Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con - Chương 18: Khoản tiết kiệm khổng lồ
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
202


Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con


Chương 18: Khoản tiết kiệm khổng lồ


Editor: Tựa Thuỷ Lưu Niên

Chương 18: Khoản tiết kiệm khổng lồ

Trong gian phòng sát vách, chị cả Chu cũng đang nói về chuyện này. Tuy cô không có suy nghĩ giống chị hai Chu nhưng vẻ mặt vẫn rất mờ mịt khó hiểu. Chu Thanh Mộc thì ngược lại, anh ta cho rằng chuyện này dễ hiểu thôi là do Lâm Thanh Hoà đã trưởng thành rồi.

Chị cả Chu trừng mắt một cái, còn nhớ lúc thím tư náo loạn một trận, lão chồng cô chỉ nói một câu còn bé chưa hiểu chuyện, nhưng sau đó thì sao, là mẹ của ba đứa con rồi mà vẫn chưa chịu trưởng thành?

Bây giờ nói trưởng thành là trưởng thành ngay? Ai mà tin nổi?

Chị cả Chu chép miệng: “Thế này cũng quá tốn tiền đi, em nghe mẹ Quả Đào kể lại nhìn thấy thím ấy xách về một cái rổ đựng đầy đồ.”

Chẳng ai nhìn được trong đó chứa gì nhưng không tiếc cho bên này một ống xương lớn thì khẳng định lần này thím ấy đã mua không ít.

Về điểm này Chu Thanh Mộc đồng tình với vợ, đúng là không nên tiêu xài hoang phí, ba anh em Đại Oa chớp mắt một cái đã năm, sáu tuổi, càng lớn càng tốn kém, cha mẹ nên học cách tiết kiệm để lo cho con cái.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, Chu Thanh Mộc có một chút hâm mộ em trai. Anh mới chỉ có một thằng con trai cho nên áp lực kinh tế không bằng bên đó, tuy nhiên áp lực kiểu này anh chấp nhận gánh, gánh bao nhiêu cũng được.

Chu Thanh Mộc vuốt ve cái bụng nhô lên cao của vợ: “Không biết có phải là con trai không nhỉ?!”

Chu Thanh Mộc thành công di dời sự chú ý của chị cả Chu. Chị cả Chu âu yếm nhìn bụng mình: “ Đại Oa mỗi lần thấy bụng bầu của thím ba thì đều kêu em trai em trai, không biết đứa bé trong bụng em có phải cũng là con trai hay không?!”

Nói vậy chứ thật lòng cô không quá lo lắng, bởi cô đã sinh được một cậu con trai rồi, nếu lần này là trai thì tốt còn nếu không phải thì cũng không sao.

Bên phía chị ba Chu thì là một bầu không khí hoàn toàn khác. Giờ là lúc nông nhàn, công việc trong nhà không tới lượt cô cho nên cô có thể dành toàn bộ thời gian trong ngày để may quần áo cho Đại Oa và Nhị Oa. Tốc độ nhanh hơn đáng kể, thoắt cái bộ quần áo Nhị Oa đã xong được một nửa rồi.

Tập trung toàn bộ thời gian và sức lực thì chỉ mấy ngày nữa là may xong cho cả Nhị Oa và Đại Oa, sau đó cô có thể may áo khoác cho con gái mình rồi.

Mỗi người trong Chu Gia đều có tâm tư riêng, nhưng cuộc sống thường nhật vẫn rất hoà thuận.

Thời điểm chị ba Chu mệt mỏi ngáp một cái quyết định dừng tay đi nằm nghỉ một chút cũng là lúc Lâm Thanh Hoà tỉnh giấc.

Bữa tối nay định ăn sủi cao, bây giờ nên bắt tay vào nhồi bột.

Hôm nay thời tiết không quá lạnh, chỉ có thịt ba chỉ ướp muối là để bên ngoài được thôi, mấy thứ như thịt tươi, xương sườn, Lâm Thanh Hoà chặt nhỏ rồi cất vào trong không gian riêng tránh bị ôi thiu. Không gian riêng của xuất sắc gấp vạn lần tủ lạnh ấy chứ.

Lâm Thanh Hoà bận rộn trong bếp, ba anh em Đại Oa cũng theo vào, biết tối nay được ăn sủi cảo bọn chúng phấn khích tới mức không đợi nổi nữa.

Chu Đại Oa ngay lập tức lao ra cửa khoe với đám bạn, Chu Nhị Oa cũng chạy theo anh, Tam Oa thì ở nhà lẽo đẽo bám theo mẹ một bước không rời.

Lâm Thanh Hoà không quá khắt khe với hai đứa lớn, chỉ cần chúng không quá phận là được. Theo quan điểm của cô nuôi con trai không cần quá mức chăm chút. Mùa đông sắp tới rồi, đến lúc đó có muốn đi chơi cũng không đi được, nhân cơ hội đó cô sẽ dạy Chu Đại Oa học chữ.

Qua năm sau sẽ cho nó vào trường tiểu học. Thời này cấp bậc tiểu học là hệ năm năm, sơ trung cao trung là hệ hai năm.

Sáu tuổi không còn nhỏ, là độ tuổi thích hợp bắt đầu đi học, còn hơn ở nhà chỉ lo đi chơi như con chó con mèo cả ngày lang thang ngoài đường.

Nhân vật chính Chu Đại Oa không biết những ngày tháng tự do rong chơi của mình sắp hết, nó vẫn đang chơi vui quên đường về, Chu Nhị Oa thì như cái đuôi bám dính lấy anh trai.

Chẳng biết hai anh em chạy ra ngoài chơi cái trò quỷ gì mà lúc về nhà từ đầu đến chân dơ hầy. Lâm Thanh Hoà chẳng bất ngờ, liếc mắt nhìn một cái rồi xách cổ hai đứa đi rửa chân tay mặt mũi.

Trong nhà có một cái giếng, tất nhiên là dùng tiền đào. Toàn thôn số hộ gia đình có giếng riêng không vượt quá năm nhà, trong đó có nhà cô.

Tất nhiên ngày thường miệng giếng được đậy lại cẩn thận, tránh ba đứa nhỏ nghịch ngợm sảy chân ngã xuống.

Để đào được cái giếng này phải bỏ ra không ít tiền của, nguyên chủ ỷ vào số tiền trợ cấp chồng gửi về nên không cần cân nhắc sảng khoái thuê người tới đào.

Việc này lại khiến chị hai Chu càng thêm đắc chí, cô ta cho rằng nguyên chủ càng hoang phí thì càng không có nhiều tiền mặt bằng mình. Nhưng bà chị dâu này đã quá xem nhẹ năng lực của Chu Thanh Bách rồi.

Mấy năm đầu, mỗi tháng Chu Thanh Bách đều đặn gửi về hơn hai mươi đồng, thường thường là hai mươi ba đồng, có tháng lên tới hai mươi lăm, hai mươi sáu đồng.

Có bao nhiêu gửi về bấy nhiêu một phân tiền anh cũng không giữ lại. Trên cơ bản anh ở trong quân đội không dùng tới tiền, ăn ở không tốn tiền, lại chẳng có gì cần tiêu xài thế nên có bao nhiêu là anh gửi hết về nhà cho vợ con, ngoài tiền ra còn có cả tem phiếu.

Một hai năm trở lại đây, số tiền trợ cấp tăng lên hơn ba mươi đồng, thậm chí ba mươi lăm ba mươi sáu đồng một tháng là chuyện bình thường.

Có lẽ anh chồng không lo lắng nguyên chủ tiêu hết tiền, rốt cuộc thì ở thời đại này có nhiều tiền cũng chẳng thể đi khắp thiên hạ. Ba đứa con đều là ba thằng nhóc, ăn giỏi lắm cũng không tới mức ăn mạt được. Đặc biệt bà mẹ này còn có chủ trương chỉ cần chúng không chết đói là được, thử hỏi như thế thì đáng bao tiền lương thực cơ chứ?

Các khoản phí chủ yếu rơi trên người nguyên chủ, nào là kem dưỡng da mặt, da tay, quần áo mát mùa hè, quần áo ấm mùa đông, khăn trùm đầu, khăn quàng cổ rồi tới giày da các kiểu, không thiếu thứ gì.

Nguyên chủ tự cho mình là mỹ nhân, không thể bạc đãi chính mình được.

Mặc dù cô ấy mua sắm rất nhiều nhưng may mà vẫn còn biết tiết kiệm. Mấy hôm trước Lâm Thanh Hoà kiêm kê lại tài sản thấy có hơn hai trăm gần ba trăm đồng tiền tiết kiệm.

Ở cái thời đại một phân tiền cũng quý thì không nghi ngờ gì nữa ba trăm đồng đích thị là một khoản khổng lồ.

Có trách thì trách nguyên chủ tự huỷ hoại hình tượng của mình. Hình ảnh người phụ nữ tiêu xài hoang phí đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân trong thôn, nên họ định kiến rằng cô thuộc dạng người có nhiêu xài nhiêu, không biết tiết kiệm.

Cái này cũng phải nhắc lại chuyện cũ, có lần một bà cụ trong thôn tốt bụng khuyên nguyên chủ vài câu, nói cô nên tiết kiệm chút đỉnh. Ai ngờ lúc ấy nguyên chủ không thèm suy nghĩ, kiêu ngạo đáp: “ Số tiền này còn chả đủ cho tôi tiêu nói gì tới chuyện tiết kiệm.”

Lời này được truyền đi khắp thôn, thậm chí tới giờ vẫn có người nhắc lại. Ai có mắt mà không nhìn thấy nguyên chủ hàng ngày bôi kem dưỡng da, chưng diện đẹp đẽ, thay đổi giày dép quần áo mới liên tục. Những thứ xa xỉ phẩm này đến giá cả người dân trong thôn còn chẳng dám hỏi nữa là nghĩ tới chuyện mua dùng. Chính vì thế họ càng tin lời nguyên chủ nói là thật.

Quay về thực tế, Chu Đại Oa vừa rửa tay vừa liên mồm hỏi: “ Mẹ làm sủi cảo nhân gì thế?”

Lâm Thanh Hoà thuận miệng đáp một câu: “ Sủi cảo thịt heo.”

Chu Nhị Oa nói: “ Mẹ làm sủi cảo, nhân gì con cũng thích ăn.”

Nhị Oa giỏi lấy lòng người khác, Lâm Thanh Hoà rất nể mặt nhìn nó cười một cái. Chu Nhị Oa thấy vậy nhoẻn miệng cười toe toét.

“ Mẹ để con giúp mẹ nhé.” Hai mắt Chu Đại Oa sáng như hai bóng đèn không che dấu được vẻ hào hừng muốn được làm việc giúp mẹ.

Công việc sau này chắc chắn có phần của mấy đứa, cô không tính nuôi dậy chúng thành ba đại thiếu gia tay không dính nước. Nhưng tạm thời… thôi bỏ đi, cảm đám thích nghịch bẩn, đứa nào đứa nấy mười đầu ngón tay toàn đất là đất, tuy đã rửa sạch sẽ nhưng vẫn dơ như quỷ.

Lâm Thanh Hoà vội bắt lấy cái móng vuốt của Đại Oa, nói: “ Đừng đụng tay vào, mấy đứa đứng một bên đợi đi.”

Chu Đại Oa ấm ức gào lên: “ Mẹ ghét bỏ con!”

Lâm Thanh Hoà trừng mắt: “ Mẹ ghét bỏ con không phải ngày một ngày hai, sao trước đây không thấy con nói như thế đi. À phải rồi, nhà mình sắp nuôi gà, mấy đứa có ý kiến gì không.”

Nhị Oa hai mắt hấp háy: “ Nuôi gà con sao?”

“ Phải rồi.” Lâm Thanh Hoà gật đầu: “ Chu Đại Oa, con giữ tay em lại kìa, đừng để em cho tay vào miệng.”

Lâm Thanh Hoà cho Tam Oa nghịch một ít bột mì để nó ngồi yên một chỗ tự chơi.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN