Nhường sao? Thằng bạn này của anh nói gì vậy chứ?
Nhưng nếu bây giờ Hoàng Gia Định nói không nhường vậy thì há chẳng phải là hai người bạn thân giành nhau một cô gái sao? Điều này thật không đáng tẹo nào.
– Bình tĩnh lại đi.
Đây không phải chuyện muốn nói thế nào thì nói đâu.
Hoàng Gia Định đặt ly nước xuống, chau mày nói.
– Tôi biết nhưng…
Rồi Trần Minh Hiếu dừng lại khi chưa nói hết câu.
Bản thân dường như bị tê dại trong giây lát.
Anh đứng lên dời khỏi vị trí ngồi.
Vẻ mặt buồn bã xen vào đó vẻ bất lực hoàn toàn.
Có lẽ anh đang mất bình tĩnh.
Và anh cũng cần thời gian để suy nghĩ mọi thứ.
– Cậu nói đúng.
Tôi cần bình tĩnh lại.
Tôi đi trước đây.
Dứt lời, Trần Minh Hiếu đi ra chỗ để xe.
Lên xe, anh lao đi rất nhanh về bãi đất trống cạnh bờ hồ nơi ngoại thành vắng bóng con người.
Ở đây, anh từ trong xe ra một chiếc USB và cắm vào laptop của mình.
Sau một vài cái click chuột, đoạn video ghi lại cảnh một cô nữ sinh cấp ba mặc bộ đồng phục áo trắng với chân váy đen, chân đi giày, mái tóc dài túm cao được hiện ra.
Không ai khác đó chính là Ngọc Nghiên hồi còn là nữ sinh cấp ba.
Khi đó cô trông có phần non tơ nhưng ánh mắt lại mang nhiều trầm tư hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
Rồi cô bắt đầu đọc bài phát thanh do tự mình chuẩn bị.
Đó là bài phát thanh hay nhất Trần Minh Hiếu từng nghe.
Bài nói có tên là “Tình cảm của bạn đối với tôi”.
Bài đọc nói về các loại tình cảm mà người khác dành tặng cho bạn.
Đó là tình yêu thương với hầu hết mọi người chúng ta quen, đó là tình cảm rung động khi đối với người ấy, tình cảm chở che nếu là ba mẹ,…
Trùng hợp thay khi lần nghe bài đọc này lại cũng là lúc Trần Minh Hiếu phải đối diện với một hiện thực rằng bản thân anh là trẻ mồ côi.
Bất kể quá khứ, hiện tại hay tương lai thì giọng đọc đó, bài đọc đó vẫn mãi là thứ đẹp đẽ nhất đời anh, không gì so sánh nổi.
“Với tôi, dù tình cảm bạn dành cho tôi có là gì đi chăng nữa thì nó vẫn thật đáng trân trọng, kể cả có là ghét bỏ cũng được.
Ít ra thì nhờ có tình cảm của bạn, tôi mới không là kẻ vô hình trước thế gian”.
Đó là câu Trần Minh Hiếu thích nhất trong bài đọc của Ngọc Nghiên.
Nó đã giúp anh thay đổi suy nghĩ từ tiêu cực thành tích cực.
Dù cho không cha mẹ, nhưng chỉ cần có được tình cảm của người khác, anh vẫn sẽ là kẻ có thân có phận đàng hoàng.
Nhất định không bị phai mờ trước thế gian.
Thoạt nhiên, Trần Minh Hiếu bắt đầu hoài niệm về những chuyện đã qua trong quá khứ.
Nhớ lại những phút giây ít ỏi được thu âm cùng Ngọc Nghiên rồi phải nhìn cảnh Lã Thành Long tận tình chăm sóc, yêu chiều cô và ngược lại.
Vậy mà tên Lã Thành Long kia đã dám phản bội cô…
Trần Minh Hiếu quyết định rồi.
Anh không muốn bỏ lỡ cô thêm lần nữa.
Anh muốn tự tay anh sẽ chăm sóc cho cô chứ quyết không để cô bên người khác chịu đau khổ nữa.
Vậy nên bằng mọi giá anh sẽ phải ở bên cạnh cô.
…
Ở nhà, Ngọc Nghiên sau khi chăm sóc mấy cây hoa hồng như thường lệ xong thì vào trong nhà ngồi xem ti vi cùng Dì Dung cho khuây khoả.
========== Truyện vừa hoàn thành ==========
1.
Bạch Tiên Sinh, Tôi Muốn Ly Hôn
2.
Đi Về Phía Chân Trời
3.
Trùng Sinh Để Gặp Người
4.
Trói Em Mãi Không Buông
=====================================
Đột nhiên, trong phim hiện ra một cảnh thật đáng sợ đối với cô.
Đó là cảnh nữ phụ bị một tên biến thái bắt giam và giở trò đồi bại.
– Đừng mà.
Ngọc Nghiên hét lớn.
Cả người cô co rúm lại vì sợ.
Trong đầu cô cứ thế hiện ra cảnh cô bị ông thầy giáo biến thái khi xưa lôi cô vào phòng để đồ, vạch áo cô ra còn suýt chút giở trò đồi bại.
– Sao vậy? Cô sợ sao?
– Đừng mà…!đừng mà…
Ngọc Nghiên không nghe được lời của Dì Dung gọi mình.
Vẫn cứ sợ hãi ôm chặt lấy mình.
Được một lúc thì nước mắt cô chạy ra giàn giụa.
Thực lòng mà nói với một cô gái Hai mươi như cô thì những chuyện như thế hẳn là rất bình thường, nhưng do khi xưa cô còn quá nhỏ, lại thêm bản tính nhút nhát dễ sợ hãi đã khiến cô bị ám ảnh nặng.
Cũng do đó mà Lã Thành Long chán ghét cô chỉ vì cô không thể cho hắn động vào người.
– Cậu chủ, Ngọc Nghiên cô ấy đột nhiên sợ hãi điều gì đó, bây giờ vừa khóc, vừa ôm người lẩm bẩm “đừng mà”.
– Tôi về ngay.
– Giọng Hoàng Gia Định vội giọng nói..