Tây Du Ký - Chương 99: Mười mấy năm trời qua Cực lạc Tám ngày phép Phật tới Trường An
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
124


Tây Du Ký


Chương 99: Mười mấy năm trời qua Cực lạc Tám ngày phép Phật tới Trường An


Nói về Ngủ Phương Yết Ðế, Tứ Bộ Công Tào, Lục Ðinh, Lục Giáp, Hộ Pháp Dạ Lam, đồng đến bạch với Quan Âm rằng:

– Các đệ tử bấy lâu vưng pháp chỉ Bồ Tát. Nay đã xong rồi, chúng tôi xin bạch lại!

Quan Âm mừng rỡ hỏi rằng:

– Bốn thầy trò Tam Tạng đi đường tâm tánh ra thể nào?

Các vị thần đồng bái và bạch rằng:

– Sự bốn thầy trò lòng thành, Bồ Tát đã rõ.

Còn các việc Tam Tạng khổ sở, kể không xiết, hể mắc nạn tại đâu, chúng tôi đều ghi vào sổ.Vậy xin dưng sổ tai nạn của Tam Tạng cho Bồ Tát xem.

Nói rồi dưng sổ, Quan Âm xem thấy đề tám chục khoảng như vầy:

Nạn thứ nhứt: Phải đọa đầu thai

Nạn thứ hai: Mới lọt lòng, gần bị giết

Nạn thứ ba: Bị thả trôi sông

Nạn thứ tư: Tìm mẹ trả thù cha

Nạn thứ năm: Mới ra khỏi thành gặp cọp

Nạn thứ sáu: Sa hầm, chết kẻ theo

Nạn thứ bảy: Qua núi Song xa

Nạn thứ tám: Tại núi Lưởng giái

Nạn thứ chín: Bị rồng nuốt ngựa

Nạn thứ mười: Bị thiêu ban đêm

Nạn thứ mười một: Mất áo cà sa

Nạn thứ mười hai: Bắt đặng Bát Giới,

Nạn thứ mười ba: Bị quái Hùynh Phong

Nạn thứ mười bốn: Ði cầu ông Linh Kiết

Nạn thứ mười lăm: Khó qua sông Lưu Sa

Nạn thứ mười sáu: Thâu đặng Sa Tăng

Nạn thứ mười bảy: Bốn thánh giả gái tốt

Nạn thứ mười tám: Bị quán Ngủ trang

Nạn thứ mười chín: Khó cứu cây nhơn sâm

Nạn thứ hai mươi: Ðuổi Tôn Hành Giả

Nạn thứ hai mươi mốt:Bị tại núi Hắc tòng

Nạn thứ hai mươi hai: Ðem thơ nước Bữu tượng

Nạn thứ hai mươi ba: Hóa ra hình cọp

Nạn thứ hai mươi bốn: Gặp yêu núi Bình đảnh

Nạn thứ hai mươi lăm: Bị treo tại ông Liên Hoa

Nạn thứ hai mươi sáu: Cứu vua nước Ô Kê

Nạn thứ hai mươi bảy:Bị yêu giả hình

Nạn thứ hai mươi tám: Gặp yêu núi Hiệu sơn

Nạn thứ hai mươi chín: Bị yêu bắt về động

Nạn thứ ba mươi: Tôn Hành Giả bị đốt

Nạn thứ ba mươi mốt: Thình Phật bắt yêu

Nạn thứ ba mươi hai: Chìm sông Bắc hà

Nạn thứ ba mươi ba: Tới nước Xa Trì

Nạn thứ ba mươi bốn: Ðàng cuộc với yêu quái

Nạn thứ ba mươi lăm: Cứu vớt thầy chùa

Nạn thứ ba mươi sáu: Ði gặp sông lớn

Nạn thứ ba mươ bảy: Té xuống sông Thông thiên

Nạn thứ ba mươi tám: Quan Âm hiện hình ngư lâm

Nạn thứ ba mươi chín: Gặp yêu núi Kim đâu

Nạn thứ bốn mươi: Các thiên thần khó cứu

Nạn thứ bốn mươi mốt: Di Lạc trói yêu

Nạn thứ bốn mươi hai:Uống nước lớn bụng

Nạn thứ bốn mươi ba: Bị nữ vương bắt

Nạn thứ bốn mươi bốn: Bị bắt về động Tì bà

Nạn thứ bốn mươi lăm: Ðuổi Hành Giả lần thứ nhì

Nạn thứ bốn mươi sáu: Bị Lục nhỉ hầu

Nạn thứ bốn mươi bảy: Gặp Hỏa diệm sơn

Nạn thứ bốn mươi tám: Cầu mượn quạt ba tiêu

Nạn thứ bốn mươi chín: Trói Nguư ma vương

Nạn thứ năm mươi: Quét tháp trước Tế Thái

Nạn thứ năm mươi mốt:Lấy báu cứu thầy chùa

Nạn thứ năm mươi hai:Bị mộc tiên bắt

Nạn thứ năm mươi ba: Bị nạn Tiểu Lôi Âm

Nạn thứ năm mươi bốn: Các thiên thần bị khối

Nạn thứ năm mươi lăm: Bị đường truông núi Thất Yệt

Nạn thứ năm mươi sáu: Cứu xóm Ðà la.

Nạn thứ năm mươi bảy: Làm thuốc cứu vua Chung Tử

Nạn thứ năm mươi tám: Ðánh yêu cứu Kim Thác Cung

Nạn thứ năm mươi chín: Bị bảy con tinh gái

Nạn thứ sáu mươi: Bị đạo sĩ Ngô Công Thuốc

Nạn thứ sáu mươi mốt: Bị núi Sư đà

Nạn thứ sáu mươi hai: Ba yêu dụng kế

Nạn thứ sáu mươi ba: Bị giam cầm trong thành

Nạn thứ sáu mươi bốn: Thỉnh Phật Tổ bắt đại bàng

Nạn thứ sáu mươi lăm: Cứu trẻ nhỏ nước Tì Khưu

Nạn thứ sáu mươi sáu: Quốc Trượng mổ tim

Nạn thứ sáu mươi bảy: Cứu con gái rừng tòng

Nạn thứ sáu mươi tám: Bịnh nặng tại chùa

Nạn thứ sáu mươi chín: Bị bắt về động Vô để

Nạn thứ bảy mươi: Khó qua nước Diệt pháp

Nạn thứ bảy mươi mốt: Gặp yêu núi Aån vụ

Nạn thứ bảy mươi hai: Ðào võ quận Phụng Tiên

Nạn thứ bảy mươi ba: Bị mất binh khí

Nạn thứ bảy mươi bốn: Yêu làm hội Ðinh ba

Nạn thứ bảy mươi lăm: Mắc nạn núi Trước tiết

Nạn thứ bảy mươi sáu: Bị khổ động Huyền Anh

Nạn thứ bảy mươi bảy: Bắt lũ trâu nước

Nạn thứ bảy mươi tám: Vua Thiên Trúc kén Phò Mã

Nạn thứ bảy mươi chín: Giam cầm tại phủ Ðồng Ðài

Nạn thứ tám mươi: Bỏ xác tại bến đò Lăng vân.

Khi ấy Quân Âm xem sổ tai nạn rồi, liền nói rằng:

– Trong cảnh Phật có chín thứ tòa sen, mỗi thứ chín sắc, cộng tám mươi mốt cái tòa sen, thánh tăng chịu tám mươi nạn, còn thiếu một nạn nữa mới đủ số cửu cửu.

Tức thì truyền các vị thần đằng vân theo Kim Cang mà dặn như vầy&t hì sanh thêm một nạn nữa. Các vị thần vưng lịnh bay theo một ngày đêm, mới kịp Kim Cang, nói nhỏ như vậy.

Mấy vị Kim Cang nghe chỉ Quan Âm Bồ Tát dặn, nên không dám cãi, liền ngừng gió lại, bốn thầy trò và con ngựa đều sà xuống đất một lượt!

Khi ấy Tam Tạng bị rớt xuống đất, lòng lại lo sợ!

Bát Giới cười ha hả nói rằng:

– Hay hay, thiệt là muốn mau hóa chậm.

Sa Tăng nói:

– Chắc là chúng ta đi mau, nên ngài nghỉ.

Tôn Hành Giả nói:

– Lời tục rằng: Mười bữa ngồi hoài một chổ, một ngày đi chín khúc sông. Ngồi lâu chớ đi bao lâu mà lật đật?

Tam Tạng nói:

– Ba đứa bây đừng nói chuyện vả! Nhìn thử chổ nầy là xứ nào?

Tôn Hành Giả day lại ngó bốn phía rồi nói rằng:

– Nói vậy là tới chổ ấy, thầy nghe sóng bủa hay không?

Bát Giới nói với Sa Tăng rằng:

– Sóng bủa lao xao, chắc là xứ sở của ngươi đó.

Tôn Hành Giả nói:

– Xứ sở của Sa Tăng là sông Lưu sa đây không phải là sông Lưu sa, ấy là sông Thông thiên đó.

Tam Tạng nói:

– Ðồ đệ xem cho kỷ, coi mình ở phía nào?

Khi ấy Tôn Hành Giả nhảy lên mây ngó bốn phía, rồi nhảy xuống nói rằng:

– Thầy ôi, mình ở mé bên Tây.

Tam Tạng nói:

– Ta nhớ lại rồi, phía bên đông có xóm Trần Gia, năm trước nhờ ngươi cứu con cái họ, nên Trần Thanh, Trần Trừng tính đóng thuyền lớn mà đưa chúng ta;nay có Bạch Nguơn nổi lên, đưa qua sông không nghiêng không lắc phía bên nầy không nhà cửa ai hết. Bây giờ biết tính làm sao mà qua sông?

Bát Giới nói:

– Người phàm tác tệ đã xong, ai dè Phật Kim Cang cũng tác tệ, dã vưng chỉ Phật đưa về Ðông Ðộ, sao nữa chừng lại bỏ xuống, thiệt là không nổi tới lui, biết làm sao mà qua sông cho đặng?

Sa Tăng nói:

– Thầy đã hết tai phàm chắc không sa xuống nước, xin anh làm phép, đưa thầy qua sông.

Tôn Hành Giả biết thầy còn mắc một nạn nầy mới dứt, nên không đặng nói ra, cứ cười và lắc đầu, nói:

– Không nổi, không nổi! Sa Tăng không dám nói dai.

Khi ấy bốn thầy trò đi tới mé sông Thông thiên, không thấy nhà ai ở dựa sông, cũng không có thuyền đò chi hết.

Xảy nghe có tiếng kêu văng vẳng rằng:

– Ðường Thánh Tăng đã tới đó sao?

Bốn thầy trò ngó chừng theo tiếng kêu thấy con Bạch Nguơn ở phía bên kia, đương nổi trên mặt nước nghiển cổ mà nói rằng:

– Tôi đợi sư phụ hơn mấy năm nay, bây giờ mới về đó!

Giây phút Bạch Nguơn lội tới, Tôn Hành Giả cười rằng:

– Lão Nguơn năm trước đưa chúng ta, tới năm nay mới gặp mặt!

Tam Tạng, Bát Giới và Sa Tăng đều mừng rỡ chào hỏi.

Tôn Hành Giả nói:

– Như Lão Nguơn có lòng tế độ, xin nhảy lên bờ!

Bạch Nguơn y lời bò lên. Tôn Hành Giả truyền dắt ngựa lên lưng Bạch Nguơn, Bát Giới ngồi chồng hổm sau ngựa.

Tam Tạng đứng trước ngựa bên hữu.

Tôn Hành Giả một chưn đứng trước về Bạch Nguơn, một chân đứng trên cổ Bạch Nguơn mà nói lớn rằng:

– Rán mà lội cho vững nhé?

Bạch Nguơn lội xuống sông thả êm ru như ở trên đất; chở bốn thầy trò và con ngựa, lội qua mé bờ bên đông.

Khi gần đến mé, Bạch Nguơn hỏi rằng:

– Năm trước tôi cậy sư phụ đến Tây Phương hỏi giùm Phật Tổ, coi tôi chừng nào mới hóa đặng hình người. Chẳng hay sư phụ có hỏi giùm chăng?

Bởi Tam Tạng lo sự thỉnh kinh, quên hỏi thăm việc ấy, nên không biết làm sao mà trả lời, cũng chẳng dám đặt điều, số phạm vọng ngữ, túng phải làm thinh.

Bạch Nguơn biết Tam Tạng không hỏi giùm nên tức mình lặn mất!

Báo hại bốn thầy trò và con ngựa đồng chìm xuống sông, kinh kệ ướt hết!

May là Tam Tạng thành Phật, đã cổi xác phàm, nếu không thì cũng bị chết đuối! Nói cho phải, Tôn Hành Giả ra sức đở Tam Tạng lên bờ.

Còn Sa Tăng, Bát Giới lội như rái, đem kinh và hành lý lên đủ, con ngựa rồng chở kinh lên không mất một cuốn.

Khi thầy trò lên bờ, đương vắt quần áo, kế bị trận gió thổi tới như bảo, mưa giông ấm sét ầm ầm, Tam Tạng đề kín gói kinh, Bát Giới giữ ngựa, Sa Tăng giữ gánh kinh, Tôn Hành Giả cầm thiết bảng đi giáp vòng bảo hộ, ấy là âm ma muốn đoạt kinh.

Ðêm ấy thầy trò thức chịu trận mưa giông, tới rạng đông mới tạnh!

Tam Tạng run cằp cặp nói rằng:

– Ngộ Không ôi! Bây giờ mới tính làm sao?

Tôn Hành Giả thở hào hên nói:

– Chúng ta bảo hộ đặng kinh nầy, là cướp quyền của tạo hóa, nên quì thần ghen ghét, muốn đoạt đi! Một là nhờ có pháp thần của thầy đè xuống, hai là ướt nên nặng nề, ba là Lão Tôn bảo hộ; đến rựng sáng khi dương thạnh rồi, âm ma tan hết, kinh mới còn nguyên.

Tam Tạng, Bát Giới, Sa Tăng nghe nói mới hiểu là âm ma làm giông mưa ấy.

Giây phút mặt trời mọc, mấy thầy trò đem kinh phơi trên bàn thạch, và phơi y phục vân vân.

Xảy thấy mấy người đi câu bước tới hỏi rằng:

– Sư phụ đi thỉnh kinh đã về đó hay sao?

Bát Giới nói:

– Phải! Sao các ngươi biết chúng tôi?

Như Nhơn nói:

– Chúng tôi ở xóm Trần Gia.

Bát Giới hỏi:

– Trần Gia trang lối nào? Ði chừng mấy dặm tới?

Ngư Nhơn nói:

– Ði ngang qua phía bên kai chừng hai chục dặm thì đến Trần Gia Trang.

Bát Giới nói:

– Xin sư phụ đem kinh đến xóm Trần Gia Trang mà phơi, dã có chổ nghỉ, lại có cơm ăn, nhờ họ phơi giùm kinh và thay đồ mà giặt luôn thể!

Tam Tạng nói:

– Thôi ghé làm chi, ở đây đợi kinh khô, sẽ lo về Ðông Ðộ kẻo trễ.

Ngư Nhơn đi một đổi, gặp Trần Trừng liền nói rằng:

– Ông ôi! Mấy thầy năm trước đi thỉnh kinh đã về đây, bởi kinh ướt đương phơi khô đó!

Trần Trừng liền kêu gia tướng, đồng chạy đến quỳ lạy thưa rằng:

– Lão gia thỉnh kinh đã về, sao không ghé xóm tôi mà nghỉ? Tôn xin thỉnh về nhà!

Tôn Hành Giả nói:

– Ðợi kinh khô rồi sẽ ghé.

Trần Trừng hỏi:

– Vì cớ nào mà ướt loi ngoi như vậy?

Tam Tạng nói:

– Năm trước nhờ Bạch Nguơn đưa khỏi sông, có nhờ tôi rằng, nếu đến Tây Phương xin hỏi giùm Phật Tổ: Chừng nào Bạch Nguơn thành hình người. Ðến nay Bạch Nguơn cũng đưa đưa về gần tới mé, liền hỏi thăm sự nhờ hôm trước, bởi tôi quên hỏi nên không biết làm sao trả lời! Bạch Nguơn giận liền lặn mất, báo hại ướt hết kinh, chớ quản gì y phục.

Trần Trừng năn nỉ mời vào nhà, nói hoài không biết mấy thứ. Tam Tạng cầm lòng không đậu, truyền gói kinh lại, chẳng ngờ mấy cuốn Phật bổn hạnh kinh ở dưới hết, mấy tờ chớ dính trên mặt đá gở không ra! Nên bây giờ kinh Phật bổn hạnh mất tờ sau cuốn nào cũng vậy! Mấy tấm đá phơi kinh bấy giờ hãy còn dấu chữ rành rành.

Khi ấy Tam Tạng phàn nàn rằng:

– Tệ quá! Ấy cũng bởi chúng ta vô ý, bộ kinh nầy mất hết chương sau!

Tôn Hành Giả cười rằng:

– Không phải vô ý đâu, trời đất còn có chổ thiếu mới hiệp với trời đất. Nghĩa là ý nhiệm cùng, nếu cùng thì không quý, ấy là số trời đã định trước như vậy, há bởi người sao?

Mấy thầy trò gói kinh gánh theo Trần Trừng, nội xóm hay tin, đồng ra nghinh tiếp, kẻ thắp đèn thắp hương, người dọn bàn ghế, tốp thì đờn ca gióng trống như thỉnh sắc, giây phút rước tới cửa xóm, Trần Thanh và nội nhà ra nghinh tiếp vào nhà, ai nấy đồng lạy tạ ơn.

Rồi dọn tiệc chay thiết đãi.

Tam Tạng hết xác phàm nên không đói như khi trước, vì tình nhậm lễ chút đỉnh mà thôi.

Tôn Hành Giả không ăn đồ nấu, dùng chút đỉnh trái cây.

Sa Tăng cũng chấm chút!

Bát Giới rán ăn một chén, rồi thì cầm đủa bái liền, Tôn Hành Giả hỏi:

– Sao thôi sớm như vậy?

Bát Giới nói:

– Không biết thể làm sao tì vị yếu quá, chắc là no hơi.

Ðoạn trà xong rồi, Trần Thanh, Trần Trừng hỏi thăm việc thỉnh kinh ra thể nào, Tam Tạng thuật chuyện lại và xin kiếu. Trần Thanh, Trần Trừng đồng nói:

– Anh em tôi khi trước nhờ ơn cứu mạng con cái, không biết lấy chi đền bồi; nên lập một cái chùa gọi là Cứu Sanh từ cốt bốn vị mà thờ, đèn hương không ngớt.

Nói rồi kêuTrần Quang Bảo và Nhứt Xứng Kim Ðồng ra lạy tạ bốn thầy, Rồi thỉnh đến chùa Cứu Sanh, Tam Tạng thấy bốn hình thầy trò, lên cốt coi như sống, mừng rỡ khen rằng:

– Như vậy thì tốt lắm, để bấn tăng đọc một vị kinh.

Nói rồi lấy kinh bữu thường tụng một cuốn. Tụng kinh rồi xuống lầu, Trần Thanh, Trần Trừng dọn tiệc thiết đãi, bốn thầy trò dùng chút vị tình. Tôn Hành Giả hỏi:

– Con miễu Linh Cảm đại vương ra thế nào?

Trần Thanh, Trần Trừng đồng nói rằng:

– Nội năm ấy xóm nầy phá miễu Cảm rồi lập chùa Cứu Sanh, từ ấy đến nay năm nào cũng như vậy.

Tôn Hành Giả cười rằng:

– Tại các ông có lòng lành, nên trời thưởng, chớ thầy trò tôi không giúp chút nào. Từ nầy sắp sau chúng tôi bảo hộ nội xóm bình an, yêu ma không dám xâm nhập, mưa gió hòa thuận, người mạnh vật an, song phải bỏ nghề chài rở săn bắn, cứ thiệt nghề làm ăn thì chúng tôi mới dám bảo hộ.

Ai nấy đồng lạy tạ ơn. Trần Thanh, Trần Trừng chịu báo cho vạn chài vạn săn làm ruộng cải nghề nghiệp sát sanh.

Ðến xế Trần Thanh dọn tiệc, đãi bốn thầy trò xong xả.

Chiều lại Trần Trừng dọn tiệc mời nữa, Bát Giới cười rằng:

– Tôi vô phước quá chừng, lúc ăn đặng không thấy ai mời, nay no hơi lại nhiều đám thỉnh.

Nói rồi ngồi vào tiệc, ăn rán một hai miếng gọi là, khó làm thẳng nghỉnh như trước.

Ðến tối Tam Tạng thức giữ kinh cho tới canh ba, liền kêu Tôn Hành Giả mà nói nhỏ rằng:

– Ngộ Không, các người ấy biết chúng ta đã thành rồi, nên cầm cọng lắm! Lời xưa nói:

– Phật Tiên không lộ hình, nếu vị tình ở lâu thì trể đại sự.

Tôn Hành Giả thưa rằng:

– Sư phụ nói phải lắm, chi bằng thừa lúc nầy nội gia ngủ hết, thầy trò đi lén cho xong!

Tam Tạng nói phải, Tôn Hành Giả liền kêu Bát Giới, Sa Tăngdạy mà nói nhỏ.

Bát Giới cười rằng:

– Ăn uống gì đặng mà ở lâu?

Nói rồi lén mở cửa chùa Cứu Sanh, gánh kinh và hành lý dắt ngựa đi êm, chó không hay mà sủa. Thầy trò mới đi một đổi, nghe trên mây có tiếng kêu rằng:

– Mấy thằng trốn đó, đi theo tám anh em tôi.

Khi ấy mùi hương thơm ngát, Tam Tạng lại là tám vị Kim cang làm phép đưa bốn thầy trò và con ngựa bay nửa lừng, mau hơn tận trước.

Còn Trần Gia Trang, rạng ngày ai nấy thức dậy nấu nước và dọn đồ chay lên cúng chùa Cứu Sanh, thấy cửa chùa mở hé, không còn ông nào ở lại! Ai nấy đồng than thở rằng:

– Gặp Phật rõ ràng mà cầm không đặng, uổng biết chừng nào.

Không biết làm sao, túng phải dọn đồ phẩm thực lên bàn cúng tế. Từ nay sắp sau mỗi năm cúng bốn lần trọng thể, và cứ mỗi tháng cúng hai kỳ. Nhiều người có bịnh đến cầu khẩn cũng lành, cầu an cũng đặng như lời, nên nhiều người van vái lắm, không giờ nào ngày nào cho hết hương lửa.

Nói về Bát Ðại Kim Cang dùng trận gió thứ nhì, đưa bốn thầy trò đi thấm thoát, không bao lâu gần tới Trường An.

Còn Vua Ðường Thế Dân, từ niên hiệu Trịnh Quang năm thứ mười ba, trước rằm ba bữa, đưa Tam Tạng ra khỏi thành.

Qua năm thứ mười sáu, liền sai ông Công Bộ cắt Vọng Kinh lâu tại ngoài ải Tây An, để phỏng rước kinh đến lầu ấy mà ngó chừng, trông hoài mấy năm không thấy chi hết.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN