Tình Yêu Và Tội Lỗi - Cạm Bẫy Tình
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
148


Tình Yêu Và Tội Lỗi


Cạm Bẫy Tình



Cái xác đã nằm ở đó được nhiều ngày, trước khi có một kẻ nào đó đến phát hiện ra nó. Và thực là ngớ ngẩn, kẻ nào đó là tôi chứ không phải ai khác.

Trời rất nóng. Tôi phải bịt mũi, nhanh chóng rời căn phòng, phải đứng tựa người một lát vào bức tường cầu thang. Ra đến đây tôi cảm thấy dễ thở hơn, mặc dù hôm ấy trời oi bức, ngột ngạt, báo hiệu sắp sửa có cơn giông.

Vịn tay vào lan can, tôi loạng choạng lần xuống tầng nhà dưới, tay tôi run run mở khóa cửa hành lang. Hành lang tối, tôi vấp phải chiếc hòm của bà Vêbơsink ở cùng tầng. Cáu tiết, tôi đá luôn vào chiếc hòm, miệng chửi đổng.

Rồi tôi mở cửa về phòng mình. Tôi lôi luôn chai rượu cônhắc trong tủ ra, làm một ngụm ra trò. Tay tôi cầm cái chai đưa qua đưa lại, rồi lại nghĩ tới sự kiện vừa rồi, tôi tu luôn một hơi nữa.

Mãi đến lúc này tôi mới thực hoàn hồn. Tôi tìm đường sang nhà Hêben, một ngôi nhà cao tầng ở bên cạnh. Ngoài đương lúc đó không có người. Vô tuyết truyền hình đang chiếu một bộ phim phiêu lưu, mạo hiểm dài năm tập. Trong các căn hộ, người ta chỉ nhìn thấy thứ ánh sáng nhờ nhờ run rẩy phát ra từ các màn hình huỳnh quang, và qua những ô cửa để ngỏ hoặc mở toang vì oi bức, có tiếng rú, tiếng la hét vọng ra ngoài rồi có tiếng súng nổ, không gian bỗng im ắng trong thoáng lát, mãi sau mới nghe thấy có tiếng nhạc nhè nhẹ.

Vào một buổi tối tháng tám như hôm nay, lẽ ra người ta nên ra ngoài trời, nên ngồi chơi trước cửa nhà hoặc trong vườn hay trò chuyện với những người thân yêu của mình. Nhưng mà người đời như thế đấy! Họ giam mình trong các căn phòng ngột ngạt, tránh mọi sự quấy nhiễu, cố căng mắt nhìn trừng trừng vào những cảnh chém giết và đánh đập. Ô, giá họ biết ở tầng ba trên kia có xác chết thực sự! Nếu họ biết … Tôi có thể châm ngòi cho trái bom kinh hoàng ấy nổ tung, và suýt nữa tôi kêu lên:

– Các ông các bà ơi, trên kia có người chết! Nhà Aixensnaiđơ có người chết!

– Ai chết hả? Ai? Ai? …

Bọn họ sẽ nhốn nháo, thất thanh và vì tò mò trước một chuyện bất thường, rùng rợn, bọn họ sẽ rầm rập chạy lên cầu thang, sẽ hổn hà hổn hển, rồi đoán non đoán già:

– A, a, có phải Aixensnaiđơ giết Lipsơ phải không? Giết anh chàng bồ bịch của vợ ông chứ? Ai chả biết Lipsơ vẫn giăng dện với bà vợ ông ta! Chắc là Lipsơ đã bí mật tò mò tới đó ăn sương … Ba tuần nay phòng anh ta bỏ không …

Tôi leo lên cầu thang, tìm tới căn hộ của Hêben và bấm chuông. Đã chín giờ đêm. Chỉ mong rằng Hêben có nhà. Là một công an điều tra, anh thường hay đi vắng. Tôi phải đợi một lúc lâu mới thấy người ra mở cửa. Chị Hêben đón tiếp tôi với nụ cười thân mật như thường lệ. Nhưng chị bỗng sững người. Chắc là trên mặt tôi vẫn còn phảng phất nỗi kinh hoàng khi tôi gặp xác chết.

– Có chuyện gì xảy ra phải không? – Chị hỏi.

Tôi gật đầu.

Cả ở đây cũng vậy, chị chủ nhà cũng đang xem ti vi. Một cuộc săn đuổi nhau bằng ô tô đang đạt đến đỉnh điểm. Tiếng động cơ gầm rú, tiếng phanh rít ken két. Và tất nhiên rồi, ô tô rượt nhau trong một khu vực núi non hiểm trở, đường ngoằn ngoèo, gấp khúc, chắc chắn đã có lúc một chiếc ô tô bị trượt bánh lao xuống vực, nổ tung, bốc cháy, và anh chàng ngồi trong xe chết tươi. Y như rằng tôi chưa kịp nói với Hêben thì chuyện đó đã xảy ra.

Hêben đang nằm trên một chiếc đi văng cạnh góc nhà và đọc sách. Tôi không hiểu nổi là người ta lại có thể đọc được khi máy ti vi ở bên cạnh. Nhưng người công an này thật tài nghệ! Hình như anh ta đeo máy chắn tiếng ồn.

– Anh Hêben này, có khách đấy nhé!

Chị vợ nói với chồng rồi lại ngồi xuống trước màn huỳnh quang, đưa tay với chiếc kính ở trên bàn.

– Có chuyện gì xảy ra thế? – Chị hỏi chồng, khi nhìn thấy một chiếc ô tô bốc cháy.

Tất nhiên là người chồng chẳng hiểu gì. Anh ngước mắt lên như thể vừa ra khỏi một thế giới xa lạ. Nhìn thấy tôi, Hêben bật dậy. Anh mở ngay tủ lạnh lấy một chai rượu, rót mời tôi.

– Em cũng uống một ly cho vui chứ? – Anh hỏi vợ.

Chị khước từ. Có lẽ vì thế mà phụ nữ (theo số liệu thống kê) sống dai hơn đàn ông:

họ không thích rượu chè có hại cho sức khỏe! Nhưng mà họ có sống vĩnh viễn trên thế gian này đâu! Tôi tự nhủ rồi uống cạn rượu.

Tôi bắt đầu kể lại mọi chuyện cho Hêben nghe. Tôi kể thực cặn kẽ, có thứ tự, cố không quên những điểm quan trọng nhất.

… Căn hộ ở tầng ba trên phòng tôi là của gia đình Aixensnaiđơ, mấy ngày hôm nay rất yên ắng. Tôi biết bà vợ không có nhà. Còn người chồng, ông Aixensnaiđơ là một người trầm tính, thích cuộc sống thầm lặng. Nhà ông có đầy một tủ sách. Con người lịch thiệp, sống thích co mình hoàn toàn khác hẳn với bà vợ. Ông không ưa sự ồn ào, không thích cảnh giao tiếp bạn bè, và nói chung, ông là người đức độ, mực thước … Thậm chí, nếu như vào một tối thứ hai có anh chàng Lipsơ đến chơi, cùng ngồi xem ti vi và trò chuyện thân mật với bà vợ, ông ta sẽ lẳng lặng ra khỏi nhà, đi dạo một hai giờ trong thành phố để tìm sự yên tĩnh, thư thái và không muốn quấy rầy vợ mình khi tiếp khách. Tôi có cảm giác ông Aixensnaiđơ thích sống đơn độc hơn là có gia đình. Vì vậy, khi người vợ đi vắng, cảnh im ắng phía trên căn phòng của tôi cũng dễ hiểu. Chắc người chồng mải mê đọc sách và tận hưởng sự cô đơn.

Mấy ngày qua tôi đến kiểm tra thuế tại cơ sở tư nhân Kixten Saisơ, dự định hôm sau sẽ tới hãng Vêtthe làm công vụ. Aixensnaiđơ là kế toán trưởng trong hãng này. Dĩ nhiên tôi sẽ thông báo trước. Nhưng rất có khả năng là Aixensnaiđơ đi nghĩ phép, sau khi có những chuyện không hay xảy ra với người vợ của mình. Mà đến kiểm tra thuế, tôi muốn có mặt cả viên kế toán trưởng của hãng này. Tôi lên tầng ba, chủ tâm muốn biết ngày mai ông Aixensnaiđơ có đi làm hay không.

Tôi bấm chuông và gõ cửa. Không có ai đáp lại. Nhìn chiếc tay cầm, tôi chợt nhớ rằng mình đã nhiều lần phải đứng trước những chiếc cửa khóa kín như thế, nhất là với những người nặng tai hoặc cố ý nặng tai, khi họ biết có cán bộ tài chính phụ trách khối kinh tế tư nhân đến thăm họ.

Tôi chạm vào tay cầm. Cửa không khóa. Tôi bước vào hành lang và gọi to tên chủ nhân. Không có tiếng đáp lại. Tôi khịt khịt ngửi thấy có mùi thực khó chịu, giống như mùi xương xúc vật chở trên xe tải mỗi khi chạy qua nhà. Cửa vào phòng khách để ngỏ. Tôi gõ mạnh rồi bước vào. Nhìn vào khung cửa kính, tôi thấy rèm buông xuống quá nửa. Ánh sáng nhòa nhạt từ bên ngoài rọi vào một chiếc bàn đặt bên cạnh cửa sổ. Trên đó có một chồng giấy viết tay được găm cẩn thận. Ở một bên tường là giá sách lớn, trước đó có hai chiếc ghế bành.

Trong góc buồng là chiếc đivăng. Ánh sáng nhờ nhờ từ bên ngoài không tới được nơi đó. Hơn nữa, nó bị cản lại bởi hai chiếc ghế bành phía trước. Mặc dù cảm thấy rất khó chịu, tôi vẫn cố bước thêm mấy bước. Và kia … Trên chiếc đivăng có hình một người nằm, như xác chết, cánh tay buông thõng xuống. Giờ thì tôi biết rõ cái mùi nồng nặc, khó chịu ấy ở đâu ra. Tôi đến gần chiếc đivăng, bụng dạ cồn cào lên, muốn nôn mửa, và tôi vội bịt mũi chạy ra ngoài …

– Để tôi đến xem đã! – Hêben nói.

Hình như anh không tin lời tôi. Có thể anh nghĩ là tôi tưởng tượng ra. Hai chúng tôi cùng nhau đến hiện trường. Nhưng tôi không dám lên tầng ba một lần nữa. Tôi trở về phòng mình và chờ Hêben trở xuống.

Một lúc lâu Hêben bước vào phòng. Mặt anh trông nhợt nhạt. Tôi rót rượu đưa cho anh.

– Trời đất ơi! – Anh nói – Ở trên đó không thể nào chịu nổi!

– Thế nào, anh bạn? Hình như anh đã tìm được lời giải, đã tìm ra chìa khóa để lý giải cái chết ở trên đó phải không? – Tôi hỏi và nhìn vào tập giấy đang cầm trên tay.

– Có lẽ thế – Hêben đáp – Anh cúi người, chăm chú đọc.

Gì thế nhỉ? Nhật ký của người quá cố? Nhưng nó không giống những cuốn nhật ký thông thường. Không đề ngày tháng. Những trang viết được đánh dấu vào những thời gian khác nhau, thậm chí với màu mực khác nhau. Văn viết dưới dạng kể chuyện, nghĩa là người viết am hiểu văn chương và biết cách diễn đạt mọi ý nghĩ của mình. Người chết đã viết để làm gì? Phải chăng là một bản tự thú? Là một sự thú tội? Là một sự tự nhận thức và phán xét chính mình? Hay đó là những lời bào chữa?

Trước khi tìm hiểu về cái chết của Aixensnaiđơ, mời bạn đọc xem qua những trang nhật ký của ông ta …

… Bao giờ thì người ta có thể hiểu đúng một con người? Có thể không bao giờ. Vì những ý nghĩ và ước muốn thầm kín của con người mãi mãi vẫn là điều bí mật, chỉ một phần rất nhỏ được tiết lộ và biểu hiện qua hành động. Tôi đố ai có thể chỉ cho tôi hai con người hoàn toàn giống hệt nhau về mục đích và đường đời, giống nhau trong mọi phương diện của cuộc sống!

Nhưng người ta hy vọng rằng, chí ít trong cuộc sống vợ chồng, người ta tìm được ở người kia một người bạn để cùng nhau gánh chịu cuộc sống, làm cho cuộc sống dễ thở hơn. Nghĩa là người bạn ấy phải là người chung cổ phần đời với mình. Giống như trong công việc kinh doanh, người ta mong đợi ở người chung cổ phần phải đồng tình, đồng loại với mình, không làm ăn dẫn đến sự phá sản.

Thôi, phần mào đầu như thế là quá đủ!

Riêng tôi, sau mười bốn năm chung sống với Liđêlôtthê, tôi nhận ra rằng tôi đã cưới nhầm một người vợ. Hoặc nói đúng hơn:

việc lấy vợ đã là một sai lầm.

Tôi, một kẻ vẫn hằng ganh tỵ với những người khác về hạnh phúc của họ, lần đầu tiên cảm thấy thực hối tiếc, nhất là mới đây, khi tôi nhìn anh chàng Hackơ, cán bộ tài chính sống độc thân ở tầng dưới, tôi bỗng nghĩ:

Trời ơi, lẽ ra mi cũng có thể sống tự do như thế! Mi muốn làm gì thì làm, chẳng có ai mè nheo, cằn nhằn với mi hết! Mi có thể ung dung khóa trái cửa phòng lại, hai tay đút túi quần, miệng huýt sáo. Chẳng phải chịu trách nhiệm trước ai cả, trừ mi ra. Tự do …

– Anh Hubec!

Có tiếng người rít lên trên đầu tôi, và tôi giật thót như vừa bị quất roi.

– Anh Hubec! Lấy hộ em mấy chiếc khăn mùi xoa trên dây phơi với nhé!

Tôi ghi nhận:

cô ấy nói xong đã vội đóng cửa sổ, chẳng cần chờ đợi tôi trả lời. Cách nói cũng có vẻ lịch sự, không kém vẻ thân mật. Nhưng tôi cảm thấy như mệnh lệnh, chỉ có thể thi hành, không được phép chống đối. Lấy khăn mùi soa mang lên nhà, đó là một việc làm miễn cưỡng, tôi phải vận động và thực thi.

Những chiếc khăn mùi sao bay phần phật trong gió như những là cờ nhỏ. Tôi tháo cặp, áp khăn vào phía ngực, dừng lại chốc lát bên sân phơi. Tôi đưa tay vuốt sợi dây còn rất mới và bền chắc. Đã có những người sử dụng sợi dây phơi để giải quyết dứt điểm và vĩnh viễn những nổi khổ của mình. Nghĩ tới đó tôi bất chợt rùng mình. Trời gió lạnh. Tôi chạy vội vào nhà. Tôi vừa trải qua một trận ốm vì cảm lạnh với cái tật sổ mũi khốn kiếp.

Tôi ném vội những chiếc khăn mùi soa lên mặt bàn.

– Tại sao cô cứ phải mở cửa sổ và réo gọi như thế? – Tôi bực dọc nói với Liđêlôtthê – Hơn nữa, cô thừa biết là tôi không thích nghe ai gọi mình là Hubec kia mà!

Tôi thích được gọi là Hubơ, cả chữ ký cũng lấy tên Hubơ. Nhưng mà cô vợ lại khăng khăng gọi tôi là Hubec, cố tình trêu tức tôi.

– Hubec! Đấy là tên cúng cơm của anh, tên trong giấy chứng minh cũng thế.

Tôi không ưa người ta sửa cái tên bố mẹ đặt cho mình. Hơn nữa, anh có cất họ mấy chiếc khăn ngoài dây phơi, chuyện ấy đâu có gì hệ trọng. Nhưng mà ông kế toán trưởng ngại ngùng, sợ mình mất thể diện! Trời đất ơi!

Cô ta cắm bàn là và đặt khăn lên bàn. Tôi nghiến răng, trừng mắt nhìn tấm lưng đã quay lại phía tôi, cảm thấy tất cả sự khinh miệt cô ấy dành cho tôi. Trời, tôi phải cố trấn tĩnh để khỏi bóp chết cái lưỡi sắc nhọn và cay độc của cô ấy, để khỏi quăng một vật gì vào cái lưng quay lại kia … Tôi nhắm mắt lại.

Phải rồi, cô ta chỉ chờ đợi có thế, chỉ mong tôi giơ tay lên, xúc phạm đến người cô. Rồi cô ấy sẽ có cớ để bêu riếu tôi:

thấy chưa, một người có học thức hẳn hoi, một người từng đọc Gơt, Thômat Man, người ấy đã đang tâm đánh vợ mình, đã lấy tay bóp cổ một phụ nữ!

Bình tĩnh nào, tôi tự nhủ. Hãy mau bỏ tay xuống, trấn tĩnh lại. Sau bao năm chung sống với người đàn bà này, ta đã được gì nào? Trên bảng quyết toán của cuộc đời, bên Có tôi chẳng có gì hết, còn bên Nợ thì lại quá nặng cân. Cái được thì quá ít, cái mất lại quá nhiều. Làm cách nào giải thoát được mình đây? Phải thoát khỏi người đàn bà này bằng mọi giá! Nhưng, thoát sao đây?

Ly hôn ư? Không được! Làm như vậy không chắc chắn, vả lại cũng quá hèn.

Tôi sẽ viện lý do gì để ly hôn? Làm thế nào để các quan tòa, các thẩm phán có thể hiểu được tôi, vì họ vó cuộc sống khác tôi, ý nghĩ cũng khác tôi và vợ họ cũng không giống vợ tôi. Cuộc sống nội tâm của họ không giống tôi. Tôi không muón giải bày những tâm tư thầm kín ra trước họ để cho họ phán xét.

Tại sao tôi lập gia đình? Có ai bắt tôi phải lấy vợ đâu chứ. Tôi có thể bào chữa là tuổi trẻ dại dột và ngu xuẩn. Ai biết đựoc là các thẩm phán sẽ chất vấn gì gì nữa. Vả lại nếu ly dị, chắc tòa án sẽ nghĩ lại tỷ lệ ly hôn hiện nay đang quá cao, chắc họ sẽ cố sức phanh lại, hoặc hơn nữa, tệ hại hơn nữa, khi chia của, họ sẽ ưu tiên cô ấy, phần lớn tài sản có được do thu nhập của tôi sẽ được chuyển sang tay cô ấy, căn hộ này cũng sẽ về cô ấy. Nghĩa là, nếu ly hôn, cô ấy lại càng được, càng thắng thế.

Không, không ly hôn. Nhưng phải nhất quyết đẩy cô ấy ra khỏi cuộc đời tôi.

Nếu không, tôi sẽ sống không yên. Là kế toán trưởng trong một hãng tư nhân, tôi đã quen với việc lập kế hoạch. Hành động bột phát, thiếu suy nghĩ chín chắn, điều đó chẳng có ích lợi gì. Tôi phải lập một kế hoạch dài hạn, ít nhất là kế hoạch nửa năm.

Sau mấy ngày bóp trán suy nghĩ, tôi đã tìm ra một giải pháp tuyệt diệu, theo tôi rất chắc chắn. Giải pháp này vừa có tầm nhìn xa, vừa có sức hấp dẫn của những thử nghiệm tâm lý học …

Tôi bắt đầu để ý đến cánh đàn ông ở cùng khu, cố tìm lấy một người như dự tính. Chẳng hạn, ở tầng dưới sát phòng với tôi ở, có anh chàng vẫn hay đi kiểm tra tài chính, đó cũng là một khả năng. Anh ta tên là Hackơ. Tôi đã có dịp tiếp xúc về mặt nghiệp vụ với người đàn ông này. Nói chung, anh ta là một người niềm nở, mặc dù sống độc thân, nhưng chắc chắn anh ta không thờ ơ với đàn bà.

Ngược lại, hình như anh ta là một người chịu chơi, thích thưởng ngoạn cái đép trong thầm lặng. Đã nhiều lần tôi để ý thấy anh ta đắm đuối nhìn theo các cô gái, nhất là mấy phụ nữ đậm người. Không hiểu tại sao anh ta không lấy vợ. Đã quá tứ tuần rồi còn gì. Chắc chắn anh ta thuộc loại người sống theo câu thành ngữ:

Có bến ắt có thuyền, cá gì đến sẽ đến.

Nhưng tôi lại muốn được như thế, muốn đánh đổi lấy cuộc đời tự do của anh ta. Ai đã có ý chí, người ấy ắt tìm ra con đường đi tới đích. Tôi cũng vậy.

Bước thử nghiệm đầu tiên của tôi là khéo lái câu chuyện hướng về chàng Hackơ. Nhưng Liđêlôtthê không tỏ ra thích thú con người này. Khi tôi tỏ ý muốn mời Hackơ đến nhà chơi, cô ấy đã đốp ngay, không để cho tôi nói hết câu:

– Đầu óc anh chắc không được bình thường! Với những người như thế người ta phải khép ngay cửa lại. Ngữ ấy chăm chăm nhòm ngó các gia đình. Lúc nào cũng thấy hắn thậm thụt với anh chàng công an ở nhà bên.

– Nhưng chúng ta chẳng có gì phải giấu giếm cả! – Tôi chống chế.

– Mặc kệ hắn! – Cô ấy nói với một giọng cả quyết – Hắn là người ở trong ủy ban quận, cán bộ phòng tài chính, người trong Đảng! Nói chuyện với hắn phải cân nhắc từng câu từng chữ một! Tôi không hiểu nổi anh ra sao nữa! Anh vẫn muốn được yên thân kia mà!

Hừm! Thế là hỏng bét. Có thể cô ấy không ghét gì Hackơ với tư cách là một người đàn ông, nhưng lại ghét kẻ đại diện cho Sở tài chính quận. Điều này chắc bắt nguồn từ gia đình cha mẹ cô. Cha của Liđêlôtthê vốn là thợ húi tóc có một cửa hiệu riêng. Khi ông bắt buộc phải gia nhập hợp tác xã, gặp ai ông cũng phàn nàn:

“Chết vì thuế với má, tôi bị phá sản rồi”!

Giờ đây tôi vẫn hình dung ra ông bố vợ của tôi, cả bà mẹ vợ nữa, mặt họ lúc nào cũng cau có, khó chịu vì họ kiếm tiền không biết bao nhiêu mới vừa ý. Lúc nào cũng kêu khó kiếm sống! Họ nhăn nhúm mũi, chỉ vì tôi là một kế toán trưởng, chỉ có sổ sách ở trong đầu. Họ chê bai tôi không nuôi nổi vợ. Hừ! Làm như cô ấy sống với tôi khổ lắm ấy! Người chịu khổ chính là tôi! Là tôi đây!

– Thôi được. Liđêlôtthê ạ!

Tôi cắt đứt câu chuyện. Tôi phải khéo mới được. Muốn thực hiện được kế hoạch, tôi phải kiềm chế mình, phải làm trái với mọi thói quen trước nay, nghĩa là, sau bao nhiêu năm chung sống với cô ấy, tôi đã học được điều này:

muốn có hòa bình ở trong nhà, tốt nhất là cứ để cho cô ấy nói cho đã, đồng ý với mọi điều kiện của cô ấy nói, còn những điều mình nghĩ chỉ một mình mình hay! Cô ấy nói gì mình cũng cho là phải, thế là có hòa bình. Nhũn nhặn như thế thì trẻ con cũng thích, huống chi là cô vợ của tôi. Nhưng mà thực đáng tiếc! Tôi không dùng được anh chàng Hackơ để đạt tới mục đích. Mà Hackơ hình như cũng chán cảnh đơn độc lắm rồi. Giá như … với Liđêlôtthê thì cũng hay. Đẹp đôi đấy chứ! Một anh chàng khỏe mạnh, đầy sức sống, ăn uống tốt, anh ta có thể chịu đựng được cái gánh nặng tôi nhường cho!

Đành vậy, tôi nghĩ, phải kiếm một thằng đàn ông khác rước “nàng” đi! Và tôi lại bắt đầu đưa mắt tìm những người đàn ông đang cô đơn. Chân lý mà:

đàn ông cô đơn ai cũng thích đàn bà!

Xưa nay tôi vốn không để ý tới hàng xóm, láng giềng. Tôi lo cái thân tôi cũng đã đủ quá rồi. Thôi thì cứ mặc họ, nhà nào quét dọn cửa nhà nấy. Phần lớn người đời thường ít nghĩ về mình, họ chỉ sính chuyện của người khác. Còn tôi, tôi chẳng biết tới ai, chẳng biết ai ở cạnh mình. Nhưng bây giờ tôi bắt buộc phải nghiên cứu môi trường sống của mình, phải mở rộng pham vi quen thuộc, chỗ này một câu chào, chỗ kia một câu nói thân mật, hoặc thậm chí gật đầu chào cả người tôi không hề quen biết. Bằng cách đó tôi đã làm quen với một người đàn ông ở ngôi nhà bên cạnh. Anh ta tên là Lipsơ, có một căn phòng ở tầng trệt. tôi bí mật tìm hiểu về anh ta. Lipsơ sống một mình, chắc là chưa có vợ. Dĩ nhiên chưa có vợ không có nghĩa là xa lánh phụ nữ. Có một loại người sống theo cách của họ:

họ có đàn bà, nhưng không phải sống với đàn bà, và vẫn nghiễm nhiên là chàng trai chưa vợ! Tôi thở dài. Giá như tôi cũng không phải sống với cô ấy!

Tôi tìm mọi cách để chiếm được cảm tình của Lipsơ, bám sát anh ta như một người thợ săn, một Hubec. Hubectat như vợ tôi vẫn gọi. Thực ra làm quen với Lipsơ không phải khó khăc lắm. Anh ta rất cởi mở và cũng thích bắt chuyện.

Sau khi vượt qua được những mặc cảm e ngại vô nghĩa, tôi đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Hầu như ngày nào chúng tôi cũng có dịp gặp nhau. Lipsơ trên đường tới rạp chiếu bóng, tôi trên đường về nhà. Tôi cố ý chọn thời điểm như thể tình cờ gặp anh ta. Khi thấy quan hệ đã chín muồi, tôi bèn ngỏ ý mời Lipsơ sang chơi. Tất nhiên trước đó tôi đã thăm dò ý tứ vợ tôi. Thực lạ lùng, cô ấy cũng đã biết Lipsơ và không hề tỏ ra khó chịu. Cô ấy ngạc nhiên khi thấy tôi bỗng dưng mời anh ta tới chơi.

– Chà, một con người đáng mến – Tôi nói để thanh minh.

Cái lý tôi đưa ra rất mỏng manh. Ở khu này có bao người đáng mến, đâu phải chỉ có mình Lipsơ. Anh chàng Hackơ cũng đáng mến, thậm chí tôi thích anh ta hơn Lipsơ. Vấn đề là ở chỗ:

không phải tôi thích ai mà cô ấy thích ai.

Người tôi chọn phải được cô ấy thích.

Lipsơ trạc tuổi tôi, có thể ít hơn và tuổi. Nhưng anh ta có mái tóc, theo tôi, hơi quá dài, nó trùm lên cổ áo, che kín cả hai tai. Một kiểu tóc như vậy lẽ ra dành cho đám thanh niên thì đúng hơn. Anh ta đi đứng theo mốt các nghệ sĩ, mặc áo len cổ lọ, áo vét da, quần jean. Và nếu như anh ta có một chiếc mũ đội lên đầu thì thể nào lúc chào hỏi anh ta cũng nhấc mũ lên khỏi đầu chừng một xăngtimét, xem ra cũng là người lịch thiệp. Hơn nữa, Lipsơ cũng nói năng hoạt bát, cũng là một người mau miệng. Toàn bộ cách cư xử và đi đứng của Lipsơ khiến tôi nhớ đến một nhân vật trong phim. Tôi không nhớ là phim nào. Đại để anh ta là người của nghệ thuật điện ảnh, hay đúng hơn là bắt chước các nhân vật trong điện ảnh.

Lipsơ hiện là người điều khiển máy chiếu phim tại một rạp chiếu bóng ở điạc phương. Anh ta mới tới đây được vài tháng, không hiểu từ đâu đến, không ai biết nhiều về anh ta. Chính sự xa lạ bí ẩn lại có sức quyến rũ nhất định đối với người phụ nữ. Khi vừa nhắc đến Lipsơ, tôi thấy trong ánh mắt của vợ tôi thoáng một chút vui mừng.

– Vâng, cám ơn anh – Lipsơ đáp, khi tôi ngỏ ý mời anh ta sang chơi – Nhưng tôi chỉ rảnh rỗi vào mỗi tối thứ hai, còn những ngày khác phải làm việc.

– Không sao, tối thứ hai cũng được, tối nào mà chả giống tối nào!

Tôi báo cho vợ biết là tối thứ hai nhà có khách. Con người của nghệ thuật điện ảnh sẽ sang chơi. Liđêlôtthê nhướng mắt nhìn tôi vẻ kinh ngạc, nhưng không hề phản đối.

– Thế phải lo bữa ăn tối phải không? – Cô ấy hỏi – Nấu món cháo đặc nhé!

Chắc anh ấy ít khi được ăn nóng.

Tôi giơ tay gạt đi. Ôi, lạy Chúa! Cho anh ta ăn món ấy cũng có nghĩa là làm anh ta phát khiếp ngay từ tối đầu tiên. Nghệ thuật nấu ăn của cô vợ tôi cũng chán ngán như cuộc sống vợ chồng quanh đi quẩn lại cũng chỉ có món bắp cải cuốn rán cháy cạnh, món cơm nát trộn bơ và món mì ống đi cùng với phomat.

Không có nước sốt cũng chẳng có gia vị. Mỗi khi tôi phàn nàn, cô ấy lại xưng xỉa, bảo tôi có giỏi thì nấu lấy mà ăn! Tất nhiên là tôi không biết nấu. Ngày xưa ở nhà mẹ tôi vẫn nấu ăn. Bố tôi là thợ đục đá. Ông bao giờ cũng muốn ăn chắc bụng, không thể chịu những món ăn lèo tèo, lỏng lẻo, chưa ăn vào đã đói.

Nhưng ông bố vợ thì khác hẳn. Người mảnh khảnh, không có nhu cầu lớn về ăn uống, chỉ cần một tí súp và tí teo hoa quả là đã no. Và dĩ nhiên, ở đâu không có nhu cầu, ở đó sẽ không có chất lượng.

– Không, không cần phải bày vẻ làm gì – Tôi nói với cô ấy – Chúng ta chỉ cạn chén và tán gẫu cho vui thôi. Một người đàn ông sống quanh quẩn ở nhà cũng buồn. Mời anh ấy sang chơi cho khuây khỏa.

– Ồ, ông kế toàn trưởng của tôi có những nét rất mới! – Cô ấy nói, khịt khịt mũi vẻ châm chọc.

– Còn lâu cô mới hiểu được chồng mình, cô bạn ạ! – Tôi đáp và mỉm cười.

Ngay trong buổi tối đầu tiên, Lipsơ đã tỏ ra là một người nói chuyện có duyên và lịch sự. Về sau, càng quan sát anh ta, tôi càng nhận thức rõ rằng anh ta chỉ bắt chước cách nói năng và cử chỉ của diễn viên. Anh ta đem đến ba bông hoa cẩm chướng tặng vợ tôi, rõ ràng không phải là món quà quý giá đắt tiền gì, nhưng vợ tôi rất xúc động. Người đàn bà nào chẳng yêu hoa và muốn mình được thờ phụng. Hơn nữa, Lipsơ còn đeo cả cavát, chứ không mặc áo len cổ lọ.

Lại một cử chỉ nữa của văn minh! Riêng tôi, anh ta tặng tôi những năm điếu xì gà của xứ sở Braxin. Tôi khước từ vì không biết hút thuốc.

– Không biết bà chủ nhà có cho phép tôi được châm một điếu thuốc hay không? Hay khói thuốc làm cho bà khó chịu?

Lipsơ nói. Đúng là lời lẽ của một nhân vật trong phim truyện. Anh ta đâu có thèm hỏi tôi. Nhưng Liđêlôtthê có vẻ hoan hỉ lắm, cô ấy được mơn trớn bởi câu văn sao chép ấy. Và lạ thay, vốn là một người ghét cay ghét đắng khói thuốc và kẻ nghiện, cô ấy đáp:

– Vâng, xin mời, xin mời! Tôi rất thích ngửi mùi thuốc xìgà. Một điếu xìgà thơm mang hương vị của nam tính.

Suýt nữa tôi bật dậy. Giá cô ấy nói với giọng giễu cợt! Đằng này không! Rất nghiêm túc và thiện chí. Cũng may tôi vội nhớ đến kế hoạch của mình. Tôi ghi nhận:

vượt mức kế hoạch mười phần trăm, và cười gằn, Liđêlôtthê nhìn thấy thế và tỏ ra khó chịu. Tan cuộc cô ấy nói:

– Anh cư xử chẳng khác gì một thằng ngốc! Một mình nốc gần hết cả chai rượu, thỉnh thoảng lại cười gằn, thực đáng sợ.

– Nhưng hai người vẫn trò chuyện thỏa mái đấy thôi! – Tôi đáp lại, cố ghìm để khỏi lộ thiên cơ.

Quả vậy, họ đã trò chuyện với nhau rất thỏa mái:

họ nói về các bộ phim, về diễn viên điện ảnh. Chợt nhớ tối thứ hai có phim trên ti vi, họ bật máy và cùng nhau ngồi xem. Tôi nghĩ, chắc họ không để ý thấy tôi đang nốc rượu. Tôi có cớ để vui mừng, để cạn chén với chính mình. Vượt định mức mười phần trăm, tuyệt thật! Vậy là Lipsơ đã cắn câu, chàng trai chưa vợ đã vào cuộc! Hoặc nói theo ngôn ngữ của các nhà chiến lược quân sự:

mặt trận thứ hai đã khai hỏa, trước khi mặt trận thứ nhất được triển khai. Vâng, đúng thế, mặt trận thứ nhất và cũng là hướng tấn công chủ yếu sắp mở màn. Tôi phải tập trung toàn bộ sức lực cho hướng này.

Tôi bắt đầu lục tìm trong báo chí tất cả các bài báo viết về các vụ án. Cứ mỗi lần tìm được một tài liệu thích hợp, tôi lại nói:

– Liđêlôtthê này, nghe nhé!

Và tôi đọc cho cô ấy nghe. Dĩ nhiên tôi chỉ chọn những vụ việc mà kẻ phạm tội là phụ nữ. Chủ yếu là các vụ trộm cắp trong các cửa hàng tự phục vụ, giả mạo giấy tờ, thụt quỹ, biển thủ. Chẳng hạn một cô hàng trưởng đã lấy cắp hai mươi lăm ngàn mác bằng tiền và bằng hàng, đã sống một cuộc sống xa hoa ra sao. Đúng là đã “sống cho ra sống”. Cuối cùng bị phạt bốn năm tù giam (đoạn này tôi không đọc). Tôi trộm nghĩ:

giá mình dẫn dụ được cô ấy cũng phạm pháp như thế.

Bốn năm tù giam! Và ta sẽ được giải thoát ít nhất là bốn năm! Bốn năm tự do, sống độc lập trong căn hộ của mình, sau khi đi làm về được thảnh thơi, ngả người trên đivăng và đọc sách, không bị ai quấy rầy, tha hồ suy tưởng, mơ mộng, tha hồ tận hưởng hạnh phúc mình hằng mong đợi … Được giải thoát khỏi gánh nặng và được tự do.

Dĩ nhiên, con đường đơn giản nhất là thuê quách một căm phòng, chấm dứt cuộc chung sống khốn khổ khốn nạn giữa hai con người sống cạnh nhau mà không sống cùng nhau. Nhưng , chuyện đó đâu phải dễ. Tìm đâu ra chỗ ở thời buổi này. Ngay cả những người đã ly hôn cũng không có nơi trú nắng che mưa.

Ở trại giam, chắc chắn Liđêlôtthê sẽ được biết mùi vị của cuộc sống, cô ấy sẽ biết thế nào là ra lệnh và sai khiến kẻ khác. Sẽ là một bài học nhớ đời cho cô ấy.

Còn tôi, tôi sẽ sống bốn năm trong hòa bình!

– Thế nào, em nghĩ gì về sự kiện vừa rồi?

– Sao cơ? – Cô ấy hỏi – Hừ, đúng là ngốc, làm như vậy thật là ngốc nghếch!

Cho đến nay, như tôi biết, Liđêlôtthê chưa bao giờ làm điều gì phạm pháp.

Là một nhân viên bưu điện, thu nhập thấp, sau giờ làm cô ấy còn đi thu tiền cho cơ quan bảo hiểm để kiếm thêm. Nhưng mà lẽ đời nó như thế:

ai liên quan đến tiền, người ấy không tránh khỏi bị cám dỗ!

– Phải đó, em nói đúng – Tôi vội tán thưởng – Làm như vậy thực ngốc nghếch!

Liđêlôtthê mở to mắt nhìn tôi:

– Anh nói gì vậy? Em không hiểu.

Và tôi đã giải thích theo cái cách của tôi. Tôi nói rằng:

Mỗi một việc làm phạm pháp thực ra là một vụ thử nghiệm trí thông minh của con người. Nó cũng giống như trò chơi vậy thôi. Một người ngu sẽ mau chóng bị sa lưới pháp luật.

Những sai lầm mắc phải khi hành sự sẽ rất lớn. Con người càng thông minh, khả năng bị bắt càng ít hơn. Riêng đối với phụ nữ, vấn đề này có khác. Phụ nữ hành động chủ yếu theo cảm tính, ít khi được điều khiển bởi lý trí. Chỉ có những phụ nữ thông minh mới có cơ hội thoát khỏi lưới pháp luật. Nhưng số này rất hữu hạn. Cần phải có lý trí, can đảm và khôn ngoan …

Trong khoảnh khắc, tôi có cảm giác Liđêlôtthê đang hoài nghi trí thông minh của tôi. Cô ấy nhìn tôi rất lạ rồi lắc đầu. Liđêlôtthê không nói gì, khẽ nhún vai, tôi không hiểu vì sao, nhưng giác quan thứ sáu hình như mách bảo tôi:

hạt giống được gieo vào mảnh đất màu mỡ! Muốn đâm chồi nẩy lộc, công việc phải làm là xới đất cho nó tơi, là bón phân, nuôi dưỡng nó, là chăm vun vắn, tưới tắm cho nó. Hạt giống ấy sẽ nảy mầm, sẽ bám rễ … Trong cuộc đời, có những mảnh đất của tội ác cũng đang được chăm sóc. Riêng tôi, tôi phải chăm sóc đến mảnh đất của tôi, phải kiến tạo một vụ án hình sự. Hừm! Mảnh đất của tôi không nguy hiểm chết người. Nó sẽ giải thoát cho tôi khỏi khốn khổ, khỏi phải chung sống mãi với một người đang bà tôi chán ngán. Ôi, lạy Chúa! Ước gì cô ấy sẽ phạm pháp, sẽ bị bắt và ngồi tù!

Và tin ấy sẽ lan nhanh trong thành phố nhỏ bé này. Dân chúng sẽ bàn tán:

Bà vợ của Hubơ Aixensnaiđơ đã phạm tội. Người ta sẽ lên án cô ấy, còn tôi sẽ không bị vết nhơ, thậm chí còn được mọi người thương hại và cảm thông. Kết quả hoàn toàn khác với một cuộc ly hôn.

Giả thiết mặt trận thứ nhất của tôi không tiến triển, tôi đã có anh chàng chiếu phim kia. Gã đã dấn thân vào cuộc rồi, gã sẽ tình tự, sẽ ngày càng dấn sâu vào quan hệ luyến ái với cô ấy, và cuối cùng gã sẽ cướp hộ tôi cô ấy đi! Trong lúc cô ấy bị người đời lên án và nguyền rủa, tôi sẽ được thương cảm. Tôi sẽ là một con người tội nghiệp bị vợ phản bội và bất hạnh. Cả hai phương án đều mang lại một kết quả như nhau:

tôi sẽ được giải thoát trong danh dự!

Sau tám tuần thực hiện kế hoạch, tôi hoàn toàn hài lòng với sự tiến triển của sự việc. Tôi vui lắm. Thậm chí khi ở nhà một mình, tôi đã hát và đã nhảy múa trong căn phòng. Thực hạnh phúc và phấn khởi. Mọi việc diễn ra đúng kế hoạch. Một kế toán trưởng như thế chứ!

Liđêlôtthê bỗng dưng đường đột về nhà. Ngoài dự kiến của tôi. Cô ấy bắt gặp tôi đang nhún nhảy một mình.

– Ô la la, dạo này anh cứ như người vừa lột xác, anh thay đổi nhiều quá! Thật không ngờ! – Cô ấy nói.

Vâng, đúng thế đấy, tôi thầm nghĩ. Nhiều cái đã thay đổi. Chúng tôi không cãi nhau như trước nữa. Tôi làm tất cả những gì cô ấy muốn, không hề phàn nàn hay nói lại nửa lời. Cái gì cô ấy nói cũng phải. Thậm chí trong bữa trưa vào cuối tuần, tôi đã khen nghệ thuật nấu nướng của cô ấy. Đôi khi tôi còn nói đùa hoặc pha trò. Tôi cũng đã đi xem phim với Liđêlôtthê, và cũng đã câm tay cô ấy trong lúc ngồi bên nhau. Miệng tôi thì thầm:

– Người bạn chung của chúng ta đang điều khiển máy chiếu!

Phải, thế đấy, “người bạn chung” của chúng tôi! Chà, anh ta vẫn đến vào các tối thứ hai, thản nhiên như một vì tinh tú di dịch trên vòm trời, chẳng cần tôi phải mời mọc ân cần nữa. Lipsơ cũng không đeo cavát, vẫn đóng chiếc quần jean cũ sờn và đi giày trong nhà! Vợ tôi thì khác hẳn. Cô ấy rất chăm chút đến nhan sắc. Thứ hai nào cũng đính hàng mi giả, cũng phun nước hoa chống hôi nách. Sự việc tiến triển thực tuyệt mỹ. Rồi một hôm, tim tôi đập rộn lên, khi tôi nghiên cứu các chứng từ thu tiền bảo hiểm của cô ấy. Bằng con mắt nhà nghề, với kinh nghiệm lâu năm của một kế toán trưởng, tôi nhanh chóng đối chiếu các chứng từ, sổ sách, tiền mặt và cân đối các khoản, và tôi mừng vô hạn:

thiếu hụt một trăm mười hai mác! Được lắm! Tuyệt! Cả hai mặt trận đều tiến triển tốt đẹp. Tôi chỉ lo mỗi điều:

Lipsơ có thể giữa chừng chán vợ tôi, bỏ của chạy lấy người, hoặc Liđêlôtthê có thể tỉnh ngộ, chấm dứt chuyện biển thủ. Không, không thể để như thế được. Phải nuôi dưỡng, khích lệ cả hai người.

Vì vậy, cứ mỗi lần Lipsơ sang chơi, tôi lại tìm mọi cách lánh đi, khi thì lấy cớ bị nhức đầu, muốn đi dạo để hít thở không khí trong lành; khi thì xin lỗi có việc bận. Nhưng cứ mỗi lần tôi rón rén về nhà, bí mật theo dõi họ, tôi vẫn thấy họ ngồi xem vô tuyến, cách xa nhau hàng thước. Cả hai cùng chăm chắm nhìn vào màn hình huỳnh quang. Thế cũng hay. Nếu tôi thấy vợ tôi trong vòng tay của anh chàng chiếu phim, có lẽ tôi cũng thấy khó chịu. Mắt không thấy, lònh không đau. Họ có thể … trong lúc tôi vắng mặt. Họ có thể cứ tự nhiên, vâng, xin mời!

Mặt khác, tôi cố tìm tài liệu về các vụ án, cố khích lệ hành vi phạm pháp của vợ tôi, nuôi dưỡng nó, thúc đẩy nó phát triển. Nhưng đáng tiếc, các vụ phạm pháp của phụ nữ không có nhiều. Tôi bèn hư cấu ra và kể lại. Những con số nhảy múa trong óc tôi, và nhân vật phạm pháp do tôi tưởng tượng ra cũng sắc nét, hấp dẫn không kém gì trong các bài tường thuật trên báo chí. Tôi bỗng phát hiện ra mình có khả năng trở thành một nhà văn chuyên viết truyện hình sự. Giá tôi không học cái nghề kế toán khốn khổ này, tôi có thể viết sách, và chắc chắn thu khối tiền nhuận bút.

Liđêlôtthê nghe tôi rất chăm chú.

Vì đã mấy tháng sống với nhau trong không khí hòa bình và thân thiện, không vục vặc, cãi cọ nhau, nên Liđêlôtthê hình như cũng thay đổi. Mỗi buổi tối, thậm chí cô ấy còn ngả người vào lòng tôi, mắt nhìn tôi đắm đuối và chờ đợi. Nhưng tôi nghĩ, không, không đời nào phải cương nghị, đừng xiêu lòng trước sự cám dỗ của phụ nữ, đừng biến mình thành tù binh của bản năng, nếu không, toàn bộ kế hoạch sẽ tan thành mây khói. Tôi nhẹ nhàng thoái thác, tránh né vợ:

– Ngày mai anh phải làm việc rất căng thẳng! – Tôi nói với Liđêlôtthê.

Sau đó, tôi cởi quần áo, trèo lên giường, quay mặt vào tường, giả vờ ngủ.

Chẳng mấy chốc tôi đã nằm trong tay của thần Morpheus, ngủ ngon lành.

Hôm sau tôi về muộn, vì quá bận bởi công việc quyết toán. Tôi chợt nhớ hôm nay là thứ hai, mình có về muộn lại càng hay. Chắc Liđêlôtthê đang trang điểm để đón tiếp Lipsơ. Có lẽ cô ấy giờ đang đứng trước gương hoặc đang xịt thêm nước hoa vào sau tai.

Từ ngoài đường tôi đưa mắt nhìn căn hộ của mình. Rèm che nắng được buông xuống, mặc dù mặt trời đã tắt lặngtừ lâu. Tôi bấm chuông. Không ai ra mở cửa. Tôi phải dùng đến chiếc chìa khóa riêng để vào phòng. Thông thường Liđêlôtthê thu tiền bảo hiểm vào các ngày cuối tuần, cô ấy không bao giờ đi vào tối thứ hai. Trong phòng không khí khó chịu, ngột ngạt. Tôi kéo rèm và mở toang cửa sổ.

Tôi mở tủ lạnh lấy một chai nước quả, rót một cốc nước đầy, ngồi thỏa mái trên ghế bành và suy tưởng. Rồi đây, tôi sẽ được sống như thế này. Một mình trong căn phòng, không va chạm, không tranh cãi. Một cuộc sống thực êm ả, thực thanh bình. Chỉ thiếu mỗi tiếng oanh vàng líu lo ngoài song cửa …

Nhưng cô ấy đi đâu? Tại sao giờ này vẫn chưa về? Cuối cùng, tôi phải đứng dậy tự lo lấy bữa ăn tối. Tôi xem đó là một sự thử nghiệm cho mai sau. Người đàn ông nào chả cắt được bánh mì, phết bơ lên, đặt trên đó miếng xúc xích. Thế là xong, thật đơn giản. Thường thường tám giờ tối anh chàng kia vẫn sang.

Chắc đến lúc đó Liđêlôtthê phải có mặt ở nhà. Cô ấy về, tôi cố kìm mình để khỏi to tiếng và trách cứ. Người đâu mà kỳ quặc. Đi khỏi nhà, về muộn, không viết một mảnh giấy báo tin. Đó là phép lịch sự tối thiểu.

Tôi bật vô tuyến, vừa ăn vừa theo dõi mục thời sự. Rồi người ta chiếu phim truyện. Liđêlôtthê vẫn chưa về. Hay có chuyện gì đã xảy ra? Chuyện gì chứ?

Tôi đứng dậy, đi đi lại lại trong căn phòng. Sắp tám giờ. Bất cứ lúc nào anh chàng ấy cũng có thể bấm chuông. Khách sắp đến. Bộ phim đã chiếu được nữa tiếng. Hanxơ Anbéc đang hát về biển, về gió lành. Một bài ca li biệt, mùi mẫn.

Toàn những trò vớ vẩn, tôi nghĩ. Ly với chả biệt! Đúng là món ăn tinh thần hợp với vợ tôi và Lipsơ. Tôi tắt máy. “Con đường tự do số 7” (tên bộ phim) mất hút vào hư vô. Trong thoáng lát, tôi cảm thấy sự im ắng thực dễ chịu. Tôi với tay cầm một cuốn sách của Thômat Man, lầm rầm đọc:

“Hãy nói đi, ngươi là ai, sự kiêu ngạo nào đã khiến mi tách ra khỏi chúng tôi và biến mi thành một kẻ lạc loài?” … Hình như có tiếng bước chân ở bên ngoài.

Bước chân của Liđêlôtthê? Tôi lắng nghe. Tôi sẽ cho cô ấy biết thế nào là lịch sự. Nhưng không, vẫn vắng lặng như tờ. Tôi vứt quyển sách đi. Bỗng nhiên một ý nghĩ lóe lên trong đầu tôi. Phải rồi, chắc chắn như thế. Vậy mà không nghĩ ra!

Chắc chắn là cô ấy đã mò sang nhà của anh ta. Họ đang cũng nhau ngồi xem “Con đường tự do”. Rất có thể kế hoạch đã được cô ấy thực hiện vượt yêu cầu.

Nghĩ đến chuyện Liđêlôtthê đang ở trong căn phòng của Lipsơ, xin thú thật là tôi thấy đau lòng. Tôi tự nhủ:

đấy là cái đau đớn phải chấp nhận, cái đau sau một cuộc giải phẫu, nhất thiết không tránh khỏi, cái đau để hồi sinh.

Thật tình tôi muốn vợ tôi ngồi sau chấn song sắt trại giam hơn là trong vòng tay của Lipsơ.

Sau cùng, không chịu đựng nổi nữa sự nghi hoặc, tôi xuống đường, tìm đến khu nhà bên cạnh. Cũng may cửa ra vào vẫn để ngỏ. Tôi phải biết chắc chắn diễn biến của sự việc. Có điều cần phải tự chủ, phải đóng vai một con người sẵn sàng từ bỏ tất cả, đóng vai một người đàn ông buồn. Nhưng phải có mức độ.

Không được để cô ấy cắn rứt lương tâm và động lòng thương hại tôi. Phải luôn luôn nhớ rằng:

cái chính là giải thoát mình khỏi cô ấy. Không được xúc động.

Không được mảy may tỏ ra mình ghen tuông. Đại để tôi sẽ nói:

– A ha, tôi đã biết ngay mà! Được lắm! Nếu cô muốn, từ nay trở đi chúng ta sẽ xa nhau. Tấm khăn trải bàn đã bị xé làm đôi, mỗi người đi một nẻo. Cô đường cô, tôi đường tôi. Xin chào!

Hình ảnh chiếc khăn trải bàn đã bị xé làm đôi rất hay. Nhớ đừng quên khi nói với cô ấy. Còn với anh chàng kia phải tỏ ra cao tay, độ lượng, không gây sự thù hằn, nhưng phải rất kiên quyết. Phải xô đẩy họ sống với nhau, coi như sự đã rồi, không thể đảo ngược được nữa.

Sau hai lần bấm chuông, Lipsơ ra mở cửa. Trông anh ta không có vẻ gì đang chuẩn bị để đón nhận niềm vui từ phái yếu. Chỉ có điều khác thường:

anh ta mặc comlê, đeo cavát, đi giầy giôn, như người mới về nhà hoặc chuẩn bị cho một chuyến đi xa.

Tôi ép mình mỉm cười, chào anh ta, nói răng không thấy anh ta sang, sợ có chuyện gì xảy ra chăng. Tôi nói lấp lửng và quan sát nét mặt của Lipsơ:

không thấy gì đặc biệt.

– Có chuyện gì ấy à? Có chứ, có chứ. Nhưng không phải theo nghĩa xấu, xin đừng lo. Mời anh vào, xin mời! – Lipsơ đáp.

Từ mấy tuần nay Lipsơ đã xưng hô “anh, em” với vợ tôi. Với tôi, vẫn là người láng giềng và quan hệ xã giao, không có gì thân mật hơn khi trước. Tôi cũng vậy. Tôi chỉ thân thiết với vài người. Tôi không thích những quan hệ quá thân mật, thậm chí đến suồng sã.

Trên bàn của Lipsơ có một chiếc va li quần áo để bừa bộn. Máy vô tuyến không mở. Cả căn hộ chỉ có một gian phòng. Nếu Liđêlôtthê không ở trong tủ hoặc trong chỗ vệ sinh thì cô ấy không có mặt ở đây. Cửa tủ hơi hé mở. Khi đi qua tôi khẽ nhích vai cho nó bật tung ra. Không có gì.

– Anh thông cảm cho, nhà cửa bề bộn quá! – Lipsơ nói – Ngày mai tôi đến một nơi mới làm việc. Rạp Kôxmôx. Đã lâu nay tôi ao ước được vào đó làm việc. Tin vui đến thật bất ngờ. Lại được làm việc ở thành phố nữa chứ! Cơ hội thực hiếm có.

– Xin chúc mừng, xin chúc mừng! – Tôi nói, giọng mệt mỏi. Tôi chẳng nghĩ ra được điều gì khác hơn. Kế hoạch của tôi bị đảo lộn, rắc rối. Tôi muốn được suy nghĩ lại mọi việc.

– Trời, bỗng dưng tôi thấy người khó chịu quá – Tôi nói, tựa tay lên mặt bàn, run run – Anh có thể cho tôi một ly nước được không?

– Ồ, tất nhiên! – Lipsơ đáp, có vẻ cũng lo lắng. Anh ta đi lấy nước, thu vội quần áo vắt lên ghế, mời tôi ngồi. Tôi uống một ngụm nước. Lấy cớ mình khó chịu, tôi xin phép được vào chỗ vệ sinh.

– Vâng, vâng, xin mời!

Nhưng ở đây cũng không có cô ấy. Tôi giật nước, lấy nước lạnh vã lên trán rồi quay ra.

– Anh làm sao thế? – Lipsơ hỏi.

– Chắc làm việc quá sức – Tôi đáp – Đang quyết toán.

– Chúng ta thực khốn khổ vì công việc! – Anh ta nói.

Tôi cáo lui, chúc anh mọi sự tốt lành, anh ta chúc tôi mau khỏe mạnh, rồi nói thêm:

– Trước khi tôi xa hẳn nơi đây thế nào cũng sang chào anh chị. Cho tôi gửi lời hỏi thăm chị ấy!

Hừ! Nói dễ nghe đấy nhỉ! Hình như anh chàng cũng không biết vợ tôi ở đâu.

Tôi hy vọng khi về đã thấy cô ấy ở trong phòng. Nhưng mà khồn, Liđêlôtthê vẫn chưa về. Tôi cảm thấy đầu óc thực căng thẳng, vội ngả người xuống đi văng. Lại cầm lên tay một cuốn sách của Thômat Man, nhưng mắt tôi chẳng đọc được chữ nào. Trong cảnh tĩnh mịch của đêm tối, tai tôi bỗng nhiên rất thính nhạy. Chỉ thoáng nghe một tiếng động rất nhỏ, tôi đã nghĩ có thể cô ấy về. Đến nửa đêm cũng không thấy Liđêlôtthê quay trở lại. Tôi uống thuốc ngủ để khỏi thức trắng đêm và nghĩ ngợi mông lung.

Sớm hôm sau tỉnh dậy, đầu tiên là tôi đưa mắt nhìn chiếc giường bên cạnh.

Vậy là đêm qua cô ấy cũng không về. Mười bốn năm trời chung sống với cô ấy, chưa lần nào cô ấy vắng nha mà tôi lại không biết cô ấy hiện ở đâu. Tôi vội vàng chuẩn bị mọi thứ để tới chỗ làm việc. Sau khi đã giải quyết xong những công việc hệ trọng, đến giờ nghỉ ăn sáng, tôi gọi điện cho cơ quan bưu điện.

– A lô, tôi muốn được nói chuyện với chị Aixensnaiđơ.

Tôi không xưng tên mình. Ở đầu bên kia một giọng nữ cất lên trong trẻo và nhiệt tình đáp lại:

– Chị ấy đi nghỉ phép từ hôm qua rồi nhé!

– Sao cơ? Chắc chị nhầm. Tôi muốn nói chuyện với chị Liđêlôtthê Aixensnaiđơ kia mà!

– Vâng, đúng thế đấy! – Giọng nữ lúc này có vẻ khoái chí – Thôi, thế nhe, ba tuần nữa xin mời anh gọi lại.

– Không thể như thế được! – Tôi làu bàu trong máy.

– A lô, ai gọi đấy? – Giọng nữ tò mò hỏi.

Tôi dập máy, quên cả lời cảm ơn.

Có chuyện gì xảy ra thế nhỉ? Cô ấy đi nghỉ phép! Đầu óc tôi ong ong, những ý nghĩ lộn xộn. Xưa nay trong công việc kế toán tôi không hề nhầm lẫn. Nhưng hôm ấy nhầm mất hai con tính, phải tìm mãi mới phát hiện ra sai sót của mình.

Công việc quyết toán không nhanh chóng như mọi lần. Tôi buộc lòng phải làm thêm giờ để bảo đảm thời hạn.

Khi trở về nhà, mệt mỏi và ngán ngẩm, tôi uể oải bước vào phòng, không hy vọng là vợ tôi đã chuẩn bị bữa ăn tối như mọi lần. Cô ấy đi nghỉ phép! Cô ấy cũng đã có kế hoạch. Không ai bỗng dưng đi nghỉ phép. Không nói với tôi một lời nào. Không để lại một dòng chữ. Giá như tôi biết được ma quỷ nào đã đưa đường dẫn lối cho cô ấy! Hay Liđêlôtthê đã chuẩn bị từ bỏ tôi từ lâu? Hoặc cô ấy đã đoán ra mọi ý đồ của tôi? Không có nhẽ. Nhưng tôi làm sao hiểu hết được nội tâm của một người phụ nữ! Có thể người đàn bà ấy kém khả năng suy nghĩ lôgíc và liên tưởng, nhưng đã linh cảm thấy mọi chuyện qua lời nói và cử chỉ của tôi? Lẽ ra tôi phải tinh không hơn, thận trọng hơn. Nhớ lại những nhân vật phụ nữ trong văn học, tôi bất giác rùng mình. Họ lừa chồng thật khôn khéo biết bao! Tôi có cảm tưởng như mình đang chơi cờ, nhưng đã đi chậm tới năm bước mà vẫn chưa tới lượt. Bất cứ lúc nào cũng có thể bị chiếu tướng và thua cuộc.

Tôi lục tìm trong căn phòng xem cô ấy đã mang theo những gì. Nhưng tất cả vẫn nguyên vẹn như xưa. Chiếc vali vẫn còn đó. Quần áo của Liđêlôtthê vẫn đầy đủ trong ngăn tủ. Thật lạ lùng. Cha mẹ cô ấy đã qua đời. Cô ấy cũng không có những bạn gái thân thiết để có thể tới ngủ nhờ. Tôi không tin là Liđêlôtthê đi nghỉ phép. Nếu đi xa, người ta phải mang theo đồ lót, quần áo và vali. Vậy cô ấy đang ở đâu? Tôi bắt đầu thấy sốt ruột, bất an.

Lẽ ra tôi phải vui mừng mới đúng. Cái trạng thái được sống yên bình và yên tĩnh đã tới đó, tôi vẫn ước ao được như thế, nhưng sao lòng tôi lại nổi gió. Sao tôi sống bất an? Bao câu hỏi vẫn chưa được giải đáp. Cô ấy đang ở đâu? Tại sao tôi lại bồn chồn, lo lắng?

Những ngày tiếp theo đầu óc tôi lại càng thêm căng thẳng. Tôi đã trải qua những giấc mơ khủng khiếp. Rồi biết bao là công việc nội trợ tôi phải làm. Nào là nấu ăn, nào là lau cửa kính, nào là xách nước lau cầu thang, công việc vặt vãnh cứ ùn lên. Tôi muốn thuê mấy bà hàng xóm làm giúp các công việc nội trợ, nhưng không ai chịu nhận, Mọi người đều di làm. Thấy tôi vất vả lau cầu thang, những người đàn bà cùng nhà tò mò hỏi thăm về cô ấy. Tôi nói dối là Liđêlôtthê đi nghỉ để chữa bệnh. Tôi nghe thấy họ thì thào với nhau:

Thế đấy, những người ốm đau khốn khổ chẳng giờ được gọi đi an dưỡng, còn những kẻ khỏe như vâm thì nay an dưỡng chỗ này, mai an dưỡng chỗ kia. Chồng làm kế toán trưởng có khác. Chắc lại ngoặc với , mấy tay bác sĩ. Chúng nó đều thế cả!

Từ bữa ấy, tôi phải đợi cho mọi người đi ngủ mới ra lau cầu thang. Được, cô ấy về tôi sẽ cho cô ấy biết tay …

Ngày nào tôi cũng ngóng tin của Liđêlôtthê, một lá thư hay chỉ một tấm bưu thiếp, một bức điện … Nhưng vô ích. Cô ấy vẫn bặt vô âm tín. Tôi giả giọng một người khác gọi điện cho cơ quan bưu điện, hỏi xem họ có biết bà Aixensnaiđơ đi nghỉ ở đâu không. Không, họ không biết gì hết. Sau hai tuần căng thẳng chờ đợi, tôi lên xe vào thành phố, tìm đến rạp chiếu bóng Capitôn, à không, rạp Kôxmôx với hy vọng mong manh. Biết đâu đấy. Chính ở đây tôi sẽ tìm lại được cô ấy. Liđêlôtthê và Lipsơ! Có thể như thế chứ! Nhưng nhũng điều tôi được biết ở đây không làm tôi vui thích chút nào, thậm chí càng làm tôi sôi máu và uất ức.

Ở đây không ai biết Lipsơ! Không có một người nào tên Lipsơ cả. Hỏi Ban giám đốc và bộ phận nhân sự, người ta chỉ nhún vai! Con người của nghệ thuật điện ảnh ấy đã lừa tôi. Hắn đi đâu? Tại sao hắn nói dối là chuyển về Kôxmôx?

Nói thế để làm gì? Đồ khốn nạn! Hắn đã uống của tôi biết bao là rượu vang, vậy mà lại lừa tôi thậm tệ đến như thế. Hắn là con rắn độc, đồ vô ơn bạc nghĩa.

Được rồi, mày sẽ biết tay ông. Cả cô ấy nữa. Cứ về đây rồi sẽ biết.

Nhưng sao nhỉ? Chẳng phải tôi đã muốn như thế sao? Chẳng phải tôi đã se duyên cho vợ tôi hay sao? Lipsơ và Liđêlôtthê, hai người ấy xứng đôi đấy chứ?

Kế hoạch đã hoàn thành. Mặt trận thứ hai đầy thắng lợi. Vợ tôi bỏ nhà đi. Lipsơ đã khuất mắt. Tôi là người tự do. Tôi được hưởng thanh bình. Sao tôi lại không vui? Sao tôi lại khốn khổ?

Rồi ba tuần lễ trôi qua. Thời hạn nghỉ phép năm của Liđêlôtthê đã hết.

Nhưng cô ấy vẫn bặt vô âm tín. Viên thanh tra của cơ quan bảo hiểm đã mấy lần đến hỏi, tôi bảo ông ta ráng đợi một tuần nữa, chắc chắn cô ấy đi dưỡng bệnh sẽ về. Ông ta nhìn tôi rất lâu rồi bỏ đi. Mặc kệ ông thanh tra với nỗi lo của ông ta, còn tôi có nỗi lo của riêng mình.

Nhưng đúng hôm cô ấy phải có mặt ở cơ quan bưu điện để làm việc thì tren báo đưa tin:

Cơ quan công an yêu cầu nhân dân giúp sức để tìm ra tung tích nạn nhân. Người đã tìm thấy ở trong hồ … xác một phụ nữ, không rõ tên tuổi và quê quán. Bức ảnh chụp cái xác nổi trong nước và in trên mặt báo không rõ ràng, nhưng tôi tin rằng mình đã nhận ra Liđêlôtthê. Cả những tình tiết miêu tả nạn nhân cũng rất khớp với vợ tôi. Đặc điểm của nạn nhân:

có một vết sẹo do mổ ruột thừa. Đúng rồi, cách đây mấy năm Liđêlôtthê đã đi mổ ruột thừa. Người ta còn miêu tả quần áo nạn nhân đang mặc. Điều này đối với tôi thực vô nghĩa, vì đã nhiều năm nay, tôi không bao giờ để ý đến quần áo của cô ấy, trừ khi nó ngốn mất nhiều tiền. Với tư cách là một kế toán trưởng, tôi luôn giữ vững những nguyên tắc tiết kiệm. Tôi không tán thành những khoản chi chạy theo mốt thời trang.

Khi đọc đoạn tin của công an, tình cảm của tôi thật xáo trộn. Một chút bâng khuâng, buồn buồn, nhưng rồi mọi cái đã qua đi. Tôi duỗi chân, ngả đầu trên ghế bành, mắt chăm chăm nhìn lên trần nhà như nhìn vào màn ảnh. Tôi bỗng thấy hình ảnh đã quen thuộc với mình từ hơn chục năm nay. Cô ấy đang nhìn tôi, miệng lẩm bẩm. Tai tôi văng vẳng những câu nói như roi quất vào mặt mình. Tôi nghe thấy tiếng cười nhạo báng của cô ấy, thấy tiếng nói rít lên:

Anh không phải là một người đàn ông! Anh là một thằng chồng vô tích sự! Một kẻ ích kỷ, ti tiện, một con ngỗng đực đần độn … Tôi co rúm người lại … Rồi tôi nghĩ lan man. Quá khứ đã qua đi đang hiện về luận tội tôi, trách cứ, xỉ mắng tôi.

Tại sao tôi lại lập gia đình? Tại sao đã có lần tôi thèm khát phụ nữ? Phải chăng cuộc sống cô đơn đã thôi thúc, đã xô đẩy tôi đến với người đàn bà mà sau này thành kẻ hành hạ tôi? Và kia … dĩ vãng … trong một chuyến xe khách, một người phụ nữ ngồi cạnh tôi, một sự quen biết thật tình cờ. Biết bao cặp vợ chồng đã thành những bạn đời cũng chỉ vì tình cờ họ gặp nhau. Tôi bắt chuyện:

– Tôi rất thích được đổi chỗ cho chị, nếu chị muốn ngồi bên cạnh cửa sổ …

Phải, mở đầu cho một cuộc hôn nhân chính nhờ câu nói ấy. Nhưng ngày ấy, xa xưa lắm. Liđêlôtthê cũng không giống bây giờ. Sao lúc ấy cô ta lại dịu dàng và ý tứ đến thế! Một con người thực đáng yêu, cởi mở và duyên dáng. Rồi chúng tôi lấy nhau. Tôi hy vọng hai người sẽ cùng nhau chung sức kéo gánh nặng cuộc đời. Nhưng, tiếc thay, mỗi người đã nắm một đầu dây và kéo co với nhau suốt những năm tháng dài. Cuộc đời sao buồn thay!

Tôi đứng dậy. Những ảo tưởng về hạnh phúc đã tan đi trong mơ. Hình ảnh về một người đàn bà thực đáng yêu, luôn chăm sóc đến tôi, luôn tôn trọng nhân cách của tôi đã đổ vỡ từ khi tôi lấy vợ. Tôi bước đến trước gương. Một cái mặt buồn đang nhìn tôi. Tôi nhún vai. Thế là ta lại bắt đầu cuộc sống. Ta làm lại cuộc đời.

Ngay sau đó tôi tìm đường đi đến tòa thị chính, đúng hơn là tới Phòng cảnh sát. Tôi gặp may. Karige, cán bộ phụ trách Phòng cảnh sát hình sự đang có mặt ở trong phòng. Ông ta đang nói chuyện điện thoại. Ông ta ra hiệu mời tôi ngồi.

Cách đây không lâu, Karige đã tới văn phòng tôi làm việc, đặt mua ít nhựa đường. Qua tay tôi, mọi việc giải quyết thực nhanh chóng. Chắc ông ta còn nhớ đến chuyện đó. Một hãng tư nhân làm ăn thực chóng vánh, không dề dà như cơ quan Nhà nước.

Sau khi kết thúc cuộc nói chuyện bằng điện thoại, ông ta quay sang tôi. Tôi đã chờ đợi khoảnh khắc ấy. Nhưng chẳng hiểu sao, tôi bỗng mất bình tĩnh, tim đập mạnh. Lần đầu tiên trong đời tôi phải nói với người ngoài về vợ mình, phải thổ lộ một mảng sống của đời mình.

Karige đứng dậy, bắt tay tôi, niềm nở.

– Thế nào, ông Aixensnaiđơ, ngọn gió nào đưa ông tới thăm chúng tôi thế?

Chà, ông ta hỏi như vậy, chả nhẽ mình lại đáp:

Vợ tôi bị mất tích, nghe kỳ quá. Tôi thận trọng trình bày về Liđêlôtthê, giống như nói về một chiếc xe đạp dựng ở đâu đó rồi không tìm thấy nữa.

– Vấn đề là …

Tôi ấp úng. Người trưởng phòng nhìn tôi, dò xét, khích lệ. Tôi cảm thấy như đọc được qua mắt ông những điều chưa nói ra:

Thôi đi, người công dân, anh cứ nói thẳng tuột ra đi, giấu giếm chỉ vô ích! Như một quả bóng bị xì hơi, tôi bật ra:

– Tôi đến đây chính là vì vợ tôi!

Ôi chao, vì vợ tôi, nghe tha thiết biết bao! Nhưng lẽ đời lại khác. Tôi đến là vì tôi. Tôi muốn biết cụ thể người nạn nhân kia, tôi muốn mọi sự thực rõ ràng.

Tôi thông báo với người bảo vệ chế độ là vợ tôi, Liđêlôtthê, bỗng dưng biến mất với lý do đi nghĩ phép năm rất kỳ quặc. Cho đến nay, không ai biết cô ấy hiện ở đâu, không biết cô ấy sống hay chết.

– Và mới đây … – Tôi nói tiếp – Đọc trong báo, tôi ngờ rằng …

Tôi rút tờ báo từ trong túi áo ngực đưa cho Karige.

Người phụ trách Phòng cảnh sát mở to mắt ngạc nhiên. Ông há miệng nhưng chẳng nói được lời nào. Tôi nhún vai:

– Hừm! Thế đấy … Karige nhìn tôi và lắc đầu. Có thể ông ta không có tin chuyện ấy, hoặc cũng có thể muốn chia buồn với tôi. Rồi ông nói với tôi, giọng rất dịu dàng như nói với người ốm:

– Ông Aixensnaiđơ, xin mời ông sang phòng bên này. May quá, có hai đồng chí công an điều tra đang ở đây. Họ sẽ giúp ông trong mọi việc.

Karige khẽ nắm tay tôi rồi dẫn tôi qua cánh cửa để ngỏ. Hai người công an điều tra đang ngồi trong góc phòng, bên cạnh một chiếc bàn tròn và thấp, nói đúng hơn, họ đang ngả người trên ghế bành, tay dựa vào thành ghế, chân duỗi ra phía trước. Nhìn họ, tôi có cảm giác họ đang chờ đợi lệnh, cũng có thể họ đã quá căng thẳng vì công việc, lúc này đang xả hơi và không muốn bị người khác quấy rầy.

– Ông Aixensnaiđơ đi tìm bà vợ bị mất tích – Karige giải thích.

– Ồ, còn ở gia đình chúng tôi thì ngược lại:

các bà vợ luôn coi chúng tôi là những ông chồng bị mất tích, chỉ khác là họ không ai chịu đi tìm! – Một người công an đi

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN