Thời xa vắng -full - Chương 40
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
88


Thời xa vắng -full


Chương 40


– Có lẽ về phải bán cái xe này chạy gạo cho mẹ con nó. Bây giờ kiệt quệ hết rồi.

Câu nói đó có khác gì anh nói rằng: Tôi có đồng nào dốc vào bồi thường công sức cho con Tuyết ly hôn, dốc vào mua nhà, cưới vợ mới cho chú, bây giờ vợ con tối chết đói chú có biết đâu. Không thể còn gì nhục nhã bằng một thằng bốn mươi tuổi đầu phải ngửa tay đi ăn xin, dù là ăn xin của anh ruột cũng bị khinh rẻ, bị nhiếc mắng và còn mắc nợ suốt đời.

Sẵn nỗi căm giận chồng từ ngày con ốm, sự xuất hiện của anh chồng làm trỗi dậy trong Châu những ấn tượng xấu về một gia đình mang đầy nề nếp cổ hủ khiến cô lẩn tránh không muốn tiếp anh. Lẩn tránh nhưng vẫn nghe thấy hết những lời nói lạnh nhạt, cố nói to để cho cô nghe. Rồi hai anh em dẫn nhau đi, chắc hẳn lại thì thọt trịnh trọng những chuyện của đàn bà cũng không đáng để ý. Cô càng khinh rẻ cung cách sống của anh em nhà Sài.

Chừng mười lăm hai mươi phút không thấy Sài về cô dậy dọn mâm bát ăn cơm. Đã cùng ăn chung ”một chế độ“, cô cũng cố tạo ra sự riêng biệt: gắp rau ra đĩa, xúc thịt rang tôm vào bát, pha nước chấm, thứ gì cũng chỉ vừa đủ một người ăn. Nếu anh có về hãy tự lấy bát đũa, tự gắp nốt rau và xúc lấy thịt mà ăn. Đến khi Sài về cô đã ăn xong, bát đũa còn vứt ở chậu, cô đi nằm. Nhìn ít rau còn lại ở rổ, nồi cơm toàn cháy không thèm đánh, anh hình dung ra khuôn mặt và cử chỉ của vợ dù cô đã nằm quay vào phía trong tường.

Không khi nào vợ bận bịu hoặc đi vắng anh ăn cơm mà không ủ nóng phần còn lại, sắp sẵn bát đũa và gạt sẻ phần cơm còn lại gọn ghẽ ở mâm. Thì ra người Hà Nội nhiều lúc cũng mất lịch sự như thường. Anh mẩm bụng và mỉm cười chua chát rồi lặng lẽ dọn mâm bát ngồi ăn một mình. Ăn xong, rửa dọn bát đũa xoong nồi của cả hai người, giặt một chậu tã lót rồi Sài dắt xe đạp đến cơ quan. Hết giờ làm việc, giữ cảnh tất bật vội vã của mọi người tự nhiên thấy mọi sự háo hức vất vả là vô nghĩa, anh cảm thấy nhàn nhã một cách nhạt nhẽo.

Không còn muốn bắt trước, mắt sau cắm đầu đạp xe về nhà như mọi chiều nữa. Anh lững thững dắt xe ra cổng mà không biết rẽ đường nào và đi đến đâu. Anh đạp xe quanh hồ Hoàn Kiếm, quanh hồ Thuyền Quang. Rồi cả một vòng quanh Hồ Tây mà không biết để làm gì. Phố nào cũng có ngừơi quen, thân mà không dám vào.

Phần vì sợ ai cũng có gia đình vợ con có công việc hoặc sự hẹn hò. Phần khác, cũng thấy xấu hổ vì sau sự vất vả lo cưới xin, chỗ ăn, ở cho mình xong có bao giờ mình ”mở mắt“ để đến nhà ai ngoài mấy người cần nhờ thuốc men hoặc việc gì đó. Bây giờ lại vác bộ mặt đau khổ này đến trút bỏ cho người ta! Đến hơn mười giờ đêm, không biết đi đâu, đến đâu, anh đành quay về nhà. Phải gọi đến câu thứ mười một Châu mới mở cửa. Làm xong cái việc bắt buộc ấy cô lại vào màn. Anh bật điện dắt xe xuống bếp. Cô ngồi dậy tắt điện và nói như ra lệnh.

– Để cho thằng bé nó ngủ

Anh tìm diêm châm đèn dầu. Một chậu tã lót đầy ụ. Một chậu bát đũa cũng đầy nhưng nồi thì đã hết cơm. Thịt và rau cũng hết. Sài hiểu vợ chỉ nấu cơm đủ một mình ăn. Anh vo gạo, bắc bếp. Trong khi đợi cơm sôi anh xát xà phòng vào tã lót. Cơm cạn, ra máy giũ. Ăn xong lại rửa dọn bát đũa, nồi xoong của cả hai ngừơi. Đêm vẫn cho con ăn và thay tã như thường lệ. Mấy ngày sau vẫn nấu cơm ăn riêng và Sài vẫn làm tất cả mọi việc như ngày hôm nay đã làm. Tình trạng ấy diễn ra trong năm ngày.

Cả năm ngày ấy vẫn còn là bí mật, ngay đến nhà sát tường cũng không hiểu. Vì họ thấy hai cô chú đều nói chuyện với mình vui vẻ. Ngày chủ nhật, hai đứa con của chị gái Châu đến chơi với em, chúng giành lấy việc đi chợ và nấu cơm cho cả bốn người. Cái lý do để họ ăn chung trở lại dễ dàng như một thứ trò chơi của trẻ con. Song, với cả hai người cái ấn tượng xảy ra trong năm ngày vừa qua không thể gọi là nhỏ.

Nhưng vì những lý do khác nhau cả hai đều phải cố. ở Châu, dù sao cũng không thể thoát ly cái bản tính vốn có của đàn bà. Sợ những dấu ấn không thể nào xoá bỏ của mỗi cuộc tình duyên. Ngoài cái đó, cô là người con gái luôn sống với tình cảm ”hết mình“, nhưng lại rất ngại tai tiếng. Lấy Sài xong, coi như xong nỗi lo sợ cái hậu quả của cuộc tình dấm dúi, cô trở thành người con gái hoàn toàn đứng đắn có thể dạy bảo các cháu gái phải nghiêm túc và kinh tởm lên án những người đàn bà lăng nhăng.

Ngay từ khi chưa cưới cô đã biết rằng sống với Sài sẽ rất khổ sở về những chuyện vặt vãnh. Cô đã định sẵn cho mình một phương án là chỉ cần có con, chẳng cần bất cứ một thằng đàn ông nào. Khốn nỗi cô còn trẻ quá, xinh đẹp và tràn đầy sức lực làm sao có thể yên ổn được. Khi con đã lẫm chẫm biết đi, cô có thể tự do hơn, càng thấy mình có đầy uy lực hơn cả thời con gái

. Bằng sự khôn ngoan lịch lãm của mình cô biết cách sai khiến hàng chục ngừơi đàn ông, có cả những lão ngoài năm mươi tủôi bỏ vợ, bỏ con đi xếp hàng rồi gò lưng lai mì, lai gạo cho ”cô cháu“. Rồi dầu, nước mắm, đường và xà phòng, làm tem phiếu cuối năm và đổi sổi gạo, xin thuốc cho cháu và cả vé đi xem phim… Việc gì khó khăn đã có các ”chú“, các anh giúp đỡ tận tình. Cô vừa ”đảm đang“ chiều chồng nuôi con vừa có mối quan hệ thoải mái với những người đàn ông khác.

Bất cứ người đàn bà nào cũng tự tin mình đứng đắn nhất nên họ chỉ nghiêm ngặt chê bai độc ác với ngừơi khác còn mình thì được quyền buông thả mà không bao giờ có ”khuyết điểm“. Tuy rằng các ”chú“ và các anh chưa hề có biểu hiện thiếu nghiêm túc nhưng cô cũng cảm thấy chán cuộc sống ở nhà. Sao mọi người tốt thế, ung dung thế mà chồng mình thì lúc nào cũng nhem nhếch đến khốn khổ. Nhiều khi cô xin được giấy mời múôn rủ chồng đi xem, lại sợ ngượng với xung quanh đành phải ở nhà. ở cô hình thành hai con ngừơi.

Phần ở cơ quan, ở ngoài đường gặp ai, làm gì cũng duyên dáng, lịch thiệp cười nói phóng khóang mà vẫn tế nhị, một cô gái nết na hiền dịu có thể gọi là ngừoi phụ nữ lý tưởng hiện nay. Phần ở nhà thì cau có quyết đoán thô lỗ, bất chấp và lạnh lùng. Bao nhiêu lần cái nhau, Sài phải đến ngủ trên bàn làm việc của cơ quan hoặc cô trở về nhà mình đều do cô chủ động xướng sự gay gắt, nói với chồng những lời không thể nhắc lại với ngừơi khác. Nhưng bao giờ Sài cũng là ngừơi có lỗi nhiều hơn. Không nói ra nhưng ai cũng nghĩ thế.

Vì anh là ngừơi cục cằn, thô lỗ không thể thích hợp với một cô gái gốc Hà Nội thích vuốt ve êm ái. Không thể trách ai, chính con ngừơi Sài với từng dáng dấp, cử chỉ đã tạo ra cho mọi ngừơi cái ấn tượng ấy. ở cơ quan và ngoài đường không bao giờ anh nhượng bộ từ việc nhỏ nhặt. Anh lạnh lùng, im lặng kiên quyết và thẳng thắn, sống ”hết mình“. Bản tính anh thế nào, thói quen của cuộc sống bộ đội gần hai chục năm ra sao anh không hề giữ gìn giấu giếm. Lâu dần người ta thông cảm và trân trọng sự thành thật của anh,tuy rằng ai cũng mong muốn giá anh khéo léo tế nhị tí nữa thì tốt hơn.

Nhưng về nhà, anh hoàn toàn là kẻ nhu nhược dễ tính,việc gì cũng cho qua, miễn là vợ thích. Càng chứng tỏ mình là một thằng đàn ông thì càng hèn hạ yếu đuối hơn cả mọi người đàn bàn. Càng tỏ ra mình đàng hoàng chiều vợ, thì càng tuỳ tiện biến mình thành kẻ nheo nhếch đến xấu hổ. Giữ vẻ ung dung, thư thái được cả ngày đến bữa cơm tối không biết con chơi đâu chưa về phải hốt hoảng chạy đi. Vấp ngã tuột cả dép, bật cả móng chân cái,thế là bong tuột luôn cả cái ý chí tu luyện trước mặt vợ và xung quanh.

Nói tóm lại, do sự ”tương quan lực lượng“ anh muốn chứng minh là kẻ mạnh thì càng yếu thành ra cứ phải cố. Càng cố, khoảng cách của hai người càng xa. Người ta chê trách anh rằng ngay từ đầu đã để mất thế, anh sợ ngay từ đầu, nên nó thành quen. Anh bực mình với những nhận xét ấy. Anh đâu có sợ. Anh chỉ nhường nhịn, chiều chuộng, nói chung là nể chứ đâu có chuyện sợ. Dù biện bạch thế, anh vẫn thấy thèm cuộc sống của những nhà xung quanh.

Một đôi vợ chồng công nhân, chồng đứng máy bậc hai, vợ trông trẻ, lương hai ngưòi cộng lại chỉ bằng lương Sài mà họ sống rất vui vẻ tươi tỉnh. Chiều chiều chồng lai vợ ngồi phía sau bế con, treo ỏ ghi đông hai túi, một quần áo con, một đựng các thứ rau và thực phẩm. Dựa xe vào nhà, chồng bé con rong chơi hoặc sang nhà hàng xóm đánh cờ. Vợ nấu nướng xong đến đón: ” Đưa con về em tắm“. Nào ”chít“ chào bố rồi về ”trắm trắm“ nào“. Mẹ con tắm xong giặt xong, sang mời anh nghỉ tay về ăn cơm. Trên bàn họ lúc nào cũng có cốc hoa cắm mấy bông hồng hoặc hao đồng tiền.

Một kỹ sư hoá chất, vợ làm thợ may ở công ty xuất nhập khẩu bao giờ chồng có khách cũng tự tay xách ấm đun nước, pha trà, rồi ”xin phép bác ngồi chơi với nhà em, em đang dở chút việc“.

Một anh phó quản đốc, vợ là kỹ sư kém chồng mười lăm tủôi, lít nhít ba đứa con. Anh ta cũng hay gặp Sài ở máy nước nhưng ngoài công việc ra anh ta vẫn đi xem đá bóng, bóng chuyền, bóng bàn, không bỏ sót một trận nào.

Anh ”nhạc sĩ“ của xí nghiệp ngói, thì không đêm nào không có người đến hò hát đến khuya. Chị vợ cho con ngủ trong chiếc giường mù mịt khói thuốc rồi dậy đun nước cho đến khi khách về. Xếp lại bàn ghế và quét đầu mẩu thuốc lá, đổ bã chè, hàng nửa tiếng đồng hồ mới thu dọn quét tước xong.

Có đêm phải rang lạc ướt đẫm mồ hôi, hoặc đạp xe đi tìm ”cái nhắm“ để họ ngồi đến hai ba giờ sáng, có ngừơi nôn mửa cả ra nhà, chị vẫn mắng các con: ”Để im cho bố ngủ“- ”Im lặng cho bố làm việc“- ”Bố đang sáng tác, ai bảo các con làm ồn“.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN