Thạch Kiếm - Chương 13: Tên tiểu đồ
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
140


Thạch Kiếm


Chương 13: Tên tiểu đồ


Cơn mưa trái mùa tầm tã đổ xuống
ngoại ô vùng Kyoto. Tiếng mưa rào rào cùng với tiếng chày giã gạo trong
xóm quyện vào nhau tạo nên một âm thanh đều đều buồn tẻ làm tăng vẻ tiêu điều của những căn nhà ảm đạm, mái ra. sũng nước và cửa gỗ mục nát
không đủ ngăn cơn gió phũ phàng từ đồng không thốc tới.

Đây là một xóm nhỏ nghèo dựng trên một khu đất bỏ hoang ở ven cổ thành,
cư dân chỉ độ vài chục người, tay làm hàm nhai, vất vả lẳm mới kiếm đủ
sống. Có những ngày hoàng hôn tắt đã lâu, sương chiều bắt đầu xuống làm
mờ những mái ra. mà bếp núc trong xóm vẫn lạnh tanh, chỉ lác đác vài căn nhà có khói bốc lên chứng tỏ có cơm tối.

Trước một căn lều trông tiều tụy chẳng kém gì những căn khác, khách vãng lai nhìn chiếc nón nan cũ rộng vành treo bên cửa, trên đề mấy chữ vụng
về thì mới biết đó là một cái quán. Nhưng quán mới xơ xác làm sao ! Đồ
đạc chả có gì, vài chiếc chiếu trải ngay trên mặt đất dùng làm giường
ngủ cho khách trọ qua đêm. Góc quán cũng có ổ rơm, nhưng ai muốn nghỉ
lưng phải tra thêm tiền nên ít khi có khách sang dám đụng tới món hàng
xa xỉ ấy. Xế vào phía trong, gần cửa ra sân sau là một cái bệ đất đắp
cao tới đầu gối, giữa khoét sâu xuống vừa dùng làm bếp vừa dùng làm lò
sưởi.

Một đứa bé trai trạc mười, mười một tuổi đứng dựa lưng vào bệ đất. Tóc
nó ướt sũng nước mưa, những giọt nước chảy đầy trên cổ, trên trán xuống
chiếc kimono rộng thùng thình, bùn đất bắn lên đến tận gáy. Bụng nó quấn sợi dây thừng lớn thay dây lưng, mặt mũi đen đủi nhem nhếch, trông
chẳng khác gì một con thủy quái vừa rẽ nước sông lên như thường thấy vẽ
trên các bức tranh dân gian bán ngoài chợ.

Đứng một lúc, nó cất tiếng gọi:

– Có ai ở nhà không ?

Trong quán vắng, giọng nó vang át cả tiếng mưa rơi bên ngoài.

– Thằng Giang đấy hả ? Tiếng chủ quán trong phòng vọng ra.

Giang là đứa bé hầu bàn ở quán rượu gần đấy, được chủ nuôi để sai vặt.

– Vâng. Hôm nay ông có lấy rượu không ?

– Không. Ông khách chưa về. Hôm nay khỏi.

– Ngộ Ông khách muốn về uống thì sao ? Để cháu cứ mang sang như thường lệ.

– Ông ấy uống ta sẽ đi lấy.

Giang tiu nghỉu. Nó bước vào phòng, đưa mắt nhìn quanh rồi tò mò hỏi:

– Ông làm gì đấy ?

– Tao viết thư để kịp gửi xe ngựa ngày mai đi Kuruma. Mà khó viết quá, ngồi mãi đau cả lưng.

– Ông già vậy mà chưa biết viết hả ? Lạ nhỉ !

– Im mồm ! Đi chỗ khác chơi. Đừng làm rộn !

– Ông để cháu viết giúp được không ?

– Mày mà viết gì !

– Được, cháu viết được.

Giang bước đến sau lưng chủ quán nhìn ông già gò lưng trên tờ giấy, tay
lem nhem những mực. Nó chăm chú dò từng chữ đã viết rồi bật cười như nắc nẻ:

– Sai rồi ông ơi ! Chữ “than” đâu có nét này. Nếu có thành ra “thang” à ? Ông muốn gửi than hay thang cho người ta ?

– Ờ …ờ …tao muốn gửi than.

– Vậy phải xóa nét này đi. Ông đưa chau đọc xem nào …Thế này không được, ông viết lăng nhăng khó hiểu quá !

– Mày giỏi viết thử tao coi !

Lão quán đưa bút cho Giang:

– Lau cái đầu đi đã ! Nước rỏ ướt hết giấy bây giờ !

– Thôi bỏ tờ này đi, để cháu lấy lau đầu. Ông lấy tờ khác cháu viết hộ. Nào đọc đi !

Giang ngồi xuống, lăn bút vào nghiên mực rồi thoăn thoắt viết theo lời ông già nói.

Thư viết xong thì ông khách trọ cũng vừa về. Đã hơn nửa tháng nay, Thạch Đạt Lang đến trọ Ở quán, thấy chủ quán thật thà chất phác rất hợp ý, vả chỗ trọ cũng vừa túi tiền nên hắn cứ nấn ná mãi. Để nón ngoài hiên, hắn vắt khô những chỗ áo ướt:

– Mưa to quá, rụng hết cả hoa mận.

Hắn vừa nói vừa nhìn cây mận ngoài sân, hoa trắng rơi đầy đất, lẫn với
bùn và nước. Mưa tuy đã bớt nặng hạt nhưng thỉnh thoảng vẫn còn cơn gió
mạnh lay cành làm cánh hoa rơi lả tả.

Vào trong bếp, Thạch Đạt Lang ngạc nhiên thấy thằng bé vẫn mang rượu đến cho mình đang ngồi cạnh ông già chủ quán chăm chú viết. Hắn đứng sau
lưng đọc và mỉm cười.

Giang ngẩng đầu lên, thấy Thạch Đạt Lang, bèn quơ vội lá thư và cây bút giấu sau lưng:

– Xấu lắm ! Xem trộm như vậy là xấu lắm !

– Đưa ta xem ngươi viết gì vậy.

– Không !

Thạch Đạt Lang muốn trêu thằng bé:

– Cứ đưa ta xem chút nào !

– Ông mua rượu cháu mới cho xem.

– À ra thế ! Được rồi, ta mua rượu.

– Ba xị nghe ?

– Nhiều quá.

– Vậy hai xị.

– Không, ta không uống nhiều thế đâu !

– Vậy bao nhiêu ? Kẹo thế !

– Ta nghèo, tiền đâu mà dám tiêu phí.

– Thôi được, đây ông xem đi. Nhưng đừng quên kể chuyện như ông đã hứa đấy.

Thạch Đạt Lang mỉm cười gật đầu. Hắn cầm tờ thư lẩm nhẩm đọc trong khi
Giang kéo áo che đầu chạy ra khỏi quán. Đọc xong, hắn ngạc nhiên quay
sang hỏi ông lão:

– Thằng Giang viết thư này đấy hả ?

– Phải, nó viết đấy. Nó có vẻ rành lắm.

Thạch Đạt Lang gật gù đi vào trong nhà rửa mặt thay áo, khi ra ngoài đã
thấy chủ quán treo xong ấm nước lên móc trên bếp và đương lấy cơm cùng
cải muối chua sắp ra đĩa. Hắn ngồi bên bếp lửa, tiếp tục câu chuyện bỏ
dở khi nãy:

– Ông biết nó bao nhiêu tuổi không ?

– Hình như mười một. Tôi nhớ có lần nó bảo vậy.

– Có vẻ khôn sớm, phải không ông ?

– Thì làm ở đó từ năm lên bảy, tiếp xúc với đủ mọi hạng người, gì mà chẳng khôn sớm !

– Ờ ờ …chữ nó viết còn non nhưng dáng cách khoáng đạt, lời thư chân thật. Thằng ấy chắc sau này sẽ khá.

– Vậy hả ?

Lão quán mở nắp ấm, bỏ trà vào:

– Hừ ! Quái lạ. Đến giờ này vẫn chưa mang rượu sang. Lại la cà ở đâu rồi !

Vừa lúc ấy Giang bước vào, tay cầm bình rượu.

– Sao lâu thế ? Mày làm ông khách đợi.

– Cháu phải hầu bàn. Có ông khách mới tới hỏi nhiều chuyện mất thì giờ lắm.

– Chuyện gì ?

– Chuyện về Thạch Điền Đạt Lang.

– Này giữ mồm giữ miệng, nói bậy chết đó con !

– Cháu biết chứ, nhưng cần gì. Ở đây ai cũng rõ chuyện xảy ra hôm nọ Ở trên chù a.

Chị Tiểu Khê và cô con gái ông thợ sơn hôm ấy cũng ở đó mà ! Họ biết hết.

Thạch Đạt Lang lắng tai nghe nhưng cả hai yên lặng không nói thêm gì nữa.

Thằng Giang cứ quanh quẩn trong quán, nó nhìn Thạch Đạt Lang như dò xét và có ý muốn hỏi điều gì.

– Ông khách này !

– Hả ?

– Cháu có chuyện muốn nói. Cháu ở lại đây với ông một lúc được không ?

– Được chứ, nhưng phải xin phép ông chủ cháu trước đã.

– Không sao, hôm nay trời mưa vắng khách, cháu cũng rảnh.

– Vậy được !

– Để cháu đi hâm rượu.

Và nó nhanh nhẹn để bình rượu lên bếp, một lúc sau rượu nóng, bày ra
khay gọn gàng trước mặt ông khách trọ. Thạch Đạt Lang nhìn thằng bé lăng xăng trong quán, thấy vui bụng và quyến luyến.

– Ông thích rượu sa-kê không ?

– Thích.

– Nhưng nghèo không có tiền uống phải không ?

– Ờ.

– Cháu thấy kiếm sĩ phần nhiều giàu lắm mà. Lương cao, bổng hàng nghìn gia. lúa.

Ở quán, cháu nghe có người nói như tướng quân Bình Cảnh Hồ đi đâu cũng
hàng năm sáu chục gia nhân theo hầu, ngựa xe thật nhiều, lại mang chim
cắt để săn mồi nữa …

– Đúng đấy.

– Rồi tướng Sơn Hoành, thuộc hạ của lãnh chúa Hòa Giả Nghị, bổng lộc mỗi năm năm chục ngàn gia. …

– Đúng.

– Vậy sao ông nghèo thế ?

– Ta còn đang học.

– Bao giờ thì ông có đồ đệ ?

– Không biết. Chắc chẳng bao giờ có.

– Sao vậy ? Võ nghệ Ông dở lắm phải không ?

– Cháu đã nghe người ta nói về ta, hôm ở trên chùa. Dù sao đi nữa, ta là kẻ chạy trốn …

– Phải rồi ! Mọi người đều bảo ông hèn, cháu nghe thật tức.

– Hà hà …Việc gì mà tức, họ có nói cháu đâu ?

– Nhưng tức hộ Ông. Mà sao ông bỏ chạy ? Phải đánh lại chứ ! Bây giờ thì trễ rồi, nhưng ở gần đây có cái sân rộng, hàng ngày con ông tiệm giày,
con ông thợ đẽo guốc và cả con ông thợ sơn nữa, thường hay tụ tập ở đấy
để luyện võ. Ông ra đấy đánh một đứa đi để lấy tiếng chứ !

Thạch Đạt Lang cười:

– Cũng được, nếu cháu muốn ta sẽ làm.

Thạch Đạt Lang không muốn làm phật ý thằng bé. Hắn còn trẻ, rất hiểu tâm trạng những đứa trẻ giống như hắn trước kia ; hơn nữa trong thâm tâm
cảm thấy yêu mến thằng bé, muốn chiều chuộng nó như trước kia hắn vẫn
mong được người lớn chiều chuộng.

– Thôi, nói chuyện khác. Bây giờ đến phiên ta hỏi cháu vài câu nhé. Cháu sinh ở đâu ?

– Ở Himeji.

– Vậy là vùng Harima rồi.

– Đúng. Ông ở Mimasaka phải không ? Người ta bảo thế.

– Ờ, ta ở Mimasaka phải không ? Thế bố cháu làm gì ?

– Bố cháu là kiếm sĩ. Kiếm sĩ thứ thiệt, có lính hầu đàng hoàng !

Thạch Đạt Lang không ngạc nhiên. Thảo nào thằng bé biết đọc và biết viết khá.

– Bố cháu tên gì ?

– Hoa Kính Áo Đại Môn. Bố cháu có bổng hàng ngàn gia. lúa, nhưng khi
cháu lên bảy thì bố cháu bỏ đi và dẫn cháu đến Kyoto này. Tiêu hết tiền, ông gửi cháu ở tiệm rượu rồi vào chùa tu. Cháu chả muốn làm ở tiệm
rượu, cháu muốn học làm kiếm sĩ như bố cháu và học đánh kiếm như ông.
Ông nghĩ có phải không ?

Nghỉ một chút, nó nhìn Thạch Đạt Lang giọng say sưa:

– Cháu muốn như ông, đi khắp nơi học đánh kiếm. Hay ông cho cháu theo làm đồ đệ ?

Thằng bé có cái vẻ bướng bỉnh, muốn làm gì phải được. Nó nhìn Thạch Đạt
Lang, kiên nhẫn chờ câu trả lời và không ngờ đã xin làm học trò một
người trước đây gây ra sự bất hạnh cho bố nó. Thạch Đạt Lang chẳng biết
đáp ra sao, vì vấn đề không phải là nhận hay không nhận. Hắn chẳng biết
có nên kể cho Giang nghe lai lịch cùng những sự liên hệ giữa hắn với Áo
Đại Môn hay không. Hắn thương thằng bé và cảm thấy có trách nhiệm đối
với nó. Con đường người kiếm sĩ theo đuổi thật nhiều bất ngờ, không phải chỉ giản dị có giết người hoặc bị người giết. Tấm gương Hoa Kính Áo Đại Môn và những bon chen của cuộc sống, trách nhiệm cá nhân đứng trước xã
hội, cá nhân với cá nhân làm vầng trán hắn nhăn lại.Vài chén rượu uống
trước đây không đủ làm Thạch Đạt Lang lên tinh thần mà chỉ làm hắn thấy
cô đơn hơn. Hắn cần suy nghĩ.

Giang ngồi bên cạnh, thấy Thạch Đạt Lang mặt lầm lì không nói thì hơi
sợ. Nhưng bản tính bướng bỉnh, nó cố hỏi. Lão quán chạy ra đuổi không
cho làm rộn khách, nó vùng vằng đáp lại. Nó nắm tay, kéo áo Thạch Đạt
Lang, sau cùng òa lên khóc.

Thạch Đạt Lang không còn cách gì, bao giờ hắn cũng thấy lòng mềm lại trước nước mắt:

– Được rồi, được rồi ! Ta sẽ thu cháu làm đồ đệ, nhưng cháu phải xin phép chủ đã!

Giang mừng rỡ, chạy ù ra cửa.

Sáng hôm sau, Thạch Đạt Lang dậy sớm nói với chủ quán:

– Ông sắp giùm ta một ít món ăn nguội mang đi, nhân thể tính tiền trọ.
Mấy ngày nay ở đây thật dễ chịu, nhưng không nấn ná mãi được. Ta phải đi Nara bây giờ.

Ngạc nhiên, lão quán không ngờ Thạch Đạt Lang lại có quyết định ấy. Lão hỏi:

– Khách quan không ở đây nữa ư ? Hay tại thằng nhỏ làm phiền đấy ?

– Không. Ta có ý định đi Nara từ lâu để tham quan phép xử trường thương của Quang Minh hội. Nghe nói có nhiều ngón đặc sắc lắm !

Phút sau, hắn tiếp:

– Còn thằng Giang. Đêm qua không thấy lại. Nếu sau khi ta đi, nó đến làm phiền ông điều gì thì cũng xin bỏ qua cho nó.

– Chậc ! Có gì mà phiền ! Con nít bất quá la hét khóc lóc một hồi rồi quên ngay ấy mà !

– Ta nghĩ chủ nó chẳng cho đi đâu ! Ông vào làm thức ăn hộ, ta đợi.

oo Cơn mưa bữa trước đã tạnh hẳn. Buổi sáng tươi mát hứa hẹn một ngày
rực rỡ. Gió thổi hây hây, nhẹ như mơn trên da thịt. Nước sông Kamo dâng
cao, đục ngầu. Đằng kia, chỗ ngã ba đầu cầu bắc qua sông đi Nara, một
toán tuần cảnh đang ồn ào xét hỏi những người qua lại. Họ kháo nhau vì
sắp có quan đầu lãnh tới kính lý nên lính tuần phải có trách nhiệm giữ
an ninh cho ngài. Thạch Đạt Lang cũng bị gọi lại khám xét, nhưng thấy
không có gì khả nghi nên được phép qua cầu.

Câu chuyện tình cờ nhắc hắn nghĩ đến thân phận những kiếm sĩ giang hồ
như hắn, lang thang không biết đâu là định sở và cũng không có lãnh chúa nào để thần phục. Năm năm trước, Thạch Đạt Lang cùng với Mãn Hà Chí đầu quân dưới trướng hệ phái Osaka cũng vì lòng trung thành cố hữu của gia
đình hắn đối với hệ phái ấy. Cha hắn làm quản giáo cho Yết Mân bấy giờ
là thuộc hạ thân tín của đảng tộc họ Hòa ở Osaka nên chỉ biết có họ Hòa. Lúc còn nhỏ trong những khi ngồi gần bên bếp lửa, nghe cha thuật lại
các chiến công hiển hách của đảng tộc, hắn hết sức thán phục. Lòng
ngưỡng mộ ấy còn lưu lại trong ký ức đến ngày nay và làm hắn có thành
kiến coi những lãnh chúa khác như những phe phản loạn. Thân phụ Hòa Giả
Nghị cũng như Yết Mân tuy đã khuất, nhưng bây giờ ai hỏi hắn là người
của phe nào, hắn chẳng ngần ngại nói hắn thuộc dòng họ Yết.

Những năm lang bạt làm hắn khôn lớn và chính chắn hơn. Hắn thấy những
điều hắn làm trong tuổi niên thiếu thật vô ích và rồ dại. Phụng sự chủ
soái đâu phải chỉ là nhắm mắt xông bừa ra trận, giết cho được nhiều
người, mà phải có khả năng, tận tụy và trung thành, nhất là trung thành
cho đến chết. Bấy giờ hắn và Mãn Hà Chí không hiểu và cũng không có một
chút ý niệm gì về lòng trung thành. Hai đứa mới chập chững vào đời, hăm
hở đi tìm công danh, không ngờ suýt nữa vong mạng trong tăm tối. Thiền
sư Đại Quán dạy cho hắn biết thân mình là quý, không ngờ vì thiếu suy
xét, hắn đã mang cái mạng sống trân quý ấy đổi lấy chút hư danh bèo bọt.

Trời đã gần trưa, sắp tới thị trấn Daigo, trán lấm tấm mồ hôi, hắn định
dừng lại nghỉ mệt. Bỗng có tiếng gọi sau lưng làm hắn quay lại.

– Ông ơi ! Ông đợi cháu !

Thạch Đạt Lang nhận ngay ra là Giang, thằng bé làm ở quán rượu. Nó chạy
theo, thở chẳng ra hơi, vừa chạy vừa gọi, miệng la tay vẫy rối rít. Đến
gần, chưa kịp yên chỗ, nó đã trách:

– Ông nói dối cháu ! Ông nói dối cháu ! Sao ông làm vậy ?

Mặt đỏ gay, lời nói đứt quãng, câu trách móc thật nghiêm khắc nhưng
trông vẻ mặt nó thiểu não như sắp khóc. Nó ăn mặc mới thật nực cười. Bộ
quần áo hầu bàn cũ lem luốc nay được thay bằng một chiếc kimono mới,
nhưng chiếc kimono lại quá ngắn, tay áo chỉ đến khuỷu và gấu áo chỉ vừa
quá bụng được một chút. Nó đeo bên sườn thanh kiếm gỗ dài hơn người và
sau lưng một cái nón nan thật lớn to như cái dù.

Thạch Đạt Lang nhìn thằng bé không khỏi phì cười. Hắn ôm lấy Giang và
lấy vạt áo chùi những giọt nước mắt bắt đầu chảy xuống đôi má đen sạm
của nó. Thằng bé hình như vẫn chưa vừa lòng, còn sụt sịt ấm ức:

– Ông người lớn mà ông nói dối cháu, không biết xấu hổ ! Ông nhận cháu
làm đồ đệ rồi lại bỏ đi, không đợi. Người lớn nào cũng nói dối như thế
sao ?

– Ta thật không phải. Thôi ta xin lỗi.

Giang nhoẻn miệng cười.

– Ta không có ý định nói dối cháu đâu, nhưng vì cháu còn bố cháu, còn
chủ quán… Tối qua không thấy cháu sang, ta tưởng chủ cháu không bằng
lòng.

– Thì ít nhất ông cũng phải chờ để cháu nói cho biết chứ !

– Vì vậy ta xin lỗi. Thế chủ cháu có bằng lòng không ?

– Có.

Giang với tay hái chiếc lá dâu bên vệ đường hỉ mũi. Nó nói:

– Ông chủ bảo cứ đi, không có võ đường hay một kiếm sĩ nào biết tự trọng lại thu dụng cháu làm đồ đệ. Cháu bảo cháu theo ông thì ông chủ phá lên cười. Ông bảo:

“Thằng đó nhận mày là đúng rồi. Mày theo mang gươm cho nó chứ làm gì !”. Ông ấy còn cho cháu thanh kiếm này làm quà đấy !

Thạch Đạt Lang mỉm cười.

– Cháu chạy qua quán chỗ ông trọ, không thấy ai. Chủ quán không có đấy, cháu giật luôn cái nón này đội đầu.

– Bảng hiệu của người ta mà mày lấy đội đầu. Mày biết chữ gì viết trên đó không ?

“Giường cho thuê” đó !

– Mặc kệ. Khi mưa đội cũng đỡ lắm chứ !

Thái độ của thằng bé bấy giờ rõ ràng là bất cần. Điều quan trọng đối với nó là gặp Thạch Đạt Lang, được hắn cho thờ làm thầy để học võ. Cảm thấy vậy, Thạch Đạt Lang không muốn nói thêm gì làm cho nó bối rối. Hắn nghĩ có lẽ đây là điều tạo hóa đã an bài để hắn săn sóc thằng bé, đền lại
phần nào những bất hạnh mà bố nó phải chịu.

Thấy Thạch Đạt Lang vui vẻ, không có ý xua đuổi, Giang rụt rè:

– Từ nay cháu sẽ gọi ông bằng thầy.

Thạch Đạt Lang mỉm cười gật đầu. Thằng bé yên bụng, mặt tươi hẳn lên. Bỗng sực nghĩ đến chuyện gì, nó nói:

– Ấy quên ! Có cái này cho ông …à cho thầy …

Giang thò tay vào áo lấy cuộn giấy đưa ra. Thạch Đạt Lang ngạc nhiên:

– Gì thế ? Thư ai vậy ?

– Thầy nhớ không ? Hôm qua con đã nói có ông khách đi ngang vào uống
rượu hỏi con nhiều chuyện lắm. Ông ấy đưa thư này bảo con chuyển cho
thầy. Ông ấy uống rượu như hũ chìm.

Thạch Đạt Lang không đoán ra là ai, cậy khằn đóng trên bì thư, mở ra
nhìn xuống chữ ký ở dưới mời biết là của Mãn Hà Chí. Hắn càng ngạc
nhiên. Chữ viết nghiêng ngả, tuồng như người viết đã say lắm. Thạch Đạt
Lang thong thả đọc từng chữ, thấy ý tứ lộn xộn, câu kệ không rõ ràng,
nhưng cũng hiểu đại lược:

“Từ khi bỏ mày ở Ibuki, tao vẫn không quên làng cũ, không quên mày. Tao
nghe nói đến tên mày ở gần võ đường Hoa Sơn. Chúng tìm mày đó. Tao muốn
gặp mày, mà thôi, chẳng cần. Tao uống rượu ở quán này. Say quá !” Đến
đây thì một hàng chữ bị nhòe, có lẽ vì rượu đổ vào.

“ … bị giữ trong thành lâu, sa đọa quá lắm. Năm năm vô công rồi nghề,
chẳng biết làm gì. Nghe nói mày thành công, tao mừng cho mày. Có người
nói mày là tay kiếm vô địch, nhưng ở đây người ta cho mày là thằng hèn.
Giỏi hay hèn, tao cóc cần, miễn là mày làm cho người ta nói tới là tao
sướng. Mày đã có danh, còn tao chỉ thụt lùi trong vũng bùn nhơ nhớp. Tao chẳng muốn gặp mày đâu, xấu hổ lắm. Nhưng đời còn dài, mày ạ. Sau này
ai biết ai ! Còn mày còn tao. Chúc mày mạnh khỏe”.

Góc thư còn mấy câu tái bút, dặn dò:

“Bảo trọng lấy thân, đừng chết uổng. Thành danh thì phải sống để làm gương cho tao. Sẽ có dịp gặp mày kể nhiều chuyện”.

Thạch Đạt Lang đọc xong thư, cuốn lại, lòng buồn man mác.

– Giang ! Con có hỏi ông ấy ở đâu không ?

– Không.

– Ở quán có ai biết ông ấy là ai không ?

– Chắc không ai biết.

– Ông ấy đến quán uống rượu thường không ?

– Không. Lần đầu con thấy.

Thạch Đạt Lang tự nhủ nếu biết địa chỉ của Mãn Hà Chí, có lẽ hắn sẽ đến thăm.

Hắn muốn an ủi, khích lệ người bạn cũ, đưa bạn trở về con đường lành
mạnh, nếu không bạn hắn dám phẫn chí tự hủy hoại cuộc đời lắm ! Hắn muốn dẫn Mãn Hà Chí về làng gặp mẹ để đánh tan những hiểu lầm của bà Hồ Điểu đối với hắn.

Hai thầy trò yên lặng bước trên con đường núi gập ghềnh dẫn đến thị trấn Daigo, chẳng bao lâu đã thấy ngã tư đầu thị trấn hiện ra trước mặt.
Thạch Đạt Lang tạt vào ven rừng ngồi nghỉ. Hắn quay nói với đồ đệ:

– Giang ! Ta muốn nhờ con một việc.

– Dạ.

– Con mang cho ta bức thư.

– Mang đi đâu vậy thầy ?

– Đi Kyoto.

– Trở lại à ?

– Ừ. Con mang thư đến võ đường Hoa Sơn đường Tân Hổ.

Giang không nói gì. Nó lấy chân đá những hòn cuội ở ven đường. Thạch Đạt Lang nhìn thẳng vào mặt nó:

– Con không muốn đi phải không ?

Giang ngập ngừng đáp:

– Không phải con không muốn đi, nhưng ngộ thầy lại bỏ con thì sao ?

Thạch Đạt Lang hối hận. Vì một quyết định sai lầm, hắn đã làm mất lòng tin của thằng bé:

– Không. Thầy đã nhận con làm đồ đệ, thầy không bỏ. Lấy danh dự một kiếm sĩ, thầy nói với con như thế. Thầy rất tiếc đã có chuyện hiểu lầm ban
sáng, thầy xin lỗi.

– Vậy con đi.

Đến ngã tư, cả hai cùng vào quán, gọi trà và cơm. Thạch Đạt Lang mua giấy, thảo thư gửi cho chưởng môn Hoa Sơn:

“Sĩ Khánh chưởng môn nhân nhã giám, Tại hạ được biết quí phái đang cho
người đi tìm. Hiện nay, tại hạ trên đường đi Yamoto, có ý định lưu lại
vùng Iga và Ise chừng một năm để nghiên cứu thêm về kiếm pháp.

Tại hạ ân hận không được tiếp kiến huynh đài, người mà tại hạ hằng
ngưỡng mộ đại danh, để trau dồi thêm sở kiến. Nhưng sang năm, vào ngày
trọng xuân, thế nào tại hạ cũng trở lại kinh thành. Từ nay đến đó, hy
vọng tiện kỹ sẽ xứng đáng với quý phái hơn và cũng mong quý phái đừng để tại hạ thất vọng.

Thư bất tận ngôn, kính mong huynh đài lượng thứ.

Yết Mân Thạch Điền Đạt Lang kính bái.” Bức thư lễ độ nhưng cũng thật cao ngạo, đầy tự tin, không những có ý thách thức chưởng môn Hoa Sơn mà còn cả mọi người trong phái.

Viết xong, Thạch Đạt Lang buông bút, niêm phong lại giao cho đồ đệ.

– Con để thư ở ngoài cổng được không ?

– Không. Phải đích thân giao tận tay cho người giữ cửa.

– Dạ.

– Còn điều nữa ta muốn nhờ con làm nhưng hơi khó.

– Chuyện gì vậy thầy ?

– Ta muốn con tìm ông khách đến uống rượu ở quán đưa thư cho con trước đây.

Tên ông ta là Hồ Điểu Mãn Hà Chí. Ông ấy là bạn cũ của ta.

– Việc ấy dễ lắm.

– Con làm sao nói ta nghe thử.

– Thì con cứ đi một vòng hỏi thăm tất cả các quán rượu là thấy ngay chứ gì !

Thạch Đạt Lang cười ha hả, khen thằng bé lém lỉnh.

– Ý kiến hay, nhưng theo thư thì hình như ông ta có quen ai ở Hoa Sơn. Con thử hỏi dò tại đấy xem.

– Thế khi gặp, con phải nói những gì ?

– Con bảo sang năm, nội trong bảy ngày đầu xuân, ngày nào ta cũng đến đợi ở chân đại kiều đường Gojo, mời ông ấy đến gặp ta.

– Còn gì nữa không thầy ?

– Bảo ta muốn gặp ông ấy lắm.

– Dạ. Vậy khi trở về, con sẽ tìm thầy ở đâu ?

– Đến Nara, con tìm Quang Minh hội. Hội này ở một ngôi đền lớn lắm, nổi tiếng về môn sử trường thương, không ai là không biết.

– Thật nhé ! Thầy đợi con đấy !

– Con không tin ta hả ? Lần này không thấy ta, con cứ chặt đầu ta đi.

Hai thầy trò Thạch Đạt Lang cùng cười lớn, bước ra khỏi quán. Đến ngã
tư, chia tay mỗi người một ngả, Thạch Đạt Lang đi Nara, còn tên tiểu đồ
trở lại Kyoto theo đường cũ.

Nơi ngã tư đông nghẹt khách thương hồ, kẻ mua người bán tấp nập, ngựa hí vang rân. Trên trời, én nhỏ như mũi kim, gió thổi qua hàng vi lô xào
xạc.

Giang quay nhìn Thạch Đạt Lang, thấy sư phụ cũng đang ngoái cổ lại nhìn mình, nó toét miệng ra cười, giơ tay vẫy.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN