Tử Thư Tây Hạ
Quyển 2 - Chương 6: Nửa ngày trong cung diện Mùa Đông
“Tuy Tây Hạ ở Trung Quốc, nhưng nghiên cứu về Tây Hạ học lại ở Nga. ” – Đương nhiên Hàn Giang đã từng nghe thấy câu nói này, nhưng hôm nay, khi nghe một học giả người Nga nói với anh câu này, tim anh quả thực đã nhói đau. Đường Phong ráng hết sức giữ bình tĩnh, nhưng anh vẫn cảm thấy một sự đề nén khó diễn tả bằng lời…
1
Ngày đầu tiên của năm mới, sau khi Hàn Giang và Từ Nhân Vũ đi, Đường Phong vốn định ngủ nướng một lúc nhưng không tài nào ngủ được, vậy là anh quyết định dậy, vớ bừa vài thứ bỏ vào bụng. Nhìn nhìn đồng hồ, đã là chính ngọ rồi, Đường Phong thu dọn đồ đạc xong xuôi, quyết định buổi chiều sẽ đi ra ngoài.
Đường Phong ra khỏi đại học Saint Petersburg mở bản đồ ra, nhìn xung quanh, hướng đông bắc cách sông Neva là pháo đài Peter và Paul. Pháo đài Peter và Paul là mô hình thu nhỏ ban đầu của thành phố Saint Petersburg trong năm đó, khi Pie Đại đế xây dựng Saint Petersburg thì thánh Phêrô và Phaolô đã có từ trước, sau đó mới có thành phố Saint Petersburg. Pháo đài Phêrô và Phaolô sau này trở thành nhà ngục để Sa hoàng chuyên nhốt giữ tội phạm nghiêm trọng, hiện đang là thắng cảnh nổi tiếng của Saint Petersburg.
Từ đây nhìn về phía đông nam, cách dòng sông Neva chính là cung điện Mùa Đông. Đường Phong quyết định tới cung điện Mùa Đông xem xét một lượt trước. Vì vậy anh từ cầu Cung điện Mùa Đông đi qua sông Neva, đến quảng trường Cung điện Mùa Đông. Quảng trường Cung điện Mùa Đông là quảng trường kiểu nửa mở do cung điện Mùa Đông và tòa nhà của Bộ tổng tham mưu quây lại tạo thành. Trên quảng trường có dựng đài tưởng niệm Alexander kỉ niệm sự kiện nước Nga đánh bại đại quân của Napoleon vào năm 1812. Đây là một cột đá được tạc thảnh từ một tảng đá hoa cương nguyên khối và đã đứng sừng sững hiên ngang ở đây gần 200 năm.
Cung điện Mùa Đông là một tòa kiến trúc cung điện mang phong cách Baroque. Bước vào cửa chính của cung điện là một đại sảnh rực rỡ huy hoàng, rộng thênh thang, hai lối càu thang bằng đá hoa hai bên đã dẫn Đường Phong tới một gian điện nghệ thuật rộng rãi. Báu vật lịch sử của thời đại Sa hoàng, vô số những tác
phẩm hội họa của những danh họa nổi tiếng phương Tây như Leonardo da Vinci, Raphael, Michelangelo, Titian, Rubens, Rembrandt… đều khiến Đường Phong say mê, lưu luyến ngắm đi ngắm lại. Đương nhiên, điều khiến anh hứng thú nhất vẫn là những văn vật Phương Đông mà ở đây cất giữ trưng bày. ở khu bảo tàng Trung Quốc trong cung điện Mùa Đông, Đường Phong đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy sự xuất hiện của rất nhiều văn vật Trung Quốc: nào là gốm xứ Thanh Hoa, đồ gia dụng bằng gỗ gụ của triều Minh, Thanh, thậm chí còn có cả tác phẩm hội họa của thiên tài Từ Bi Hồng. Đường Phong cũng nhìn thấy vài “chiến lợi phẩm” mà những nhà thám hiểm người Nga đã khai quật được tại vùng tây bắc Trung Quốc, ví dụ như một bản kinh phật Tây Hạ và một bức tượng Phật cùng được khai quật từ Hắc Thủy Thành và một số những phần còn sót lại của văn vật Tây Hạ mà Đường Phong cũng chưa từng nhìn thấy.
Đường Phong đứng chôn chân trước văn vật của vương triều Tây Hạ, những văn vật này dường như lại đưa anh trở về với vương triều thần bí xa xôi ấy. Nơi chúng ở lẽ ra phải là Trung Quốc, nhưng những nhà thám hiểm người Nga sau những chuyến thám hiểm liên tục tại phía tây Trung Quốc đã đem chúng về đây. Trước đây, Đường Phong cững đã từng nhìn thấy văn vật Tây Hạ trong viện bảo tàng trong nước, nhưng trong giây phút này, trên lãnh thổ của đất nước khác, nhìn thấy những báu vật đến từ Trung Quốc, một thứ cảm xúc phức tạp đang xâm chiếm lồng ngực, cổ họng anh. Đây là cảm giác mà trước đây anh chưa từng có.
Đường Phong nhìn chăm chú bức tượng phật đến thẫn thờ. Đó là phần đầu của một bức tượng phật Lư Xá. Đường Phong đã từng nhìn thấy vô số tượng phật, nhưng chưa từng nhìn thấy vị phật nào đẹp như vậy. Khuôn mặt của bức tượng phật Lư Xá này đầy đặn, bờ môi căng mọng, hai khóe miệng tươi tắn, mỉm cười bí hiểm với Đường Phong. Đó là nụ cười đến từ Đông Phương, nó khiến Đường Phong say đắm ngất ngây, mãi vẫn không dứt ra được… Đúng lúc Đường Phong chăm chú nhìn bức tượng trong tủ kính đến mức thẫn thờ thì sau lưng anh bỗng vang lên giọng nói của một người đàn ông: “Anh đến từ Trung Quốc phải không?”
Người đó nói tiếng Nga, Đường Phong giật thót tim, anh cảm thấy giọng nói này dường như đã từng nghe thấy ở đâu đó: “Kỳ lạ, ở đây đúng ra không có ai thân quen mà? Lẽ nào… là Makarov? Không, đây không phải là giọng nói của Makarov, hơn nữa Makarov cũng sẽ không hỏi mình như vậy”.
Nghĩ tới đây, Đường Phong quay ngoắt người lại, sau lưng là một người đàn ông người Nga xa lạ, xem ra khoảng ngoài 30 tuổi, người cao gầy, đeo cặp kính gọng vàng. Đường Phong ngẫm nghĩ, người này là ai? Hình như có chút quen quen, nhưng nhất thời anh lại chưa nhớ ra.
Trong lúc Đường Phong ngẫm nghĩ thì người đó lại cất lời: “Sao, anh quên rồi, hôm đó ở hành lang khoa nghiên cứu Đông Phương của đại học Saint Petersburg… lúc đó anh và một người nữa đi tìm giáo sư Boris…”
“Ồ!”, Đường Phong đột nhiên nhớ ra, là vị học giả trẻ sáng hôm đó gặp ở hành lang khoa nghiên cứu Đông Phương. Anh vội vàng gật gật đầu, đáp lại bằng tiếng Nga: “Đúng! Tôi đến từ Trung Quốc.”
Người thanh niên đó vừa nghe thấy Đường Phong nhận là người Trung Quốc liền nở nụ cười, đưa tay về phía Đường Phong, mỉm cười nói với anh bằng tiếng Trung: “Đã là người Trung Quốc vậy thì chúng ta giao lưu với nhau bằng tiếng Trung nhé!”
Đường Phong lại lần nữa giật mình, anh không ngờ chàng trai người Nga này lại nói tiếng Trung trôi chảy như vậy. Anh âm thầm nghĩ trong lòng: “Lại thêm một người, Makarov là người của KGB, biết nói tiếng Trung, Yelena là đặc công át chủ bài, cũng biết nói tiếng Trung, còn người thanh niên đứng trước mặt mình đây làm gì nhỉ mà cũng biết nói tiếng Trung! Và cả giáo sư Boris đã mất nữa, ông am hiểu lịch sử Trung Quốc đến nhường vậy!” – Hiện giờ Đường Phong đang mang tâm lý vô cùng thận trọng với những người Nga biết nói tiếng Trung, nhưng anh cũng đưa tay về phía người học giả trẻ tuổi đó…
2
Thế nhưng Đường Phong bỗng nghĩ lại: “Chuyện này cũng không có gì kỳ lạ, lần trước người thanh niên này lừng nói, anh ta là nghiên cứu sinh của giáo sư Boris, nghiên cứu Đông Phương học, nên tất nhiên là phải biết tiếng Trung rồi”.
Vị học giả trẻ tuổi này nhận ra sự nghi ngờ của Đường Phong nên tiếp tục tự mình giới thiệu: “Tôi tên là Tymoshenko, làm việc tại đây.”
“Ở đây?”
“Đúng vậy, chính nơi này, cung điện Mùa Đông! Chuyên ngành của tôi là nghiên cứu lịch sử và văn hóa Trung Quốc.”
“Thảo nào tiếng Trung của anh trôi chảy như vậy. Anh cứ gọi tôi là Đường Phong nhé!” Đường Phong nói.
“Đường Phong? ‘Đường trong triều Đường? Đường Phong, một cái tên rất thi vị, khiến người ta liên tường tới thi ca huy hoàng và bản nhạc hoa mỹ thời Thịnh Đường!” – Tymoshenko nhận xét.
Đường Phong đã từng này tuổi nhưng đây là lần đầu tiên nghe thấy người ta đánh giá về tên mình như vậy, hơn nữa anh lại là từ miệng của một người nước ngoài. Anh bất giác nảy sinh cảm giác cảm mến thích thú với vị học giả người Nga vô tình gặp gỡ này. Đương nhiên, trong giây phút đó, chắc là ngay cả Đường Phong cũng không ý thức được, sự hứng thú của anh với Tymoshenko phần lớn đến từ nhiệm vụ trong chuyến đi tới Saint Petersburg lần này.
“Thật không ngờ tại Saint Petersburg lại gặp được người am hiểu văn hóa Trung Quốc như anh đây, người Nga mà nói tiếng Trung rất trôi chảy!” – Đường Phong ngạc nhiên nói.
“Điều này đều nhờ công của giáo sư Boris cả đấy!” – Tymoshenko nhắc tới giáo sư Boris.
“Đúng rồi, lần trước anh nói rằng mình là khóa nghiên cứu sinh cuối cùng mà giáo sư Boris hướng dẫn, đúng không?”
“Ừm, thầy hướng dẫn của tôi chính là giáo sư Boris, nhưng thật đáng tiếc, ông không đợi được đến lúc chúng tôi bảo vệ luận văn tốt nghiệp đã qua đời. Đây cũng là điều đáng tiếc suốt cuộc đời tôi! Tymoshenko nói tới đây mặt bỗng trĩu nặng, nụ cười trên môi đã tắt ngấm.
“Xin lỗi, hãy lượng thứ cho sự mạo muội của tôi!” – Đường Phong nói.
“Không sao!” – Tymoshenko đã bình tĩnh trở lại, sau khi thở dài, anh nói: “Lần này anh tới Saint Petersburg làm gì vậy?”
“À! Làm học giả một thời gian ngắn tại Đại học Saint Petersburg và nhân tiện cũng tham quan du lịch một chút. Đây thôi, hôm nay tôi đến Cung điện Mùa Đông tham quan đây”, Đường Phong che giấu mục đích thật sự của mình.
“Lần đầu tiên anh đến đây ư?”
“Vâng, ở đây quả thật danh bất hư truyền.”
“Vì đây là lần đầu tiên anh đến đây nên hãy để tôi sẽ đưa anh đi tham quan nhé!” – Tymoshenko nhiệt tình làm hướng dẫn viên cho Đường Phong.
Nếu như không có nhiệm vụ thì Đường Phong chắc chắn không có nhu cầu này. Nhưng lúc này đây, điều Đường Phong thật sự muốn nói vói Tymoshenko chính lù chuyện về giáo sư Boris.
Tymoshenko dẫn Đường Phong đi một vòng quanh khu trưng bày văn vật Trung Quốc, tường tận giới thiệu lai lịch và giá trị nghệ thuật của từng văn vật một. Đường Phong nắm rõ như lòng bàn tay về những văn vật đến từ Trung Quốc này, nhưng anh không muốn để Tymoshenko nhận ra dáng vẻ rất hiểu biết của mình. Vậy là, trong cả chuyến tham quan Đường Phong đều chau mày, phải giả vờ cái gì cũng không biết, và chăm chú lắng nghe Tymoshenko giới thiệu. Tuy Đường Phong cảm thấy như vậy có chút buồn cười nhưng anh hiểu rằng điều này là bắt buộc.
Khi họ trở lại chỗ những văn vật Tây Hạ đến từ Hắc Thủy Thành, Tymoshenko giới thiệu với Đường Phong: “Mấy văn vật quý báu này là văn vật đến từ vương triều Tây Hạ Trung Quốc. Chúng được nhà thám hiểm Kozlov nước Nga chúng tôi phát hiện ra tại Hắc Thủy Thành ở tây bắc Trung Quốc năm 1909. Đó là một phát hiện quan trọng, làm chấn động cả giới học thuật, hoàn toàn có thể xếp ngang hàng với phát hiện của Stein tại Đôn Hoàng.”
“Tây Hạ? Hắc Thủy Thành? Đôn Hoàng thì tôi đã từng đến, Stein đã phát hiện ra Tàng Kinh Động ở đó, còn Tây Hạ và Hắc Thủy Thành tôi lại hiếm khi nghe nói tới!” – Đường Phong giả bộ không biết gì, anh tự cảm thấy mình diễn rất đạt, hoàn toàn có thể làm diễn viên.
“Ồ! Trước tiên tôi phải đính chính một sai lầm của anh, Tàng Kinh Động Đôn Hoàng không phải do Stein phát hiện ra, mà là một đạo sỹ họ Vương.” – Tymoshenko đính chính lại.
Đường Phong cười thầm trong bụng, Tymoshenko này thật thà thật đấy, anh ấy tưởng mình không biết thật, nhưng đồng thời Đường Phong cũng bắt đầu bái phục thái độ nghiên cứu học thuật nghiêm túc của Tymoshenko.
Đây là điều mà giới học thuật Trung Quốc còn thiếu sót.
3
Tymoshenko tiếp tục bắt đầu giới thiệu với Đường Phong về lịch sử và văn hóa của Tây Hạ, rồi cuối cùng lại nói về cuộc thám hiểm của Kozlov và phát hiện Hắc Thủy Thành. Đường Phong nghe một hồi lâu, những gì mà Tymoshenko kể thì về cơ bản anh đều đã biết, bởi không có gì đặc biệt. Vậy là Đường Phong ngắt lời giới thiệu của Tymoshenko, định hỏi vài vấn đề anh hứng thú: “Xin lỗi, tôi muốn hỏi anh một câu, những báu vật của văn vật Tây Hạ mà Kozlov phát hiện được trong Hắc Thủy Thành, sau này đều được ông ấy đưa tới Saint Petersburg sao?”
“ừm, đúng vậy, kinh phí của đội thám hiểm Kozlov đều do Hội địa chất vật lý Hoàng gia chu cấp, thế nên Kozlov đã hiến tặng tất cả văn vật cho Sa hoàng”.
“Vậy hiện giờ những văn vật quý giá đó được cất giữ ở đâu?”
“Là thế này, mà những thứ Kozlov mang về, bao gồm một số văn hiến và văn vật mà những nhà thám hum firm VC từ tây bắc Trung Quốc, một phần được cất giữ trong viện nghiên cứu Đông Phương học, Học viện khoa hục của Saint Petersburg, còn một phần nữa thì được cất giữ cẩn thận tại cung điện Mùa Đông”.
“Vậy tôi có thể nhìn thấy phần nào?” – Đường Phong hỏi.
Tymoshenko ngửa tay ra, chán nản nói: “Rất đáng tiếc, những thứ mà hiện giờ chúng ta có thể nhìn thấy chỉ là một phần rất nhỏ trong số văn vật đã được khai quật, bởi vì đống văn vật đó quá lớn. Mãi đến ngày hôm nay, tuy rất nhiều đời học giả của nước tôi đã nỗ lực nghiên cứu, nhưng vẫn chưa thể trưng bày hết chúng trước mặt thế gian. Ngay cả tôi, tuy là nhân viên nghiên cứu chuyên nghiệp, cũng chỉ nhìn thấy một số lượng nhỏ văn hiến và văn vật, nhưng mong anh hãy tin rằng, mấy đời học giả của chúng tôi vẫn không ngừng nỗ lực nghiên cứu. Anh đã từng nghe một câu nói như thế này chưa? Tây Hạ tuy ở Trung Quốc nhưng nghiên cứu Tây Hạ học lại ở Nga?”
– Tymoshenko không giấu nổi sự tự hào, nói.
“Tuy Tây Hạ ở Trung Quốc nhưng nghiên cứu về Tây Hạ học lại ở Nga”. Đương nhiên Đường Phong đã từng nghe thấy cách nói này, nhưng hôm nay, khi nghe chính một học giả người Nga nói với anh câu này, tim anh quả thực đã nhói đau.
Đường Phong cố sức giữ bình tĩnh, nhưng anh vẫn cảm thấy một sự đè nén khó diễn tả bằng lời. Sự đè nén này khiến anh không sao thở nổi, đè nén tới nỗi anh muốn tắt thở! Anh muốn nhanh chóng rời khỏi gian trưng bày về Trung Quốc này, nhưng Tymoshenko vẫn rất nhiệt tình giới thiệu với Đường Phong về vài văn vật Tây Hạ để trong tủ trưng bày, kinh được viết bằng chữ Tây Hạ, kinh được viết bằng Hán ngữ, và cả pho tượng đầu phật Lư Xá. Tymoshenko chỉ vào pho tượng đầu phật Lư Xá đó, nói với Đường Phong: “Pho tượng đầu phạt này được Kozlov phát hiện thấy trong một tòa bạch tháp của Hắc Thủy Thành, Lúc ấy, khi Kozlov mở cửa tòa tháp này ra, thì thấy pho tượng này được đặt uy nghiêm ngay ngắn chính giữa bạch tháp, xung quanh chất đầy những bản Vịnh được viết bằng chữ Tây Hạ và chữ Hán cùng rất nhiều những tượng phật lớn nhỏ khác.”
‘Bạch tháp?” – Đường Phong hình như đã từng đọc qua ghi chép này trong cuốn hồi ức của Koxlov. Đó là một lần khai quật trộm dã man, căn bản không thể coi là một phát hiện khai quật khoa học. Đường Phong gắng hết sức để kiềm chế tâm trạng của mình, anh hỏi Tymoshenko: “Chính là tòa bạch tháp mà Kozlov xưng là: ‘Tòa tháp vĩ đại’ phải không?”
Sự tò mò khiến nỗ lực diễn xuất của Đường Phong trước đó ừở thành công cốc, nên sau khi thốt ra câu này anh lập tức ân hận. Anh không thể phủ nhận việc mình không phải là một “diễn viên” xuất sắc! Tymoshenko nghe Đường Phong hỏi vậy, mắt sáng lên, ngạc nhiên nói: “Đúng vậy, đó chính là ‘tòa tháp vĩ đại’! Xem ra anh cũng không phải không biết gì về Tây Hạ!”
“Quá khen rồi, chỉ là trước đây tôi vô tình đọc qua một cuốn sách giới thiệu về lịch sử Tây Hạ, bên trong hình như có nhắc tới một ‘tòa tháp vĩ đại’! Bởi vậy nên…” Đường Phong cố gắng che giấu, nhưng anh lại cảm thấy khả năng diễn xuất của mình càng lúc càng trở nên tồi tệ.
4
Tymoshenko không nói thêm gì nữa, anh tiếp tục giới thiệu về văn vật trong tủ trưng bày với Đường Phong. Đường Phong từ từ di chuyển bước chân theo lời giới thiệu của Tymoshenko. Đột nhiên, trong tủ trưng bày, một văn vật trông khá tầm tường, rất cũ nát lọt vào tầm mắt của anh, nhìn bề ngoài, đây là một cuốn sách cổ kiểu cánh bướm. Đường Phong dựa vào kiến thức chuyên ngành phong phú của mình phán đoán, loại sách cổ kiểu cánh bướm thường là của thời kỳ Đường Tống. Đường Phong dừng bước trước cuốn sách cổ. Khả năng là do niên đại của cuốn sách quá lâu nên bề mặt của nó đã biến thành màu đen sì, vì vậy Đường Phong không thể nhìn rõ trên bìa cuốn sách viết gì. Trong tủ trưng bày lại không giới thiệu gì về văn vật này, Đường Phong quay lại hỏi Tymoshenko: “Cái này cũng là của Tây Hạ ư?”
Tymoshenko liếc cuốn sách cổ cũ kĩ trong tủ trưng bày một cái, nói: “Đúng vậy, đây là một cuốn sách nổi tiếng về địa lý Tây Hạ tên là ‘Thánh lập nghĩa hải’”.
“Thánh lập nghĩa hải?” – Đường Phong vờ như không biết, thực ra những ai nghiên cứu lịch sử Tây Hạ đều biết cuốn “Thánh lập nghĩa hải”, chỉ là trước đây Đường Phong chưa chuyên sâu nghiên cứu cuốn sách này mà thôi.
“Cuốn sách này cũng được Kozlov đem về từ Hắc Thủy Thành. Văn tự Tây Hạ được giải mã trên đó có giá trị tham khảo rất lớn trong việc tìm hiểu về địa lý địa hình, cảnh sắc sông núi của Tây Hạ.” – Tymoshenko nói tới đây liền nhìn Đường Phong một cái, Đường Phong cũng chăm chú nhìn Tymoshenko. Anh cảm giác Tymoshenko vẫn chưa nói hết những gì cần nói. Quả nhiên, Tymoshenko dừng lại một lúc, giới thiệu tiếp: “Nhưng đáng tiếc ở chỗ, cuốn: ‘Thánh lập nghĩa hải’ này lại không hoàn chỉnh, nó bị khuyết mất mấy trang.”
“Khuyết mất mấy trang? Lúc Kozlov phát hiện ra nó thì đã bị khuyết rồi ư?” – Đường Phong tò mò hỏi.
Tymoshenko lắc lắc đầu: “Cái này thì tôi cũng không rõ. Tốt rồi, ta đã xem xong cả khu trưng bày, giờ tôi dẫn anh đi tham quan tiếp khu khác nhẻ!”
Nói xong, Tymoshenko đi thẳng tới khu trưng bày khác. Đường Phong lại liếc nhìn cuốn “Thánh lập nghĩa hải” một cái rồi vội vàng đi theo Tymoshenko, rời khỏi khu trưng bày về Trung Quốc.
Đường Phong rút cuộc cũng thở phào nhẹ nhõm, cảm giác ức chế ban nãy đã biến mất. Tymoshenko dẫn Đường Phong đi xuyên qua từng gian trưng bày rực rỡ huy hoàng. Đường Phong cảm thấy rõ ràng Tymoshenko đã tăng tốc,anh sắp không theo kịp anh ta rồi. Đường Phong theo Tymoshenko đến một căn phòng lộng lẫy nằm ở phía nam tầng hai của cung điện Mùa Đông. Anh vẫn muốn xem nhiều hơn, nhưng Tymoshenko lại đi về phía khu trưng bày khác. Tymoshenko đi được hơn chục bước thì phát hiện ra Đường Phong không theo kịp, anh lièn quay đầu lại nhìn, Đường Phong vẫn lưu luyến không rời khỏi gian trưng bày đó. Tymoshenko bước lại, cười nói: “Sao thế, đuổi không kịp tôi ư?”
“Ừm, đúng là không theo kịp, anh đi nhanh quá!” Tymoshenko giải thích: “Không phải tôi đi nhanh mà là cung điện Mùa Đông quả thật rất rộng lớn. Cung điện Mùa Đông được xây dựng theo lệnh của Nữ hoàng Elizabeth, bắt đầu xây dựng từ năm 1754, mãi cho tới tám năm sau, Nữ hoàng vĩ đại khác là Ekaterina, đã đăng quang được năm thứ hai – 1762, thì mới xây dựng xong. Nó có 1050 phòng, 1886 cánh cửa, 1945 cửa sổ. Trong thời đại vua chúa nước Nga, ở đây luôn là cung điện của Sa hoàng, sau cách mạng tháng Mười, chính phủ đã họp nhất cung điện Mùa Đông với cung điện Hermitage nhỏ, cung điện Hermitage cũ, cung điện Hermitage mới, nhà hát Hermitage thành viện bảo tàng Hermitage, ở đây lưu giữ 250 vạn báu vật quý hiểm đến từ khắp nơi trên thế GIớI, là viện bảo tàng lớn nhất nước Nga, cũng chính là một trong những viện bảo tàng lớn nhất thế giới.”
“Có 250 vạn vật trưng bày ư?” – Đường Phong vô cùng kinh ngạc trước con số đáng để giật mình này.
“Đúng vậy, có người đã từng tính toán qua, nếu muốn đi hết tất cả các gian trưng bày của cung điện Mùa Đông thì phải đi tới 22 ki-lô-mét. Giả dụ tại mỗi khu trưng bày anh dừng chân một phút, tính theo tám tiếng mỗi ngày, vậy thì anh phải mất thời gian tới 15 năm” – Tymoshenko tự hào nói.
“Quả nhiên là thánh điện nghệ thuật!” – Đường Phong kinh ngạc thán phục.
“Cung điện Mùa Đông không chỉ là thánh điện nghệ thuật,mà nó còn mang tính lịch sử rất cao. Ví dụ, gian phòng mà chúng ta đang đứng đây, Trước cách mạng tháng Mười từng là văn phòng của một vài bộ trưởng chính phủ lâm thời. Vào ngày cách mạng tháng Mười tấn công cung điện Mùa Đông, Bolshevik đã bắt sống những bộ trưởng đó. Anh hãy nhìn chiếc đồng hồ trên bàn kia đi, thời gian của nó được vĩnh viễn đặt tại thòi khắc đó – 2 giờ 25 phút.”
Nếu Tymoshenko không giới thiệu thì có lẽ Đường Phong đã bỏ qua những chi tiết này, nhưng khi anh nhìn ra ngoài cửa sổ, thì thấy bên ngoài trời đã sẩm tối. “Ban ngày của mùa đông Saint Petersburg thật ngắn ngủi!” – Đường Phong thầm tiếc nuối.
5
Tymoshenko giói thiệu xong, nhìn nhìn đồng hồ rồi nói với Đường Phong: “Sắp đến năm giờ rồi, tôi sẽ đưa anh tới một nơi mà du khách không thể không đến ở cung điện Mùa Đông.”
Nói xong, Tymoshenko dẫn Đường Phong xuyên qua từng dãy hành lang, đến cung điện Hermitage nhỏ. Tại chính giữa đại sảnh của cung điện Hermitage nhỏ là một chiếc đồng hồ hình con công bằng vàng, sống động như thật. Tymoshenko giới thiệu với Đường Phong: “Đúng năm giờ sẽ có nhân viên của viện bảo tàng đến vặn dây cót của con công máy này. Đến lúc đó, con công máy sẽ xòe cánh ra theo tiếng đồng hồ chói tai để khoe bộ lông vũ xanh biếc được nạm kín châu báu của nó.” “Vậy sao? Thần kỳ thật!” – Đường Phong ngắm nhìn chiếc đồng hồ hình con công, hoàn toàn mô phỏng theo kích thước của con công thật, chế tác đúng tỉ lệ 1:1, kể cả khi nó chưa xòe cánh ra cũng đã đủ để người ta ca tụng cảm phục.
Tymoshenko lại nói: “Mỗi lần đến lúc này, những du khách tham quan trong viện bảo tàng đều sẽ tập trung về đại sảnh để thưởng thức kỳ quan này. Anh xem, hiện giờ mọi người đã lục đục đến đây rồi đấy.”
Đường Phong nhìn đồng hồ, sắp đến giờ rồi, lúc này trong đại sảnh người kéo đến càng lúc càng đông. Chỉ còn vài phút nữa đồng hồ sẽ điểm năm giờ sáng, trong đại sảnh đông đảo du khách từ khắp nơi trên thế giới đã tụ tập, mọi người đều đang nín thở chăm chú nhìn, chờ đợi thời khắc thần kỳ đó.
Quả nhiên đúng năm giờ, một nhân viên của viện bảo tàng tiến đến, vặn căng dây cót cho con công máy.
Vừa qua năm giờ, tất cả đèn trong đại sảnh đều bật sáng, con công dần dần xòe đôi cánh xanh biếc nạm kín châu báu của nó theo tiếng nhạc thánh thót chói tai, và từ từ chuyển động về bên trái. Toàn thân con công lấp lánh ánh vàng, lóng lánh, trong đại sảnh, những người tận mắt chứng kiến kỳ quan này đều vỡ òa trong tiếng vỗ tay nhiệt liệt và tiếng trầm trồ.
Sau khi con công máy chuyển động được 90 độ thì lại từ từ quay về vị trí ban đầu, cả quá trình liên tục vừa đủ năm phút. Sau khi con công quay lại vị trí ban đầu, đôi cánh xanh biếc chạm kín châu báu cũng khép lại, chiếc đồng hồ hình con công lại trở về nguyên dạng.
Mọi người trong đại sảnh bắt đầu dần dần tản đi, Đường Phong thực sự bị cuốn hút bởi cảnh tượng thần kì này.
Lúc mọi người trong đải sảnh lục đục tản đi thì Đường Phong mới định thần lại, nhưng khi ngoảnh lại tìm Tymoshenko anh mới phát hiện ra đã không thấy bóng dáng của Tymoshenko đâu nữa.
Đường Phong lòng đầy nghi ngờ, anh đi đi lại lại tìm kiếm trong đại sảnh. Mọi người trong đại sảnh lần lượt bỏ đi, cuối cùng chỉ còn lại một mình Đường Phong cô độc đứng như trời trồng chính giữa đại sảnh.
“Đúng là dị nhân! Đến vội vã ra đi cũng vội vã, sao lại không lời từ biệt thế nhỉ!”, Đường Phong vừa ngẫm nghĩ vừa đi ra khỏi đại sảnh, nhưng vẫn không thấy Tymoshenko. Anh nhìn sắc trời bên ngoài cửa sổ đã muộn, phải về thôi vậy và hậm hực bước ra khỏi Cung điện Mùa Đông.
Đường Phong đứng trước cửa chính của cung điện Mùa Đông, một cơn gió lạnh buốt da thịt lập tức ào tới. Đường Phong bất giác rùng mình, tỉnh táo ngay lập tức. Anh quay người lại nhìn tòa cung điện hừng vĩ này, nghĩ lại những gì đã trải qua trong nửa ngày ở cung điện Mùa Đông, anh bỗng cảm giác như mình đang ở trong một thế giới khác. Tymoshenko kỳ quái rút cuộc có chuvện gì nhỉ? Anh vẫn còn muốn hỏi thăm anh ấy về tình hình của giáo sư Boris, xem ra phải đợi lần sau rồi… nhưng anh cũng không có cách nào để liên lạc với Tymoshenko. Đường Phong không khỏi cảm thấy hối hận. Nhưng anh nghĩ lại, Tymoshenko nói rằng anh ấy làm việc trong cung điện Mùa Đông, nếu cần thiết thì lần sau đến cung điện Mùa Đông tìm anh ấy là được.
Đường Phong không nghĩ tới Tymoshenko nữa, anh thấy giờ mà quay lại trường thì vẫn sớm, vậy thì thà đi dạo trên đường Neva còn hơn. Vậy là Đường Phong đi dạo loanh quanh khu vực đó, thế rồi anh đã rời khỏi đường Neva lúc nào không hay, anh đi rất xa để tìm một quán ăn ăn cơm, lúc này mới nhớ ra Hàn Giang và Từ Nhân Vũ. Ban nãy tham quan trong viện bảo tàng, anh đã tắt điện thoại nên cũng không biết hai người họ hôm nay có suôn sẻ không.
Đường Phong vội vàng bật điện thoại, gọi vào số của Hàn Giang. Điện thoại của Hàn Giang không có ai bắt máy, lòng Đường Phong bất giác có một dự cảm không lành. Anh lại gọi vào số của Từ Nhân Vũ, cũng không có ai nghe máy. Đường Phong hoang mang, đầu óc anh nhanh chóng vừa suy luận vừa phán đoán, và dự cảm không lành càng lúc càng rõ rệt.
Đường Phong nhìn nhìn xung quanh, đây là đâu?
Hình như mình đã đi xa khỏi cung điện Mùa Đông, điện thoại của Hàn Giang và Từ Nhân Vũ cũng không gọi được, một mình mình đứng giữa đường phố xa lạ. Đường Phong căng thẳng chăm chú nhìn từng người dang vội vã bước tới, tôi đang ở đâu? Rút cuộc đã xảy ra chuyện gì? Đường Phong cảm thấy những người xung quanh đều đang nhìn mình. Anh thật sự cảm thấy hoảng sợ, có lẽ nguy hiểm đang cận kề mình!
6
“Phải quay về thôi!” – Đường Phong ra sức giữ bình tĩnh. Anh hỏi một người đi đường và cuối cùng đã tìm thấy đường quay lại trường học. về tới ký túc, Đường Phong nhìn đồng hồ, đã gần mười giờ tối rồi, trong ký túc không có ánh đèn. Nếu như Hàn Giang và Từ Nhân Vũ mà suôn sẻ, thì hiện giờ phải về rồi. Lúc này, Đường Phong gần như chắc chắn: Hàn Giang và Từ Nhân Vũ nhất định đã xảy ra chuyện. Anh không biết bước tiếp theo mình nên làm thế nào, có lẽ quay về phòng đợi sẽ đợi hai người họ trở về, nhưng cũng có thể ở đó đang có nguy hiểm chờ đợi anh. Đường Phong đi đi lại lại dưới ký túc khá lâu, rút cuộc không chịu nổi cái rét thấu tận xương tủy nên đành phải cất bước đi lên lầu.
Đường Phong suy nghĩ rối bời đứng trước cửa phòng một lúc lâu rồi quyết định mở cửa. Khi anh vừa mở cửa ra, lập tức lại ngửi thấy một thứ mùi lạ. Mùi này không phải của căn phòng này. “Nếu như không phải mình vào nhầm phòng thì nhất định là trong phòng đã có người khác vào rồi!” – Đường Phong đang định bật công tắc đèn thì một gã trai vạm vỡ bỗng từ trong bóng tối lao ra, đẩy anh ngã nhào xuống sàn nhà, rồi ngay sau đó người này dùng đầu gối ghì chặt lấy thắt lưng của Đường Phong. Đường Phong cố gắng phản kháng, nhưng người đó khỏe vô cùng nên bất cứ sự dãy giụa nào của Đường Phong cũng đều vô tác dụng.
Đèn trong phòng bật sáng, Đường Phong bị người này lôi dậy. Lúc này, Đường Phong phát hiện có một người Nga cao gày, mặt tối sầm đang ngồi trên ghế sô pha đối diện, còn ban nãy kẻ quật ngã anh là một gã trai to béo vạm vỡ người Nga. Đồng thời Đường Phong cũng để ý thấy còn có mấy gã to khỏe đang đứng ngoài cửa anh đoán rằng có chuyện gì đó không ổn nhưng vẫn thản nhiên hỏi người trước mặt mình: “Các anh là ai?”
Gã vạm vỡ quật ngã Đường Phong buông anh ra, lôi thẻ từ trong túi ra khuơ khuơ trước mặt anh, nói: “Tôi là thiếu tá Ivan Pavlov của Cục an ninh Liên bang, đến đây làm án.”
Ivan Pavlov? Hình như Đường Phong đã từng nghe thấy cái tên này, ừm, tối qua Hàn Giang có kể với anh, còn cho anh xem cả ảnh mà Yelena đưa cho anh ấy nữa.
Gã vạm vỡ này là Ivan Pavlov, vậy thì người trung niên đang ngồi trước mặt chắc là Ilyushin mưu mẹo nham hiển rồi!
“Các anh làm án thì liên quan gì tới tôi? Tôi là học giả được Đại học Saint Petersburg mời tới viếng thăm.
Các anh đột nhập bất hợp pháp như vậy, tôi sẽ kiện các anh đấy!” – Đường Phong không hề lép vế, anh có thể có được dũng khí này là bởi vì Ivan Pavlov không còng tay anh lại, điều đó cho thấy bọn họ cũng không chắc chắn nên không dám tùy tiện bắt anh.
“Đừng có phí lời, đưa hộ chiếu của anh ra đây cho chúng tôi kiểm tra!” – Ivan Pavlov quát lên với Đường Phong.
Đường Phong nhận ra sự không chắc chắn trong lời gào thét của Ivan Pavlov, vậy là anh từ tốn lấy hộ chiếu của mình từ trong túi ra. Đương nhiên đây là hộ chiếu giả mà Từ Nhân Vũ làm ra bằng kỹ thuật ưu việt. Trước khi tới Samt Petersburg, Từ Nhân Vũ đã cố ý làm ra một loạt giấy từ giả ình vả Đường Phong, còn Hàn Giang dùng thân phận thật nên đã bớt được những thứ này.
Trên hộ chiếu, tên của Đường Phong biến thành “Tống Kiệt”. Đường Phong còn lấy ra thêm một số tài liệu chứng minh, bao gồm cả giấy mời của nhà trường…, có cái thật có cái giả, hư thực lẫn lộn. Ivan Pavlov kiểm tra một hồi, hình như không phát hiện được vấn đề gì, đành phải trả lại hộ chiếu cho Đường Phong. Nhưng rõ ràng Ivan Pavlov vẫn chưa chịu buông tha, anh ta lại nghiêm giọng chất vấn: “Có quen biết người ở phòng bên cạnh khỏng?”
“Biết, anh ấy là học giả đến đây cùng tôi, chúng tôi ngồi cùng một máy bay đến mà!” – Đường Phong bình tĩnh nói.
“Ổ! Vậy anh có biết hôm nay anh ta đi đâu không?” – Ivan Pavlov lại hỏi.
Đường Phong ngẫm nghĩ một hồi, bất giác gào lên với Ivan Pavlov: “Anh hỏi tôi ư, ngược lại tôi còn phải hỏi các anh đấy. Đến giờ mà anh ấy vẫn chưa về, tôi nghi ngờ anh ấy xảy ra chuyện gì đang định đi báo cảnh sát đây!” “Báo cảnh sát? Hừm! Anh hãy trả lời câu hỏi của tôi trước đã!” – Ivan Pavlov ép Đường Phong trả lời.
“Anh ta đi đâu tôi làm sao mà biết được! Mấy hôm nay là ngày nghỉ tết, anh ta tự đi chơi đâu đó cũng đâu có bảo tôi… Nhưng hình như hôm qua tôi có nghe thấy anh ấy nói định đi phiên dịch ột người nào đó, hình như là một thương nhân từ trong nước đến… Đại loại như vậy. Những gì tôi nghe thấy lúc đó giờ cũng không nhớ rõ!” – Đường Phong nhanh chóng phán đoán, nói như vậy chắc là không có sơ hở gì cả.
Ivan Pavlov quả thực không tìm ra sơ hở trong lời nói của Đường Phong, anh quay lại nhìn cấp trên Ilyushin vẫn im lặng từ nãy tới giờ, lúc này, rút cuộc anh ta cũng lên tiếng: “Vậy hôm nay anh đã đi đâu?”
“Tôi à, hôm nay tôi ngủ đến trưa, sau đó đi tham quan cung điện Mùa Đông, tất cả những điều này đều có người làm chứng, sau đó tôi đi dạo trên đường Neva, ăn uống xong giờ mới về đây!” – Đường Phong kể thật.
Ilyushin lại chìm trong im lặng, anh ta quả thực không bắt thóp được người thanh niên trước mặt. Hàn Giang và Từ Nhân Vũ vừa làm náo loạn ra trò trong tòa nhà Cục an ninh, hiện giờ đầu óc anh ta đều đang nghĩ tới việc ngày mai sẽ trả lời chất vấn của Tổng bộ như thế nào.
Ilyushin đứng dậy khỏi ghế sô pha, cố rặn ra một nụ cười, an ủi Đường Phong: “Hôm nay đã khiến anh sợ hãi rồi, chúng tôi gặp phải án lớn, bần cùng bất đắc dĩ mới phải làm phiền anh thôi, mong anh lượng thứ”.
“Anh nói đơn giản nhẹ nhàng như vậy là xong ư?
Tôi sẽ kiện các anh!” – Đường Phong không chịu nhượng bộ hét lên với Ilyushin. Ilyushin không buồn để ý Đường Phong, đi thẳng ra khỏi phòng, để mặc Đường Phong một mình đứng trong phòng chửi rủa.
7
Ivan Pavlov theo Ilyushin ra ngoài. Anh ta ghé sát tai Ilyushin, hỏi: “Bên này làm thế nào?”
“Đều lục soát hết chưa?”
“Phòng của hai người đều lục soát hết rồi, không phát hiện ra vật gì khả nghi cả.”
“Rút thôi!”
“Rút hết sao?”
“Rút hết! Người thanh niên này xem ra không có vấn đề gì, nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta hiện giờ là phải tóm được hai gã Trung Quốc vượt ngục đó, rồi còn phải lục soát khắp thành phố tìm kệ tranh ngọc. Nhân lực đang rất căng, làm gì còn người để ở đây theo dõi. Gã phiên dịch người Trung Quốc đấy chắc không quay lại đây nữa đâu, cậu phải tin tôi, dùng kế dụ địch! Hiểu chưa?” – Ilyushin đang tức giận về việc Hàn Giang vượt ngục. Lúc Ilyushin bắt Hàn Giang, Hàn Giang đã từng nói với anh ta: “Tôi đảm bảo trong vòng ba ngày sẽ thoát ra khỏi đây”. Vậy mà, chưa hết nửa ngày, Hàn Giang đã vượt ngục thành công. Ilyushin mất mặt, một bụng tức tối không biết phát tiết vào đâu, chỉ biết quát tháo Ivan Pavlov.
Ivan Pavlov dành phải gật đầu tuân lệnh, Ilyushin lại bổ sung thêm: “Thắt chặt kiểm tra những tuyến đường ra khỏi thành phố. Hàng không, đường sắt, đường bộ đều phải bịt kín, phải chặn đứng hai gã Trung Quốc đấy và cả kệ tranh ngọc nữa. Ngoài ra cậu nói qua với thuộc hạ về hình dạng và chất liệu của kệ tranh ngọc để họ nắm được, nhưng tuyệt đối không được phát tán ảnh, rõ chưa?” “Vậy có phát tán ảnh của hai gã Trung Quốc đó không ạ?” – Ivan Pavlov hỏi.
“Ngu! Phát chứ! Đương nhiên phải phát, tôi muốn dán ảnh của hai chúng nó khắp thành phố!” – Ilyushin vừa gào thét vừa hậm hực đi ra khỏi khu ký túc.
Đường Phong thấy Ilyushin và Ivan Pavlov đã rời khỏi ký túc liền đi ra hành lang xem xét, hành lang không có người, nhưng anh không dám khẳng định quanh đây có còn người của Ilyushin nữa hay không, bởi không biết chừng có người đang trốn đâu đó theo dõi nhất cử nhất động của anh.
Đóng cửa phòng lại, Đường Phong bất giác không biết mình phải làm gì tiếp theo. Anh nằm ra giường, sắp xếp lại tư duy rối rắm trong đầu, nửa tiếng sau, anh rút ra kết luận như sau: nhất định là Hàn Giang và Từ Nhân Vũ đã đến tìm Ilyushin, sau đó đã xảy ra chuyện, nhưng hành động của Ilyushin ban nãy gần như đã cho thấy rõ:
Hàn Giang lúc này không ở trong tay gã, nếu không thì gã đã đưa mình đi đối chất và đã bị bại lộ rồi. Anh không biết rút cuộc ở giữa đã xảy ra chuyện gì, nhưng Đường Phong hiểu rằng, không cần nghi ngờ gì nữa, chỗ này dù không ở lại được lâu. Bất luận là những gì mình nói ban nãy có thể qua mặt được Ilyushin, nhưng sớm muộn gì anh ta cũng đoán ra được mọi chuyện, thế nên..
Đường Phong bật dậy khỏi giường, bắt đầu sắp xếp lại vật dụng của mình, nhưng đúng lúc này ngoài cửa phòng bỗng vang lên tiếng gõ cửa. Đường Phong giật thót tim, anh buông đồ trên tay xuống, nhìn chằm chằm cửa phòng. Tiếng gõ cửa càng lúc càng vội vã, trong căn phòng chật hẹp này, Đường Phong bỗng nhiên có cảm giác ngạt thở. Hình ảnh của Ilyushin nhanh chóng hiện lên trong đầu Đường Phong, tiếp theo đó là Stephen, giờ sẽ là ai đây? Tiếng gõ càng lúc càng dồn dập, giống như nhịp tim anh giờ đây vậy. Đường Phong cảm thấy mình sắp tắt thở, anh không thể chịu đựng được nữa. Anh miễn cưỡng đi về phía đó, khẽ xoay nắm cửa. Cánh cửa mở ra, một bóng dáng quen thuộc xuất hiện trước mắt anh.
“Lương… Viện, sao lại là em?”, Đường Phong há hốc mồm kinh ngạc.
“Sao? Anh ngạc nhiên hả? Hì hì!” – Nói xong, Lương Viện lao tới ôm lấy Đường Phong, hôn lên má anh một cái.
Đường Phong đứng như trời trồng ngoài cửa, mãi cho tới khi Lương Viện buông ra anh ra mới định thần lại. Anh vội vàng đóng cửa lại, hỏi Lương Viện một loạt câu hỏi: “Sao em lại biết anh ở đây? Em đến đây bằng cách nào? Ban nãy lúc em lên đây ngoài cửa có người không? Cả đường đi có ai bám theo em không?”
Lương Viện nghe xong một loạt câu hỏi của Đường Phong, sững sờ. “Sao anh hỏi nhiều vậy? Em sẽ trả lời anh từng câu một, anh cho rằng anh không nói với em thì em sẽ không biết anh đi đâu sao? Em thấy anh và đội trưởng đều biến mất nên đoán ngay chắc chắn bọn anh đến Saint Petersburg, sau đó em hỏi Triệu Vĩnh. Anh ấy thấy em đã đoán được bọn anh tới Saint Petersburg cộng thêm việc em mềm nắn rắn buông, uy hiếp dụ dỗ nên chẳng mấy chốc anh ấy đã đầu hàng sau đó anh ấy nói cho em biết anh và tiến sỹ Từ đang ở đây. Thế nên em đến đây đấy.”
“Hóa ra Triệu Vĩnh là kẻ phản bội!” – Đường Phong khẽ trách móc.
“Anh đừng trách anh ấy, chủ yếu là do bản cô nương đây thông minh. Ha ha, được rồi, sau đây em sẽ trả lời tiếp câu hỏi của anh. Lúc em lên đây ngoài cửa không có ai, cả đoạn đường cũng không có ai bám theo em, không phát hiện ra bất cứ điều gi bất thường. Sao sao anh lại căng thẳng thế?” – Lương Viện chớp chớp đôi mắt to ngây thơ nhìn Đường Phong.
Đường Phong thầm than vãn, vốn dĩ bản thân đang gặp nguy hiểm, giờ lại thêm gánh nặng, nhưng sự việc đã thế rồi, nên anh chỉ biết nói thật với Lương Viện: “Này!
Em không biết ở đây xảy ra chuyện rồi sao?”
“Xảy ra chuyện! Không phải bọn anh mới tới đây có vài ngày sao?”
“Đúng vậy, hai hôm trước cũng được coi là thuận lợi, nhưng hôm nay Hàn Giang và Từ Nhân Vũ mất tích rồi. Ban nãy anh vừa bị đặc công của Cục an ninh đến đây kiểm tra!” – Đường Phong kể sơ qua tình hình ban nãy một lần nữa.
Lương Viện nghe xong cũng ngớ cả người. Cô vốn nghĩ rằng chạy đến “Venice phương bắc” này là sẽ có thể cùng Đường Phong thưởng thức một chút sự lãng mạn của phong cảnh hữu tình ngoại quốc, nhưng không ngờ, cô vừa đến đã rơi vào chốn nguy hiểm. Hàn Giang mất tích rồi, đây là việc từ trước đến nay chưa từng xảy ra, đầu óc hai người bỗng chốc đều rối tung cả lên.
8
Đầu óc Đường Phong vẫn đang rối bời trong nhưng Lương Viện đã trấn tĩnh trở lại, nói với Đường Phong:
“Bất luận thế nào thì cũng không ở đây lâu được, chúng ta nhanh chóng di chuyển thôi.”
Đường phong nghe Lương Viện nói xong mới có chút bình tĩnh trở lại, anh nói với Lương Viện: “Anh cũng nghĩ như vậy, nhưng… nhưng ở Saint Petersburg này chúng ta lạ nước lạ cái, có thể đi đâu đây?”
Lương Viện ngẫm nghĩ một lúc, đột nhiên phấn khởi nói: “Giờ thì đến lượt em cứu anh nhé, hi hi.”
“Nước đến chân rồi mà vẫn còn vui được ư?” – Lòng Đường Phong như lửa đốt.
Lương Viện từ tốn nói: “Công ty của cha em có thuê dài kỳ một căn hộ tại khách sạn Astoria ở Saint Petersburg mùa đông ở đó chắc là không có ai, hai chúng ta có thể dọn đến đó”.
Đường Phong nghe thấy ý kiến khá ổn này bất giác sáng mắt lên, nhưng anh lại nhanh chóng nghi ngờ: “Công ty cha em cũng kinh doanh ở Nga sao?”
“Cụ thể kinh doanh cái gì thì em không biết, chỉ biết là ông buôn bán kinh doanh với rất nhiều nơi trên thế giới, Mỹ, Nhật, Đông Nam Á, Trung Đông, châu Âu thậm chí cả châu Phi nữa!” – Lương Viện giải thích nói. “Xem ra Lương gia nhà em làm ăn rất lớn.”
“Vâng, rất lớn, nhưng không liên quan gì tới em cả. Từ trước đến nay em đều không hứng thú với việc kinh doanh của cha, tuy ông đưa em ra nước ngoài học ngành quản lý công thương, nhưng em vẫn không hứng thú với việc kinh doanh của ông.”
“Không hứng thú? Anh nghe nói là trước đây lúc du học bên Mỹ em học rất giỏi mà?”
“Vậy thì sao chứ, bản cô nương đây vốn dĩ thông ^minh, từ bé đã học rất giỏi, cái gì cũng chỉ cần học cái là biết ngay.”
“Nếu vậy sao em không theo giáo sư La học văn tự Tây Hạ? Như thế có phải đỡ cho anh không?”
“Khà khà, cái này thì quá khó, thôi để anh học đi. Anh học được rồi có thể dạy lại em mà!”, Lương Viện nói xong liền làm mặt hề trêu chọc Đường Phong.
Đường Phong nghe xong bỏ tay lắc đầu, lại hỏi Lương Viện: “Vậy em hứng thú với cái gì?”
“Hi hi! Em thích đi cùng các anh, thám hiểm khắp nơi, như vậy mới thú vị!” – Lương Viện ngốc nghếch nói.
Đường Phong thấy Lương Viện nói vậy, choáng váng: “Đại tiểu thư của tôi ơi, em cho rằng bọn anh muốn sống cuộc sống như vậy sao? Kinh hồn bạt vía. Bọn anh chẳng qua là không còn cách nào khác thôi! vốn dĩ anh dạy trong trường đại học rất ổn, nếu mà không gặp phải..- Đường Phong định nói “gặp phải ông nội em”, nhưng anh nhìn thấy khuôn mặt ngây thơ xinh đẹp của Lương Viện nên lại nuốt lời lại.
Đường Phong ngập ngừng một lúc, tự lẩm bẩm: “Khách sạn Astoria? Hình như khách sạn này rất nổi tiếng, hình như hôm nay anh đã nhìn thấy khách sạn này gần cung điện Mùa Đông thì phải?”
“Đúng, khách sạn Astoria rất gần cung điện Mùa Đông. Chúng ta có thể đến đấy trú tạm.”
“Ý kiến của em hay thì có hay, nhưng hội Ilyushin của Cục an ninh Liên bang ban nãy vừa lục soát ở đây, anh không biết bọn họ có còn người ở ngoài kia giám sát chúng ta không nữa!” – Đường Phong nói ra lo lắng trong lòng.
“Thế nên ban nãy anh mới hỏi em có người bám theo em không? Nhưng việc đã đến nước này anh nghĩ nhiều như vậy cũng chẳng để làm gì, nếu như bên ngoài có người theo dõi anh, thì em cũng sớm bị bọn chúng phát hiện ra từ lâu rồi. Thà bây giờ chúng ta đi luôn còn hơn, lúc này trên đường không có mấy người, nếu như có đuôi đeo bám theo chúng ta, thì nhất định cũng có thể phát hiện ra.”
Đường Phong nhìn Lương Viện, phát hiện ra lúc này cô ấy còn bình tĩnh hơn cả mình. Đường Phong gật đầu, anh hoàn toàn tán đồng ý kiến của Lương Viện. Vậy là, hai người lập tức thu dọn đồ đạc, xong xuôi họ liền vội vàng rời khỏi căn phòng mới ở được có hai đêm này.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!