Tắt đèn kể chuyện ma
Chương 30: Bịt Mũi, Hút Hơi Và Các Cách Khác
[1]. Có nghĩa là: trên thế gian này tất cả mọi sự vật đều sẽ thay đổi, một khi ngừng thở, thì tất cả cũng sẽ kết thúc.
Cách đầu tiên là dùng bùn bịt mũi người ta lại. Truyện Hồ Lặc trong Quảng dị ký của Đới Phu đời Đường có viết: Hồ Lặc người Triều Thục, chết vào mùa đông năm Long An thứ ba. Ba ngày sau sống lại, kể rằng, bị người ta bắt đi, dùng đất đỏ bịt mũi, ấn chặt, rồi đưa ra ngoài thiên môn.
Đất đỏ chính là đất sét đỏ, rất dính, sau khi khô có độ kết dính rất cao.Hồi nhỏ, mỗi lần học giờ thủ công, tôi đã từng thấy mất mặt quá, nhưnglại không thể đập vỡ nó để giấu đi, như thế có thể tưởng tượng hiệu quảcủa việc dùng thứ này và bịt mũi người rồi đấy. Hơn nữa, sau khi bịt lại rồi còn dùng thêm quan ấn, rất giống cách đóng gói văn thư thời Hán,đừng nói là bản thân mình, ngay cả người khác, nếu không có quyền lựcnhất định cũng không thể mở phong bì. Hồ Lặc sau khi bị bịt mũi bằng đất sét liền đoạn hơi, lên trời có lẽ được bóc đất sét ra, nhưng hồn màtrong thời gian này không thể hít thở được. Thế là dẫn tới một vấn đềhết sức phiền phức, đó chính là vấn đề hít thở của hồn ma. Dẫn chứngtrong rất nhiều câu chuyện, ma không những có thể hít thở mà còn có thểthổi ra âm khí để hại người. Nhưng câu chuyện về Hồ Lặc có thể đưa ralàm ví dụ để phản chứng, linh hồn không cần không khí. Điều này cũng cócái lý của nó, đầu tiên là đoạn khí của người sống khiến người ta trởthành người chết, sau đó lại cắm thêm một ống thở vào cho hồn ma đã đoạn khí để nó trở thành ma sống, thế chẳng phải lằng nhằng mất thời gianhay sao! Vậy tại sao sau khi lên trời rồi lại phải gỡ đất sét ra? Tôinghĩ, dụng ý của thiên đình không phải vì muốn khôi phục lại quyền lợihít thở của anh ta, chỉ là muốn anh ta mở miệng nói khi ở trước côngđường, ngoài ra, có lẽ cũng tránh để thiên gia nhìn thấy cảnh người bịdính đất sét vào mũi khiến thiên gia không vui.
Long An là niênhiệu của Tấn An Đế (hoàng đế thời Đông Tấn), phương thức sử dụng trongcâu chuyện này quá lỗi thời, vì vậy sau này không thấy quan lại dưới âmgiới sử dụng nữa, nhưng lại bị đám quỷ lưu manh hoang dã dùng để trêuchọc những người đi đường dương khí không vượng nhưng lại phải đi gấpgáp trong đêm, có điều không cần dùng đất đỏ, vơ đại bùn hay cỏ dại cùng rác các loại nhét đại vào miệng, vào mũi, vào tai những kẻ xui xẻo kialà xong.
Còn một cách khác khiến người ta phải đoạn hơi nghe cóvẻ hợp lý hơn, chính là lũ quỷ tốt khi đi bắt hồn người sử dụng túi hútkhí, hoặc còn gọi là túi lấy khí, một loại chế phẩm bằng da, hình thứccủa nó được làm mô phỏng ống thổi lửa, một ống gió có thể mang theo bênmình. Thứ này khi đốt lửa rèn sắt thì dùng để thổi hơi, nhưng trước khithổi phải hít vào.
Trong truyện Dữu Quý Tùy trong Thuật dị ký của Lương Nhân Nhậm Phưởng có ghi chép một chuyện: “Quỷ tốt tay cầm ống dađi bắt người, hút khí của người đó, còn người đó ít ngày sau sẽ chết.”Người bị hút khí không nhìn thấy đám quỷ tốt này, vì vậy việc này rất mơ hồ, kỳ quái, và người bị hút khí cũng lặng lẽ mà chết, do đó khí bị hút chắc chắn là “dương khí” trong người người đó.
Trong Chi nặc cao trung ở quyển hai tập Tây dương tạp trở do Đoạn Thành Thức[2] viết, gọi ống da này là “túi hút khí”: “Giữa năm Nguyên Hòa, một nông dân ở Tràng An, trong nhà có người bệnh, bệnh tình ngày càng nặng, liền mời hòathượng tới đọc kinh, vợ con, người thân đều vây quanh giường bệnh. Mộtbuổi tối, mọi người dường như nhìn thấy một người nhập vào cơ thể, lạicho rằng kẻ trộm, hòa thượng và mọi người đều đứng dậy đuổi bắt. Ngườiđó trong lúc hốt hoảng, không còn đường nào để thoát, không đợi ai mờiliền nhảy xuống một chiếc giếng. Trong đám người đó, không biết kẻ vôđạo đức nào, nhưng nhất định không phải là đám hòa thượng tăng ni đại từ đại bi đã đưa ra một chủ ý hết sức vô nhân đạo, đó là nấu một nồi nướcPhật thật lớn rồi đổ xuống giếng cạn. Nhưng từ trong giếng không thấyphát ra tiếng kêu thê thảm như dự định, khi nhìn xuống giếng, không cótên trộm nào cả, trên mặt nước nóng chỉ nhìn thấy một cái túi nổi lềnhphềnh, chính là “túi hút khí” mà đám quỷ sai thường dùng.
[2]. Đoạn Thành Thức: tự là Kha Cổ, tiểu thuyết gia nổi tiếng thời Đường.
Cùng lúc ấy bỗng tiếng kêu thảm thiết vọng tới, cầu xin trả lại cái túi đó:“Ta sẽ đi bắt người của gia đình khác để thay cho người nhà các ngươi,xin hãy trả lại túi cho ta.” Người nhà đó liền trả lại cái túi, bệnhnhân cũng dần khỏi bệnh.” Gia đình nhà này vì muốn cứu người nhà mình mà không tiếc mạng sống của người khác, không nghĩ rằng đó chỉ là kế hoãnbinh tạm thời mà thôi, đại hạn dù sao cũng không thể tránh được. Điềunày chúng ta không quan tâm nữa, chỉ nói đến việc âm sai không có “túihút khí” thì không thể đi bắt hồn, lẽ nào không thể mang thêm một, haicái để dự bị hoặc tìm một tên quỷ khác mượn dùng hay sao?
Songcùng quyền nhưng trong truyện khác lại gọi là “túi tích khí”, từ “tích”này nghi ngờ là viết nhầm của từ “giật”[3], giật khí nghĩa là rút khí,còn tích khí dễ khiến người ta hiểu nhầm là túi hơi dùng khi cứu người.Cũng là chuyện xảy ra giữa những năm Nguyên Hòa, Quân Tướng người HoàiTây đến Biện Châu công cán, nghỉ đêm ở dịch quán. Nửa đêm vừa chợp mắt,liền cảm thấy có vật gì đó đè nặng lên người. Quân Tướng kinh hãi tỉnhdậy, giằng có với vật đó, cướp được túi da trong tay kẻ đó. Tên quỷ tốtkia gào khóc kể lể, Quân Tướng nói: “Ngươi nói cho ta biết vật này làvật gì, ta sẽ trả lại ngươi.” Quỷ tốt im lặng hồi lâu, rồi nói: “Đây làvật rút khí từ tai”. Người nhà binh không ngại dùng mưu kế, một nhàchính trị xuất thân từ quân đội thì càng không cần giữ chữ tín, cầm mộtviên gạch lên, ném thẳng về phía tên quỷ tốt, khiến hắn khiếp sợ mà chạy mất. Rồi nhìn lại chiến lợi phẩm mà mình vừa lấy được, vật này có màuhơi đỏ, nhưng trong suốt.
[3] Hai từ đồng âm khác nghĩa. Từ “tích” đầu tiên nghĩ là tích, tích khí, còn từ thứ hai nghĩa là kéo giật.
Ngoài phương pháp rút khí ra, còn có một cách nữa là dùng áo trùm lên đầungười bị bắt, khiến người bị bắt tắc thở mà chết, đây chính là cách màhoàng đế Tấn Cung Đế[4] cuối thời Đông Tấn sau khi “bị tự nguyện” truyền ngôi lại cho Lưu Dụ, Lưu Dụ đã dùng cách này để ban cho Tấn Cung Đếđược chết toàn thây. Truyện Tiêu Thẩm trong Quảng dị ký, Đới Phu đờiĐường có viết, quỷ sai khi đến bắt ông ta, chỉ dùng áo trắng trùm đầu.Cái áo trắng này không phải là cái áo thông thường, có lẽ đặc điểm bí và dai của nó còn tốt hơn cả túi nylon thời bây giờ, vì vậy chẳng bao lâusau, Tiêu Thẩm đã không thở được nữa.
[4]. Tấn Cung Đế (386-421): tên thật là Tư Mã Đức Văn, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Ông trở thành Hoàng đế vào năm 419, sau khi người anhtrai là An Đế bị Lưu Dụ giết chết, và trong thời gian ông trị vì, quyềnlực trên thực tế nằm trong tay Lưu Dụ.
Còn những gì được nói tớitrong Minh báo ký do Đường Lâm người thời Sơ Đường viết, thì lại sử dụng thủ pháp đánh lén, song bắt bằng cách trói giật khuỷu tay, rút khí. LýSơn Vưu bị bắt xuống âm phủ, nhưng vì biết đọc kinh phật nên được hoàndương, trước khi rời đi, còn phải nộp một khoản chi phí, lúc này có batên quỷ sai bước tới, chìa tay về phía anh ta. Sứ giả âm phủ liền giảithích với Sơn Vu rằng:
Ba người này là ba người được sai tới bắtngươi trước đó, một người dùng dây thừng, một người dùng gậy, còn ngườikia dùng túi hút khí.
Chi phí cho những kẻ dùng gậy, dây thừng,túi hút khí này có thể căn cứ theo quy định là phải đến gặp phán quanDiêm Vương để nhận tiền thù lao, nhưng khi phát hiện bắt nhầm phải trảvề dương thế, Diêm Vương lại nói không biết tính số tiền đó vào đâu, âmsai đương nhiên không chịu thiệt, nên đã đòi chi phí từ người bị bắtnhầm. Kể ra thì cũng không phải không có lý, bạn được tuyên bố là vô tội và được phóng thích, cũng nên để đám đại ca âm sai kia vui vẻ cùng bạnmột chút, thế chẳng phải rất bình thường hay sao. Đừng nghĩ rằng đấy làđám tiểu quỷ dưới âm gian giở trò, thực ra trên nhân gian cũng có nhữngquy tắc như thế.
Tiện thể ở đây nói luôn tới một loại túi khác,đấy chính là loại túi dùng để đựng những linh hồn bị bắt. Quỷ sứ bắtngười sống, nếu như chỉ bắt một hai người, giống như trên dương thế bắtgiải đi là xong, nhưng bắt mười mấy cho tới trên trăm người, nếu tưởngtượng theo cách thông thường trên dương gian thì có lẽ phải xâu thànhmột chuỗi, kéo kéo lôi lôi trên đất, phải có hai ba nha dịch vừa kéo vừa thúc đằng sau, trong đó còn có một vài nô bộc giúp sức, thế thì sẽ xảyra hỗn loạn. Trong Tuyên thất chí do Trương Đậu người đời Đường viết cómột câu chuyện như sau: “Quỷ sai tới bắt linh hồn người sống, có thể tập trung bọn họ lại rồi đút hết vào trong túi áo, nhưng trong túi áo còncó một vật khác: “Hình dạng giống ruột bò, nhưng màu đen và một dâythừng màu đen dài chục thước”. Nhiệm vụ của âm sai này là phải bắt mộttrăm linh hồn, sau khi bắt xong phải nhốt vào trong cái “ruột bò” này,và dùng dây thừng buộc chặt.” Nếu túi áo bằng vải thì dễ thoát khí, sinh hồn có thể thoát ra được, thời đó không có túi nylon, vì vậy dùng mộtthứ giống như ruột bò, thứ này thì đến nước cũng chẳng thoát được, khícũng không vào được, không những linh hồn không thể thoát ra ngoài, màcòn kiêm luôn tác dụng bịt mũi cho tắc thở. Chủ yếu là ruột bò này cótính đàn hồi, nhét một, hai linh hồn vào trong đó, vẫn còn rộng rãi, cho tới khi nhét tới mười mấy linh hồn, một mặt cái ruột bò đó sẽ tự độngtrương phình ra, mặt khác những linh hồn kia cũng phải tự giác co mìnhlại, còn về việc hình dạng lúc này của họ như thế nào, trong câu chuyệnkhông nhắc tới, mặc dù linh hồn được ví như khói như khí, chắc là hợpvới việc chèn ép, co rút này.
Túi rút khí và túi nhốt linh hồn từ sau đời Đường không thấy ai nhắc đến nữa, có lẽ đã dùng phương phápđánh lén và trói chặt rồi, nhưng đến đời nhà Thanh, đám văn nhân tácquái lại trỗi dậy, kết hợp hai nhân vật khác nhau làm một. Trong truyện Y Ngũ ở quyển một Dạ đàm tùy lục do Nhàn Trai Thị viết, vật đó từ “nhưruột bò” được đổi thành “hình dạng hơi phình ra như bong bóng lợn”, bong bóng bò và bong bóng lợn không có nhiều khác biệt, thời Đường cũng cóngười nói: “Lấy hơi người sống cần bong bóng lợn”, chỉ là cách nói kháccủa loại túi nylon thuần tự nhiên mà thôi. Nhưng sau này lại có khánhiều thay đổi, Y Ngũ cướp được từ trong tay của quỷ sai cái bong bónglợn trương phềnh, người khác không biết là vật gì, Y Ngũ liền nói: “Cáinày là túi rút hơi, trong đó có chứa linh hồn của một đứa trẻ”, thế làmang túi rút khí này đến cửa nhà vừa có đứa trẻ con chết, đặt miệng túivào đúng lỗ khóa, mở miệng túi ra, một làn khói từ từ thoát ra ngoài bay vào trong phòng, đứa trẻ trong nhà đó lập tức sống lại. Loại túi nàykhông chỉ rút dương khí của người, mà còn rút cả linh hồn của người nữa. Nhưng nếu suy nghĩ một cách nghiêm túc, thì thấy thật không thỏa đáng,phải biết rằng mấy cái ruột bò, bong bóng lợn đó chỉ có tác dụng chứakhí khi thổi khí vào trong đó, còn muốn dùng nó để rút khí thì phải đợimãi tới sau này, khi khoa học phát triển để lắp thêm van, thêm cái bơmhơi nữa mới làm được như thế.
Ở đời Đường quỷ sai dưới âm phủ đibắt người, ngoài túi rút khí ra còn có một cách khác mà đời sau khôngbiết, đó chính là khi đi bắt hồn dùng thuốc độc để giết chết người đó,mời đọc Tuyên thất chí do Trương Đậu viết. Người ở Lưu Vạn Kim ở cùngphòng với Tự Lặc, một hôm Vạn Kim đi ra ngoài, Tự Lặc thấy người mặc áotím lấy từ trong tay áo ra một vật, nhìn giống hạt thóc và có màu xanh,lấy ra khoảng hơn mười hạt đặt vào trong bát, nói với Tự Lặc rằng: “Takhông phải người trên trần gian, phụng lệnh tới bắt Vạn Kim, Vạn Kim khi ăn vào sẽ chết. Không được để lộ, nếu không tai họa khó lường.” Khi Vạn Kim quay về, quả nhiên cầm cái bát đó lên ăn, ăn xong liền lăn ra chết. Thế nào là “ăn vào sẽ chết”? Lẽ nào nói số của Lưu Vạn Kim là bị trúngđộc mà chết, trên nhân gian không có ai ra tay hạ độc, nên âm sai mớiphải tự mình ra tay? Hay là vì Lưu Vạn Kim không có tai họa mà cũngchẳng có bệnh tật, âm phủ muốn bắt anh ta nên đành phải hạ độc?
Cùng trong cuốn sách này còn có một chuyện càng kỳ quái hơn: “Bùi Độ có bộtướng Triệu Mỗ, mắc bệnh nặng nằm trên giường. Con trai ông ta bưngthuốc vào phòng, vừa đi ra thì Triệu Mỗ liền nhìn thấy một người mặc áovàng đi vào, lấy từ trong túi ra gói thuốc màu trắng, giống như bột mì,đổ vào trong bát thuốc. Triệu Mỗ kể lại những gì mình thấy cho con trainghe, con trai ông ta nói: “Liệu có phải là ma không? Muốn làm cho bệnhtình của cha nặng hơn sao?” Liền đổ bát thuốc đi. Nhưng khi vừa mang bát thuốc khác vào phòng thì tên quỷ sứ đó lại đến bỏ độc, năm lần bảylượt, cuối cùng, nhân lúc con trai ngủ say, Triệu Mỗ đã bưng lên uống.Người ta ốm nặng sắp chết rồi, tại sao lại còn phải hạ độc? Không hạ độc thì người đó không thể chết hay số người này phải chết vì thuốc độc,muốn chết bệnh cũng không xong? Nếu căn cứ vào số mệnh, trong thời gianngười chết thì dưới âm phủ đã có sắp xếp, muốn sớm muốn muộn cũng khôngthể tùy ý, vì vậy, cách bắt hồn này quả thật xét thấy rất không hợp lý,có điều trong những câu chuyện sau này không còn gặp những tình tiết như thế này nữa.
Ngoài ra, còn có một vài đạo cụ nhỏ khác liên quantới việc quỷ sai đi bắt hồn, mặc dù chỉ thỉnh thoảng mới gặp, nhưng cũng vẫn giới thiệu qua một chút.
Một là người trước khi chết, có mađến mang “diện y”. Diện y chính là miếng vải phủ lên mặt người chết,nhưng bên trên phải cắt một cái lỗ, đúng vào miệng của người chết. Trong Tập dị ký do Tiết Dụng Nhược viết, có kể khi Đường Hiến Tông[5] bănghà, người trong thành nô nức đi xem, trong đó vợ và con gái của BùiThông Viễn cùng ngồi xe đi xem, tới gần tối mới quay về. Đi được nửađường, gặp một bà lão tóc bạc phơ đi bộ theo xe, nhìn bộ dạng thấy có lẽ đã mệt mỏi đến cùng cực rồi. Trên xe có một bà bảo mẫu già và bốn côcon gái, trong số đó có một người thấy bà lão đáng thương liền hỏi bà ta định đi đâu. Bà nói muốn đến Sùng Hiền Lý, mọi người vừa nghe đã biếtngay bà lão đi cùng hướng với mình, liền mời bà ta lên xe, có thể đưa bà ta tới tân Lý Môn. Bà lão cảm kích vô cùng, liên tục cảm ơn. Đến LýMôn, bà lão xuống xe, nhưng lại làm rơi một cái túi nhỏ. “Mấy cô gái mởra xem, thấy trong đó có bốn mảnh diện y màu trắng. Mấy cô gái thấtkinh, vội vàng thúc ngựa chạy nhanh hơn. Không lâu sau, cả bốn cô gáilần lượt qua đời.”
[5]. Đường Hiến Tông (778-820): tên thật là Lý Thuần, vị vua thứ mười một của nhà Đường trong lịch sử Trung Hoa. Ôngtrị vì từ năm 805 đến 820. Ông là con trai trưởng của Đường Thuận Tông.Ông đã được đưa lên ngôi sau khi vua cha bị đột quỵ và bị các quan lạitrong triều ép thoái vị.
Bà lão tóc bạc này đến Sùng Hiền Lý làvì muốn chuyển diện y cho bốn cô con gái nhà Bùi gia, nhưng một bà lãotóc bạc hoàn toàn không giống quỷ sai, vậy thì bà ta là người gì? Bốn cô gái trẻ vô duyên vô cớ chết, điều này khiến người ta liên tưởng tớiviệc bà lão này là một ôn[6] quỷ. Sự suy đoán này có thể tìm thấy chứngcứ xác thực trong Kỷ vấn do Ngưu Túc người đời Đường viết: “Huyện Võ Đức có một nhà nghỉ, trong đó có một vị khác, kéo một chiếc xe chất đầynhững túi vải vào trong phòng, khóa cửa rồi bỏ đi. Mỗi lần đi là mườimấy ngày liền, chủ nhà trọ thấy vị khách không quay lại, cảm thấy kỳ lạ, liền mở những cái túi đó ra xem, bên trong toàn là diện y dùng để phủmặt người chết, khiếp sợ tới mức lập tức khóa cửa chạy ra ngoài. Vào tối ngày hôm đó, cánh cửa căn phòng này tự động mở ra, những túi vải cũngkhông thấy đâu nữa. Sau đó xảy ra chuyện gì, trong câu chuyện trên không thấy nhắc đến, nhưng quỷ tốt một lần mang theo nhiều diện y như thế,cũng có nghĩa là một lần phải bắt từng đấy linh hồn, ngoài gây ra bệnhdịch và phát động chiến tranh thì còn có thể làm gì được nữa?
[6]. Ôn ở đây nghĩa là bệnh dịch.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!