Tình Yêu Phù Thủy (Biệt Thự Bạch Mã) - Chương 4
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
166


Tình Yêu Phù Thủy (Biệt Thự Bạch Mã)


Chương 4


Cùng với cô bạn gái của tôi, Hermia Redcliffe, chúng tôi ra khỏi nhà hát Old Vic nơi chúng tôi vừa dự một cuộc trình diễn vở kịch “Macbeth”. Mưa nặng hạt. Chúng tôi chạy đến nơi để chiếc xe hơi của tôi và Hermia đã nhận xét không đúng rằng bao giờ trời cũng mưa khi nhà hát Old Vic tan buổi diễn.

– Chúng ta đi ăn ở Douvres chứ? – Người bạn cùng đi với tôi hỏi khi xe chạy.

– Douvres à? Ý nghĩ mới ngộ nghĩnh làm sao! Anh tưởng rằng chúng ta phải đến nhà hàng Fantaisie chứ. Người ta cần được ăn uống tốt sau khi nhìn thấy cái cảnh đẫm máu và u buồn trong vở “Macbeth”. Shakespeare bao giờ cũng cho anh sự ngon miệng.

– Đúng như vậy. Wagner cũng cho em kết quả tương tự. Em nhắc tới nhà hàng Douvres vì anh cho xe đi theo hướng này.

– Vì đây là đường một chiều.

– Có thể, nhưng anh sẽ quay tròn.

Bao giờ cũng vậy, Hermia rất có lý. Hermia Redcliffe là một cô gái trẻ đẹp, hai mươi tám tuổi. Cô ấy có bộ mặt gần như hoàn toàn Hy Lạp, tóc màu hạt dẻ sẫm búi thành búi ở sau gáy. Người chị của tôi bao giờ cũng nói “người bạn gái của Mark” với giọng nhấn mạnh làm rung động các dây thần kinh của tôi.

Ở nhà hàng Fantaisie, chúng tôi được đón tiếp nồng nhiệt và người ta chỉ cho chúng tôi một chiếc bàn nhỏ sát tường phủ nhung màu đỏ sẫm. Nhà hàng này thường đông khách, những chiếc bàn kê sát vào nhau. Những người ngồi gần đó vui vẻ chào chúng tôi. David Ardingly, giáo sư sử học ở Trường Đại học Oxford và một trong những cô bạn gái trẻ của anh cũng có mặt ở đây. Cô ta rất đẹp và mái tóc dựng lên theo mốt mới cũng không thể làm cho cô xấu đi được. Cô ta có đôi mắt xanh sâu thẳm và cái miệng bao giờ cũng hé mở. Cô ta rõ ràng là ngốc nghếch. David rất khôn ngoan, bao giờ cũng tìm cách nghỉ ngơi bên cạnh những cô gái có hiểu biết đơn giản.

– Đây là Poppy, ái phi của tôi – Anh ta nói với chúng tôi – Giới thiệu với em đây là Mark và Hermia. Đây là những nhà trí thức, em hãy cố gắng theo kịp họ. Tôi đánh cuộc rằng anh chị mới đi xem Shakespeare hay Ibsen về chứ?

– Rất đúng. “Macbeth” ở Old Vic – Hermia nói – Ánh sáng tốt và cảnh tiễn đưa thì thật là tuyệt vời.

– Và những mụ phù thuỷ?

– Thì rất khủng khiếp. Bao giờ cũng vậy.

– Tối hôm nọ tôi nghĩ đến ảnh hưởng của cái xấu – tôi nói.

– Đến cái gì?

– Ồ, tôi đã ở trong một quán cà phê ở Chelsea.

– Hoan hô Mark! Đó là cái mà người ta gọi là sống với thời gian của mình. Chelsea! Người ta thấy ở đấy những cô gái thừa kế trá hình thành những con chuột ở khách sạn, kết duyên với những tên vô lại đang tìm cách ngoi lên. Đây là nơi Poppy phải đến, có phải như vậy không, em yêu?

Cô gái trợn đôi mắt to:

– Em ghét Chelsea – Cô cãi lại – Em rất thích Fantaisie. Ở đây rất đẹp và người ta ăn uống tốt.

– Được, Poppy! Hơn nữa em cũng không giàu có để tới Chelsea. Nói cho tôi biết về “Macbeth” và những mụ phù thuỷ kinh tởm. Còn tôi, nếu tôi dàn cảnh, tôi sẽ đưa chúng ra bằng những bà già xảo trá như những mụ phù thuỷ trong làng quê.

– Nhưng cái đó bây giờ thì không còn nữa – Poppy nói.

– Em tưởng như vậy vì em là người ở Luân Đôn. Mỗi một làng của nước Anh này hãy còn một mụ phù thuỷ. Mụ già Blak ở toà nhà thứ ba từ chân đồi lên. Người ta nhắc trẻ con đừng động đến mụ ta. Người ta cho mụ trứng, bánh ngọt. Nếu người ta đi qua nhà của mụ thì sữa của bò sẽ bị cạn đi, khoai tây sẽ không nảy mầm hoặc thằng bé Johnny sẽ bị bong gân ở chân. Không một ai nói ra, nhưng mọi người đều biết những cái đó.

– Anh nói đùa! – Poppy kêu lên.

– Không đùa chút nào, có phải không Mark?

– Chắc chắn là anh có lý – Tôi nói chậm chạp – Nhưng tôi không biết chính xác. Tôi ít sống ở nông thôn.

– Tôi không hiểu làm thế nào mà anh có thể thay thế những mụ phù thuỷ bằng những bà già bình thường – Hermia nhận xét – Chúng cần có nhân cách siêu tự nhiên của chúng chứ?

– Nhưng đó chỉ như là một sự rồ dại. Một người đi lang thang tóc lẫn cuống rạ, giãy giụa, cuối cùng, người ấy có cái vẻ điên dại, cái đó thì chẳng có gì đáng sợ cả. Nhưng tôi nhớ lại là đã gặp trong một phòng đợi của một nhà an dưỡng, một bà già đang uống một cốc sữa. Bà ta nói một vài lời về thời tiết ít hứa hẹn, rồi bất chợt bà ta cúi xuống nhìn tôi và hỏi tôi bằng một giọng trầm: “Có phải người ta đã khâm liệm đứa con nhỏ khốn khổ của anh ở sau lò sưởi không?”. Bà ngẩng đầu nói tiếp: “Mười giờ trưa. Trong mỗi ngày cùng giờ ấy. Anh hãy làm ra vẻ không trông thấy máu”. Chính do cái giọng hoàn toàn tự nhiên đó đã khiến tôi run sợ đến lạnh cả sống lưng.

– Có thật là có một người nào đó bị khâm liệm phía sau lò sưởi không? – Poppy lo ngại hỏi.

David không trả lời cô mà tiếp tục nói:

– Những bà đồng. Một cảnh chìm vào trong đêm đen, một người đàn bà đánh đồng thiếp, những tiếng kêu răng rắc, những tiếng va đập vào tường… Rồi bà đồng đứng lên, vuốt lại tóc và trở lại thành người bình thường để ăn một bữa no cũng như mọi người khác.

– Như vậy – tôi nói – Những mụ phù thuỷ của anh sẽ là những con quạ già có tài thiên nhân và thực hiện nghệ thuật của họ một cách bí mật, lẩm nhẩm những câu thần chú bên cạnh một chảo than khói um, xua đuổi tà ma, nhưng có một bộ ba bà già hoàn toàn bình thường… Cái đó có thể là hấp dẫn.

– Nếu như anh tìm được những diễn viên có thể đóng vai theo cách ấy – Hermia nói bằng giọng khô khan.

– Đấy, cô đã chạm vào chỗ nhạy cảm nhất rồi – David nói – Một ảo tưởng nhỏ về sự điên dại trong bản thảo viết tay và những diễn viên đều chống lại. Cũng như vậy khi có vấn đề chết đột ngột. Không một diễn viên nào chấp nhận chết lặng lẽ, anh ta phải kêu, phải vặn vẹo, trợn mắt, cào ngực, tay túm chặt lấy tóc, cuối cùng là làm trò cười cho thiên hạ.

– Shakespeare chắc chắn sẽ ngạc nhiên nếu ông ấy thấy người ta diễn những vở kịch của ông hôm nay.

– Có phải là cuối cùng thì một ông Bacon nào đó đã viết về Shakespeare không? – Poppy hỏi.

– Người ta đã bỏ cái lý thuyết ấy rồi – David nói một cách âu yếm – Em hiểu gì về Bacon?

– Ông ta đã phát minh ra thuốc súng! – Poppy trả lời bằng một giọng đắc thắng.

David đưa mắt nhìn chúng tôi.

– Anh chị đã hiểu vì sao tôi thích cô bé này. Cô ấy hiểu sự vật một cách rất đáng ngạc nhiên. Em yêu, Francis Bacon chứ không phải là Roger. Cái đó ngày nay rất tiện lợi – anh nói tiếp – ra hiệu cho một kẻ giết người chuyên nghiệp khi anh có một việc nhỏ gì giao cho hắn. Ngày nay cái đó thật là thú vị.

– Nhưng cái đó vẫn còn – Hermia khăng khăng – Và bọn găng tơ ở Chicago?

– Nhưng không. Tôi nghĩ đến những người bình thường muốn thủ tiêu một kẻ nào đó. Một kẻ cạnh tranh khó chịu, một bà cô Emily rất giàu có nhưng lại cố bám lấy cái sống, một người chồng quấy rầy. Thú vị biết bao nhiêu nếu có thể gọi dây nói cho một hãng lớn: “Giao cho tôi hai tên giết người. Hạng nhất”.

Chúng tôi cười.

– Nhưng người ta có thể làm được việc ấy – Poppy noi.

Tất cả chúng tôi đều quay về phía cô.

– Bằng cách nào? Em yêu – David hỏi.

– Em muốn nói rằng người ta có thể làm được việc đó nếu người ta muốn… Những người như chúng ta. Nhưng em tin rằng những việc đó sẽ rất tốn kém.

Cặp mắt to của cô gái trẻ tỏ ra hoàn toàn ngây thơ, đôi môi hé mở.

– Nhưng, em muốn nói gì? – David ngạc nhiên hỏi.

Poppy tỏ ra bối rối:

– Ồ… Em không biết rõ. Em nói về “Pale Horse” và những chuyện tiếp đó.

– Một con ngựa nhợt nhạt? Con ngựa nhợt nhạt thuộc loại gì?

Poppy đỏ mặt, cụp đôi mi mắt xuống:

– Em thật là ngu dại. Một hôm có một người nào đó đã nói một vài việc… em đã hiểu không đầy đủ.

– Thôi, em uống đi – David dịu dàng nói.

* * *

Thật là thích thú mà xác nhận rằng khi người ta đã nghe nói đến một chuyện gì mà hai mươi tư tiếng đồng hồ sau đó lại có dịp nhắc đến. Tôi có cái chứng cớ đó vào ngày hôm sau.

Máy điện thoại reo và tôi nhấc máy.

– Flaxman bảy ba tám bốn một (73841).

Một tiếng nấc chạy dọc đường dây. Sau đó một tiếng hổn hển nhưng d9ầy thách thức vang lên bên tai tôi:

– Tôi đã nghĩ và tôi sẽ đi!

– Thật là đầy đủ – Tôi trả lời và kiếm cách kéo dài thời gian – Ồ… có phải…

… Cuối cùng thì tiếng nói tiếp tục, thiên lôi không bao giờ đánh hai lần cùng một chỗ.

– Cô có chắc chắn về số báo mà cô muốn không?

– Chắc chắn là như vậy! Anh là Mark Easterbrook phải không?

– Ồ, tôi hiểu, thưa cô Oliver.

– Anh không biết à? Tôi đã không nghĩ đến việc ấy. Đây là ngày hội của Rhoda. Tôi đến để ký tên vào những cuốn sách của tôi.

– Thật là đáng mến, về phần cô. Chắc chắn là cô sẽ nghỉ lại ở nhà chị ấy chứ?

– Không có đón tiếp chứ! – Oliver lo ngại hỏi – Anh hiểu cái đó là như thế nào, mọi người chạy đến với anh để hỏi rằng anh đang viết về cái gì trong khi anh đang uống nước cà chua. Tôi không bao giờ tìm được câu trả lời phù hợp. Anh không tin là người ta sẽ đưa tôi đi ăn uống gì đó ở “Con ngựa hồng” à?

Cuối cũng là “CON NGỰA NHỢT NHẠT”. Một quán hàng. Bao giờ tôi cũng thấy dễ chịu khi ngồi ở những nơi ấy. Tôi có thể uống tuy cái đó làm tôi đầy hơi.

– Tại sao cô lại nói đến CON NGỰA NHỢT NHẠT?

– Có một quán hàng ở rìa làng mang cái tên đó. Ít nhất thì đây là “Con ngựa hồng” và như thế thì hay hơn. Tôi có thể tạo ra nó. Tôi có nhiều trí tưởng tượng.

– Thế còn “Con vẹt có mào” ra sao rồi? – Tôi hỏi.

– Con vẹt có mào nào?

– Và những quả cầu nữa?

– Thật vậy – Oliver trả lời giọng nghiêm trang – Anh điên hay là anh bị bệnh rụng tóc đấy? Những Con ngựa hồng, những con vẹt có mào và những quả cầu.

Cô ta gác máy.

Tôi đang nghĩ đến cái tin mơ hồ về CON NGỰA NHỢT NHẠT khi tiếng chuông của máy điện thoại réo lên một lần nữa.

Lần này là ông Soannes White, một ông chưởng khế đạo mạo. Ông nhắc tôi rằng, theo chúc thư của bà mẹ đỡ đầu của tôi là phu nhân Hensketh-Dubois thì tôi được phép chọn và nhận ba trong số những bức tranh của bà.

– Việc bán những của cải của người qua đời tại Luân Đôn đã được quyết định và nếu có thể mời ông tới phố Ellesmere trong thời gian ngắn nhất…

– Tôi sẽ đến ngay bây giờ.

Buổi sáng nay có vẻ à thuận lợi đối với công việc của tôi.

Cắp trong tay ba bức hoạ vẽ thuốc màu, tôi rời ngôi nhà số bốn mươi chín phố Ellesmere thì đụng phải một người đang bước lên thềm. Tôi xin lỗi và nhận lời xin lỗi, và đúng lúc tôi định gọi một chiếc xe taxi đang chạy chậm để rước khách thì có một tiếng động khẽ trong trí nhớ của tôi. Tôi quay phắt lại.

– Ôi! Đúng là Corrigan!

– Ồ! Mark Easteabrook!

Jim Corrigan và tôi vốn là bạn thân khi học ở Trường Đại học Oxford, nhưng đã mười lăm năm nay chúng tôi không gặp nhau.

– Tớ đã ngờ ngợ là cậu – Anh nói – Tớ đã được đọc những bài báo của cậu. Chúng làm tớ thích thú.

– Cậu bây giờ ra sao? Cậu vẫn dành thời gian cho việc nghiên cứu đấy chứ, như cậu vẫn mong muốn?

– Than ôi! Cái đó phải trả một giá đắt khi người ta hoạt động một mình. Phải làm việc theo êkip với một tay triệu phú mới được việc. Còn về lý thuyết thì không tốn kém như là nghiên cứu thực tiễn về ảnh hưởng của tuyến tiết đến cách xử thế của con người. Tớ chưa thấy ai say mê đề tài này. Tớ là bác sĩ pháp y. Cái đó thật là thú vị. Nó cho chúng ta thấy rõ mọi loại tội phạm. Nhưng tớ không muốn làm phiền cậu bằng cách nói về việc riêng. Cậu có muốn đi ăn với tớ không?

– Rất vui lòng. Nhưng cậu đang cần vào đây? – Tôi nhận xét và chỉ ngôi nhà.

– Không đúng. Tớ đến vì tò mò.

– Ở đây không có một người nào trừ người gác cổng.

– Phải. Nhưng tớ muốn có những nhận xét về phu nhân Hensketh-Dubois.

– Tớ có thể cho cậu biết nhiều hơn so với người gác cổng. Phu nhân Hensketh-Dubois là mẹ đỡ đầu của tớ.

– Thế, đó là một sự may mắn. Chúng ta đi ăn ở đâu? Tớ biết một cửa hàng ăn nhỏ không xa đây là mấy.

Một vài phút sau, chúng tôi ngồi trước bàn ăn trong quán hàng, có một chàng trai cải trang làm một thuỷ thủ Pháp phục vụ.

– Thế nào – Tôi bắt đầu – Cậu muốn biết những gì về bà già ấy. Và tại sao cậu lại quan tâm đến bà ấy?

– Đây là một câu chuyện dài. Trước hết cậu cho biết: bà ta thuộc hạng người như thế nào?

Tôi suy nghĩ một lát, nói:

– Bà ấy có những quan niệm khá lỗi thời. Là vợ góa của một nhà cầm quyền trên một hòn đảo nào đó mà tớ không nhớ tên. Bà ấy rất giàu và ưa thích sự thuận tiện. Mùa đông bà ra nước ngoài. Nhà bà rất giàu và đầy ắp đồ gỗ, đồ bằng bạc đẹp nhất kiểu Victoria. Bà không có con, nhưng có một cặp chó bông để bà âu yếm. Bà bướng bỉnh và bảo thủ về mặt tinh thần. Tốt bụng nhưng độc đoán. Cậu còn muốn biết thêm gì nữa?

– Tớ cũng không biết rõ hơn. Bà ta có thể là nạn nhân của một vụ tống tiền không?

– Bà ấy – Tôi kêu lên ngạc nhiên – Đối với tớ thì điều này thật khó hiểu. Nhưng có cái gì ở đây?

Và như vậy tôi được biết những tình tiết trong cái chết của Cha Gorman.

Tôi đặt chiếc diã xuống.

– Cậu có bản kê danh sách ở đây không?

– Đây không phải là bản gốc nhưng tớ đã chép lại từ đó. Cậu xem.

Tôi cầm lấy mảnh giấy mà anh đưa cho tôi và nghiên cứu.

– Parkinson. Tớ biết hai người: Arthur, trong hải quân và Henri làm việc trong một bộ nào đó. Ormerod… có một thiếu tá Ormerod trong đội bảo vệ kỵ binh. Stamford… đó là tên một ông hiệu trưởng cũ của tớ, khi tớ còn nhỏ Harmondsworth… không Tuckerton… Tuckerton… Thomasina Tuckerton?

Corrigan nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên:

– Theo tớ hiểu thì cậu có thể biết cái người đó. Bà ta là ai và bà ta làm gì?

– Bây giờ thì không làm gì. Báo đăng tin là cô ta đã chết một tuần lễ rồi.

– Cái đó không giúp gì tớ nhiều.

Tôi tiếp tục đọc.

– Shaw. Tớ biết có một người thợ chữa răng có cái tên này và một người là Jerôme Shaw làm công tác văn phòng… Delafontaine. Tớ đã nghe nói về cái tên này, mới đây thôi, nhưng tớ không nhớ là ở đâu… Corrigan. Có phải đây là cậu không, thật là ngẫu nhiên.

– Tớ rất hy vọng là không phải. Tớ có cảm tưởng cái đó mang lại bất hạnh nếu có tên tớ trong bản kê này.

– Có thể. Nhưng ai đã làm cho cậu tưởng rằng ở đây có chuyện tống tiền làm cơ sở?

– Đó là một ý kiến của thanh tra Lejeune, hình như thế. Đó là cái có vẻ rất khác thường. Nhưng đây cũng có thể là những tên buôn bán ma tuý hoặc là những người nghiện chất độc này, cũng có thể là những nhân viên bí mật. Một điều chắc chắn là bản danh sách này có giá trị tới mức người ta đã giết Cha Gorman để chiếm lấy nó.

– Cậu có thích thú đến mức say mê về khía cạnh cảnh sát trong công việc của mình không?

Anh ta lắc đầu.

– Tớ không thể nói được. Cái giữ tớ lại là các loại tội phạm, nguồn gốc của chúng, trình độ học vấn và nhất là trạng thái hách của phạm nhân.

– Như vậy bản kê này mang lại lợi ích gì cho cậu?

– Tớ cũng tự hỏi về cái đó – Corrigan trả lời một cách chậm chạp – có thể do việc trông thấy chính tên của tớ. Tiến lên những người mang tên Corrigan, cứu giúp những người bị ức hiếp.

– Cứu giúp? Đó là chỉ giúp cho cậu, nhưng còn một danh sách những nạn nhân… Không phải là bọn gian ác, hiện nay cái đó là có thể.

– Cậu hoàn toàn có lý. Và tang vật của tớ rất lạ lùng. Có thể đó là do bản năng. Tớ không biết nhiều về Cha Gorman, nhưng tớ chắc chắn rằng Cha dính chặt vào tầm quan trọng lớn lao của bản danh sách này.

– Cảnh sát không làm gì à?

– Ồ, phải. Nhưng đây là một công việc đòi hỏi phải nghiên cứu tất cả trong từng chi tiết, nhất là quá khứ của người đàn bà ấy, người đã cho mời Cha tới.

– Là ai vậy?

– Một người đàn bà góa, thoạt nhìn thì không có gì là bí mật. Bà ấy làm việc cho một tổ chức điều tra về thói quen sử dụng những vật phẩm tiêu dùng hàng ngày và lập các bảng thống kê. Những nhân viên của hãng này hầu như không biết gì về bà ấy. Bà ấy từ Lancashire tới. Chỉ có một chi tiết lạ lùng về bà này. Bà ấy có rất ít đồ dùng cá nhân, tất cả chỉ đựng gọn trong một chiếc vali.

Tôi nhún vai.

– Có rất nhiều việc thường xảy ra mà người ta không nghĩ tới. Cậu đã quyết định điều tra về vụ này rồi chứ?

– Ừ! Tớ xen vào công việc của người khác một chút. Hensketh-Dubois không phải là cái tên phổ biến. Tớ nghĩ rằng khi tìm kiếm một vài tình hình về bà này… Nhưng sau những cái mà cậu đã cho biết thì bà ta không thể dắt dẫn tớ chút nào cả.

– Đó không phải là một người nghiện ma tuý, cũng không phải là một kẻ đau cơ – tôi khẳng định – Và chắc chắn cũng không phải là một nhân viên bí mật. Bà ấy đã sống một cuộc đời ngay thẳng khiến người ta không thể tống tiền bà được… Tớ không hiểu rõ là với danh nghĩa gì mà bà ấy có tên trong bản danh sách. Đồ nữ trang vẫn còn nguyên trong rương ở nhà băng, không có gì trong nhà ở nên không thể cho rằng đây là một vụ trộm cướp.

– Liệu có thể có những người khác mang tên Hensketh-Dubois không?

– Không có con. Bà ấy có hai cháu họ, một nam, một nữ nhưng chúng không mang cùng tên. Chồng bà ấy là con một.

Corrigan khẳng định với tôi là tôi đã giúp anh rất nhiều tuy không có được một tang chứng gì và chúng tôi chia tay nhau. Anh ta có một người nào đó phải mổ.

* * *

Tôi trở về nhà, nghỉ ngơi, không thể tập trung vào công việc của mình được. Tuân theo một sự thúc đẩy tự nhiên, tôi gọi dây nói cho David Ardingly.

– David? Mark đây. Cô gái trẻ, người cùng đi với cậu tối hôm qua, Poppy. Tên thật của cô ấy là gì?

– À! Cậu muốn cướp cô bạn gái của tớ à?

Anh chàng hình như tìm thấy một ý kiến khá ngộ nghĩnh.

– Ồ! Cậu có rất nhiều cô. Cậu có thể nhường lại cho tớ một cô chứ?

– Tớ tưởng rằng cậu đã có cái mà người ta cần phải có rồi chứ và cậu đã “sắp xếp lại các xe hơi”.

“Sắp xếp lại các xe hơi”. Một thuật ngữ khó chịu làm sao và cái đó bây giờ thích hợp trong quan hệ giữa tôi và Hermia. Tại sao cô ấy lại cuốn hút tôi. Tôi luôn luôn biết trong tiềm thức của tôi rằng một ngày nào đó chúng tôi sẽ kết hôn… Tôi thích cô ấy hơn mọi người khác. Chúng tôi có nhiều điểm giống nhau.

– Tại sao lại có sự thèm muốn hé mở ấy? Hermia là một ngươi vợ lý tưởng.

– Phải, nhưng cái đó sẽ không trở thành ngốc nghếch.

Câu nói ngắn ngủi đó không rõ từ đâu ra làm tôi khó chịu.

– Cậu ngủ đấy à? – David hỏi tôi.

– Không. Thật thà mà nói thì tôi thấy cô bạn Poppy của cậu rất là mát dịu.

– Đó là thuật ngữ phù hợp với cô ta… Khi người ta tiếp nhận cô với những liều lượng nhỏ. Cô ta tên là Pamela Stialing và làm việc ở một trong những cửa hàng hoa tươi đẹp ở Mayfair.

Anh ta cho tôi địa chỉ.

– Đưa cô ta đi và vui chơi thoả thích nhé – Anh ta nói với tôi bằng giọng của người cha – Cậu sẽ thấy cô ta rất là thoải mái. Cô ta có cái đầu rỗng tuếch. Cô ta sẽ tin tất cả những điều cậu nói. Nhưng cậu đừng có ảo tưởng. Cô ta là người có đức hạnh.

Tôi gác máy.

* * *

Tôi đi qua cửa hàng “Nghệ thuật về hoa” với một trạng thái bị kích thích. Mùi hoa dành dành hắc làm tôi ngây ngất. Những cô gái trẻ bán hàng mặc đồ màu xanh nhạt đều giống Poppy khiến tôi khó nhận ra cô. Cô ta đang viết một địa chỉ một cách cần mẫn. Tôi đợi cho cô viết xong và tiến lại gần cô.

– Chúng ta mới gặp nhau tối hôm qua cùng với David Ardingly – Tôi nhắc cô.

– Ồ! Vâng! – Poppy nhận ra tôi với vẻ nồng nhiệt, mắt mơ màng.

– Tôi muốn hỏi cô một vài điều – Bất chợt tôi thấy khó chịu – Có lẽ tốt nhất là tôi mua hoa đã.

Cô ta hoạt động như một cỗ máy đầy đủ dầu mỡ.

– Chúng tôi có nhiều hoa hồng đẹp. Hoa vừa được đưa đến.

Chỗ nào cũng có hoa hồng.

– Giá bao nhiêu?

– Ồ! Gái rất rẻ – Poppy trả lời và đưa dẫn chứng – Chỉ có năm xu một bông.

Tôi nuốt nước bọt.

– Cho tôi sáu bông.

– Tôi cho thêm lá cho đẹp chứ?

Tôi chỉ muốn mua hoa măng bàn tay đơn giản trước khi chúng phai màu.

– Tôi muốn đặt ra với cô một câu hỏi – Tôi nhắc lại câu chuyện khiến Poppy bất chợt trở nên lóng ngóng khi bó lại bó hoa – Tối hôm qua cô đã nói đến một CON NGỰA NHỢT NHẠT nào đó.

Poppy giật mình và đánh rơi bó hoa xuống đất.

– Cô có thể nói cho tôi biết rõ hơn không?

Poppy nhặt hoa lên.

– Ông nói gì? – Cô ta hỏi và ngẩng mặt lên.

– Tôi đã đặt ra cho cô câu hỏi về CON NGỰA NHỢT NHẠT.

– Một CON NGỰA NHỢT NHẠT à? Tôi không biết.

– Cô đã nói về nó tối hôm qua.

– Không bao giờ. Tôi chắc chắn là như thế.

– Một người nào đó đã nói với cô. Ai vậy?

Poppy thở mạnh và nói nhanh:

– Tôi không hiểu một chút nào những lời ông nói với tôi. Và chúng tôi không có quyền nói chuyện với khách hàng…

Cô găm một tờ giấy vào bó hoa của tôi.

– … Tất cả là ba hào rưỡi, thưa ông.

Tôi đưa cho cô ta tờ một đồng. Cô cáu kỉnh ấn vào tay tôi sáu hào và quay nhanh sang người khác.

Đôi tay cô run lên.

Tôi chậm chạp đi ra. Tôi đã đi xa rồi mới nhận ra là cô cộng nhầm tiền và trả lại tôi thiếu tiền.

Tôi quay lại nhìn bộ mặt xinh đẹp đờ đẫn và đôi mắt xanh to muốn nói lên điều gì trong chiều hôm nay.

Cô ta sợ, rất sợ. Nhưng tại sao?

Tôi đi qua cửa hàng “Nghệ thuật về hoa” với một trạng thái bị kích thích. Mùi hoa dành dành hắc làm tôi ngây ngất. Những cô gái trẻ bán hàng mặc đồ màu xanh nhạt đều giống Poppy khiến tôi khó nhận ra cô. Cô ta đang viết một địa chỉ một cách cần mẫn. Tôi đợi cho cô viết xong và tiến lại gần cô.

– Chúng ta mới gặp nhau tối hôm qua cùng với David Ardingly – Tôi nhắc cô.

– Ồ! Vâng! – Poppy nhận ra tôi với vẻ nồng nhiệt, mắt mơ màng.

– Tôi muốn hỏi cô một vài điều – Bất chợt tôi thấy khó chịu – Có lẽ tốt nhất là tôi mua hoa đã.

Cô ta hoạt động như một cỗ máy đầy đủ dầu mỡ.

– Chúng tôi có nhiều hoa hồng đẹp. Hoa vừa được đưa đến.

Chỗ nào cũng có hoa hồng.

– Giá bao nhiêu?

– Ồ! Gái rất rẻ – Poppy trả lời và đưa dẫn chứng – Chỉ có năm xu một bông.

Tôi nuốt nước bọt.

– Cho tôi sáu bông.

– Tôi cho thêm lá cho đẹp chứ?

Tôi chỉ muốn mua hoa măng bàn tay đơn giản trước khi chúng phai màu.

– Tôi muốn đặt ra với cô một câu hỏi – Tôi nhắc lại câu chuyện khiến Poppy bất chợt trở nên lóng ngóng khi bó lại bó hoa – Tối hôm qua cô đã nói đến một CON NGỰA NHỢT NHẠT nào đó.

Poppy giật mình và đánh rơi bó hoa xuống đất.

– Cô có thể nói cho tôi biết rõ hơn không?

Poppy nhặt hoa lên.

– Ông nói gì? – Cô ta hỏi và ngẩng mặt lên.

– Tôi đã đặt ra cho cô câu hỏi về CON NGỰA NHỢT NHẠT.

– Một CON NGỰA NHỢT NHẠT à? Tôi không biết.

– Cô đã nói về nó tối hôm qua.

– Không bao giờ. Tôi chắc chắn là như thế.

– Một người nào đó đã nói với cô. Ai vậy?

Poppy thở mạnh và nói nhanh:

– Tôi không hiểu một chút nào những lời ông nói với tôi. Và chúng tôi không có quyền nói chuyện với khách hàng…

Cô găm một tờ giấy vào bó hoa của tôi.

– … Tất cả là ba hào rưỡi, thưa ông.

Tôi đưa cho cô ta tờ một đồng. Cô cáu kỉnh ấn vào tay tôi sáu hào và quay nhanh sang người khác.

Đôi tay cô run lên.

Tôi chậm chạp đi ra. Tôi đã đi xa rồi mới nhận ra là cô cộng nhầm tiền và trả lại tôi thiếu tiền.

Tôi quay lại nhìn bộ mặt xinh đẹp đờ đẫn và đôi mắt xanh to muốn nói lên điều gì trong chiều hôm nay.

Cô ta sợ, rất sợ. Nhưng tại sao?

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN