Thế Lực Khách Trú Và Vấn Đề Di Dân Vào Nam Kỳ - Chương 5: Kỳ 5: Việc giáo dục, Việc truyền bá tư tưởng, Việc từ thiện, Việc y tế
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
125


Thế Lực Khách Trú Và Vấn Đề Di Dân Vào Nam Kỳ


Chương 5: Kỳ 5: Việc giáo dục, Việc truyền bá tư tưởng, Việc từ thiện, Việc y tế


Hoa kiều đến ở một chỗ nào, chẳng những đã không muốn đồng hoá với chỗ ấy, mà lại muốn lập chỗ ấy thành nơi “đệ nhị cố hương” (TQ) quê quán thứ hai  của mình, cho nên mọi công cuộc có quan hệ đến đoàn thể, đến thể lực, đến tương lai của họ, như những việc giáo dục, việc từ thiện, việc y tế, cho đến việc truyền bá tư tưởng bằng báo và sách, họ đều gây dựng lên và đâu có trật tự ra đất cả.

Họ vào đất Nam kỳ ta cũng vậy, trong khi đã làm được vững chãi cái thế lực của họ trong trường kinh tế rồi, thì họ chăm lo xếp đặt ngay cái việc kia, biết rằng có quan hệ đến vòng sinh  hoạt của họ ở đây, và cuộc tương lai của họ ở đây nữa.

Về việc giáo dục, họ càng lưu tâm, nhân vì họ sang doanh nghiệp bên này, có kẻ đem cả vợ con sang, có người lấy người mình làm con cái, muốn cho những đàn con ấy, biết đến tổ quốc và không quên được cái bản sắc của mình,nghĩa là không để con cái mình đồng hoá với người bản xứ, cho nên việc giáo dục thì họ tự biện lấy, theo cái mực thước của mình, các nhà hào thương, bỏ tiền ra quyên vào việc giáo dục nhiều lắm, ấy cũng nhờ thế vào có trường tư lập và công lập rất nhiều, con cái của họ không có cái lo nhà trường chật bàn ghế, ta đừng tưởng có người tầu sang đây, không trọng học thuật mà nhầm.

Kể các trường tư của họ ở hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn cùng là ở Lục tỉnh, để dạy hoặc Hán văn hoặc Pháp văn thì nhan nhản không biết đâu mà đếm. Còn như các nhà trường công lập, nghĩa là những nhà trường mà Hoa kiều bỏ tiền ra lập chung với nhau, thì một góc thành phố chợ lớn trường tiểu học đã thấy có nhiều, mà có hai trường này là to nhất: một là trường “Huệ thành trung học”, học sinh phỏng 200 người, toàn là 17,18 tuổi trở xuống, trông cách thức xếp đặt thì biết rằng kinh phí cũng nhiều, vì nhà trường to tát lắm, có nhà ngủ, phòng học, nhà tắm, sân chơi, lại có sàn tập thể thao nữa, do một tay chuyên môn của họ dạy, học sinh thì quần áo mũ giầy, ăn mặc phải cùng theo một lối, chương trình học cũng rộng, các khoa toàn là Hán văn,ngoài kiêm cả đến cả ngoại quốc văn, như là chữ Anh, chữ Nhật, chữ Pháp v.v….  trong bọn học sinh,những kẻ thông minh cường tráng rất nhiều, mỗi khi có lễ gì, ta thấy bọn học sinh ấy, ăn mặc một sắc, đánh trống thổi kèn, vác lá cờ năm sắc cộng hoà đi hàng đôi ngoài đường, thì trông cũng có vẻ mạnh mẽ lắm. Hai là trường “khôn đức nữ học”, để dạy con cái, học trò cũng đông, mà cho đàn bà quản đốc, chương trình thì chỉ dạy qua loa những điều thưởng thức về các khoa học.v.v… còn thì toàn là dạy nghề may vá, cách nấu ăn là môn học thiết thực cho đàn bà, đàn bà của học học như thế, chứ không học phiếm như các nữ sinh nước mình, đỗ đến bằng thành chung, mà về nhà trường nướng miếng thịt cháy khô, thổi nồi cơm không chin, như là cô Nguyễn Thị Nhung đã phàn nàn trong báo Echo Annamite mới rồi (số báo ra ngày 7 Juillet 1924)

Cao hơn bậc nữa, thì họ có trường “Trung Pháp học hiệu” (Lycee Franco chinoise), cũng ở Chợ Lớn, giáo viên phần đông là người Pháp, mà học khoa thì trọng thương mại hơn là các khoa khác, học sinh được độ 100 người, các nhà văn hào chí sĩ của họ, như dạng Uông tinh vệ, Sái nguyên bồi đi qua lại Nam kỳ, thường diễn thuyết trong trường này luôn.

Trường nào cũng vậy, họ dung nhiều cách cổ lệ học trò, cốt nhất là rộng kiến văn và trí phán đoán, như mỗi khi có việc gì mới lại xảy ra ở nước họ, hay là ở Châu Âu thì trong trường yết bảng ra cho học trò xem rõ đầu đuôi việc ấy rồi, đấy tức là cái đầu bài, hỏi ý kiến từng người, xem phỏng mình gặp việc như thế, thì đối phó ra làm sao, ấy là cách luyện tập trí suy nghĩ nhanh nhẹn cho bọn thanh niên họ vậy. Ngoài ra họ cũng dung cách dạy học truyền khẩu, để dạy đám lao động, năm ba ngày họ lại một lần ở nhà công quán, mở cuộc nói chuyện nói về lịch sử địa dư, công nghệ, thưong mại.v.v… đám công nhân đó mà không đến nỗi u mê về mấy điều thường thức.

Việc học đã làm phổ cập như vậy rồi, lại còn mở ra nhiều nhà in và báo chướng để làm cơ quan giúp ở ngoài nữa.

Cái nghề nhà in và nghề làm báo của bọn Hoa kiều trong Nam kỳ cũng phát đạt lắm. Ở Sài Gòn và Chợ Lớn, họ có 3 cái nhà in to, sinh kế nghe chừng có vẻ khá, vì cứ in những giấy má buôn bán của họ cũng đủ nhiều công việc rồi. Thợ làm toàn là người của họ cả, báo giới thì có có báo “Nam kỳ Hoa kiều nhật báo” do người Quảng đông tổ chức lên, xuất bản hàng ngày do phố thuỷ binh là phố buôn bán to nhất trong Chợ Lớn, nhưng đã mấy lần chết đi sống lại, xem chừng không được phát đạt, vì dân đảng Quảng Đông là dân đảng của Tôn văn, thì hình như các dân đảng kia không hoan nghing mấy.

Khi mới đầu, quyền biên tập báo ấy do ở tay một cụ tú cỏ nào ở đời Mãn Thanh đứng chủ trương, tư tưởng cũng quá nệ, như mấy ông đồ già của mình, nên xem buồn lắm, nhưng tôn chỉ cũng chỉ hạn ở chỗ này, là khuyếch trương buôn bán, vả chăng, không có ai nói, nhưng ta đồ chừng cũng biết rằng: họ lập báo trong đất nước mình, thì cũng chẳng có quyền nói tự do nào, nghĩa là phải theo cái chương trình đã hạn định, vì Nhà nước sợ hoặc họ có làm phương ngại đến việc chính trị, và phiến động dân mình chăng? Bởi vậy cho nên, cách thể tài của tờ báo ấy, trừ đăng những tin tức lặt vặt ở bên nước họ và bên tar a, thì cũng chuyên trọng về mặt buôn bán, có thể gọi là tờ nhật kê của phòng thương mại cũng được.

Trừ hai cơ quan ấy ra, thì người Hoa kiều không có một thứ sách vở nào xuất bản trong Nam kỳ, nhưng mà họ có nhiều cửa hàng sách, những cửa hàng sách bán đủ các môn loại, mấy hiệu sách Tầu ở ngoài ta chưa thấm vào đâu, người mình vào mua, trừ mấy quyển tiểu thuyết nhảm ra, còn những pho nào có giá trị lớn, tư tưởng hay, thì hình như họ không muốn bán cho ấy cũng là một điều lạ. Thư viện của họ, lớn nhỏ rất nhiều, trong nhà công quán của mỗi bang, đều có nhà xem sách, đủ cả sách, Hoa, Anh, Pháp, Nhật v.v… nhưng cũng là về các khoa học phần nhiều, thứ mới đến tiểu thuyết.

Than ôi! Đảng dân Hoa kiều ở ta thật là được yên than yên phận làm ăn, đói rét không đến nơi, sung đạn không nghe tiếng, bao nhiêu cái quang cảnh loạn li khổ sở ở bên họ bây giờ, họ tránh xa được cả, thì chỉ có việc buôn bán làm giầu, ngoài việc buôn bán làm giầu, thì chỉ có việc mở mang giáo dục học thuật, phương chi họ xúc cảm về cuộc chính trị ở trong đau đớn về việc áp thuế ở ngoài, than tuy ăn ở đất người, long hằng quyến luyến nước tổ, vậy thì về mặt mở rộng tri thức, bồi bổ tinh thần cho nhau, là việc phận sự của họ phải làm, ta không lấy gì làm lạ vậy.

Đến như việc từ thiện, việc y tế họ lại càng lưu ý lắm, vì những việc kia quan hệ đến tinh thần, thì những việc này quan hệ đến sinh mệnh. Ta nên biết rằng: Hoa kiều rất nặng về tấm long hương quốc, thì cũng nặng về khối tình đồng bào, cho nên đối với công việc từ thiện và y tế, họ coi là cần dung lắm, mà cần dung thật. Việc từ thiện thì họ có đủ cả nhà bảo cô, xe chữa cháy, sở nuôi những kẻ tàn tật, khoản tiền cấp cho kẻ nghèo nàn. v.v… ấy là việc từ thiện chung của đoàn thể đối với cá nhân, đến như cá nhân đối với cá nhân, thì việc ấy họ lại nhận là nghĩa vụ nữa. ta thường thấy nhiều người Hoa kiều vợ con đuề huề, không may gặp phải cảnh thất lỡ vận, thì anh em rước cả về,  nhà nuôi, nhường cơm cho ăn, sẻ áo cho mặc, đưa tiền cho tiêu, lại tìm việc cho làm, cái long yêu nhau thật lòng đến nơi đến chốn lắm, một năm như một ngày, tuyệt chẳng có ý nào tận tích với nhau cả, vì cái tiếng hào hiệp họ vẫn có xưa nay. Nhân thế mỗi khi có việc gì làm phúc, thì họ sợ tranh trau trước, quyên giúp rất nhiều, chẳng thế mà khi Tôn Văn làm cách mạng, tiền dùng để hàng vạn hàng triệu đến giờ đều nhờ bọn Hoa kiều, nghe nói những ngày ấy, Hoa kiều ở Nam kỳ quyên cho tôn đến hàng mấy triệu, như thế thì họ hiểu đại thế nhiều lắm.

Việc y tế thì họ có lập ra ở Chợ Lớn một nhà thương to vá riêng cho người họ nằm dưỡng bệnh, thể thức y như các nhà thương lớn mà Nhà nước lập ra ở đây, cũng do người pháp trông nom, cũng chia ra chỗ phát thuốc phòng thăm bệnh, nơi làm phúc, nơi mất tiền, mà tiền phí tổn thuốc men.v.v… toàn ở sổ chi thu chung của họ xuất ra cả, ngoài ra những thầy thuốc người họ, lập ra bệnh viện riêng cũng nhiều lắm,ta đi quanh ở Sài Gòn, Chợ Lớn và ngay ở Lục tỉnh cũng vậy, thấy quanh ở Sài Gòn, Chợ Lớn và ngay ở Lục tỉnh cũng vậy, thấy ngoài cửa có biển đề “Y học bác sĩ Mỗ Mỗ ngụ”, thật nhiều đếm không thể hết được. Người Tầu chuyên môn nghề chữa mắt chữa răng theo lối Âu châu có 5,7 nhà, tiệm bán thuốc tây một vài nhà, có đến như những tiệm bào chế lớn nhỏ nhiều quá, lớn như những hiệu Nhị Thiên Đường, Quảng Tín Ký, dám đăng cáo bạch mỗi tháng trăm đồng, mà thuốc hòa tán của họ mỗi năm bán ra ta không biết bao nhiêu vậy nên khinh rằng cái nghề “bàn tán, dao cầu” của họ là nghề không phát đạt.

Xem thế, thì họ sang doanh nghiệp ở ta, cốt mưu lên cái cơ sở lâu dài, cho nên mọi việc đều mở mang hoàn thiện như thế, nghĩa là họ lấy đất Nam kỳ nước Trung hoa thứ hai vậy. Ai tưởng rằng; Hoa kiều đến đây, ai cũng chân ướt chân ráo, hễ đẫy túi là về, nếu nghĩ kỹ mới biết mình nghĩ thế là nhầm, chưa suốt được cái tâm lý cao xa của họ, là muốn tâm thực ta, mà người trước cốt gây dựng nên để dìu dắt bảo hộ cho người đến sau.

VII

Cái tính chất riêng của Hoa kiều, tính nhẫn nại, Cái tư tưởng thôn lạc, Hoa kiều ở đây, cuộc trị an của ta có ngại gì không. Mấy cái tội án của Hoa kiều; Thiên địa hội, buôn người, làm giấy bạc giả…

Từ đầu đến đây, độc giả đã biết đại khái cái thế lực của Hoa kiều trong Nam kỳ ta to lớn vững vàng là thế nào rồi, nhưng nhờ về đâu mà họ lại gây dựng được cái thế lực to lớn vững vàng như thế? Tác giả chỉ nói rằng, nhờ về cái tính nhẫn nại của họ.

Tính nhẫn nại là tính chất riêng của người Tầu, người thế giới đã đều chịu phục. Muốn làm công việc gì mặc lòng, họ đều lấy nhẫn nại làm bản lĩnh, cho nên tổ quốc họ chẳng hề có khuyến khích cái chính sách thực dân,mà ngay họ cũng chẳng có cái tư tưởng thực dân, thế mà miếng đất nào trong gầm trời này, họ cũng đặt chân vào mà sinh cơ lập nghiệp được, ấy là nhờ có tính quen nhẫn nại đi rồi.

Tính nhẫn nại của họ, có một từng cao hơn mọi người trên thế giới, là có sức chống chọi lại được với khí trời, rét mướt như ở Tây Bá Lợi Á (siberie), nóng chói như ở quần đảo Nam Dương (xứ Nam kỳ ta cũng thuộc về khí hậu này) người Tầu cũng coi như là một nước thứ hai của mình, Một người Tầu là Trúc Khả Trinh nói rằng “…Những người ở nhiệt đái, không thể nào chịu được khí hậu cuối mùa đông ở bên ôn đái, như là người Phi châu, không sao sinh trưởng được ở chỗ khí giời dưới 40 độ, lại quên ở ôn đái đi rồi thì không thể nào chịu được khí trời ở hàn đái và nhiệt đái, như là người châ Âu sang ấn độ ở hai ba năm, tất phải về nước một lần, ở bên bờ phía tây châu Phi, đã có tên gọi là “mồ người da trắng”, xem thế đủ biết cái sức đề kháng khí trời của loài người rất là hèn, nhưng người nước Tầu ta thì không thế, nội là những chỗ rét nhất nóng nhất ở trong thế giới này, đều có vết chân người tầu…”. Thật là nói không sai mà người châu Âu nói là “Hoảng họa” (cái vạ da vàng) là cũng có ghê cái tính nhẫn nại của người Tầu một đôi phần vậy.

Đến như các công việc làm, cái tính nhẫn nại của họ ta lại cũng nên sợ lắm. Ở trong Nam kỳ ta chỗ tụ họp rất đông những đám lao công người Tầu, ta thấy họ thực khuya dậy sớm, dãi gió dầm mưa, làm lụng suốt ngày, hình như không biết mỏi mệt, cho nên có nhiều đồn điền giồng giọt, các xưởng máy, các tàu chạy biển, đều dùng người Tầu nhiều, cho là có tính chịu khó, làm được nổi nhiều việc mà người ta không làm được. Tức như một việc đốt than ở dưới tầu biển, vì gần lò nên nóng nực quá, người châu Âu làm thì xúc được vào xẻng than bỏ vào lò, lại ra ngồi hứng gió và hút thuốc lá, chớ người tầu cứ ngồi luôn ở trước lò, lại lựa từng cục than mới bỏ vào, chịu được cả nóng nhân thế người Tầu có tiếng là đốt than giỏi nhất, xem thế thì tính nhẫn nại của họ ghê quá, xem ra công việc gì cũng làm được thành công to là thế.

Người Hoa kiều yêu nước, mà còn yêu cả làng, Lương Khải Siêu là bậc đại văn học ở nước Tầu hiện thời gọi là cái “tư tưởng thôn lạc” ta thấy bọn Hoa kiều trong Nam kỳ, bang phúc kiến, bang quảng đông lập trường riêng dạy bằng tiếng bang mình v.v… lại thường khi trong bang này bang khác, sinh sự xung đột với nhau, là vì tư tưởng thôn lạc này cả. Tiếng nói không được thống nhất thì cảm tình dễ phải phân chia, cho nên mới có cái tư tưởng ấy tư tưởng ấy cũng lợi, nhưng nếu quá độ, thì rất ngăn trở sự dân tộc tiến hóa, ta xem Hoa kiều sang ta, người mỗi tỉnh tức là mỗi thứ thổ ngữ. kết hợp thành một bang chứng tỏ ra rằng, cái tư tưởng thôn lạc của họ quá độ vậy, song lâu nay họ đã biết nghĩ đâu về nỗi giống nòi bị người khinh rẻ, nên đã mộ cái tư tưởng quốc gia, mà cùng nhau mưu an công ích lắm rồi, cho nên xem hiện trạng của Hoa kiều ở Nam kỳ ngày nay, cái tư tưởng kia, hầu như đã gần bỏ đi được hết.

Tuy vậy ta cũng nên biết rằng, nhờ có cái tư tưởng thôn lạc như thế, mà họ sinh ra được một cái đặc chất rất hay, là lòng bảo thủ, chứ không chịu đồng hóa với người ngoài. Trong Nam kỳ nhiều người Tầu ở quá, nên ta trông thấy cái đặc chất ấy của họ rõ ràng lắm, có phố khách, có làng khách, có đình chùa của khách .v.v… ấy như bên nước họ, không thay đổi tí nào, nghĩa là họ đi đâu, thì đem cái văn hóa của mình đi đấy, dầu cho có bị phong trào xô đẩy nhưng mà bản sắc vẫn còn đó, chỗ này ta nên phục họ lắm vậy.

Mấy mươi triệu, người Tầu sang kinh doanh ở bên nước ta như thế, liệu cuộc trị an của ta có ngại gì không?. Cái vấn đề này người Pháp lo nhiều hơn, nhưng tưởng ta cũng nên biết.

Nhiều người Pháp rất thạo về việc thuộc địa, xét cái vấn đề Hoa kiều, đều kêu lên rằng: xứ đông pháp rồi đến mất, vì thấy từ khi lúc còn là chỉnh thể quân chủ, về đời Mãn Thanh nước tầu bỏ khoa cử, cấm thuốc phiện phái người đi du học, luyện tập hải lục quân,v.v… rất gấp về việc văn minh cải cách, lại khi nổi cái phong trào cách mạnh, đạp đổ nhà Thanh, công phụ chỉ có hơn một năm giời là thành một nước dân chủ thật là quật cường lắm, thì chắc thế nào họ cũng chiếm lại cái nước Việt Nam là đất nội thuộc xưa kia của họ. lúc bấy giờ người Pháp lo người Tầu hơn là người Nhật, vì sự xâm lược của người Nhật thì còn phải vượt qua đại dương, mà người Tầu chỉ nhảy qua biên giới Bắc kỳ là đến nơi. Quan nguyên toàn quyền de Lannessan trước cũng nói rằng: Tầu chỉ đem một vạn lính cho giỏi là đủ làm cho người Pháp bỏ xứ Đông Pháp mà thoái lo đến nỗi, người giỏi như ông Onesime Reclus cũng khuyên nước Pháp nên bỏ hẳn châu Á, vì ở không nổi, mà đem cả bao nhiêu cái sức thực dân sang châu Phi là hơn.

Những cái lo ấy không còn nữa, vì hiến thế nước Tầu ngày nay, đang bè đảng rối loạn lung tung, lo thân chưa xong, làm gì còn có cái sa vọng, nhưng cũng lo bọn Hoa kiều ở đây, hoặc là làm thuê cho một nước nào đang thèm đất này, hoặc là xui người mình bạo động chăng? Hai cái lo ấy cũng đều là “giời ơi” cả.Hay là làm thuê cho Nhật.? thì nước Tầu còn bị nhục 21 điều với Nhật kia. Hay là làm thuê cho Mỹ? thì đảng Hoa kiều ở Mỹ mới bị đuổi về kia. Mà nói rằng xúi giục ta thì cái chuyện ấy cũng chẳng có. Xem như việc “thuốc độc” năm 1908, việc “đề thám”, việc “xin thuế” năm Duy Tân từ niên, Việc “Phan xích Long ở Nam kỳ, việc “Thái Nguyên” năm 1917, quả Nhà nước không bắt được một người Hoa kiều nào đồng mưu, đủ biết được một người Hoa kiều không xui Annam bạo động gì được. vả chăng buôn bán bên này, vì lợi quyền của họ to, khiến cho họ phải tôn trọng cái quyền luật của Nhà nước Đại Pháp, nhất đán có việc gì, thì họ cũng phải tang thân bại sản. Vậy thì Hoa kiều không đủ sức nào làm cho Nhà nước phải lo ngại đến việc chính trị, mà ta cũng chẳng lo ngại gì, tất nhiên phải nhờ nước Pháp khai hóa cho đến tận lúc ta trở nên một dân tộc có đủ hoàn toàn tư cách. Cái ngày ấy chưa biết đến bao giờ.

Cái lo xa thì chưa thấy đâu, nhưng cái vạ trước mắt mà Hoa kiều gây lên làm hại ta, thì thật đã chán ra rồi. Không kể chi nhiều, ta hãy nói những cái tội ác của họ, như là: Thiên địa hội, buôn người và làm giấy bạc giả.

Người Tầu có được một cái tài, tội ác gì làm cũng nổi, mà hay lập hội bí mật thứ nhất, đã gọi là hội bí mật, thì chỉ có một mục đích, là làm cho thỏa lòng tư dục của một số ít người, mà hại đến công lý của một số người, mà ngại đến cả công lý của cả xã hội. Thiên địa hội tức là một hội bí mật của Hoa kiều trong Nam kỳ ta vậy. Gốc tích hội này, chắc là từ đâu những đời mà bọn Dương Ngạn Định và Mạc Cửu là bọn cưu thần nhà minh, chạy sang Nam kỳ ta mà lập nên, ấy là cốt để tụ tập những người vong mạnh, mưu việc khôi phục lại nhà Minh, xem như tôn chỉ hội nào cũng có bốn chữ “Phản Thanh Phục Minh” thì đủ lấy làm chứng cớ, chứ lịch sử ta cũng chẳng thấy nói gì đến, duy có chép khi vua Gia Long ta đang đánh nhau với Tây Sơn ở trong Gia Định, thì có một người Tầu tên là Hà Hỷ Văn thuộc về Thiên địa hội, tình nguyện xin ra giúp, như thế thì biết hội ấy đã có lâu đời và mạnh thế lắm vậy.

Nếu cái tôn chỉ của họ như trên kia, thì chẳng phải là không chính đáng, duy truyền mãi về đời sau, cái tôn chỉ cứu nước mình, mới chuyển ra cái tôn chỉ làm hại nước ngoài ta, nghĩa là mưu những việc làm loạn và cướp của giết người cả. Hội này to lắm, đám hạ lưu ở Nam kỳ mình tong phục rất nhiều, nhưng mà họ giữ bí mật đến nỗi người ngoài không biết ai là Thiên địa hội, vì họ có nhiều dấu hiệu riêng, không thể hiểu được, nhưng có một dấu hiệu này khiến họ đoán ra được, là lối thích chữ chàm vào cánh tay, chính mắt tác giả đã trông thấy một vài người ở trong Nam kỳ ta, cánh tay có thích chữ chàm, những là “Trượng phu tung hoành vũ trụ” (TQ) những là “Quân tử xát thân dĩ thành nhân” (TQ) mà toàn thích bằng chữ Tầu cả, thì đồ chừng là người trong Thiên địa hội ấy. Hoa kiều gây ra cái hội này đầu têu cho ta làm việc nhiều vô nghĩa và tội ác tức như việc Phan xích long xưng là hoàng đế và việc phá khám năm trước, cũng là người trong Thiên địa hội ra, mà bây giờ trong Nam mình những hạng đánh cái áo bà ba, đội cái mũ boy scout chẳng làm ăn gì, chỉ có việc cướp của giết người, chưa chắc chưa chịu cái ảnh hưởng trong Thiện địa hội, Chính phủ đã ra sức trừng trị mãi, nhưng chắc hẳn cũng chưa tuyệt được nào, nghe nói về mạn Bắc Liêu, Hà Tiên.v.v… còn nhiều lắm.

Cái thói buôn người của họ càng tệ nữa, làm lìa tan cha mẹ, chia rẽ vợ chồng, tan nát gia đình của người mình nhiều lắm. Cái vạ này chẳng may trong Nam kỳ ta chịu nặng hơn là ngoài Bắc, bởi tiện đường sang Xiêm và sang Nam Dương quần đảo, là những mối hàng “mua con gái” rất tốt của họ. Không biết vì cái cớ gì mà họ rất thích buôn đàn bà con gái mình để bán, hoặc thổi bùa mê hoặc giả lấy làm vợ, rồi xuyên rừng vượt bể đem đi hàng tốp thường bị bắt luôn, bị phạt nặng luôn mà họ vẫn không chừa, vì cái nghề này họ đã lợi được nhục thể rồi, lại lợi cả tiền tài nữa.

Giấy bạc giả cũng là các chú làm đấy, lâu nay ta cứ nghiệm ra, hễ giấy bạc giả phát lộ ra, tất tại Nam kỳ trước, mà đến khi bắt được tội nhân, tất là Hoa kiều cái án giấy bạc giả từ bao giờ đến giờ đều như thế cả. Có khi họ làm từ bên Tầu đem sang, vì nhiều khi chuyến tầu ở Hương Cảng, khám được như thế, có khi họ làm ngay bên này, như năm trước ở Sài Gòn đã bắt được mấy đám, lại có khi hok gửi sang đặt nhà in bản đá ở tận bên Pháp in giấy bạc giả cho, tức như việc chú “thiên triều” là Akan mới rồi. Họ cho cái nghề này nhàn hạ mà mau giầu, có phương hại đến cuộc trị an của ai mặc kệ, việc giao thông đối hoái của ta rất trở trăn, mà thường bị liên lụy nhiều nỗi lắm. Tuy luật pháp nhiều phen bắt được và trừng trị rất nghiêm, nhưng dám chắc cái nghề làm giấy bạc giả của Hoa kiều chưa biết bao giờ đã tuyệt được.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN