Thế giới như tôi thấy - Chủ nghĩa Phát xít và khoa học
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
79


Thế giới như tôi thấy


Chủ nghĩa Phát xít và khoa học


Alfredo Rocco (1875-1935) đương thời là một luật gia có ảnh hưởng lớn, người đã thiết lập hệ thống luật pháp cho Nhà nước phát xít Ý. Trong thời gian làm bộ trưởng Bộ Văn hóa Ý từ 1925 đến 1932, Rocco còn viết nhiều tác phẩm lý luận cho chủ nghĩa phát xít. Rocco cũng từng giữ ghế hiệu trưởng Đại học Roma. Bức thư Einstein gửi cho Rocco dưới đây được viết trong thời gian Rocco làm bộ trưởng. Thưa Ngài đồng nghiệp kính mến!

Hai nhà khoa học quan trọng nhất và đáng kính nhất của nước Ý vừa tìm đến tôi trong cơn bối rối vì xung đột lương tâm và đề nghị tôi nên viết thư cho Ngài, hầu mong ngăn chặn một sự nghiêm trị tàn bạo đang đe dọa các học giả Ý. Đó là một thể thức bắt buộc thề nguyện trung thành với thể chế phát xít. Lời đề nghị của tôi là, Ngài hãy vui lòng chuyển tới Mussolini lời khuyên rằng, ông ta nên miễn cho những tinh hoa của trí tuệ nước Ý khỏi sự hạ nhục này.

Cho dù xác tín chính trị của chúng ta có khác nhau thế nào đi nữa, tôi biết rằng chúng ta vẫn nhất trí với nhau ở một điểm cơ bản: cả hai chúng ta đều nhìn nhận và yêu mến cái tài sản quý giá nhất của chúng ta ở trong những tinh hoa của sự phát triển học thuật châu Âu. Những tinh hoa ấy đặt cơ sở trên tự do xác tín và tự do học thuật, trên nguyên lý: nỗ lực tìm kiếm sự thật phải được đặt cao hơn tất cả những nỗ lực khác. Chỉ trên nền tảng này, nền văn hóa của chúng ta mới đã có thể nảy nở ở Hy Lạp và mới hân hoan chào đón sự hồi sinh mạnh mẽ ở Ý thời Phục Hưng. Tài sản tối cao ấy đã phải trả bằng máu tử đạo của biết bao con người thánh thiện và vĩ đại, và cũng nhờ đó mà nước Ý hôm nay vẫn còn được yêu mến và kính nể.

Tôi thật không dám nói phải trái với Ngài về việc nhà nước được phép có những biện pháp can thiệp nào vào tự do của con người. Nhưng cái nỗ lực hướng tới sự thật khoa học, thoát khỏi những lợi ích thực tiễn của đời thường, cần được mọi quyền lực nhà nước trân trọng; và lợi ích tối thượng của tất cả là hãy để cho những người phụng sự chân thành cho chân lý được yên. Điều này chắc chắn cũng nằm trong lợi ích của nhà nước Ý và uy tín của nó trên trường quốc tế.

Alfredo Rocco (1875-1935) đương thời là một luật gia có ảnh hưởng lớn, người đã thiết lập hệ thống luật pháp cho Nhà nước phát xít Ý. Trong thời gian làm bộ trưởng Bộ Văn hóa Ý từ 1925 đến 1932, Rocco còn viết nhiều tác phẩm lý luận cho chủ nghĩa phát xít. Rocco cũng từng giữ ghế hiệu trưởng Đại học Roma. Bức thư Einstein gửi cho Rocco dưới đây được viết trong thời gian Rocco làm bộ trưởng. Thưa Ngài đồng nghiệp kính mến!

Hai nhà khoa học quan trọng nhất và đáng kính nhất của nước Ý vừa tìm đến tôi trong cơn bối rối vì xung đột lương tâm và đề nghị tôi nên viết thư cho Ngài, hầu mong ngăn chặn một sự nghiêm trị tàn bạo đang đe dọa các học giả Ý. Đó là một thể thức bắt buộc thề nguyện trung thành với thể chế phát xít. Lời đề nghị của tôi là, Ngài hãy vui lòng chuyển tới Mussolini lời khuyên rằng, ông ta nên miễn cho những tinh hoa của trí tuệ nước Ý khỏi sự hạ nhục này.

Cho dù xác tín chính trị của chúng ta có khác nhau thế nào đi nữa, tôi biết rằng chúng ta vẫn nhất trí với nhau ở một điểm cơ bản: cả hai chúng ta đều nhìn nhận và yêu mến cái tài sản quý giá nhất của chúng ta ở trong những tinh hoa của sự phát triển học thuật châu Âu. Những tinh hoa ấy đặt cơ sở trên tự do xác tín và tự do học thuật, trên nguyên lý: nỗ lực tìm kiếm sự thật phải được đặt cao hơn tất cả những nỗ lực khác. Chỉ trên nền tảng này, nền văn hóa của chúng ta mới đã có thể nảy nở ở Hy Lạp và mới hân hoan chào đón sự hồi sinh mạnh mẽ ở Ý thời Phục Hưng. Tài sản tối cao ấy đã phải trả bằng máu tử đạo của biết bao con người thánh thiện và vĩ đại, và cũng nhờ đó mà nước Ý hôm nay vẫn còn được yêu mến và kính nể.

Tôi thật không dám nói phải trái với Ngài về việc nhà nước được phép có những biện pháp can thiệp nào vào tự do của con người. Nhưng cái nỗ lực hướng tới sự thật khoa học, thoát khỏi những lợi ích thực tiễn của đời thường, cần được mọi quyền lực nhà nước trân trọng; và lợi ích tối thượng của tất cả là hãy để cho những người phụng sự chân thành cho chân lý được yên. Điều này chắc chắn cũng nằm trong lợi ích của nhà nước Ý và uy tín của nó trên trường quốc tế.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN