Titanic - Trong Vũ Trụ
Chương 3
BA
Ngày mùng 10 tháng 7
Bác sĩ Jack McCallum nghe thấy tiếng rú đầu tiên của xe cứu thương và nói.
– Đã đến lúc rồi các bạn!
Khi bước ra chỗ đưa nạn nhân của phòng cấp cứu, anh thấy mạch mình đập như người bị chứng tim đập nhanh và cảm thấy các chất kích thích khiến hệ thống thần kinh của anh biến thành các đường dẫn lanh lợi. Anh không biết chuyện sắp xảy ra tại bệnh viện Miles Memorial ngoại trừ một việc là có một bệnh nhân đang tới. Qua đài của phòng cấp cứu, họ đã được thông báo về một vụ mười lăm xe đâm vào nhau trên đường I-45 đã khiến hai người chết ngay tại hiện trường và một số người bị thương. Dù các bệnh nhân bị thương nghiêm trọng nhất đã được đưa đến bệnh viện Bayshore hay bệnh viện Texas Med nhưng toàn bộ các bệnh viện nhỏ hơn trong khu vực, bao gồm bệnh viện Miles Memorial, đã được huy động vì tình trạng quá tải.
Jack nhìn quanh khu xe cứu thương để bảo đảm rằng đội của anh đã sẵn sàng. Một bác sĩ cấp cứu khác, Anna Slezak đứng ngay cạnh anh trông có vẻ thích gây gổ. Đội ngũ hỗ trợ của họ gồm bốn y tá, một người điều hành phòng thí nghiệm và một thực tập sinh có diện mạo đáng sợ. Mới tốt nghiệp từ trường y khoa một tháng, thực tập sinh này là người non trẻ nhất của đội cấp cứu và vụng về không thể chịu nổi. Cô ta phải làm trong bệnh viện tâm thần học mới đúng, Jack nghĩ.
Một tiếng khựng cắt đứt tiếng còi khi xe cứu thương lao lên dốc và lùi lại chỗ xe. Jack bật cửa sau và nhìn nhanh bệnh nhân. – một phụ nữ trẻ, đầu và cổ bất động vì chiếc vòng cổ, mái tóc vàng bết máu. Khi họ đưa cô ra khỏi chiếc xe cứu thương, anh nhìn mặt cô kỹ hơn và Jack bỗng lạnh sống lưng khi nhận ra cô.
– Debbie. – Anh nói.
Cô nhìn anh ngơ ngác và dường như không biết anh là ai.
– Jack McCallum đây. – Anh nói.
– Ôi, Jack! – cô nhắm mắt rên rỉ. – Đầu tôi đau lắm.
Anh vỗ vai cô an ủi.
– Chúng tôi sẽ chăm sóc cô thật tốt. Đừng lo!
Họ dùng xe lăn đưa cô qua các cửa phòng cấp cứu, về phía phòng chấn thương.
– Anh biết cô ấy à? – Anna hỏi anh.
– Chồng cô ấy là Bill Haning, một phi hành gia.
– Ý anh là một trong những người đang ở trên trạm không gian? – Anna cười. – Giờ thì sẽ có một cú điện thoại đường dài đấy.
– Nếu chúng ta phải làm vậy thì sẽ không khó khăn gì để liên lạc với anh ấy. Trung tâm vũ trụ Joson có thể thực hiện cuộc gọi ngay lập tức.
– Anh muốn tôi đảm đương vụ này không? – đó là một câu hỏi có lý. Các bác sĩ thường trốn tránh việc điều trị cho bạn bè và gia đình, người ta không thể khách quan được khi ai đó bị bệnh tim nằm trên bàn là người họ biết và yêu mến. Mặc dù Jack và Debbie đã từng có địa vị xã hội giống nhau nhưng anh chỉ coi cô như một người anh quen biết chứ không phải một người bạn. Anh thấy thoải mái khi là bác sĩ của cô.
– Tôi sẽ lo vụ này. – Anh nói và theo xe đẩy vào phòng chấn thương. Đầu óc anh đã tính đến việc cần làm tiếp theo. Vết thương duy nhất có thể thấy của cô là một vết nứt trên đầu. Nhưng vì chắc chắn cô đã chịu chấn thương vùng đầu, anh phải loại trừ trường hợp có các vết nứt trên hộp sọ và xương cổ.
Khi các y tá hút máu để phục vụ các phòng thí nghiệm và nhẹ nhàng cởi quần áo của Debbie, người có mặt trong xe cứu thương thông báo ngắn gọn cho Jack mọi chuyện.
– Cô ấy gần như chiếc xe số 15 trong đống hỗn độn. Theo chúng tôi thấy, cô ấy ở phía sau cùng. Xe cô ấy bị trượt sang bên rồi sau đó cô ấy lại bị đâm và nghiêng sang bên người lái xe. Cửa xe bị bẹp dúm.
– Cô ấy có tỉnh táo khi anh đến không?
– Cô ấy bất tỉnh mấy phút. Cô ấy tỉnh dậy khi chúng tôi cho ống thở vào. Chúng tôi cố định xương sống của cô ấy ngay lập tức. Huyết áp và nhịp tim đã ổn định. Cô ấy là một trong những người may mắn. – người đó lắc đầu. – Đáng lẽ anh phải nhìn người đàn ông ngồi sau cô ấy.
Jack xoay chiếc ghế để kiểm tra bệnh nhân. Cả hai con ngươi của Debbie đều phản ứng với ánh sáng và các cử động ngoài mắt vẫn bình thường. Cô biết tên mình và biết mình đang ở đâu nhưng không thể nhớ ngày tháng. Chỉ bị mất định hướng về mặt thời gian, anh nghĩ. Lý do đó cũng đã đủ để nhận cô ấy, đó là còn chưa kể phải theo dõi suốt đêm.
– Debbie, tôi sẽ cho cô chụp X-quang. – Anh nói. – Chúng tôi cần đảm bảo là cô không bị nứt vỡ gì. – Anh nhìn cô y tá và nói. – Hãy chụp cắt lớp, chụp hộp sọ và xương đốt sống. Và…. – Anh ngừng lại nghe ngóng.
Tiếng còi xe cứu thương khác lại rú lên.
– Hãy hoàn thành các chụp chiếu đó. – Anh ra lệnh rồi chạy vụt ra chỗ đưa bệnh nhân. Các nhân viên của anh đã xếp hàng ở đó.
Tiếng còi thứ hai, yếu hơn nối tiếp tiếng còi thứ nhất. Jack và Anna nhìn nhau sợ hãi. Hai xe cứu thương đến cùng lúc sao?
– Đây là một trong những ngày đó. – Anh lẩm bẩm.
– Phòng chấn thương đã chuẩn bị chưa? – Anna hỏi.
– Bệnh nhân đang được đưa đi chụp X-quang. – Anh bước về phía trước khi chiếc xe cứu thương đầu tiên lùi lên.
Nó vừa dừng lại, anh bật ngay cửa xe.
Lần này là một người đàn ông trung tuổi, phì nộn. Da ông ta tái ngắt và ướt át. Đánh giá sơ bộ của Jack là ông ta sắp bị sốc nhưng anh không thấy máu, không có vết thương.
– Ông ta là một trong những người bị kẹt trong vụ tai nạn. – một nhân viên y tế nói khi đẩy xe lăn đưa ông ta vào phòng điều trị. – Ông ấy bị tức ngực khi chúng tôi lôi ông ấy ra khỏi xe. Nhịp tim ổn định, mạch đập hơi nhanh nhưng không cần hô hấp nhân tạo. Tâm thu chín mươi. Chúng tôi đã tiêm cho ông ấy mooc-phin và ni tơ ngay tại hiện trường. Ô-xi lên mức sáu lít.
Mọi người đều có việc cần làm. Anna ghi lại quá trình vụ việc còn các y tá lắp máy trợ tim. Các dòng điện tâm đồ tạo thành những tiếng bíp trên máy. Jack xé một tờ giấy rồi tập trung ngay vào các đường lên xuống khi gắn các tấm điện tâm đồ số một và hai.
– Ông ta đã từng là một quân nhân. – Anh nói với Anna.
Cô gật đầu.
– Tôi nhận thấy ông ấy là một tình báo rất đặc biệt.
Một y tá gọi ngoài cửa.
– Các xe cứu thương khác đang đến đây!
Jack và hai y tá khác chạy ra ngoài.
Một phụ nữ trẻ đang la hét quằn quại trên cáng. Jack nhìn thấy cẳng chân phải bị đứt của cô ấy, bàn chân xoay hẳn sang một bên. Anh biết nạn nhân này phải đến phòng mổ ngay. Jack nhanh chóng xé quần áo của cô ấy, để lộ ra phần gãy ở hông. Xương đùi của cô đã đâm vào hốc do lực của hai đầu gốc thúc vào bảng đồng hồ của xe. Chỉ cần nhìn chiếc chân biến dạng ghê gớm của cô cũng khiến anh nôn mửa.
– Dùng mooc-phin không? – cô y tá hỏi.
Anh gật đầu.
– Tiêm cho cô ấy mức cao nhất. Cô ấy đang đau đớn lắm. Lấy một liều thuốc mê lại đây, càng…
– Bác sĩ McCallum, chụp X-quang. Bác sĩ McCallum, phòng chụp X-quang.
Jack ngước lên kinh ngạc. Debbie Haning. Anh chạy ra khỏi phòng.
Anh thấy Debbie nằm trên bàn chụp X-quang và đứng quanh đó là y tá cấp cứu và một kỹ thuật viên.
– Chúng tôi vừa chụp xong xương đốt sống và hộp sọ. – viên kỹ thuật nói. – Và chúng tôi không thể đánh thức cô ấy được. Cô ấy còn không phản ứng với sự đau đớn.
– Cô ấy bất tỉnh bao lâu rồi?
– Tôi không biết. Cô ấy đã nằm trên bàn mười hay mười lăm phút, rồi chúng tôi mới để ý thấy cô ấy không nói chuyện với chúng tôi nữa.
– Anh đã chụp cắt lớp chưa?
– Máy tính tắt rồi. Vài giờ nữa nó mới bật và hoạt động.
Jack soi đèn pin vào mắt Debbie và cảm thấy ruột gan mình đột nhiên lộn nhào. Đồng tử của cô giãn to và không hoạt động.
– Cho tôi xem phim chụp! – Anh nói như quát.
– Phim chụp xương đốt sống đã trên hộp chiếu.
Jack chạy nhanh sang phòng bên cạnh xem các tấm phim X-quang được kẹp trên hộp chiếu màu đen. Anh không thấy vết nứt nào trên các tấm phim tiếp theo, xương cổ chân vẫn ổn định. Anh giật các tấm phim đó xuống rồi thay chúng bằng các phim hộp sọ. Khi nhìn lần đầu, anh không thấy gì rõ nét cả. Rồi anh tập trung vào một đường rất mờ chạy dọc xương thái dương bên trái. Nó nhỏ đến nỗi trông nó như một chiếc đinh ghim gài vào tấm phim. Đó là một vết nứt.
Liệu vết nứt đó có làm vỡ động mạch màng não chính bên trái không? Điều đó có thể khiến sọ cô chảy máu. Khi máu đông lại, áp lực tăng lên và não sẽ co lại. Điều đó lý giải vì sao thần kinh của cô giảm sút và đồng tử nở rộng.
Phải hút máu ra ngay lập tức.
– Đưa cô ấy về phòng cấp cứu. – Anh nói.
Trong vài giây, họ đã buộc Debbie vào ghế lăn và đẩy cô đi dọc hành lang bệnh viện. Khi họ đưa cô vào phòng điều trị trống không, Jack hét lên với cô nhân viên ở đó.
– Chuẩn bị phòng mổ thần kinh! Nói với họ là chúng tôi có vụ chảy máu ngoài màng cứng và chúng tôi đang chuẩn bị cho các lỗ khoan khẩn cấp.
Anh biết rằng Debbie thực sự cần phòng mổ nhưng tình trạng của cô đang xấu đi quá nhanh và họ không chần chừ được nữa. Phòng điều trị sẽ là phòng mổ của họ. Họ đặt cô lên bàn và gắn các tấm chì làm sốc tim hình tam giác lên ngực cô. Nhịp thở của cô đã rối loạn, đã đến lúc luồn ống thở vào khí quản.
Anh xé túi đựng ống khí quản trong khi cô y tá nói.
– Cô ấy đã ngừng thở!
Anh luồn dụng cụ soi thanh quản vào cổ họng Debbie. Vài giây sau, ống trợ thở đã được luồn vào và ô-xi được bơm vào phổi cô.
Một y tá cắm máy cạo tóc chạy bằng điện. Mái tóc vàng hoe của Debbie bắt đầu rụng xuống sàn nhà tạo thành một đống óng ả như lụa, để lộ ra phần da đầu.
Một nhân viên thò đầu vào.
– Bác sĩ phẫu thuật thần kinh đang bị tắc đường! Ít nhất một giờ nữa ông ấy mới có thể đến đây.
– Vậy thì gọi ai khác đi!
– Họ đều đến bệnh viện Texas Med hết rồi! Toàn bộ các nạn nhân đều bị chấn thương hộp sọ.
Lạy Chúa, chúng ta hết cách rồi, Jack nghĩ và nhìn Debbie. Mỗi phút trôi qua là áp lực trong não cô sẽ tăng lên. Các tế bào thần kinh đang chết dần. Nếu đây là vợ mình, mình sẽ không chờ đợi, không chờ đợi thêm một giây nào nữa.
Anh nuốt nước bọt.
– Lấy máy khoan Hudson! Tôi sẽ tự khoan lỗ. – Anh thấy các y tá nhìn anh sửng sốt. Anh cố làm ra vẻ can đảm hơn mức có thể. – Giống như khoan lỗ vào tường thôi mà. Tôi đã làm rồi.
Trong khi các y tá chuẩn bị vùng da đầu mới bị cạo tóc, Jack mặc áo choàng mổ và đeo găng tay. Anh đặt màn vô trùng và ngạc nhiên khi thấy tay anh vẫn không run ngay cả khi tim anh đang đập loạn xạ. Thực sự là trước đây anh đã từng khoan não nhưng chỉ một lần thôi. Việc đó xảy ra cách đây đã nhiều năm dưới sự giám sát của một bác sĩ phẫu thuật thần kinh.
Không còn thời gian nữa. Cô ấy sắp chết. Làm đi!
Anh lấy dao mổ và rạch một đường rất thẳng lên da đầu trên xương thái dương bên trái. Máu rỉ ra. Anh thấm hết máu và đốt nóng để cầm máu cho cô. Anh dùng chiếc banh miệng vết mổ, giữ mảng da lật về phía sau, rạch sâu hơn xuyên qua phần bảo vệ sọ và chạm dao vào phần màng ngoài não. Đến đó anh khoét nó ra, để lộ phần mặt hộp sọ.
Anh cầm chiếc khoan Hudson. Đó là một thiết bị kỹ thuật, sử dụng bằng tay và có vẻ cổ xưa. Đó là một loại dụng cụ người ta có thể tìm thấy trong xưởng gỗ của ông mình.
Đầu tiên, anh dùng máy khoan, một chiếc khoan có lưỡi hình chiếc mai có khả năng đào sâu vào xương đủ để tạo một lỗ thủng. Sau đó anh dùng phần sừng, đầu tròn với các gờ có nhiều mép. Anh hít sâu, đặt chiếc sừng xuống và bắt đầu khoan sâu hơn vào trong não. Những giọt mồ hôi đầu tiên rỉ ra trên trán anh. Anh đang khoan mà không có các xác nhận chụp cắt lớp và chỉ dựa trên những đánh giá y khoa của bản thân. Thậm chí anh còn không chắc mình có khoan đúng chỗ không.
Một tia máu đột ngột phun ra từ cái lỗ và bắn lên tấm rèm phòng mổ.
Một y tá đưa cho anh bồn rửa. Anh rút chiếc khoan ra và nhìn dòng máu đỏ đang từ từ chảy ra khỏi não rồi chảy vào cái bồn lấp lánh. Anh đã khoan đúng chỗ. Cùng với dòng máu chảy ra, áp lực đang giảm dần trong não Debbie.
Anh thở phào nhẹ nhõm. Gánh nặng đột nhiên tan biến trên đôi vai anh, chỉ còn các cơ bắp đã bị kiệt sức và đau đớn.
– Chuẩn bị sáp gắn xương! – Anh nói rồi đặt chiếc khoan xuống và lấy ống thông hút nước tiểu.
Một chú chuột bạch lơ lửng trong môi trường chân không, như thể nó đang lơ lửng trong một đại dương trong suốt. Bác sĩ Emma Watson tiến về phía nó. Trông cô mảnh dẻ và quyến rũ như một vũ công dưới nước. Các lọn tóc xoăn màu nâu của cô ánh lên như những vầng sáng kỳ ảo. Cô túm lấy con chuột và từ từ quay lại đối diện với ống kính. Cô lấy ống tiêm và xi-lanh.
Cảnh quay đó đã được thực hiện trong hơn hai năm, được quay trong tàu con thoi Atlantis trong toàn bộ hệ thống vận chuyển tàu con thoi 141. Nhưng nó vẫn là đoạn phim quan hệ công chúng mà Gordon Obie yêu thích. Đó là lý do tại sao hiện nay nó đang được chiếu trên tất cả các màn hình của Thính phòng Teague của NASA. Ai mà không thích ngắm nhìn Emma Watson? Cô nhanh nhẹn, uyển chuyển. Cô sở hữu thứ mà người ta gọi là sự tỏa sáng với ánh sáng của sự tò mò trong đôi mắt cô. Từ vết sẹo nhỏ trên lông mày đến chiếc răng cửa bị sứt một chút (đây là một kỷ niệm mà ông được biết đến là do bất cẩn khi trượt tuyết), khuôn mặt cô đã ghi lại một cuộc sống rất sôi nổi. Nhưng với Gordon, sức cuốn hút mạnh mẽ nhất chính là sự thông minh và tài năng của cô. Ông đã hào hứng theo sát sự nghiệp của Emma tại NASA và không để ý tới một thực tế rằng cô là một phụ nữ hấp dẫn kỳ lạ.
Là giám đốc Trung tâm phi hành đoàn, Gordon Obie có quyền hạn rất lớn trong việc lựa chọn thành viên. Ông đã cố gắng duy trì một khoảng cách tình cảm an toàn. – mà vài người gọi đó là nhẫn tâm. – với các phi hành gia của mình. Ông cũng từng là một phi hành gia, hai lần là tổng chỉ huy tàu con thoi. Thậm chí sau đó người ta còn biết đến ông với biệt danh Nhân sư, một người đàn ông tách biệt và bí hiểm không bao giờ tán gẫu. Ông thấy dễ chịu với sự im lặng của mình và đôi khi còn muốn giấu cả tên nữa. Mặc dù bây giờ ông ngồi trên sân khấu với một tá các viên chức của NASA thì hầu hết các khán giả không biết Gordon Obie là ai. Ông có mặt ở đó chỉ để trang trí cho đội ngũ. Việc đó cũng giống như cảnh quay của Emma để trang trí cho đội hình, đó là một khuôn mặt quyến rũ khiến khán giả chú ý.
Máy quay đột nhiên ngừng lại và thay vào đó trên màn hình xuất hiện biểu tường của NASA được thân mật biết đến như một viên thịt băm. Đó là một vòng tròn màu xanh lơ với các sọc ngôi sao được trang trí bằng một hình elip chạy quanh và một tia sáng màu đỏ hình chữ chi. Nhà quản lý NASA, ông Leroy Cornell và giám đốc Trung tâm vũ trụ Joson, Ken Blankenship bước lên bục thuyết trình để trả lời các câu hỏi. Công việc của họ khá thẳng thắn, đó là xin thêm tài trợ. Họ đối mặt với các thành viên Quốc hội, các thượng nghị sĩ và các hội đồng cấp dưới khác nhau có thái độ đa nghi. Chính họ sẽ quyết định ngân quỹ của NASA. Trong năm thứ hai liên tiếp, NASA đã bị cắt giảm chi phí rất nhiều. Gần đây, không khí xơ xác và ảm đạm bao trùm toàn bộ các phòng ban của Trung tâm vũ trụ Joson.
Khi nhìn các khán giả là các quý ông và quý bà ăn mặc lịch sự, Gordon có cảm giác ông đang nhìn một nền văn hóa xa lạ. Các chính trị gia đó có vấn đề gì? Sao họ có thể thiển cận như vậy? Ông thấy hoang mang khi họ không có chung niềm tin mạnh mẽ như mình. Điều khiến loài người tách biệt với các con vật khủng khiếp khác là khao khát hiểu biết. Đứa trẻ nào cũng hỏi một câu chung của cả nhân loại: Tại sao? Từ khi sinh ra, chúng đã được lập trình để tò mò, để trở thành các nhà thám hiểm, để tìm kiếm các chân lý khoa học.
Nhưng các vị quan chức được lựa chọn này lại đánh mất sự tò mò khiến con người trở nên khác biệt. Họ đến Houston không phải để hỏi tại sao, mà để hỏi sao chúng tôi nên làm vậy.
Cornell đã có ý kiến tranh thủ sự giúp đỡ của họ bằng thứ mà ông ta dám ngang nhiên gọi là “Chuyến đi của Tom Hanks”, một cụm từ có ý nhắc đến bộ phim Tàu Apollo 13, một bộ phim vẫn được xếp là bộ phim quan hệ công chúng tuyệt vời nhất của NASA từ trước đến nay. Cornell đã trình bày các thành tựu gần đây nhất trên các chuyến bay của Trung tâm vũ trụ quốc tế. Ông đã để họ bắt tay vài phi hành gia thật sự. Không phải ai cũng ao ước được chạm vào một cậu bé vàng, một người hùng hay sao? Tiếp theo, sẽ có chuyến du lịch quanh Trung tâm vũ trụ Joson, bắt đầu là tòa nhà ba mươi và phòng điều hành bay. Chưa kể đến việc các khán giả này không thể phân biệt nổi sự khác biệt giữa một bảng điều khiển bay và một bộ đồ chơi điện tử của Nintendo, toàn bộ các kỹ thuật nhiệm màu đó chắc chắn sẽ khiến họ kinh ngạc và trở thành những người có lòng tin thực sự.
Nhưng điều đó không có tác dụng, Gordon nghĩ. Các chính trị gia này sẽ không mua nó.
NASA đang đối diện với những người phản đối đầy quyền lực mà đầu tiên là thượng nghị sĩ Phil Parish đang ngồi ở hàng ghế đầu. Ông ta bảy mươi sáu tuổi, một con cú không thể thương lượng được của bang Nam California. Sự ưu tiên trước nhất của ông ta là bảo tồn ngân quỹ của bộ quốc phòng và NASA sẽ bị chỉ trích. Lúc này ông ta lôi tấm thân nặng một trăm ba mươi sáu cân của mình khỏi chỗ ngồi, đứng lên chất vấn Cornell bằng chất giọng lè nhè của một quý ông.
– Cơ quan của ông đã chi vượt ngân sách hàng tỉ đô la. – ông ta nói. – Giờ thì tôi cho rằng người Mỹ sẽ không muốn hy sinh những khả năng phòng vệ của mình để các vị làm ăn qua quít với các cuộc thử nghiệm thuận tiện ở phòng thí nghiệm. Đáng lẽ đây phải là nỗ lực của cả thế giới phải không? Ồ, theo tôi, tất cả chúng ta đang trả tiền hóa đơn. Sao tôi có thể thanh minh với đảng Cộng hòa ở bang California đây?
Giám đốc trung tâm NASA Cornell đáp lại bằng một nụ cười theo kiểu sẵn. – sàng. – trước. – ống. – kính. Ông là một người sinh ra cho chính trị, một diễn viên thủ nhiều vai chính. Sự lôi cuốn cá nhân và uy tín với công chúng khiến ông trở thành một ngôi sao với giới báo chí tại Washington. Ở đó, ông dành phần lớn thời gian để phỉnh phờ Quốc hội và Nhà Trắng để có thêm tiền, ngày càng nhiều tiền để chi trả cho các khoản lúc nào cũng thiếu của Trung tâm vũ trụ. Khuôn mặt của ông cũng là khuôn mặt chung của NASA. Trong khi đó, Ken Blankenship, người chịu trách nhiệm về việc điều hành hằng ngày tại Trung tâm vũ trụ Johnson là một khuôn mặt riêng tư và chỉ được các nhân viên trung tâm biết đến. Họ là hai thái cực âm và dương của cấp lãnh đạo NASA. Tính khí của họ khác biệt đến mức thật khó hình dung là họ làm việc cùng nhau. Có một câu chuyện tếu ở NASA rằng Leroy Cornell chỉ có mẽ ngoài mà không có tố chất còn Blankenship chỉ có tố chất mà không có mẽ ngoài.
Cornell từ tốn trả lời câu hỏi của ngài thượng nghị sĩ.
– Ngài đặt ra câu hỏi tại sao các nước khác không tham gia vào việc này. Thưa ngài thượng nghị sĩ, câu trả lời là họ có đóng góp. Đây thực sự là một Trung tâm vũ trụ mang tính quốc tế. Đúng thế, người Nga đang gặp rắc rối lớn về vấn đề tài chính. Đúng vậy, chúng ta phải tạo nên sự khác biệt nhưng họ đã gắn bó với trạm không gian này. Giờ họ đã có các nhà du hành vũ trụ trên đó và họ có đủ lý do để giúp Trạm vũ trụ quốc tế của chúng ta hoạt động. Về câu hỏi tại sao chúng ta cần Trạm vũ trụ này, xin ngài hãy xem lại các nghiên cứu được thực hiện trong lĩnh vực sinh học và y khoa, các tài liệu khoa học, địa vật lý. Chúng ta sẽ chứng kiến những lợi ích của nghiên cứu này trong chính thời đại của chúng ta.
Một thành viên khác trong đám khán giả đứng lên và Gordon cảm thấy huyết áp tăng lên. Nếu có ai đó khiến ông xem thường hơn thượng nghị sĩ Parish thì đó chính là thành viên Quốc hội của bang Montana, ông Joe Bellingham. Vẻ ngoài điển trai theo kiểu Người đàn ông Malboro của ông ta không thể che giấu sự thật rằng ông ta chỉ là một kẻ mù mờ về mặt khoa học. Trong suốt cuộc vận động tranh cử của mình, ông ta đã yêu cầu trường học dạy Thuyết sáng tạo linh hồn, bắt họ ném hết sách vở sinh học và thay vào đó là hãy mở các cuốn kinh thánh. Có lẽ ông ta cho rằng động cơ tên lửa được các thiên thần nạp năng lượng.
– Về toàn bộ việc chia sẻ kỹ thuật giữa người Nga và người Nhật thì sao? – Bellingham nói. – Tôi e rằng chúng ta đang cho không các bí mật kỹ thuật cao cấp. Việc hợp tác quốc tế này nghe có vẻ cao thượng. Nhưng đó cũng là điều sẽ khiến cho họ quay ngoắt lại, dùng các tri thức đó để chống lại chúng ta. Vậy tại sao chúng ta lại phải tin những người Nga?
Lại là nỗi sợ hãi và thói đa nghi. Sự ngu dốt và mê muội. Đất nước này có quá nhiều những thứ đó và Gordon cảm thấy thất vọng hơn khi nghe Bellingham nói. Anh quay đi tỏ thái độ khinh miệt.
Gordon lặng lẽ rời sân khấu. Hai người đàn ông bước ra lối đi.
– Có chuyện gì vậy?
– Có một vụ tai nạn. Vợ của Bill Haning. Chúng tôi được biết cô ấy không ổn lắm.
– Lạy Chúa!
– Bob Kittredge và Woody Ellis đang đợi bên ngoài Phòng quan hệ công chúng. Chúng tôi cần nói chuyện.
Gordon gật đầu. Anh liếc nhìn khán phòng và dừng lại ở thành viên Quốc hội Bellingham. Ông ta vẫn đang nói hươu vượn về các mối nguy hiểm khi chia sẻ kỹ thuật với những người cộng sản. Anh lừ đừ đi theo Hank ra lối ra của khán phòng, qua sân trong đến tòa nhà tiếp theo.
Họ gặp nhau ở văn phòng phía sau. Kittredge, chỉ huy tàu con thoi thuộc hệ thống di chuyển tàu con thoi số 162 đang đỏ mặt tức giận. Woody Ellis, giám đốc điều hành bay của Trung tâm vũ trụ quốc tế có vẻ bình tĩnh hơn. Nhưng sau đó, Gordon nhìn thấy một điều chưa từng có trước đó, đó là vẻ mặt ủ dột của Ellis ngay cả khi có biến cố.
– Tai nạn nghiêm trọng không? – Gordon hỏi.
– Xe của vợ Haning nằm trong đống xe đâm vào nhau khổng lồ trên đường số I-45.
– Hank nói. – Xe cứu thương đã đưa cô ấy đến bệnh viện Miles Memorial. Jack McCallum đã gặp cô ấy ở phòng cấp cứu.
Gordon gật đầu. Họ đều biết Jack rất rõ. Dù không còn làm việc trong Trung tâm vũ trụ nữa nhưng Jack vẫn là bác sĩ phẫu thuật trong bảng phân công phi hành đoàn năng động của NASA. Năm ngoái, anh đã rút lui khỏi phần lớn các nhiệm vụ của NASA và làm bác sĩ cấp cứu ở một bệnh viện tư nhân.
– Jack đã gọi cho văn phòng của chúng tôi và thông báo về Debbie. – Hank nói.
– Anh ấy có nói gì về tình hình của cô ấy không?
– Vết thương nặng ở đầu. Cô ấy đang trong phòng chăm sóc đặc biệt vì bị hôn mê.
– Chẩn đoán bệnh ra sao?
– Anh ấy không thể trả lời câu hỏi đó. – họ đều im lặng khi nghĩ về tác động của bi kịch này với trung tâm NASA. Hank thở dài. – Chúng ta phải thông báo cho Bill. Chúng ta không thể giấu anh ấy tin này. Vấn đề là…. – Anh không nói hết. Anh không cần nói hết, tất cả bọn họ đều hiểu khó khăn đó là gì.
Bill Haning hiện đang trên phi thuyền bay theo quỹ đạo của Trung tâm vũ trụ quốc tế mới được một tháng trong chuyến bay định trước kéo dài bốn tháng. Tin này sẽ khiến anh gục ngã. Trong số các yếu tố gây khó khăn cho việc kéo dài thời gian ở lại trong vũ trụ, điều NASA lo lắng nhất là những mất mát về mặt tình cảm. Nếu phi hành gia buồn chán thì anh ta có thể gây tai họa khi thực thi nhiệm vụ. Mấy năm trước, trên con tàu Mir, một tình huống tương tự đã xảy ra khi phi hành gia Volodya Dezhurov được thông báo rằng mẹ anh qua đời. Anh đã giam mình nhiều ngày trong một khoang của tàu Mir và không chịu nói chuyện với Trung tâm điều hành tại Matx-cơ-va. Nỗi buồn của anh đã phá hỏng toàn bộ công việc của mọi người trên tàu Mir.
– Đời sống hôn nhân của họ rất thân mật. – Hank nói. – Tôi có thể dám chắc với các vị là Bill sẽ không chịu đựng được việc này.
– Ý anh là chúng ta phải thay thế anh ấy? – Gordon hỏi.
– Trong chuyến bay tàu con thoi đã được lên lịch tiếp theo. Anh ấy sẽ có vừa đủ thời gian để bị mắc kẹt lại ở đó trong hai tuần nữa. Chúng ta không thể đòi hỏi anh ấy phục vụ chúng ta đầy đủ bốn tháng. – Hank nhẹ nhàng nói thêm. – Họ có hai con nhỏ, các vị biết đấy.
– Người hỗ trợ anh ấy trên Trạm vũ trụ quốc tế là Emma Watson. – Woody Ellis nói. – Chúng ta có thể đưa cô ấy lên trên Trạm vũ trụ quốc tế 160 với phi hành đoàn của Vance.
Khi nghe tới tên của Emma Watson, Gordon rất cẩn trọng không để lộ bất cứ thái độ quan tâm hay bất cứ tình cảm nào.
– Anh nghĩ sao về cô Emma Watson? Cô ấy đã sẵn sàng bay lên đó sớm hơn ba tháng chưa?
– Cô ấy đã đề xuất cho Bill về. Cô ấy đã sẵn sàng thúc đẩy các cuộc thử nghiệm trong vũ trụ nên tôi nghĩ lựa chọn này rất phù hợp.
– Tôi không hài lòng về việc này. – Bob Kittredge nói.
Gordon thở dài mệt mỏi và quay về phía viên chỉ huy tàu con thoi.
– Tôi cũng đoán là anh sẽ như vậy.
– Watson là một thành viên thuộc phi hành đoàn của tôi. Chúng tôi đã là một đội rất gắn bó. Tôi không hài lòng khi đội tôi bị chia rẽ.
– Ba tháng nữa phi hành đoàn của anh mới bay. Anh có thời gian để đánh giá mà.
– Anh đang gây khó khăn cho công việc của chúng tôi.
– Ý anh là anh không thể có một đội ăn ý đến thời điểm đó à?
Kittredge thấy cứng miệng.
– Tất cả những gì tôi đang nói là đội của tôi đã là một bộ máy làm việc thống nhất. Chúng tôi sẽ không hài lòng khi không có Emma Watson.
Gordon nhìn Hank.
– Còn đội Trạm vũ trụ quốc tế 160 thì sao? Còn Vance và phi hành đoàn của anh ấy thì sao?
– Rốt cuộc họ chẳng có vấn đề gì cả. Watson sẽ chỉ là một hành khách khác ở khoang giữa. Họ sẽ đưa cô ấy lên Trạm vũ trụ trung tâm như các thiết bị khác.
Gordon nghĩ kỹ về chuyện đó. Họ vẫn đang nói về các lựa chọn chứ không hề chắc chắn. Có lẽ Debbie Haning sẽ tỉnh lại bình an và Bill có thể ở lại Trạm vũ trụ quốc tế như dự kiến. Nhưng như bất cứ ai khác tại NASA, Gordon đã tự rèn cho mình cách lên kế hoạch cho các tình huống bất ngờ, cách để dòng suy nghĩ của mình tập trung vào một sơ đồ các hành động cần thực hiện theo trật tự a, b, c.
Anh nhìn Woody Ellis để xác định lần cuối cùng. Woody gật đầu.
– Được rồi. – Gordon nói. – Gọi cô Emma Watson cho tôi.
Cô nhìn thấy anh ở góc xa trong hành lang bệnh viện. Anh đang nói chuyện với Hank Millar. Dù anh quay lưng lại với cô và mặc bộ đồ phẫu thuật màu xanh truyền thống, Emma vẫn nhận ra đó là Jack. Bảy năm chung sống đã để lại sự thân thuộc khiến cô có thể nhận ra anh mà không cần thấy mặt.
Thực tế thì đây cũng chính là cảnh tượng cô nhớ về Jack McCallum khi họ gặp nhau lần đầu. Khi đó họ đều làm việc tại phòng cấp cứu của Bệnh viện Tổng hợp San Francisco. Anh đang đứng tại khu của y tá, viết hồ sơ bệnh án. Đôi vai rộng của anh rũ xuống vì mỏi mệt, tóc rối bời như thể vừa ra khỏi giường. Mà đúng là anh vừa mới thức dậy. Đó là một buổi sáng sau một đêm trực làm việc hết mình. Dù anh chưa cạo râu và mắt trũng sâu, khi anh quay lại nhìn cô lần đầu tiên, cả hai người đều thấy bị thu hút ngay lập tức.
Giờ Jack đã già hơn chục tuổi. Tóc anh đã có những sợi bạc và sự mệt mỏi lại khiến đôi vai anh nặng trĩu. Ba tuần rồi cô chưa gặp anh và chỉ nói chuyện qua loa với anh trên điện thoại cách đây mấy hôm. Đó là một cuộc nói chuyện biến chuyển theo hướng xấu và trở thành một cuộc cãi vã om sòm. Gần đây họ có vẻ như không thể xử sự đúng mức với nhau, không thể nói chuyện một cách bình tĩnh dù họ nói rất ngắn gọn.
Vì vậy cô có chút e sợ khi tiếp tục đi dọc hành lang về phía anh.
Hank Millar nhìn thấy cô trước và mặt anh ngay lập tức có vẻ căng thẳng như thể anh biết không thể tránh khỏi một cuộc chiến. Anh muốn thoát khỏi địa ngục đó trước khi cuộc đọ súng bắt đầu. Chắc chắn Jack cũng nhận thấy khuôn mặt biến sắc của Hank vì anh quay lại để xem điều gì đã khiến anh ấy như vậy.
Khi thoáng nhìn thấy Emma, anh như đông cứng lại, một nụ cười chào hỏi bất chợt hé nở trên khuôn mặt. Đó không hẳn là một vẻ ngạc nhiên và vui mừng khi anh thấy cô. Rồi sau đó có cái gì đó chế ngự anh và nụ cười trên môi anh vụt tắt. Thay vào đó là một ánh mắt không vui, không buồn mà chỉ trung hòa. Khuôn mặt của một người xa lạ, cô nghĩ, và điều đó còn đau đớn hơn nếu anh chào cô bằng một thái độ hằn học thẳng thừng. Như vậy thì ít ra sau đó sẽ không có chút tình cảm nào đọng lại, một chút gì còn lại dù nhỏ bé từ cuộc hôn nhân đã một thời hạnh phúc.
Cô nhận ra cô cũng đáp lại ánh mắt anh một cách bình thường. Khi lên tiếng, cô nói với cả hai người đàn ông cùng một lúc và không ưu tiên ai cả.
– Gordon đã thông báo với tôi chuyện của cô Debbie. Cô ấy sao rồi?
Hank liếc sang phía Jack, đợi anh trả lời trước. Cuối cùng, Hank nói.
– Cô ấy vẫn bất tỉnh. Chúng tôi đang chờ đợi tại phòng chờ. Cô muốn vào đó không?
– Có chứ. Tất nhiên rồi. – cô đi về phía phòng chờ dành cho khách đến thăm.
– Emma! – Jack gọi to. – Chúng ta nói chuyện được không?
– Tôi sẽ gặp cả hai sau. – Hank nói rồi nhanh chóng rút lui về phía hành lang. Họ chờ anh đi khuất ở góc cua rồi nhìn nhau.
– Debbie không ổn lắm. – Jack nói.
– Có chuyện gì vậy?
– Cô ấy bị chảy máu ngoài màng cứng của não. Khi nhập viện, cô ấy còn tỉnh táo và nói chuyện. Chỉ trong mấy phút, cô ấy xấu đi rất nhanh. Anh đã không kịp nhận ra điều đó. Anh đã không khoan lỗ trên não cho tới khi…. – Anh dừng lại, quay đi. – Cô ấy phải dùng máy trợ thở.
Emma đưa tay ra định chạm vào anh nhưng cô ngăn mình lại vì nghĩ rằng anh sẽ nhấc tay cô ra. Lâu lắm rồi anh không nhận được lời động viên nào từ cô. Dù cô nói gì đi nữa, dù cô có chân thành mức nào đi nữa thì anh vẫn sẽ coi đó là sự thương hại. Và anh sẽ nghĩ mình bị coi thường.
– Rất khó chẩn đoán việc đó, Jack ạ. – đó là tất cả những gì cô có thể nói.
– Đáng lẽ ra anh phải làm việc đó sớm hơn.
– Anh đã nói rằng tình hình cô ấy xấu đi quá nhanh. Đừng tự đánh giá mình nữa!
– Điều đó không có nghĩa anh sẽ cảm thấy đỡ hơn!
– Em không cố làm anh cảm thấy tốt hơn. – cô bực tức nói. – Em chỉ nói ra một thực tế rằng anh đã chẩn đoán đúng và anh đã hành động. Anh không thể dành cho mình một chút thời gian nghỉ ngơi dù chỉ một lần thôi sao?
– Nghe này, đây không phải là việc liên quan đến anh, em hiểu chứ? – Anh phản bác lại. – Đó là về em.
– Ý anh là gì?
– Debbie sẽ không sớm rời bệnh viện được. Điều đó có nghĩa là Bill…
– Em biết. Gordon Obie đã giao cho em lên tàu.
Jack ngừng lại.
– Đã quyết định rồi sao?
Cô gật đầu.
– Bill sẽ về nhà. Em sẽ thay thế anh ấy trên chuyến bay tiếp theo. – cô nhìn sang phòng chức năng đặc biệt. – Họ có hai con. – cô nói khẽ. – Anh ấy không thể ở trên đó thêm ba tháng nữa.
– Em chưa sẵn sàng. Em chưa có thời gian…
– Em sẽ sẵn sàng. – cô quay đi.
– Emma. – Anh đưa tay ra ngăn cô lại. Sự đụng chạm của anh khiến cô ngạc nhiên. Cô quay lại nhìn anh và anh bỏ tay ra ngay lập tức.
– Khi nào em đi Kennedy?
– Một tuần nữa. Sẽ cách ly.
Trông anh có vẻ kinh ngạc. Anh không nói gì và cố nghe cái tin đó.
– Việc đó khiến em nhớ ra. – cô nói. – Anh chăm sóc Humphrey khi em đi vắng nhé!
– Sao không cho vào trong cũi?
– Giam một con mèo trong suốt ba tháng thì thật độc ác.
– Con quỷ nhỏ đó đã được cắt móng chưa?
– Thôi nào, Jack. Nó chỉ cào mọi thứ khi nó cảm thấy bị bỏ rơi. Hãy để ý đến nó, nó sẽ không chạm đến đồ đạc của anh đâu.
Jack ngước lên khi một trang mới được thông báo trên hệ thống địa chỉ: “Bác sĩ McCallum đến phòng cấp cứu. Bác sĩ McCallum đến phòng cấp cứu. ”
– Em nghĩ anh phải đi rồi. – cô nói và định bỏ đi.
– Chờ đã! Chuyện này diễn ra quá nhanh. Chúng ta chưa có thời gian trò chuyện.
– Nếu về chuyện ly hôn, luật sư của em có thể trả lời bất cứ câu hỏi nào khi em đi vắng.
– Không! – Anh khiến cô kinh ngạc khi to tiếng với cô. – Không, anh không muốn nói chuyện với luật sư của em!
– Vậy thì anh muốn nói gì với em?
Anh nhìn cô một lúc như thể đang tìm từ để nói.
– Đó là về nhiệm vụ lần này. – cuối cùng anh nói. – Nó quá nhanh. Anh thấy không ổn.
– Thế là sao?
– Em là người thay thế bất đắc dĩ. Em sẽ bay cùng một phi hành đoàn khác.
– Vance lái tàu rất tốt. Em hoàn toàn thoải mái với lần phóng tàu này.
– Còn khi ở trên trạm thì sao? Em có thể buộc phải kéo dài thời gian ở lại thêm sáu tháng trên quỹ đạo.
– Em có thể giải quyết việc đó.
– Nhưng việc đó chưa được lên kế hoạch. Nó được quyết định vào phút chót.
– Anh bảo em phải làm gì đây, Jack? Là một kẻ nhút nhát à?
– Anh không biết! – tay anh bực tức thọc vào tóc khiến nó rối bù. – Anh không biết!
Họ đứng đó im lặng một lúc. Cả hai đều không biết nói gì, nhưng cũng chưa sẵn sàng kết thúc cuộc nói chuyện. Bảy năm chung sống, cô nghĩ, rồi rốt cuộc mọi chuyện thế này đây. Hai người không thể ở cùng nhau nhưng không thể xa nhau. Giờ thì chẳng còn thời gian để giải quyết mọi chuyện giữa hai ta.
Một dòng chữ khác lại chạy trên màn hình: “Bác sĩ McCallum đến phòng cấp cứu. ”
Jack nhìn cô, giọng anh vỡ vụn.
– Emma…
– Đi đi Jack. – cô giục anh. – Họ cần anh!
Anh gầm lên giận dữ rồi chạy đến phòng cấp cứu.
Cô quay bước và rẽ lối khác.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!