Tình Yêu Của Kẻ Thực Dụng - Chương 7: 7: Bánh Xoắn Ốc
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
48


Tình Yêu Của Kẻ Thực Dụng


Chương 7: 7: Bánh Xoắn Ốc


Chị hai và anh rể mang theo hoa quả đóng hộp cùng ba chai bia.

Chai đựng bia cũng phải mua bằng phiếu, bình thường nếu muốn uống bia, cha Phí đều xách một chiếc bình giữ lạnh đến quán mua về.
Bọn họ đang ăn cơm dở thì trời bắt đầu đổ mưa.

Mưa càng lúc càng nặng hạt, đến tận khi Diệp Phong về vẫn chưa ngớt được chút nào.

Trong nhà chỉ có đúng hai chiếc ô, một chiếc đã đưa Phương Mục Dương, chiếc còn lại giờ đưa cho Diệp Phong.

Phí Nghê tiễn Diệp Phong xuống dưới.

Lúc bước đi trên cầu thang, cô chủ động nhắc tới người anh cả thanh niên trí thức đang đi cắm đội của mình.
“Anh trai tôi trở về, nếu như khu phố không thể giúp đỡ giải quyết công việc, tôi sẽ nhường việc của mình lại cho anh ấy.”
“Là nhà em bảo em làm như vậy à?”
“Không phải, đây là chủ ý của tôi.”
Hồi còn nhỏ, sức khỏe Phí Nghê không tốt, cha mẹ tuy rằng thiếu thốn nhưng vẫn dành tiền mua sữa bò cho cô, anh cả chị hai chẳng những không có phần mà còn phải đun sữa cô cho uống.

Sữa đun nóng rồi được đổ ra một cái bát.

Anh cả dùng đũa khoắng chỗ váng sữa nổi trên bề mặt bát lên, đút vào miệng chị hai, nói rằng đây là phần tinh túy nhất của sữa bò, phải cho cô hai nhà mình thưởng thức.

Sau đó anh lại tiếp tục giám sát Phí Nghê uống sữa, đảm bảo cô uống thật sạch, không được rớt lại giọt nào, còn bản thân anh thì lấy nước nóng tráng qua chiếc ấm đun sữa chưa rửa, ngửa đầu nhấm nháp dư vị sữa bò đọng lại.
Phí Nghê vốn dĩ phải học cùng trường tiểu học với anh cả chị hai mình, ngặt nỗi ngôi trường đó mùa đông không có máy sưởi mà chỉ có mỗi bếp than, vừa mới tan học là học sinh các lớp đã ùa hết ra vây quanh bếp.

Những cô cậu học trò không chen được lên phía trên cũng gắng lách vào hàng người, sưởi ấm chính mình bằng cơ thể của bạn học.

Phí Nghê sinh ra đã yếu, cha mẹ vì mong con gái nhỏ mùa đông không phải chịu lạnh nên đã hao tâm tốn sức đưa cô đến một ngôi trường tiểu học có máy sưởi.

Ở trong ngôi trường ấy, con cái gia đình công nhân bình thường như cô thực ra lại là thiểu số.
Trong ba anh chị em, những gì tốt nhất trong nhà mãi mãi đều thuộc về cô.

Song Phí Nghê không phải kẻ thích dựa dẫm vào người khác, hơn nữa cô cũng chẳng thích công việc ở xưởng may mũ tẹo nào.

Nếu quả thực tới lúc đấy, chi bằng cứ nhường lại việc cho người thực sự cần vẫn hơn.
“Thế thì em phải làm sao?”
“Tôi có thể may quần áo, cũng kiếm được tiền mà.” Tiền có thể đổi lấy phiếu lương lực và phiếu vải, cô vẫn tự nuôi được mình.

Chỉ có điều, những người có cùng suy nghĩ như cô, chung quy vẫn là số ít.

Thời buổi này, xí nghiệp quốc doanh coi thường xí nghiệp tập thể, xí nghiệp tập thể coi thường những kẻ không có công ăn việc làm chính thức.

Phí Nghê biết, nhiều người sẵn lòng kết giao với cô như thế, không chỉ bởi cô trẻ trung xinh đẹp, mà còn vì cô có một công việc ổn định.

Sau này mới kể cũng chẳng khác nào lừa gạt, thôi thì cứ nói trước cho rõ ràng còn hơn.

Nếu như Diệp Phong có thể chấp nhận, bọn họ sẽ tiếp tục tìm hiểu nhau, còn nếu không chấp nhận được thì dừng lại tại đây vậy.
Diệp Phong im lặng.
Phản ứng này của Diệp Phong Phí Nghê đã sớm đoán được, cô vẫn thản nhiên mỉm cười.

Đến chân cầu thang rồi, Phí Nghê tạm biệt Diệp Phong, không quên dặn dò anh ta chú ý về nhà cẩn thận.

Mưa rào rào đổ trên chiếc ô Diệp Phong cầm, tí tách rơi xuống mặt đất.

Phí Nghê nhìn mưa, tự hỏi không biết chừng nào thì mưa sẽ tạnh.

Phương Mục Dương chắc là đã sớm về bệnh viện rồi, nhưng chẳng biết có kịp giờ ăn tối hay không.

Cô đã quên bảo cậu ta không cần trả ô cho mình, cũng sợ cậu ta sẽ quay lại đây trả ô thật…
Phí Nghê lên gác, trông thấy cửa phòng nước còn đang mở.

Cô liếc mắt dòm vào, bắt gặp chị hai đang rửa bát ở bên trong.

Phí Nghê tắt vòi nước trước mặt chị rồi kéo chậu bát về phía mình: “Chị nghỉ ngơi đi, cứ để đấy em rửa cho.”
Chị hai trêu cô: “Sao mà đi lâu thế, có chuyện gì vừa nãy không tiện nói trên bàn ăn à?”
Phí Nghê không đáp lại, chị hai chỉ cho là cô vẫn đang ngượng nghịu.
“Xưởng dệt chỗ chị đang xử lý một số vải có vấn đề.

Chị mang về cho em một tấm đấy, vừa đủ để may hai chiếc áo sơmi mới.

Mấy năm nay em chẳng có quần áo mới đúng không?”
“Tháng trước em vừa mới may một chiếc váy mà.”
“Đã là vải dệt thủ công từ hàng bao nhiêu năm rồi, ngay cả mẹ cũng chê màu sắc hoa văn quá già, có điều mặc lên người em vẫn đẹp.

Cái anh Diệp Phong này, chị thấy khá được đấy, tướng ăn cũng tốt, có vẻ như chưa thiếu ăn thiếu mặc bao giờ.

Chẳng giống anh rể của em, trông cứ như là ma đói đầu thai í, vừa nhìn đã biết hồi nhỏ thường xuyên bị đói.”
Chị đang nói mỉa, nhưng Phí Nghê có thể nghe ra sự xót xa trong đó.
“Em cũng thấy anh ấy rất được, nhưng mà người ta thì chưa chắc đã ưng em.”
Chị hai cười nói: “Đấy là em không trông thấy ánh mắt anh ấy nhìn em đó thôi, người ta đảm bảo ưng em cực kỳ í chứ.”
Phí Nghê không nói gì, trước khác giờ khác.
Tiễn hai vợ chồng con gái đi rồi, cha Phí lấy cái túi Phương Mục Dương mang đến ra, bảo với Phí Nghê: “Đồ Tiểu Phương cho con này.”
Phí Nghê mở túi ra, liền thấy sữa mạch nha, sữa bột Mỹ, sô cô la và năm quả táo.
“Cha, cha lấy đồ của người ta làm gì? Đâu phải là cha không biết, cậu ấy chẳng có việc làm, bây giờ vẫn còn đang sống nhờ tiền trợ cấp đấy.”
“Cha cũng đâu biết cậu ta hào phóng như thế.

Nếu không thì, con nói với cha xem cậu ta ở chỗ nào, cha mang đồ tới đấy trả.

Cái thằng bé này cũng thật là, sao lại cầm nhiều quà cáp sang vậy chứ.”
“Thôi, còn chưa đủ loạn hay sao? Cha cứ giữ mà dùng đi.”
Cha Phí hôm nay rất vui, còn lôi cả chiếc máy quay đ ĩa đã lâu không đụng đến ra sử dụng.

Hồi trước ông mua chiếc máy này vốn để nghe Chu Tuyền(1) hát.

Hiện giờ không được phép nghe nhạc của Chu Tuyền nữa, ông đành lấy đ ĩa “Các thành viên công xã đều là những bông hướng dương” trong tủ bếp ra nghe tạm.
(1) Chu Tuyền (1920 – 1957): Người nổi tiếng nhất trong bảy danh ca đứng đầu Thượng Hải những năm 1930 – 1940 (thất đại ca tinh).

Trong những ngày đầu cải cách, Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ trích nhạc âm nhạc Thượng Hải thời kỳ này là uể oải, suy đồi và sa đọa, vậy nên người nghe nhạc trữ tình Thượng Hải cũng bị coi là phản động.
Căn nhà tức khắc tràn đầy cảm giác hi vọng cùng với ý chí hăng hái tiến về phía trước.
Trong đống đ ĩa tạp nham của cha Phí có lẫn một đ ĩa nhạc ngoại được bọc bằng một tờ báo phát hành những năm sáu mươi, trên mặt đ ĩa cũng có mấy chữ nước ngoài.

Cha Phí nhận ra vài từ, nhưng xếp chúng lại cạnh nhau thì ông không sao hiểu nổi.
Cha Phí hỏi con gái: “Đ ĩa này đâu ra ấy nhở?”
Phí Nghê cầm lấy đ ĩa nhạc, nhìn thoáng qua bề mặt đ ĩa rồi lại lấy báo bọc lại, cầm vào trong phòng, lôi một chiếc hòm khóa kín từ góc phòng ra.
Chiếc hòm này cùng những thứ ở bên trong đều là cô lừa được từ chỗ của Phương Mục Dương, lần mở khóa gần đây nhất đã là tận năm trước rồi.
Sau khi khóa hòm lần nữa, Phí Nghê bưng chậu đến phòng nước, trông thấy cửa phòng đóng chặt, có vẻ như là đang có đàn ông tắm ở bên trong.

Khu tập thể này không có phòng tắm, muốn tắm thì phải ra nhà tắm công cộng hoặc lúc đi làm tranh thủ tắm luôn tại xưởng.

Cửa mở, ba gã trai bước từ trong phòng nước ra, trong đó có cả một cậu thiếu niên cởi tr@n.

Phí Nghê quay mặt đi, coi như không thấy.

Cô mở vòi nước, chà mặt thật mạnh, bóp mãi mới được tí kem đánh răng, xem ra ngày mai phải mua kem đánh răng mới rồi.
Trong phòng nước có một con ruồi, bay qua bay lại trông rất ngứa mắt.
Phí Nghê rất ghét ruồi, nhưng lý do lại khác với phần đa mọi người.

Thời tiểu học, môn nào cô cũng đạt điểm cao, song đời sống học đường vẫn có chỗ không như ý.

Hồi đó nhà trường kêu gọi diệt trừ bốn hại(2), vậy nên ngày nào học sinh cũng phải nộp ruồi chết cho trường.

Trên đường đến trường và từ trường trở về nhà, Phí Nghê thường đeo cặp hoa, tay cầm chiếc chai thủy tinh cùng một cái vỉ đập ruồi để kiếm ruồi bay dọc đường.

Thế nhưng cô chẳng bao giờ đập được con ruồi nào cả.

Mỗi lần nhà trường liệt kê danh sách diệt trừ bốn hại, cô luôn đội sổ trong lớp.
(2) Diệt trừ bốn hại: Một trong những hành động đầu tiên trong kế hoạch Đại nhảy vọt của Trung Quốc (1958 – 1962).

Bốn loài động vật có hại cần diệt trừ trong chiến dịch này là chuột, ruồi, muỗi và chim sẻ.
Mối quan hệ giữa Phí Nghê và Phương Mục Dương cũng được xây dựng nhờ ruồi.

Trường của bọn họ cho ăn bán trú tại trường, tuy nhiên mùa màng thất bát ở quê cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bữa trưa của học sinh trên thành phố.

Thời điểm ấy, bọn trẻ còn đếm được cả số hạt gạo trong cháo lẫn số cọng rau trên đ ĩa của mình.

Đa phần đám nhóc đều mang theo bánh bao cuộn hoặc món gì đấy khác từ nhà, nếu không thì cũng lấy tiền và phiếu lương thực đến trường mua thêm quà vặt lấp bụng.
Ăn xong bữa trưa, Phí Nghê liền cầm vỉ đi tìm ruồi trong vườn trường, nhưng mà chưa đập được ruồi, cô đã đập phải cánh tay đô con của một đàn anh lớp lớn.

Phí Nghê chưa kịp xin lỗi thì đàn anh kia đã dẫm thẳng lên chân cô, khiến cho cô tròn xoe mắt.

Con trai thời đó chẳng có mấy ai cơ thể lực lưỡng như vậy, nhìn không thôi cũng đủ thấy nhà cậu chàng không thiếu dầu mỡ bột gạo, chứ chỉ ăn mỗi rau dưa với bánh bột bắp thì lấy đâu ra cánh tay tròn lẳn thế kia.

Phí Nghê hỏi sao anh lại dẫm lên chân người khác, đàn anh lại nói con nhóc này, dẫm lên chân mày thì sao, nếu mày cứ không có mắt như thế thì tao còn đá luôn mày í chứ.

Phương Mục Dương trùng hợp nghe được phần sau đoạn đối thoại này.

Cậu nhận ra cô bé tóc hai bím, mặc áo trắng với váy hoa, tay cầm vỉ đập ruồi kia chính là bạn học Phí Nghê cùng lớp với mình, còn chưa đợi Phí Nghê kêu cứu thì đã xông lên đạp cho đối phương mấy cước, vừa đá vừa tuyên bố, về sau nếu còn thấy cậu ta bắt nạt bạn nữ lớp mình nữa thì sẽ uýnh đến khi nào cậu ta nôn hết bữa trưa ra mới thôi.
Đàn anh nọ nhận ra Phương Mục Dương, dọa sẽ mách bố mẹ cậu, song Phương Mục Dương chả thèm quan tâm, còn bảo cậu ta cứ mách càng nhanh càng tốt.
Phí Nghê giấu vỉ đập ruồi và chai thủy tinh ra sau lưng, cảm ơn Phương Mục Dương vì đã ra tay giúp mình.

Phương Mục Dương nghĩa khí nói bạn học giúp nhau là lẽ đương nhiên, nếu tôi gặp khó khăn thì cậu cũng sẽ giúp đỡ, sau đó lại hỏi Phí Nghê có đúng vậy không.

Phí Nghê tất nhiên không thể nói không.

Thế là Phương Mục Dương liền bảo giờ cậu đang rất đói bụng, muốn ăn một chiếc bánh xoắn ốc, không biết Phí Nghê có thể cho cậu vay năm xu cùng một hai tấm phiếu được không.

Phí Nghê nói trên người cô không có tiền, Phương Mục Dương có vẻ rất thất vọng.

Phí Nghê thấy hơi ngượng ngùng, dù sao người ta cũng vừa mới giúp mình xong.

Vậy là cô liền đưa vỉ đập ruồi cho Phương Mục Dương, một tay vẫn cầm chai thủy tinh, tay còn lại thì lục cặp, mò ra được một ổ bánh vitamin bọc trong giấy sáp.

Cô đã phải tích cóp hơn một tuần mới mua được chiếc bánh này, mai là sinh nhật anh cả, cô vốn định tặng cho anh.
Trước khi đưa bánh vitamin cho Phương Mục Dương, Phí Nghê siết chặt lớp giấy bọc bánh, khiến cả chiếc bánh bẹp lại.

Cô nói nếu mai cậu có thể trả tiền bánh cho tôi, tôi sẽ đưa cậu ăn trước.
Phương Mục Dương thoải mái nhận lời.
Thế nhưng ngày hôm sau, Phương Mục Dương không trả tiền mà lại đưa cho Phí Nghê một chiếc hộp bút “made in England”.

Cậu bảo giá hộp bút này có thể mua được mười chiếc bánh vitamin, giờ cậu sẵn lòng đổi hộp bút lấy một chiếc bánh.
Phí Nghê nói cô đã có hộp bút rồi, cô thiếu tiền và phiếu lương thực thôi, Phương Mục Dương chỉ cần đưa cô tiền và phiếu là được.
Phương Mục Dương vẫn không có ý định trả tiền.

Cậu nói với Phí Nghê hiện tại mình không có tiền, nếu như Phí Nghê muốn tiền và phiếu, phải sau này mới lấy được, bây giờ cậu dùng hộp bút làm vật thế chấp, khi nào có sẽ cầm tiền đi đổi về.
“Cậu đã nói hôm nay sẽ trả tiền cho tôi mà.” Phí Nghê biết Phương Mục Dương có tiền, trước kia bữa trưa cậu ta vẫn ăn thịt hộp nước ngoài.

Bà ngoại cậu ta từng đến thăm cháu trên một chiếc xe hơi của Đức, lại còn quyên tặng đàn dương cầm cho trường nữa.
Phương Mục Dương cười với cô, để lộ hàm răng trắng tinh.

Cậu nói rất vô lại: “Nhưng mà người tính không bằng trời tính, cửa hàng ủy thác không nhận hộp bút của tôi, tôi cũng chẳng biết nên làm thế nào.

Không phải cậu bảo bạn học cần giúp đỡ nhau hay sao?”
Phí Nghê bị sự ngang ngược của cậu chọc cho tức tới bật khóc.

Phương Mục Dương dỗ dành cô: “Thôi đừng khóc, mấy hôm nữa tôi sẽ trả cậu gấp đôi, cả phiếu lẫn tiền.”
“Thật không?”
“Thật chứ, không lừa cậu đâu.

Bà ngoại tôi đang đi Indonesia, đợi khi bà quay trở về là có tiền ngay ấy mà.”
“Thế cha mẹ cậu không cho cậu tiền hay sao?” Phí Nghê tuy còn nhỏ tuổi nhưng cũng biết lương cha mẹ Phương Mục Dương cao hơn lương của cha mẹ mình nhiều.

Cha mẹ cô còn có thể cho cô ít tiền tiêu vặt mỗi ngày, Phương Mục Dương sao đến nỗi mấy xu cũng không có chứ?
Phương Mục Dương dùng sự im lặng thay cho câu trả lời.

Cha mẹ cậu đưa cậu tới học nội trú, một ngày ba bữa đều ăn ở trường, ngay cả về nhà ăn một bữa cho tử tế cũng chẳng được, nói gì đến tiền tiêu vặt.
Phí Nghê không còn cách nào khác, đành bảo Phương Mục Dương viết giấy nợ, còn chiếc hộp bút “made in England” kia thì mang về tặng sinh nhật anh.

Cũng may khi nhận quà, anh cô đã rất vui mừng.

||||| Truyện đề cử: Muốn Em Là Của Riêng |||||
Sáng sớm hôm sau, Phí Nghê tìm Phương Mục Dương, hỏi cậu: “Cậu có còn muốn vay tiền nữa không? Nếu có thể trả gấp đôi, tôi lại cho cậu vay tiếp.”
“Không thành vấn đề, cậu cho vay bao nhiêu tôi cũng trả lại gấp đôi.” Phương Mục Dương lại hỏi Phí Nghê: “Thế cậu cho tôi vay được bao nhiêu?”
Phí Nghê móc từ váy ra hai đồng xu.
Tuy Phương Mục Dương không có tiền, nhưng hai xu tiền cậu vẫn chẳng để vào mắt: “Chỗ tiền này còn chẳng đủ cho tôi mua một chiếc bánh xoắn ốc nữa.”
“Cậu trả gấp đôi thật chứ?”
“Thật, mau lấy tiền ra đây đi.

Nếu cậu không tin thì tôi thế chấp đàn vĩ cầm của mình nhé?”
“Tôi không chơi được vĩ cầm, có đưa tôi cũng vô dụng.”
“Tôi sẽ trả tiền cho cậu thật mà.”
Phí Nghê tin, ngập ngừng rút ra năm xu cùng một tấm phiếu lương thực.
Phương Mục Dương vươn tay giật lấy: “Cậu còn bao nhiêu tiền thì cứ đưa tôi hết đi.

Khi nào bà ngoại tôi về, tôi mời cậu ăn sô cô la và bánh kem bơ, được không?”
“Cậu trả tiền là được, không cần mời tôi ăn gì nữa đâu.”
Phí Nghê còn muốn cho Phương Mục Dương vay thêm một ít tiền nữa, dù sao cậu ta cũng có thể trả gấp đôi, nhưng toàn bộ tiền cóp nhặt được lúc trước cô đã dùng để mua bánh vitamin, mà bánh vitamin thì Phương Mục Dương ăn mất rồi.

Cô chỉ có thể nghĩ cách xin tiền cha mẹ.

Phí Nghê nói cơm trưa ở trường ăn không đủ no, cha mẹ tin, ngày nào cũng cho cô thêm năm xu cùng với một hai tấm phiếu lương thực.

Cô đưa tiền và phiếu cho Phương Mục Dương, lại thu về được một tờ giấy nợ nữa.
Tuy nhiên giấy nợ càng nhiều, Phí Nghê lại càng cảm thấy hoang mang.

Cô hỏi Phương Mục Dương bao giờ có thể trả tiền cho mình.
Lần nào Phương Mục Dương cũng đáp: “Sắp rồi, cậu đừng sốt ruột.”
Phí Nghê sợ Phương Mục Dương không có tiền thì sẽ chết đói, bánh quy cha mẹ mua cho, cô không ăn mà lén dùng giấy gói lại, đến bữa trưa lại đưa Phương Mục Dương ăn, Phương Mục Dương xém chút còn ăn cả bánh lẫn giấy.

Bánh bao cuộn cô cũng chỉ ăn một nửa, nửa còn lại đều vào bụng Phương Mục Dương cả.
Một ngày nọ, Phí Nghê đưa cho Phương Mục Dương một hào, Phương Mục Dương hỏi hôm nay sao nhiều tiền thế.
Phí Nghê bảo năm xu trong đó là tiền vé xem phim của cô.
Phương Mục Dương nói: “Cậu cũng thú vị phết nhỉ.

Bỏ tiền ra xem phim làm gì, để tôi dẫn cậu qua sân chiếu bóng chỗ chúng tôi xem phim miễn phí.

Nếu ở ngoài xem không rõ, tôi cũng có thể đưa cậu vào trong được luôn.”
“Thế khi nào thì đi được?”
“Chủ nhật này đi, tôi đến nhà tìm cậu.

Nhà cậu ở đâu?”
Phí Nghê nói một địa chỉ.
Tới ngày đã hẹn, Phí Nghê đặc biệt mặc một chiếc sơmi trắng cùng với váy ngắn màu lam, ngay cả hai bím tóc cũng thắt nơ lam có điểm chấm bi màu trắng.

Trong cặp sách hoa là ô mai mơ mẹ cho cô, cô dự định ăn chung với Phương Mục Dương lúc xem phim.

Phí Nghê cũng quyết định sẽ không lấy gấp đôi tiền của Phương Mục Dương nữa, cậu ta vay bao nhiêu thì cứ trả đủ là được.

Thế nhưng cô chờ đến tối, vẫn chẳng thấy tăm hơi Phương Mục Dương đâu cả.

Ngày hôm sau Phí Nghê mới biết, lời hứa hẹn với cô, Phương Mục Dương đã quên béng tự đời nảo đời nào rồi.

Vậy là Phí Nghê thề rằng bất kể Phương Mục Dương có nài nỉ đến cỡ nào, cô cũng sẽ không đưa tiền và phiếu lương thực cho cậu ta, để cậu ta mua bánh xoắn ốc ăn nữa.

Tuy nhiên Phương Mục Dương lại chẳng cho Phí Nghê cơ hội ấy.

Cậu ta vẽ tranh đoạt giải, quan hệ với cha mẹ hòa hợp trở lại, không cần sống ở trường nữa, có thể về nhà ăn cơm mỗi ngày.

Điều quan trọng nhất chính là, bà ngoại cậu ta đã về.

Giờ cậu ta có thể đến tiệm bánh ngọt ăn bánh đầu bếp Pháp làm, ai mà thèm dăm ba cái bánh xoắn ốc của cô cơ chứ.
Phương Mục Dương không chỉ trả gấp đôi tiền cho Phí Nghê, cậu còn đưa cô một chiếc túi giấy, bên trong chứa đầy sô cô la và kẹo ngọt.
Phí Nghê không lấy sô cô la và kẹo của Phương Mục Dương, tuy rằng cô cũng rất muốn mang về cho người nhà mình nếm thử.
Cô nhìn chỗ tiền và phiếu lương thực trong tay, nặn ra một nụ cười: “Sau này cậu muốn vay tiền thì vẫn có thể tìm tôi.

Nhớ trả tôi gấp đôi là được, những thứ khác tôi không cần.”
Phí Nghê cầm tiền và phiếu đến cửa hàng thực phẩm phụ mua năm chiếc bánh vitamin cho cha mẹ, anh chị và cả mình, mỗi người một chiếc.

Khi trả tiền, cô cảm thấy rất tự hào.
Năm cái bánh chen chúc nhau, khiến cho chiếc cặp hoa của Phí Nghê căng phồng.

Về tới nhà rồi, cô bỏ bánh khỏi cặp sách, đặt lên bàn ăn.

Để tránh chuyện người nhà để dành bánh lại cho cô ăn sau, cô xé hết bao bì ra, lấy bánh đặt lên trên đ ĩa.
Phí Nghê không hề đề cập tới việc mình cho vay tiền, chỉ nói đây là tiền cô tiết kiệm được.
Mọi người nghe xong đều cảm thấy rất đau lòng.

Tiết kiệm được nhiều như vậy, chứng tỏ Phí Nghê chẳng tiêu một xu tiền tiêu vặt nào, thậm chí ngày hè nắng nóng cũng không dám ăn lấy một que kem đá đậu đỏ.

Nhưng Phí Nghê đã xé vỏ, bọn họ cũng chỉ có thể thưởng thức chỗ bánh mà cô mua về.
Phí Nghê nhìn người nhà ăn bánh mà mình kiếm được, cảm giác vô cùng thỏa mãn.
Sau đó Phương Mục Dương còn mời Phí Nghê qua nhà bà ngoại cậu ăn hoa quả và bánh kem bơ, song Phí Nghê lại từ chối.

Cô vẫn còn đang thấy rất mất mát trong lòng.

Người này chắc sẽ không tìm cô vay tiền mua bánh xoắn ốc nữa, cô có thể đi đâu mà kiếm lãi gấp đôi bây giờ?.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN