Thám Tử Kỳ Duyên - Chương 31
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
111


Thám Tử Kỳ Duyên


Chương 31


Chương 31

Tôi nói với Khôi Nguyên:

– Chúng ta có cần phải theo dõi mụ Thùy Dung nữa không?

– Tất nhiên là có rồi.

– Nhưng bằng cách nào?

– Tôi đang nghĩ cách.

– Theo tôi chỉ có một cách thôi.

– Cách gì vậy?

– Đào một đường hầm xuyên qua bức tường.

– Một đường hầm?

– Ây, tôi đùa đấy Khôi Nguyên.

– Khoan đã nào! Một đường hầm ư! Tại sao không nhỉ!

Khôi Nguyên đột ngột thay đổi trạng thái, anh ấy ra đưa tay ra hiệu cho tôi im lặng, để anh ấy tập trung suy nghĩ. Vẫn đặc điểm đó mỗi khi Khôi Nguyên tập trung cao độ. Khôi Nguyên ngồi khoanh tay bấm chóp mũi. (…) Thế rồi bất chợt, anh ấy đứng lên đi đi lại lại trong phòng khách, Khôi Nguyên bước đi rất nhanh, có vẻ như anh ấy rất là căng thẳng.

– Anh bị làm sao vậy Khôi Nguyên?

Khôi Nguyên không trả lời tôi, lúc này, anh ấy không còn nghe thấy được gì nữa, vì đầu óc Khôi Nguyên đang hoạt động tốt đa công suất.

(…)

(…)

(…)

– Chiếc nhẫn! – Khôi Nguyên bỗng thốt lên.

Tôi tròn mắt nhìn anh ấy.

– Nhanh! Đi lấy chiếc nhẫn đó cho tôi nào Ngọc Diệp. Chiếc Nhẫn mà cô đưa tôi xem lúc trước đấy.

– Anh cần chiếc nhẫn đó làm gì vậy?

– Lấy đưa đây nhanh lên!

Tôi lên lấy chiếc nhẫn xuống đưa cho ảnh.

– Lúc trước cô đứng ở đâu nhỉ? Bây giờ cô làm như tôi nói nhé!

– Làm gì?

– Cô cầm nó, phải… đứng vào đúng vị trí lúc trước tôi ném chiếc nhẫn cho cô ấy… đúng rồi… và bây giờ… hãy thả nó ra nào!

Tôi làm theo lời Khôi Nguyên. Cầm chiếc nhẫn thả xuống nền nhà.

“Cụp”

Tôi cúi xuống lượm chiếc nhẫn lên, Khôi Nguyên chạy lại nắm lấy cổ tay tôi, ngang nhiên cướp đi chiếc nhẫn.

– Không được, nó là của tôi mà.

– Ai thèm lấy của cô.

– Vậy sao anh còn cướp nó từ tay tôi?

Khôi Nguyên không đáp lời tôi, ảnh cầm lấy chiếc nhẫn thả xuống nền nhà.

“Cụp”

“Cụp”

“Cụp”

Khôi Nguyên cứ làm đi làm lại một hành động kỳ quặc; thả chiếc nhẫn xuống, lượm lên, di chuyển vị trí, rồi thả tiếp…cứ như vậy.

“Kong”

“Kong”

“Kong”

– Nhẫn giả thôi, không phải thật đâu anh thử làm gì cho mất công.

Mắt Khôi Nguyên sáng lên, ảnh chạy lại chỗ ban đầu tôi thả rơi chiếc nhẫn; Khôi Nguyên nằm áp một tai xuống nền nhà, còn tay kia liên tục gõ lên bề mặt những viên gạch.

– Bọng… viên này cũng bọng…viên này nữa…

Khôi Nguyên lẩm nhẩm từng viên gạch. Anh ấy chạy lên gác, phút chốc trở lại với cái xà beng trên tay, đến nơi thì dọng thẳng mũi nhọn xuống nền gạch men, trước ánh mắt kinh ngạc của tôi. Tôi tò mò bước lại gần xem ảnh bới được thứ gì lên từ đống gạch vỡ. Phòng khách đã bị ảnh phá cho tanh bành, chuyện này mà mụ Thùy Dung biết được thì hậu quả sẽ rất khôn lường. Khôi Nguyên dùng tay cào, lùa những mảnh gạch vụn và xi măng qua một bên. Tôi hồi hộp chờ đợi thứ sẽ xuất hiện… và kia rồi… Một tấm gỗ dày, hiện ra trước mắt tôi. Khôi Nguyên lấy tư thế, bằng một động tác dứt khoát đã nạy bung nắp gỗ lên. Nắp gỗ vừa bung lên, tôi giật thót, bật ngửa ra sau.

– Á… Làm ơn, hãy đóng cái nắp hòm đó lại đi!

– Cô bị làm sao vậy? Ai bảo với cô đây là cái nắp hòm. Nhìn đi đồ ngốc!

Tôi nhìn lại, bấy giờ mới thở phào nhẹ nhỏm.

– Ồ, ở dưới có một tầng hầm.

– Chúng ta hãy trèo xuống xem sao.

– Ghê lắm! Ở dưới đó tối om.

– Đừng nói nhiều nữa, cô đi lấy thêm một cái đèn pin, tôi sẽ bắt thang xuống dưới.

Mấy phút sau, tôi và anh ấy đã đứng dưới tầng hầm. Xung quanh một màu đen đặc. Khôi Nguyên rọi đèn pin để tìm lối đi, rọi đến đâu cũng thấy chuột bọ nhung nhúc; con nào con nấy béo núc ních phát lợm. Mùi xác thối bốc lên nồng nặc, tiếng giọt nước rơi tí tách hòa với những tiếng lích chích của lũ chuột đuổi cắn nhau. Những tiếng xịt xoạt căng đều làm tôi dựng tóc gáy. Tầng hầm rất rộng, và đất ở dưới chân thì rất cứng.

– Khiếp quá! Khôi Nguyên à. – Tôi bấu chặt cánh tay ảnh.

– Để xem chúng ta tìm thấy bí mật gì ở dưới đây nào? – Khôi Nguyên vẫn rọi đèn xung quanh để định hướng.

– Đúng như anh suy đoán, ông Trịnh Vỹ cho xây dựng căn nhà này, mục đích thật không đơn giản.

– Hừ, nếu không nhờ có chiếc nhẫn đó thì còn lâu chúng ta mới phát hiện được cái tầng hầm bí mật này.

– Người ta nói hay không bằng hên mà.

– Hãy cảm ơn cô Hoàng Lan đi. Cô ấy đã giúp cho chúng ta đấy!

– Anh nói đúng á! Khi nào trở lên lại chúng ta sẽ cúng cho cô ấy.

– Việc đó hãy khoan bàn đến đã, trước mắt chúng ta cần phải kiểm tra cái đường hầm chết tiệc này.

Chúng tôi nắm tay nhau, càng đi sâu vào đường hầm càng phát hiện thêm nhiều thứ kỳ lạ, những ống nghiệm vung vãi dưới đất, chai lọ, dao kéo, mô tơ, máy biến thế… mọi thứ đều ngổn ngang, cái nọ chồng chất cái kia. Có vừa đạp phải thứ gì đó mềm mềm… dài dài…

– Á…! – tôi hét lên, – rắn, rắn…

Khôi Nguyên rọi đèn xuống chân tôi, nói lạnh như băng: – Ống dây thôi Ngọc Diệp à!

Tôi hoàn hồn lại nói:

– Khôi Nguyên, không biết những thứ này để làm gì nhỉ?

– Quá rõ rồi còn gì!

– Thôi chết! – Tôi thốt lên.

– Chuyện gì vậy?

– Nhỡ có người nào đó rút cái thang trên nhà thì chúng ta sẽ bị chôn vùi ở đây mất.

– Thế nên. Hãy đi cho lẹ mà lên lại.

– Ối!

– Gì nữa đây?

– Chân tôi bị lún xuống đất rồi thì phải.

Khôi Nguyên rọi đèn xuống dưới chân tôi.

– Rút chân lên!

Tôi làm theo lời ảnh, rút chân lên kéo theo một cục sình nặng chịch.

– Khốn nạn thật! – Tôi phát cáu.

– Đừng có chửi thề chứ!

– Gặp anh thử có điên không?

Khôi Nguyên không đáp lời tôi, ảnh rọi đèn qua những ngóc ngách khác của tầng hầm.

Ánh đèn dừng lại ở một chỗ…

– Á…. – Tôi té bật ngửa ra sau khi trông thấy một bộ hài cốt.

– Cô không sao chứ Ngọc Diệp? – Khôi Nguyên đỡ tôi đứng dậy.

– Có… có…có người… người chết!

Ánh đèn đi qua một góc khác, lần này là cả một núi sọ người và hài cốt chồng chất lên nhau. Tôi kinh hoàng hét lên, vít chặt lấy cổ Khôi Nguyên. Hai chân tôi bấu víu lấy lưng ảnh.

– Ặc ặc… Cô… làm ơn… cho tôi thở.

Tôi không còn tâm trí đâu nghe ảnh nói nữa. Cứ riết chặt lấy ảnh.

– Đứng xuống nào Ngọc Diệp!

– Tôi sợ lắm!

– Cái cô này thật là…

Bấy giờ mình mới chịu đứng xuống. Khôi Nguyên tiếp tục rọi đèn kiểm tra phía dưới mặt đất.

– Hừ, sự thể nghiêm trọng rồi đây.

– Phải làm sao đây anh Nguyên? Tại sao lại có nhiều đầu sọ đến vậy nhỉ?

– Chúng ta phải tiếp tục đi thôi! Phải đi xem tận cùng đường hầm này có những gì, rồi sau đó gọi điện báo ngay cho Quốc Việt; xem ra lần này chúng ta phải cần đến cậu ấy vào cuộc rồi.

Tụi mình đi đến tận cùng đường hầm, phải vượt qua một chặng đường khá dài, quanh co, khúc khủy. Đến được một ngã ba (nơi có ba đường hầm giao nhau) Khôi Nguyên phải khổ sở dùng tay cào xới dưới nền đất.

– Anh làm gì vậy?

– Đánh dấu. Ở đây có những ba lối đi nếu đi vào một trong những lối này, mà lại đẻ ra thêm những lối khác thì sao hả? Chúng ta sẽ lạc vào mê cung đấy, và chắc chắn sẽ chôn xác ở nơi đây thôi.

Khôi Nguyên đã nói rất đúng. Chúng tôi chọn một lối đi, và đi đước một đoạn khá dài lại đẻ ra thêm 3 lối khác. Khôi Nguyên tiếp tục đánh dấu trước một lối đi được chọn, cứ như vậy chúng tôi tiếp tục khám phá cái tầng hầm bí mật. Có không ít lối đi dẫn vào thế bí (đường cụt) những lối đi được nối thông nhau như một mê cung, nếu không đánh dấu thì chắc chắn chúng tôi sẽ bị lạc. Khó khăn lắm chúng tôi mới đến được chỗ có cái thang dẫn lên trên. Chúng tôi leo thang đi lên. Nắp hầm được mở…. Tôi và Khôi Nguyên lần lượt chui ra ngoài. Thấy được ánh sáng mặt trời thật là hạnh phúc. Tôi thở phào nhẹ nhỏm. Nắp hầm được ngụy trang dưới một mảng đất trồng cỏ phủ lên, thoạt nhìn không thể phát hiện được.

– Ghê gớm thật! Từ trên ngọn đồi mới phút chốc đã xuống đến chân đồi. Nó đã được tính toán từ trước cho những cuộc vận chuyện, và đào tẩu.

– Không được rồi Khôi Nguyên! Lỡ mụ Thùy Dung biết chuyện này thì không tốt đâu.

Chúng ta phải làm gì đây?

– Cô nói phải lắm Ngọc Diệp. Chúng ta cần xóa sạch mọi dấu vết ngay trong ngày hôm nay. Phải mua gạch và tráng lại cái nền nhà thôi. Nhanh lên nào! Trước khi nó bị phát hiện.

Chúng tôi khẩn trương về lại nhà.

– A!

Khôi Nguyên quay lại nhìn tôi.

– Tôi bị vướng gai rồi, làm ơn gỡ dùm!

– Ôi, Ngọc Diệp, hậu đậu đến thế là cùng.

Khôi Nguyên cúi xuống gỡ cây dâu gai móc vào ống quần tôi.

– Khoan đã! – Khôi Nguyên bỗng dưng rất chăm chú.

– Có chuyện gì thế?

Ảnh không đáp lời tôi, mà lấy tay bứt một lá cỏ dính vôi trắng (phân chim), vò nát, sau đó đưa lên mũi ngửi. Hành động kì quặc của ảnh khiến tôi tò mò.

– Đến nay thì đã chắc như đinh đóng cột rồi.

– Chắc gì cơ?

– Mục đích mà ông Trịnh Vỹ mua lại đồi trà và xây dựng căn nhà.

Khôi Nguyên đã tìm ra được điều gì đó là điểm mấu chốt của vấn đề. Nếu không thì ánh mắt của ảnh đã chẳng đắc ý đến vậy.

Chúng tôi về lại nhà, Khôi Nguyên gọi điện ngay cho anh Quốc Việt. Tôi, Khôi Nguyên và anh Quốc Việt mau chóng xóa sạch mọi dấu vết. Sau đó, chúng tôi chuẩn bị những dụng cụ cần thiết cho cuộc khám phá lần thứ hai; trở lại cái đường hầm đen tối đó. Nhưng lần này cả ba chúng tôi bắt đầu từ phía dưới đồi trà đi ngược lên. Chúng tôi sục sạo, tìm kiếm được cả thảy tám bộ hài cốt. Anh Quốc Việt sau đó đã nói với Khôi Nguyên:

– Khôi Nguyên à! Đây là một vụ trọng án đấy.

– Tớ hiểu ý cậu. Nhưng mà cần phải gữ bí mật tuyệt đối, vụ này đang ở giai đoạn rất nhạy cảm, chỉ cần bứt dây động rừng là coi như xong.

– Theo cậu thì chúng ta phải là gì đây? Rất nguy hiểm đấy Khôi Nguyên, nhiều khả năng chúng ta đang phải đối mặt một thế lực tội phạm có tổ chức lớn mạnh.

Khôi Nguyên đứng lặng suy nghĩ một lát rồi quay sang nói với Quốc Việt:

– Nếu kiểm tra từ A tới Z những bộ hài cốt này thì mất khoảng thời gian bao lâu?

– Phải gửi đi nước ngoài nếu muốn tại tạo lại khuôn mặt, hiện tại khoa học hình sự của chúng ta thiếu rất nhiều máy móc, thiết bị và những chuyên gia có tay nghề cao. Hơn nữa, khoa học hình sự của chúng ta chưa đủ khả năng để kiểm tra một cách toàn diện. Nếu gửi đi ít nhất cũng phải nửa tháng mới làm xong.

– Lâu đến vậy sao?

– Tớ sẽ “nói chuyện” với cấp trên. Có khả năng sẽ rút được thời gian lại. Sẽ có cách thôi.

– Tất cả trông cậy vào cậu. Hãy cho kiểm tra tất cả.

– Được rồi. Tớ sẽ cố. À! Còn điều này nữa(-)

– Điều gì cậu nói đi!

– Tớ nghĩ với tình hình này, cậu và Ngọc Diệp không nên ở lại căn nhà này nữa, hiện tại tớ có một căn nhà ở đầu đèo Mimosa; tốt nhất hai người hãy dọn về đó ở đi.

– Tạm thời vẫn chưa được Quốc Việt à!

– Tùy cậu thôi, nhưng nhớ phải cẩn thận đấy.

Ba người chúng tôi trở lại nhà, có mang theo tám bộ hài cốt để anh Quốc Việt đem về kiểm tra. Trước khi mang những bộ hài cốt đi, chúng tôi có làm một mâm cơm để cúng bái những người đã khuất. Tôi, anh Quốc Việt và Khôi Nguyên lại ngồi nói về vụ án.

– Khôi Nguyên, như kết luận của cậu thì tầng hầm đó là để trồng và chế biến cần sa. Nếu đúng vậy thì ông Trịnh Vỹ là một kẻ phạm tội. Ông ấy và cả đám người Hoa kia nữa.

– Lúc ra khỏi đường hầm, cúi xuống gỡ cành dâu gai vướng trên chân Ngọc Diệp tớ đã phát hiện ra một cây cần sa. Nếu chịu khó tìm khắp đồi trà này sẽ còn thấy nhiều cây khác nữa đấy. Trước đó, tớ đã cố tìm ra một giả thiết khả dĩ, về mục đích ông Trịnh Vỹ mua lại ngọn đồi này và việc xây dựng căn nhà. Nhưng không có giả thiết nào thuyết phục được tớ cả. Chỉ có một điều chắc chắn là ông Trịnh Vỹ và đám người Hoa kia có một mối liên hệ với nhau, và tất cả bọn họ đều kết nối với đồi trà và căn nhà này. Hành vi và quan hệ của họ rất mờ ám. Việc mua ngọn đồi để trồng trà, xây dựng nhà ở, cách ly mụ Thùy Dung… đã được tính toán từ trước. Ông Trịnh Vỹ và đám người Hoa kia đã quen nhau từ trước khi mua đất và làm nhà, họ có thể là đồng bọn, ông Trịnh Vỹ rất giàu có, tiền đó ở đâu ra? Trút hết tiền dành dụm cả đời để mua lại một quả đồi, trồng được một vụ thì bỏ, ông ấy tiêu tiền có vẻ thoáng nhỉ! Ngay từ đầu lý do mua đất để trồng trà của ông ấy đã không thuyết phục được tớ. Đám người Hoa kia đã cùng với ông Trịnh Vỹ bàn bạc, trước đó họ đã thám thính và tìm được một nơi lý tưởng để thực hiện kế hoạch, họ muốn tạo dựng một cơ sở trồng cần sa tương đối an toàn và ổn định. Mới hôm rồi, tớ và Ngọc Diệp có ra quán net, tớ đã tìm kiếm những bài báo viết về nạn trồng cần sa ở trong nhà, tại Anh Quốc, Úc và một số quốc gia trên thế giới… thời điểm trước và gần những năm 85, trong những bài báo đó, có bài viết của BBC, về một cơ sở trồng cần sa trong nhà, của một băng nhóm không rõ lai lịch, cơ quan điều tra của Anh Quốc sau đó, đã phát hiện được rất nhiều những cơ sở như vậy trên toàn quốc, nhưng khi họ đến thì những người “nông dân” đã đào tẩu trót lọt. Ngay đêm đó tớ đã nhờ ông chủ quán Heavy Metal, người mà cậu cũng biết rồi, trước đây, anh ta là một chuyên gia trong lĩnh vực trồng và chế biến cần sa. Tớ đã nhờ người đó đến để kiểm tra căn nhà, xem thử có dấu vết gì của một cơ sở trồng và chế biền cần sa, ở ngay trong căn nhà này không. Nhưng kết quả là không có dấu vết gì chứng tỏ có một cơ sở như vậy. Tớ vẫn bị đeo bám bởi ý nghĩ căn nhà được dùng để trồng cần sa, linh tính đó rất mạnh, nhưng, tớ đã không nghĩ đến việc trồng cần sa dưới một tầng hầm, cho đến khi, nhờ nghe được một câu nói của Ngọc Diệp. “Đào một đường hầm vào nhà mụ Thùy Dung.” Ngay lập tức, một tia sáng lóe lên trong đầu tớ. Tớ bắt đầu lục tìm những dữ kiện trong não bộ để suy luận và cuối cùng đã tìm ra được cái tầng hầm bí mật mà cậu đã thấy đó.

– Những dữ kiện?

– Đúng vậy Quốc Việt, đó là những mảnh ghép, những manh mối và thông tin tụi tớ, tớ và Ngọc Diệp tìm được trong quá trình điều tra suốt từ đầu đến giờ. Một cái phòng khách rộng lớn khác thường, tiếng khóc của đứa trẻ sơ sinh mỗi đêm, những ụ đất như những nấm mồ, những cái hố sâu với những cái “hang chồn”… Tờ bắt đầu suy luận, đặt giả thiết là có một đường hầm bên dưới căn nhà. Để xây một tầng hầm như vậy, trước tiên phải đào đất, đất sẽ được đưa lên và xóa dấu vết bằng cách đắp thành những cái ụ. Tinh vi hơn nằm ở những cái hố, những cái hố đó sẽ làm người ta nghĩ rằng đất được đào lên từ đó chứ không phải ở một tầng hầm rất rộng, với một mê cung ngoằn nghoèo. Tụi mình tìm được ba cái hố, nhưng mình tin chắc ở trên đồi trà này còn thêm những cái khác nữa. Những cái hố rất sâu, bên dưới mỗi cái đều có lỗ hỏng (những cái hang) thực ra, đó là những lỗ thông hơi của một tầng hầm địa đạo. Những đêm trước, tớ và Ngọc Diệp đã nghe thấy tiếng khóc của đứa trẻ sơ sinh, nhưng tìm mãi mà không biết nguồn cơn từ đâu, ban đầu tớ nghĩ, đó là tiếng mèo kêu, những con mèo đến mùa sinh sản, trong quá trình hẹn hò tán tỉnh nhau, chúng phát ra những tiếng kêu giống như một đứa trẻ sơ sinh khóc. Tớ, đã ra ngoài nhà rọi đèn tìm kiếm nhưng lại chẳng phát hiện được con mèo nào.

– A, bây giờ thì tôi đã hiểu vì sao lúc đó tôi hỏi anh đang tìm thứ gì vậy, thì anh đáp rằng: anh không tìm được thứ mà mình muốn tìm, thì ra anh tìm những con mèo để xác minh cho phán đoán của anh khi đó.

– Đúng đấy Ngọc Diệp, và bây giờ thì cô cũng biết rồi đó. Tiếng trẻ sơ sinh, thực ra là tiếng mèo kêu, chúng phát ra từ dưới tầng hầm này, hèn gì chúng ta không phát hiện ra được chúng.

– Nhưng chúng vào bằng cách nào?

– Theo những lỗ thông hơi, mèo là loài động vật leo trèo, những cái hố đó không là gì đối với chúng cả.

– Để tớ nói xem đúng không nhé! Ông Trịnh Vỹ đã hợp tác với bọn người kia mua ngọn đồi, giả vờ trồng trà được một vụ thì bỏ bởi lý do trồng trà không mang lại hiệu quả kinh tế. Như vậy sẽ qua được tai mắt của cán bộ địa phương và dân làng nơi đây, một cách rào trước cho những kế hoạch tiếp theo của họ. Bước thứ hai là bịa ra chuyện mụ Thùy Dung bóp cổ Hoàng Lan, tin đó mau chóng truyền đi khắp nơi để giải thích cho lý do ông Trịnh Vỹ xây dựng một căn nhà trên đồi trà cho mụ ấy ở. Thực chất, họ đã cho xây dựng một cơ sở – tầng hầm trồng cần sa có một không hai trên đời. Việc chỉ đạo thi công xây dựng do ông Trịnh Vỹ đảm trách, mặc dù rất khó khăn trong các khâu vận chuyển vật liệu lên đồi trà, cho đến việc đào đất, xây lắp… nhưng cuối cùng họ cũng dựng nên được một “tuyệt tác”, họ có rất nhiều người, có thể đó là một tổ chức ngầm rất lớn. Với màn kịch mụ Thùy Dung bỏ trốn bí té xuống hố, sau đó được đưa vào nhà thương điên. Ông Trịnh Vỹ đã có cớ để đưa người của mình, trên danh nghĩa là chủ nhà cho đám công nhân người Hoa, đang làm việc tại xí nghiệp trà Quảng Châu thuê ở. Chưa chắc những đám người này đã là công nhân của xí nghiệp, hoặc có đi chăng nữa, cũng làm bán thời gian để tạo vỏ bọc cho những hoạt động phi pháp.

– Đúng vậy đó Quốc Việt, một địa thế quá thuận tiện cho một cơ sở như vậy. Nước sẽ được bơm từ dưới hồ lên, chúng ta chịu khó tìm kiếm sẽ thấy được dấu vết của đường ống dẫn nước. Dưới tầng hầm đó sẵn có mô tơ, ống dây, có đất đen, nông cụ, và rất nhiều bình ắc quy, để phục vụ công việc trồng trọt chế biến. Dòng điện từ những bình ác quy, được đưa qua máy biến thế. Tại sao vậy? Vì nếu dùng điện với số lượng lớn sẽ bị nhà máy điện nghi ngờ, như thế thì cơ sở của họ có thể bị phát hiện. Đó là lý do vì sao hóa đơn sử dụng điện từ những năm 1985 đến 1995 – thời điểm những người Hoa đó thuê căn nhà để ở, – không thấy điểm gì khả nghi.

– Chúng ta sẽ điều tra tiếp về những bộ hài cốt. Cậu đã có một giả thiết nào trong đầu chưa?

– Chưa, tớ cần thêm một số thông tin nữa mới có thể đưa ra phán đoán. Việc này, còn phải chờ vào kết quả kiểm tra những bộ hài cố đó. Bây giờ chúng ta chưa thể nói gì được đâu, vì như thế rất dễ khiến chúng ta mơ màng, rối rắm và đi sai hướng. Nói chung, vụ án đã giải quyết được một câu hỏi lớn rồi. Chúng ta đã tìm ra được mục đích ông Trịnh Vỹ mua đất và xây dựng căn nhà. Cần mau chóng bắt được Bính Lù để moi ra một số thông tin quan trọng, ông ta từng có quan hệ khá thân thiết với ông Trịnh Vỹ, như lời ông Ca Lạy nói, thì chính ông ta là cầu nối liên lạc giữa ông Trịnh Vỹ và đàm người Hoa kia.

– Tớ hiểu rồi Khôi Nguyên, tớ sẽ cho tăng cường lực lượng tìm bắt ông ta.

Anh Quốc Việt đi rồi, chỉ còn lại tôi với Khôi Nguyên. Chúng tôi ngồi trên ghế sofa, (…) giây phút im lặng qua đi. Khôi Nguyên mới cất giọng trầm ấm nói với tôi:

– Chúng ta chỉ còn ở lại đây thêm một thời gian ngắn nữa thôi, cô không thấy tuyệt lắm sao Ngọc Diệp?

– Tôi… tôi – Khi đó tôi ấp úng.

– Cô vẫn còn lo lắng?

– Không hiểu sao tôi vẫn cảm thấy bất an lắm Khôi Nguyên à!

– Yên tâm đi, sắp kết thúc rồi.

– Tôi biết, nhưng mà…

– Tôi hiểu rồi, cô đang nghĩ đến anh ta phải không? – Khôi Nguyên đột nhiên nói chuyện rất khó hiểu.

– Anh ta?

– Thì cái anh chàng gặp ở quán mì hoành thánh đó chứ còn ai vào đây nữa. Tôi thấy cô có vẻ rất hứng thú khi nói chuyện với anh ta, hình như anh ta rất thích cô, và cô cũng thích anh ta lắm thì phải.

Khôi Nguyên thay đổi đề tài một cách đột ngột, đang nói về vụ án, anh ấy lại chuyển sang nói về Đình Văn, vậy là sao đây? Thế rồi, tôi đáp lời anh ấy:

– À, anh hiểu lầm rồi. Anh ấy chỉ là một người bạn. Tên anh ấy là Đình Văn, – ảnh là một nhà hảo tâm, là Mạnh Thường Quân tài trợ cho trường mầm non Sao Mai (trường dành cho những trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn) mà tôi đang là giáo viên ở đó. Mấy ngày thấy tôi không đến trường, ảnh hỏi thăm Ý Nhi, Ý Nhi đã cho ảnh số điện thoại của tôi để liên lạc hỏi thăm nhưng đã không liên lạc được vì tôi đã không dùng sim cũ nữa. Lần gặp đó tôi đã cho anh ấy số điện thoại, thế thôi!

– Hèn gì thấy cô thỉnh thoảng nhắn tin, miệng thì cười nụ, chắc là cho gã đó rồi.

– Anh làm ơn nói tên người ta cho đàng hoàng, gã gì ở đây? anh cứ làm như người ta là tội phạm ấy.

– Tại thấy cô nói chuyện với gã có vẻ rất vui, nên tôi mới tưởng cô và gã có quan hệ đặc biệt.

– Nói chung, anh ấy là người rất dễ mến! Tiếp xúc sâu hơn anh sẽ thích anh ấy cho mà xem. – Mắt tôi ánh lên niềm vui thích khi nhắc tới Đình Văn.

– Hôm nay cô rất mệt đúng không? Đi ngủ sớm đi! – Khôi Nguyên bỗng dưng quan tâm đến tôi.

– Còn anh không ngủ sao? Không có anh ở cùng phòng sao tôi dám ngủ.

– Tôi phải uống chút rượu mới có thể ngủ được.

– Tôi hiểu rồi, vậy tôi sẽ ngồi đợi anh. Tôi không muốn ở trong phòng một mình.

– Không cần mất công vậy đâu, tôi sẽ mang rượu vào phòng ngồi uống. Còn cô thì cứ ngủ thoải mái, ok chứ?

– Vậy để tôi đi làm cho anh chút gì đó nhâm nhi nha!

– Không cần đâu Ngọc Diệp, tôi thích uống khang hơn.

Khôi Nguyên mang theo chai rượu tây và cái máy nghe nhạc vào phòng. Tôi nằm trên giường nghe nhạc, còn Khôi Nguyên thì ngồi tựa lưng trên chiếc ghế gỗ nhấm nháp từng ngụm cay nồng.

Trong nền nhạc sâu lắng trữ tình của bản “Dạ Khúc”, tôi ngắm nhìn Khôi Nguyên đang vô tư thả mình trong giai điệu du dương, lãng mạn. Ảnh say trong men rượu và men nhạc, tạm thời quên đi tất cả những mệt mỏi đời thường.

Vụ án đã mở ra một bước ngoặc mới. Nền nhà đã được tôi, Khôi Nguyên và anh Quốc Việt láng lại giống như lúc đầu. Cũng may, anh Quốc Việt đã tìm mua được loại gạch men lót nền tương đối giống với loại gạch cũ, hy vọng mụ yêu tinh Thùy Dung sẽ không phát hiện ra. Sáng hôm sau, tôi và Khôi Nguyên tiếp tục hành trình phá án. Ngày hôm đó tôi sẽ không bao giờ quên, cái cách mà Khôi Nguyên tiếp cận mục tiêu, khiến tôi bị bất ngờ, anh ấy đúng là một con người liều lĩnh, táo bạo. Đó là hành động gì?

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN