Thế giới như tôi thấy
Tôn giáo và khoa học
Tiểu luận này xuất hiện lần đầu ngày 11.11.1930 trên tờ Berliner Tageblatt (Nhật báo Berlin).Tất cả những gì con người tạo dựng và phát kiến là để thỏa mãn những nhu cầu do giác quan khơi dậy cũng như để làm dịu những nỗi đau. Ta phải luôn nhìn nhận điều đó nếu ta muốn hiểu các trào lưu tinh thần cũng như sự phát triển của chúng. Cảm xúc và khát vọng là động cơ của tất cả những nỗ lực và tạo tác của con người, cho dù động cơ sau (tức khát vọng – ND) có tỏ ra cao thượng đến đâu đi chăng nữa.
Vậy thì đâu là những cảm xúc và nhu cầu đã đưa con người tới tư duy tôn giáo và niềm tin tôn giáo theo nghĩa rộng nhất? Nếu chúng ta suy ngẫm về điều đó, chúng ta sẽ thấy rằng, trong cái nôi của tư duy và trải nghiệm tôn giáo có vô số loại cảm xúc khác nhau. Ở những người sơ khai thì trước tiên là sự sợ hãi đã gợi lên những biểu tượng tôn giáo. Sợ đói, sợ thú dữ, bệnh tật và cái chết. Vì ở cấp độ tồn tại này, sự hiểu biết về các mối quan hệ nhân quả còn thấp, đầu óc con người tự tưởng tượng ra “các hình nhân” ít nhiều giống họ. Những trải nghiệm đầy sợ hãi của con người phụ thuộc vào ý muốn cũng như tác động của những hình nhân ấy.
Họ nghĩ rằng, họ sẽ lấy lòng được hình nhân ấy nếu họ tiến hành các nghi lễ và đem tới vật hiến tế, những gì theo niềm tin truyền từ đời này qua đời khác sẽ có tác dụng làm cho hình nhân ấy nguôi giận cũng như phù hộ cho con người. Tôi gọi tôn giáo theo nghĩa này là tôn giáo sợ hãi. Loại tôn giáo đó tuy không được tạo ra, nhưng nó vẫn được củng cố về cơ bản nhờ một tầng lớp giáo sĩ đặc thù đóng vai trò trung gian giữa hình nhân đáng sợ với dân chúng, và tầng lớp này thiết lập một vị trí ưu thắng trên cơ sở ấy. Thông thường, để bảo vệ quyền lợi, các thủ lĩnh hoặc nhà cầm quyền (mà quyền lực của họ vốn dựa trên những yếu tố khác), cũng như giới thượng lưu với quyền thống trị thế tục của họ thường thâu tóm luôn cả chức năng tôn giáo; hoặc giữa giới cầm quyền chính trị và giới tăng lữ cùng chia sẻ một cộng đồng lợi ích chung.
Một nguồn suối thứ hai của hình tượng tôn giáo là những cảm xúc xã hội. Cha, mẹ, thủ lĩnh của các bộ tộc lớn đều có thể chết và phạm sai lầm. Lòng khao khát được dẫn dắt, được yêu thương và che chở đã kính thích sự hình thành khái niệm Thượng đế theo nghĩa xã hội cũng như luân lý. Đó là vị Thượng đế quan phòng , người che chở, quyết định, ban thưởng và trừng phạt. Tùy theo viễn tượng của mỗi người, vị Thượng đế ấy thương yêu và thúc đẩy cuộc sống của một bộ tộc, cuộc sống của nhân loại, vâng, cả sự sống nói chung; Ngài là kẻ an ủi trong cơn bất hạnh và hoài vọng khôn nguôi, là kẻ canh giữ linh hồn của những người đã mất. Đó là khái niệm về Thượng đế theo nghĩa xã hội hoặc luân lý.
Có thể quan sát một cách thú vị sự chuyển biến từ tôn giáo sợ hãi lên tôn giáo luân lý trong Sách Thánh của dân tộc Do Thái. Sự chuyển biến này tiếp tục diễn ra trong Kinh Tân Ước. Tôn giáo của tất cả các dân tộc, nhất là các dân tộc vùng Cận Đông, về cơ bản là các tôn giáo luân lý. Sự phát triển từ tôn giáo sợ hãi lên tôn giáo luân lý đã tạo nên một sự tiến bộ quan trọng trong đời sống của các dân tộc. Ta cần phải dẹp bỏ định kiến, rằng tôn giáo của các dân tộc sơ khai thuần túy là tôn giáo sợ hãi, còn tôn giáo của các dân tộc văn minh thuần túy là tôn giáo luân lý. Trên thực tế, tất cả đều có sự pha trộn; nhưng ở các cấp độ cao của đời sống xã hội, tôn giáo luân lý giữ vai trò chủ đạo.
Điểm chung của tất cả các loại hình tôn giáo kể trên là tính nhân hình của ý niệm về Thượng đế. Thường chỉ có những cá nhân có thiên tư đặc biệt tiềm tàng xuất chúng và những cộng đồng đặc biệt cao quý mới có thể thực sự nâng mình vượt lên khỏi cấp độ này của trải nghiệm tôn giáo. Song trên tất cả, còn có một cấp độ thứ ba của trải nghiệm tôn giáo, dù nó ít khi xuất hiện ở dạng thuần túy. Tôi muốn gọi đó là Đạo vũ trụ. Rất khó giải thích ý niệm này cho những ai hoàn toàn không có nó, một phần vì nó không giống với ý niệm về Thượng đế nhân hình.
Cá nhân cảm nhận được tính hư vô trong những ước vọng và mục đích của con người; cảm nhận được tính hùng vĩ và trật tự kỳ diệu trong thiên nhiên cũng như trong thế giới suy tưởng. Anh ta cảm thấy sự tồn tại của cá nhân mình như một thứ tù ngục, và anh ta muốn trải nghiệm cái tổng thể hiện tồn như một chỉnh thể thống nhất và đầy ý nghĩa. Ta đã có thể tìm thấy những tiếp cận đầu tiên với Đạo vũ trụ ngay từ các cấp độ phát triển xa xưa, trong những bài ca vịnh của Thánh David cũng như ở vài nhà tiên tri khác. Song những yếu tố của Đạo vũ trụ còn mạnh mẽ hơn nhiều trong Phật giáo – đặc biệt những tác phẩm tuyệt diệu của Schopenhauer đã dạy chúng ta về điều đó. Những bậc thiên tài về tôn giáo của mọi thời đại đều được tôn vinh bằng Đạo vũ trụ ấy – cái đạo không hề biết đến những giáo điều cũng như không biết đến một vị Thượng đế được suy tưởng theo hình ảnh con người. Bởi vậy cũng không thể có nhà thờ với nội dung truyền giảng chính là Đạo vũ trụ. Điều đó dẫn tới thực tế là, ta thường gặp trong số những kẻ dị giáo của mọi thời đại những cá nhân đạt được cái Đạo cao nhất ấy; họ thường bị những người đương thời xem là vô thần, song đôi khi lại được coi là thánh nhân. Từ điểm nhìn ấy, những vị như Democrit, Franciscus von Assisi và Spinoza thật gần gũi nhau.
Làm sao có thể truyền đạt Đạo vũ trụ từ người này sang người khác, dù nó không hề dẫn tới một ý niệm khuôn mẫu về Thượng đế cũng như một nền thần học nào cả? Theo tôi nghĩ, chức năng quan trọng nhất của nghệ thuật và khoa học là đánh thức cảm xúc này ở những người thụ nhận chúng và giữ cho nó luôn sống động.
Chúng ta đang đi đến một quan niệm về mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo rất khác so với những quan niệm thông thường. Dưới cái nhìn lịch sử, người ta có xu hướng xem khoa học và tôn giáo như những địch thủ không đội trời chung. Lý do cũng khá dễ hiểu: Ai thấu hiểu tính quy luật nhân quả của tất cả các hiện tượng thì đối với người đó, ý niệm về một hình nhân can thiệp vào diễn trình của thế giới là không thể chấp nhận được – với điều kiện là anh ta thực sự coi trọng giả thuyết về tính nhân quả. Tôn giáo sợ hãi chắc chắn sẽ không có chỗ đứng trong đầu anh ta; song ngay cả tôn giáo xã hội hay luân lý cũng vậy. Với anh ta, một vị Thượng đế ban thưởng và trừng phạt là không thể suy tưởng được, bởi con người hành động theo tính tất yếu hợp quy luật bên ngoài và bên trong, do vậy không hề chịu trách nhiệm gì từ điểm nhìn của Thượng đế, tương tự như một đồ vật vô tri không phải chịu trách nhiệm gì về những chuyển động do nó thực hiện. Vì thế mà người ta đã trách cứ khoa học là chôn vùi đạo đức – hẳn nhiên là vô lý. Hành vi luân lý của con người dựa trên sự cảm thông, giáo dục và sự gắn kết xã hội mà không cần nền tảng tôn giáo nào hết. Thật đáng buồn cho con người, nếu chỉ vì sợ hãi bị trừng phạt hay vì hy vọng được ban thưởng sau khi chết mà phải chịu cúi đầu thần phục.
Như vậy cũng dễ hiểu khi nhà thờ đã luôn chống lại khoa học và truy bức những ai tin theo khoa học. Nhưng ngược lại, tôi khẳng định rằng Đạo vũ trụ là động lực mạnh mẽ nhất và cao quý nhất của nghiên cứu khoa học. Chỉ những ai có thể đo lường được những nỗ lực khổng lồ, và trước hết là sự tận hiến – những cái mà không có chúng thì không thể có những phát minh khoa học mang tính mở đường được – người đó mới có thể lượng định đúng sức mạnh của cái xúc cảm mà chỉ từ đó, một việc làm quên mình – ngoảnh lưng lại với cuộc sống “cơm áo gạo tiền” thực tế – mới có thể lớn dậy được. Phải nuôi dưỡng một niềm tin đến thế nào vào sự hữu lý của cấu tạo thế giới, phải nuôi dưỡng một khát vọng hiểu biết đến thế nào, dù chỉ là khát vọng để nắm bắt lấy một chút ánh hồi quang của cái lý tính đã tỏa rạng trong vũ trụ này, để sau bao năm ròng đắm mình trong công việc đơn độc, Kepler và Newton mới giải mã được nguyên lý của cơ học thiên thể! Những ai biết đến việc nghiên cứu khoa học chủ yếu chỉ từ những ứng dụng thực tiễn của nó, kẻ đó dễ đi đến một cách nhìn hoàn toàn sai lạc về tâm trạng của các vĩ nhân (những người vốn luôn bị bủa vây bởi sự hoài nghi của người đương thời), những người đã chỉ ra các con đường cho những kẻ đồng chí hướng sống phân tán ở khắp các vùng đất, qua nhiều thế kỷ. Chỉ những ai cống hiến đời mình cho những mục đích như thế mới có được một hình dung sống động về cái gì đã hun đúc tinh thần cũng như đem đến sức mạnh cho những vĩ nhân ấy, để, dù gặp muôn vàn thất bại, vẫn luôn trung thành với mục đích của mình. Đạo vũ trụ chính là cái đã ban cho họ sức mạnh ấy. Ai đó đã nói không phải không có lý rằng, trong thời đại nhìn chung là xem trọng thái độ duy vật chất như thời đại của chúng ta, chính những nhà nghiên cứu nghiêm chỉnh mới là những người duy nhất có tín ngưỡng sâu xa.
Tiểu luận này xuất hiện lần đầu ngày 11.11.1930 trên tờ Berliner Tageblatt (Nhật báo Berlin).Tất cả những gì con người tạo dựng và phát kiến là để thỏa mãn những nhu cầu do giác quan khơi dậy cũng như để làm dịu những nỗi đau. Ta phải luôn nhìn nhận điều đó nếu ta muốn hiểu các trào lưu tinh thần cũng như sự phát triển của chúng. Cảm xúc và khát vọng là động cơ của tất cả những nỗ lực và tạo tác của con người, cho dù động cơ sau (tức khát vọng – ND) có tỏ ra cao thượng đến đâu đi chăng nữa.
Vậy thì đâu là những cảm xúc và nhu cầu đã đưa con người tới tư duy tôn giáo và niềm tin tôn giáo theo nghĩa rộng nhất? Nếu chúng ta suy ngẫm về điều đó, chúng ta sẽ thấy rằng, trong cái nôi của tư duy và trải nghiệm tôn giáo có vô số loại cảm xúc khác nhau. Ở những người sơ khai thì trước tiên là sự sợ hãi đã gợi lên những biểu tượng tôn giáo. Sợ đói, sợ thú dữ, bệnh tật và cái chết. Vì ở cấp độ tồn tại này, sự hiểu biết về các mối quan hệ nhân quả còn thấp, đầu óc con người tự tưởng tượng ra “các hình nhân” ít nhiều giống họ. Những trải nghiệm đầy sợ hãi của con người phụ thuộc vào ý muốn cũng như tác động của những hình nhân ấy.
Họ nghĩ rằng, họ sẽ lấy lòng được hình nhân ấy nếu họ tiến hành các nghi lễ và đem tới vật hiến tế, những gì theo niềm tin truyền từ đời này qua đời khác sẽ có tác dụng làm cho hình nhân ấy nguôi giận cũng như phù hộ cho con người. Tôi gọi tôn giáo theo nghĩa này là tôn giáo sợ hãi. Loại tôn giáo đó tuy không được tạo ra, nhưng nó vẫn được củng cố về cơ bản nhờ một tầng lớp giáo sĩ đặc thù đóng vai trò trung gian giữa hình nhân đáng sợ với dân chúng, và tầng lớp này thiết lập một vị trí ưu thắng trên cơ sở ấy. Thông thường, để bảo vệ quyền lợi, các thủ lĩnh hoặc nhà cầm quyền (mà quyền lực của họ vốn dựa trên những yếu tố khác), cũng như giới thượng lưu với quyền thống trị thế tục của họ thường thâu tóm luôn cả chức năng tôn giáo; hoặc giữa giới cầm quyền chính trị và giới tăng lữ cùng chia sẻ một cộng đồng lợi ích chung.
Một nguồn suối thứ hai của hình tượng tôn giáo là những cảm xúc xã hội. Cha, mẹ, thủ lĩnh của các bộ tộc lớn đều có thể chết và phạm sai lầm. Lòng khao khát được dẫn dắt, được yêu thương và che chở đã kính thích sự hình thành khái niệm Thượng đế theo nghĩa xã hội cũng như luân lý. Đó là vị Thượng đế quan phòng , người che chở, quyết định, ban thưởng và trừng phạt. Tùy theo viễn tượng của mỗi người, vị Thượng đế ấy thương yêu và thúc đẩy cuộc sống của một bộ tộc, cuộc sống của nhân loại, vâng, cả sự sống nói chung; Ngài là kẻ an ủi trong cơn bất hạnh và hoài vọng khôn nguôi, là kẻ canh giữ linh hồn của những người đã mất. Đó là khái niệm về Thượng đế theo nghĩa xã hội hoặc luân lý.
Có thể quan sát một cách thú vị sự chuyển biến từ tôn giáo sợ hãi lên tôn giáo luân lý trong Sách Thánh của dân tộc Do Thái. Sự chuyển biến này tiếp tục diễn ra trong Kinh Tân Ước. Tôn giáo của tất cả các dân tộc, nhất là các dân tộc vùng Cận Đông, về cơ bản là các tôn giáo luân lý. Sự phát triển từ tôn giáo sợ hãi lên tôn giáo luân lý đã tạo nên một sự tiến bộ quan trọng trong đời sống của các dân tộc. Ta cần phải dẹp bỏ định kiến, rằng tôn giáo của các dân tộc sơ khai thuần túy là tôn giáo sợ hãi, còn tôn giáo của các dân tộc văn minh thuần túy là tôn giáo luân lý. Trên thực tế, tất cả đều có sự pha trộn; nhưng ở các cấp độ cao của đời sống xã hội, tôn giáo luân lý giữ vai trò chủ đạo.
Điểm chung của tất cả các loại hình tôn giáo kể trên là tính nhân hình của ý niệm về Thượng đế. Thường chỉ có những cá nhân có thiên tư đặc biệt tiềm tàng xuất chúng và những cộng đồng đặc biệt cao quý mới có thể thực sự nâng mình vượt lên khỏi cấp độ này của trải nghiệm tôn giáo. Song trên tất cả, còn có một cấp độ thứ ba của trải nghiệm tôn giáo, dù nó ít khi xuất hiện ở dạng thuần túy. Tôi muốn gọi đó là Đạo vũ trụ. Rất khó giải thích ý niệm này cho những ai hoàn toàn không có nó, một phần vì nó không giống với ý niệm về Thượng đế nhân hình.
Cá nhân cảm nhận được tính hư vô trong những ước vọng và mục đích của con người; cảm nhận được tính hùng vĩ và trật tự kỳ diệu trong thiên nhiên cũng như trong thế giới suy tưởng. Anh ta cảm thấy sự tồn tại của cá nhân mình như một thứ tù ngục, và anh ta muốn trải nghiệm cái tổng thể hiện tồn như một chỉnh thể thống nhất và đầy ý nghĩa. Ta đã có thể tìm thấy những tiếp cận đầu tiên với Đạo vũ trụ ngay từ các cấp độ phát triển xa xưa, trong những bài ca vịnh của Thánh David cũng như ở vài nhà tiên tri khác. Song những yếu tố của Đạo vũ trụ còn mạnh mẽ hơn nhiều trong Phật giáo – đặc biệt những tác phẩm tuyệt diệu của Schopenhauer đã dạy chúng ta về điều đó. Những bậc thiên tài về tôn giáo của mọi thời đại đều được tôn vinh bằng Đạo vũ trụ ấy – cái đạo không hề biết đến những giáo điều cũng như không biết đến một vị Thượng đế được suy tưởng theo hình ảnh con người. Bởi vậy cũng không thể có nhà thờ với nội dung truyền giảng chính là Đạo vũ trụ. Điều đó dẫn tới thực tế là, ta thường gặp trong số những kẻ dị giáo của mọi thời đại những cá nhân đạt được cái Đạo cao nhất ấy; họ thường bị những người đương thời xem là vô thần, song đôi khi lại được coi là thánh nhân. Từ điểm nhìn ấy, những vị như Democrit, Franciscus von Assisi và Spinoza thật gần gũi nhau.
Làm sao có thể truyền đạt Đạo vũ trụ từ người này sang người khác, dù nó không hề dẫn tới một ý niệm khuôn mẫu về Thượng đế cũng như một nền thần học nào cả? Theo tôi nghĩ, chức năng quan trọng nhất của nghệ thuật và khoa học là đánh thức cảm xúc này ở những người thụ nhận chúng và giữ cho nó luôn sống động.
Chúng ta đang đi đến một quan niệm về mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo rất khác so với những quan niệm thông thường. Dưới cái nhìn lịch sử, người ta có xu hướng xem khoa học và tôn giáo như những địch thủ không đội trời chung. Lý do cũng khá dễ hiểu: Ai thấu hiểu tính quy luật nhân quả của tất cả các hiện tượng thì đối với người đó, ý niệm về một hình nhân can thiệp vào diễn trình của thế giới là không thể chấp nhận được – với điều kiện là anh ta thực sự coi trọng giả thuyết về tính nhân quả. Tôn giáo sợ hãi chắc chắn sẽ không có chỗ đứng trong đầu anh ta; song ngay cả tôn giáo xã hội hay luân lý cũng vậy. Với anh ta, một vị Thượng đế ban thưởng và trừng phạt là không thể suy tưởng được, bởi con người hành động theo tính tất yếu hợp quy luật bên ngoài và bên trong, do vậy không hề chịu trách nhiệm gì từ điểm nhìn của Thượng đế, tương tự như một đồ vật vô tri không phải chịu trách nhiệm gì về những chuyển động do nó thực hiện. Vì thế mà người ta đã trách cứ khoa học là chôn vùi đạo đức – hẳn nhiên là vô lý. Hành vi luân lý của con người dựa trên sự cảm thông, giáo dục và sự gắn kết xã hội mà không cần nền tảng tôn giáo nào hết. Thật đáng buồn cho con người, nếu chỉ vì sợ hãi bị trừng phạt hay vì hy vọng được ban thưởng sau khi chết mà phải chịu cúi đầu thần phục.
Như vậy cũng dễ hiểu khi nhà thờ đã luôn chống lại khoa học và truy bức những ai tin theo khoa học. Nhưng ngược lại, tôi khẳng định rằng Đạo vũ trụ là động lực mạnh mẽ nhất và cao quý nhất của nghiên cứu khoa học. Chỉ những ai có thể đo lường được những nỗ lực khổng lồ, và trước hết là sự tận hiến – những cái mà không có chúng thì không thể có những phát minh khoa học mang tính mở đường được – người đó mới có thể lượng định đúng sức mạnh của cái xúc cảm mà chỉ từ đó, một việc làm quên mình – ngoảnh lưng lại với cuộc sống “cơm áo gạo tiền” thực tế – mới có thể lớn dậy được. Phải nuôi dưỡng một niềm tin đến thế nào vào sự hữu lý của cấu tạo thế giới, phải nuôi dưỡng một khát vọng hiểu biết đến thế nào, dù chỉ là khát vọng để nắm bắt lấy một chút ánh hồi quang của cái lý tính đã tỏa rạng trong vũ trụ này, để sau bao năm ròng đắm mình trong công việc đơn độc, Kepler và Newton mới giải mã được nguyên lý của cơ học thiên thể! Những ai biết đến việc nghiên cứu khoa học chủ yếu chỉ từ những ứng dụng thực tiễn của nó, kẻ đó dễ đi đến một cách nhìn hoàn toàn sai lạc về tâm trạng của các vĩ nhân (những người vốn luôn bị bủa vây bởi sự hoài nghi của người đương thời), những người đã chỉ ra các con đường cho những kẻ đồng chí hướng sống phân tán ở khắp các vùng đất, qua nhiều thế kỷ. Chỉ những ai cống hiến đời mình cho những mục đích như thế mới có được một hình dung sống động về cái gì đã hun đúc tinh thần cũng như đem đến sức mạnh cho những vĩ nhân ấy, để, dù gặp muôn vàn thất bại, vẫn luôn trung thành với mục đích của mình. Đạo vũ trụ chính là cái đã ban cho họ sức mạnh ấy. Ai đó đã nói không phải không có lý rằng, trong thời đại nhìn chung là xem trọng thái độ duy vật chất như thời đại của chúng ta, chính những nhà nghiên cứu nghiêm chỉnh mới là những người duy nhất có tín ngưỡng sâu xa.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!