Truy Tìm Bức Tranh Thánh - Chương 1: KREMLIN, MOSCOW 19 tháng Năm 1966
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
176


Truy Tìm Bức Tranh Thánh


Chương 1: KREMLIN, MOSCOW 19 tháng Năm 1966


– Đây là tranh giả.

Vị lãnh đạo nói và nhìn bức tranh nhỏ tuyệt đẹp ông đang cầm trong tay.

Đồng sự của ông đáp:

– Không thể thế được. Bức tranh Thánh George và Con Rồng của Sa hoàng vẫn được bảo vệ cẩn mật trong Cung điện Mùa đông suốt hơn năm mươi năm nay kia mà.

Người đàn ông luống tuổi đáp:

– Hẳn là như vậy rồi, Yuri. Nhưng suốt hơn năm mươi năm qua chúng ta chỉ bảo vệ một bức tranh giả. Nhất định Sa hoàng đã đem bức tranh thật đi đâu đó trước khi quân ta tiến vào St.Peterburg và chiếm Cung điện Mùa đông rồi.

Yuri cựa quậy không ngừng trong chiếc ghế bành trong khi trò mèo vờn chuột vẫn tiếp tục như vậy. Sau nhiều năm, với tư cách là một nhà lãnh đạo, Yuri biết rõ rằng ai đã trở thành con chuột từ lúc chuông điện thoại nhà ông réo vang vào lúc bốn giờ sáng hôm nay, báo tin vị lãnh đạo cấp cao yêu cầu ông đến ngay lập tức.

Người đàn ông nhỏ bé hỏi:

– Tại sao lại chắc chắn đó là tranh giả, Leonid Ilyich?

Yuri yêu quý của tôi ơi, bởi vì trong mười tám tháng qua người ta đã tiến hành thẩm định lại tuổi của tất cả các báu vật trong Cung điện Mùa đông bằng phương pháp phóng xạ Các bon, phương pháp hiện đại nhất và không bao giờ sai lầm – Vị lãnh đạo nói, cho thấy những hiểu biết của ông về các phát minh mới – Và cái mà chúng ta luôn cho là một trong những kiệt tác lớn nhất của quốc gia hoá ra được chép lại sau thời đại Rublev những năm trăm năm.

Yuri ngờ vực hỏi:

– Nhưng ai chép và chép để làm gì kia chứ?

Vị lãnh đạo nói:

– Các chuyên gia nói với tôi có thể đó là bản chép của một hoạ sĩ triều đình. Một tháng trước khi Cách mạng nổ ra,người ta giao cho ông ta nhiệm vụ chép lại bức tranh. Người phụ trách Bảo tàng ở Cung điện Mùa đông vốn luôn luôn lo rằng vành vương miện bằng bạc của Sa hoàng không được gắn chặt vào khung tranh, cũng như tất cả các bảo vật quốc gia khác.

– Nhưng tôi luôn nghĩ rằng vành vương miện bạc ấy đã bị một tay săn đồ lưu niệm nào đó đánh cắp trước khi chúng ta tiến vào St.Petersburg.

Vị lãnh đạo nói, đôi lông mày chổi sể của ông nhướng lên như mỗi khi đã nói xong một vấn đề nào đó.:

– Không. Không phải là vành vương miện bạc của Sa hoàng bị đánh tráo, mà là bức tranh này.

– Yuri nói như tự hỏi mình:

– Vậy thì Sa hoàng có thể làm gì với bức tranh thật kia chứ?

Leonid đặt tay lên bức tranh nhỏ trước mặt nói:

– Đó chính xác là điều tôi muốn biết, anh bạn thân mến ạ – Ông nói thêm – Và anh chính là người được chỉ định để trả lời câu hỏi ấy.

Lần đầu tiên Yuri tỏ ra không tự tin lắm:

– Nhưng các anh có chút manh mối nào để tôi tiếp tục không?

Vị lãnh đạo thừa nhận:

– Rất ít ỏi.

Ông lật lật một tập hồ sơ lấy từ ngăn kéo trên cùng của bàn làm việc xuống và nhìn vào những dòng chữ đánh máy sin sít,đọc:

– Ý nghĩa của các bức tranh thánh trong lịch sử Nga.

Có ai đó đã đánh dấu trước trong suốt mười trang báo cáo, so đó vị lãnh đạo chỉ cần đọc lướt qua. Leonid có vẻ đặc biệt thích thú trang bốn. Sau khi giở nhanh ba trang đầu ông bắt đầu đọc to:

– Vào lúc Cách mạng nổ ra Sa hoàng Nicolas II coi tuyệt tác của Rublev như một tấm hộ chiếu để chạy sang phương Tây tự do. Chắc chắn Sa hoàng phải đã làm một phiên bản và để lại trong phòng làm việc cũ của mình, nơi vẫn thường treo bức tranh thật – ông nhìn lên – Ngoài điều này ra chúng ta chẳng có gì trong tay nữa cả.

Yuri có vẻ lúng túng. Ông vẫn thấy bối rối trước việc tại sao Leonid lại yêu cầu Uỷ ban của ông tham gia vào vấn đề một bảo vật quốc gia không quan trọng lắm bị đánh cắp. Ông hỏi, cố tìm một dấu vết nào đó:

– Vậy việc chúng ta tìm ra bức tranh thật có tầm quan trọng như thế nào?

Leonid nhìn người đồng sự của mình:

– Không có gì có thể quan trọng hơn – câu trả lời vang lên thật kiên quyết – Và tôi sẽ đảm bảo cho anh mọi sự tài trợ mà anh thấy là cần thiết trong phạm vi nhân lực cũng như tài chính để điều tra ra bức tranh đó của Sa hoàng hiện ở đâu.

Yuri hỏi, cố giấu vẻ nghi hoặc:

– Nhưng nếu như quả là tôi hiểu đúng lời anh thì tôi có thể làm được những việc đáng giá hơn cái bức tranh ấy.

Leonid nói:

– Không thể thế được – Ông hơi ngừng lại đế nhấn mạnh – Bởi vì tôi không quan tâm đến bản thân bức tranh – ông quay lưng lại Yuri và nhìn ra cửa sổ, ngừng lại một lúc mới nói tiếp – Số tiền Sa hoàng có được nhờ bán một kiệt tác như vậy chỉ đủ cho gia đình hắn với những thói quen xa hoa có thể sống vài tháng, nhiều nhất tới một năm là cùng. Không, điều mà chúng ta tin là Sa hoàng đã giấu trong bức tranh thánh đó một cái gì đó đủ có thể bảo đảm được an toàn cho bản thân hắn cùng gia đình trong những ngày còn lại. – Hơi nước đọng thành một vòng tròn mờ mờ trên khuôn cửa sổ trước mặt Leonid.

Yuri hỏi:

– Liệu có cái gì có thể giá trị như vậy?

– Anh có nhớ Sa hoàng đã đề nghị điều gì để đổi lấy mạng sống không?

– Vâng, nhưng hoá ra đó chỉ là một sự bịp bợm, bởi vì chẳng hề có một mẩu tài liệu nào được giấu trong… – Ông ta dừng lại trước khi buột ra mấy lời cuối “trong bức tranh Thánh ấy”.

Yuri đứng im nên không thể nhìn thấy nụ cười thắng lợi nỏ trên môi Leonid.

– Ồ, cuối cùng thì anh cũng đã nắm được ý tôi. Anh thấy chưa, tài liệu đó hiện vẫn còn ở trong bức tranh thật.

Vị lãnh đạo chờ thêm một lúc nữa mới quay lại và đưa cho Yuri một tờ giấy và nói:

– Trong bản tuyên thệ này Sa hoàng nói rằng chúng ta sẽ tìm thấy một vật được giấy trong bức tranh Thánh George và Con Rồng. Hồi đó người ta không tìm thấy gì cả và người ta đã cho rằng đó chỉ là một trò bịp của Sa hoàng để cứu cho gia đình hắn khỏi bị hành hình.

Yuri chậm rãi đọc bản tuyên thệ viết tay có chữ ký của chính Sa hoàng vài giờ trước khi bị xử tử. Chưa đọc xong dòng cuối cùng hai tay ông đã run lên bần bật, những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán. Ông nhìn lại bức tranh nhỏ tý có lẽ không to hơn một quyển sách, nằm trên bản của Leonid.

– Từ đó đến giờ không một ai tin lời khai đó của Sa hoàng. Nhưng lúc này có thể đặt một chút nghi vấn là nếu chúng ta biết được nguyên bản của kiệt tác này nằm ở đâu, thì rất có thể chúng ta sẽ chiếm lại được tài liệu mà Sa hoàng đã hứa.

Yuri nói:

– Và với chữ ký của Sa hoàng kia sẽ không ai có thể khiếu nại chúng ta về quyền sở hữu hợp pháp đối với nó.

Vị lãnh đạo đáp:

– Điều đó sẽ được chứng minh một cách chắc chắn. Và tôi cũng tin rất chắc chắn rằng chúng ta sẽ nhận được sự ủng hộ của Liên hiệp quốc, cũng như của Toà án Quốc tế một khi Hoa kỳ định chối bỏ quyền sở hữu hợp pháp đó của chúng ta. Nhưng tôi chỉ sợ thời gian sẽ chống lại ta mà thôi.

Yuri hỏi:

– Tại sao?

Vị lãnh đạo nói:

– Anh hãy nhìn vào thời gian cuối cùng trong bản tuyên thệ thì sẽ thấy chúng ta còn có được bao nhiêu nữa để tôn trọngnhững cam kết của mình.

Yuri nhìn xuống ngày tháng được viết nguệch ngoạc trên tờ giấy phía chữ ký của Sa hoàng. Hai mươi tháng Sáu, 1966. Ông đưa lại tờ tuyên thệ vả hiểu rõ tầm quan trọng lớn lao của nhiệm vụ mà người lãnh đạo nhà nước đã tin cậy trao cho.Leonid tiếp tục:

– Như vậy, anh thấy đấy, chúng ta chỉ còn có một tháng nữa là hết thời hạn cuối cùng của thoả thuận. Nhưng nếu như chúng ta tìm ra manh mối của bức tranh thật, thì chiến lược phòng ngự của Tổng thống Johnson sẽ trở thành vô nghĩa, vàkhi đó Hoa kỳ sẽ chỉ là một con tốt đen trên bàn cờ mà thôi.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN