Thế giới như tôi thấy - Hoạt động của H.A.Lorentz trong công vụ hợp tác quốc tế
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
60


Thế giới như tôi thấy


Hoạt động của H.A.Lorentz trong công vụ hợp tác quốc tế


Cùng với sự chuyên môn hóa cao độ trong nghiên cứu khoa học, một điểm đặc thù gắn với thế kỷ XIX, ngày càng hiếm có những cá nhân vừa giữ vai trò đầu tàu trong một ngành khoa học vừa còn đủ sức lực để đảm nhận những công vụ cao quý cho cộng đồng trong lĩnh vực tổ chức quốc tế và chính trị. Để làm được điều đó, người ta không chỉ cần sức lực, tầm nhìn và uy tín do những thành tựu cá nhân mang lại, mà còn cần những phẩm chất khác nữa – những phẩm chất đang ngày càng trở nên hiếm hoi: tính độc lập trước các định kiến dân tộc và sự tận tâm cống hiến cho mục đích chung của nhân loại.

Tôi chưa từng biết ai hội tụ được các phẩm chất này một cách hoàn hảo như ở H. A. Lorentz. Song, điều kỳ diệu trong ảnh hưởng của nhân vật này lại ở chỗ: những nhân cách độc lập và đầy cá tính, như ta thường thấy ở các học giả, không thích khuất phục dưới ý chí của người khác và hầu như không muốn bị chỉ đạo; thế mà khi Lorentz ngồi vào ghế chủ tịch, ông luôn tạo dựng được một không khí cộng tác vui vẻ, cho dù những người ngồi đó có khác nhau về mục đích và cách nghĩ đến thế nào đi nữa. Bí mật của thành công này không chỉ nằm ở khả năng hiểu biết nhanh chóng về con người và sự vật, trong sự làm chủ ngôn từ xuất sắc, mà trước hết là ở chỗ: người ta có cảm nhận rằng Lorentz luôn hết lòng lo cho bổn phận, và trong công việc, ông cũng dành toàn tâm toàn ý để hoàn thành bổn phận ấy. Không gì có thể khiến những nhân cách ương bướng chịu khuất phục bằng những phẩm chất ấy.

Trước chiến tranh, hoạt động trong công vụ quốc tế của Lorentz giới hạn trong việc chủ trì các hội nghị vật lý, đặc biệt phải kể đến là các hội nghị Solvay (hai hội nghị đầu tiên diễn ra năm 1909 và 1911 ở Bruxelles). Rồi chiến tranh châu Âu bùng nổ. Có thể coi cuộc chiến này là một đòn đánh nặng đối với tất cả những ai nặng lòng với sự tiến bộ trong quan hệ giữa người với người nói chung. Ngay trong chiến tranh, và nhất là sau khi chiến tranh kết thúc, Lorentz đã đặt mình vào công cuộc hòa giải quốc tế. Những nỗ lực của ông có ý nghĩa đặc biệt trong việc tái thiết lập một sự hợp tác hữu hảo và phồn thịnh giữa các học giả và hiệp hội khoa học. Công việc này khó khăn thế nào, ai không ở trong cuộc không thể tưởng tượng được. Sự thù hận tích tụ trong cuộc chiến vẫn còn kéo dài, và nhiều người có thế lực, dưới sức ép của các mối quan hệ ngoại cảnh, vẫn tiếp tục co mình trong thái độ bất hòa giải. Có thể coi nỗ lực của Lorentz giống như nỗ lực của một thầy thuốc phải điều trị một bệnh nhân miễn cưỡng, kẻ không muốn uống thuốc đặc trị được chuẩn bị cẩn trọng cho mình.

Song Lorentz không để mình nhụt chí một khi ông nhận ra rằng con đường ông lựa chọn là đúng. Ngay sau chiến tranh, ông tham gia vào đoàn chủ tịch của “Conseil de recherche” – hội đồng nghiên cứu được thành lập bởi các học giả của các nước thắng trận, nhưng loại trừ các học giả và nhân sự của các “cường quốc trung tâm” . Sau bước đi này, bước đi khiến ông bị mất lòng bởi các học giả của các “cường quốc trung tâm”, ông đã theo đuổi mục đích: gây ảnh hưởng đến Hội đồng để nó được mở rộng thành một tổ chức quốc tế thực sự. Ông cùng những người có thiện chí như ông đã thành công sau nhiều nỗ lực loại bỏ các “điều khoản loại trừ” bất hợp lý trong Điều lệ của “Hội đồng”. Có điều mục đích tái thiết lập sự cộng tác bình thường và hiệu quả giữa các hội học giả thì vẫn chưa đạt được, bởi sau gần mười năm giận dữ vì không được tham gia vào các hội nghị khoa học quốc tế, các học giả của các “cường quốc trung tâm” đã quen với thái độ bất cộng tác. Dù vậy, chúng ta vẫn có một hy vọng đầy cơ sở, là qua các nỗ lực khéo léo, tận tình vì mục đích chung của Lorentz, lớp băng đó sẽ sớm tan trong thời gian tới.

H. A. Lorentz còn cống hiến sức lực của mình cho các mục tiêu học thuật quốc tế bằng cách tán thành bầu chọn một “Hội đồng cộng tác học thuật quốc tế”, trực thuộc Hội Quốc Liên. Hội đồng này đã ra đời cách đây 5 năm dưới sự chủ trì của Bergson. Từ một năm nay, H. A. Lorentz trở thành chủ tịch của Hội đồng này. Với sự ủng hộ thiết thực của Phân viện Paris, Hội đồng này đảm nhận công việc kết nối trong các lĩnh vực hoạt động trí thức và nghệ thuật của các khu vực văn hóa khác nhau. Và tại đây, ảnh hưởng tốt đẹp của nhân cách thông minh, gần gũi và linh hoạt Lorentz cũng sẽ dẫn dắt Hội đồng đi đúng hướng. Tôn chỉ hoạt động của Hội đồng này, dù không nói ra, nhưng luôn được tuân thủ, là:

“Không cai trị, hãy phục vụ.”

Hy vọng tấm gương sáng của Lorentz sẽ giúp tinh thần này được thâm nhập rộng rãi!

Cùng với sự chuyên môn hóa cao độ trong nghiên cứu khoa học, một điểm đặc thù gắn với thế kỷ XIX, ngày càng hiếm có những cá nhân vừa giữ vai trò đầu tàu trong một ngành khoa học vừa còn đủ sức lực để đảm nhận những công vụ cao quý cho cộng đồng trong lĩnh vực tổ chức quốc tế và chính trị. Để làm được điều đó, người ta không chỉ cần sức lực, tầm nhìn và uy tín do những thành tựu cá nhân mang lại, mà còn cần những phẩm chất khác nữa – những phẩm chất đang ngày càng trở nên hiếm hoi: tính độc lập trước các định kiến dân tộc và sự tận tâm cống hiến cho mục đích chung của nhân loại.

Tôi chưa từng biết ai hội tụ được các phẩm chất này một cách hoàn hảo như ở H. A. Lorentz. Song, điều kỳ diệu trong ảnh hưởng của nhân vật này lại ở chỗ: những nhân cách độc lập và đầy cá tính, như ta thường thấy ở các học giả, không thích khuất phục dưới ý chí của người khác và hầu như không muốn bị chỉ đạo; thế mà khi Lorentz ngồi vào ghế chủ tịch, ông luôn tạo dựng được một không khí cộng tác vui vẻ, cho dù những người ngồi đó có khác nhau về mục đích và cách nghĩ đến thế nào đi nữa. Bí mật của thành công này không chỉ nằm ở khả năng hiểu biết nhanh chóng về con người và sự vật, trong sự làm chủ ngôn từ xuất sắc, mà trước hết là ở chỗ: người ta có cảm nhận rằng Lorentz luôn hết lòng lo cho bổn phận, và trong công việc, ông cũng dành toàn tâm toàn ý để hoàn thành bổn phận ấy. Không gì có thể khiến những nhân cách ương bướng chịu khuất phục bằng những phẩm chất ấy.

Trước chiến tranh, hoạt động trong công vụ quốc tế của Lorentz giới hạn trong việc chủ trì các hội nghị vật lý, đặc biệt phải kể đến là các hội nghị Solvay (hai hội nghị đầu tiên diễn ra năm 1909 và 1911 ở Bruxelles). Rồi chiến tranh châu Âu bùng nổ. Có thể coi cuộc chiến này là một đòn đánh nặng đối với tất cả những ai nặng lòng với sự tiến bộ trong quan hệ giữa người với người nói chung. Ngay trong chiến tranh, và nhất là sau khi chiến tranh kết thúc, Lorentz đã đặt mình vào công cuộc hòa giải quốc tế. Những nỗ lực của ông có ý nghĩa đặc biệt trong việc tái thiết lập một sự hợp tác hữu hảo và phồn thịnh giữa các học giả và hiệp hội khoa học. Công việc này khó khăn thế nào, ai không ở trong cuộc không thể tưởng tượng được. Sự thù hận tích tụ trong cuộc chiến vẫn còn kéo dài, và nhiều người có thế lực, dưới sức ép của các mối quan hệ ngoại cảnh, vẫn tiếp tục co mình trong thái độ bất hòa giải. Có thể coi nỗ lực của Lorentz giống như nỗ lực của một thầy thuốc phải điều trị một bệnh nhân miễn cưỡng, kẻ không muốn uống thuốc đặc trị được chuẩn bị cẩn trọng cho mình.

Song Lorentz không để mình nhụt chí một khi ông nhận ra rằng con đường ông lựa chọn là đúng. Ngay sau chiến tranh, ông tham gia vào đoàn chủ tịch của “Conseil de recherche” – hội đồng nghiên cứu được thành lập bởi các học giả của các nước thắng trận, nhưng loại trừ các học giả và nhân sự của các “cường quốc trung tâm” . Sau bước đi này, bước đi khiến ông bị mất lòng bởi các học giả của các “cường quốc trung tâm”, ông đã theo đuổi mục đích: gây ảnh hưởng đến Hội đồng để nó được mở rộng thành một tổ chức quốc tế thực sự. Ông cùng những người có thiện chí như ông đã thành công sau nhiều nỗ lực loại bỏ các “điều khoản loại trừ” bất hợp lý trong Điều lệ của “Hội đồng”. Có điều mục đích tái thiết lập sự cộng tác bình thường và hiệu quả giữa các hội học giả thì vẫn chưa đạt được, bởi sau gần mười năm giận dữ vì không được tham gia vào các hội nghị khoa học quốc tế, các học giả của các “cường quốc trung tâm” đã quen với thái độ bất cộng tác. Dù vậy, chúng ta vẫn có một hy vọng đầy cơ sở, là qua các nỗ lực khéo léo, tận tình vì mục đích chung của Lorentz, lớp băng đó sẽ sớm tan trong thời gian tới.

H. A. Lorentz còn cống hiến sức lực của mình cho các mục tiêu học thuật quốc tế bằng cách tán thành bầu chọn một “Hội đồng cộng tác học thuật quốc tế”, trực thuộc Hội Quốc Liên. Hội đồng này đã ra đời cách đây 5 năm dưới sự chủ trì của Bergson. Từ một năm nay, H. A. Lorentz trở thành chủ tịch của Hội đồng này. Với sự ủng hộ thiết thực của Phân viện Paris, Hội đồng này đảm nhận công việc kết nối trong các lĩnh vực hoạt động trí thức và nghệ thuật của các khu vực văn hóa khác nhau. Và tại đây, ảnh hưởng tốt đẹp của nhân cách thông minh, gần gũi và linh hoạt Lorentz cũng sẽ dẫn dắt Hội đồng đi đúng hướng. Tôn chỉ hoạt động của Hội đồng này, dù không nói ra, nhưng luôn được tuân thủ, là:

“Không cai trị, hãy phục vụ.”

Hy vọng tấm gương sáng của Lorentz sẽ giúp tinh thần này được thâm nhập rộng rãi!

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN