Thế giới như tôi thấy - Vài suy nghĩ về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
183


Thế giới như tôi thấy


Vài suy nghĩ về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới


Nếu có một cái gì đó có thể đem lại can đảm cho một người không chuyên về lĩnh vực kinh tế để người đó có thể phát biểu ý kiến về bản chất của khó khăn kinh tế đáng lo ngại hiện nay, thì đó chỉ là sự hỗn độn tuyệt vọng của các ý kiến của những nhà chuyên môn mà thôi.

Điều tôi muốn nói cũng chẳng mới mẻ gì và cũng không gì hơn là sự thể hiện quan điểm của một con người độc lập và thẳng thắn – không bị trở ngại bởi những định kiến dân tộc và giai cấp – một người không mong muốn gì hơn là hạnh phúc của nhân loại và việc xây dựng cuộc sống của con người càng hài hòa càng tốt. Nếu tôi viết như thể tôi đã tin chắc về chân lý trong những phát biểu của mình, thì điều đó chỉ là để có được hình thức diễn đạt thoải mái hơn mà thôi, chứ không phải là biểu hiện của một sự tự tin không có cơ sở, hay là niềm tin vào tính chất không thể sai lầm của quan điểm tư duy mộc mạc của mình về các mối quan hệ rắc rối kỳ quặc trong thực tế.

Theo tôi, cuộc khủng hoảng này sở dĩ không có cùng tính chất của các khủng hoảng trước đó, là vì nó dựa trên cơ sở những quan hệ hoàn toàn mới lạ, tức là những quan hệ bị quy định bởi sự tiến bộ nhanh chóng của các phương pháp sản xuất: để sản xuất ra toàn bộ khối lượng sản phẩm tiêu dùng thiết yếu cho cuộc sống, thì chỉ cần tới có mỗi một phần nhỏ sức lao động con người có thể có mà thôi. Thực tế này tất yếu quy định nạn thất nghiệp trong một nền kinh tế hoàn toàn tự do.

Chính trong một nền kinh tế tự do, đa số người dân bị bắt buộc phải lao động để kiếm được số lương công nhật tối thiểu cho cuộc sống. Điều này có những lý do không cần phân tích ở đây. Vậy là trong hai chủ nhà máy cùng sản xuất chủng loại hàng hóa như nhau và với cùng điều kiện giống nhau, chỉ trụ lại người nào có khả năng sản xuất ra hàng hóa rẻ hơn khi thuê mướn ít công nhân hơn, tức là người nào ép buộc từng công nhân phải làm việc lâu và với cường độ lớn tới mức mà thể lực tự nhiên của con người có thể chịu đựng được. Từ đó dẫn tới một kết quả tất yếu là trong tình trạng phương pháp lao động hiện nay, chỉ có một phần sức lao động có thể được sử dụng. Trong khi bộ phận này bị khai thác một cách bất hợp lý, thì phần còn lại bị tự động loại trừ ra khỏi quá trình sản xuất. Vì thế mà số hàng hóa tiêu thụ và lợi nhuận bị giảm đi. Các doanh nghiệp đi đến phá sản về tài chính. Sự gia tăng mới của nạn thất nghiệp xảy ra theo và làm giảm sút lòng tin vào các doanh nghiệp và do vậy cũng làm giảm đi sự tham gia của công chúng vào các ngân hàng có vai trò trung gian, cuối cùng dẫn đến sự đánh mất khả năng thanh toán của các ngân hàng vì bị rút tiền gửi đột ngột và như thế dẫn tới sự đình trệ hoàn toàn của nền kinh tế.

Người ta cũng tìm kiếm các nguyên nhân khác để lý giải cuộc khủng hoảng mà sau đây chúng tôi muốn đưa ra:

Sản xuất thừa: ở đây người ta cần phải phân biệt hai sự việc, cụ thể là giữa sản xuất thừa thực và sản xuất thừa ảo. Tôi hiểu sản xuất thừa thực là một nền sản xuất cao tới mức nó vượt quá cầu. Điều này có lẽ đúng với công nghiệp sản xuất ô tô và lúa mì hiện nay ở Mỹ, mặc dù điều này vẫn còn đáng ngờ. Thông thường, người ta coi “sản xuất thừa” là tình trạng, trong đó một loại hàng hóa nào đó được sản xuất nhiều hơn là số có thể được bán ra trong các hoàn cảnh nhất định, mặc dù những người tiêu dùng vẫn không có đủ các mặt hàng tiêu dùng. Tôi gọi tình trạng ấy là nền sản xuất thừa “ảo”. Trong trường hợp này không phải thiếu cầu, mà là thiếu sức mua của người tiêu dùng. Nền sản xuất thừa ảo như thế chỉ là một cách diễn đạt khác cho cuộc khủng hoảng và do vậy không thể dùng để lý giải cho cuộc khủng hoảng này được: Người ta chỉ vận dụng những lý do ảo, khi người ta muốn quy trách nhiệm cho nền sản xuất thừa đối với cuộc khủng hoảng hiện nay mà thôi.

Bồi thường chiến tranh: Nghĩa vụ phải thanh toán tiền bồi thường chiến tranh đè nặng lên các nước mắc nợ và nền kinh tế của họ. Nó ép buộc các nước này phải xuất khẩu- phá giá và qua đó gây ra thiệt hại cho cả các nước chủ nợ. Điều đó là không thể chối cãi được. Song sự xuất hiện khủng hoảng trong nước Mỹ được bảo vệ bởi hàng rào thuế quan, chỉ ra rằng, điều này không thể là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng thế giới. Cả sự khan hiếm vàng ở các nước mắc nợ do tác động của khoản bồi thường chiến tranh, cùng lắm cũng chỉ là một lý lẽ để hủy bỏ các chi trả ấy, chứ không thể được coi là lời giải thích cho cuộc khủng hoảng thế giới.

Việc thiết lập nhiều hàng rào thuế quan mới: sự gia tăng gánh nặng vũ trang không sinh lợi; sự bất an chính trị do nguy cơ chiến tranh tiềm tàng: tất cả những điều đó làm cho vị thế của châu Âu trở nên hết sức tồi tệ, khi không có sự can dự thực sự của nước Mỹ. Sự xuất hiện cuộc khủng hoảng tại Mỹ cho thấy rằng, điều này không thể là nguyên nhân quan trọng nhất gây khủng hoảng.

Sự sa sút của các cường quốc Trung Quốc và Nga: tổn thất này của nền kinh tế thế giới cũng không bộc lộ mạnh mẽ tại Mỹ, do vậy cũng không thể là nguyên nhân chủ yếu của cuộc khủng hoảng.

Sự phát đạt về kinh tế của các tầng lớp dưới từ khi có chiến tranh: sự phát đạt này chỉ có thể – nếu nó thực sự tồn tại – sinh ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, chứ không thể sinh ra tình trạng cung vượt quá cầu về hàng hóa được.

Tôi không muốn làm cho bạn đọc mệt mỏi khi tiếp tục liệt kê ra các lý lẽ nữa, các lý lẽ mà theo tôi không thể hiện bản chất của sự việc. Tôi chắc rằng, chính tiến bộ kỹ thuật được đưa ra nhằm giảm đi cho con người phần lớn gánh nặng lao động cần thiết cho sự bảo tồn của họ, là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng bần cùng hiện nay. Bởi vậy, có những người một cách hoàn toàn nghiêm túc muốn cấm đoán sự áp dụng những cải tiến kỹ thuật! Điều đó hiển nhiên là vô lý. Vậy chúng ta có thể tìm ra được giải pháp hợp lý hơn để thoát khỏi tình thế tiến thoái lưỡng nan ấy như thế nào?

Giả sử người ta thành công, bằng một con đường nào đó để ngăn chặn tình trạng sức mua của dân chúng giảm đi dưới mức tối thiểu nhất định (được đo trong giá trị hàng hóa), thì người ta cũng không thể chấm dứt sự đình trệ như vậy của chu trình kinh tế, như chúng ta đã trải nghiệm hiện nay.

Phương pháp logic đơn giản nhất, song cũng đồng thời mạo hiểm nhất nhằm đạt tới tình trạng ấy, là nền kinh tế hoàn toàn có kế hoạch, nền sản xuất và phân phối các vật phẩm tiêu dùng thiết yếu nhất đối với cuộc sống thông qua cộng đồng. Đó là điều mà hiện nay về căn bản nước Nga đang thử nghiệm. Rất nhiều thứ phụ thuộc vào những kết quả mà cuộc thử nghiệm vĩ đại này mang lại. Mong muốn đưa ra những lời tiên tri ở đây có lẽ là quá tự tin. Vậy trong một hệ thống như thế, có thể tồn tại một nền sản xuất hàng hóa có tính chất kinh tế, giống như trong một hệ thống cho phép các cá nhân có được nhiều quyền chủ động hơn hay không? Hệ thống ấy nhìn chung có thể được duy trì mà không có sự khủng bố được sử dụng cho tới nay, sự khủng bố mà không một ai trong chúng ta, những người hướng về “phương Tây” muốn chịu đựng hay không? Một hệ thống kinh tế cứng đờ và tập trung hóa như thế có thiên về việc đóng kín cửa trước những đổi mới có lợi và thiên về nền kinh tế bảo hộ hay không? Song người ta cần phải tránh việc biến những thắc mắc như vậy trở thành định kiến làm cản trở việc đưa ra một nhận xét khách quan.

Riêng tôi cho rằng, nói chung những phương pháp như vậy cần được ưu tiên, khi chúng tôn trọng các truyền thống và các tập tục, khi điều này có thể dung hòa được với mục tiêu trước mắt nào đó. Nhưng tôi lại cho rằng, sự chuyển giao nhanh chóng quyền lãnh đạo sản xuất cho “bàn tay công cộng” vì quyền lợi của sản xuất hàng hóa là không có lợi; sáng kiến cá nhân cần có được không gian hoạt động, chừng nào bản thân nó dưới hình thức của các liên minh kinh tế, không bị loại bỏ.

Nhưng chắc chắn trong cả hai mối quan hệ, các hạn chế của nền kinh tế tự do là cần thiết: Thông qua các điều luật đối với các ngành sản xuất riêng biệt, cần phải rút ngắn thời gian lao động trong tuần xuống, sao cho nhờ đó nạn thất nghiệp được khắc phục một cách có hệ thống. Cần phải sử dụng định mức lương tối thiểu để làm sao cho sức mua của người làm công ăn lương tương ứng được với nền sản xuất.

Ngoài ra, trong các khu vực sản xuất, nơi người ta đã đạt được tính chất độc quyền nhờ sự tổ chức của người sản xuất, nhà nước cần phải kiểm soát sự định giá, nhằm duy trì sự tạo vốn trong các giới hạn hợp lý và ngăn cản nguy cơ làm giảm một cách giả tạo quá trình sản xuất và tiêu dùng.

Như vậy, họa chăng mới có thể có được trạng thái thăng bằng giữa sản xuất và tiêu dùng mà không gây ra những hạn chế quá lớn cho sáng kiến tự do, và đồng thời loại bỏ được ưu thế quá mức của người có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất (đất đai, máy móc) so với những người làm công ăn lương trong nghĩa rộng.

Nếu có một cái gì đó có thể đem lại can đảm cho một người không chuyên về lĩnh vực kinh tế để người đó có thể phát biểu ý kiến về bản chất của khó khăn kinh tế đáng lo ngại hiện nay, thì đó chỉ là sự hỗn độn tuyệt vọng của các ý kiến của những nhà chuyên môn mà thôi.

Điều tôi muốn nói cũng chẳng mới mẻ gì và cũng không gì hơn là sự thể hiện quan điểm của một con người độc lập và thẳng thắn – không bị trở ngại bởi những định kiến dân tộc và giai cấp – một người không mong muốn gì hơn là hạnh phúc của nhân loại và việc xây dựng cuộc sống của con người càng hài hòa càng tốt. Nếu tôi viết như thể tôi đã tin chắc về chân lý trong những phát biểu của mình, thì điều đó chỉ là để có được hình thức diễn đạt thoải mái hơn mà thôi, chứ không phải là biểu hiện của một sự tự tin không có cơ sở, hay là niềm tin vào tính chất không thể sai lầm của quan điểm tư duy mộc mạc của mình về các mối quan hệ rắc rối kỳ quặc trong thực tế.

Theo tôi, cuộc khủng hoảng này sở dĩ không có cùng tính chất của các khủng hoảng trước đó, là vì nó dựa trên cơ sở những quan hệ hoàn toàn mới lạ, tức là những quan hệ bị quy định bởi sự tiến bộ nhanh chóng của các phương pháp sản xuất: để sản xuất ra toàn bộ khối lượng sản phẩm tiêu dùng thiết yếu cho cuộc sống, thì chỉ cần tới có mỗi một phần nhỏ sức lao động con người có thể có mà thôi. Thực tế này tất yếu quy định nạn thất nghiệp trong một nền kinh tế hoàn toàn tự do.

Chính trong một nền kinh tế tự do, đa số người dân bị bắt buộc phải lao động để kiếm được số lương công nhật tối thiểu cho cuộc sống. Điều này có những lý do không cần phân tích ở đây. Vậy là trong hai chủ nhà máy cùng sản xuất chủng loại hàng hóa như nhau và với cùng điều kiện giống nhau, chỉ trụ lại người nào có khả năng sản xuất ra hàng hóa rẻ hơn khi thuê mướn ít công nhân hơn, tức là người nào ép buộc từng công nhân phải làm việc lâu và với cường độ lớn tới mức mà thể lực tự nhiên của con người có thể chịu đựng được. Từ đó dẫn tới một kết quả tất yếu là trong tình trạng phương pháp lao động hiện nay, chỉ có một phần sức lao động có thể được sử dụng. Trong khi bộ phận này bị khai thác một cách bất hợp lý, thì phần còn lại bị tự động loại trừ ra khỏi quá trình sản xuất. Vì thế mà số hàng hóa tiêu thụ và lợi nhuận bị giảm đi. Các doanh nghiệp đi đến phá sản về tài chính. Sự gia tăng mới của nạn thất nghiệp xảy ra theo và làm giảm sút lòng tin vào các doanh nghiệp và do vậy cũng làm giảm đi sự tham gia của công chúng vào các ngân hàng có vai trò trung gian, cuối cùng dẫn đến sự đánh mất khả năng thanh toán của các ngân hàng vì bị rút tiền gửi đột ngột và như thế dẫn tới sự đình trệ hoàn toàn của nền kinh tế.

Người ta cũng tìm kiếm các nguyên nhân khác để lý giải cuộc khủng hoảng mà sau đây chúng tôi muốn đưa ra:

Sản xuất thừa: ở đây người ta cần phải phân biệt hai sự việc, cụ thể là giữa sản xuất thừa thực và sản xuất thừa ảo. Tôi hiểu sản xuất thừa thực là một nền sản xuất cao tới mức nó vượt quá cầu. Điều này có lẽ đúng với công nghiệp sản xuất ô tô và lúa mì hiện nay ở Mỹ, mặc dù điều này vẫn còn đáng ngờ. Thông thường, người ta coi “sản xuất thừa” là tình trạng, trong đó một loại hàng hóa nào đó được sản xuất nhiều hơn là số có thể được bán ra trong các hoàn cảnh nhất định, mặc dù những người tiêu dùng vẫn không có đủ các mặt hàng tiêu dùng. Tôi gọi tình trạng ấy là nền sản xuất thừa “ảo”. Trong trường hợp này không phải thiếu cầu, mà là thiếu sức mua của người tiêu dùng. Nền sản xuất thừa ảo như thế chỉ là một cách diễn đạt khác cho cuộc khủng hoảng và do vậy không thể dùng để lý giải cho cuộc khủng hoảng này được: Người ta chỉ vận dụng những lý do ảo, khi người ta muốn quy trách nhiệm cho nền sản xuất thừa đối với cuộc khủng hoảng hiện nay mà thôi.

Bồi thường chiến tranh: Nghĩa vụ phải thanh toán tiền bồi thường chiến tranh đè nặng lên các nước mắc nợ và nền kinh tế của họ. Nó ép buộc các nước này phải xuất khẩu- phá giá và qua đó gây ra thiệt hại cho cả các nước chủ nợ. Điều đó là không thể chối cãi được. Song sự xuất hiện khủng hoảng trong nước Mỹ được bảo vệ bởi hàng rào thuế quan, chỉ ra rằng, điều này không thể là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng thế giới. Cả sự khan hiếm vàng ở các nước mắc nợ do tác động của khoản bồi thường chiến tranh, cùng lắm cũng chỉ là một lý lẽ để hủy bỏ các chi trả ấy, chứ không thể được coi là lời giải thích cho cuộc khủng hoảng thế giới.

Việc thiết lập nhiều hàng rào thuế quan mới: sự gia tăng gánh nặng vũ trang không sinh lợi; sự bất an chính trị do nguy cơ chiến tranh tiềm tàng: tất cả những điều đó làm cho vị thế của châu Âu trở nên hết sức tồi tệ, khi không có sự can dự thực sự của nước Mỹ. Sự xuất hiện cuộc khủng hoảng tại Mỹ cho thấy rằng, điều này không thể là nguyên nhân quan trọng nhất gây khủng hoảng.

Sự sa sút của các cường quốc Trung Quốc và Nga: tổn thất này của nền kinh tế thế giới cũng không bộc lộ mạnh mẽ tại Mỹ, do vậy cũng không thể là nguyên nhân chủ yếu của cuộc khủng hoảng.

Sự phát đạt về kinh tế của các tầng lớp dưới từ khi có chiến tranh: sự phát đạt này chỉ có thể – nếu nó thực sự tồn tại – sinh ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, chứ không thể sinh ra tình trạng cung vượt quá cầu về hàng hóa được.

Tôi không muốn làm cho bạn đọc mệt mỏi khi tiếp tục liệt kê ra các lý lẽ nữa, các lý lẽ mà theo tôi không thể hiện bản chất của sự việc. Tôi chắc rằng, chính tiến bộ kỹ thuật được đưa ra nhằm giảm đi cho con người phần lớn gánh nặng lao động cần thiết cho sự bảo tồn của họ, là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng bần cùng hiện nay. Bởi vậy, có những người một cách hoàn toàn nghiêm túc muốn cấm đoán sự áp dụng những cải tiến kỹ thuật! Điều đó hiển nhiên là vô lý. Vậy chúng ta có thể tìm ra được giải pháp hợp lý hơn để thoát khỏi tình thế tiến thoái lưỡng nan ấy như thế nào?

Giả sử người ta thành công, bằng một con đường nào đó để ngăn chặn tình trạng sức mua của dân chúng giảm đi dưới mức tối thiểu nhất định (được đo trong giá trị hàng hóa), thì người ta cũng không thể chấm dứt sự đình trệ như vậy của chu trình kinh tế, như chúng ta đã trải nghiệm hiện nay.

Phương pháp logic đơn giản nhất, song cũng đồng thời mạo hiểm nhất nhằm đạt tới tình trạng ấy, là nền kinh tế hoàn toàn có kế hoạch, nền sản xuất và phân phối các vật phẩm tiêu dùng thiết yếu nhất đối với cuộc sống thông qua cộng đồng. Đó là điều mà hiện nay về căn bản nước Nga đang thử nghiệm. Rất nhiều thứ phụ thuộc vào những kết quả mà cuộc thử nghiệm vĩ đại này mang lại. Mong muốn đưa ra những lời tiên tri ở đây có lẽ là quá tự tin. Vậy trong một hệ thống như thế, có thể tồn tại một nền sản xuất hàng hóa có tính chất kinh tế, giống như trong một hệ thống cho phép các cá nhân có được nhiều quyền chủ động hơn hay không? Hệ thống ấy nhìn chung có thể được duy trì mà không có sự khủng bố được sử dụng cho tới nay, sự khủng bố mà không một ai trong chúng ta, những người hướng về “phương Tây” muốn chịu đựng hay không? Một hệ thống kinh tế cứng đờ và tập trung hóa như thế có thiên về việc đóng kín cửa trước những đổi mới có lợi và thiên về nền kinh tế bảo hộ hay không? Song người ta cần phải tránh việc biến những thắc mắc như vậy trở thành định kiến làm cản trở việc đưa ra một nhận xét khách quan.

Riêng tôi cho rằng, nói chung những phương pháp như vậy cần được ưu tiên, khi chúng tôn trọng các truyền thống và các tập tục, khi điều này có thể dung hòa được với mục tiêu trước mắt nào đó. Nhưng tôi lại cho rằng, sự chuyển giao nhanh chóng quyền lãnh đạo sản xuất cho “bàn tay công cộng” vì quyền lợi của sản xuất hàng hóa là không có lợi; sáng kiến cá nhân cần có được không gian hoạt động, chừng nào bản thân nó dưới hình thức của các liên minh kinh tế, không bị loại bỏ.

Nhưng chắc chắn trong cả hai mối quan hệ, các hạn chế của nền kinh tế tự do là cần thiết: Thông qua các điều luật đối với các ngành sản xuất riêng biệt, cần phải rút ngắn thời gian lao động trong tuần xuống, sao cho nhờ đó nạn thất nghiệp được khắc phục một cách có hệ thống. Cần phải sử dụng định mức lương tối thiểu để làm sao cho sức mua của người làm công ăn lương tương ứng được với nền sản xuất.

Ngoài ra, trong các khu vực sản xuất, nơi người ta đã đạt được tính chất độc quyền nhờ sự tổ chức của người sản xuất, nhà nước cần phải kiểm soát sự định giá, nhằm duy trì sự tạo vốn trong các giới hạn hợp lý và ngăn cản nguy cơ làm giảm một cách giả tạo quá trình sản xuất và tiêu dùng.

Như vậy, họa chăng mới có thể có được trạng thái thăng bằng giữa sản xuất và tiêu dùng mà không gây ra những hạn chế quá lớn cho sáng kiến tự do, và đồng thời loại bỏ được ưu thế quá mức của người có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất (đất đai, máy móc) so với những người làm công ăn lương trong nghĩa rộng.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN