Thần Điêu Đại Hiệp - Chương 46: Thiếu Nữ Áo Xanh
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
68


Thần Điêu Đại Hiệp


Chương 46: Thiếu Nữ Áo Xanh



Mã-quang-Tổ vào mâm cơm không có thịt, cá chi cả, mặt này buồn xo.

Người áo xanh thứ nhất nói:

– Chúng tôi ở đây chỉ ăn chay trường, nên không có trữ sẵn thịt, cá mong chư vị lượng tình.

Mã-quang-Tổ lẩm bẩm nói:

– Sợ lửa hay sao mà phải ăn rau sống như vậy? Nếu sợ lửa thì việc gì ban nãy lại đốt lửa dữ như thế.

Người áo xanh thứ hai mỉm cười nói nhỏ:

– Sở dĩ đốt lửa như vậy, chính là một cực hình để sư phụ phạt chúng tôi.

Người áo xanh thứ ba lễ phép mời:

– Xin chư vị dùng bữa!

Miệng nói tay cầm một chiếc bình rót vào chén mỗi vị khách. Mã-quang-Tổ tưởng rượu nhưng không thấy hơi rượu, lại càng chán ngán nghĩ bụng:

– Đã không cá, thịt bây giờ rượu cũng không hơi, chủ nhân gì mà hà tiện như vậy.

Người áo xanh thứ nhất thấy vẻ mặt của Mã-quang-Tổ lộ vẻ bất bình, nên nhỏ nhẹ hỏi:

– Thưa chư vị! ở đây chỉ dùng có thanh thủy, chớ tuyệt đối không được dùng rượu. Đó là phép tắc của tiên tổ từ mấy trăm năm về trước. Xin quý khách cảm phiền cho.

Thiếu nữ áo xanh nói tiếp:

– Anh em chúng tôi ở đây không bao giờ được nói đến tiếng rượu, chứ đừng nói đến việc uống rượu nữa. Vì rượu sẽ làm cho tính tình con người bấn loạn, sanh ra cuồng nhiệt không tốt.

Bọn Kim-luân Pháp-Vương đều là những tay giang hồ, phóng đãng đã quen, nay thấy bọn áo xanh tuổi còn măng trẻ, mà miệng ít nở những nụ cười tự do, thái độ quá câu nệ, lễ độ quá cổ kính, nên ông ta cũng không dám nói nhiều.

Bữa cơm qua một lúc yên lặng. Món ăn toàn là hoa quả, rau dưa không được ngon miệng, nên cả bọn ăn qua loa cho rồi. Riêng Mã-quang-Tổ tuy chê thiếu thịt, rượu nhưng ăn hơn hai chục chén mà vẫn nghe chưa thấm vào đâu.

Ăn cơm xong, Mã-quang-Tổ ghé mồm nói nhỏ với đồng bọn:

– Chúng ta nên thừa lúc trời tối mát mẻ trở về nhà!

Nhưng năm người kia không đồng ý, vì người nào cũng muốn lưu lại để xem xét những bí mật trong động nầy.

Doãn-y-khắc-Tây nói:

– Mã-huynh ơi, lẽ nào chúng ta lại bỏ về thình lình quá như vầy đâu có được. Cần phải yết kiến động chúa đã.

Mã-quang-Tổ cằn nhằn:

Ăn không được bao nhiêu cơm, còn đói quá, có thịt rượu gì nữa mà ở nán lại.

Tiêu-tương-Tử nghiêm nghị nói với Quang-Tổ:

– Sao anh nhỏ mọn quá vậy? Anh không sợ người ta cười hay sao?

Quang-Tổ vì sợ cái “thây ma” của Tiêu-tương-Tử nên làm thinh.

Đêm khuya mọi người chưa gặp được chúa động, tất cả ra nằm trên phiến đá lớn lạnh buốt cả lưng. Nhìn cảnh đìu hiu cô tịch của núi rừng, ai cũng có ý lạ chẳng hiểu bọn nầy là ai, tuổi còn trẻ mà đã xa lánh nhân thế!

Ni-ma-Tinh cất tiếng hỏi:

– Kim-Luân tiên sinh! Ngài là người hiểu rộng biết xa, bây giờ ngài dạy chúng tôi thế nào, để đối phó với chủ bang. Theo ngài thì chúa động là người hiền hay ác? Ngày mai chúng ta gặp chúa động phải đối đãi thế nào? Thân thiện hay chống đối.

Kim-luân Pháp-Vương nói:

– Chưa thấy mặt người ta mà biết thế nào được? Ngày mai chúng mình sẽ tùy cơ ứng biến!

Doãn-y-khắc-Tây nói nhỏ:

– Bốn đứa học trò của hắn, mà đã giỏi giang như vậy, huống hồ là sư phụ. Vậy ngày mai chúng mình phải hết sức thận trọng đừng để mắc mưu bọn nầy, bỏ mạng nơi đây thì thật là uổng đời. Doãn-y-khắc-Tây bề ngoài tuy có vẻ sợ sệt, nhưng trong thâm tâm có nhiều mưu mẹo, rất chín chắn.

Mã-quang-Tổ thì đang mải tưởng tượng đến thịt, rượu, không muốn nói gì.

Dương-Qua nhìn nét mặt buồn rười rượi của Quang-Tổ, vỗ vai nói đùa:

– Này Mã-huynh! Ngày mai nên trổ hết tài lực đối phó với bọn chúng, chứ không để bọn chúng bắt nhốt chúng ta vào cho ăn lối nầy thì nguy lắm đấy!

Mã-quang-Tổ nghe nói đến chuyện bắt nhốt cho ăn rau muối thì thất kinh, nói cuống cuồng:

– Dạ dạ tôi nghe lời Dương-huynh!

Đêm đã khuya, nhưng mọi người ái ngại lo nghĩ khó ngủ được. Riêng có Mã-quang-Tổ vô tư, chỉ chốc lát đã ngáy như sấm rền.

Dương-Qua rón rén ngồi dậy, lặng lẽ đi ra ngoài vườn, đứng ngắm trời đất. Đêm khuya canh vắng, bốn bề mờ mịt, lá hoa trên cây tỏa ra một mùi thơm ngát, dưới vòm trời đầy sao.

Chàng mải mê, lững thững ngắm cảnh, nhìn theo những cánh hoa trắng phau bay tung theo luồng gió lạnh của đêm khuya, như cơn mưa nặng hạt, chợt thấy xa xa phía trước có một bóng người lả lướt đi tới.

Dương-Qua liền tiến đến thì thấy thiếu nữ áo xanh, đang hái hoa miệng hát nho nhỏ.

Gặp Dương-Qua thiếu nữ bẽn lẽn cúi chào:

– Quý khách không ngủ được ư? Có việc gì mà quí khách lo lắng?

Nàng nói xong có vẻ luống cuống bứt vội hai búp hoa đưa cho Dương-Qua để đỡ ngượng.

Dương-Qua đưa tay nâng hoa, lòng ngây ngất. Chàng bâng khuâng nói:

– Hoa ăn chắc ngon lắm phải không nương nương?

Nàng thẹn thùng nói trống:

– Dạ, ăn được.

Rồi nàng lặng lẽ, đưa mấy ngón tay búp măng uyển chuyển bẻ từng cánh hoa, đưa lên ăn. Mùi hoa làm dịu cả không gian.

Dương-Qua cũng bắt chước nàng đưa hoa lên miệng ăn ngon lành.

Mới đầu chàng nhai thì nghe ngọt dịu, sau dần nuốt vào thấy đắng đắng, chát chát. Nhưng trước mặt mỹ nhân, dầu có đắng chát thế nào cũng cố nuốt đi cho xong. Chàng chăm chú nhìn thì thấy đây là một thứ hoa rất lạ, cành đều có hoa nhọn hoắc, lá to hơn lá hồng, còn hoa thì tuyệt đẹp, đẹp hơn cả hoa hồng là chúa của loài hoa nữa.

Dương-Qua liền hỏi:

– Nương nương! Hoa nầy là hoa gì thế? Tôi chưa từng thấy bao giờ?

Cô gái mỉm cười đáp:

– Thưa quý khách đây là hoa “Tình hoa”. Chốn nhân gian rất hiếm. Chẳng hay quí khách có ưa mùi vị nó không?

Dương-Qua đáp:

– Mới ăn thì ngọt, sau lại đắng.

Nói rồi chàng đưa tay ngắt một hoa thấy cây có gai, chàng hái cẩn thận. Nào ngờ không tránh khỏi, vì dưới cánh hoa lại còn có gai nhọn nữa. Chàng mới để tay vào thì một mũi nhọn đã đâm vào tay chàng rớm máu.

Thiếu nữ áo xanh nói:

– Tôi nghe thầy tôi thường nói: “Thứ “Tình hoa” này rất ưa máu người. Chắc mấy giọt máu của quí khách sẽ làm cho hoa nở thêm diễm kiều. Còn động này tục gọi là động “Tuyệt tình”.

Dương-Qua cười nói:

– Là động “Tuyệt tình” mà ở đây lại có nhiều bông “tình hoa” kể cũng kỳ lạ, phải không nương nương!

Hai người mải mê trò chuyện, bước thong dong trên nệm cỏ vai sát vai lúc nào không hay.

Dương-Qua say sưa nói:

– Trong chốn u tịch này lại có cái động gọi là “Tuyệt tình cốc” nghe thoát tục quá nhỉ!

Thiếu nữ lắc đầu nói:

– Thưa tôn khách, tôi không hiểu tại sao lại gọi như thế. Chỉ có thầy tôi mới rõ lai lịch tên ấy.

Vườn hoa càng khuya càng tiết hương thơm ngào ngạt, cả bầu trời lung linh,

thỉnh thoảng có cơn gió thổi qua, những đám cây xạc xào như những tiếng thì

thầm của đôi trai gái đang sánh vai bước nhẹ trong chốn”tuyệt tình”.

Dương Qua miệng ko ngớt chuyện trò, nhưng đầu óc vẫn quay cuồng trong

mộng ảo.

-Đáng yêu lắm!Đáng yêu biết là bao! Nếu ta có ng yêu bên cạnh, cùng đi

với nhau tay trong tay, ta sẽ thề cho đến trăm năm đầu bạc ko rời nàng nữa.

Bỗng nhiên chàng cảm thấy dau nhói và buốt tới xương sống và bị cành gai

vừa chích. Chàng khẽ kêu:

-ối chao!

Rồi đưa tay lên miệng, cắn chặt lấy vết gai đâm.

Thiếu nữ áo xanh vẫn điềm nhiên cười duyên dáng nói:

-Tại tôn khách mơ tới ý trung nhân.

Dương Qua thấy nàng đoán đúng tâm sự của chàng, hai tai nóng bừng lên,

chàng nói:

-Làm sao cô nương biết?

Thiếu nữ phá lên cười sang sảng nói:

-Tôn khách ko biết đó? Phàn đã bị gai của “Tình hoa” châm vào thì tuyệt

đối cấm tương tư trong ba ngày. Nếu trong vòng ba ngày ấy mà nghĩ đến tình

nhân thì tay sẽ bị đau buốt ko chịu nỗi.

Dương Qua nghe nói lạ liền hỏi:

-Lại có thứ gai kỳ dị đến thế ư?

Thiếu nữ đáp:

-Thưa tôn khasck! Đúng như vậy! Thầy tôi có dạy”Tình Hoa” có gai độc thế!

Mới ăn thì ngọt dịu, nhưng sau đắng cay, toàn thân như bị gai châm đau buốt.

Dù với tình nào, dầu có đề phòng đến đâu đi nữa cũng khó lòng tránh khỏi

thương đau. Bởi vậy nên thứ hoa này mới đặt tên “tình hoa”

Dương Qua nói:

-Như thế tức tôi ko được nghĩ đến ng yêu của tôi trong ba ngày hay sao?

Khổ lòng tôi lắm! Tôi chịu thôi!..

Chàng nói một hơi dài, trong lúc thiếu nữ nhìn chàng với đôi mắt đen lay

láy. Mặt chàng ngơ ngác như ng mê mới tỉnh, hổ thẹn vì đã lỡ lời bày tỏ tâm

hồn mình trước ng đẹp. Thiếu nữ vẫn tự nhiên kể tiếp:

-Thầy tôi bảo gai của tình hoa độc lắm! Ai bị nó châm phải nén lòng đừng

nghĩ đến tình yêu, để cho tình thần được vô tư thì ko sao, bằng để dục vọng

nổi lên, là chất độc sẽ biến theo chất máu làm cho toàn thân nhức nhối. Dương

Qua nửa tin nửa ngờ. Phút chốc thái dương chói loà ánh bình minh rực rỡ.

Chàng nhìn lại cây tình hoa, thấy hoa đã kết thành quả, lòng rất ngạc nhiên.

Tại sao mới thấy trong chốc lát đã trở thành quả? Còn hoa thì đẹp thế kia,

bây giờ quả nó xấu xí như vậy. Màu xanh, màu đỏ, màu đen lẫn lộn, lại có lông

tua tủa. Dương Qua nói:

-Sao hoa đẹp đến thế kia mà quả xấu như thế? Chắc ăn ko được hả cô nương?

Thiếu nữ đáp:

-Thưa tôn khách, quả ko ăn được, vì nó vừa chua, vừa chát vừa hôi.

Dương Qua cười nói:

-Không có thứ quả nào ăn được hả cô nương?

Thiếu nữ áo xanh đáp:

-Cũng có quả rất ngọt, rất bùi, nhưng rất khó chọn, bở chúng ta chỉ trông

thấy bề ngoài của quả, nên ko biết được. Có nhiều quả ngoài đẹp nhưng ăn lại

đắng. Có quả xấu xí mà ăn lại ngon ngọt.

Dương Qua thầm nghĩ:

Loài hoa mà cũng hàm ý của đời! Trời ơi! Tình hoa mà cũng hàm chứa đủ mùi

như vậy! Mùi vị ái tình ban đầu thì trước ngọt sau cay, như hai kẻ yêu nhau

rồi khi xa cách cũng đau khổ biết chừng nào. Trời ơi! Ta cũng sẽ như tình

hoa? Hỡi những ng yêu của ta! Tương lai rồi đây sẽ ra sao?

Chàng thầm than thở như vậy, lại càng tưởng nhớ đến Tiểu long Nữ. Đột

nhiên ngón tay chàng nổi lên đau buốt đến xương, làm cho cánh tay như rồi rã.

Bây giờ chàng mới tin lời thiếu nữ áo xanh nói là đúng. Thiếu nữ nhìn thấy

mặt Dương Qua cảm thấy thương xót, nhoẻn một nụ cười an ủi! ánh nắng ban mai

chiếu lên gò má nàng đỏ hây hây. Đôi làn mi thanh nhã làm sao! Bao nhiêu nét

thanh nhã ấy cũng đủ gợi cho nàng một nhan sắc lộng lẫy. Dương Qua ngây ngất

nói:

-Ngày xưa vua U Vương đời Chu mất nước chỉ để đổi lấy một nụ cười của Bao

Tự. Nay được thấy nụ cười của cô nương thì bị đau khổ là phải.

Nàng nhìn chàn cố nhịn cười, nhưng tiếng cười vẫn thốt ra trên đôi môi đỏ

mọng như gieo vào cảnh núi rừng một tiếng ngọc thanh tao. Từ trước, Dương Qua

tưởng nàng lạnh nhạt với tình, cho nên chàng rất e dè. Nay thấy nàng cười nói

thân mật quá, khiến tâm tình ko ngăn cách nữa. Chàng mừng rỡ tiếp lời: -Người

đời cho nụ cười nghiêng nước nghiêng thành. Nhưng tôi cho rằng nụ cười của

nương nương còn khó kiếm hơn.

Thiếu nữ áo xanh nghe nói quá thẹn thùng. Nét mặt ngây thơ đôi mắt lay

láy như hai viên ngọc quý, nàng mỉm cười nói:

-Tôi khách nói nụ cười nghiêng nước nghiên thành là thế nào?

Dương Qua vui vẻ nói:

-Đó là nụ cười mà có thể làm cho ng say mê đắm đuối, quên cả sự nghiệp to

tát, chỉ mong được theo nuông chiều mỹ nhân.

Thiếu nữ nghe Dương Qua nói vui vẻ quá nên cười khúc khich mãi. Dương Qua

được trổ tài du thuyết.

-Cũng như tôi muốn được mỹ nhân thân mật trao đổi nụ cười tươi tắn thì

cũng hải quên mình chịu đau đớn vì thứ gai “tình hoa”

Thiếu nữ áo xanh thỏ thẻ:

-Thưa tôn khách, tôi đâu phải là một mỹ nhân, vì chưa một ai ở đây khen

tôi đẹp. Vậy tôi xin tôn khách đừng nhọc lòng nghĩ đến tiếng cười của tôi.

Dương Qua thở dài nói:

-Không hiểu ai đã đặt tên chốn này là động “Tuyệt tình”.Theo ý tôi muốn

đặt tên khác mới phải.

Thiếu nữ nói: – Tôn khách muốn gọi động này là gì?

Dương Qua đáp: – Nên gọi là động “mù”.

Thiếu nữ nhìn Dương Qua hỏi lớn: -Sao vậy?

Dương Qua bình tỉnh nói:

-Tại vì kẻ nào ko biết Tây thi đẹp đều coi là mù.. Cũng như ở đây ko ai

khen nương nương là đẹp, thì bọn ng ở đây đều mù mắt hết cả.

Thiếu nữ áo xanh cười dòn. Dung mạo nàng nếu đem so với Tiểu long Nữ thì

chưa bằng. So với vẻ ẻo lả của Trình Anh thì còn thua sút, so với kẻ sắc nước

hương trời như Lục vô Song thì chưa phải là đối thủ. Nhưng thiếu nữ áo xanh

có điểm đặc sắc là vẻ đẹp thoát tục với dáng điệu thanh lịch siêu phàm, nực

mùi tiên phong đạo cốt. Nàng lớn lên ở đây chưa hề được ai ca tụng đến nhan

sắc nàng mà chỉ có lời răn dạy phải tiết dục gần như kẻ tu hành. Cho nên

những ng sống chung với nàng ở đây cũng đều theo một giáo lý như những kẻ nhà

tu trong một tu viện. Họ chỉ nhìn nhau với vẻ tự nhiên, ko hề biết rung cảm.

Có đôi lúc lòng họ trở về trần tục nhưng họ cũng chẳng hé môi. Nay gặp Dương

Qua ca tụng đủ điều làm cho nàng thấy hứng thú quá! Con ng của Dương Qua vốn

là con ng linh nghiệm chốn nhân gian, gần gũi với tình đời, cho nên những lời

ca tụng của chàng rất thần tình. Chàng lại có một dáng điệu của một thiếu

niên phong nhã, khiến cho thiếu nữ áo xanh cảm thấy trong lòng hoan hỉ lạ

thường.

Dương Qua thấy nét mặt đoan trang nghiêm chỉnh của nàng, cũng muốn tìm

hiểu tâ lý, vì đâu đã xa cách với nhân thế!

Thiếu nữ nghiêm trang nói:

-Tôi chỉ sợ tôn khách mắt ko được sáng, trước ng xấu xí tưởng là mỷ nhân.

Dương Qua nói: – Tôi tin chắc ko lầm! Rồi đây cô nương sẽ thấy! Động này

tuy yên tĩnh, nhưng khi có nụ cười cô nương, thì trước sau cũng phải nổi

phong ba bão táp, cảnh yên lành ko thể tồn tại được nữa.

Đôi mắt ngọc tròn xoe, thiếu nữ tỏ vẻ lạnh lùng hỏi:

-Tại sao như vậy hả tôn khách?

Dương Qua bình tỉnh giảng giải:

-Xưa nay sắc đẹp đã làm nghiêng thành đổ nước, thì sắc đẹp của cô nương

cũng phải làm nghiêng ngửa động này chứ sao?

Thiếu nữ cười ngặt nghẹo nói:

-Xin đa tạ tôn khách đã quá khen! Tôi chẳng dám nghĩ đến đại hoạ như thế.

Dương Qua say sưa nhìn những nét uyển chuyển trên thân nàng! Chao ôi! sao

mà kiều diễm như thế. Chàng tưởng tượng kẻ nào chiếm được tấm thân ngà ngọc

ấy thì hạnh phúc biết chừng nào? Lòng chàng rào rạt tình yêu dâng lên!Tay

chàng bỗng đau buốt tận xương khiến chàng buột mồm kêu:

-ối chao! Đau quá.

Nghe tiếng kêu đau, nàng tỏ ý hờn giận nói:

-Tôn khách hình như ko muốn nói chuyện với tôi nữa là phải? Tôn khách

đang nghĩ mãi đến tâm tình cùng kẻ khác kia mà!

Dương Qua tỏ lời thanh minh:

-Oan uổng cho tôi quá cô nương ơi! Cái cơn đau vừa rồi chính là tại cô

nương đấy!

Thiếu nữ mặt ửng hồng, sung sướng chạy vút đi.

Dương Qua đứng một mình bâng khuâng ngơ ngác, chàng cảm thấy hối hận tự

trách:

Sao ta lại quên hẳn lời hứa với Tiểu long Nữ! à! thế ta phải cương quyết

xua đuổi sắc đẹp con bé này ra khỏi đầu óc ta mới được.

Kể ra Dương Qua ko phải bạc tình, lãnh đạm với ng yêu. Nhưng bẩm sinh

chàng đã mang sẵn dòng máu kinh bạt giang hồ của cha chàng, và di lưu tâm

tính đa tình, đa cảm của mẹ chàng, làm sao chàng có thể như Quách Tỉnh chất

phác si mê Hoàng Dung. Chàng là con người thích đi vào những cuộc phiêu lưu tình ái, để thoả mản lòng rung cảm và vơi bớt nỗi đau khổ của đời chàng.

Thiếu nữ áo xanh chạy vài chục bước bỗng dừng chân đứng tựa vào một tình

hoa, nét mặt ngây ngất nhìn lại phía Dương Qua nói:

-Tôn khách có muốn ta ko?

Dương Qua ko ngờ mình được dịp may như vậy nên vội vã chạy đến bên nàng

nói như van lơn:

-Xin cô nương tha cho! Tôi đã khổ lắm rồi!

Thiếu nữ ko hiểu gì, nói tiếp:

-Tôi xin một điều, tôn khách phải hứa ko được gọi tên tôi trước mọi ng,

và ko lọ tên tôi cho một ng thứ ba nào biết.

Dương Qua thấy hay hay gật đầu lia lịa nói:

-Tôi xin giữ theo lời dawajn của cô nương.

Thiếu nữ áo xanh nói:

-Cha tôi tức là sư phụ tôi, họ Công Tôn…

Rồi nàng kể loanh quanh mãi mà chưa nói đến tên nàng, Dương Qua sốt ruột

hỏi vặn:

-Vậy tên của nương nương là gì?

Thiếu nữ đáp:

-Tên tôi là Lục Ngạc.

Dương Qua thẩn thờ, bấc giác thầm khen:

-Tên với ng cùng đẹp ngang nhau.

Công tôn Lục Ngạc đã xưng danh nàng cho Dương Qua biết nên nàng e dè dặn

Dương Qua:

-Tôn khách đừng quên lời tôi dặn. Nếu cha tôi rõ được, thì tôi phải chịu

những hình phạt đớn đau nữa.

Dương Qua nói:

Tôi hiểu lắm! Công tôn Lục Ngạc ơi, tôi chưa từng thấy trên thế gian này

có ng nào như thân phụ của Lục Ngạc. Ai đã nỡ trừng phạt con gái thân yêu

bằng cách nướng sống trên lò lửa như thế.

Rồi mắt nàng bỗng dưng đẫm lệ ngập cả làn mi. Nàng thổn thức:

-Cha tôi xưa kia cũng nuông chiều tôi lắm. Nhưng từ ngày mẹ tôi mất, cha

tôi trở nên cực kỳ nghiêm khắc. Ko biết hôm nay cha tôi lấy vợ khác sẽ đối xử

với tôi như thế nào. Lòng tôi quả lo ngại sợ có những cực hình cay nghiệt hơn

nữa!

Dương Qua vỗ về an ủi:

Lục Nương đừng lo! Thân phụ lấy vợ sẽ vui lên mà nuông chiều Lục Nương

hơn trước chứ.

Nàng lắc đầu thở một hơi dài não ruột nói:

-Tôi thấy cha tôi còn hung dữ hơn khi chưa có vợ mới..

Dương Qua đã từng trãi cảnh côi cút, nên chàng rất thông cảm với ng bạn

gái bị đau khổ. Chàng muốn khơi thêm tâm sự với nàng:

– Tôi đoán chắc người mẹ mới của cô nương, không đẹp bằng một nửa vẻ đẹp của cô nương.

Nàng lắc đầu nói:

– Tôn khách lầm. Mẹ mới của tôi đẹp lắm! Và còn giỏi cả võ nghệ nữa. Hôm qua bắt được Châu-bá-Thông, nếu cha tôi và mẹ mới của tôi không mãi lo tranh tài cao thấp, thì chắc là Châu-bá-Thông không tài nào trốn thoát được.

Dương-Qua liền hỏi:

– Cuộc so tài ấy ai thắng?

Lục-Ngạc trả lời:

– Tất nhiên cha tôi phải thắng, nếu thua thì đời nào người ấy chịu làm mẹ mới của tôi được.

Ngưng một lát, nàng nói tiếp:

– Ngày mai là ngày lễ thành hôn của cha tôi với người đàn bà đẹp ấy, cho nên cha tôi muốn mời chư vị lưu lại để dự tiệc.

Hai người đang say mê đàm đạo thì mặt trời ngả sang trưa lúc nào không hay. Lục-Ngạc hoảng hốt nói:

– Xin tôn khách lui gót, để lỡ ai trông thấy về mách lại với cha tôi thì nguy hại lắm đấy!

Dương-Qua hiểu được tình cảnh đau khổ của nàng, lòng quá xót xa thương hại. Chàng đưa tay nắm chặt lấy tay nàng, như thầm hứa hẹn sẽ luôn luôn che chở.

Chưa vào đến cửa, Dương-Qua đã nghe tiếng Mã-quang-Tổ phàn nàn ngọt với đắng. Vào đến nơi chàng nhìn thấy trên bàn có bày mấy đĩa “Tình hoa”. Người nào người nấy nét mặt buồn xo không muốn nói Dương-Qua niềm vui buồn lẫn lộn, chàng bước đến toàn đàm chuyện với Kim-luân Pháp-Vương. Đột nhiên, có người thanh niên áo xanh bước vào cung kính, nói:

– Thưa chư vị động chủ muốn gặp chư vị.

Bọn Kim-luân Pháp-Vương đương là những vị tôn-sư của một phái, đi đến đâu cũng được đón rước trọng hậu, ngay cả đến Hốt-tất-Liệt là một vị Vương-tử mà đối với họ cũng rất kính nể. Còn lão chúa động ở nơi thuận sơn nầy, sao lại vô lễ thế. Cả bọn tỏ vẻ hậm hực bảo nhau:

– Chúng mình cứ đến xem mặt mũi hắn, rồi cho hắn một bài học đích đáng là hơn.

Sáu người lần lượt theo chân người áo xanh. Đi được vài chục bước thấy một khu trúc mọc xanh um, ai nấy đều chăm chú nhìn. Lúc đi khỏi khúc rừng trúc lạ nghe phưởng phất mùi hương cả trăm hoa ở đâu tỏa đến làm cho tất cả lâng lâng như thấy tâm hồn mình thoát tục. Rồi tiếp đến mấy chục mẫu đất toàn là hoa thủy tiên hiện ra trước mắt. Mọi người đều ngơ ngác nhìn cảnh vật vô cùng ngoạn mục.

Kim-luân Pháp-Vương luôn miệng khen:

– Thật như cảnh tiên! Hoa thủy tiên mọc dưới nước như thế nầy chưa từng có!

Muốn đi đến phòng chủ động phải vượt qua mấy cây trầm hương quí, thả trên mặt nước những người đi qua được phải là tay khinh công siêu-phàm mới khỏi gãy.

Sáu người đến đó đều phải để khi cho thân mình nhẹ. Duy có Mã-quang-Tổ kém tài nên bị ngã nhào xuống nước làm cho từng cụm hoa thủy tiền ngã nát.

Qua khỏi hố thủy tiên thấy sừng sững một tòa nhà đá. Ngoài cổng có hai chú tiểu đồng, mỗi chú trong tay cầm cây phất trần.

Trông thấy khách, một chú vội vã chạy vào, còn một chú mở cổng đón khách.

Dương-Qua thầm nghĩ:

– Chẳng hiểu chúa động bận việc chi mà không ra đón tiếp?

Lòng chàng có ý không vui. Đột nhiên có một tia chớp xanh hiện đến như một luồng khói, và trước mặt mọi người hiện ra một ông lão hình dung cổ quái. Ông ta cũng mặc áo xanh, nhưng màu xanh hơi thâm đen, thân hình cao chừng một thước ba, râu lại dài hơn ba thước. Thân hình lùn tịt như thế lại thêm khuôn mặt rất kỳ dị.

Hai gò má nhô lên, đôi mắt xếch ngược.

Dương-Qua nghĩ bụng:

– Con gái ông ta dung nhan đẹp đến thế mà chúa động lại cổ quái như vậy sao?

Ông lão cúi đầu chào sáu vị khách, nói:

– Quý khách giáng lâm, thật muôn vàn hân hạnh! Xin mời quý khách vào nhà đàm đạo.

Ni-ma-Tinh khoan khoái gặp được người lùn như mình, nói lẩm bẩm:

– Thật hạnh ngộ!

Nói rồi sấn đến cầm tay ông lão bước vào.

Thực tình Ni-ma-Tinh muốn thử tài ông lão nên vận gân cốt nội công nắm tay ông lão thật mạnh. Nếu người thường bị Ni-ma-Tinh vận “tam kinh” nắm lấy, chắc tay sẽ bị nát nghiền, nhưng lão ta vẫn như không.

Ni-ma-Tinh lại quá vận thêm “tam kinh” cộng là “lục kinh” mà tay lão ta vẫn trơ trơ như gỗ đá. Ni-ma-Tinh quá tức vận thêm tam kinh” cộng là “cửu kinh” chỉ thấy mặt lão có ánh xanh thoáng qua rồi tay lão vung cao như thanh sắt.

Ni-ma-Tinh toát mồ hôi, nhưng sức lực chỉ còn có một kinh lực. Ma Tinh không dám vận công thêm vì sợ đối phương đánh trả lại thì sẽ hết lực, và bị thương tới lục phủ ngũ tạng.

Hắn vôi đổi thái độ, cười ha hả rút tay về trông rất hiền hậu.

Việc thử sức nầy, những người bên ngoài, tưởng như không ai hơn kém. Nhưng với Ni-ma-Tinh thì nghĩ khác. Hắn không biết lão đó có ý nhượng bộ hay không đủ khả năng phản công.

Vì vậy hắn suy tính:

– Xưa nay ta chỉ dùng đến công “tam kinh” rờ đến tay địch thủ thì biết được sức lực đối thủ thế nào rồi.

Nay tay của chúa động không có phản ứng rõ rệt, nên khó lòng phân biệt được tài nghệ cao hay thấp.

Kim-luân Pháp-Vương rất tinh ý, biết ngay Ni-ma-Tinh thất bại nên Pháp-Vương không tiến lên thử sức với lão già đó.

Mã-quang-Tổ lầm lì đi sau đang tức bực, vì không được uống rượu, ăn thịt, chợt thấy râu chúa động kéo lê thê dưới đất, hắn rình rình bước tới dậm lên một cái.

Lão già vẫn dịu dàng quay lại nói:

– Xin quý khách lưu ý.

Mã-quang-Tổ giả vờ không biết, hỏi:

– Ông bảo sao?

Ông lão làm thinh lắc đầu một cái, sợi râu ở dưới chân Mã-quang-Tổ bị giật mạnh khiến Quang-Tổ té lộn ngược ra sau.

Dương-Qua thấy Mã-quang-Tổ bị té ngược liền tung ra một chưởng đỡ vào lưng Quang-Tổ. Nếu Dương-Qua không đỡ kịp thì Quang-Tổ đã ngã xuống vỡ sọ rồi!

Lão già vẫn điềm nhiên như không có việc gì xảy ra, hướng vào trong nói lớn:

– Quý khách đã đến, kính mời động chúa ra tiếp khách.

Dương-Qua lấy làm lạ thầm nghĩ:

– Ta đã tưởng lầm rồi! Lão lùn nầy không phải là chúa động.

Tiếng mời vừa dứt, từ bên trong hơn hai mươi nam nữ áo xanh kéo ra đứng sắp thành hàng hai. Chỉ phút chốc sau bình phong rung động, một người oai nghi bước ra vui vẻ nói:

– Mời quý vịi an tọa.

Dương-Qua trông lên, thấy chúa động trạc độ bốn mươi tuổi, mặt hào hoa tuấn nhã. Chàng thầm nói:

– Hai mươi năm về trước với dong mạo ấy người nầy đã làm tan nát bao nhiêu con tim của thiếu nữ. Tuy bây giờ tuổi cao tác lớn song nét hào hoa vẫn chưa phai.

Chúa động ngó xuống! mười cặp nam nữ áo xanh, người nào việc ấy dâng trà lên mời khách.

Chúa động cũng mặc áo xanh, nhưng màu xanh loang loáng làm cho mắt người trông vào phải bị lòa đi.

Mã-quang-Tổ nhìn chén trà, thấy không có hơi nóng bốc lên liền đưa tay sờ vào chén. Nước lạnh như băng! Trên mặt chén nổi lều phều vài bông trà. Hắn buột miệng nói:

– Thưa chủ nhân! Thịt không ăn, rượu không uống, lại thêm trà nguội, như thế tài nào chủ nhân nét mặt không đượm màu bệnh khí?

Chúa động điềm nhiên nói:

– Trà nầy uống không cần đến lửa.

Mã-quang-Tổ cười, hỏi:

– Vậy trà nầy là nước trường sinh à?

Chúa động đáp:

– Tổ tông tôi đến đây từ đời Đường-huyền-Tôn tính đến nay đã mấy trăn năm, lề lối đã thành tục lệ con cháu không dám bỏ.

Kim-luân Pháp-Vương đứng lên, nói:

– Thưa chủ nhân. Đến bây giờ chúng tôi mới được biết thể phủ thiên cư vào đây đã nhiều lời. Nhưng phong thái vẫn như xưa, thật là thế trạch miên trường.

Chúa động nói:

– Đa tạ quý khách! Chúng tôi đâu dám nghĩ thế!

Tiêu-tương-Tử xen vào nói:

– Tổ tông chủ nhân đã nhìn thấy Dương quý-phi chưa?

Mọi người đều kinh ngạc nhìn Tiêu-tương-Tử. Không phải vì lời nói buồn cười mà vì tiếng nói của Tiêu-tương-Tử có vẻ khác thường! Lạ thay cả mặt mày Tiêu-tương-Tử biến đổi. Tiêu-tương-Tử dung mạo vốn đã như một xác chết, bây giờ lại còn hơn một bóng ma rõ rệt.

Chúa động từ tốn nói:

– Tổ tông tôi, trước làm quan dưới triều vua Đường-huyền-Tôn. Vì lúc đế Vương-quốc-Trung bị khốn loạn nơi triều đình nên phải mang toàn gia đi ẩn náo.

Tiêu-tương-Tử phá lên cười:

– Thế thì tổ tông ông chắc đã được hưởng biết bao nhiêu của phi nghĩa Dương-quý-Phi?

Mọi người đều thất sắc trước câu nói của Tiêu-tương-Tử. Vì câu nói ấy khác nào như một chiến thư, mà ai nấy đều phải đề phòng.

Pháp-Vương cau mày lo nghĩ:

– Quái thật! Tiêu-tương-Tử xưa nay vẫn là người am hiểu, sao hôm nay hắn lại ngạo nghễ đến thế!

Tuy vậy, chúa động thanh sắc vẫn điềm tĩnh, chỉ khẽ đưa mắt nhìn lão lùn râu dài. Lão râu dài liền quắc mắt nhìn Tiêu-tương-Tử, rồi nói lớn:

– Chúa chúng tôi đãi khách kính trọng, xin người đừng ăn nói hồ đồ.

Tiêu-tương-Tử liền cười hô hố, nói:

– Ta tin chắc là tổ tông ông đã được hưởng nhiều của phi nghĩa của Dương-quý-Phi!

Tiêu-tương-Tử càng nói dáng điệu lại càng kiêu hãnh hơn nữa. Giọng nói hắn oang oang lên:

– Hà hà. Đã được hưởng của phi nghĩa của Dương-quý-Phi mới ăn năn hối hận không dám ăn thịt chứ gì?

Kim-luân Pháp-Vương quá áy náy, nên quay lại nói nhỏ với Tiêu-tương-Tử:

– Sao Tiêu-huynh nói vậy? Ăn uống là theo thói quen.

Lão lùn râu dài không nhịn được liền nhảy lên bực đá, nói lớn:

– Tiêu-tương-Tử! Hãy cùng ta quyết đấu.

– Tương-Tử cười, nói:

– A ha! Tốt lắm! Nhưng lão đã biết tánh danh ta, vậy hãy xưng danh cho rõ thì cuộc đấu mới công bằng.

Lão lùn râu dài quá giận, nhưng thấy Tiêu-tương-Tử không phải hạng thường, liền quay nhìn chúa động.

Chúa động bảo:

– Ngươi hãy xưng danh cho Tiêu-tương-Tử rõ.

Lão lùn râu dài nói:

– Ngươi hãy nghe ta xưng danh, tên ta là Phàn-Nhất-Ông.

Tiêu-tương-Tử liền hỏi:

– Ngươi dùng binh khí chi? Mang ra đây ta xem.

Phàn-nhất-Ông nói:

– Ngươi muốn đấu bằng binh khí hả? Điều đó đâu có khó gì?

Rồi Phàn-nhất-Ông hô lớn:

– Chưa hầu hãy mang binh khí ra đây.

Phút chốc thấy mươi thanh niên áo xanh lễ mễ khiêng ra ngọn bổng. Phàn-nhất-Ông chỉ vào ngọn bổng nói:

– Ta dùng binh khí kêu là “Long đầu cương trượng”

Dương-Qua nhìn cây trượng thấy dài gấp ba lần người Phàn-nhất-Ông, ngạc nhiên thầm nói:

– Ông lão lùn chừng ấy làm sao sử dụng cây trượng dài gấp ba thân mình?

Tiêu-tương-Tử đưa tay vào túi rút ra một cái kéo lớn, nói:

Mọi người thấy Tiêu-tương-Tử rút kéo ra đều kinh hãi lo sợ cho Tương-Tử.

Dương-Qua lại ngạc nhiên hơn. Chàng đưa tay sờ vào túi, cái kéo đã mất, mới biết cái kéo của chàng đã về tay Tiêu-tương-Tử lúc nào rồi. Nguyên nhân đó là do Phùng-mặc-Phong rèn cho Dương-Qua, dùng để lấy chiếc phất trần của Lý-mạc-Thu. Nhưng Tiêu-tương-Tử đánh cắp của chàng trong đêm vừa rồi.

Tiêu-tương-Tử vận công sử dụng cái kéo, tiếng sèn sẹt vang lên chát chúa.

Tương-Tử quát lớn:

– Tên lùn râu dài kia! Ngươi chắc chưa biết tên vũ khí của ta, đây cho người rõ đây?

Phàn-Nhất-Ông bĩu môi, nói:

– Binh khí ư? Binh khí của bọn tà đạo nhà người làm gì có tên cao nhã.

Tiêu-tương-Tử cười hô hố nói:

– Ngươi đoán đúng lắm! Vì tên của nó là “cẩu mạo tiêu”.

Dương-Qua nghe Tương-Tử tự đặt tên cho cái kéo của mình, mỉm cười không nói.

Tiêu-tương-Tử nói tiếp:

– Ta biết ở đây có quái vật râu dài, nên ta mới mang kéo đến để xén bộ râu dài đó.

Mã-quang-Tổ, Ni-ma-Tinh và Doãn-khắc-Tây bụm miệng cười sằng sặc.

Riêng Kim-luân Pháp-Vương với chúa động vẫn nghiêm trang ngồi nhìn như chẳng để ý lời cãi vã gì.

Phàn-nhất-Ông cử “Long đầu cương trượng” lên quay tròn vù vù, và quát mắng Tương-Tử:

– Râu ta dài thật, nhưng ngươi là đứa hèn hạ, đâu đủ khả năng để làm cái việc sửa râu cho ta. Hãy cúi đầu xin lỗi tội vô lễ trước đã.

Tiêu-tương-Tử không thèm nói, chỉ để khí giương thẳng cái kéo lao vèo tới Phàn-nhất-Ông.

Nghe tiếng kéo xắp sựt sựt, Phàn-nhất-Ông không kịp đỡ, vội đánh mạnh một chưởng vào vai Tương-Tử. Tiêu-tương-Tử né qua một bên, nhưng chưa có một sợi râu nào rụng, và cứ như thế người cố cắt râu, người cố đánh liên tiếp.

Lúc này trong nhà chỉ nghe tiếng vun vút, sèn sẹt, thỉnh thoảng kéo chạm cương trượng tóe lửa.

Trận giáo đầu hơn một tiếng đồng hồ, thì Phàn-nhất-Ông bị sơ hở một chút nên cái kéo của Tiêu-tương-Tử đã vút thẳng vào hàm râu, cắt đứt ba sợi râu.

Ba sợi râu bay vụt qua bàn, cuốn quấn mấy chén dĩa trên bàn rơi xuống đất

bể sạch.

Dương Qua biết ngay là Tiêu tương Tử dùng phép “lộng huyền” thổi khí đi

mạnh làm rơi bát, dĩa xuống đất, chớ ko phải do ba sợi râu cuốn mạnh đến thế.

Mã quang Tổ chẳng biết gì, vỗ tay đôm đốp miệng ko ngớt tiếng khen:

-Hay quá! Hay quá Tiêu huynh ơi! Mấy cái râu quèn đó mà Tiêu huynh cũng

biến nó trở nên lợi hại thế? Thật là kỳ tài!

Tiêu tương Tử nghe khoái chí cười khà khà, vung kéo xắp sừng sực, miệng

nói lớn:

-Lão râu dài kia lại đây.

Tuy nhiên, ai cũng thấy nét mặt của Tiêu tương Tử lúc này đã tái mét, vì

nội công chỉ luyện đến thế là cùng.

Phàn nhất Ông bị khinh miệt, nên mặt nóng phừng phừng, quay lại phía chúa

động, nói:

-Thưa sư phụ, thứ lỗi cho đệ tử hôm nay về tội thất kính với khách.

Dương Qua lấy làm lạ! Phàn nhất Ông đáng tuoir cha của chúa động, sao lại

gọi ng trẻ tuổi như con bằng sư phụ?

Chúa động nhìn Phàn nhất Ông khẽ gật đầu. Lập tức cây thiết trượng Phàn

nhất Ông vút thẳng vào đầu Tiêu tương Tử. Rất may, Tiêu tương Tử né kịp,

thiết trượng giáng xuống kệ đá vẹt ra một tia lửa sáng loè.

Thiết trượng vút ngược lên, Tiêu tương Tử lao mình qua đưa tay cướp lấy thiết trượng.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN