Thế giới như tôi thấy
Những biện pháp của tòa án dị giáo tân thời
Ngày 2.5.1953, William Frauenglass, một giảng viên đại học ở Brooklin, gửi tới ban biên tập tờ “New York Herald Tribune” một bài viết than phiền về việc ông bị đối xử phi dân chủ và bị quy kết vào tội danh chính trị. Một “ủy ban chống cộng” của Mỹ đã nghe trộm điện thoại và cho rằng Frauenglass đã có những liên hệ với cộng sản khi ông tham gia vào một khóa đào tạo giáo viên năm 1947.
Mặc dù bị đe dọa đuổi việc, Frauenglass vẫn cứng rắn từ chối đưa ra bất kỳ mối liên hệ chính trị nào. Trong hoàn cảnh cô độc ấy, ông đã viết một bức thư gửi Giáo sư Einstein để nhờ Einstein can thiệp vào vụ việc. Bài viết mạnh mẽ dưới đây của Einstein xuất hiện trên tờ “New York Herald Tribune” ngày 12.6.1953 – cùng với lời xác quyết qua điện thoại, rằng nếu ở hoàn cảnh của Frauenglass, chính Einstein cũng từ chối đưa ra bất kỳ thông tin nào – đã gây ra một cơn chấn động trên báo chí Mỹ và thế giới, góp phần làm lành mạnh hóa đời sống học thuật ở nước này.
Vấn đề đang đặt ra với giới trí thức nước nhà một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Bằng việc hù dọa về các nguy cơ bên ngoài, đám chính trị gia phản động đã thành công trong việc làm cho dân chúng nghi ngờ tất cả những nỗ lực trí thức. Dựa vào thành công này, họ đang tiến hành đàn áp tự do học thuật và truy đuổi tất cả những ai dám kháng cự ra khỏi vị trí công việc của họ, nghĩa là để họ chết đói.
Vậy thì, thiểu số trí thức cần phải làm gì để chống lại trò bỉ ổi này? Nói thật, tôi chỉ nhìn thấy duy nhất một con đường, con đường cách mạng: con đường bất hợp tác như cách Gandhi đã làm. Mỗi trí thức cần phải từ chối khai báo nếu bị thẩm vấn bởi một ủy ban nào đó; nghĩa là phải sẵn sàng chịu giam cầm và kiệt quệ về kinh tế. Nói ngắn gọn: phải hy sinh những lợi ích cá nhân cho những lợi ích văn hóa của đất nước.
Nhưng sự từ khước hợp tác này không được phép dựa trên thủ thuật quen thuộc là tự quy tội cho chính mình, mà phải dựa trên ý thức rằng, một công dân trong sạch thấy mình bị xúc phạm khi phải hứng chịu một thứ tòa án dị giáo kiểu như thế, và rằng thứ tòa án dị giáo này vi phạm tinh thần của Hiến pháp. Nếu tìm được đủ số người sẵn sàng đi con đường khó khăn này, thành công sẽ đến với họ. Nếu không, giới trí thức nước nhà sẽ chẳng đáng được hưởng cái gì khác hơn ngoài sự nô lệ mà người ta đã sắp sẵn cho họ.
Ngày 2.5.1953, William Frauenglass, một giảng viên đại học ở Brooklin, gửi tới ban biên tập tờ “New York Herald Tribune” một bài viết than phiền về việc ông bị đối xử phi dân chủ và bị quy kết vào tội danh chính trị. Một “ủy ban chống cộng” của Mỹ đã nghe trộm điện thoại và cho rằng Frauenglass đã có những liên hệ với cộng sản khi ông tham gia vào một khóa đào tạo giáo viên năm 1947.
Mặc dù bị đe dọa đuổi việc, Frauenglass vẫn cứng rắn từ chối đưa ra bất kỳ mối liên hệ chính trị nào. Trong hoàn cảnh cô độc ấy, ông đã viết một bức thư gửi Giáo sư Einstein để nhờ Einstein can thiệp vào vụ việc. Bài viết mạnh mẽ dưới đây của Einstein xuất hiện trên tờ “New York Herald Tribune” ngày 12.6.1953 – cùng với lời xác quyết qua điện thoại, rằng nếu ở hoàn cảnh của Frauenglass, chính Einstein cũng từ chối đưa ra bất kỳ thông tin nào – đã gây ra một cơn chấn động trên báo chí Mỹ và thế giới, góp phần làm lành mạnh hóa đời sống học thuật ở nước này.
Vấn đề đang đặt ra với giới trí thức nước nhà một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Bằng việc hù dọa về các nguy cơ bên ngoài, đám chính trị gia phản động đã thành công trong việc làm cho dân chúng nghi ngờ tất cả những nỗ lực trí thức. Dựa vào thành công này, họ đang tiến hành đàn áp tự do học thuật và truy đuổi tất cả những ai dám kháng cự ra khỏi vị trí công việc của họ, nghĩa là để họ chết đói.
Vậy thì, thiểu số trí thức cần phải làm gì để chống lại trò bỉ ổi này? Nói thật, tôi chỉ nhìn thấy duy nhất một con đường, con đường cách mạng: con đường bất hợp tác như cách Gandhi đã làm. Mỗi trí thức cần phải từ chối khai báo nếu bị thẩm vấn bởi một ủy ban nào đó; nghĩa là phải sẵn sàng chịu giam cầm và kiệt quệ về kinh tế. Nói ngắn gọn: phải hy sinh những lợi ích cá nhân cho những lợi ích văn hóa của đất nước.
Nhưng sự từ khước hợp tác này không được phép dựa trên thủ thuật quen thuộc là tự quy tội cho chính mình, mà phải dựa trên ý thức rằng, một công dân trong sạch thấy mình bị xúc phạm khi phải hứng chịu một thứ tòa án dị giáo kiểu như thế, và rằng thứ tòa án dị giáo này vi phạm tinh thần của Hiến pháp. Nếu tìm được đủ số người sẵn sàng đi con đường khó khăn này, thành công sẽ đến với họ. Nếu không, giới trí thức nước nhà sẽ chẳng đáng được hưởng cái gì khác hơn ngoài sự nô lệ mà người ta đã sắp sẵn cho họ.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!