Thiên Long Bát Bộ
Hồi 75
Người đàn bà kia nói:
– Ngươi họ Đoàn ư?
Trong âm thanh có chiều ngạc nhiên. Đoàn Dự đáp:
– Chính thị.
Người kia lại nói tiếp:
– Hừ, A Châu, A Bích có phải hai đứa bay đi quàng đi xiên hay chăng? Tên tiểu tử Mộ Dung Phục điều hay không học, chỉ lấp la lấp ló học chuyện tầm phào.
A Châu đáp:
– Bẩm thái thái, tiểu tì bị địch nhân đuổi gắt quá nên phải chạy tới Mạn Đà Sơn Trang. Công tử chúng tôi đã đi khỏi rồi, chuyện ni không có liên quan chi đến công tử hết.
Người đàn bà trên thuyền cười khẩy:
– Hứ, các ngươi chỉ được cái giả lả là hay. Không có đi đâu hết, mau theo ta.
A Châu, A Bích cùng đáp:
– Dạ.
Hai nàng liền chèo chiếc thuyền con đi theo đằng sau, lúc này cách Mạn Đà Sơn Trang chưa xa mấy nên chỉ chốc lát đã nhìn thấy bờ. Chỉ nghe tiếng vòng chạm nhau leng keng, từ trong khoang thuyền đi ra vô số con gái mặc áo xanh ăn mặc theo lối tì nữ, tay đều cầm trường kiếm nên chỉ giây lát đã thấp thoáng lưỡi kiếm trắng xóa, tổng cộng chín đôi. Mười tám người xếp thành hai hàng, kiếm giữ ngang hông, lưỡi hếch lên trời. Sau khi họ đã an vị, từ trong khoang một người đàn bà bước ra.
Đoàn Dự vừa thấy mặt người đàn bà đó, nhịn không nổi kêu lên một tiếng thất thanh, mồm há hốc tưởng như đang nằm mộng. Thì ra người đàn bà đó mặc áo dài màu vàng nhạt, y phục trang sức giống hệt như pho tượng ngọc trong động nước Đại Lý. Có điều đây là một giai nhân tuổi đã trung niên, khoảng chừng gần bốn mươi còn pho tượng ngọc trong hang thì là một thiếu nữ chừng mười tám mười chín tuổi.
Đoàn Dự sau cơn kinh hoàng nhìn kỹ lại tướng mạo người đàn bà kia mới nhận ra là so với pho tượng ngọc thì mắt mũi mồm cũng không bằng mà tuổi cũng có khác, trên khuôn mặt nhuốm vẻ dày dạn phong sương nhưng cũng còn giống đến năm sáu phần mười.
A Châu, A Bích thấy chàng trố mắt đứng đờ ra nhìn Vương phu nhân, thực là vô lễ, trong bụng kêu khổ liên hồi, vội vàng ra hiệu bảo chàng quay đi nơi khác nhưng đôi mắt Đoàn Dự vẫn dán chặt vào mặt bà ta.
Người đàn bà liếc mắt nhìn Đoàn Dự nói:
– Gã ni thật là vô lễ, đã vậy chặt hai chân y trước, sau đó móc hai con mắt, cắt lưỡi coi ra thế nào.
Một con tì nữ khom lưng đáp lời:
– Dạ!
Đoàn Dự thót cả ruột, nghĩ thầm: “Giá như họ giết mình đi thì đã đành. Đằng này họ lại chặt chân, khoét mắt, cắt lưỡi khiến mình sống dở chết dở, tội gì đâu mà to thế?” Đến lúc này, chàng mới thấy thực là sợ hãi, quay sang nhìn A Châu, A Bích thấy hai người mặt tái xanh, đứng chết sững.
Vương phu nhân lên bờ rồi, trên thuyền lại đi ra thêm hai thanh y tì nữ khác, kéo theo sau hai người đàn ông mặt mày ủ rũ tay bị xích sắt khóa chặt. Một người mặt mày thanh tú, trông ra dáng con nhà giàu có, còn một người Đoàn Dự nhận ra được là một đệ tử phái Vô Lượng tên là Đường Quang Hùng. Đoàn Dự lạ quá: “Người này ở tận Đại Lý sao lại bị Vương phu nhân bắt đem tới Giang Nam là sao?”
Chỉ thấy Vương phu nhân nói với Đường Quang Hùng:
– Rõ ràng mi là người Đại Lý, sao lại còn chối là sao?
Đường Quang Hùng đáp:
– Tại hạ người đất Vân Nam, quê thuộc về Đại Tống, không thuộc về Đại Lý.
Vương phu nhân hỏi thêm:
– Thế quê mi cách Đại Lý bao xa?
Đường Quang Hùng đáp:
– Bốn trăm dặm.
Vương phu nhân nói:
– Chưa tới năm trăm dặm thì cũng coi như người Đại Lý rồi. Đem nó ra chôn sống dưới gốc hoa Mạn Đà làm phân bón.
Đường Quang Hùng hoảng hốt kêu lên:
– Thế tôi có tội tình gì, nói cho tôi nghe kẻo tôi có chết cũng không nhắm mắt.
Vương phu nhân cười khẩy:
– Chỉ cần là người Đại Lý hoặc người họ Đoàn vào tay ta là bị chôn sống. Mi đến Tô Châu làm chi rứa? Đã dám đến Tô Châu lại dám mở mồm nói giọng Đại Lý, nơi quán rượu ba la bô lô là sao? Mi không phải người Đại Lý nhưng ở gần Đại Lý thì cũng không khác gì.
Đoàn Dự nghĩ thầm: “Ối trời, phải chăng mụ ta tính nói xỏ mình? Ta chẳng cần mụ phải hỏi, cứ thẳng thắn nhận đi cho xong.” Chàng bèn lớn tiếng nói:
– Ta là người nước Đại Lý, lại họ Đoàn đây, bà muốn chôn sống thì mau ra tay.
Vương phu nhân lạnh lùng đáp: Truyện được copy tại
– Mi đã sớm báo danh rồi, tự xưng là tên Đoàn Dự. Hừ, người họ Đoàn nước Đại Lý thì đâu có chết dễ dàng như thế được.
Bà ta vẫy tay một cái, một đứa nữ tì liền lôi ngay Đường Quang Hùng đi. Đường Quang Hùng không biết đã bị điểm huyệt, hay đã bị trọng thương nên không thấy kháng cự chút nào, chỉ kêu ầm lên:
– Trên đời này làm gì có cái qui củ gì như thế, nước Đại Lý hàng trăm vạn người, mụ có giết hết được chăng?
Thế nhưng y bị kéo vào trong rừng hoa mỗi lúc một xa, tiếng kêu càng lúc càng nhỏ dần. Vương phu nhân quay sang người đàn ông mặt mũi thanh tú kia hỏi:
– Còn mi thì sao?
Người đàn ông đột nhiên chân nhũn ra, quì phục xuống van lơn:
– Gia phụ làm quan tại kinh đô, cả nhà chỉ có một đứa con trai, cầu xin phu nhân tha mạng. Phu nhân sai bảo gì, gia phụ nhất định sẽ bằng lòng.
Vương phu nhân thản nhiên nói:
– Cha mi làm quan lớn trong triều, tưởng ta không biết hay sao? Tha mạng cho mi cũng chẳng khó gì, nội ngày hôm nay mi về nhà giết ngay con vợ se tơ kết tóc của mi đi, ngày mai lấy ngay cô gái họ Miêu mi đang giăng dện, cheo cưới cho đủ, có thế là xong. Vậy được không?
Gã công tử ấp úng:
– Cái việc… cái việc giết vợ tôi, thực không đành lòng. Còn như minh môi chính thú Miêu cô nương thì cha mẹ tôi chắc không chấp nhận. Chẳng phải là tôi…
Vương phu nhân nói:
– Đem y đi chôn sống!
Người tì nữ đang dắt y liền đáp:
– Dạ!
Rồi lôi y đi. Gã công tử sợ mất cả hồn vía, người run lẩy bẩy vội nói:
– Tôi… tôi bằng lòng!
Vương phu nhân nói:
– Tiểu Thúy, mi áp tống y trở lại thành Tô Châu, chính mắt thấy y giết vợ, bái đường thành thân với Miêu cô nương, sau đó hãy trở lại.
Tiểu Thúy đáp lời:
– Dạ!
Nàng ta lôi gã công tử kia lên bờ đi về phía bến đò xuống một con thuyền nhỏ. Gã kia vẫn còn rên rỉ:
– Xin phu nhân mở lòng, chuyết kinh với tôi không thù không oán, bà cũng không biết Miêu cô nương là ai, sao lại bênh cô ấy, ép tôi giết vợ lấy người khác làm chi? Tôi… tôi xưa nay cũng chẳng biết bà, từ rày… từ rày cũng không dám đắc tội nữa.
Vương phu nhân nói:
– Ngươi đã có vợ rồi, sao lại còn lân la ngon ngọt tán tỉnh con gái nhà người ta. Đã chim chuột thì không thể không lấy, tuy ta không nghe không thấy nhưng chỉ cần ta biết được là ta bắt ngươi phải làm. Việc này cũng có phải lần đầu đâu, còn oán trách nỗi gì? Tiểu Thúy, y trăng hoa bao nhiêu vụ rồi?
Tiểu Thúy đáp:
– Tì tử ở Thường Thục, Đan Dương, Vô Tích, Gia Hưng các nơi, nghe cả thảy là bảy vụ, còn Tiểu Lan, Tiểu Thi hai đứa kia thì không biết thêm bao nhiêu.
Gã công tử kia nghe cô ta liệt kê ra như thế, chỉ biết kêu khổ thầm trong bụng. Tiểu Thúy quạt chiếc giầm, chèo chiếc thuyền đi.
Đoàn Dự thấy Vương phu nhân hành sự chẳng kể tình lý, ngang ngược quá đỗi không khỏi há hốc mồm, đứng chết trân, trong bụng chỉ nghĩ được bốn chữ “lẽ nào lại thế,” vô hình chung buột miệng:
– Lẽ nào lại thế? Lẽ nào lại thế?
Vương phu nhân hừ một tiếng nói:
– Trên đời ni có việc chi mà phải ra lẽ mới làm.
Đoàn Dự vừa thấy thất vọng, vừa khó xử, hôm trước trong thạch động núi Vô Lượng được thấy pho tượng thần tiên tỉ tỉ trong lòng bao nhiêu kính ngưỡng, con người trước mắt tuy hình dáng tương tự nhưng lời ăn tiếng nói, cử chỉ hành vi lại chẳng khác gì yêu ma quỉ quái.
Chàng cúi đầu ngơ ngẩn, thấy bốn đứa nữ tì quay vào khoang thuyền bưng ra bốn chậu hoa. Đoàn Dự vừa nhìn thấy liền cảm thấy cao hứng ngay. Bốn chậu hoa đó đều là sơn trà, cũng là những danh chủng khó kiếm. Trong thiên hạ nói về sơn trà thì Đại Lý đứng đầu, mà trong phủ Trấn Nam Vương thì phải nói là số một trong cả nước. Đoàn Dự từ bé nhìn đã quen, mỗi khi nhàn rỗi vẫn thường ngồi cùng bọn trồng hoa bàn bạc phê bình, nên dở hay xấu tốt chàng thuộc nằm lòng, chẳng cần học cũng biết, khác gì con nhà nông biết về gạo tẻ, gạo nếp, con nhà thuyền chài biết về con cá, con tôm.
Chàng đi lang thang trong Mạn Đà Sơn Trang, chưa thấy gốc hoa nào được gọi là giai phẩm, không khỏi thấy bốn chữ Mạn Đà Sơn Trang danh quá kỳ thực, bây giờ nhìn thấy bốn chậu hoa này, ngầm tấm tắc: “Quả nhiên cũng có được ít nhiều.”
Lại nghe Vương phu nhân nói:
– Tiểu Trà, bốn chậu sơn trà Mãn Nguyệt này kiếm được không phải dễ, mi phải chăm chút cho kỹ nghe chưa?
Đứa tớ gái tên Tiểu Trà kia liền đáp lời:
– Dạ!
Đoàn Dự nghe bà ta nói trật lất liền bật ra một tiếng cười khẩy. Vương phu nhân lại tiếp:
– Trên hồ gió to, bốn chậu hoa ni để luôn trong khoang mấy ngày, thiếu nắng, mi mau đem ra phơi, bón thêm phân cho nó.
Tiểu Trà lại đáp lời:
– Dạ!
Đoàn Dự không còn nhịn thêm được nữa, bật cười ha hả. Vương phu nhân nghe chàng cười có điều khác lạ, bèn hỏi:
– Nhà ngươi cười chi?
Đoàn Dự đáp:
– Ta cười bà không biết gì về sơn trà, vậy mà học đòi trồng hoa. Những loại giai phẩm như thế này vào tay bà thật có khác gì hồng ngâm cho chuột vọc, ngọc cho ngâu vầy, đem đàn chụm lửa, bắt hạc nấu canh, thật là uổng phí. Tiếc thay, tiếc thay! Thật là đau lòng.
Vương phu nhân giận dữ nói:
– Ta không biết sơn trà, dễ thường mi biết chắc?
Đột nhiên bà ta chợt nghĩ: “Xem nào, y là người họ Đoàn nước Đại Lý, không chừng biết về sơn trà thật.” Tuy nghĩ thế nhưng miệng vẫn khinh khỉnh nói:
– Bản trang đặt tên là Mạn Đà Sơn Trang, trong nhà ngoài ngõ chỗ nào cũng toàn là hoa Mạn Đà La, cây nào cây nấy xanh um, sao lại bảo là ta không biết trồng sơn trà?
Đoàn Dự mỉm cười:
– Gái nhà quê chỉ ăn khoai cũng béo tốt. Cái thứ hoa hạng bét kia vứt đâu mà chẳng mọc. Còn bốn bồn bạch trà này là bậc quốc sắc thiên hương, kẻ không sành mà trồng được thì mỗ đây không phải là họ Đoàn.
Vương phu nhân rất thích hoa trà, tốn không biết bao nhiêu tiền của đi các nơi lùng tìm giai phẩm, thế nhưng giống lạ đem về Mạn Đà Sơn Trang thì không loại sơn trà danh quí nào tốt tươi, chỉ được sáu tháng một năm là khô héo, chẳng đụng chạm gì cũng chết. Bà ta cũng vì thế mà buồn phiền, nghe Đoàn Dự nói thế không giận mà lại vui, tiến tới hai bước hỏi thêm:
– Bốn chậu hoa trắng của ta có gì khác thường? Phải trồng thế nào mới đúng cách?
Đoàn Dự nói:
– Nếu như bà muốn học hỏi với tôi, thì phải có cái lễ phép của người muốn học. Còn như bức bách tra hỏi thì cứ việc chặt hai chân tôi trước rồi hỏi sau cũng không muộn.
Vương phu nhân giận dữ nói:
– Chặt hai chân ngươi thì có chi là khó? Tiểu Thi, chặt chân trái y trước cho ta.
Đứa tì nữ tên Tiểu Thi liền đáp ứng, xách kiếm tiến lên. A Bích vội nói:
– Bẩm thái thái, xin hãy thư thả, gã ni gan liền tướng quân, nếu như thương tổn đến y, y có chết cũng không nói đâu.
Vương phu nhân vốn cũng chỉ muốn dọa Đoàn Dự nên giơ tay lên, Tiểu Thi lập tức đứng lại. Đoàn Dự cười nói:
– Ngươi cứ chặt hai chân ta đem chôn dưới gốc mấy cây bạch trà này làm phân tốt lắm, hoa sẽ nở thật to, có khi to bằng cái tô không chừng, ha ha, đẹp lắm! Hay thật! Hay thật!
Vương phu nhân cũng vốn có ý đó, nay nghe chàng nói có vẻ như mỉa mai, không biết nói sao, bần thần một hồi mới nói:
– Ngươi nói lăng nhăng cái gì? Bốn bồn hoa trắng của ta có cái gì đặc biệt danh quí, nói ta nghe thử. Nếu như ngươi nói nghe được, ta lúc ấy dùng lễ đãi ngươi cũng chưa muộn mà.
Đoàn Dự đáp:
– Vương phu nhân, bà bảo bốn chậu hoa trà này tên là Mãn Nguyệt, ngay cái đó đã sai rồi. Đến như tên hoa bà còn chưa rành, làm sao dám gọi là kẻ biết chơi hoa? Trong số này một chậu tên là Hồng Trang Tố Lý,(12.6) một chậu tên là Trảo Phá Mỹ Nhân Kiểm.(12.7)
Vương phu nhân lạ lùng:
– Trảo Phá Mỹ Nhân Kiểm? Sao cái tên lại quái đản đến thế? Đó là cây nào?
Đoàn Dự nói:
– Bà muốn thỉnh giáo tại hạ thì phải nói cho lễ phép.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!