Thiết Thư Trúc Kiếm - Vào Đất Phần Dương Tìm Lão Bộc
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
147


Thiết Thư Trúc Kiếm


Vào Đất Phần Dương Tìm Lão Bộc



Cừu Thiên Hiệp nhìn thấy Không Động tứ phan quyết liều thân thí mạng đánh với mình, chàng vội thâu ngay “trúc kiếm” nhảy lùi ra sau hai trượng, buộc miệng quát to:

– Tứ vị hãy dừng tay mau ! Nhường cho Cừu mỗ nói vài lời.

Không Động tứ phan không dằn được cơn giận lại chẳng nghe Thiên Hiệp hét bảo, bốn tên vẫn giữ theo đà cũ, xông thẳng vào Thiên Hiệp, chưởng phong lay động không ngừng.

Thiên Hiệp thối bộ vẫn không được, “khô trúc thánh kiếm” giao qua tay tả, tay hữu đẩy ra một chưởng “Dã chiến bát hoang” thân mình uốn khúc như con ốc quắn, đỡ một thế, công một chiêu, mỗi chưởng tung ra hàm chứa một kình lực cực mạnh, tỏa thành một vầng sương vụ nhắm ngay “tứ phan” kích mạnh tới.

Không Động tứ phan công thế bị hóa giải rơi vào khoảng không, khiến bọn chúng tức giận bồi hồi, kêu rống thảm liệt, chia ngay bốn hướng, quyết liều mạng đẩy ra những chiêu kế tiếp, tấn công Thiên Hiệp. Bốn ngọn chưởng giao nhau, hợp thành luồng kình phong vĩ đại, như chớp giật liên hồi, ba đào nổi giận, cuồn cuộn xoắn vào mình Thiên Hiệp.

Cừu Thiên Hiệp bị bức bách cuống cả chân tay, nên không thể nào nhẫn nại được nữa. Giữa cơn cấp bách, chàng tuốt nhanh “khô trúc thánh kiếm” vẫn nhẹ một hư thế, tay tả đẩy mau một chưởng và hét:

– Chớ trách Cừu mỗ dã tâm !

Vừa nói dứt, thân mình chàng lắc lư mạnh, chưởng thế cuồng phong ba bay ra cuộn cuộn.

Không Động tứ phan vừa thấy chàng đưa ra chiêu thế, thân mình như xác pháp đêm Ngươn Tiêu, bay ra tứ tán, kẻ thối Đông, người lui Tây, sang trái, né hữu, mỗi người đều tháo lui một trượng, cả bốn tên giương đôi mắt trắng dã nhìn Thiên Hiệp đến xuất thần.

Chỉ vì Không Động tứ phan liệu định không thắng được “khô trúc thánh kiếm” nên dùng quyền chưởng để hộ trước ngực, không ngờ Thiên Hiệp xuất thủ quá đột ngột C khiến bọn chúng trở tay không kịp mới bị lạc bại như thế.

Cừu Thiên Hiệp đẩy ra một chưởng đánh bại được đối phương, nên lấy làm thích thú, hào khí bốc lên dõng dạc quát bảo to:

– Mạo danh tạo ác, tất cả đều do Huyết Quang giáo hành động, đổ lỗi cho ta, vì cớ gì các ngươi mãi bức khổ ta ?

Tứ phan lão đại mặt run lên từng sớ thịt nặng giọng gầm lên:

– Ngươi chớ giả bộ lòng quỷ, hcính ngươi tay sai của …

Cừu Thiên Hiệp nổi giận xung thiên, bằng giọng quát trầm khiếp bảo:

– Lớn mật thực !

Vừa hét dứt, chàng cho “trúc kiếm” vào bọc, rùn mình xuống thấp, đẩy nhanh ra sau song chưởng bằng một chiêu lợi hại khôn cùng.

– Ối chao !

Một tiếng rống thảm liệt nổi lên, bóng người nhảy dựng lên cao hàng trượng.

Tứ phan lão tứ thừa lúc Thiên Hiệp và lão đại đấu khẩu, hắn lẻn ra sau lưng chàng toan ám hại, không ngờ Thiên Hiệp sớm phát giác, quật song chưởng ra sau lưng kích mạnh vào người hắn …

Ngay lúc đó một tiếng:

– Bùng !

Nổi lên khô khan, thân mình to lớn của tứ phan lão tứ, từ cao rơi xuống như hòn đá nặng. Hắn buộc miệng kêu lên “ôi ối”, hé miệng phun ra một búng máu tươi, trông rất thảm hại.

Tứ phan lão nhị thấy đồng bọn thảm hại bèn rống to lên:

– Tiểu tử, ngươi tàn nhẫn quá độ.

Vừa nói dứt, hắn nhảy bổ tới trước nhặt ngay cây “chiêu hồn phan” gãy nhắm vào Cừu Thiên Hiệp đánh nhầu tới như gió loạn, không chiêu thức gì cả.

Luôn tứ phan lão đại và lão tam, hai người cũng đẩy nhanh bốn chưởng trợ lực, thế mạnh như bốn luồng gió nặng ngàn phương.

Cừu Thiên Hiệp dửng mày trợn mắt quát:

– Đã ám toán, lại hợp công, các ngươi chết là phải.

Vừa hét dứt, chàng tung ra song chưởng phân làm ba chiêu, đưa ra cự địch.

Lúc đầu, Thiên Hiệp thấy câu chuyện mờ ám muốn bày giải cho chúng rõ chi tiết, không nỡ đả thương bọn chúng nên chỉ đưa ra người chiêu chưởng tầm thường, không sử dụng đến năm thành lực. Không ngờ đến phút này cả bốn tên đều tỏ ra điên cuồng, khát máu, khiến chàng nổi giận xung thiên, đẩy ra hai luồng chưởng tối lợi lại.

Chưởng phong vừa thoát khỏi tay, réo lên “vi vu”, hai chưởng biến thành bốn đạo kình phong chia ra tám thế, tám thế tỏa ra ba lối nhắm ngay tứ phan lão đại, tam, nhị xoắn đến như cơn ba đào cuồng nộ, phủ chụp vào đầu đối phương, thế mạnh kinh thiên động phách.

Không Động tứ phan ba người, tuy nhận biết không chống lại Cừu Thiên Hiệp, nhưng tình anh em rất nặng, khiến cả ba tận lực hy sinh quyết đấu đến hơi thở cuối cùng.

Giữa lúc cả ba hùng hổ xông tới. Hốt nhiên.

– Bùng !

Một tiếng nổ long trời lở đất, bóng người quay mòng mòng như con vụ, tháo nhanh ra xa đạo chưởng phong bốc khói, tỏa thành cơn trốt thổi mạnh cây khô, cỏ úa, cát nhuyễn, bụi mềm, cuốn bay lên dậy đất ngợp trời, kèm theo đầy máu vọt tứ phương, mùi tanh lạc giọng …

Cừu Thiên Hiệp đứng yên như núi, khoanh tay nhìn đối phương vẻ mặt uy nghi lẫm liệt.

Ba tên trong “ttứ phan Không Động” thân mình run rẩy, mỗi tên đều đưa tay chùi vết máu chảy đỏ bên khóe miệng, mặt mày xanh nhợt nhạt, hiện đầy vẻ đau đớn bồi hồi.

Nếu Cừu Thiên Hiệp chẳng nương tay, ắ ba tên không được như thế này.

Cừu Thiên Hiệp đánh ba tên Không Động bị thương trong lòng lấy làm bất nhẫn, bèn cao giọng nói to:

– Người không diệt hổ, hổ vẫn muốn ăn người, các vị chớ trách tại hạ nhé.

Không Động tứ phan lão đại, một tay áp vào bụng nén cơn đau rên rỉ bảo:

– Hay lắm ! Gã họ Cừu, mi đã giết uy danh Không Động tứ phan.

Cừu Thiên Hiệp cau mày khó chịu, dịu giọng nói:

– Lỗi không do tại hạ !

Không Động tứ phan lão tam, nghiến răng gượng nén cơn đau kêu rống lên:

– Tên Thiên Hiệp họ Cừu ! Ngươi hãy giết hết chúng ta đi, để sau này khỏi phải hối tiếc.

Cừu Thiên Hiệp nhếch môi cười khổ:

– Họ Cừu không bao giờ hối tiếc, dù các ngươi có muốn phục thù, báo oán gì Cừu mỗ xin hầu tiếp … !

Không Động tứ phan gượng mỉm cười, đau khổ, bằng giọng âm trầm khiếp bảo:

– Hay lắm ! Ngày mùng hai tháng hai này. Không Động phái ắt có mặt tại chỗ, triệu tập thiên hạ võ lâm tại Hắc Ngục cốc, nợ máu có vay thì có trả.

Cừu Thiên Hiệp gật đầu đáp ngay:

– Cừu mỗ sẽ chờ đợi !

Tứ phan lão đại trầm giọng nói:

– Hay lắm, chúng ta hãy đi thôi !

Vừa nói dứt, lão đưa tay ra hiệu cho ba tên “tứ phan” nhị, tam, tứ đứng lên, tám tròng mắt trắng bạc chĩa ra nhiều tia oán hờn âm độc, nhìn thẳng vào mặt Thiên Hiệp, bốn đôi chân loạng choạng, xiêu vẹo bước lần ra khỏi Hồng Yến nham.

Cừu Thiên Hiệp giương mắt ngó theo, đến lúc bốn tên khuất bóng sau rặng rừng đầy vẻ ngẩn gơ chưa xóa nhòa trên nét mặt.

Vì vô duyên cớ, bỗng dưng có người đến gây sự, lại tạo ra sự Oán cừu, chính chàng cũng không hiểu được vì đâu.

Chàng lại nghĩ thầm:

– “Tại sao Huyết Quang giáo lại gieo họa khắp nơi, đâu đâu cũng mạo danh để họ của mình lại !

Nếu đúng như thế, thì bọn chúng đã gieo rắc oan cừu khắp xứ, nào là trộm “Thiếu Lâm chân kinh”, “Võ Đang kiếm phổ”, giết chết thần y Hoa Tử Phong và Lịch Huyết kiếm, trộm Ngũ long huyết cầu.

Một chuỗi câu chuyện nối dài, đều do Huyết Quang giáo giáo gây ra.

Tại sao bọn chúng phải làm thế ?

Ngày mùng hai tháng hai, tại Hắc Ngục cốc mởi đại hội song hội để làm gì ?” Nghĩ đến ngày hội Hắc Ngục cốc, khiến chàng rúng động cả tâm can, nói lẩm bẩm:

“Nhan Như Ngọc phái một lão nương đến bảo ta, ngày mùng hai tháng hai không nên đi dự hội, ắt việc này bên trong có nhiều uẩn khúc … ” Nghĩ đến đây tư tưởng chàng dường như bế tắc chỉ vì trong nhất thời chàng đã quên mất, mãi lo giao đấu với bốn tên Không Động tứ phan, nên không kịp suy nghĩ việc gì.

“Nhan Như Ngọc ! Tại sao căn dặn ta không được đi dự hội mùng hai thánh hai tại Hắc Ngục cốc ? Chắc bên trong có uẩn khúc gì vĩ đại chứ chẳng không ?

Còn cá nhân nàng hiện ở đâu ? Có lâm vào hoàn cảnh khó xử nào chăng ?

Hay là … hay là nàng đã nghe theo lời của Huyết Quang giáo chủ mà ưng thuận cuộc hôn nhân ?” Nghĩ đến đây, dòng máu nóng vụt sôi bùng trong cơ thể, khiến Cừu Thiên Hiệp đưa tay ôm lấy đầu rên rỉ:

“Nhan Như Ngọc, nàng ở đâu ? Có lẽ nào … ” Chàng không dám nghĩ tiếp lần bước đến cái gò cao, leo lên đứng lên đấy nhìn về hướng tổng đà Huyết Quang giáo, nhìn trân trối vào cõi hư không, ngơ ngơ ngẩn ngẩn như nhà tu đang trầm tư mặc tưởng, tâm linh hướng vào cõi niết bàn …

Đột nhiên …

– A di đà Phật !

Tiếng niệm Phật trong như chuông ngân buổi sớm, đánh thức Thiên Hiệp tỉnh hẳn cơn mơ mộng.

– Tiểu thí chủ ! Mạnh giỏi nhé !

Giọng nói vừa dứt, vị chưởng môn Thiếu Lâm Ngộ Phi đại sư đã hiện ra trước mắt.

Cừu Thiên Hiệp thất kinh, vội vòng tay hướng vào đại sư thi lễ nói:

– Đại sư vẫn an khang quí thể chứ ? Vãn hạ nhờ trời vẫn mạnh.

Chàng liên tưởng đến nhiều vấn đề nan giải, không thể nói ra cùng một lúc, bất giác chàng chép miệng thở dài.

Ngộ Phi đại sư tỏ vẻ ngờ vực, nhíu đôi mày bạc, điềm đạm bảo:

– Thiếu hiệp ! Lão nạp thấy ngươi có vẻ bi thương khó nói, có lẽ nào …

Vị đại sư vụt ngưng lại cúi đầu nhìn xuống đất, chợt thấy trên mặt cỏ rây rắt nhiều vết máu, lại chép miệng thở dài. Một lúc lâu lào mới điềm đạm tiếp lời:

– Có lẽ nào thiếu hiệp lại lâm vào nghịch cảnh hay sao ?

Cừu Thiên Hiệp lòng đầy u uất, chưa biết thố lộ cùng ai, nên lấy làm cảm động run giọng trả lời:

– Bạch đại sư ! Chẳng giấu gì đại sư, vãn hạ mang nhiều nghịch cảnh não nề, không rõ vãn hạ đã làm gì nên tội, mà người đời đổ vào mình vãn hạ, không biết bao nhiêu việc:

Cừu oán, trộm đạo bất lương, khiến cho mọi giới võ lâm đều nhởm gớm và coi vãn hạ như kẻ cừu thù ! Tội ác bởi ai vậy ? Chính vãn hạ không hiểu gì cả ?

Ngộ Phi đại sư chớp nhanh viền mi bạc điềm đạm hỏi:

– Thiếu hiệp ! Ngươi có thể kể lại cho lão nạp nghe được chăng ?

Cừu Thiên Hiệp lắc đầu thiểu não, chỉ cúi mặt thở dài không đáp.

Ngộ Phi đại sư bỗng rực đôi mắt từ hòa, miệng niệm Phật hiệu vừa phá lên cười:

– Ai di đà Phật … ha … ha … ha … !

Lão lại đổi giọng âm trầm đầy ý nghĩa bảo nhẹ:

– Thiếu hiệp hãy an lòng ! Theo luật tuần hoàn, nhơn quả kẻ gieo hạt lành ắt hưởng quả lành ngày nay năm tàn, đông tận, vận đạo của ngươi đã đến hồi an hảo, lão nạp sẽ thay ngươi mở mùa xuân mới, đuổi cơn bỉ cực, ắt hồi thái lai, và kể từ đây thiếu hiệp như cánh buồm thuận gió.

Cừu Thiên Hiệp ngẩn mặt nhìn lão sư, mỉm cười khổ sở đáp:

– Đa tạ đại sư có lời an ủi !

Ngộ Phi đại sư nghe qua, sắc mặt rắn lại bằng giọng nghiêm trang cùng cực bảo:

– Tiểu thí chủ chớ nghi ngờ bần tăng chẳng dùng lời an ủi đâu, mà chính là sự thật đấy thiếu hiệp ạ ! Có minh chứng hẳn hòi … ?

Cừu Thiên Hiệp run bắn người, kêu lên:

– Có minh chứng ?

Vừa kêu lên, chợt hiểu mình lở lời, vì chàng hiểu rõ Ngộ Phi đại sư là một vị lão tăng đạo cao đức trọng, chẳng những là chưởng môn Thiếu Lâm, mà còn là Minh chủ của Cửu đại môn phái, cho nên tiếng nói của đại sư là khuôn vàng thước ngọc, mỗi khi nói lời gì, là các giới giang hồ, tôn cảm, coi như giáo lý chánh truyền, ai ai cũng đều nể trọng.

Ngộ Phi đại sư không đợi Thiên Hiệp hồi đáp, lão đưa tay xốc lại tăng bào, điềm đạm bảo tiếp:

– Thiếu hiệp ! Nếu thiếu hiệp không trọn tin lời của lão tăng, thì ngươi hãy theo gót bần tăng đến Phấn Dương hồ, đến đấy ngươi mới nhận rõ lời nói của bần tăng không hư giả.

Cừu Thiên Hiệp thất kinh, vòng tay cúi đầu nói:

– Đại sư bảo chi những lời này, đã mong ơn đại sư thương tình, vãn hạ há chẳng tin sao ?

Ngộ Phi đại sư gật đầu vui vẻ bảo:

– Được như thế, ngươi hãy theo ta.

Vừa nói dứt, Ngộ Phi đại sư lại bước lần về phía trước.

Cừu Thiên Hiệp tuy rất thắc mắc, không rõ vị chưởng môn này đưa mình về đâu nhưng lão đã lên tiếng ngăn ngừa trước, chàng há dám hỏi nhiều sao ? Do đó hai chân chàng di động mạnh lần bước theo bóng đại sư.

Từ Qua Dương trấn đến Phần Dương hồ chẳng xa lắm, nhưng thường đi chỉ độ hai ngày đêm là tới nơi.

Song đối với hai người này, có thể gọi là thiếu cao thủ võ lâm thời bấy giờ, nên mức khinh công rất lỗi lạc, họ chẳng noi theo đường quan ngõ vắng, mà băng suối vượt đèo đi như lướt là đà trên ngọn cỏ.

Vào khoảng cuối canh ba, cả hai đã đến hồ Phần Dương.

Hai người đi dọc trên bờ đê, làm kinh động đoàn “le le” đang an ngủ dưới rặng lau già, cạnh bờ hồ, bọn chúng vỗ cánh bay lên và kêu oang oác.

Hồ Phần Dương là một thắng cảnh đệ nhứt xứ Quảng Đông, hồ rộng mênh mông, ước chừng mười mẫu chu vi, mặt hồ về đêm nước trong vắt, thỉnh thoảng vài tiếng cá ngáp bọt làm rung rinh mặt nước, gợn thành vài nếp sóng lăn tăn.

Tuy là nơi thắng cảnh, sơn thủy hữu tình nhưng không kém vẻ cô liêu tĩnh mịch …

Ngộ Phi đại sư dẫn Cừu Thiên Hiệp rẽ vào một lối nhỏ, đầy lau vách um tùm, vượt qua mấy khúc ngoằn ngoèo như ruột tượng, là đến một cái làng nho nhỏ của ngư dân vẫn nằm cạnh bờ hồ.

cáci tiếng làng xã nói đây nghe quá đáng, chỉ vì xóm nhỏ ngư dân này tổng cộng độ tám mái nhà tranh, song chẳng kém thơ mộng …

Trước mấy dãy nhà tranh, có một thửa vườn nho nhỏ, bên Đông trồn toàn là hoa muôn sắc, bên Tây trồng vô số hoa màu, cải, rau, khoai, củ, lại có nhiều cái mương dẫn nước hồ vào, có lẽ vì lâu ngày bồi lở, mấy cái mương này lở rộng thành nhiều ao vũng sâu sâu, một đàn vịt ngỗng độ mươi con nổi lềnh bềnh trên mặt ao, chui đầu vào cánh ngủ mê man, tiếng chân người không làm chúng tỉnh giấc.

Dưới ánh nguyệt lờ mờ, chiếu xuống mặt hồ, khiến người ta trông thấy vô số cá nô đùa trên mặt nước, bơi lội một cách tự do thoải mái.

Cừu Thiên Hiệp thấy cảnh sanh tình, chép miệng ước ao, quay sang với Ngộ Phi đại sư:

– Đại sư ! Nếu trời run rủi cho tại hạ có góc đất này, tại hạ sẽ nguyện ẩn mình đến chết, tự do thoải mái hơn, lực là phải lang bạc khắp giang hồ, đã phong trần lưu lạc, nhưng kết cục rồi có được chi.

Ngộ Phi đại sư nở nụ cười hoan hỉ, bảo:

– Thiếu hiệp đang độ hoa niên cường tránh, như mặt trời sớm mọc, hoa nở ban mai, phải tạo kiến công lập nghiệp với đời, dương danh cho hậu thế, vội gì phải nghĩ chán đời, vả lại …

Bỗng nhiên một giọng nói khàn khàn cắt dứt câu nói của đại sư:

– Già xin hỏi vị nào đấy ?

Ngay lúc ấy, căn lều tranh trước mặt vụt sáng lên, cánh cửa bằng phên tre mở hoác, từ bên trong bước ra một bà lão tuổi ngoài bảy chục tóc bạc, da mồi tay vịn phiến cửa, tay xách lồng đèn thò đầu ra ngoài xem xét.

Nhìn kỹ bà lão, không có vẻ lam lũ như con nhà chài lưới, mường tượng như khách thị thành, đôi mắt bà ta ráo hoảnh dường như chưa ngủ.

Ngộ Phi đại sư vụt bước đến trước mặt bà lão điềm đạm nói:

– Tiết đại nương ! Bần tăng là Ngộ Phi đây … thật quấy quá, giữa đêm làm phiền đại nương.

Bà lão là Tiết đại nương, khi nghe tiếng nói của đại sư sắc mặt hân hoan đến tột độ lại ẩn đầy tia kinh, bà vội vòng tay xá sát đất cung kính nói:

– Đại sư, Phật giá quang lâm, xin thứ lỗi cho mụ không hay để nghênh tiếp.

Vừa nói dứt, bà ta xô cửa thò đầu vào trong nhà gọi to:

– Tiết Trung ! Có Ngộ Phi đại sư đến, ngươi mau dậy bái kiến.

Ngộ Phi đại sư vội tiếp lời:

– Tiết đại ca ngủ rồi sao ? Thực làm phiền hai vị.

Đại sư vừa nói dứt, từ trong nhà chạy ra một người, lại là ông lão tuổi ngoài tám chục râu tóc bạc phơ.

Cừu Thiên Hiệp vừa trông thấy người này đã giật mình kinh ngạc.

Nguyên vì lão nhân được gọi là Tiết Trung, Tiết đại ca là một cụ già cao tuổi, gương mặt đầy vết sẹo, đôi mắt lão mù, bày ra hai lỗ sâu hoắm, đôi tròng đã mất hẳn, cánh tay tả đã mất, chỉ còn tay áo buông thỏng, mái tóc bạc phau phau, chòm râu trắng xóa, thực trông rất dễ sợ.

Vì Tiết Trung chưa bước ra sân, đã buộc miệng nói to:

– Đại sư vạn an ! Xin đại sư bỏ tên Tiết Trung đi vì tên này đã chết từ lâu.

Vừa nói dứt, lão đã bước đến bên Tiết đại nương, tuy đôi mắt mù, nhưng lão không dùng gậy dò đường, mà bước đi rất vững chắc, tiếng nói lại trong như chuông.

Ngộ Phi đại sư điềm đạm bảo:

– Đừng nói thế Tiết đại ca ạ ! Lão nạp đêm nay chẳng những là người khách bất đắc dĩ, mà lại đưa đến cho vợ chồng nngươi một người khách quí nữa.

Tiết Trung ngạc nhiên kêu lên:

– Cũng là đại sư …

Tiết đại nương ngắt lời nói to:

– Lão mù ! Vị khách là một thiếu hiệp đấy !

Nguyên Tiết đại nương đã trông thấy Thiên Hiệp từ lúc đầu.

Cừu Thiên Hiệp không thể không nói, nên buộc miệng tiếp lời:

– Nhị vị lão bá ! Nửa đêm đến làm phiền, thật là mạo muội.

Tiết Trung vụt run khẽ mấy nếp sẹo, dường như xúc động bồi hồi, bằng giọng run run lạc giọng hỏi:

– Ô ! Vị khách … tiếng nói sao quen quá ! Tiếc rằng không trông thấy được mặt.

Ngộ Phi đại sư điềm đạm tiếp lời:

– Thấy, dù sáng mắt, Tiết đại ca vẫn chưa gặp lần nào, nhưng vị thiếu hiệp đây không xa lạ giì đối với vợ chồng ngươi.

Cừu Thiên Hiệp ngạc nhiên, nhìn Ngộ Phi đại sư hỏi nhanh:

– Đại sư ! Hai vị lão bá đây là …

Ngộ Phi đại sư ngắt lời, thản nhiên bảo:

– Hãy vào nhà nói tiếp ! Câu chuyện rất dài !

Vợ chồng Tiết Trung vội kêu lên:

– Húy ! Chúng tôi rất vô ý, đêm khuya sương nặng, xin mời hai vị vào nhà.

Cừu Thiên Hiệp vội nghĩ vợ chồng vị lão nhân này ắt là trang sĩ ẩn giang hồ, danh gia võ hiệp, đến lúc luống tuổi tìm chốn ẩn cư xa lánh sự đời danh lợi.

Vào đến nhà, chàng thấy tuy túp lều tranh, bày biện thật đơn giản, nhưng rất sạch sẽ và khoáng đảng.

Khi mọi người vừa an tọa.

Tiết Trung nhìn sang vợ, vui vẻ bảo:

– Ngươi mang mớ cá vừa câu, đem ra làm món thổi cơm, rượu mang ra đây để đãi vị đại sư và tiểu khách nhân dùng đỡ ấm.

Ngộ Phi đại sư đưa tay áo phất chận lại, đồng thời nghiêm giọng bảo:

– Chưa vội. Hãy đợi lão nạp bàn xong câu chuyện quan trọng, lão nạp nhất định ở lại dùng bữa với ngươi !

Cừu Thiên Hiệp lấy làm kinh dị.

Chàng không rõ đại sư dắt chàng đến đây làm gì ?

Chàng không rõ vì sao Ngộ Phi đại sư bảo:

“Chuyện quan trọng.” Chàng ngơ ngác chẳng lâu. Đột nhiên, Ngộ Phi đại sư đuưa tay chỉ Cừu Thiên Hiệp cười bí mật bảo:

– Thiếu hiệp, xin thiếu hiệp tha thứ sự mạo muội của lão nạp, thiếu hiệp vén tay áo bên trái, vén lên đến bả vai … xem nào ?

Cừu Thiên Hiệp như rơi vào cái hố đầy sa mù, ngạc nhiên kêu lên:

– Đại sư …

Thật bất ngờ, chàng chưa nói hết lời, Tiết đại nương ngồi một bên, vụt đứng phắt dậy, giương đôi mắt thất thần nhìn Thiên Hiệp, thảng thốt kêu lên:

– Thiếu … vị đây, chính … là …

Bà ta vừa kêu lên sảng sốt, vừa chạy lăng căng đến trước mặt Cừu Thiên Hiệp, chẳng nói chẳng rằng, vén nhanh cánh tay áo Cừu Thiên Hiệp lên đến bả vai.

Cừu Thiên Hiệp hết sức khó chịu, chính mình đứng vào địa vị khách, để cho bà ta vén áo thực là khó coi, mà không để bà ta vén áo càng không ổn.

Tiết đại nương tay cầm mí tay áo, đôi mắt nhìn sững vào bả vai Thiên Hiệp kêu lên thất thanh:

– Tiết Trung ! Chẳng còn nghi ngờ gì nữa ! Không sai một nét.

Vừa nói dứt, bà buông nhanh tay áo, hai tay vươn rộng ôm chầm lấy Thiên Hiệp, gục đầu trên vai chàng, tức tửi kêu lên:

– Cừu thiếu gia ! Tiểu chủ, ngươi tưởng ta chết rồi ư ! Ngươi …

Vừa nói đến đây, Tiết đại nương vụt khóc rống lên, tiếng khóc rất bi ai thảm thiết.

Cừu Thiên Hiệp không rõ sự gì xảy ra ngạc nhiên đến độ xuất thần, trong nhất thời chàng mở miệng chẳng nói ra lời.

Tiết Trung vội đứng phắt dậy, chạy nhanh đến bên Thiên Hiệp, đưa tay mò mẫm lấy bả vai trái của chàng, vừa chớp mau đôi mày run giọng nói:

– Thật sao ? Tiểu chủ … Trời ! Cừu thiếu … giạ. đây rồi.

Vừa nói đến đây, giọng nói khò khè dường như tắt nghẹn ngang cổ.

Cừu Thiên Hiệp ngạc nhiên muốn điên lên, nhìn Ngộ Phi đại sư nói như thét:

– Đại sư, sao lại thế này … ?

Ngộ Phi đại sư từ từ đứng dậy, bước đến bên Thiên Hiệp, chậm rãi nói:

– Tiết đại ca, đại nương ! Hai người nên bình tĩnh lại đôi chút, chẳng nên làm Cừu Thiên Hiệp thất kinh, có chuyện gì thư thả hãy bàn, chúng tôi còn ở lại đây hết đêm nay cơ mà.

Tiết Trung vẫn nắm vai Thiên Hiệp, lại quay sang Tiết bà, trầm giọng bảo:

– Chuyện gì cũng do mụ mà rối lên, mụ có phát khùng hay chăng ? Tại sao khóc rấm rức thế, mụ làm kinh động đến Cừu thiếu gia …

Tiết đại nương vẫn chưa nguôi tức tưởi, hai tay buông ra, bằng giọng ai oán kể lể:

– Chuyện gì cũng do lão mà ra cả, nếu ngươi biết dằn lòng, nhường nhịn, thì đâu đến nỗi đui mù ! Lại để thiếu chủ bơ vơ, bị người cướp đoạt trên tay ngươi.

Vừa nói dứt, dường như quá xúc động lão ba ôm mặt khóc mãi.

Cừu Thiên Hiệp ngẩn ngơ đứng lặng người bất động, chỉ vì vợ chồng Tiết Trung lời qua tiếng lại, rõ ràng liên quan đến thân thế của mình.

Việc truy tầm thân thế mơ hồ này, từ lúc rời Phi Lai sơn trang không ngày nào chàng không nghĩ tới, không ngờ Ngộ Phi đại sư đã vì mình mà truy ra tông tích lạc nơi đây, vì thế chàng quay nhìn Ngộ Phi đại sư gấp rút hỏi:

– Đại sư ! Chẳng hay chuyện này ý nghĩa nó ra sao ?

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN