Thế giới như tôi thấy - Phần II: Chính trị và chủ nghĩa hòa bình
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
144


Thế giới như tôi thấy


Phần II: Chính trị và chủ nghĩa hòa bình


Hòa bình

Những nhân vật thực sự lỗi lạc thuộc các thế hệ trước đây đã nhận ra tầm quan trọng của mục tiêu giữ gìn hòa bình thế giới.

Tuy vậy, sự phát triển của kỹ thuật trong thời đại chúng ta làm cho định đề đạo đức này trở thành một vấn đề sống còn đối với nhân loại hiện đã được văn minh hóa như ngày nay và khiến cho sự tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề hòa bình trở thành một vấn đề lương tâm mà không một người nào có ý thức về trách nhiệm luân lý có thể lảng tránh.

Cần làm rõ rằng, những tập đoàn đầy quyền lực của nền công nghiệp đã tham gia sản xuất vũ khí ở tất cả các nước đang đi ngược lại việc giải quyết hòa bình các vấn đề tranh chấp quốc tế, rằng những nhà cầm quyền chỉ có thể đạt được mục tiêu quan trọng này, nếu như họ dám chắc có được sự ủng hộ tích cực của đa số dân chúng. Trong thời đại của hình thức chính quyền dân chủ hiện nay của chúng ta, số phận của các dân tộc phụ thuộc vào chính họ. Mỗi cá nhân cần phải luôn ghi nhớ điều này.

Trả lời phụ nữ Mỹ

Một hội phụ nữ Mỹ cho rằng họ cần phản đối chuyến thăm của Einstein tới đất nước họ. Họ nhận được câu trả lời như sau:

Chưa bao giờ tôi bị phái đẹp khước từ mạnh mẽ đến vậy; và trường hợp đó nếu có xảy ra thì cũng chưa khi nào có nhiều người cùng lúc đến thế.

Nhưng họ làm thế là đúng quá đi chứ, ôi những nữ công dân đầy cảnh giác. Làm sao người ta lại có thể cho phép một gã đàn ông vào nhà, kẻ vốn thích nhai nuốt ngấu nghiến bọn tư bản ngoan cố một cách ngon lành và thỏa mãn y hệt như con quái vật Minotaurus nhai nuốt các thiếu nữ đồng trinh Hy Lạp thơm tho vậy; mà kẻ đó lại còn bỉ ổi đến mức từ chối mọi cuộc chiến tranh, trừ cuộc chiến với chính vợ của y? Vậy nên, hãy nghe lời đám quần thoa khôn ngoan và ái quốc của quý vị đi và quý vị hãy nhớ rằng ngay cả thủ phủ của đế chế La Mã hùng mạnh cũng đã từng được cứu là nhờ tiếng kêu cạp cạp của những con ngỗng trung thành!

Lời chúc mừng gửi nhà phê bình

Có óc quan sát độc lập, cảm nhận và đánh giá không phụ thuộc vào các loại mốt thời đại; có thể diễn đạt điều mình thấy và cảm chỉ bằng một câu sắc gọn hoặc một từ chuẩn xác – như thế chẳng phải là tuyệt vời lắm sao? Người ta có cần phải chúc tụng gì thêm nữa không?

Cảm nhận đầu tiên của tôi về nước Mỹ

Tôi phải thực hiện lời hứa của mình, ấy là viết đôi điều cảm nhận về đất nước này. Mà điều đó với tôi lại không dễ dàng. Bởi người ta thật không dễ đặt mình vào vị trí của người quan sát khách quan nếu người ta được tiếp đón với quá nhiều tình cảm và sự trọng thị như tôi khi tới Mỹ.

Đầu tiên là đôi lời thế này:

Trong mắt tôi, sự sùng bái cá nhân luôn có gì đó thiếu công bằng. Đúng là Đấng tạo hóa ban phát cho những đứa con của mình mỗi người không giống nhau về năng lực. Nhưng, ơn Ngài, số người được hưởng may mắn vẫn nhiều lắm, và tôi tin rằng phần lớn trong số họ vẫn sống những cuộc đời thầm lặng, chẳng mấy ai biết đến. Đối với tôi, thật là thiếu công bằng, vâng, thậm chí khá nhạt nhẽo, nếu trong số đó lại có vài người được ngưỡng mộ quá đáng, được khoác cho những phẩm chất thần thánh về trí tuệ và nhân cách. Thế mà chính điều đó lại xảy ra với số phận tôi, dẫn tới sự đối nghịch kệch cỡm giữa những điều mà người ta nói về năng lực và thành tựu của tôi với điều mà tôi thực chất là và muốn là. Ý thức về mối tương quan kỳ cục này khiến tôi không chịu đựng nổi, nếu bên cạnh đó không có một niềm an ủi đẹp đẽ, một tín hiệu vui mừng cho cái thời đại bị coi là chỉ biết chạy theo vật chất này: Người ta dựng lên những người hùng mà mục đích của những người hùng này chỉ là hướng tới trí tuệ và đạo đức. Điều đó chứng tỏ, tri thức và lẽ phải vẫn được một số đông người đánh giá cao hơn tài sản và quyền lực. Kinh nghiệm của tôi cho biết rằng, thái độ sống lý tưởng này hiện hữu ở một phần rất đông dân chúng Mỹ – đất nước vốn bị coi là đặc biệt chạy theo vật chất này. Sau những lời vòng vo trên, tôi xin trở lại chủ đề chính với hy vọng rằng, người ta sẽ không đánh giá quá đáng những phát biểu khiêm nhường của tôi hơn mức nó vốn thế.

Điều đầu tiên khiến những vị khách phải kinh ngạc khi đến đất nước này là sự vượt trội về kỹ nghệ và tổ chức. Những đồ dùng hàng ngày được làm bền hơn ở châu Âu, nhà cửa thì được xây cất thực dụng hơn hẳn. Tất cả đều nhằm mục đích tiết kiệm sức lao động. Ở đây, sức lao động đắt đỏ bởi mật độ dân số là thấp so với diện tích và tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Chính giá thành lao động cao đã kích thích sự phát triển mạnh của các phương tiện trợ giúp về kỹ thuật và phương pháp làm việc. Ta hãy xem trường hợp ngược lại: ở các nước có mật độ dân số quá cao như Trung Quốc và Ấn Độ, giá thành lao động thấp đã cản trở sự phát triển của các phương tiện trợ giúp về kỹ thuật như thế nào. Châu Âu thì ở giữa hai thái cực đó. Khi máy móc đã đủ phát triển, rốt cuộc nó sẽ còn rẻ hơn cả sức lao động vốn còn đang rẻ mạt. Những kẻ phát xít ở châu Âu – những kẻ vì lý do chính trị hẹp hòi đang kêu gọi sự gia tăng dân số ở đất nước họ – hẳn sẽ nghĩ như vậy. Có điều, ấn tượng hẹp hòi ấy lại khá giống với nỗi sợ của nước Mỹ trong việc chống nhập hàng hóa bằng việc thông qua đạo luật về thuế nhập khẩu… Song cũng chẳng nên đòi hỏi ở một người khách vô tư rằng ông ta phải đau đầu với những câu hỏi; mà rốt cuộc cũng chẳng có gì chắc chắn rằng với câu hỏi nào cũng có một câu trả lời hợp lý.

Điều thứ hai khiến những vị khách chú ý là thái độ sống vui vẻ, tích cực của dân chúng. Nụ cười tươi trên những bức ảnh là biểu tượng cho một trong những điểm mạnh nhất của người Mỹ. Người Mỹ vui vẻ, tự tin, lạc quan và – không tị hiềm. Người châu Âu luôn cảm thấy dễ chịu và tự nhiên khi tiếp xúc với người Mỹ.

Người châu Âu ngược lại: có óc phê phán mạnh hơn, ý thức cá nhân cao hơn, nhưng ít hảo tâm hơn và ít giúp người hơn; họ có đòi hỏi cao hơn trong các hoạt động giải trí, và trong học thuật thì ít nhiều có vẻ bi quan hơn.

Sự thoải mái và tiện nghi có một vị trí lớn ở Mỹ. Vì chúng mà họ sẵn sàng hy sinh sự yên tĩnh, sự ung dung và cả sự an nhàn. Người Mỹ sống vì tương lai nhiều hơn người châu Âu. Cuộc sống với họ luôn là cái đang hình thành, chứ không phải cái đang tồn tại. Theo nghĩa đó, họ còn khác xa so với người Nga hay người châu Á hơn cả người châu Âu.

Nhưng có một điểm mà người Mỹ giống với người châu Á hơn là người châu Âu. Đó là họ ít có tính cá nhân hơn người châu Âu – nếu ta chỉ quan sát từ góc độ tâm lý chứ không phải từ góc độ kinh tế.

Ở đây, cái “chúng ta” được nhấn mạnh hơn cái “tôi”. Điều này liên quan đến thực tế là phong tục và tập quán xã hội rất được coi trọng ở Mỹ. Có nhiều điểm tương đồng trong quan niệm sống cũng như trong quan niệm về đạo đức và sở thích riêng giữa các cá nhân hơn hẳn ở châu Âu. Được như vậy là nhờ nước Mỹ mạnh hơn hẳn châu Âu về kinh tế. Ở đây, việc cộng tác và phân chia công việc một cách hiệu quả diễn ra dễ dàng và trôi chảy hơn ở châu Âu, dù đó là trong công xưởng, trong trường đại học hay trong các việc từ thiện tư nhân. Thái độ ứng xử xã hội tốt đẹp đó một phần nhờ là vào truyền thống Anh.

Nhưng ngược lại, vai trò của nhà nước ở Mỹ có vẻ không mạnh lắm so với ở châu Âu. Người châu Âu ngạc nhiên thấy rằng, điện tín, điện thoại, đường sắt và trường học ở Mỹ phần lớn nằm trong tay các tổ chức tư nhân. Điều đó có thể xảy ra là nhờ vào thái độ xã hội tích cực nói trên của các cá thể. Và thái độ ấy khiến cho sự khác biệt quá lớn về tài sản không dẫn tới sự cùng quẫn của một bộ phận dân chúng. Ý thức trách nhiệm xã hội của các ông chủ ở đây phát triển cao hơn hẳn ở châu Âu. Họ xem chuyện cống hiến một phần lớn tài sản, và thường là cả sức lực của họ nữa, cho công việc xã hội là đương nhiên. Dư luận xã hội (vốn rất mạnh mẽ!) đòi hỏi họ phải làm thế. Điều đó dẫn tới thực tế là người ta có thể trao những nhiệm vụ quan trọng nhất về văn hóa vào tay các tổ chức tư nhân và vai trò của nhà nước trở nên rất hạn chế.

Uy tín của quyền lực nhà nước chắc chắn còn giảm đi rõ rệt vì “đạo luật cấm rượu”. Bởi đối với uy tín của nhà nước và luật pháp, không có gì nguy hiểm cho bằng việc nó đưa ra những đạo luật mà nó không đủ sức cưỡng chế. Đây là một bí mật công khai, vì sự phát triển đáng lo ngại về tội phạm ở đất nước này có liên hệ chặt chẽ với thực tế đó.

Trong một quan hệ khác, “đạo luật cấm rượu”, theo tôi, cũng dẫn tới sự suy yếu nhà nước. Quán xá là nơi cho người ta có cơ hội để trao đổi suy nghĩ và bày tỏ ý kiến về những sự kiện công cộng. Tôi thấy ở đất nước này, người ta có vẻ thiếu những cơ hội như vậy, khiến báo chí bị lũng đoạn bởi các nhóm thiểu số có ảnh hưởng quá mạnh đến công chúng.

Thái độ quá coi trọng đồng tiền ở đất nước này vẫn còn mạnh hơn ở châu Âu, nhưng tôi thấy nó có vẻ đang giảm đi. Chắc hẳn là nhận thức này đã chiến thắng: để có một cuộc sống hạnh phúc và hữu ích, không cần phải có quá nhiều của cải.

Về khía cạnh nghệ thuật, tôi đã bày tỏ sự ngưỡng mộ chân thành trước cái gu thẩm mỹ cao trong các công trình xây dựng hiện đại cũng như trong các vật dụng hàng ngày; ngược lại tôi thấy rằng, nghệ thuật tạo hình và âm nhạc không tìm được đất sống trong lòng dân chúng như ở châu Âu.

Tôi thán phục thành tựu của các cơ sở nghiên cứu khoa học. Ở châu Âu, người ta đang tìm cách giải thích một cách vô lý rằng sự vượt trội ngày càng tăng về nghiên cứu khoa học của Mỹ hoàn toàn chỉ là do người Mỹ có nhiều tiền của hơn; nhưng sự tận tâm, lòng kiên nhẫn, tinh thần đồng nghiệp và thiện chí cộng tác cũng giữ một vai trò quan trọng trong những thành công ấy chứ. Cuối cùng, thêm một nhận xét nữa! Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ là cường quốc phát triển nhất về kỹ thuật hiện nay. Ảnh hưởng của nó vào việc thiết kế các mối quan hệ quốc tế là gần như không thể lường trước được. Nước Mỹ rộng lớn là thế, nhưng lâu nay dân chúng lại ít quan tâm đến các vấn đề lớn của cộng đồng quốc tế, mà vấn đề hàng đầu hiện nay là vấn đề giải trừ quân bị. Điều đó cần phải thay đổi, vì chính lợi ích thiết thân của người Mỹ. Cuộc chiến vừa qua đã cho thấy, không còn sự phân cách giữa các lục địa nữa, mà số phận của tất cả các quốc gia ngày nay đã gắn chặt với nhau. Bởi thế cần làm thấu suốt rằng, dân chúng đất nước này mang một trách nhiệm lớn trong lĩnh vực chính trị quốc tế. Vị trí của kẻ khoanh tay đứng nhìn không xứng đáng với đất nước này và lâu dài sẽ trở nên nguy hiểm với tất cả mọi người.

Đám nhà báo

Trích từ một bức thư riêng

Khi ta bị tính sổ công khai về tất cả những gì ta đã nói dù trong khi vui đùa, khi cao hứng hay khi bực bội nhất thời, thì điều đó tuy thật phiền hà, song ở chừng mực nhất định cũng là hợp lý và tự nhiên. Nhưng nếu ta bị tính sổ công khai về những điều người khác đã nhân danh ta để nói và ta không có cách gì để khả dĩ tự vệ được, thì tình cảnh ấy thật thê thảm.

“Vậy ai mà khổ sở vậy?”, anh sẽ hỏi. Vâng, bất kỳ ai đủ nổi tiếng và bị đám nhà báo thăm hỏi. Anh cười vì không tin ư? Nhưng tôi đã trải nghiệm đủ rồi, để tôi kể anh nghe.

Anh hãy tưởng tượng: một buổi sáng kia, một tay phóng viên đến gặp anh và vui vẻ hỏi rằng, liệu anh có thể nói đôi điều về ông N. bạn anh được không. Thoạt tiên có thể anh sẽ cảm thấy phẫn nộ vì một câu hỏi như vậy. Song anh nhanh chóng nhận ra rằng, sẽ chẳng có cách nào để chạy thoát. Bởi nếu anh từ chối trả lời, tay phóng viên sẽ viết: “Tôi đã hỏi một trong những người bạn gọi là thân nhất của N., nhưng ông này đã khéo léo từ chối. Mong độc giả tự rút ra những kết luận hiển nhiên từ thái độ ấy”. Vì không có cách nào để chạy thoát, anh trả lời như sau:

“Ông N. là một nhân cách hào hiệp, thẳng thắn, được tất cả bạn bè quý mến. Ở bất kỳ hoàn cảnh nào, ông cũng nhìn ra được mặt tốt. Ông là người chịu khó và đảm nhận được rất nhiều việc cùng lúc; nghề của ông đòi hỏi ông phải dành hết tâm sức cho công việc. Ông là người yêu gia đình, luôn dành cho vợ tất cả những gì ông có…”

Bài viết của tay nhà báo: “N. không thực sự coi trọng điều gì và có tài lấy lòng tất cả mọi người, hơn nữa lúc nào ông cũng đóng vai một người dễ dãi và mềm mỏng. Ông thuộc loại nô lệ cho công việc, đến mức không bao giờ nghĩ tới những chuyện riêng tư hay tham gia vào một hoạt động tinh thần nào khác. Chiều chuộng vợ hết mực, ông là tên đầy tớ ngoan ngoãn phụng sự cho các nhu cầu của bà ấy…”.

Ở một tay nhà báo đích thực, bài viết sẽ còn giật gân hơn thế nhiều, nhưng với anh và với ông N. bạn anh thì như thế có lẽ đã đủ. Ông ấy sẽ đọc những điều kể trên vào buổi sáng ngày mai trên báo, và sự giận dữ của ông ta với anh sẽ là vô giới hạn, dù về bản chất ông ta có tốt bụng và vui tính đến đâu đi nữa. Nỗi đau khổ của ông ta sẽ làm anh đau đớn không nói ra được, vì trong thâm tâm anh vốn quý mến ông ta.

Anh sẽ làm gì trong trường hợp này, bạn thân mến của tôi? Nếu anh nghĩ ra được cách gì, hãy báo ngay cho tôi biết nhé, để tôi có thể lập tức bắt chước cách của anh.

Hòa bình

Những nhân vật thực sự lỗi lạc thuộc các thế hệ trước đây đã nhận ra tầm quan trọng của mục tiêu giữ gìn hòa bình thế giới.

Tuy vậy, sự phát triển của kỹ thuật trong thời đại chúng ta làm cho định đề đạo đức này trở thành một vấn đề sống còn đối với nhân loại hiện đã được văn minh hóa như ngày nay và khiến cho sự tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề hòa bình trở thành một vấn đề lương tâm mà không một người nào có ý thức về trách nhiệm luân lý có thể lảng tránh.

Cần làm rõ rằng, những tập đoàn đầy quyền lực của nền công nghiệp đã tham gia sản xuất vũ khí ở tất cả các nước đang đi ngược lại việc giải quyết hòa bình các vấn đề tranh chấp quốc tế, rằng những nhà cầm quyền chỉ có thể đạt được mục tiêu quan trọng này, nếu như họ dám chắc có được sự ủng hộ tích cực của đa số dân chúng. Trong thời đại của hình thức chính quyền dân chủ hiện nay của chúng ta, số phận của các dân tộc phụ thuộc vào chính họ. Mỗi cá nhân cần phải luôn ghi nhớ điều này.

Trả lời phụ nữ Mỹ

Một hội phụ nữ Mỹ cho rằng họ cần phản đối chuyến thăm của Einstein tới đất nước họ. Họ nhận được câu trả lời như sau:

Chưa bao giờ tôi bị phái đẹp khước từ mạnh mẽ đến vậy; và trường hợp đó nếu có xảy ra thì cũng chưa khi nào có nhiều người cùng lúc đến thế.

Nhưng họ làm thế là đúng quá đi chứ, ôi những nữ công dân đầy cảnh giác. Làm sao người ta lại có thể cho phép một gã đàn ông vào nhà, kẻ vốn thích nhai nuốt ngấu nghiến bọn tư bản ngoan cố một cách ngon lành và thỏa mãn y hệt như con quái vật Minotaurus nhai nuốt các thiếu nữ đồng trinh Hy Lạp thơm tho vậy; mà kẻ đó lại còn bỉ ổi đến mức từ chối mọi cuộc chiến tranh, trừ cuộc chiến với chính vợ của y? Vậy nên, hãy nghe lời đám quần thoa khôn ngoan và ái quốc của quý vị đi và quý vị hãy nhớ rằng ngay cả thủ phủ của đế chế La Mã hùng mạnh cũng đã từng được cứu là nhờ tiếng kêu cạp cạp của những con ngỗng trung thành!

Lời chúc mừng gửi nhà phê bình

Có óc quan sát độc lập, cảm nhận và đánh giá không phụ thuộc vào các loại mốt thời đại; có thể diễn đạt điều mình thấy và cảm chỉ bằng một câu sắc gọn hoặc một từ chuẩn xác – như thế chẳng phải là tuyệt vời lắm sao? Người ta có cần phải chúc tụng gì thêm nữa không?

Cảm nhận đầu tiên của tôi về nước Mỹ

Tôi phải thực hiện lời hứa của mình, ấy là viết đôi điều cảm nhận về đất nước này. Mà điều đó với tôi lại không dễ dàng. Bởi người ta thật không dễ đặt mình vào vị trí của người quan sát khách quan nếu người ta được tiếp đón với quá nhiều tình cảm và sự trọng thị như tôi khi tới Mỹ.

Đầu tiên là đôi lời thế này:

Trong mắt tôi, sự sùng bái cá nhân luôn có gì đó thiếu công bằng. Đúng là Đấng tạo hóa ban phát cho những đứa con của mình mỗi người không giống nhau về năng lực. Nhưng, ơn Ngài, số người được hưởng may mắn vẫn nhiều lắm, và tôi tin rằng phần lớn trong số họ vẫn sống những cuộc đời thầm lặng, chẳng mấy ai biết đến. Đối với tôi, thật là thiếu công bằng, vâng, thậm chí khá nhạt nhẽo, nếu trong số đó lại có vài người được ngưỡng mộ quá đáng, được khoác cho những phẩm chất thần thánh về trí tuệ và nhân cách. Thế mà chính điều đó lại xảy ra với số phận tôi, dẫn tới sự đối nghịch kệch cỡm giữa những điều mà người ta nói về năng lực và thành tựu của tôi với điều mà tôi thực chất là và muốn là. Ý thức về mối tương quan kỳ cục này khiến tôi không chịu đựng nổi, nếu bên cạnh đó không có một niềm an ủi đẹp đẽ, một tín hiệu vui mừng cho cái thời đại bị coi là chỉ biết chạy theo vật chất này: Người ta dựng lên những người hùng mà mục đích của những người hùng này chỉ là hướng tới trí tuệ và đạo đức. Điều đó chứng tỏ, tri thức và lẽ phải vẫn được một số đông người đánh giá cao hơn tài sản và quyền lực. Kinh nghiệm của tôi cho biết rằng, thái độ sống lý tưởng này hiện hữu ở một phần rất đông dân chúng Mỹ – đất nước vốn bị coi là đặc biệt chạy theo vật chất này. Sau những lời vòng vo trên, tôi xin trở lại chủ đề chính với hy vọng rằng, người ta sẽ không đánh giá quá đáng những phát biểu khiêm nhường của tôi hơn mức nó vốn thế.

Điều đầu tiên khiến những vị khách phải kinh ngạc khi đến đất nước này là sự vượt trội về kỹ nghệ và tổ chức. Những đồ dùng hàng ngày được làm bền hơn ở châu Âu, nhà cửa thì được xây cất thực dụng hơn hẳn. Tất cả đều nhằm mục đích tiết kiệm sức lao động. Ở đây, sức lao động đắt đỏ bởi mật độ dân số là thấp so với diện tích và tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Chính giá thành lao động cao đã kích thích sự phát triển mạnh của các phương tiện trợ giúp về kỹ thuật và phương pháp làm việc. Ta hãy xem trường hợp ngược lại: ở các nước có mật độ dân số quá cao như Trung Quốc và Ấn Độ, giá thành lao động thấp đã cản trở sự phát triển của các phương tiện trợ giúp về kỹ thuật như thế nào. Châu Âu thì ở giữa hai thái cực đó. Khi máy móc đã đủ phát triển, rốt cuộc nó sẽ còn rẻ hơn cả sức lao động vốn còn đang rẻ mạt. Những kẻ phát xít ở châu Âu – những kẻ vì lý do chính trị hẹp hòi đang kêu gọi sự gia tăng dân số ở đất nước họ – hẳn sẽ nghĩ như vậy. Có điều, ấn tượng hẹp hòi ấy lại khá giống với nỗi sợ của nước Mỹ trong việc chống nhập hàng hóa bằng việc thông qua đạo luật về thuế nhập khẩu… Song cũng chẳng nên đòi hỏi ở một người khách vô tư rằng ông ta phải đau đầu với những câu hỏi; mà rốt cuộc cũng chẳng có gì chắc chắn rằng với câu hỏi nào cũng có một câu trả lời hợp lý.

Điều thứ hai khiến những vị khách chú ý là thái độ sống vui vẻ, tích cực của dân chúng. Nụ cười tươi trên những bức ảnh là biểu tượng cho một trong những điểm mạnh nhất của người Mỹ. Người Mỹ vui vẻ, tự tin, lạc quan và – không tị hiềm. Người châu Âu luôn cảm thấy dễ chịu và tự nhiên khi tiếp xúc với người Mỹ.

Người châu Âu ngược lại: có óc phê phán mạnh hơn, ý thức cá nhân cao hơn, nhưng ít hảo tâm hơn và ít giúp người hơn; họ có đòi hỏi cao hơn trong các hoạt động giải trí, và trong học thuật thì ít nhiều có vẻ bi quan hơn.

Sự thoải mái và tiện nghi có một vị trí lớn ở Mỹ. Vì chúng mà họ sẵn sàng hy sinh sự yên tĩnh, sự ung dung và cả sự an nhàn. Người Mỹ sống vì tương lai nhiều hơn người châu Âu. Cuộc sống với họ luôn là cái đang hình thành, chứ không phải cái đang tồn tại. Theo nghĩa đó, họ còn khác xa so với người Nga hay người châu Á hơn cả người châu Âu.

Nhưng có một điểm mà người Mỹ giống với người châu Á hơn là người châu Âu. Đó là họ ít có tính cá nhân hơn người châu Âu – nếu ta chỉ quan sát từ góc độ tâm lý chứ không phải từ góc độ kinh tế.

Ở đây, cái “chúng ta” được nhấn mạnh hơn cái “tôi”. Điều này liên quan đến thực tế là phong tục và tập quán xã hội rất được coi trọng ở Mỹ. Có nhiều điểm tương đồng trong quan niệm sống cũng như trong quan niệm về đạo đức và sở thích riêng giữa các cá nhân hơn hẳn ở châu Âu. Được như vậy là nhờ nước Mỹ mạnh hơn hẳn châu Âu về kinh tế. Ở đây, việc cộng tác và phân chia công việc một cách hiệu quả diễn ra dễ dàng và trôi chảy hơn ở châu Âu, dù đó là trong công xưởng, trong trường đại học hay trong các việc từ thiện tư nhân. Thái độ ứng xử xã hội tốt đẹp đó một phần nhờ là vào truyền thống Anh.

Nhưng ngược lại, vai trò của nhà nước ở Mỹ có vẻ không mạnh lắm so với ở châu Âu. Người châu Âu ngạc nhiên thấy rằng, điện tín, điện thoại, đường sắt và trường học ở Mỹ phần lớn nằm trong tay các tổ chức tư nhân. Điều đó có thể xảy ra là nhờ vào thái độ xã hội tích cực nói trên của các cá thể. Và thái độ ấy khiến cho sự khác biệt quá lớn về tài sản không dẫn tới sự cùng quẫn của một bộ phận dân chúng. Ý thức trách nhiệm xã hội của các ông chủ ở đây phát triển cao hơn hẳn ở châu Âu. Họ xem chuyện cống hiến một phần lớn tài sản, và thường là cả sức lực của họ nữa, cho công việc xã hội là đương nhiên. Dư luận xã hội (vốn rất mạnh mẽ!) đòi hỏi họ phải làm thế. Điều đó dẫn tới thực tế là người ta có thể trao những nhiệm vụ quan trọng nhất về văn hóa vào tay các tổ chức tư nhân và vai trò của nhà nước trở nên rất hạn chế.

Uy tín của quyền lực nhà nước chắc chắn còn giảm đi rõ rệt vì “đạo luật cấm rượu”. Bởi đối với uy tín của nhà nước và luật pháp, không có gì nguy hiểm cho bằng việc nó đưa ra những đạo luật mà nó không đủ sức cưỡng chế. Đây là một bí mật công khai, vì sự phát triển đáng lo ngại về tội phạm ở đất nước này có liên hệ chặt chẽ với thực tế đó.

Trong một quan hệ khác, “đạo luật cấm rượu”, theo tôi, cũng dẫn tới sự suy yếu nhà nước. Quán xá là nơi cho người ta có cơ hội để trao đổi suy nghĩ và bày tỏ ý kiến về những sự kiện công cộng. Tôi thấy ở đất nước này, người ta có vẻ thiếu những cơ hội như vậy, khiến báo chí bị lũng đoạn bởi các nhóm thiểu số có ảnh hưởng quá mạnh đến công chúng.

Thái độ quá coi trọng đồng tiền ở đất nước này vẫn còn mạnh hơn ở châu Âu, nhưng tôi thấy nó có vẻ đang giảm đi. Chắc hẳn là nhận thức này đã chiến thắng: để có một cuộc sống hạnh phúc và hữu ích, không cần phải có quá nhiều của cải.

Về khía cạnh nghệ thuật, tôi đã bày tỏ sự ngưỡng mộ chân thành trước cái gu thẩm mỹ cao trong các công trình xây dựng hiện đại cũng như trong các vật dụng hàng ngày; ngược lại tôi thấy rằng, nghệ thuật tạo hình và âm nhạc không tìm được đất sống trong lòng dân chúng như ở châu Âu.

Tôi thán phục thành tựu của các cơ sở nghiên cứu khoa học. Ở châu Âu, người ta đang tìm cách giải thích một cách vô lý rằng sự vượt trội ngày càng tăng về nghiên cứu khoa học của Mỹ hoàn toàn chỉ là do người Mỹ có nhiều tiền của hơn; nhưng sự tận tâm, lòng kiên nhẫn, tinh thần đồng nghiệp và thiện chí cộng tác cũng giữ một vai trò quan trọng trong những thành công ấy chứ. Cuối cùng, thêm một nhận xét nữa! Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ là cường quốc phát triển nhất về kỹ thuật hiện nay. Ảnh hưởng của nó vào việc thiết kế các mối quan hệ quốc tế là gần như không thể lường trước được. Nước Mỹ rộng lớn là thế, nhưng lâu nay dân chúng lại ít quan tâm đến các vấn đề lớn của cộng đồng quốc tế, mà vấn đề hàng đầu hiện nay là vấn đề giải trừ quân bị. Điều đó cần phải thay đổi, vì chính lợi ích thiết thân của người Mỹ. Cuộc chiến vừa qua đã cho thấy, không còn sự phân cách giữa các lục địa nữa, mà số phận của tất cả các quốc gia ngày nay đã gắn chặt với nhau. Bởi thế cần làm thấu suốt rằng, dân chúng đất nước này mang một trách nhiệm lớn trong lĩnh vực chính trị quốc tế. Vị trí của kẻ khoanh tay đứng nhìn không xứng đáng với đất nước này và lâu dài sẽ trở nên nguy hiểm với tất cả mọi người.

Đám nhà báo

Trích từ một bức thư riêng

Khi ta bị tính sổ công khai về tất cả những gì ta đã nói dù trong khi vui đùa, khi cao hứng hay khi bực bội nhất thời, thì điều đó tuy thật phiền hà, song ở chừng mực nhất định cũng là hợp lý và tự nhiên. Nhưng nếu ta bị tính sổ công khai về những điều người khác đã nhân danh ta để nói và ta không có cách gì để khả dĩ tự vệ được, thì tình cảnh ấy thật thê thảm.

“Vậy ai mà khổ sở vậy?”, anh sẽ hỏi. Vâng, bất kỳ ai đủ nổi tiếng và bị đám nhà báo thăm hỏi. Anh cười vì không tin ư? Nhưng tôi đã trải nghiệm đủ rồi, để tôi kể anh nghe.

Anh hãy tưởng tượng: một buổi sáng kia, một tay phóng viên đến gặp anh và vui vẻ hỏi rằng, liệu anh có thể nói đôi điều về ông N. bạn anh được không. Thoạt tiên có thể anh sẽ cảm thấy phẫn nộ vì một câu hỏi như vậy. Song anh nhanh chóng nhận ra rằng, sẽ chẳng có cách nào để chạy thoát. Bởi nếu anh từ chối trả lời, tay phóng viên sẽ viết: “Tôi đã hỏi một trong những người bạn gọi là thân nhất của N., nhưng ông này đã khéo léo từ chối. Mong độc giả tự rút ra những kết luận hiển nhiên từ thái độ ấy”. Vì không có cách nào để chạy thoát, anh trả lời như sau:

“Ông N. là một nhân cách hào hiệp, thẳng thắn, được tất cả bạn bè quý mến. Ở bất kỳ hoàn cảnh nào, ông cũng nhìn ra được mặt tốt. Ông là người chịu khó và đảm nhận được rất nhiều việc cùng lúc; nghề của ông đòi hỏi ông phải dành hết tâm sức cho công việc. Ông là người yêu gia đình, luôn dành cho vợ tất cả những gì ông có…”

Bài viết của tay nhà báo: “N. không thực sự coi trọng điều gì và có tài lấy lòng tất cả mọi người, hơn nữa lúc nào ông cũng đóng vai một người dễ dãi và mềm mỏng. Ông thuộc loại nô lệ cho công việc, đến mức không bao giờ nghĩ tới những chuyện riêng tư hay tham gia vào một hoạt động tinh thần nào khác. Chiều chuộng vợ hết mực, ông là tên đầy tớ ngoan ngoãn phụng sự cho các nhu cầu của bà ấy…”.

Ở một tay nhà báo đích thực, bài viết sẽ còn giật gân hơn thế nhiều, nhưng với anh và với ông N. bạn anh thì như thế có lẽ đã đủ. Ông ấy sẽ đọc những điều kể trên vào buổi sáng ngày mai trên báo, và sự giận dữ của ông ta với anh sẽ là vô giới hạn, dù về bản chất ông ta có tốt bụng và vui tính đến đâu đi nữa. Nỗi đau khổ của ông ta sẽ làm anh đau đớn không nói ra được, vì trong thâm tâm anh vốn quý mến ông ta.

Anh sẽ làm gì trong trường hợp này, bạn thân mến của tôi? Nếu anh nghĩ ra được cách gì, hãy báo ngay cho tôi biết nhé, để tôi có thể lập tức bắt chước cách của anh.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN