rợn cả người.

Trước thời nhàNguyên là thời nhà Tống và nhà Kim. Thần tiên và ma quỷ lúc đó ngoài“Đồng ca” ra còn có “Độc Lâu” và “Minh Đồng”. Trong đó, “Minh Đồng” được tạo ra từ linh hồn người sống, cách tạo ra “Minh Đồng” cũng vô cùng tàn khốc.

“Thần Độc Lâu” xuất hiện trong quyển Hồ hải tân văn dikiên tục chí của tác giả Dật danh. Nội dung chủ yếu là những câu chuyệnthời Tống và thời Kim. “Thần Độc Lâu” xuất hiện vào thời Nam Tống, cùngvới “Đồng ca” tuy ranh giới phân chia hai miền Nam, Bắc nhưng hầu nhưxuất hiện cùng thời. Vào những năm Nam Tống Lý Tông Gia Hy, ở một làn nọ có một cháu nhỏ chừng mười tuổi bỗng nhiên mất tích. Người ta tìm khắpnơi nhưng đều bặt vô âm tím. Hôm ấy, trong khi người làng đang bủa đitìm cháu nhỏ thì trời bỗng mưa như trút nước, họ bèn tránh mua ở máihiên một nhà gần đó. Bỗng nhiên nghe thấy tiếng cháu nhỏ la hét, gọi tên ông nội, nghe đến kinh hoàng. Đến khi xác định chính xác đó là tiếngcháu nhỏ, họ liền đi trình báo. Sauk hi quan quân lục soát, cuối cùng đã tìm thấy đứa trẻ được giấu ở một cái hòm của gia đình ấy trong trạngthái quắt queo, dường như không còn nguyên vẹn hình người và chỉ cònthoi thóp thở. Khi được đưa đến cửa quan, đứa trẻ vẫn cố gắng kể đầuđuôi sự việc. Khi mới bị bắt, đứa trẻ được dỗ dành ngon ngọt, được ănmột bữa no. Sau đó bị bỏ đói. Hằng ngày, thầy phù thủy dùng giấm đổ lênmình nó từ đầu đến chân và bị đóng đinh vào các khớp tay chân. Hành động hết sức dã man.

Đứa trẻ kể xong thì tắt thở, thế là tên phù thủy không thể chối tội, cả nhà y đã phải đền tội. Cuối cùng tác giả đã phán rằng:

Những người phán đoán về vận may rủi ngày nay đều dùng phép thuật bắt trẻ con như thế. Đợi đến khi đứa trẻ qua đời, nhặt lấy xương khô, nhập hồnphách vào để cô hồn báo mộng. Cô hồn đó gọi là thần Độc Lâu.

Cáitên “thần Độc Lâu” khiến người ta phải khiếp sợ. Hơn nữa, cách tạo ra vị thần này hết sức tàn nhẫn. Người ta nghi ngờ rằng, hai chữ “độc lâu” là thể biến âm của từ “chương liễu”. Bởi vì, vật này tuy đáng sợ nhưngkhông có quan hệ gì với “độc lâu”, do đó, “thần Độc Lâu” là do đọc nhầmtừ một cái tên khác. Thực ra không phải như vậy, những bản lĩnh của“thần Độc Lâu” như người ta nói đều có căn cứ. Trong quyển Những chuyệnkhôi hài về Độc Lâu đã từng dẫn lời của Thích Tán Ninh trong bài ĐôngPha tiên sinh vật loại tương cảm chí, “độc lâu”được xuyên qua thân bằngcỏ bồng, hoặc bị trát bùn, đầu để trần cũng có khả năng dự báo điềm lành dữ, cát hung, đó chính là “thần Độc Lâu”, tà thuật này chưa hoàn toànthất truyền. Từ đó về sau, cho đến tận đời nhà Thanh, có trường hợpngười ta dùng xương người chết để tạo ra “thần Chương Liễu” là như vậy.

Ngoài ra, thời Nam Tống còn có một loại thần tên gọi “Minh Đồng”, cách tạo ra vị thần này cũng khá tàn nhẫn. Hơn nữa lại dùng thai nhi trực tiếp từtrong bụng mẹ. Như vậy là lại cướp thêm một sinh mạng nữa. Trong quyểnhạ, cuốn Quý tân tạp thức của Chu Mật có ghi lại câu chuyện ở vùng AnCát, huyện Chiết Tây như sau:

Ở một làng nọ thuộc huyện An Cát,có một người phụ nữ đang mang thai. Hằng ngày đưa cơm cho chồng đi làmđồng, lần nào cũng đi men theo lối cạnh miếu. Thế rồi có một người hànhnghề bói toán ở trước miếu nhìn thấy bèn theo dõi. Một hôm, nhân lúcngười phụ nữ này đi qua, y bèn mời chào mà rằng: “Nay tôi làm cơm, mờinhà chị đến ăn cùng.” Người phụ nữ đồng ý, hai người cùng đi vào chỗvắng trong miếu. Lúc đó, y cười và nói: “Bụng chị to lắm, nhất định làsong thai.” Người phụ nữ hỏi lại rằng: “Cớ sao ông biết?” Y nói: “Chịthè lưỡi ra, ta xem, có thể đoán biết thai nhi là trai hay gái.” Ngườiphụ nữ bèn thè lưỡi ra, để cho lão thầy bói dùng dây ngoắc lấy. Thế làngười phụ nữ cả tin kia không sao mà kêu lên được. Y bèn mổ bụng chị tara, mấu lên tế thần, sau đó nướng đứa trẻ lên làm nến, tạo ra thần dựbáo Minh Đồng.

“Minh Đồng” ở đây không phải là hồn ma làm từ gỗ,mà là làm bằng sáp thai nhi. Linh hồn vốn ngụ trọng đó, có thể không cần dùng thủ tục “luyện” mà vẫn thành, nhưng sự tàn nhẫn của nó có thể còncao hơn.

Những câu chuyện cắt thân thể người sống như vậy đều dothầy phù thủy đóng vai trò chính, những câu chuyện truyền tụng trong dân gian như tà thuật dụ dỗ trẻ con, làm chúng hôn mê rồi cắt những bộ phận trên cơ thể xưa nay vẫn xảy ra. Nói một cách công bằng, những câuchuyện này cũng gần như những lời đồn đại ở phố xá, chưa chắc đã hoàntoàn đúng. Trong quá trình truyền miệng không tránh khỏi có nhiều yếu tố được phóng đại lên, nhưng cũng không thể nói là không có thực. Bất luận là sự việc có hay không, thực hay hư, vấn đề ở chỗ, khi người ta có thể tưởng tượng ra phép thuật như vậy thì đều phải có trạng thái tâm lýsiêu phàm.

Câu chuyện về “Minh Đồng” xảy ra thời Nam Tống đượcnhiều người biết đến. Trong quyển hai của bộ sách Mật trai tùy bút do Tạ Thái Bá, người cùng thời viết dường như cũng bàn về nguồn gốc của MinhĐông và cho rằng đó chính là “thần quân” mà Hán Vũ Đế tôn thờ. Thực ra,chức năng chủ yếu của các vị thần đại loại như “Minh Đông – Chương Liễu” là dự báo. Nhưng thần quân thì không chỉ có vậy. Điều này đã được giớithiệu một cách tỉ mỉ trong quyển Phong thiền thư – Sử ký. Tuy nhiên, cội nguồn của thần Chương Liễu quả là rất xa xăm, không dừng lại ở đời nhàTống, nhà Kim. Mà cũng không dừng lại ở đời Tây Han. Nếu suy diễn ra, có lẽ bắt đầu từ thuật phù thủy nguyên thủy.

Thần Nhĩ Báo

Trong các loại thần tiên, ma quỷ, còn có một cái tên được người ta biết đến,gọi là “thần Nhĩ Báo’. Trong phần nói về “thần Chương Liễu”, quyển hạ,cuốn Huy trần tân đàm của tác giả Vương Triệu Vân có viết: “Thuật nhĩbáo là đa đoan, cũng giống như thần Chương Liễu mà người đời truyềntụng.” Quyển bốn, sách Quảng chí dịch của tác giả Vương Sĩ Tính có viết: “Ở Phụng Tân có vị thần Chương Liễu, tên tục là Nhĩ Báo.” Sách Kinh lâm tục ký của tác giả Chu Nguyên Vĩ lại gọi liền là “Nhĩ Báo – Chương Liễu thần”. Sách Tập dị tân sa của Lý Chấn Thanh nói rằng, việc luyện thầnChương Liễu được gọi là “Nhĩ Báo pháp”. Có thể thấy thần Chương Liễu làmột loại của thần Nhĩ Báo, có điều là người ta dùng tên gọi này thì cóthể nhấn mạnh chức năng do thám và truyền tin.

Danh từ “thần NhĩBáo” thường gặp trong tiểu thuyết thời Minh – Thanh. Hồi thứ tám mươihai của Tây du ký có viết: “Tôn Ngộ Không biến hóa khôn lường, phía sautai giống như hình Nhĩ Báo, nhưng khi nói duy chỉ có Tam Tạng nghethấy.” Nhĩ Báo này chính là thần Nhĩ Báo, bời vì thần này đã đặt lời nói thầm bên tai chủ nhân, khiến cho người khác không nhìn thấy, cũng không nghe thấy.

Hồi thứ bốn mươi bảy trong Hồng Lâu Mộng có đoạn ghilại lời Giả Thái Quân như sau: “Không biết là đến đề làm thần Nhĩ Báo,cũng không biết là đến để làm thám tử, thật là bí hiểm.” Trong hồi bảymươi mốt, Phượng tiểu thư nói: “Đây lại là thần Nhĩ Báo của ai, mà saonhanh thế?” “thần Nhĩ Báo” ở đây là một sự ví von. Nói theo kiểu hiệnnay nghĩa là một thứ cực kỳ tinh quái trong việc dò la những điều riêngtư của người khác. Không những thế, nó còn có khả năng xuất quỷ nhậpthần, truyền tin dò la được cho người khác, bởi vì đó là một vị thần.Nhưng trong dân gian, người này đương nhiên chưa đủ tư cách làm mật thám quan phủ, nên chỉ có thể truyền những tin giữa những người hàng xóm với nhau, đưa chuyện thị phi mà thôi. Trên thực tế,mấy chục năm trước, danh từ “thần Nhĩ Báo” này còn xuất hiện trong ngôn ngữ thường nhật củangười dân. Từ khi xuất hiện những danh từ như “đặc vụ”, “mật thám”,chúng mới thay thế cho danh từ “thần Nhĩ Báo”.

Lịch sử của thầnNhĩ Báo còn sớm hơn nhiều so với thần Chương Liễu, hơn nữa cũng khônggiống những trò tiểu xảo chỉ dùng để gọi hồn hay lừa gạt tiền tài nhưthần Chương Liễu. Thần Nhĩ Báo đã từng có một thời huy hoàng tham dự vào chính sự. Vì vậy, dù thế nào cũng không thể để nó bị mai một.

Phù thủy lợi dụng ma quỷ, thần tiên để gieo quẻ dự báo cho khách, đó cũngchính là một ngón kiếm tiền. Ngón này nếu gặp các bậc quý nhân hay vuachúa thì sẽ ra sao? Một khi đã vào tay những kẻ đáng mặt anh hào, sẽ trở thành một thứ trong kho vũ khí để mùa đông đám lính sử dụng, tiện taygiết người, từ đó trở thành trợ thủ đắc lực cho những kẻ đáng mặt anhhào xưng hùng xưng bá. Chức năng chủ yếu của thần Chương Liễu là “báotin”. Nếu các bậc vua chúa nuôi một đội thần Nhĩ Báo, phối hợp với độiđặc vụ thì phải nói rằng nhất cử nhất động của quan lại cho tới muôndân, ngay cả những ý nghĩ vừa lóe lên trong đầu cũng không lọt khỏi tầmgiám sát của thần Nhĩ Báo.

Thực ra, ý tưởng này, các bậc vua chúa sáng tôi hiền ngày xưa đâu thể không nghĩ tới. Thư tịch cổ của ngườiTrung Quốc cũng có ghi chép trong mục Sở ngữ của quyển Quốc ngữ. Sở Linh Vương – một vị hôn quân tàn bạo khi từ chối lời can gián của các bềtôi: “Trong tay đã có các linh hồn, mọi can gián ta đều nghe thấy hết.”

Thời Tam Quốc, có một người nước Ngô tên là Vi Thiện Chú nói rằng: “Trung,thân, dã, yểu tử viết thương. Thương cung, thương chi cư dã. Chấp, vị bả kỳ lục tịch, chế phục kỳ thân, tri kỳ cư xử, nhược kim thế vân năng sửthương dã.” Đại ý của câu này là nắm giữ các hồn ma người chết yển thìcó thể khống chế được chúng, dùng chúng để giám sát mọi ngôn hành cử chỉ của quan lại. Những bề tôi trong lòng có ý kiến gì không thống thiếtphải viết thành văn bản nhưng cũng bị vua Sở phát hiện. Đó chính làthuật “sử thương” thời Hán – Ngụy.

Đương nhiên, người có thểkhống chế được linh hồn ma quỷ phải là các thầy phù thủy chuyên nghiệp.Một học giả đời Thanh tên là Huệ Sỹ Kỳ đã soạn quyển Lễ thuyết, trongđó, đối với việc từ chối lời can gián của Sở Linh Vương, ông cho rằng đó chính là tận dụng thuật giáng thần của phù thủy. Huệ Sỹ Kỳ nói rằng:“Sử thương do hạ thương, sở vị vu giáng chi lễ cái như thử.” “Hạ thương” chính là thương thần giáng thế, mà “vu giáng” chính là thần giáng thếđã bám sát vào thân thể của phù thủy. Phần Thần Chương Liễu trong quyểnnăm, sách Hà ngoại quận tiết ghi lại những điều càng rùng rợn hơn: “Quỷtrung chính là quỷ thân. Thương cung chính là linh hồn trẻ nhỏ. Đó chính là thần Chương Liễu và thần Nhĩ Báo ngày nay.

Huệ Sỹ Kỳ trongquyển Lễ thuyết đã đưa ra một cách lý giải quan trọng là, các kế sáchtrị dân của tầng lớp thống trị ngày xưa thường sử dụng nhiều thuật phùthủy. Cuối thời Tây Hán, một vị đại thần Nho học tên là Sư Đan kiến nghị rằng, hãy để phù thủy trợ giúp việc đại sự quốc gia. Cách lý giải nàycủa Huệ Sỹ Kỳ không phải là lập dị. Giai caaos thống trị thời xa xưa sởdĩ có thể giành được ngôi vị cao như vậy phần lớn là vì họ có thể thựchiện một cách hữu hiệu thuật phù thủy. Xã hội tiến bộ đã dần dần làm mờđi vai trò của các thầy phù thủy trong việc trợ giúp giai cấp thống trị, nhưng thuật phù thủy chưa từng biến mất trong kế sách thống trị. Điềuđó có nghĩa là đến thời Tây Hán đọc tôn Nho thuật, nền chính trị Nho gia trong suốt quá trình phát triển của nó đều liên quan đến phương thuật,thận chí bản thân các Nho sinh cũng trở thành kẻ sỹ phương thuật. Theocách lý giải này, thuật “sử thương” của Sở Linh Vương cũng chưa hẳn doSở Linh Vương sáng tạo ra, có khả năng từ trước đó đã là một trong những quốc sách được sử dụng ở miếu đường.

Thời Xuân Thu, nước Sở bịcác nước chư hầu vùng Trung Nguyên coi là man di, điều này các nước chưhầu không nhắc tới. Có thể chính các nước chư hầu đã phát minh ra phépthuật này, cũng có thể xuất phát từ tác phẩm Quốc ngữ, nhưng trong thiên Chu ngữ thượng đã ghi lại câu chuyện về Chu Lệ Vương như sau: Lệ Vươngbạo ngược, khắp nơi dân chúng đều ca thán. Vì vậy, Thiệu công tâu lênnhà vua rằng: “Dân chúng không chịu nổi nền chính sự hà khắc.” Lệ Vươngtức giận cho mời phù thủy nước Vệ giám sát dân chúng xem kẻ nào hé miệng kêu ca thì trình lên Lệ Vương và hạ lệnh chém đầu. Ai nấy không dám hérăng, gặp nhau trên đường chỉ dám đưa mắt nhìn nhau. Lệ Vương mừng lắm,bèn nói với Thiệu công rằng: “Ta đã ngăn chặn được dân chúng rồi đấy,không kẻ nào dám kêu ca nữa.”

Độc giả ai cũng quen với câu chuyện lịch sử này nhưng chưa chắc đã chú ý đến nhân vật phù thủy nước Vệ. ViThiệu Chú cho rằng: “Phù thủy nước Vệ là người chuyên trong coi, giámsát của nước Vệ. Nhờ có vị phù thủy này mà Lệ Vương biết được những aiphàn nàn về chính sự.” Chu Lệ Vương mời phù thủy nước Vệ đến gián sát dư luận, đương nhiên thầy phù thủy nước Vệ đã sử dụng thuật phù thủy. Cáigọi là “Hữu báng tất tri” (Có ai báng nhạo đều biết hết) chính là vìtrong tây đã có thần Nhĩ Báo, sử dụng phép thuật “Hữu chấp quỷ trung, tả chấp thương cung”. Vị phù thủy này chưa chắc là người nước Vệ, rất cóthể là phù thủy được mời đến trợ giúp cho nước Vệ, sau đó được tiến cửlên thiên tử nhà Chu. Nước Vệ đương nhiên là nước thân cận với nhà Chuvà là một trong những nước chư hầu. Thời Chu Lệ Vương sớm hơn ba trămnăm so với thời Sở Linh Vương, chúng ta làm sao có thể chuyển “quyềnphát minh” ra “thương cung” cho nước Sở được?

“Nguyên liệu” tạora “sử thương” chính là tính mạng của những đứa trẻ. Đối với các chủ nôcỡ lớn và lãnh chúa phong kiến, những “nguyên liệu” này là rất tiện lợi. Họ không cần những tà thuật của hậu thế, mà chỉ cần chọn ra một số nôlệ tí hon, khi cần thì giết và phù phép là được. Do đó, chúng tôi chorằng, quyền phát minh ra “sử thương” có lữ thuộc về các nhân vật tầm cỡthuộc tầng lớp trên, về sau mới lưu truyền đến tay các phù thủy trongdân gian.

Để có thể xui khiến những linh hồn bé bỏng, ngây thơ,bắt chúng phục vụ cho mục đích của mình, giai cấp thống trị đã giày vòthể xác cũng như linh hồn của những đứa trẻ này, để bắt chúng thuận theo mình, đi làm những điều tàn ác. Tội ác này khiến cho người đời của muôn kiếp sau nguyền rủa.

Trung thư[1] quỷ án

[1] Trung Thư tỉnh: tên của cơ quan chính quyền thời phong kiến

Năm Nguyên Thuận thứ ba, tức năm 1343, tại một địa phương của tỉnh ThiểnTây – Trung Quốc, nay thuộc khu tự trị Nội Mông xảy ra một vụ án kỳ lạlàm kinh động một thời. Bởi nhân vật chính trong vụ án và nguyên cáo lànhững hồn ma không rõ mặt. Sự việc đã được đưa lên tới cấp lãnh đạo tỉnh Trung Thư và cấp trung ương nên được gọi là “Trung Thư quỷ án”. Tìnhtiết chủ yếu của vụ án này đã được ghi chép tường tận trong thiên Trungthư quỷ án, quyển mười ba, sách Nam thôn chuyết canh lục của tác giả Đào Tông Nghi, sống ở cuối thời nhà Nguyên – đầu nhà Minh. Lời tố tội củanhững linh hồn bị hại vô cùng bi thảm và thê lương. Thủ đoạn giết ngườicủa hung thủ vô cùng tàn nhẫn và ghê rợn, khiến độc giả không khỏi bị ám ảnh, rất lâu sau vẫn chưa thể giải tỏa được. Ngoài phần tư liệu do tácgiả Đào Tông Nghi trích dẫn, các bậc hàn lâm học sĩ đương thời thừa chỉLý Hảo Văn, lại dựa vào tình tiết vụ án, viết một thiên ký sự. Sau đó,một người nước Yên tên là Lương Tải lại viết lời tựa cho thiên ký sự ấy. Hai bài viết này đã trải qua nhiều lần xử lý về hình thức nghệ thuật,nhưng về sau người ta vẫn cảm thấy còn nhiều từ ngữ chưa được tinh tế,nên đành lược bỏ và viết lại một thiên có tên là Vương Bật truyện,truyện này còn lưu trong quyển hai của bộ sách Tống học sỹ văn tập. Sovới lời kể của Đào Tông Nghi thì đây vẫn là “bản tiểu thuyết” nguyên án. Cho nên về sau, Viên Mai đã chỉnh sửa đôi chút, đổi tên là Vương Bật,và chép vào quyển Tử bất ngữ, điều đó cũng là hợp lý. Ngoài ra, thiênChu nhi trong Liêu trai chí dị của tác giả Bồ Liêu Tiên cũng được sángtác dựa theo nguyên bản của Vương Bật truyện.

Một vụ “quỷ án”trong vòng bốn trăm năm đã được bốn, năm vị văn nhân cỡ lớn quan tâm,hơn nữa, góc nhìn của mỗi người không giống nhau. Vì thế, chúng tôi chorằng cần phải giới thiệu với công chúng.

Nguyên cáo của vụ án làcư dân một vùng nọ tên là Vương Bật. Dưới đây chúng tôi căn cứ vào những tư liệu mà Vương Bật trình báo lên chính quyền địa phương, được ghichép trong quyển Chuyết canh lục, xin giới thiệu khái quát tình tiết vụán như sau:

Sự việc xảy ra vào tháng Chín năm 1343, Vương Bậtsống ở phương Lễ Kính, phố Bát Trát. Hôm đó, Vương Bật đến quán Bình Dị, phường Nghĩa Lợi thì gặp một người làm nghề bói toán họ Vương từ phương xa đến. Người thầy bói này đang tạm cư ở đây và hành nghề gieo quẻ.Vương Bật thấy người thầy bói này lạ mặt nên lân la đến hỏi chuyện.Không biết vì sao hai người sinh ra cãi cọ, lát sau, hai bên dường nhưkhống chế được bản thân nên không đến mức giằng co quyết liệt, gây ra ẩu đả.

Chính vào đêm Hai mươi chín tháng này, Vương Bật ngủ cạnhcửa sổ, chốc chốc lại nghe thấy âm thanh lạ, giống như tiếng gió thổitrong hồ lô vậy. Tắc Bắc mùa thu đêm khuya thường hay nổi gió lớn, tiếng gió thổi trong hồ lô lẽ ra không đáng để người ta sợ hãi như vậy, nhưng Vương Bật lại có những dự cảm bất thường, trong lòng chắc mẩm âm thanhquái dị này chắc chắn kiên quan đến ma mãnh. Vậy là ông lập tức mời Lýpháp sư về làm phép “khiến tống” đuổi đi. Mới nghe tưởng như chuyện béxé ra to, nhưng thực tế không hẳn thế. Khi thầy pháp tới, trong khôngtrung bỗng vang lên tiếng nói: “Là một tên thầy bói sai tôi đến đây.”Nói xong liền bật khóc tức tưởi, luôn miệng kêu oan. Vương Bật liềnngẩng lên nói với người trong không trung: “Ngươi là ma hay là thần? Mau khai thật cho ta biết.” Tiếp theo liền nghe tiếng con ma trả lời: “Tôilà Nguyệt Lạp, con gái ruột của quan ở Phong Châu. Ngày Mười bảy thángChín tôi ra vườn đi dạo thì bị ông Vương giết chết, bắt làm tay sai củaông ta, hôm nay ông ta lệnh cho tôi đến đây tác quái.” Vương Bật liềnghi chép lại tất cả những gì ma nữ vừa nói, rồi đem đi kiện lên quanphủ. Quan phủ liền phái người đi bắt kẻ gian, đến nhà tên họ Vương lụcsoát, khám được một hình nhân gỗ tết tóc hai bên, trên đầu cắm bốn câykim, mặc trang phục nữ; tám hình nhân bằng giấy, trên người đều có mảnhlụa ngũ sắc, buộc cả chỉ ngũ sắc, một nắm đuôi tóc, một bình hồ lô buộcsợi thừng đỏ, bên trong đựng hai viên đá hổ bạch, bên ngoài buộc chỉ ngũ sắc, ngoài ra còn có một là bùa viết bằng Chu Sa.

Lúc này, chắcchắn tên Vương đã bị bắt giải lên quan, nhưng sự việc xảy ra đã cách đây một tháng, lúc đó quan phủ không định án, nên vụ án tiến triển khôngđược thuận lợi như Vương Bật dự liệu, tên Vương nhất quyết không chịuthừa nhận sự việc như Vương Bật tố cáo, những thứ thu được ở nhà hắnđương nhiên hắn cũng phủ nhận và cho rằng mình bị người khác sắp xếp, vu oan giáng họa. Hơn một tháng sau, Vương Bật lại cung cấp thêm tình tiết mới cho vụ án:

Ngày mùng Ba tháng Mười một, có một con ma hiệnvề kể với Vương Bật rằng: “Tôi là con trai thứ hai của ông chủ ở phươngNam, đường Phong Nguyên, tên là Ngoan Lữ, năm nay mười tám tuổi, bị tênVương và ba tên đồng bọn giết chết, rồi đổi tên thành Ngoan Đồng.”

Ngày Hai mươi hai, lại có một hồn ma khác tìm đến kể với Vương Bật: “Tôi làcon trai nhà Lý Thiếp, tên là Lý Diên Nô, còn gọi là Thưởng Hôi, bị lãotặc này giết hại, đổi tên thành Mãi Mại. Năm đó tôi mới mười bốn tuổi.”

Ba mạng người, ba vong hồn của ba đứa trẻ, tuy lúc này vẫn không có bất cứ chứng cứ thực tế nào, còn người làm chứng là Vương Bật cũng chỉ làngười nghe lại câu chuyện qua lời kể của ma quỷ, nhưng đây vẫn là một vụ án đáng được quan tâm. Quan phủ áp dụng tất cả biện pháp cực hình, cuối cùng cũng thu được lời khai của tên Vương như sau:

Vương Vạn Lý, năm nay năm mươi mốt tuổi, người tỉnh Giang Tây, từng học thuật âmdương với thầy pháp Chu ở Hàm Dương. Tháng Ba năm Thuận Nhị (khoảng năm1331 công nguyên đến năm 13 Chính Tam) đến phủ Hưng Nguyên, lại gặp mộtngười họ Lưu. Ông Lưu nói: “Ta có thể dùng phép thuật sai khiến, mê họclòng người, thu nạp ma quỷ, sai đi tác oai tác quái nhà người ta để kiếm tiền, nay giao cho người một con.” Nói rồi liền rút trong người ra mộtmiếng vải ngũ sắc, bên trong gói một nắm tóc, nói: “Tên quỷ này đã đượcđổi tên là Diên Nô. Muốn học tốt thuật này, cần phải kiếm được những đứa trẻ thông minh, lanh lợi, dùng lệnh bài và nước phép niệm chú, cắt sống mũi, môi, lưỡi, tai, mắt, lại niệm chú hút hết sinh khí, tiếp theo mổbụng, lấy hết nội tạng, cắt thành từng khúc phơi khô, xương cốt đemnghiên nát, bọc lại bằng vải ngũ sắc, rồi đem tóc của nó tết lại, dùnggiấy cắt thành hình người, mọi việc ho

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN