Thiên Huyền Địa Hoàng - Chương 19.
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
117


Thiên Huyền Địa Hoàng


Chương 19.


Chương 19: Phong ấn.

Âu Tử Dạ nhìn lại tôi một cách bình tĩnh, không có gì ngoài ý muốn cả, như thể tôi cao hứng phát biểu “nơi này thật tối” và hắn nhìn lại tôi lười biếng cho ý kiến.

-Phía trước chính là nơi…phong ấn chốn này.

Hắn vừa nói vừa chiếu đèn pin về phía trước. Tôi nhìn theo, phía trước có vô số cột đá xếp thành hình tròn, ở giữa có một đài cao, cảm tưởng như trên bề mặt đài tỏa ra luồng lân quang ma quái.

Những cái cột đá này cùng những cột đá xếp dọc lối đi đều được chạm khắc giống nhau. Ở đây chúng lại xếp xen kẽ tượng nhân xà thạch nam với nhân xà thạch nữ. Năm bậc thang dẫn lên đài, áng ngữ ngay chính diện là hai con Bá Hạ cõng một bia đá rộng khoảng 3m cao độ 3m. Xung quanh viền hai con rắn đuôi quấn vào nhau, thân vươn lên phân ra làm hai hướng trái phải. Trái là nhân xà nữ tay phải cầm khiên, phải là nhân xà nam tay trái cầm giáo. Khuôn mặt nhìn ngang đối diện nhau, bên trong bia khắc văn tự cổ.

Trên bia khắc chữ cổ, tôi đương nhiên là nhìn không hiểu, cũng chẳng có hứng thú muốn biết. Quay sang thấy Âu Tử Dạ chăm chú nhìn nó như thể đọc ra nội dung. Điều này mới khiến tôi tò mò, trông hắn thực sự không giống sinh viên tốt nghiệp khoa khảo cổ học. Càng chẳng giống một tên mọt sách suốt ngày chỉ biết say mê cắm đầu dùng kính núp soi văn tự cổ.

Nói thật, bề ngoài cái tên này giống người thuộc tầng lớp thượng lưu hơn, không giống doanh nhân mà giống quân nhân hơn, rất có khí chất đầu lĩnh. Tuy bộ dáng được cái đẹp mắt nhưng tuyệt nhiên chẳng phải dạng dễ tiếp cận. Thực giống một con báo đen, ánh mắt tỏa ra tựa như cảnh cáo mọi động vật xung quanh không nên tới làm phiền.

Tôi liếc một cái cũng chỉ muốn tránh xa 3 m.

-Này,anh thực sự đọc được chữ đó sao?

Tôi nhẹ giọng hỏi.

Hắn từ từ quay ra nhìn làm tôi chột dạ, lòng thấp thỏm chẳng biết có phải lại nhỡ mồm.

-Đây là chữ Tần triệt, mùa xuân năm Tần Vương thứ 20 tức năm 226 TCN, trong làng Ngư Dương thuộc quận Hữu Bắc Bình giờ là tỉnh Liêu Ninh ngày nay, xảy ra dịch bệnh.

Tôi gãi gãi đầu rồi gật gật, sao hắn rõ vậy? Chẳng lẽ hắn thật sự theo học chuyên ngành văn tự cổ?

Âu tử dạ bắt đầu chầm chậm diễn giải ý tứ nội dung trong bia đá cho tôi hay. Một tay hắn chạm lên mặt đá, lần lượt vuốt từng con chữ. Giọng nói trầm thấp lại âm vang, tiết tấu đều đều không cảm xúc. Đại ý được tóm lược như sau.

Tri phủ Lý Can đã mời nhiều đại phu tới điều trị nhưng số lượng người chết cứ mãi gia tăng không giảm mà ngay đến nguyên nhân gây bệnh cũng truy không ra. Cuối cùng ngay đến đại phu cũng bị nhiễm theo, quân lính tới trông coi cũng không tránh khỏi số chết.

Đám người tử vong bọn họ đào những cái hố gần làng ném vào đó, chôn cất sơ sài. Số lượng người chết ngày càng nhiều, những cái hố cũng ngày một lớn, chôn tập thể cả chục người, nghi lễ càng là qua quýt.

Rồi dần dần không hiểu sao bao vây quanh làng lại thành ra toàn hố chôn thi thể. Cuối cùng để tránh tình trạng lây lan dịch bệnh bên ngoài, Lý tri phủ hạ lệnh đào một cái hào sâu ngăn cách với ngôi làng cả trăm người còn sống nhưng đang nhiễm bệnh. Khiến cho không ai vào được cũng chẳng ai thoát ra.

Sau đó lại bắn tên tẩm lửa thiêu đốt toàn bộ ngôi làng. Ngọn lửa rực sáng cháy liên tiếp 7 ngày 7 đêm mới tắt, quân lính đứng vây xung quanh túc trực nghe tiếng dân nguyền rủa triều đình.

Sau khi hào được lấp lại từ tro đất của ngôi làng, mọi người lại trồng trọt trên mảnh đất ấy. Nhưng lạ cái dù đã chăm sóc cẩn thận chu toàn thế nào tuyệt nhiên cây vẫn không nảy mầm, ngay đến cỏ dại cũng không thể sinh trưởng nổi.

Đồng thời sau một thời gian ngắn những phu thôn hay qua lại nơi đó thường xuyên thấy hoa mắt chóng mặt tiếp đó cứ như thể bị ma quỷ che mắt mà đi vòng vòng ở đấy luôn miệng oán trời thán đất cho đến khi có người tới tìm. Trở về rồi thì dù có thuốc thang cúng bái cũng không khỏi bệnh cứ thế dở dở điên điên đến cuối đời.

Cuối cùng chẳng ai dám lai vãng tới nữa, cho rằng đó thành nơi ở của quỷ. Lý tri phủ lại tâu với vua, Tần vương nghe chuyện liền hạ lệnh xây một đài thờ cúng. Lại ban cho thanh kiếm Thắng Tà làm vật trấn yểm .

Nhưng pháp sư tới lập đàn cúng tế mới được một nửa thì xung quanh khu vực thờ đột nhiên rung động cực mạnh,đất dưới chân lứt ra rồi không ngừng sụp đổ. Như thể có con gì nổi điên giãy giụa dưới lòng đất khiến cho toàn bộ mặt đất phía trên nhanh chóng tan rã và sụp xuống thành một cái hố khổng lồ.

Ngay cả khu vực thờ cũng bị sụt xuống nhưng chỉ đến lưng chừng cách mặt đất hơn 20 m thì dừng lại. Ven xung quanh khu thờ giờ chỉ còn là khoảng không, như thể có bàn tay người vô hình gọt nó thành hình thù vậy.

Sau lại dùng một khối lượng gỗ lớn và hỗn hợp cát vôi để bịt kín miệng hố lại tạo thành vòm hang. Trên phủ đất dày cỡ 4m tiếp tục trồng trọt bình thường. Lại xây một phòng thờ cách đó không xa trên mặt đất, tạo một lối đi bí mật dẫn xuống khu điện thờ. Cứ mỗi 10 năm quan phủ cùng thầy pháp xuống đó làm lễ.

Từ từ, nói vậy, phòng thờ phía trên có niên đại cách đây hơn hai ngàn năm? Hơn hai ngàn năm bằng chất liệu gỗ, chứng tỏ họ phải có phương pháp bảo quản nào đó. Dù là dùng gỗ tốt tới đâu đi chăng nữa hẳn cũng có vài lần tu sửa nho nhỏ đi. Còn nữa kỹ thuật chế tác gỗ lúc đó thật sự đã đạt trình độ tinh xảo bực này? Còn hình tượng nhân xà mang ý nghĩa gì?

-Này anh làm sao thế?

Tôi thấy hắn đột nhiên đứng không vững phải đưa một tay lên bám vào bia đá, thở từng đợt sâu và dài như thể vừa trải qua một việc rất tốn khí lực.

Sao thế? Trúng độc rồi à? Hay là lên cơn hen suyễn?

Tôi ngó hắn rồi nhìn lại bản thân thấy mình vẫn sinh long hoạt hổ như thường lệ lại nghi kỵ nhìn vào tình trạng hắn.

-Mệt…

-Mệt?

-Nói nhiều…

-Nói nhiều?

Hắn thều thào trả lời khiến tôi đứng hình một lúc mới tiêu hóa nổi.

Đệt! Nói có bấy nhiêu đó mà cũng có thể mệt tới mức này được sao? Không có lý nào thể trạng hắn lại yếu ớt tới vậy được? Qúa là nghịch lý đi!

Ban nãy thấy hắn một chọi tám còn thầm cảm phục đánh không cân số lượng như vậy mà vẫn có thể áp đảo, mặt không biến sắc hơi thở trầm ổn như thường. Giờ mới nói được một đoạn đã đứng không vững, hắn là cái loại người kỳ cục gì?

Tôi liếc thêm một cái cũng lười quan tâm.

Dựa theo trình độ y thuật và đời sống lạc hậu thời kỳ đó, có thể ban đầu bệnh là do ăn uống không sạch sẽ nên nhiễm trùng(có giun sán trong người). Bệnh này thì không có khả năng lây nhiễm nhưng nếu bọn họ cùng sử dụng một nguồn nước nhiễm bệnh thì lại khác?

Tôi không rõ đại phu thời đó bắt mạch liệu có nhận ra trong người bệnh có ký sinh trùng? Chứ ngày này phải làm xét nghiệm máu rồi chụp chiếu nội soi đủ kiểu.

Tôi đã từng đọc một bài báo nói về những người dân miền núi thường xuyên có thói quen đi rừng rồi tiện thể uống nước trong các khe suối, tưởng trong sạch chẳng ngờ lại uống vào đỉa con. Chúng nhỏ tới mức mắt thường nhìn không thấu. Sau một thời gian chúng bắt đầu sinh trưởng nảy nở, hút hết dưỡng chất trong người vật chủ.

Quay lại cuộc sống thời kỳ đó, vấn đề y tế càng thấp kém, có thể phát hiện ra bệnh trừ phi kẻ đó chết đi rồi khám nghiệm tử thi. Nhưng giai đoạn đó người ta sẽ tự động bỏ qua công đoạn quan trọng ấy mà trực tiếp mang đi chôn, coi như phi tang luôn vật chứng.

Hoặc là người sắp chết sẽ thổ huyết ra ký sinh trùng nhưng đại phu lại không lý giải được vì sao chúng lại chui vào người sống và vì sao rất nhiều người lại cũng bị nhiễm.

Hoặc là ăn uống đã kham khổ dẫn tới thiếu dưỡng chất nên bị kiết lỵ. Trường hợp lây lan chỉ xảy ra nếu cả làng đều cùng ăn một vài loại lương thực giống nhau nhưng xui xẻo là nó có độc mà không biết hoặc đột nhiên bị cả đàn côn trùng nửa đêm tập kích, sáng ra lại trốn biệt đi.

Đương nhiên tất cả các trường hợp trên chỉ là suy đoán cá nhân tôi, sự thực căn bệnh có biểu hiện thế nào lại không mô tả.

Điều quan trọng nữa là nếu như không truy ra được nguồn gốc, không ngăn được sự lây truyền, lại chữa không được bệnh dịch, rất có thể họ sẽ đổ lỗi cho thế lực siêu phàm nào đó. Đơn giản nhất nói là do bị trời phạt, thần thổ địa bị thuyên chuyển công tác đến nơi khác, nên yêu quái mới tới gây chuyện.

Ngày xửa ngày xưa thì thể loại này rất hay được thi hành, như một chính sách mị dân, hoặc là nhằm che dấu điều gì đó nữa.

Che dấu bí mật gì nên mới cần giả thần giả quỷ?

Tôi quay sang thấy hắn đang chăm chú nhìn bia đá, dường như nghiền ngẫm điều gì ẩn chứa sâu xa bên trong nội dung bề nổi. Sự thật của hơn hai ngàn năm trước thế nào, quan tâm làm gì khi mà nó chẳng liên quan tới tôi.

Thế nên cái tên từ trên trời rơi xuống kia, đừng có cố tìm hiểu cho ra chân tướng làm gì, cứ trực tiếp lấy đồ cần lấy rồi rời khỏi nơi quỷ quái này đi.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN