Tắt đèn kể chuyện ma - Chương 6: Bữa Cơm Nơi Âm Phủ
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
133


Tắt đèn kể chuyện ma


Chương 6: Bữa Cơm Nơi Âm Phủ


Có những chuyện đã xảy ra rồi càng nghĩ lại càng khiến người ta thêm buồn bã. Rõ ràng ban đầumọi người cùng chung sống bên nhau, yêu thương, gắn bó, thân thiết làvậy, nhưng rồi bỗng nhiên, không hề hẹn trước, một trong số họ đột ngộtvề với “thế giới bên kia”. Sinh ly tử biệt, âm dương xa cách nghìntrùng. Muốn gặp mặt hàn huyên đôi chút cũng không phải chuyện đơn giản,mà ngay cả cuộc sống hằng ngày cũng bị thay đổi, xáo trộn ít nhiều.Trong phút chốc đã biến thành “Bắc Hồ – Nam Việt”.

Thế nên Chu Tác Nhân tiên sinh trong Nói chuyện ma đã hoài cảm mà viết những dòng tâm sự như sau:

Phải chăng ma quỷ thực sự là thứ vô cùng thú vị và cực kỳ có ý nghĩa, chonên chúng ta luôn tò mò, thích thú khi tìm hiểu về cảm xúc, về cuộc sống của ma quỷ. Từ các bài văn, bài báo đăng tải trên các tạp chí, sách vở, cho đến các phong tục tập quán ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của mọingười, ở tất cả mọi mặt, chúng ta đều miệt mài tìm kiếm, lý giải, cắtnghĩa nó, tất cả cũng chỉ vì mong muốn hiểu thêm chút ít về cái gọi là“tình” mà thường ngày chúng ta khó nắm bắt. Nói cách khác, cái mà chúngta say mê tìm kiếm chỉ có thể có trong thế giới ma quỷ huyền bí mà thôi. Giả dụ, nếu ta tập hợp và viết ra một cách tỉ mỉ, rõ ràng tất cả cáccâu chuyện kể về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của loài ma quỷ ở TrungQuốc, tuy đó là công việc hết sức khó khăn, tương đương với việc hoànthiện một luận văn Tiến sĩ, nhưng những điều đó lại vô cùng thú vị và có ý nghĩa. Trên thực tế, những điều ấy nếu được viết ra sẽ là một minhchứng sinh động, hùng hồn cho tấm lòng nhân nghĩa, chân thành của dântộc Trung Hoa. Giá trị giáo dục của những trang viết này hơn hẳn kiểu“võ mồm”, “thùng rỗng kêu to” lúc nào cũng rao giảng về luân thường đạolý, về cái đúng cái sai diễn ra hằng ngày trong cuộc sống mà vẫn khiếnngười ta đặt một dấu chấm hỏi đầy vẻ hoài nghi: Liệu có thể tin đượckhông? (xem “Trúc đóa ký”).

Phải có con mắt cực kỳ tinh tường mới có thể có ý kiến tự nhiên, sâu sắc như vậy. Ngay cả giới nghiên cứuchuyên sâu về các phong tục ở Trung Quốc cũng rất hiếm khi thấy thảoluận về vấn đề này, nếu có thì phần lớn cũng chỉ để ý đến thế giới hồnma hay bàn thêm về mấy cuốn sách “văn hóa ma” mà thôi. Ví như nói vềThập Vương, quỷ đầu trâu mặt ngựa, các thủ đoạn “nghênh tiếp” linh hồnngười chết về nơi “cực lạc”… Còn những chuyện liên quan đến cuộc sốngsinh hoạt của ma như ăn, mặc, ở, đi lại… thì đều bị liệt vào chuyện vặtvãnh, linh tinh, chỉ đáng đưa ra ngoài lề trang chính sử, không đáng đểcác bậc cao minh học vấn uyên thâm để ý tới. Viết về đề tài “Cuộc sốngcủa con người sau khi chết”, quả là một sự lựa chọn mạo hiểm của ngườiviết. Phải viết sao để có thể đáp lại một cách trọn vẹn kỳ vọng của độcgiả? Phải viết như thế nào để có thể khiến ai nấy đọc xong cũng cảm thấy vô cùng thú vị? Đó là nỗi trăn trở khôn nguôi của người cầm bút.

Hơn nữa, xưa nay mấy ai có hứng thú khi nói về chuyện hồn ma ăn cơm. Mặc dù trong dân gian còn tồn tại không ít những phong tục tập quán được coilà kỳ quái, nhưng riêng chuyện ăn cơm thì từ cổ chí kim đều rập khuôntheo một cách thức có sẵn, luôn phải bắt đầu từ miệng mà vào, ở đây khócó sự “sáng tạo” nào mới hơn được. Thử hỏi trên đời có ai dùng lỗ mũi để ăn cơm? Nếu có thì tất yếu sẽ được coi là chuyện lạ, lưu truyền khắpnơi rồi. Những khi con người ta trở về với “thế giới bên kia”, mọichuyện sẽ ra sao? Rõ ràng thế giới bí ẩn ấy sẽ là mảnh đất màu mỡ chonhững câu chuyện kỳ quái, chưa hề có ở thế giới người phàm tục được gieo hạt, nảy mầm. Cho nên, có người đã từng cho rằng, nếu không có nhữnghành động đi ngược với nhân thế thì dường như không thích hợp với thếgiới của những hồn ma. Thế nhưng khi nói đến việc ăn cơm, chắc hẳn ở nơi kỳ quái đó cũng khó có thể sáng tạo ra chiêu trò gì mới hơn được nữa.Cũng từng có người thử sức sáng tạo trong lĩnh vực này, nhưng dường nhưhọ đã không thành công. Ví dụ đã từng có người bị chặt ngang người màchết, hồn ma của họ lúc ăn cơm cứ thế đặt thức ăn vào giữa bụng. Hay như trong cuốn Dị uyển của Lưu Kính Thúc, ở thời kỳ Lục triều, có kể lạicâu chuyện như sau: Vào thời hậu kỳ tam quốc Tào – Ngụy, quyền lực chính trị nằm trong tay gia tộc Tư Mã. Thân tộc của Tào thị đặt hy vọng phụcquốc vào Hạ Hầu Huyền, nhưng Hạ Hầu Huyền không may bị anh em nhà Tư Mãchém đầu. Người nhà ông ta lập bàn thờ cúng tế, họ nhìn thấy hồn HầuHuyền đến ngồi ở bàn thờ ăn đồ cúng: “Tháo đầu đặt ở bên cạnh, đem thứcăn, cá thịt, hoa quả cho qua cổ, xong, lại lắp đầu trở lại như cũ.” Cóngười nói: “Ba đời làm quan, rất cần chú trọng đến chuyện ăn mặc.” Cháucủa Hạ Hầu Huyền từ trước đến nay là người phong lưu nho nhã, đối vớiviệc ăn, uống đương nhiên sẽ rất chú ý và coi trọng. Nhưng thật khôngngờ sau khi chết, con người ấy lại có tướng ăn uống phàm phu tục tử nhưvậy! Tướng ăn này làm cho người khác không khỏi giật mình, e sợ. Sợtrước hết là hành động ăn uống tùy tiện, mất vệ sinh của viên mãnh tướng một thời. Cái sợ thứ hai là việc tháo đầu xuống dễ dàng như tháo đồchơi, biến cái cổ giống như cái ống to bằng sắt làm nơi cho thức ăn vào. Hơn nữa, việc giải phẫu cơ thể người được miêu tả như trên quả là mộtviệc làm vô cùng thiếu hiểu biết. Chính vì thế, sau này, chúng ta rất ít gặp những tình tiết hãi hùng như vậy trong các cuốn tiểu thuyết khác.

Vậy là việc đưa thức ăn vào trong cơ thể con người cuối cùng vẫn phải đitheo con đường cũ mà thôi. Không những thế, ngay cả thứ tự khi ăn nhưnhai, bài tiết, tiêu hóa, cũng chẳng thấy có chiêu trò gì mới trong cáccâu chuyện ma sau này. Có thể nói, tất cả đều giống như thói quen cũ đãđược định hình ở chốn dương gian. Khổng Phu Tử nói: “Thờ thần như thầnđang hiện hữu.” Câu nói ấy ngoài việc khuyên răn khi thờ tế thần thánhthì phải hết sức nghiêm túc, cung kính giống như thờ cúng tổ tiên vậy,tôi nghĩ nó còn có hàm ý nhắc nhở cả việc cần tôn trọng vấn đề ăn uốngcủa người lớn tuổi, không được nhìn họ giống như dị loại, mà phải phụcdịch như người đang còn sống. Về điểm này những con hiền, cháu thảo lạithường hay quên lãng. Chẳng hạn như việc “loại tửu”[1], chính là phảnánh hành động mời tổ tiên uống rượu. Đây là một nghi thức trang trọngnhưng không hợp với thực tế. Đó là chưa kể tới việc “loại tửu” thườngthấy trên sân khấu hoặc trên truyền hình ngày nay chỉ mang tính hìnhthức, qua loa đại khái mà thôi. Họ hướng lên khán đài, mặt nhìn về đìnhviện, vén tay áo bên phải, sau đó đem rượu trong cốc rắc xuống đất từngít, từng ít một. Đẹp thì đẹp rồi, những làm như vậy thì mấy ai có thểuống được rượu vào miệng đây? Người thường còn vậy huống chi là một cụgià lưng gù, gầy yếu. Mà thậm chí, ngay cả một câu thanh niên chân taylinh hoạt, hãy để cậu ta thử quỳ xuống đất, ngửa mặt lên trời, sau đó há to miệng, lựa theo hành động tưới rượu xuống đất mà thay đổi tư thế,thử xem có thể hứng được bao nhiêu rượu vào miệng? Tôn Quang Hiến, thờiNgũ Đại, trong phần thứ tám của cuốn Bắc mộng tỏa ngôn có kể về một câuchuyện ở thời nhà Đường: “Tôn Hội Tông tập hợp tất cả thân quyến đến nhà mở hội, khi uống rượu có rắc rượu xuống đất thể hiện ý nguyện là ngườivà ma cùng chung vui. Một vị thân quyến có khả năng nhìn ma đoán quỷ,hôm đó bận việc đến chậm một bước. Vừa đi đến cổng, ông ta liền nhìnthấy một vị quan viên toàn thân nhếch nhác, tức tối đi ra, miệng khôngngớt lầm bầm chửi mắng, mặt mũi và áo dài đều ướt hết. Thì ra đây chínhlà tổ tiên nhà anh ta, vị này hơi vội vã một chút, mặc dù đã chuẩn bị tư thế, nhưng khi rượu rót xuống lại đổ ập xuống đầu và mặt khiến cho vịnày không khỏi tức tối, giận dữ mà bỏ đi.” Câu chuyện về ma chứng minhcho ta thấy, quan niệm cho rằng ma quỷ uống rượu đều phải quỳ xuống đấtmà liếm hoặc ngửi như cách nghĩ của người ở dương gian là hoàn toàn sailệch.[2]

[1] Có nghĩa là: tưới rượu xuống đất hoặc mồ mả khi cúng.

[2] Kỳ Vân trong Việt vi thảo đường bút ký, quyển mười có nói về một thísinh rất bạo dạn: “Vào đêm trăng sáng, anh ta đem rượu đến cạnh một ngôi mộ ngồi uống, và còn gọi ma đến uống cùng. Sau đó, có khoảng mười người kéo đến, chàng thư sinh đã dùng bình đựng rượu thật lớn, rắc xuống đấtđể ma có thể ngửi được mùi rượu.” Đây là cách mà Kỳ tiên sinh nói vềviệc tưới rượu xuống đất để phê phán suy nghĩa và hành động sai lầm củachàng thư sinh nọ. Nghĩ kỹ lại một chút, hành động này dường như họcđược từ việc rắc thức ăn cho gà, vịt vậy. Đối với người được thờ cúngthì đó thực sự là điều rất vô lễ.

Vì thế, vấn đề ăn cơm nơi âmphủ tưởng rằng phức tạp nhưng thực ra lại rất đỗi bình thường. Linh hồntừ khi rời bỏ cuộc sống nơi trần thế để trở về với thế giới u minh nơiđịa phủ, họ đã vứt bỏ mọi lo toan về miếng ăn cái mặc hằng ngày, ngay cả tâm trạng hồi hộp, lo lắng khi lần đầu tiên vào nhà hàng Tây dùng bữamà không biết dùng dao, dùng dĩa ra sao đến lúc này cũng không còn ýnghĩa. Thế giới đã thay đổi, nhưng về cách ăn, uống thì không hề có sựthay đổi. Điều này phải chăng đã làm cho các vị tiên sinh có tính hiếukỳ, thích khám phá phải thất vọng? Nhưng cũng đừng quá nản lòng, vấn đềăn uống ở chốn âm phủ tuy không có chuyện gì mới mẻ đến nỗi chỉ nghethôi chỉ sởn da gà, những vẫn còn có nhiều chuyện so với dương thế lạikhác biệt rất nhiều. Việc rõ nhất chính là, mặc dù các hồn ma cũng biếtđói, thậm chí là luôn miệng kêu đói, nhưng vĩnh viễn họ không bao giờchết vì đói cả!

2

Người dân coi thức ăn là Trời[3]. Bởilẽ, nếu không có cơm ăn thì điều đó đồng nghĩa với cái chết, cũng cónghĩa là sẽ trở thành ma đói. Từ kết cục này ta có thể thấy, dường nhưvấn đề ăn uống ở thế giới ma quỷ không nghiêm trọng bằng người sống ởchốn dương gian. Thậm chí đã là ma đói thì tiếp tục đói thôi, chứ cònbiết làm sao nữa? Nhưng cảm giác đói của ma quỷ cũng chẳng khác chingười trần mắt thịt. Trong xã hội hiện đại ngày nay, thế hệ trẻ may mắnkhông phải trải qua cảm giác chịu đói và chết vì đói như xưa. Chỉ cầnthấy đói, ngay lập tức họ có thể tìm nơi làm thỏa mãn cơn đói của mình:“Tôi đói rồi, tìm quán McDonald thôi!” Nếu là người tinh tế về chữ nghĩa khi nói chuyện, thì cái đói của những thanh niên kia chỉ có thể coi là“cơ” (饥: đói), chứ không thể gọi là “ngã” (饿: đói) được. “Cơ” là cái đói còn có thể chịu đựng được, còn “ngã” thì không thể nhẫn nại hơn đượcnữa, nếu còn phải chịu đựng nữa thì chỉ có thể đau đớn, khổ sở đến chếtmà thôi. Người nào đã trải qua trận đói thảm khốc nhất trong lịch sửTrung Hoa mới có thể hiểu sâu sắc về nỗi giày vò khi cái đói cận kề cáichết. Trong Ky tô sơn bá tước, Danglar’s đã dùng mười đồng tiền Pháp chỉ để mua một con gà, đấy không phải do ông ta sợ chết mà vì ông ta khôngchịu nổi việc bị bỏ đói, không chịu nổi cảm giác bị giày vò giữa sự sống và cái chết. Nỗi thống khổ của sự đói khát đối với ma quỷ cũng không có trường hợp ngoại lệ. Nhưng nếu ta bỏ qua cái kết cục của tầng thứ nhấtthì việc không có đồ để ăn đối với ma quỷ lúc này cũng chẳng phải vấn đề gì quá nghiêm trọng nữa.

[3] Câu gốc: Dân dĩ thực vi thiên.

Không biết vì sao, chốn âm phủ ở Trung Quốc lại có quan, có dân, hơn nữa ở đó còn có công việc (nhưng phần lớn là đến trần gian làm việc), có traođổi buôn bán (chợ của ma quỷ là trung gian giữa thế giới của người vàma). Chỉ có điều, chốn âm phủ không có nông dân, nơi ấy không có mùaxuân để trồng cây, mùa thu để thu hoạch như ở trần thế. Nhưng không cónông dân không có nghĩa là không cần ăn cơm. Vấn đề “quỷ do cầu thực”,được ghi chép và truyền từ trong Kinh thánh[4]. Từ xa xưa, ở dưới âmphủ, thức ăn của tổ tiên chúng ta là dựa vào đồ cúng của con cháu ở trần gian cung cấp. Nếu dòng họ bị diệt chủng thì linh hồn của tổ tiên ở nơi âm phủ chỉ có thể như “ma đói nhà họ Ngao mà thôi”. Vấn đề này dườngnhư không phải là nét đặc sắc của riêng Trung Quốc, Chu Tắc Nhân tiênsinh đã từng dịch một câu chuyện của Hy Lạp có tên Chuyện liên quan đếnđám tang, trong đó có đoạn viết: “Chất dinh dưỡng của họ chủ yếu dựa vào rượu và các thứ tế phẩm mà chúng ta thờ cúng đặt trên mộ, vì vậy, nếunhư trên trần thế không còn thân quyến, bằng hữu nữa, thì những con manày ở dưới âm phủ phải chịu đói đến suốt đời suốt kiếp mà thôi.” Nhưngđồ thờ cúng của con cháu không phải là cả một xe thực phẩm đông lạnh đểtổ tiên từ từ hưởng thụ, mà chỉ là được quan tâm, để ý đến một số bữanào đó mà thôi. Ngoài việc mời tổ tiên ăn nhiều hơn một chút vào nhữngdịp ấy thì việc để dành cho tổ tiên gói ghém mang về khó mà được thựchiện. Chính vì thế, nếu hồn ma vẫn còn chưa thoát khỏi thói quen ngày ăn ba bữa ở trần thế, thì đến khi chết khó có thể tránh khỏi tình trạngbụng réo sôi ùng ục suốt ngày. Mặt khác, sau khi Phật giáo được truyềnvào Trung Quốc, đối với vấn đề ăn uống nơi âm phủ cũng không có nhiều sự cải thiện theo chiều hướng “thêm dầu vào lửa”. Vương gia của đạo Bà LaMôn (một tôn giáo cổ ở Ấn Độ) được coi là ông chủ lớn – người quản lýđịa ngục, vì vậy “xã hội” ở đó giống như công đường và địa ngục, mà “nhà tù” ở đây không làm theo mô hình “tam sản”, vì thế “niềm vui lớn nhấtcủa người nông dân là hạt lúa, hạt gạo” là điều không hề có, và đươngnhiên cũng không có bột mì, càng không có bánh bao, đậu phụ, quán cơm,nhà ăn thì càng không cần nhắc đến. Vì vậy, việc ăn cơm đối với ma quỷrõ ràng là cả một “vấn đề”.

[4] Theo Tả truyện.

Cổ Thần Tử người thời Đường, trong Bác dị trí (trí lớn khác thường) có ghi chéplại tình cảnh của một con ma đói đang xót xa nài nỉ với người: “Tôi làngười Giang Hoài, vì cơ hàn mà rời bỏ quê hương đi làm ăn, tháng trướctôi đến huyện này, chết trong phòng trọ. Bây giờ, tôi vừa đói vừa lạnh,tôi rất muốn làm tôi tớ cho ông, cầu một bữa ăn và xin thêm một chiếc mũ nhỏ chống rét, không biết như vậy có được không?” Đây là hình ảnh mộtcon ma chết đường, chết chợ, do hoàn cảnh cơ hàn, sau khi chết không cónghề nghiệp gì, chỉ mong muốn làm tôi tớ cho con người để kiếm miếng cơm nhét vào cái bụng đói cho qua ngày. Một ví dụ khác dẫn từ cuốn thứ tám, Tú châu tư đại đình trong Di kiên ất trí của Hồng Mại thời Nam Tống,lại có đoạn viết về một hồn ma đã chết hai năm rồi, tuy rằng trong túikhông thiếu tiền nhưng không có nơi để mua đồ ăn, chỉ có thể dựa vàoviệc ăn trộm cơm thừa canh cặn trong nhà bếp ở chốn dương gian hoặcchiếm hưởng chỗ người khác thờ cúng để lấp đầy cái bụng đói cho qua ngày mà thôi.

Còn về những “minh dịch”, tức những người làm việctrong quân đội, phục dịch đất nước, ban đầu vốn dĩ là “ăn cơm quan”,cũng là bụng rỗng đi làm việc quan sai (chủ yếu là đi câu hồn). Kết cụccuối cùng “không có tiền không thể nuôi thanh liêm”, những người này chỉ cần ăn một bữa cơm khách nhà người là sẵn sàng tiết lộ thiên cơ hoặcthả người phạm tội ra chờ báo đáp. Trong Hội xương giải di lục từ thờinhà Đường có kể lại một câu chuyện như sau: “Vào một ngày tuyết rơi rấtdày, Ngưu Sinh ngồi trong quán khách nơi thôn dã, vô tình mời một Minhsứ vừa đói vừa rét ăn bốn, năm bát mì to, vị Minh sứ này vô cùng cảmđộng, đã tiết lộ những bí mật về cuộc đời của Ngưu Sinh, biết Ngưu Sinhsẽ ba lần gặp hoạn nạn, liền học cách của Gia Cát Lượng viết ra ba cáchgiải cứu vào ba bức thư, để Ngưu Sinh khi gặp chuyện sẽ mở thư ra đểgiải hạn.” Trong cuốn Soạn dị ký của Lý Mai có ghi một câu chuyện nhưsau: “Có một vị Minh sứ bốn mươi năm mới có được một bữa ăn no, để cảmơn về bữa cơm ấy, Minh sứ đã tha cho tên quan “Tham tiền háo sắc, gặplợi quên nghĩa” mà không truy cứu những tội hắn gây ra.”

Minh sứđã thế thì các quan cấp cao ở dưới âm phủ chắc hẳn cũng không phải ngoại lệ. Đới Phù thời nhà Đường, trong Quảng dị ký, có đoạn viết: “Quỷ thầnthường đói khổ. Khi hóa vàng, có thể kèm chút rượu cơm, dùng hai bó cỏdựng đứng lên, tôi có thể dựa vào cỏ mà ngồi, cũng có thể ăn được.”Trong cuốn sáu, Tế loại khinh cố ngục[5] trong tập Di kiên chí bổ củaHồng Mại có dẫn ra một câu nói của vị quan lại dưới âm phủ: “Quỷ thầnđều đói khổ, nếu con có thờ cúng thì sẽ được ăn no, còn không sẽ phảichịu đói.” “Quỷ thần đều đói khổ”, cũng có nghĩa là minh thần và hồn mađều không được ăn no, đây dường như là tình trạng thường thấy trong thếgiới u minh. Trong U minh báo ký của Đường Lâm, một nhân sĩ sống vàokhoảng đầu thời Đường có viết về chuyện một vị quan nơi âm phủ kể khổvới người dân: “Quỷ thần cũng có thức ăn nhưng không được ăn no, thườngchịu cảnh đói khổ. Nếu có thực phẩm của con người sẽ được ăn no tới mộtnăm. Có rất nhiều hồn ma đi ăn trộm thức ăn của con người, nhưng tôi làbậc quan gia trọng lễ nghĩa, không thể đi ăn trộm được.” Vị quan ở âmphủ này tuy không được ăn no nhưng vì không muốn mất mặt nên không đồng ý đi ăn trộm, cố giữ gìn nhân cách chính trực, thanh liêm, không chịu đilàm quan phỉ. Trong các câu chuyện ma quỷ thường nói đến nếu liêm sỉ ởnhân gian, khi chết sẽ được vinh dự làm quan dưới âm phủ, viết đến đâycó lẽ đã làm cho con người sống nơi dương thế không khỏi cúi mình cảmphục, ngưỡng mộ người làm quan thanh liêm. Nhưng tôi nghĩ, vì sao ôngtrời lại không ban thưởng cho những con người đáng kính như thế? Hơnnữa, phải chăng những vị thánh quan này khi ở dương gian đã sống cuộcđời bần hàn, đói khổ cho nên khi chết đi cứ tiếp tục cam chịu cảnh đóikhổ như thế mà không thể làm hơn, thậm chí còn cố ý chịu đói để làm tấmgương sáng cho mọi người noi theo?!

[5] Có nghĩa là: câu chuyện chi tiết về cuộc sống trong ngục.

Ở chốn âm phủ, tự nhiên có được một bữa ăn no không phải chuyện dễ dàng.Chính hoàn cảnh ấy đã tôi luyện cho các hồn ma có được một bản lĩnh thép để có thể nhẫn nại sống chung với cơn đói. Vào ngày lễ tết, con cháu có cúng tế, lúc đó mới được ăn no, ngày bình thường thì không biết đến ănlà gì, nói tóm lại, ma quỷ thường xuyên chịu đói là điều dễ hiểu, vì vậy mới có chuyện “nhân đắc nhất bão, khả nại tam nhật, quỷ đắc nhất bão,khả nại nhất niên”[6]. (Một bữa cơm mà có thể no được ba ngày, cái bụnggiỏi chịu đựng ấy quả thực đã làm cho bách dân ở nhân thế cảm thấy hổthẹn!) Hồn ma bất luận như thế nào thì cũng là tổ tiên của người cònsống, nếu tổ tiên ở dưới âm phủ luôn không được ăn uống no đủ, vậy thìcon cháu hiếu thuận không thể không cảm thấy trách nhiệm to lớn củamình. Vì vậy, cho dù họ không được ăn một ngày ba bữa nhưng đến mỗi dịplễ tết đều phải cố gắng làm được điều đó đối với tổ tiên. Cái gọi là“quỷ đắc nhất bão, khả nại nhất niên” là giới hạn thấp nhất cho con cháu ở chốn dương gian.

[6] Có nghĩa là: người ăn no một ngày có thể nhịn được ba ngày, quỷ ăn no một ngày có thể nhịn một năm.

3

Người đói đi tìm thức ăn, đó là điều không thể trách mắng, ngay cả đối vớinhững kẻ lười biếng cũng vậy, cũng phải để họ nhét đầy cái bụng trốngrỗng thì họ mới nghe và làm theo những điều quy định, giáo huấn, khuyênrăn. Đối với ma quỷ khi đói thì ngay cả việc khuyên can cũng không còn ý nghĩa. Không có đất để canh tác, không có việc để làm, không có đồ đểmua, trên đường trở về cõi âm, ngay cả tiếng “than thở” cũng không nghethấy, vậy thì ma quỷ sẽ dùng cách nào để lấy được thức ăn, giải quyếtđược vấn đề của cái dạ dày đây? Ngoài việc một năm một hoặc vài lần concháu cúng lễ, thì cái hy vọng duy nhất của họ là đợi người đời bố thí mà thôi. Nếu không chờ đợi như thế thì những cách khác đều là những cáchkhông lấy gì làm vẻ vang cho lắm. Nếu mưu trí, khỏe mạnh thì đi cướp, đi gạt, sức yếu một chút thì đi ăn trộm, ăn cắp, bần cùng nhất, đángthương nhất là đi ăn xin, đi van xin lòng thương hại của người khác…Nhưng cũng đừng lầm tưởng rằng ở khắp các ngả đường trong thế giới uminh đều chỉ có một bộ mặt tối tăm, u ám với đầy rẫy những kẻ ăn xin vàlừa gạt. Ở đó thực sự là một thế giới thái bình, nhà nhà đều trống rỗng, chẳng có đồ vật gì, không cần phải lo lắng sẽ có khách không mời màđến, vì thế “dạ bất bế hộ”[7] là lẽ tự nhiên, nếu giả dụ có “bế hộ”[8]thì có thể đã có tâm bệnh rồi. Còn việc đi xin ăn của hồn ma thì chỉ cóthể diễn ra ở chốn dương gian mà thôi, còn ở dưới âm phủ là điều khôngthể. Một xã hội muốn không có ăn xin, ngoài thế giới đại đồng ra thì chỉ có hai loại: một là do pháp lệnh nghiêm cấm, gặp ai đi xin ăn thì bắtluôn người đó, hai là nhà nhà đều có gạo nấu cơm (thực tế làm gì có),không cần phải đi ăn xin. Thế giới u minh chắc thuộc loại cuối cùng, vìthế, những con ma đói ở đó chỉ có thể lưu vong đến trần gian. Thế giới u minh có thể được coi là tấm gương mẫu mực về vấn đề trị an, ngay cả một kẻ ăn xin cũng không có, thành tích bất hủ này có thể bẩm báo lên NgọcHoàng Thượng đế. Nếu dựa theo định nghĩa của Khảo Đình phu tử, được ănno là “thiên lý” (lẽ trời), phân biệt tỉ mỉ mùi vị là “nhân dục”[9], ởđó chỉ có “thiên lý”, thậm chí để cho vị đạo đức gia hà khắc nhất đi làm giám khảo cũng chỉ có thể khẳng định được như vậy mà thôi.

[7] Có nghĩa là: đêm không cần đóng cửa.

[8] Có nghĩa là: đóng cửa.

[9] Có nghĩa là: ham muốn của con người.

Con cháu thờ cúng không tính vào việc cầu xin thức ăn, có thể gọi là “hâmhưởng”[10], là cần mũ áo đàng hoàng đến nhận sự báo hiếu, kính trọng từcon cháu mình, ngoài ra nó còn có ý nghĩa rất quan trọng, điều này sẽbàn luận riêng ở phần sau.

[10] Tức là được hưởng phúc.

Nhắc đến việc người ở nhân gian bố thí cho ma quỷ, lễ tế Lệ Đàn được nhắctới đầu tiên, bởi đó đều do các bậc quan lại làm, được ghi trong cáccuốn sách cổ. Những chuyện xoay quanh lễ tế Lệ Đàn nói ra thì thật dàidòng, ở đây chỉ nhắc đến những việc có liên quan đến vấn đề ăn uống củama quỷ mà thôi. Cái gọi là Lệ Đàn giống như cơ cấu thu nhận ở chốn nhângian, chỉ có điều cái được thu nhận ở đây là những linh hồn người đãkhuất, những cô hồn “chết do binh đao, thủy hỏa, chết do bị cướp giật,hoặc bị kẻ gian lấy hết tài sản, ép vào con đường cùng phải tự tìm đếncái chết hay trường hợp bị người khác cướp mất thê thiếp của mình nênuất ức đến chết” mà không có ai hương khói… Những hồn ma này khi sống ởtrần gian phần lớn là tầng lớp bách dân thấp cổ bé họng, “chết không cóchỗ dựa, linh hồn không thể tan ra, kết hợp với âm linh, hoặc là dựa vào cây cỏ, hoặc là trở thành yêu quái”, nếu không tiến hành thu nhận thìsẽ chỉ làm hại cho xã hội mà thôi. Vì thế, ở bất cứ dân tộc nào cũng đều có Lệ Đàn. Những lễ tế Lệ Đàn chỉ để bố thí cho cô hồn, u hồn, còn đốivới những oan hồn chết uổng vì bị nhốt ở trong thành, thì giống như ĐậuNga chết nơi tù ngục, sẽ không được hưởng những phúc lợi xã hội này.

Dưới thời nhà Minh, lễ tế Lệ Đàn mỗi năm tổ chức ba lần, vào các ngày: tếtThanh minh, rằm tháng Bảy và ngày mồng Một tháng Mười. Lễ tế Thái Lệ ởkinh thành phải đặt bài vị Hoàng thần lên trên đàn, đồ cúng tế mà quỷđặt ở dưới chân đàn bao gồm ba con dê, ba con lợn và ba đấu gạo lớn.Những đồ này cũng chỉ là hình thức. Điều quan trọng là phải làm chokhông khí thật ồn ào, náo nhiệt để cho muôn dân trăm họ hiểu được tấmlòng chân chính của thiên tử đã truyền đến cửu tuyền, như thế là đã đủrồi.

Trên thực tế, Lệ Đàn không chỉ là nơi tụ họp ăn uống một năm ba lần của những hồn ma không có người thờ cúng, bình thường những vong hồn, cô hồn không có chốn nương thân, không có nhà để ở cũng thường đến nơi đây để tìm chỗ nương mình, mong được hưởng phúc. Bởi lẽ chính những nơi này bình thường cũng có nhiều người hành thiện đến đây thắp nénhương, mang đồ đến cúng, và như thế, một năm ngoài ba bữa cơm thì nhữngcô hồn thi thoảng cũng có đồ để ăn vặt.

Với Lệ Đàn, vào tết Trung thu, việc bố thí thức ăn là việc làm của quan phủ. Trong dân gian cóphong tục bố thí thức ăn vào tết Trung thu riêng. Ngày Rằm tháng Bảy,trong sách cổ còn gọi là “Quỷ tiết”[11], ở Đạo giáo gọi là tết Trungnguyên, ở Phật giáo gọi là tết Vu Lan. Thực ra đây chính là những ngàylễ tết điển hình ở Trung Quốc, nói như Đạo giáo thì chính là “thángGiêng vọng đến Thượng nguyên, tháng Bảy vọng đến Trung nguyên, thángMười vọng đến Hạ nguyên”. Nhưng sau khi Phật giáo truyền vào, có chuyệnMục Liên cứu mẹ, hợp nhất với đạo hiếu của Trung Quốc. Đến đời Đường lại có chuyện về “tết Vu Lan”, và cũng định vào ngày Rằm tháng Bảy, ngàynày cũng là ngày các tăng lữ kết thúc ba tháng “an cư”, phải bắt đầu rangoài hoạt động.

[11] Tức là Tết của ma.

Vào những ngàynày, theo phong tục thờ cúng tổ tiên của người Trung Quốc, mà nói nhưPhật giáo là việc Mục Liên cứu mẹ, chết đi làm ma đói trong ngục, đểtưởng nhớ công đức này, nên người ta cúng tế để cho ma đói có một bữa ăn no. Sự kết hợp hai cái Tết giữa trong và ngoài cũng chính là lý tưởngban đầu đã bàn tới ở trên, cũng có nghĩa là “Phật dùng Trung nguyên củaĐạo giáo, là giới tăng lữ phân tranh lợi lộc ở Trung nguyên nên mớithế”[12], và kết quả đã xuất hiện một việc ngoài ý muốn, tổ tiên của bổn gia và những con ma đói ở bên ngoài cùng tụ tập ở một phòng. Vu ThậnHành, người thời Minh trong Cốc sơn bút trần, tập mười sáu đã viết lờitrách móc hoàng đế đời Đường về việc thờ cúng tổ tiên vào tết Trungnguyên: “Thờ thần thánh lại thực hiện cùng ngày với ma quỷ đói, như vậychẳng phải là làm ô nhục tổ tiên của mình sao?” Những lời lẽ trách mócnhư vậy lại được thốt lên từ chính miệng một vị đạo học gia vốn am hiểusự đời, điều đó lại càng làm cho người khác cảm thấy có chút thất vọng.Quốc nhân vốn coi trọng tấm lòng nhân hậu, giàu có nhưng không được bấtnhân, tổ tiên của gia chủ tụ họp ăn uống, chẳng lẽ lại không thể bố thímột chút đồ ăn cho những cô hồn vô gia cư hay sao? Mà một năm cũng chỉcó một lần, một lần bình đẳng, hài hòa một chút lẽ nào lại khó khăn đếnvậy sao? Người Tiêu Sơn dưới triều đại nhà Minh, vào đêm Ba mươi hằngnăm thường mặc trang phục chỉnh tề, đứng ngoài cổng nhà gọi lớn: “Phàmlà những cô hồn vô chủ, đêm nay không có nơi nào để đi, mời đến nhà họKỳ chúng tôi đón năm mới.” Ở trong phòng ăn đã bày biện thịnh soạn cácvật thờ cúng để các vong hồn hưởng thụ, đến sáng sớm ngày mồng Một lạitiễn họ ra ngoài. (Việc làm có tâm ý như vậy khiến người đời sau vô cùng cảm động, nhưng nếu như ở nhân gian ai cũng làm việc này, gọi tất cảnhững người lang thang, cơ nhỡ ở đầu đường, xó chợ đến nhà mở tiệc vàobuổi đêm giao thừa thì chắc hẳn chúng ta sẽ càng khâm phục hơn.) TrongNgũ đóa trở của Tạ Triệu Chế, tập hai có nói đến một phong tục rất haycủa người Mãn. Phong tục ấy một mặt đã thể hiện được sự “tôn kính tổtiên, lúc nào cũng phải cẩn thận, chuẩn bị đồ cúng cho tổ tiên phải đầyđủ, không được thiếu bất cứ thứ gì”, mặt khác lại thể hiện được ý nghĩalớn lao “như ánh trăng soi sáng đêm dài, niềm vui lớn nhà nhà cùng chung hưởng”. Vì vậy, nếu ai đó có bản lĩnh gặp ma, thường sẽ nhìn thấy hìnhảnh những vong hồn ma quỷ khi đói sẽ vội vã lao vào mà tranh giành từngchiếc bánh bao một cách khốc liệt.

[12] Theo Trung nguyên bố thí tập thứ mười ba, phần Quý tị lưu cảo.

Ngoài tết Trung nguyên ra, những gia đình hoặc những pháp sư tổ chức buổi làm “thủy lục” cũng là dịp để những hồn ma có cơ hội một lần được ăn nobụng. Nếu biết tin tức nhà nào làm thủy lục, chúng liền chạy đi báo tincho nhau, kêu gọi đồng loại, kết bè kết phái vội vàng kéo nhau đi ănchay.

Đó là vào những dịp lễ tết hoặc những cơ hội hiếm hoi cóđược một bữa ăn no, còn với những ngày bình thường, phần lớn họ đều điăn xin cầu thực. Ngay cả anh hùng hào kiệt, những lúc đói khát cùngđường, đói đến độ như có ngọn lửa thiêu đốt trong cơ thể, không thể chịu đựng được nữa, lúc đó bỏ hết sĩ diện để đi cầu xin thức ăn của ngườikhác cũng chẳng phải việc gì mất mặt cả. Việc ăn xin trong thế giới củama quỷ nên được nhìn nhận một cách khách quan hơn. Vào thời nhà Nguyên,thể chế chính trị đã phân biệt xã hội con người thành những tầng lớpkhác nhau, theo đó ăn xin là tầng lớp đứng sau tầng lớ Nho gia, có thểtính làm hàng xóm với nhau được. Sự sắp đặt này thực ra không có gì làquá sai lệch. Bởi lẽ có nhà Nho mang phong thái của kẻ ăn mày, lại có kẻ ăn mày toát lên cốt cách của bậc Nho gia, vì thế, những tiên phu tiểuNho cũng không cần phải vì mình hơn kẻ ăn mày tấm bằng cấp mà đùng đùngbày tỏ sự bất công.[13]

[13] Theo Duyệt vi thảo đường bút ký.

Kì Nhân Lục Nhiên viết: “Có người hổ thẹn mà nói rằng: “Ông đừng sợ, tôisẽ không hại ông đâu, bản thân tôi giờ đã là ma rồi. Lúc sinh thời làngười dân tộc Thổ, không đuổi được những con ma đói đến tranh tiền gạo,tự cảm thấy rất xấu hổ, cầu xin ông cho tôi một bữa cơm có được không?”

Du Việt người đời Thanh, trong tập Hữu đài tiên quản bút ký[14], cuốnchín, viết có thể báo ân bằng một bữa cơm, cũng là hiền nhân của ngườiđi ăn xin rồi.[15]

[14] Nghĩa là: Ký sự viết bên quán Đài tiên.

[15] Xã Nam, huyện Quy An có núi Trường Siêu, mạo lâm tu trúc, cảnh rất yênắng và thanh tĩnh. Núi có mây che phủ bảo vệ am. Tương truyền Minh LăngTrung Giới Công (Lăng Văn Cừ) nói, lúc đầu ông học ở trong am, thithoảng vào lúc trăng sáng đi dạo dưới chân núi, bỗng nhiên có một cụ già đi lên phía trước vái chào, miệng ngập ngừng như có lời muốn nói. Cônghỏi, cụ già đáp: “Tôi là người trong mộ cổ, con cháu thờ ơ, không có aithờ cúng. Nay tôi đến xin ông một bữa cơm có được không?” Công không tin chuyện này, cười đáp: “Tính tôi rất thích được yên tĩnh, nên mới đếnđây đèn sách. Nhưng bốn phía đều có tiếng ếch nhái kêu, từ chập tối chotới sáng ngày hôm sau, tôi thấy rất khó chịu và khổ sở về điều này, nếuông giúp tôi làm đám ếch nhái kia không còn kêu nữa, tôi sẽ báo đápông.” Cụ già đáp: “Đồng ý!” Rồi tức thì biến mất. Ngày hôm sau, khi mànđêm buông xuống, quả nhiên không còn nghe thấy tiếng ếch nhái kêu nữa.Công bèn chuẩn bị cơm rượu đến tế ở gò hoang. Từ đó, bên cạnh am khôngcòn tiếng ếch, và cho đến nay cũng vậy.

Còn một số con ma đói, vì cầu thực nên đã dùng một số trò ma mãnh để lừa gạt người khác, chẳngqua cũng vì có những điều khó nói. Ví như Đường Lâm trong Minh báo ký có viết về một con ma vô chủ đã giả làm đứa em vừa chết của nhà người ta,sau đó bị chủ nhà vạch trần, đánh đuổi ra ngoài, cuối cùng nói một câu“đói nên đến xin bữa ăn mà thôi” làm cho người nghe cảm thấy chua xót.Cuốn thứ hai, phần bốn trong Duyệt vi thảo đường bút ký có ghi, có mộtcon ma giả mạo làm hồn ma của danh nhân Tề Ung đến tìm đồ cúng tế, nhưng con ma này chỉ xem qua bản ca của Triệu Ngũ Nương tỳ bà ký, đem câuchuyện đó thành Những chuyện trong triều nhà Hán, vì thế mà bị lộ. Nhưng giả mạo làm Tề Trung Lang mà không giả làm Cao Vệ Nội cũng được coi làcó tính phong nhã. Mà biết đỏ mặt hổ thẹn, không những ở thế giới maquỷ, ngay cả ở nhân gian cũng có thể nói là điều không dễ dàng gì. TuyKỳ Vân có thể chỉ là mượn câu chuyện về ma để châm biếm tình thế, nhưngsuy đoán theo tình thế, trong thế giới của ma quỷ cũng không ít trườnghợp như thế này.

Nhưng có lúc vì muốn lừa gạt để được một bữa ăn, hại cho nhà người khác một phen hú vía thì cũng thật đáng trách. Dikiên đinh chí, cuốn mười lăm, Đảm tiểu ca có đoạn viết: “Có một con magiả mạo làm con trai của lão thái thái, làm cho lão nhân gia tưởng rằngcon mình đã chết rồi, liền mời hòa thượng đến tụng kinh siêu độ. Con mađó vì thế đã được ăn một bữa cỗ rất thịnh soạn. Nhưng vài tháng sau,người con trai đi làm ăn ở xa trở về, người nhà tưởng đó là ma liền dùng trượng đánh đuổi, suýt nữa thì mất mạng.”

Trong thế giới ma quỷvẫn còn tồn tại những pha lừa lọc lớn hơn nhiều, như chuyện “niệm ương”, “cục trá” trong tác phẩm Liêu trai. Chỉ cần dùng một đống tiền giấy vàmột cuộc tế ma bài quỷ là có thể xua đuổi bọn chúng đi nơi khác. Duyệtvi thảo đường bút ký, cuốn mười ba có ghi chép lại câu chuyện về LiêuThái Học, vì thương tiếc người vợ đã khuất mà buồn rầu không nói nănggì. Có nhiều con ma đã biến thành vong hồn của người vợ, buộc lại, úpmặt xuống đất chịu trượng, làm cho Liêu Thái Học cho nhiều ma đói ăn, bố thí quá độ. Nhưng những con ma này ngày càng quá đáng, không chỉ cómột, hai lần lừa bịp, mà dạ dày cũng ngày càng to hơn, còn đòi làm bảyđêm thủy lục đạo trường mới được, kết quả là bị bại lộ.

Dựa vàoviệc ăn trộm, ăn cắp để được ăn no, trong thế giới ma quỷ, hạng ma ấycũng thuộc vào loại “lưu manh” có tiếng. Vốn là ăn trộm, nhưng những hồn ma ấy cũng là những trường hợp vô cùng đáng thương. Lưu Phủ, thời BắcTống trong Thanh tỏa cao nghị, cuốn thứ nhất, Bành lang trung ký[16] ghi lại: “Có một con ma vô chủ vào bếp ăn trộm thức ăn, bị Táo Quân bắtđược, đánh cho một trận tơi bời, chủ nhà thấy chuyện liền ra can: “Đóibụng, bất quá phải đi ăn trộm, hà tất phải trách phạt nặng nề như thế!”

[16] Nghĩa là: viết về người họ Bành.

Theo cách nhìn của người nhân từ, do đói quá mà phải ăn trộm thức ăn thìkhông đáng bị trách phạt nặng như vậy. Thế mà trong dân gian không ítngười mũ áo đàng hoàng, ngồi không ăn bám, hoặc giống như những con maăn trộm thức ăn, thì lại được xử lý nhẹ nhàng. Lê Cung Chấn người đờiThanh, trong Bắc đông viên bút lục tam biên, cuốn thứ tư, Vi sư ácbáo[17], truyền rằng có tên ma ăn trộm thức ăn nói về việc báo ứng vôcùng có lý lẽ: “Có người tên Sử, là một đạo sĩ hành thiện có khả năngnhìn thấy ma quỷ. Một hôm, vị đạo sĩ này đến thăm nhà họ Dương, cười nói rằng: “Ở dưới bếp nhà ông có một con ma ăn vụng thức ăn, nay đầu thailàm người, không biết Dương gia có làm việc gì đáng trách không?” Gầnđây nhà họ Dương mới sinh được một đứa con trai, liền bế ra ngoài, đạosĩ xem kỹ rồi phán: “Không biết ông đã từng làm việc gì tạo nên nghiệpchướng không mà nay con ma ăn trộm thức ăn đó lại đầu thai làm con traiông?” Họ Dương bèn nói: “Tôi tự tin là cả đời này chưa từng làm việc gìphạm lỗi lớn, chỉ là khi tôi chưa đạt công danh thì đã từng dạy học ởtrường tư thục, khi giảng dạy có chút không làm tròn trách nhiệm.” Đạosĩ vỗ vào vai người họ Dương mà nói: “Ông vì chuyện cơm áo của mình màlàm mất tuổi thơ hồn nhiên của học trò, vậy những chuyện đó chẳng phảilỗi lớn hay sao?!” Sau đó, con trai của nhà họ Dương lớn lên, ngày ngàytửu sắc, ruộng điền bán hết để đổi lấy rượu, chưa hết một đinh đã kếtthúc.

[17] Nghĩa là: vì thầy báo ác.

Làm nghề giáo mà làmqua quýt, giả mạo để kiếm bữa ăn, sau này các cán bộ lớn từ quan địaphương đến trung ương cũng làm việc qua quýt, giả tạo để thăng chức,hành động này còn nguy hại hơn cả việc ăn trộm thức ăn của ma quỷ. Vì có những rường cột quốc gia như vậy nên các vị sử trị của quốc gia cũngthế, chỉ cần nghĩ ta có thể biết là được rồi. Trong Viết tiếp tử bất ngữ của Viên Mai, cuốn ba, Oa thượng hữu thủ phạn đồng tử[18] có kể lại một câu chuyện: “Trong nhà có một tiểu thần chuyên phòng tránh ma đói đếntrộm thức ăn. Xem ra việc phòng tránh tiểu quỷ đến ăn trộm có vẻ rất dễdàng, còn đối với những đại nhân tiên sinh ngồi không ăn bám thì chỉ còn cách cầu báo ứng, gieo nhân nào hái quả đó thôi. (Trong Tam cương thứclược của Đổng Hàm thì sự trừng phạt đối với những kiểu người như thế này là sẽ để bản thân họ làm chó ba năm.)”

[18] Nghĩa là: Trên nồi có đồng tử giữ nồi cơm.

Có thể bổ sung thêm một điểm sau cùng, trong thế giới hồn ma cũng có việcdựa vào nhân gian để làm việc kiếm ăn, như ở trên đã nhắc tới một ngườitrong Bác dị chí của Cốc Thần Tử, nhưng cái này lại tính vào một loạikhác, mà việc ma đến nhân gian làm việc thì sau này nếu có cơ hội sẽ nói rõ hơn.

4

Hồn ma ở âm phủ nhưng lại ăn thức ăn của chốndương gian, về điểm này không thể không khiến người ta suy nghĩ. Làm thế nào để hai vật một hư một thực, kẻ âm người dương lại có thể dung hợpđược với nhau. Ban đầu có ý kiến cho rằng, chuyện ăn uống của con người ở chốn dương gian và hồn ma nơi âm phủ gần giống nhau. Nếu như người cóthể chứa đầy thức ăn trong dạ dày thì hồn ma cũng có khả năng ăn đến cạn bình, sạch bát y như vậy. Phổ Can Bảo trong Sưu thần ký, cuốn mười sáunói về chuyện ma uống rượu, có thể uống đến độ không còn thừa lại mộtgiọt nào. Trong U minh lục[19] của Lưu Tống – Lưu Ý Khánh có viết: “Maăn cơm và uống rượu, cả hai thứ đựng đầy hai bình đều sạch trơn.” Điềunày một lần nữa cũng được khẳng định lại trong Thuật dị ký: “Ma ăn uốngkhông khác gì người sống cả.” Sau này, mặc dù rất hiếm khi gặp cách nóichân thực như vậy nhưng cũng không phải không có. Trong tập Di kiên chicanh của Hồng Mại thời Nam Tống, cuốn thứ nhất, Hoàng giải nguyên điềnbộc có đoạn kể chuyện Trương mỗ, một người đầy tớ làm ruộng không bệnhmà chết. Sau khi chết ba ngày vẫn chưa được chôn cất, ông ta đột nhiênngồi dậy, cất tiếng chuyện trò. Thì ra ông ta vừa vào tới âm phủ đã bịphái đi làm quan sai. Biết Trương mỗ phải đi gọi hồn Hoàng Giải Nguyên,vợ ông liền chuẩn bị đầy đủ thức ăn và một đôi dép cỏ, để tiện cho việcđi đường. Việc chuẩn bị diễn ra vội vàng trong âm thầm lặng lẽ, người vợ không dám cất tiếng hỏi han lấy nửa lời. Mặc dù thân thể của Trương mỗvẫn nằm yên trên giường như lúc lâm chung, không hề nhúc nhích, thếnhưng bát cơm để gần đó đã hết sạch và đôi dép cỏ cũng không cánh màbay. Trong Canh kỷ biên, cuốn chín, Hoàng thôn tượng nhân có ghi lạihình ảnh hồn ma đứng đối diện với người sống, ăn hết một con gà quay, ăn xong chỉ còn lại một đống xương gà vứt chỏng chơ trên nền đất. Chuyệnkể về “Diêm La yến”[20] trong Liêu trai chí dị cũng dẫn ra một tình tiết kỳ thú: “Diêm Vương và các tùy tùng cùng nhau kéo đến dùng tiệc màThiệu Sinh chuẩn bị cho người mẹ đã khuất của mình. Bữa tiệc kết thúc,họ cũng đã ăn uống no nê, sạch sẽ, không còn sót lại gì cả.”

[19] Nghĩa là: ghi chép chuyện âm phủ và dương gian.

[20] Nghĩa là: tiệc đãi thần Diêm Vương.

Nhưng cách lý giải như thế này quả thực quá xa vời với thực tế. Bởi lẽ, bìnhthường khi người ta bày đồ thờ cúng, thiết đãi quỷ thần, sau khi cúng tế xong, mọi thứ vẫn còn nguyên không hề bị quỷ thần ăn mất. Lúc ấy, mọingười vẫn có thể ăn uống bình thường, không những mùi vị thức ăn khôngthay đổi, mà còn có quan niệm cho rằng, những đồ đã cúng rồi sẽ đem phúc đến cho người ăn nó. Chính vì vậy, ở đây ta lại bắt gặp một cách nóitương phản, trái ngược hoàn toàn với cách lý giải trên đây, hơn nữa cũng không phù hợp với tình hình thực tế, đó là quan niệm cho rằng hồn machưa bao giờ ăn thức ăn của người trần. Nếu nói như vậy chẳng khác nàokhẳng định quỷ thần không hề đụng đến những thức đồ đã bày biện, cúng tế của nhân gian, và như thế đồng nghĩa với việc người đời thành tâm thành ý thờ cúng thần quỷ giờ đã biến thành hư ảo? Nếu theo cách hiểu như vậy không những có sự bất kính đối với quỷ thần mà ngay cả sự tồn tại củaquỷ thần trên thực tế cũng bị hoài nghi và trở nên bất tín. Sự thực làtiệc rượu cúng tế bày biện ra vẫn còn nguyên, quỷ thần không hề nhấmnháp hay làm mất mát một thứ gì. Đồ thờ cúng thì vẫn còn nguyên nhưngvẫn không thể không thờ cúng, vậy làm thế nào để có thể dung hòa hai mặt đối lập này đây? Cổ nhân đưa ra hai cách lý giải. Cách thứ nhất, họ cho rằng việc quỷ thần ăn uống no say đồ tế lễ là có thật, nhưng sau khi ăn xong rồi đi khỏi thì mọi thứ lại trở về nguyên vẹn như cũ. Cách giảithích này đã được Phổ Nhân tiên sinh nói tới trong tác phẩm Chân di lụccủa mình, ông viết: “Hạ Văn Quy chết được một năm trở về thăm nhà, đicùng với ông còn có khoảng hơn mười người theo hầu. Hạ tự nói hiện mìnhlàm quan trấn giữ tại Bắc Hải. Người nhà chuẩn bị tiệc rượu thết đãilinh đình, rõ ràng nhìn thấy ma ăn hết mọi thứ bày biện trên mâm cúng,nhưng lúc ma quỷ đi rồi thì đồ ăn thức uống lại đầy nguyên như cũ.”

Một cách lý giải khác, người xưa quan niệm không phải là hồn ma không ăn đồ cúng tế, chỉ là họ lựa dùng những cái “tinh hoa” nhất mà thôi, nhữngthứ còn lại người trần mắt thịt nhìn thấy thì vẫn còn nguyên như cũ,nhưng thực tế đó chỉ là cặn bã mà thôi. Đoàn Văn Thành, một nhân sĩ thời nhà Đường, trong Tây dương tạp trở, cuốn một có bàn về việc ma uốngrượu nhưng chỉ uống hơi rượu, tuy rượu vẫn còn nguyên nhưng mùi vị đãnhạt chẳng khác gì nước lã. Cách nói này được người đời sau tán thành,hưởng ứng. Trong Việt vi thảo đường bút ký, cuốn mười có đoạn viết vềmột thư sinh bạo dạn, vào đêm trăng sáng đã đem rượu đến mộ ngồi uống,và còn gọi ma đến uống cùng. Tức khắc có khoảng mười người theo lên, thư sinh đã dùng hũ đựng rượu thật lớn, rót xuống đất để ma có thể ngửiđược mùi rượu. Hiểu theo cách hiểu này thì hình ảnh ma quỷ “dùng mũi hút rượu vào bên trong” như trong Lữ viên tùng thoại của Tiền Vĩnh, cuốnmười lăm, Quỷ hí[21] miêu tả là hoàn toàn sai lệch. Có lẽ người viết đãđứng từ trên cao nhìn xuống, lại nhìn không rõ ràng nên mới hiểu lầmrằng ma dùng mũi để uống rượu!

[21] Nghĩa là: kịch ma.

Vềcách ăn của ma cũng tương tự như vậy, thức ăn thì còn mà tinh hoa của nó thì đã mất. Viên Mai trong tập Tử bất ngữ, cuốn hai mươi hai có phầnviết về Ma cướp bánh bao rất thú vị:

Trên núi Đồng Đình có rấtnhiều ma đói. Có một gia đình đang hấp một khay bánh bao, bánh bao chínhọ mở nắp nồi ra, nhìn thấy chiếc bánh bao tự động bay lên, làm cho chủnhà thất thần, cái bánh bao to như cái bát mà trong giây lát đã co lạinhỏ xíu, bánh thì còn nhưng mùi vị thì giống như bột mì sống. Ban đầu họ không thể giải thích được hiện tượng này, sau có một cụ già nói rằng:“Việc này là do con ma đói cướp đi, nếu lúc vừa mở nắp nồi ra mà dùngbút màu đỏ chấm vào, ma sẽ không cướp được.” Nói như vậy nhưng cái nàođánh dấu được thì đánh dấu, cái nào bị co lại thì vẫn co, một người đánh dấu thì làm sao có thể thắng được đám ma đói kéo nhau hàng đàn đến cướp bóc!

Cũng trong tập Tử bất ngữ, cuốn hai mươi hai, Thành thầnbất tất hiền nhân[22] có đoạn viết về việc ăn uống của ma như sau: “Tấtcả các việc liên quan đến ăn uống của ma là chỉ ngửi mà không nuốt,những thức ăn nóng thì bị ngửi cho đến khi nguội lạnh.” Tinh hoa và hơinóng cùng lúc mất đi, ma chỉ ăn những chất dinh dưỡng và vi lượng củathức ăn, cách ăn này rất hiện đại mà lại vô cùng khoa học, đã miễn đượcnhiều chuyện phiền toái khi tiêu hóa thức ăn.

[22] Nghĩa là: trở thành thần thánh không nhất thiết phải là người hiền tài.

5

Chăm lo hương khói, thờ cúng tổ tiên là những hành động thể hiện lòng hiếuthuận của con cháu ở chốn nhân gian. Khi chôn cất quan tài, ngay cảhoàng đế thuở xưa dù có được cúng bái hàng nghìn vật ngon của lạ thìdùng mãi cũng có ngày hết[23]. Vì vậy, con cháu cần nhớ vào những dịpgiỗ, tết phải cúng lễ tổ tiên cho chu toàn, cẩn thận. Ngoài cúng tiệcrượu còn phải hóa quần áo, tiền vàng làm từ giấy… Nói tóm lại, cháu conphải làm sao để ông bà, cha mẹ mình ở chốn âm tà lạnh lẽo không phải lolắng đến chuyện ăn mặc, có như vậy mới làm tròn đạo hiếu với người đãkhuất. Hình thức thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình đến nay đã có nhiều thay đổi. Mặc dù có điểm mâu thuẫn là trong đạo Phật không có tục thờcúng tổ tiên, nhưng trong lễ giáo bao đời của người Trung Hoa, phong tục ấy vẫn không hề bị mai một. Vào thời cổ đại, ngoài việc tế Xuân Thu ra, trong các ngày lễ, tết khác, người người nhà nhà đều không quên thờcúng tổ tiên. Mặc dù đến xã hội hiện đại, hình thức thờ cúng tại gia đãkhông còn giữ được nguyên gốc những tập tục dân gian tự thuở xa xưa,nhưng tinh thần của những ngày tết Thanh minh tảo mộ, tết Đông nguyệt“gửi áo ấm mùa đông” vẫn còn lưu giữ được trong dân gian. Tuy nhiên, đểnhững phong tục này được lưu truyền mãi mãi, rất cần có một tư tưởngnhất quán làm tiền đề, đó là niềm tin vô hình vào sự tồn tại vĩnh cửucủa các vong hồn tiền nhân ở chốn u minh, địa phủ.

[23] Căn cứtheo Cựu Đường thư, hoàng đế lúc nhập quan thì phải cúng ở trong cung“nghìn vị thực”, thủy lục cùng các món khác lên đến hơn một nghìn loại,màu sắc phong phú, bắt mắt rồi để vào phần mộ, kèm theo là hoa quả vàthịt ngựa, trâu, lừa, bê, hoẵng, hươu v.v…, cùng với hơn ba mươi loạirượu.

Chính điều này đã làm nảy sinh một mâu thuẫn mới trong vănhóa vong hồn của người Trung Quốc. Bởi lẽ, theo quan niệm của Phật giáo, và trong nước cũng có một bộ phận người dân tin tưởng, tiếp thu qu định của lục đạo luân hồi, nghĩa là những hồn ma mà hậu nhân vẫn chăm lo thờ cúng vốn đã được đầu thai đến thế giới dương gian rồi. Và nếu như thờigian mà có sự trùng hợp thì việc đầu thai chuyển kiếp ấy thậm chí cònnhanh hơn cả việc thay đổi một chuyến tàu, ở đây chưa qua “đầu thất”,bên kia đã qua “tam triều” rồi. Sau khi chuyển thế, người có phẩm tiết,đức hạnh sẽ được đầu thai thành người có quyền cao, chức trọng, còn kẻthấp hèn, xấu xa thì sẽ phải làm chó, lợn cả đời để phục dịch con người. Vậy thì, trong thế giới âm phủ còn có vong hồn nào mà mấy mươi đến mấytrăm năm chịu đói khổ giữa chốn u minh lạnh lẽo ấy nữa! Nhưng văn hóahồn ma ở Trung Quốc lại rất quan tâm việc thờ cúng tổ tiên, vậy thì lýluận Phật giáo của người phương Tây du nhập vào cũng cần phải tuân theocác đặc trưng của Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là, khi thờ cúng tổ tiên, chúng ta đều lấy tiền đề là tổ tiên ở thế giới bên kia đang bị đói, bịrét làm cơ sở để nương theo. Việc cúng tế và câu chuyện luân hồi chuyểnkiếp là hai việc làm tưởng chẳng có gì tương tác với nhau, nhưng trongnhững trường hợp đặc biệt thì điều đó vẫn có thể xảy ra. Câu chuyện dưới đây trong Ngụ phổ tạp chí của Vương kỳ, cuốn bảy, Lâm Nhất Ngạc trúmộng[24] đã minh chứng điều đó:

[24] Nghĩa là: Lâm Nhất Ngạc nằm mơ giữa ban ngày.

Lâm Nhất Ngạc làm quan ở Giang Tây, vào ngày lễ Trung nguyên chợt nằm mộnggiữa ban ngày. Trong giấc mộng, ông thấy mình may mắn được hưởng đồ thờcúng của Nhất phu nhân. Kinh ngạc hơn, khi tỉnh dậy liền thấy những đồvật ấy ở ngay cạnh mình. Ngơ ngác nhìn quanh thì phòng ốc, đường xá vẫn y nguyên như trước. Ông đi theo hướng được chỉ sẵn trong giấc mộng, quảnhiên gặp một cụ bà khoảng hơn bảy mươi tuổi đang thắp nhang thờ cúngngười chồng quá cố của mình, tro hóa vàng vẫn còn chưa nguội. Hỏi cụ vềngày giờ, tháng, năm mà chồng cụ mất, lại trùng khớp với ngày sinh màtrong mộng Lâm Nhất Ngạc vừa mơ thấy. Anh ta cảm thấy vô cùng ngạcnhiên. Sau khi biết chuyện về người chồng quá cố của cụ già ấy. Lâm Nhất Ngạc cũng thường xuyên mang chút đồ đến thăm nuôi cụ.

Ngườiđang sống giữa chốn dương gian mà lại được hưởng đồ cúng tế của ngườithân ở kiếp trước, câu chuyện này quả thực có chút gì đó vô cùng kỳquái, nhưng sau khi đọc xong thì lại khiến người ta có cảm giác thươngcảm vô cùng. Tình cảm của đôi vợ chồng già mấy chục năm mà nay gặp mặtlại không hề quen biết, lão phu nhân vẫn ngày đêm tưởng nhớ người chồngquá cố của mình. Trong khi đó, linh hồn người chồng quá cố sau khichuyển thế lại không lưu lại chút ký ức nào từ kiếp trước. Cái gọi là“mang chút đồ đến thăm nuôi” đó chỉ là tình thương của người qua đườngdành cho bà lão già yếu mà thôi. Tuy nhiên, chuyện này cũng không thểtrách người ta vô tình, “song dài trăm thước, da dê năm bộ, bây giờ làngười phú quý rồi thì quên đi những việc đã làm trước đó”. Chỉ trongthoáng chốc đã làm cho người khác giật mình hiểu ra ý nghĩa sâu sắc củacâu “chỉ trong nháy mắt mà xa cách nghìn trùng”. Những câu chuyện kiểunhư thế này lần đầu tiên xuất hiện trong các tác phẩm văn học thời NamTống, Thiệu Bác trong Thiệu thị vấn kiến hậu lục, cuốn ba mươi, Lục xán, hay thời nhà Minh trong Canh tị biên, cuốn bốn, Như Công hay Mẫn VănThành trong Thiên thái lô hy triết… đều lấy việc thờ cúng tổ tiên trongcác gia đình để chứng minh sự tồn tại của luân hồi. Nhưng chính ngườiviết cũng không nghĩ đến tác dụng ngược lại, họ thờ cúng tổ tiên trongnhà nhưng cùng lúc họ dùng luân hồi để chứng minh sự vô ích của việc thờ cúng đó. Lô Kỳ Dã đã viết một bài tùy bút, trong đó có nhắc đến chuyệnngày lễ tết, vì đồ ăn quá nhiều nên dễ làm cho con người cảm thấy ngán,liền nói đùa rằng: “Chắc chắn đã ăn phải đồ tế phẩm của con cháu ở kiếptrước rồi.” Phải chăng việc thờ cúng trong gia đình là điều vô ích, vậythì cần gì phải duy trì tục lệ lâu đời ấy nữa? Nhưng nếu làm như vậy thì luân lý vững chắc của người Trung Quốc tự ngàn xưa chẳng phải sẽ sụp đổ hay sao? Cho nên những câu chuyện như vậy thường gây ra sự hoài nghi,hoang mang trong suy nghĩ, tư tưởng của nhân gian và vì thế cần liệt vào những chuyện “nói không” khi bàn tới.

Hơn nữa, điều làm chongười thời nay cảm thấy vô cùng kỳ quái đó là, rõ ràng chúng ta nghĩ tổtiên ở thế giới âm phủ vô cùng đói khổ, vậy tại sao con cháu ở chốn trần gian lại không thể “nhân cách hóa” thế giới của người chết một chút,thổi vào đó một chút không khí ấm áp, tươi vui? Họ thậm chí không phảitổn hao công sức mà chỉ cần dùng mồm miệng, dùng tiếng nói của mình làcó thể tạo ra một thiên đường rộng lớn, tiện nghi, có đầy đủ “điện,nước, điện thoại, tầng trên, tầng dưới…” cho tổ tiên của mình, và thêmnữa là thức ăn, thức uống dư thừa, chưa hết, còn không phải lo toanmiếng ăn, cái mặc hằng ngày. Vậy tại sao họ cứ phải để tổ tiên mìnhtrong tình trạng bụng đói cồn cào, miệng mồm khô khốc, mắt nhắm nghiền,rệu rã chờ sự nuôi dưỡng mà vài tháng mới có một lần, đồng thời cũng gây nên không ít rắc rối cho bản thân mình?

Ý tưởng xây dựng thếgiới âm phủ thông thẳng đến thiên đường hoặc thế giới thần tiên cũng đãtừng có người nghĩ ra. Trong Dậu dương tạp trở của Đoàn Thành Thức dẫnra một câu chuyện kể việc Triệu Bùi đến âm phủ. Triệu Bùi bị bệnh màchết, được Châu y Nhân nhận về âm tào địa phủ, dẫn đi thăm thú một vòng. Cảnh tượng vô cùng sầu thảm hiện ra trước mắt, không có một tấc đất nào được coi là có hạnh phúc. Sau đó, Châu Y Nhân hỏi Triệu tiên sinh: “Ông có muốn đi thêm một chút nữa để đến “thượng thanh” không?” Và thế là đã đến “thượng thanh” tiên cảnh, cảnh vật đẹp đến mê hồn. Ở địa phủ mà lại có cổng sau thông lên tiên giới, ngay cả vị hòa thượng nào đó có côngtạo ra âm phủ có lẽ cũng không thể nghĩ ra. Châu Y Nhân rõ ràng là đang“kéo kh

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN