Tuổi Thơ Dữ Dội - Chương 12: Phần thứ tư (4)
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
101


Tuổi Thơ Dữ Dội


Chương 12: Phần thứ tư (4)


21

Năm hôm sau, chúng gọi Lượm lên phòng hỏi cung- Cả buồng giam ngồi dậy tiễn đưa Lượm. Tia mắt mọi người nặng tựrĩ đau buồn, căm giận. Họ tin chắc
lần này chúng phải đánh Lượm cho đến chết- Thằng Thúcingồi thu lu trong
góc bỗng òa khóc thành tiếng, miệng mếu máo dặn với theo:

Anh la
thiệt to vô anh nghe…. hu hu hu… Họ đập anh chết mất..hu hu!Tội
nghiệp, thằng bé bắt đầu quyến luyến Lượm.Ra đến cửa buồng giam, ljợm
ngoái cổ lại nhìn nó, định nói câu gì vui để ra bộ cứng cỏi, nhưng cổ cứ tác nghẹn Và tự nhiên Lượm cũng mếu theo. Buồng lấy cung là một gian
phòng rộng hình chữ nhật, được ngăn đôi bằng một vách gỗ, theo chiều
dọc, ngoài đặt bàn giấy hỏi cung, nửa trong là phòng tra tấn.

Ðối
điện với bàn giấy lớn của tên trưởng phòng hỏi cung là một ghế băng kê
sát tường, cho phạm nhân ngồi Tên Bảo vệ quân giải Lượm, mở cửa đẩy nó
vào buồng, nó thấy trong buồng có năm sáu tên An ninh đang túm tụm quanh cái bàn nhỏ kê ở cuối phòng, sát bên cửa sổ. Trong tay mỗi đứa cầm một
tệp giấy bạc- Hình như chúng nó vừa lĩnh lương, cả bọn đứa nào cũng lúi
húi đếm bạc- Chúng vừa đếm vừa tán gẫu- Chuyện xoay quanh những nỗi “cực khổ, trần ai” dưới thời Việt Minh- Hình như bọn chúng trước đây đều là
nhân viên, công chức công sở của nhà nước ta; sau khi hồi cư nhảy luôn
vô làm mật thám, an ninh.

Trong số này có một tên mặc bộ áo quần ka
ki xám, quay lưng phía Lượm, nhưng thoạt nhìn nó đã nhận ra ngay, Lê
Thành, thư ký đánh máy trung đoàn bộ! Cái thằng đã cùng với Nguyễn Trì
ăn cắp một tạ gạo của Vệ Quốc đoàn, bị Lượm phát hiện phải vào cải hối
thất. Lê Thành đếm xong tiền, đút tệp giấy bạc vào túi quần, quay lại
định đi ra cửa. Bất thình lình nó chạm phải ánh mắt xoi móc của Lượm
đang nhìn nó- ánh mất Lượm như muốn nói:

”Tưởng ai té ra tụi ăn cắp
ăn trộm của Vệ Quốc Ðoàn!”- Lê Thành quay ngoắt tránh vội cặp mắt Lượm,
vờ như không biết. Hắn nói với thằng đứng cạnh:

-,,Moa” về trước có chút việc, các “toa” về sau nghe!

Và nó bước nhanh qua cái cửa ngách gần đó.

Lượm nhìn hút theo cái dáng cao lêu đêu như sếu vườn- lưng gù gù của tên
phản bội. Hai khóe môi Lượm hằn vẻ căm tức như sắp buột miệng chửi.

Sau cái bàn giấy lớn chất những chồng hồ sơ cao nghệu tên trưởng phòng lấy
cung chăm chú quan sát gương mặt của tên “Vệ quốc quân con” (chúng gọi
Lượm như vậy).

Trưởng phòng lấy cung trạc ngoài bốn mươi tuổi, trán hói đến tận đỉnh đầu, mũi nhòm mồm ánh mắt sát lạnh, ghê ghê như ánh dao.

Hắn vốn là một tên mật thám nhà nghề. Hắn như đọc thấy hết những gì đang
diễn ra trong đầu Lượm lúc này Hắn có vẻ thích thú trước cái gương mặt
trẻ con méo mó.

Tím bầm và ánh mắt tức giận của Lượm khi nhìn hút
theo bóng Lê Thành – nhân viên của hắn- Hắn biết khá rõ mối liên hệ
trước đây giữa Lượm và hai nhân viên của hắn.

Những chuyện này do
chính Lê Thành và Nguyễn Trì kể với hắn. Qua câu chuyện thì Lượm tuy là
con nít nhưng rất được Việt Minh tin cậy. Còn hai đứa thì đã chống đối
Việt Minh từ ngày còn làm việc dưới quyền của họ Nét mặt ánh mắt, khóe
môi của thằng “Vệ quốc quân con”, lúc này càng xác nhận rõ hơn những
điều chúng đã kể. Hắn thở dài nghĩ bụng: “Bọn Việt Minh thật đã biết
cách đào luyện cái thế hệ nối tiếp chúng! Những đứa con nít loại ni chỉ
lớn lên vài tuổi nữa, hắn sẽ dám cầm dao lừng lững vô nhà mình, cắt cổ
mình giữa ban ngày.

Hắn nhếch mép cười gằn dữ tợn, lẩm bẩm: “Thật
đáng tiếc là mi chưa đủ tuổi để tao cột cổ mi vô cọc xử bắn?” Hắn chỉ
cho Lượm ngồi xuống cái ghế băng kê sát tường, mặt đối mặt.

Hắn mở ra tập giày Lượm đoán là hồ sơ hỏi cung mình. Vừa gõ gõ cây bút chì xanh đỏ vào tập giấy, hắn hỏi Lượm, giọng khá ôn tồn:

– Em vừa nhận ra người quen phải không?

Trước tê thì cũng quen đó. Trước tê cũng là Vệ Quốc đoàn. – Lượm trả lời
trống không, mặt ngoảnh nhìn cái cửa ngách mà Lê Thành vừa đi ra.

– Rứa chứ không quen à?

– Chừ quen răng được..

Cung cách trả lời của Lượm như muốn nói với hắn “Ðằng mô thì tụi bay cũng
nện tao nhừ tử. Rứa thì việc chi tao phải giữ mồm giữ miệng với tụi
bay“. Tên trưởng phòng lấy cung cũng nghe được như vậy, nhưng hắn cố nén giận:

– Em thấy chưa, trước anh ấy cũng là Vệ Quốc Ðoàn chức vụ còn
to hơn em.-. “Thư ký đánh máy lóc cóc, to cứt chi” Lượm trề môi, trả lời thầm trong bụng. – Rứa mà anh ấy khôn ngoan, biết quay về làm việc với
chính phủ Nam triều, được chính phủ trọng dụng, sung sướng đủ điều.

Lượm ngồi đu đưa hai chân, trả lời giọng ngây thơ:

– Hồi còn ở Vệ Quốc Ðoàn anh ấy cũng khôn lắm. Anh ấy thông đồng với
Nguyễn Trì, ăn cắp không,biết bao nhiêu gạo, bao nhiêu tiền của Vệ Quốc đoàn rứa mà thóat hết, chỉ bị bắt có một lần rồi vô nằm cải hối thất.

Ðang gõ gõ nhè nhẹ, hắn bỗng ấn mạnh đầu cây bút chì xuống trang giấy, làm cái đầu chì xanh gãy lìa:

– Em chỉ có một mạ một con phải không?

Lượm gật đầu thay cho câu trả lời.

– Cha em nghe chết trong nhà tù, chết vì tội chi rứa?

– Tội làm cộng sản đánh Tây chứ không phải tội ăn cắp như Lê Thành với Nguyễn Trì mô.

Hắn quắc mắt nhìn Lượm, hăm dọa. Nhưng Lượm ngó ngơ chỗ khác như không nhìn thấy. “Mi tức à?” Lượm cười thầm hả hê: “tức thì ăn cứt mà chết” – Anh
thấy em còn nhỏ, chỉ vì dại dột nghe Việt Minh xúi bậy mà theo họ làm
loạn, đến nỗi phải vô tù, bị đánh đập, anh rất thương… Chừ em biết
nghĩ lại, bỏ phứt Việt Minh mà theo chính phủ Nam triều thì anh sẽ báo
lên trên tuyển dụng em ngay, vô làm việc ở ty An ninh. Nếu mà cứ tiếp
tục ngang bướng, dại dột thì… hắn phát một cử chỉ chặt đầu, – đừng có
trách.

Lượm vẫn trả lời với giọng ngây thơ, khờ khạo:

– ở nhà mạ tui vẫn nói tui với cha tui là giống to đầu cho nên dại lắm, chẳng có khi mô khôn được.

Ðến đây thì hắn không thể kiềm mình được nữa. Cái trán hói của hắn đỏ tía
lên như vỏ tôm luộc. Hắn xô ghế, đứng phắt dậy, nét mặt hằm hằm như sắp
nhảy xổ vô Lượm mà đấm đá.

Như nhại theo hắn, Lượm cũng thả chân
xuống đất, đứng phắt dậy khỏi ghế, hai tay cởi nhanh cúc áo với ý nghĩ-“Phải rút kinh nghiệm mấy lần trước mới được. mình mặc áo, lúc tụi hắn
đánh xong, xối nước, áo dính vô các chỗ chảy máu, rát không chịu thấu!“.

Nhưng hắn không đụng đến Lượm. Hắn quát tên Bảo vệ quân đang ngồi chờ ngoài cửa:

– Dẫn nó về buồng giam.

hắn lăm lăm ngón tay trỏ chỉ vào mũi Lượm, nói với giọng căm tức cố nén giữ:

– Ðã rứa tao sẽ chặt đứt cổ mi, cho mi về gặp cha mi dưới âm phủ, cho
tiệt cái giống to đầu mà dại! Cho mi đừng hòng còn thấy lại mặt con mạ
mi nữa.

Vẻ mặt và ánh mắt hung ác ghê rợn như ánh dao của hắn không
có vẻ gì cho là nói dọa- “Hắn sẽ chặt đầu mình thật”- Lượm nghĩ vậy. Nó
phải cố hết sức lấn át nỗi sợ để cài cúc áo mà bàn tay đừng run.

Không phải vô cớ mà tên Giản, phó ty kiêm trưởng phòng ba của ty An ninh Thừa Thiên khét tiếng tàn ác lần này lại đối xử với Lượm một cách khá ôn tồn như vậy.

Sáng hôm ấy, viên quan ba Sô-lê, chủ sự Sở mật thám Phòng
nhì Pháp vừa gọi Giản đến gặp, Sô-lê chỉ thị cho hắn: “Thôi không tra
khảo thằng bé con Việt Minh ấy nữa.

Phải tìm cách dụ dỗ nó, sau đó sẽ gửi nó đi học một lớp điệp viên ngắn ngày cùng với thằng Kim. Hai đứa
sẽ được tung lên chiến khu của Việt Minh làm nội gián- Việc này hết sức
cần thiết.

Lượm vừa theo tên lính ra khỏi phòng lấy cung, tên Giản
gọi điện thoại cho SÔ lê: “Thưa ngài không thể dụ dỗ nó được. Mới tí
tuổi nhưng nó hết sức cứng cổ và xấc láo, giọng lưỡi nó là giọng lưỡi
của những tên Việt Minh từ trong máu?“. Tiếng Sô-lê cười khảy trong máy, hỏi lại bằng tiếng Việt, giọng đơn đớt nhưng rất sõi:

– Nó bao nhiêu tuổi?

– Dạ-mới mười bốn tuổi.

– ồ mười bốn?..- Với cái tuổi đó thì có thế xoa đầu và cho nó ăn kẹo. Phòng lấy cung của các anh có kẹo không?

– Thưa ngài. chúng tôi không những đã xoa đầu mà đã xoa khắp người nó bằng roi da. Nhưng đều không ăn thua.

Tiếng Sô-lê lai cười khảy:

– Roi da là cái cách kém cỏi nhất trong nghề nghiệp của chúng ta- Mà xem ra bên các anh chỉ có độc một cách đó.

Bị chủ khinh miệt, tên trưởng phòng lấy cung thấy nóng mặt. Nhưng hắn nhẫn nhục, cố giữ giọng lễ phép: – Thưa ngài, chúng tôi cũng đã dùng nhiều
cách khác ngoài roi da- Nhưng thằng con nít này không giống những đứa
con nít khác mà ngài thường gặp.

– Nó có hai đầu chắc?

– Thưa ngài, tất nhiên một thôi, nhưng là một cái đầu rất cứng, rất khó trị.

– Thằng Kim thì sao?

– Thằng Kim so với thằng này sao được? Cha nó là một tay Cộng sản sừng
sỏ, đã năm lần vượt ngục và đã bị bắn chết! Ta père ta fils! (cha nào
con nấy).

Các anh đưa nó sang đây cho tôi. Rồi các anh sẽ thấy tôi thuần phục nó dễ dàng như thuần phục một con thú nhỏ hung hăng.

– Vâng, tôi sẽ cho dẫn nó sang ngay. Và tôi cũng rất hy vọng ngài sẽ
thành công – Giọng nói của hắn lộ chút mỉa mai, mặc dầu đã cố kiềm nén.

Và thật ngược đời, trong giây phút ấy, hắn thầm mong Lượm sẽ chơi cho tên
Sô-lê một vố gì đó để cho hắn bớt thói ngạo mạn, tự đắc. Hắn còn mong
Lượm vẫn giữ được thái độ xấc láo, cứng đầu, cứng cổ với tên trùm mật
thám Phòng nhì như vừa rồi đối với hắn. Hắn đặt mạnh ống nghe xuống máy, buột miệng chửi:

– Ông nội mi- Qua bên đó mà mi lại chịu để cho cái
thằng Tây ăn mắm nêm, chửi tiếng mình ngoen ngoét ấy mua chuộc, thì về
đây tao sẽ cho thằng võ sĩ Năm-ngựa đánh chết mi như đánh chết con chó!

22

Khoảng chín giờ sáng ngày hôm sau, một tên Bảo vệ quân, cắp khẩu tiêu liên“Mát” dẫn bộ Lượm từ ty An ninh đến Sở mật thám Phòng nhì Pháp.

Nắng chợt hửng lên sau nhiều ngày mưa dầm dề thối đất Nắng chan đầy ắp thành phố màu vàng non rực rỡ.

Một buổi sáng như sáng nay mà được đi chơi phố thì thật tuyệt! Nhất là khi
người ta mới mười bốn tuổi! Người ta có thể lúc đi, lúc nhảy chân sáo,
nhẹ tâng tâng, miệng chúm lại huýt sáo- Gặp một hòn sỏi, một trái mù u
trên đường, người ta tiện chân làm một cú sút hòn sỏi, trái mù u bay
thẳng tắp trên đường nhựa. Người ta có thể tay cầm cái ná cao su, viên
sỏi đã kẹp sẵn, mặt nghênh nghênh nhìn lên cây tìm chim.. Nếu trong túi
người ta có tiền, người ta có thể mua một que cà rem, rồi vừa đi vừa
mút.

Lượm cũng vào trạc tuổi ấy, và sáng nay cũng đang đi “dạo” phố,
nhưng với hai cổ tay bị trói quặt sau lưng, mặt mũi bầm dập, thâm tím,
áo quần rách ngược rách xuôi.

Ðằng sau “người ta” là một tên lính mặt đầy những mụn cóc, kẹp tiểu liên ‘mát” hộ tống. Chỉ cần “người ta” nhấp nhổm định chạy là súng nó liền, bắn thẳng vào lưng…

”người ta”
không ngó ngang, ngó ngửa mà cúi nhìn xuống chân. ánh mắt người ta rầu
rầu, bồn chồn, lo lắng: Hắn đưa mình đi mô đây? đưa lên cửa An Hòa chặt
cổ mình chắc- Lượm nghĩ thầm và tự nhiên muốn khóc. Bỗng dưng nó chợt
nhớ mấy câu thơ mà Tư-dát vẫn thường ngâm nga, và thằng Tặng câu cá, đen như cục than hầm, cứ đòi chép cho bằng được:

”Ðời cách mạng từ khi tôi đã hiểu.

Dấn thân vô là phải chịu tù đày.

Là gươm kề tận cổ súng kề tai…“.Câu thơ như có phép lạ làm cho cái miệng nó sắp mếu, nhếch ra thành một nụ cười ngạo.

Những người qua đường nhìn thấy Lượm, đều bước chậm lại, ngây người ngó theo. Họ đều đoán chừng chú bé này tên là Lượm-sứt hoặc Tư-dát gì đó, trong
cái tổ tình báo Việt Minh vừa bị ty An ninh vây bắt ở Vĩ Dạ, mà các nhật trình thi nhau đăng tin mấy hôm liền. Và trong đáy mắt nhiều người
không giấu được vẻ ái ngại, xót xa, khâm phục.

Nhưng Lượm không nhìn thấy họ, mặt vẫn cúi nhìn xuống đường. Ðầu óc nó còn rối bời với bao nỗi lo lắng:

”Không biết “anh Tư-dát” có dại dột quay về Vĩ Dạ không Nó mà về đó thì răng
cũng chui đầu vô ổ phục kích của tụi An ninh. Thằng Hiền, thằng Bồng
thằng Châu-sém liệu đã biết tin anh đồng-râu bị bắn chết chưa- Nếu biết, chắc cả tổ đã bỏ Sịa rút lên chiến khu rồi…“. Lượm còn nghĩ đến cả
cái đàn măng-đô-lin Trung đoàn trưởng dạn mua gửi lên thưởng cho thằng
Quỳnh-sơn-ca. Cổ nó tự nhiên nghẹn lại:

”Quỳnh ơi, rứa là chẳng còn
ai mua đàn cho mi nữa- Bao nhiêu tiền của Ban Tham Mưu cấp cho tổ quân
báo – chính tay tau chuyển về cho anh Ðồng – chắc tụi hắn lục soát nhà
lấy hết rồi”- “Không biết mình, có còn khi mô gặp lại các bạn trong đội
nữa không Nghĩ đến đó nó không cầm nổi nước mắt.

Mải nghĩ ngợi miên man, thằng Bảo vệ quăn dẫn nó đến trước cổng Sở mật thám Phòng nhì Pháp lúc nào không hay.

Ðó là một ngôi nhà hai tầng xây kiểu biệt thự, xung quanh có hàng rào sắt
sơn xanh bao bọc. Cổng lớn với hai cánh cửa sắt đồ sộ, bên cạnh có chòi
gác. Hai lối đi rải sỏi trắng tinh, ôm lấy một bồn hoa lớn hình thuẫn,
cây cỏ tốt tươi, trăm hoa đua sắc. Phía sau nhà là một vườn rộng thênh
thang, vươn cao quá nóc ngói tầu những tán cây cổ thụ.

Nhìn cái vẻ
ngoài tĩnh mịch, trang nhã, xinh xắn của khu nhà, khó ai ngờ được nó
chứa chấp bên trong biết bao nhiêu âm mưu thâm hiểm; bao nhiêu tội ác
đẫm máu. Bọn thực dân cáo già chuyên trách nghề tình báo, gián điệp của
quân đội viễn chinh Pháp ở Huế – Thừa Thiên và cả Trung phần Việt Nam
đang ngự trị trong đó.

Thằng Bảo vệ quân đưa giấy tờ và giao Lượm cho một thằng Tây đeo lon cai, đứng chực sẵn trước cổng.

Thằng cai Tây mày râu nhẵn nhụi, cặp mắt màu nước biển gườm nhìn Lượm, không
nói một tiếng, dẫn Lượm qua cổng, đi dọc theo con đường vòng cung rải
sỏi phía bên trái cái sân rộng thênh thang. Nó chạm trán rặt những Tây
với Tây. Chúng đi lại tất bật, vội vã. Bước lên những bậc thềm đá xanh
bóng loáng, gặp một thằng Tây đeo lon quan một đang đứng trước máy điện
thoại- Hắn bảo tên cai: “Dẫn tên bé con Việt Minh vào gặp Ca-pi-ten
Sô-lê“.

Nghe đến cái tên Sô-lê, Lượm bất giác rùng mình như bị lạnh
đột ngột. Những ngày bị giam ở ty An ninh nó thường nghe các anh tù kháo nhau: “Gặp thằng quan ba SÔ lê ở “đơ dem buya rô” là coi như rồi đời“.
Theo các anh, Sô-lê là tên chi huy mật thám tàn bạo, thâm hiểm nhất.

Các anh gọi hắn “hung thần mũi lõ“.

Lượm tin chắc chuyến này mình sẽ bị tra tấn cho đến chết. Nó hình dung Sô-lê là một thằng Tây cao lớn như hộ pháp, mặt mũi dữ dằn, hai bàn tay lông
lá lúc nào cũng đỏ lòm vì vay máu những tù nhân bị hắn tra tấn. Còn gian buồng làm việc của hắn, xung quanh tường treo la liệt nhưng dụng cụ tra tấn ghê rợn nhất.

Lượm sững sờ, gần như kinh ngạc, khi tên cai Tây
gõ cửa, đẩy nó vào một gian phòng bày biện rất sang trọng, diêm dúa. Nền đá hoa bóng loáng, các cửa sổ treo rèm lụa trắng muốt viền đăng ten.
Bàn giấy, tủ, xa lông đều như soi gương được. Một thằng Tây nửa ngồi nửa đứng ở góc mép bàn giấy.

Hắn trạc ngoài ba mươi tuổi, mày râu nhẵn
nhụi, tóc vàng, mắt xanh lơ, đặc biệt đôi môi hắn rất mỏng và có vẻ như
lúc nào cũng sẵn sàng để mỉm cười. Hắn mặc bộ áo quần màu kem, cầu vai
đeo lon quan ba. Cả con người hắn sực nức mùi nước hoa hảo hạng. Lúc hắn đứng lên, dáng người dong dỏng cao, mảnh mai, cân đối, có thể nói là
đẹp.

Hắn hỏi bằng tiếng Việt sõi đến nỗi Lượm cứ nhìn hắn trân trân, ngờ rằng hắn là người Việt đội lốt Tây.

– Chào chú bé. Chú tên là Lượm, Trần Lượm phải không?

Hắn nhìn thấy hai tay Lượm bị trói, nét mặt liền lộ vẻ tức giận:

– Ô lá là! Sao người ta lại nỡ trói một em bé như thế này- Em có đau lắm không?

Hắn bước đến, với hai bàn tay ngón rất dài và trắng muốt như ngón tay phụ
nữ, cởi trói cho Lượm- Hắn nhìn hai cổ tay Lượm bị dây trói cắn sâu
thành hai cái vòng đỏ bầm, giọng thương cảm kêu lên:

– Thật là khốn
nạn? – Rồi hắn quẳng sợi dây thừng qua cửa sổ. Hắn đặt tay lên vai Lượm, ấn xuống cái ghế dựa bọc da kê sát tường, nói thật dịu dàng:

– Em ngồi xuống cho đỡ mỏi, ngồi xuống đi, Em đói lắm phải không?

Chưa kịp để Lượm trả lời, hắn quay ra cửa, búng hai ngón tay đánh tách, gọi:

– bồi! Ðem vào đây một ly sữa ca cao và một ổ mì kẹp chả.

Chỉ mấy phút sau, một tên bồi Tây đen bưng vào một cái khay nhôm, trên đặt
ly sữa ca cao màu nâu sẫm bốc khói, một ổ mì vàng rộm, bụng nhồi căng
chả; chả thè cả ra ngoài. Sô-lê chỉ cho tên bồi đặt khay lên cái bàn
thấp bốn chân có bánh xe; và tự tay hắn đẩy đến trước mặt Lượm.

Cặp
mắt xanh lơ không rời gương mặt Lượm, và cặp môi mỏng dính như mỉm cười. Tuy không ngửng nhìn lên – từ nãy đến giờ Lượm vẫn cúi nhìn chăm chăm
sàn đá hoa bóng loáng mà hai bàn chân đất trần trụi của nó vừa in lên
những vết đen ngòm – nhưng nó vẫn có cảm giác rất rõ cặp mắt tên chỉ huy mật thám Pháp đang bám chặt vào người mình- Biết vậy nó cố không nhìn
cái khay nhôm. nhưng mùi thơm sữa ca cao bốc khói và ổ mì nhồi căng chả, cứ xộc thẳng vào mũi, nó không làm sao giữ được nước bọt tứa ra từng
đợt, đầy mồm. Và nó bỗng thấy đói ghê gớm, tưởng đâu như cả chục ngày
rồi chưa có miếng gì vào bụng- Lúc người ta đói khứu giác bỗng trở nên
tinh nhạy một cách khác thường. Nó có cảm giác mùi thơm của sữa ca cao
và bánh mì nhồi chả cứ tăng mãi lên, mỗi lúc một thêm dậm đặc, hành hạ
nó còn hơn cả những trận đòn của tên võ sĩ Năm-ngựa…

Sự đối xử quá ư đặc biệt của tên mật thám cáo già làm cho Lượm vừa kinh ngạc vừa hoang
mang. Ðang chuẩn bị để nghe tiếng quát mắng, chửi bới tục tĩu thì được
nghe những lời hỏi han ân cần- chuẩn bị để ăn báng súng, roi [bad word]
bò… thì lại được mời ăn bánh mì nhồi chả với uống sữa ca cao…

Ðối với một chiến sĩ lớn tuổi, từng trải hơn, sẽ hiểu ra đây chỉ là cách
mua chuộc dụ dỗ của kẻ thù. Nó còn đáng sợ và nguy hiểm hơn những đòn
tra tấn man rợ.

Nhưng Lượm mới có mười bốn tuổi, và lần đầu tiên sa
vào nanh vuốt bọn giặc già, hỏi chú không kinh ngạc hoang mang sao được! Lòng nó phút chốc như mềm đi. Nó nghĩ bung: “Hay thằng Tây ni không
phải là thằng “Sô-lê hung thần” mà các anh lớn vẫn kể chuyện? Thằng ni
coi bộ hiền khô mà tử tế quá Chắc hắn thấy mình còn nhỏ mà bị tụi An
ninh đánh đập nát cả người, nên hắn thương“. Lượm đưa mắt nhìn ly sữa ca cao, ồ mì trắng nhồi chả no căng, nó thấy thèm đến cháy ruột cháy gan-“Hay là mình cứ ăn đại đi, miễn là mình cứ giữ vững, không khai báo chi
với hắn hết…“. Lượm nghĩ vậy và chỉ một tí tẹo nữa là nó rơi vào bẫy.
Nó bỗng vụt nhớ một hôm anh thợ máy vừa rửa chân cho nó bằng nước
muối,-vừa rủ rỉ nói: “Em ạ… kể ra nó đánh em đến nước ni thì cũng khốn nạn thật. Nhưng có những thằng mật thám không đánh đập chi hết, ăn nói
cứ ngọt xớt mới là những thằng nguy hiểm, gớm ghiếc“. Câu nói vụt hiện
ra như một lời chỉ giáo cách mạng đúng lúc nhất, đã kịp thời nâng đỡ
người chiến sĩ nhỏ dại của mình, phải chiến đấu đơn độc giữa hang ổ
giặc- Lượm thầm “à” lên một tiếng như ngày còn đi học ở trường tiểu học
An Cựu vào kỳ thi lên lớp phải giải một bài tính đố mẹo hắc búa đến nỗi
đầu óc cứ mê mụ ra; bất ngờ được một cậu ở lớp trên lén búng vào một
mảnh giấy bày cho cách giải. Nó hiểu ngay ra, đằng sau ly sữa ca cao, ổ
mì nhồi chả và những lời ân cần, ngon ngọt của thằng Tây mật thám đẹp
trai này, có gài phục một cái bẫy dễ sợ nào đó! Nó cũng giống như – hồi
còn ở nhà, mình đi câu cá, nó nghĩ bụng trong cái đống thính cám rang
thơm điếc mũi mình ném xuống nước để nhử bọn cá, nằm phục chiếc lưỡi câu ngạnh và mũi sắc như gươm.

chừ biết làm cách chi để tiêu được cái
búng nước miếng đang tứa ra đầy một miệng mình đây? Nó cau trán day đứt, băn khoăn. Nuốt thì không tiện- Thằng chó chết sẽ biết ngay mình đang
chày nước miếng vì thèm sữa ca cao với bánh mì cặp chả của hắn, nhục
lắm. Mà nhổ ra lại càng không xong- Thật khó khăn nan giải.

Chợt nảy ra một mẹo, Lượm đưa tay cầm ly sữa ca cao.

Quan ba mật thám Sô-lê mỉm cười đắc ý, nói giọng khuyến khích:

Em uống đi! Uống hết tôi sẽ gọi lấy thêm ly khác.

Lượm đưa ly sữa lên mũi, hít hít, rồi làm bộ nhăn mặt rùng mình như ngửi
phải một đống ruột cá ươn. Nó ọe luôn cả bãi nước miếng vào ly nữa. Nó
đặt ly sữa trộn nước miếng xuống khay, lắc lắc đầu, đưa ống tay quệt
miệng, nói:

– Tanh quá! Tanh quái Tưởng nước chi té nước sữa!

Tui mới ngửi cái đã buồn mửa ghê!

Nó lại gù người tiếp tục nôn ọe, và khạc nhổ lung tung xuống nền đá hoa.

SÔ lê cười khanh khách:

Bé con không biết uống sữa? Ðồ nhà quê, nhà… à quê!

Không uống được sữa thì ăn ổ mì nhồi chả vậy.

Lượm cũng nhếch mép cười không thành tiếng, một tay vỗ bồm bộp vào cái bụng lép kẹp:

– Tui no rồi? Tui không quen ăn bánh mì chả- Sáng ni tui ăn cơm bên ty An ninh no căng cả bụng…

Tên mật thám Tây bắt đầu hiểu ra- Thằng bé đang ngồi trước mặt mình không
phải là một đứa con nít bình thường, đúng như lời tên phó ty An ninh.
Ðằng sau cái vẻ ngây ngô, quê mùa ấy ẩn giấu bản lĩnh của một tên Việt
Minh cứng đầu, xấc láo. Cặp mắt xanh lơ của hắn sầm lại vì tức giận,
nhưng cặp môi mỏng dính vẫn tươi cười:

-?n đi Không ăn thì không tốt?

Lượm nghe ngứa tai, chửi thầm: “Tốt! Tốt cái con mạ mày ấy à? Tốt với tụi
bay thì chỉ có ba thằng Việt gian thôi.” Nó nhìn tên Sô-lê và nói với
giọng thật’ thà trẻ con:

– Tui không quen ăn bánh mì thiệt mà… Tui ở nhà quê…

– Tôi rất thích những chú bé gan dạ như em. Tình báo là một nghề rất hợp
với những em bé gan dạ. Tôi không ngạc nhiên khi biết em là một tình báo viên giỏi của Việt Minh. Em có thể tiếp tục theo nghề tỉnh báo nếu em
thích.

Lượm chưa hiểu hắn muốn nói gì. Nó cau trán nghĩ ngợi một thoáng, rồi nói:

– Nếu ông tha tui ra, tui sẽ về nhà đi học.

– Không cần về nhà em vẫn có thể đi học được, học đúng cái nghề mà em yêu thích- Tôi sẽ gửi em đến một trường dạy nghề tình báo ở ngoại quốc. Học xong em sẽ trở thành một tình báo viên xuất sắc làm việc cho người
Pháp.

Em sẽ tha hồ sung sướng có nhiều tiền, có Ô tô nhà lầu, lấy vợ đẹp.

”à, té ra rứa đó. Mi cho tao uống sữa ca cao ăn bánh mì cặp chả là để tao
đi làm Việt gian, làm tình báo viên cho Sở mật thám của mi. May cho tao
là chưa uống, chưa ăn.

Lượm nghĩ vậy và nói:

– Tui chi muốn các ông tha cho tui về nhà với mạ tui, tui đi học chữ…

– Em khoan trả lời tôi vội. – Sô-lê đưa bàn tay ngoắc ngoắc trước mặt
Lượm như muốn ngăn lại- Tôi muốn em có thì giờ suy nghĩ trước khi trả
lời.

Hắn bấm chuông, gọi một thằng lính Tây vào và bảo:

– Mày hãy
dẫn chú bé ra vườn cho chú dạo chơi từ bây giờ đến hai giờ chiều. – Hắn
quay sang nói với Lượm bằng tiếng Việt. – Em đi theo người lính này ra
sau vườn dạo chơi và suy nghĩ kỹ những điều tôi vừa nói với em. Hai giờ
chiều em sẽ vào đây trả lời tôi. Tôi rất mong em đồng ý.

Ðây là một dịp may hiếm có, mà chỉ có những chú bé thằng tinh Tây đứng nghiêm chào tê.

quan lí, rồi vẫy tay, huýt một tiếng như gọi chó, gọi Lượm theo hắn đi ra đường gan dạ như em mới gặp được màvườn.

Lượm không ngờ khu vườn đằng sau ngôi nhà này lại rộng đến thế. Như một cánh rừng nhỏ. Cây mọc san sát.

Nhiều thân cây đến hai người ôm. Trên thân cây quấn quýt dây leo với những
ngọn lá xanh như ngọc đúc, to bằng cái quạt- Ngoài mấy lối đi hẹp rải
sỏi, cả khu vườn cỏ mọc xanh um. Những đốm nắng như những đóa hoa màu
vàng chanh hình thù kỷ dị điểm rải rác trên thảm cỏ. Thấp thoáng cuối
vườn là hàng rào sắt sơn xanh tua tủa những cọc nhọn hình mũi giáo; các
khe hở được thưng kín bằng tôn.

Dẫn Lượm ra đến vườn, tên lính gác lại huýt một tiếng như gọi chó, bảo Lượm đứng lại và nói:

– ê, bé con Bây giờ thì cho mày được dạo chơi tha hồ.

Nhưng cấm không được đến gần hàng rào kia – Nó đưa mũi súng tiểu liên chỉ về phía hàng rào sắt.

Lượm lắc đầu, ngồi phịch xuống một rễ cây nổi gồ trên mặt đất, nói với hắn bằng tiếng Pháp.

– Tôi chỉ muốn ngồi nghỉ ở đây thôi. Hai chân tôi đau.

Nó chỉ xuống hai bàn chân.

– Ngồi nghỉ? Tốt lắm! Tốt lắm!

Lượm bỗng thấy người mệt rã rời và hâm hấp sốt. Nó nằm dài trên cỏ, một tay co gối đầu:

– Tôi muốn ngủ.

Nghe đến ngủ, tên lính Pháp ngáp dài, nhún vai:

– Nếu vậy tao với mày cùng ngủ.

Hắn chạy vụt vào nhà, và trở ra ngay, tay cầm sợi xích sắt dài (chắc vẫn dùng để xích chó) và một cái khóa lớn.

Hắn nói giọng cười cười:

– Bé con vui lòng để tao xích tạm mày vào gốc cây.

Nghe người ta nói mày là một tên đào tẩu có hạng – Hắn bỗng nghiêm mặt nói
giọng hăm dọa. – Cái bọn đã để cho một thằng nhóc như mày đào tẩu trước
họng súng là bọn ăn hại, Vào tay tao thì mày đừng hòng!

Hắn luồn dây
xích sắt qua kẽ hở cái rễ cây to bằng bắp đùi, quấn hai đầu dây xích
vòng quanh cổ chân trái Lượm, rồi dùng khóa, khóa lại. Hắn bấm khóa kêu
đánh tách, rút chìa khóa ra, đút chùm chìa khóa vào túi quần.

Hắn
đứng lên, miệng húyt sáo, đi đến một gốc cây cách chỗ Lượm nằm chừng
mười thước. Hắn dựa khẩu tiểu liên “Tôm-sơn” vào gốc cây, nằm dài xuống
cỏ, đầu gối lên bao đạn. Ngoảnh mặt về phía Lượm, hắn nháy mắt nói.

– Nào, ngủ đi bé con! Một tiếng đồng hồ nữa tao sẽ đánh thức mày dậy-
Không được dùng răng cắn đứt sợi dây xích của tao nhé! – Tự thưởng thức
câu nói đùa ý vị của mình, hắn cười lên hô hố, nhe hết cả hai hàm răng
sáng lóa, nhọn hoắt như răng thú dữ.

Lượm ngoảnh mặt, chẳng thèm chú ý đến câu nói đùa vô duyên của hắn. Thằng Tây này lùn thấp, to ngang
trông gần. hình như vuông. Mắt hắn vàng như mắt rắn, mũi gồ lên giữa mặt như một đống thịt thừa đỏ hỏn, cằm vểnh lên trở trẽn một chòm râu dê.

23

Lượm nhắm mắt cố nhớ lại một cách thứ tự câu chuyện của tên quan ba mật thám nói với mình Nhưng đầu óc Lượm như mê mụ hẳn đi. Cái mùi thơm của ly
sữa ca cao bốc khói với ổ bánh mì vàng rộm, cặp chả, đột ngột hiện ra
choán hết mọi ý nghĩ của nó. Trán và hai thái dương nó mồ hồi toát ra
đầm đìa- Mắt nó hoa lên, đầu nó quay cuồng như say nắng. Một cơn đói dữ
tợn chưa từng thấy bùng lên, hành hạ nó Tay chân Lượm bủn rủn cơ bộ muốn ngất xỉu. Nó đưa tay vặt mấy ngọn cỏ non, bỏ vào miệng nhai ngấu
nghiến, nghĩ bụng: mình cứ nằm ri e chút nữa không ngồi dậy nổi!“. Nó
liền chống tay, gắng hết sức ngồi dậy. Nó nhìn sang thấy tên lính gác đã ngủ say, phủ ngang mắt cái mũ ca-lô, miệng há hốc, ngáy như sấm.


nhích lại gần cái rễ cây để đây xích chùng bớt. Nó xoay trở cố tìm cách
nới rộng sợi xích, hy vọng có thể rút chân được Nhưng mất công vô ích.
Hai vòng dây xích ôm chặt như cắn vào cổ chân, không một chỗ nào có thể
đút lọt ngón tay út. Nó muốn phát khóc vì bất lực và căm tức.

Nếu hắn trói bằng các thứ dây khác, không phải dây xích, nhất định mình sẽ dùng răng cắn cho kỳ đứt! Nó nghĩ vậy và ao ước: chừ mình có phép chi hóa
cho bàn chân nhỏ lại bằng cái que! Tau mà rút được chân ra thì tụi bay
đừng có hòng bắt lại được tau!“.

Tên lính gáy phè phè trở mình xoay lưng lại phía nó.

Có một vật gì sáng lấp lánh trên cỏ. Chùm chìa khóa? Chắc lúc hắn trở mình, chùm chìa khóa đã rơi ra khỏi túi quần…

Hai mắt Lượm mở to, căng thẳng, đau đớn, tia nhìn như bị dính chặt vào
những mẩu ngắn kim loại nằm đè dẹp mấy lá cỏ xanh tơ. ôi, tia nhìn nó
lúc này sao mà giống hệt một người đang khát cháy cổ nhìn ly nước để ở
chỗ mà không có cách gì với lấy được. Nó nghiến răng, bặm môi, đáy mắt
lóe ánh thù hận. Những giọt nước mắt cay đắng ứa ra, chảy tràn trên hai
gò má.

Bỗng một vật gì trắng muốt, mềm nhẹ và thơm, úp chụp lên đầu
nó, lút đến vai. Lượm giật mình, ngơ ngác, đưa tay lên định gở. Một
chuỗi cười ròn tan non mướt, nghịch ngợm, cất lên ngay sau lưng nó.
Tiếng reo của trẻ con bằng tiếng Pháp.

– Anh Giắc ơi! Con bướm này nó mới to làm sao!

Lượm không kịp gỡ cái vặt trắng muốt úp chụp trên đầu, quay lại. Miệng nó há ra. Sửng sốt. Trước mặt nó là một con bé con Tây khoảng năm sáu tuổi.
Trời ơi nó mới xinh làm sao. Tóc nó màu vàng nhạt óng ánh như tơ, cuộn
thành từng búp nhỏ xoăn xoăn quanh cổ. Ðôi mắt to xanh biếc hai hàng
lông mi dài cong vút che rợp tia nhìn, hai má nó đỏ au, cái mũi cao hơi
hếch, cái miệng nhỏ chum chúm như một nụ hồng- Nó mặc váy ngắn đỏ viền
đăng-ten và cái áo ngắn tay màu hồng nhạt. Tay chân nó trông mũm mĩm, có ngấn, như nặn bằng bột. Nó cầm trong tay cái vợt bắt bướm may bằng vải
màn tuyn và chính nó vừa úp vợt lên đầu Lượm- Con bé nhấc vợt ra khỏi
đầu Lượm, cúi nhìn gần sát vào mắt Lượm. Cặp mất xanh biếc, lông mi dài
và cong vừa dạn vừa tinh nghịch. Bất giác Lượm gật đầu, mỉm cười với nó
và nói bằng tiếng Pháp:

– Chào em bé!

Thằng Giắc, anh con bé, đang mải mê đuổi rượt bướm phía gần cuối vườn. Nghe tiếng em gọi, nó vác vợt, chạy lại.

Nó trạc bảy, tám tuổi, gương mặt giống em gái như lột. Chỉ khác là tóc nó
sẫm màu hơn và xoăn tít- Nó mặc áo may Ô trắng, quần “soóc” xanh nước
biển, ống quần bó chít đôi bắp đùi vạm vỡ.

Nó đứng sát bên em gái, chống cán vợt xuống đất, tò mò coi Lượm:

– Mày là ai thế?

– Là một thằng nhóc như hai đứa mày thôi.

– Mày ngồi ở đây làm gì?

– Tau ngồi chơi, tau ngắm cây, ngắm trời và ngắm chúng mày…

Con bé chợt nhìn xuống chân Lượm, bật kêu, giọng sợ hãi:

– ôi? Chân nó bị trói kìa!

Thằng anh cúi nhìn cái dây xích với ổ khóa quanh chân Lượm quay lại nói với con em.

– Tao biết nó là ai rồi, Viết Min!

– Viết Min? – con em hỏi lại giọng không tin. – Sao em nghe nói bọn Viết Min dử tợn như con yêu râu xanh kia mà?

– Tao biết đâu đấy – Thằng anh nhún vai trả lời. – Bọn Viết Min người ta cầm súng dẫn đến chỗ ba đều bị trói.

Nó đột ngột hỏi Lượm:

– Mày hay cắt cổ trẻ con lắm phải không? – Nó đưa bàn tay cứa cứa vào cổ nó ra hiệu.

– Ai bảo mày thế?

– Ba tao.

– Ba mày là ai?

– Ca-pi-ten Sô-lê. – Nó trả lời mặt vênh lên.

”A, té ra hai đứa bay là con thằng chánh mật thám SÔ lê Cha bay vừa mới dụ
tau nốc sửa ca cao với ăn bánh mì cặp chả, rồi chút nữa phải vô trả lời
có đồng ý đi làm Việt gian hay không. Làm Việt gian sướng lắm, có Ô tô,
nhà lầu, lấy vợ đẹp” May mà tau chưa uống, chưa ăn“. Lượm nghĩ vậy, và
nhếch mép cười, mắt vẫn đăm đắm nhìn hai đứa con Tây. Và nó nhận ra
nhiều nét Sô-lê trên gương mặt trẻ con của mỗi đứa- Thằng anh thì cặp
môi mỏng dính, còn con em thì có vết lõm ở giữa cằm.

Lượm hỏi chúng giọng thân mật:

– Chúng mày có bắt được nhiều bướm đẹp không?

– ở đằng kia nhiều bướm đẹp lắm, nhưng chúng bay nhanh quá- Thằng anh chỉ về phía cuối vườn trả lời vẻ mặt ỉu xìu.

Con em hỏi:

– Mày có biết bắt bướm không?

– Không những bắt bướm, tao còn bắt được cả châu chấu, cả chuồn chuồn, cả chim.

Ðúng lúc đó một con chuồn chuồn ớt từ đâu bay lại, đậu xuống một nhánh cỏ ngay phía trước mặt Lượm.

Con bé rụt đầu, lè lưỡi, gương mặt sáng bừng một vẻ vui thích khôn tả. Nó kêu lên khe khẽ, giọng nghẹn lại vì hồi hộp:

– ôi! ôi! đẹp quá.. Ðẹp quá! Anh Giắc Anh bắt đi…bắt đi. nó bay mất!… ôi?…

Thằng anh đưa cao cây vợt, nét mặt căng thẳng rón rén bước gần đến con chuồn
chuồn, nhưng Lượm kịp đưa tay ngăn nó lại, giọng thì thào, hồi hộp không kém:

– Ðừng, đừng… mày làm nó bay mất! Ðể tao bắt giúp mày- Lượm
nhón người, cố thật khẽ để dây xích trói chân không khua thành tiếng. Nó quỳ cái chân không bị xích lên cố vươn người về phía con chuồn chuồn
cho thật vừa tầm tay… Ngay lúc đó một ý nghĩ rất mơ hồ lướt nhanh qua
óc nó: “Tóm cổ được con chuồn chuồn đỏ như quả ớt chín này, mình sẽ có
cơ rút chân ra khỏi dây xích“. Không hiểu sao trống ngực nó đập mạnh đến nỗi nó phải đưa bàn tay trái lên ép chặt lấy lồng ngực. Nó chĩa ngón
tay trỏ, quay tít trước mặt con chuồn chuồn, rồi bất thần xòe cả bàn tay chộp thật nhanh. Con chuồn chuồn đã nằm gọn trong bàn tay nó, đôi cánh
mỏng như voan hồng rung lên thành tiếng tuyệt vọng. Thằng anh và con em
vứt cả vợt bướm xuống cỏ nhảy lên, vỗ tay reo.

– Bravô! Ðược rồi! Bắt được rồi Mày bắt nó tài quá!

Lượm đưa bàn tay trái vuốt mồ hồi dầm dề trên mặt, lào thào nói:

– Suỵt! đừng làm ồn!

Bàn tay nó, cầm con chuồn chuồn rung lên như đang cầm một vật gì quá nặng. Nó trao con chuồn chuồn cho con em.

– Ðây, cho mày. Cầm vào cánh không nó bay mất.

Lượm quay sang nói với thằng anh:

Mày là anh, mày phải nhường nó. Nếu có một con khác bay đến tao sẽ bắt cho mày.

Thằng anh lúc này không còn nhớ gì đến chuyện Việt Minh cắt cổ trẻ con. Nó
chỉ còn thán phục cái tài bắt chuồn chuồn bằng tay không của Lượm- Nó
hỏi, cặp mắt xanh cười tít:

– Mày có bắt được chim không? Chim con trong tổ trên ngọn cây ấy mà. – Nó chỉ ngón tay lên cao ra hiệu:

– Tau còn bắt được cả chim mẹ nữa kia…

– Ðằng kia, trên cây rất cao có một tổ chim gì ấy- Ðứng dưới gốc tau nghe rõ tiếng chim con kêu: chiếp? chiếp? – Nó chúm đôi môi mỏng dính, đỏ
chót, cố bắt chước tiếng chim non kêu. – Mày có bắt được không?

– Tau thừa sức.

– Cây ấy cao lắm.

– Cao bằng ba ngôi lầu này tau cũng trèo lên như chơi.

con bé từ nãy đến giờ vẫn mải mê ngắm con chuồn chuồn bị kẹp chặt giữa ‘hai ngón tay mũm mĩm, nó bước đến cầm vai áo Lượm lay lay:

– Mày đi bắt ngay đi! Bắt được, cho em một con anh Giắc nhé!

Lượm chỉ xuống cỏ chân bị xích:

– Nhưng chân tau bị trói, tau không đi được.

Thằng anh chỉ tên lính gác đang hỗ mồm ngáy như sấm:

– Có phải thằng kia trói mày không? Tao sẽ đến gọi nó dậy mở trói cho mày.

Lượm hốt hoảng đưa tay ngăn nó lại, nói gần như thì thầm:

– Ðừng! Ðừng? Ðừng đánh thức nó. Nó không mở đâu.

– ồ, nó là thằng lính Mi-sen háu ăn đây mà. Ba tao vẫn tát nó luôn. Nó sợ tao lắm.

Chẳng cần đánh thức nó… Nó sẽ không cho tao trèo cây bắt chim đâu… nó sợ
tao ngã chết- Lượm cố moi óc bịa đặt cách giải thích cho thằng Tây con
này tin là không nên đánh thức thằng lính gác. Lượm chỉ chùm chìa khóa
nằm lấp lánh trên khóm cỏ vì có một đốm nắng dội vào, sát sau lưng tên
lính.

Mày chỉ cần lấy chùm chìa khóa kia lại đây cho tao, là tao tự mở trói được thôi.

Con em nhanh nhẩu đưa con chuồn chuồn cho thằng anh:

– Anh cầm giúp em. Ðể em lấy cho.

Lượm nhìn con bé, nói như hụt hơi:

– Nhưng phải đi thật khẽ, như lúc bắt bướm ấy. Ðừng để thằng Mi-sen háu ăn thức dậy, nó sẽ đòi lại chùm chìa khóa mất.

Ðược! Ðược! Còn bé tinh- nghịch gật gật đầu làm những búp tóc xoăn mềm như tơ, rung rinh quanh cái cổ trắng nõn nà.

Con bé cúi nhặt cái vợt bắt bướm, cúi lom khom, đi rón rén đến chỗ tên lính gác nằm ngủ- Vừa tầm tay, nó đưa vợt lên úp chụp chùm chìa khóa- Chùm
chìa khóa đã nằm gọn trọng cái vợt, đáy vớt vải tuyệt trắng phủ lên
trên- Nó quay lại rụt đầu lè lưỡi, nhìn Lượm và anh nó- hồi hộp đến như
vậy mà cái vẻ trẻ con tinh nghịch, dễ thương của con bé làm cho Lượm
phải mỉm cười Lượm đưa ngón tay lên môi ra hiệu bảo nó im lặng, gật gật
đầu tán thưởng, khuyến khích- Con bé nhắc vợt, đưa hai ngón tay bụ bẫm
nhón chùm chìa khóa, rồi rón rén quay trở lại, trao cho Lượm.

Lượm
phải trấn tĩnh và cố gắng lắm mới không vồ ngay lấy chùm chìa khóa trong tay con bé- Qua một lần vượt ngục thất bại, người chiến sĩ quân báo
mười bốn tuổi này đã có ít nhiều kinh nghiệm- Lượm biết rằng đây là
những giây phút quyết định sự thành bại. Chỉ một tí tẹo hấp tấp, thiếu
suy tính là hỏng việc. Lượm ngửa bàn tay run run đón lấy chùm chìa khóa. Cái chất thép lạnh, nặng trĩu, như truyền qua máu mà thấm đến tận óc.
ôi, cái điều mà mười phút trước đây hầu như là chuyện hão huyền, viển
vông, bây giờ đã nằm gọn trong lòng bàn tay nó. Toàn thân Lượm run lên,
một cảm giác bồi hồi đến ớn lạnh.

Chùm chìa khóa hơn một chục chiếc,
dài ngắn các cỡ, nhưng nó nhận ra ngay chiếc chìa khóa xích. Lúc nãy chỉ nhìn thoáng mà không hiểu sao cái chìa in vào trí nhớ nó như in lên sáp mềm. Lượm tra chìa vào khóa xoay một vòng- Tiếng khóa kêu đánh tách,
nghe to và vang dội khác thường. Nó hốt hoảng đưa mắt nhìn về phía tên
lính gác.

Hắn vẫn ngáy vang như sấm.

Rất thận trong nó tháo hai vòng xích sắt ra khỏi chân.

Nó vịn gốc cây, lảo đảo đứng lên, nói với hai đứa bé, giọng dỗ dành:

– Chúng mày cứ đứng yên ở đây. Tao đến cây cao kia trèo lên, bắt được
chim tao sẽ mang đến cho chúng mày ngay- Những con chim thật đẹp, mỏ đỏ, cánh xanh biếc.

Thằng anh ngắt lời:

– Tao muốn xem mày bắt chim.

– Không được! Nghe tiếng đông người, chim sợ sẽ bay hết… những con chim đẹp nó khôn lắm.

Nghe vậy hai đứa đành gật đầu đồng ý:

– Mày phải bắt nhanh lên nhé!

– Ư! nhanh. rất nhanh… Không nhanh thì thất bại hoàn toàn.

24

Lượm bước gần như chạy về phía cuối vườn. Nó ngoảnh lại hai ba lần để kiểm
tra hai đứa bé và tên lính gác. Nó gật gật đầu khuyến khích hai đứa bé
đứng yên- Không được làm ồn. Nó đã đến gần sát hàng rào ngoảnh lại lần
cuối cùng. Hai đứa bé đứng dựa vào nhau nhìn theo nó không chớp mắt. Nó
đưa tay chỉ lên một ngọn cây cao. Thằng anh gật đầu. Nó vòng ra đằng sau thân cây làm như để trèo, nhưng lại cúi rạp người gần như bò, chạy nép
ven hàng rào khoảng mười thước. Nó sợ nếu trèo qua rào ngay, hai đứa bé
sẽ nhìn thấy, kêu lên, thằng lính gác tỉnh dậy, thế là đi đứt!

Tầm
mắt hai đứa bé đã bị che khuất. Hàng rào sắt khá cao nhưng Lượm vốn là
tay trèo leo điệu nghệ. Hai tay bíu cọc sắt, chân đạp vào tấm tôn, dùng
toàn lực gân cốt đu lên nóc rào- Trước khi vọt ra ngoài, nó lia mắt kiểm tra con đường- Ðường vắng người. Xa xa tít phía cuối đường có mấy người đàn bà gồng gánh. Không chậm trễ một giây, nó trườn người qua kẽ hở
giữa hai gióng sắt nhọn chỉ một loáng nó đã buông thả người từ trên hàng rào sắt xuống hè đường râm mát bóng cây. Nó cắm cổ chạy dọc theo lề
đường, chân gần như không kịp bén đất.

Gặp một con đường rẽ, nó rẽ
luôn. Con đường này có rất nhiều cây me, cây phượng, cây bút bút.– Chỉ
mười phút sau nó đã ngồi chóc ngóc trên một ngọn cây bút bút, giữa cái
chạc ba. Nó ôm chặt một cành cây để thở. Hơi thở nó đứt quãng. Nó hoảng
sợ: “E mình đứt hơi mà chết nốt“. đầu óc nó quay cuồng, cả ngọn cây như
đang lắc lư, chao đảo ngả nghiêng muốn hất nhào nó xuống đất, “tại mình
đang chóng mặt” – Nó thoáng nghĩ vậy và càng ôm riết cành cây. Một nỗi
mệt nhọc khủng khiếp đổ ụp xuống người nó. Nó xỉu đi, không còn hay biết gì nữa. Nhưng hai tay nó vẫn ôm chết cành cây, không chịu ngả với bản
năng kỳ lạ của sinh vật gan góc. Giống hệt loài chim gõ kiến, dù bị bắn
chết, cũng đừng hòng chim buông rời cành cây đang bám.

° ° °

Hai
anh em thằng Giắc đứng ngong ngóng đợi đến mười lăm phút, không thấy
thằng bắt chim trở lại. Chúng nóng ruột, cầm vợt chạy về phía Lượm vừa
chạy, xem đã bắt được con chim nào chưa. Sao mà lâu thế! Chúng đi loanh
quanh ngẩng nhìn lên các ngọn cây tìm kiếm. Không thấy bóng thằng bắt
chim đâu cả! Hai đứa thi nhau gọi, không có tiếng trả lời. Thế là hai
đứa bắt đầu sợ. Thằng anh khôn ngoan hơn, nó biết là anh em nó vừa làm
một việc dại dột, có thể làm cho người lớn tức giận. Nó liền dặn con em
phải giấu biệt chuyện lấy chùm chìa khóa đưa cho thằng bắt chim “Ba mà
biết, ba sẽ phạt, không cho chúng mình đến vườn này chơi, bắt bướm nữa
đâu!“. Con em gật đầu ưng thuận. Hai đứa len lén đi vào nhà.

Ðã gần
đến giờ làm việc, thằng “Mi-sen háu ăn” choàng tỉnh đậy, ngáp một tiếng
thật to, cầm khẩu súng xách bao đạn và huýt lên như gọi chó. Nó bỗng
đứng sững như chôn chân xuống đất, mắt trợn trừng, miệng há hốc: Thằng
tù bé con đã biến mất! Hán chạy nhào tới chỗ rễ cây xích Lượm. Sợi dây
xích nằm trơ ngoằn ngoèo trên cỏ, cùng với cái khóa. Nó chợt nhớ, chộp
tay túi quần. Chùm chìa khóa nặng trĩu cũng không cánh mà bay. Thật
giống như chuyện ma quỷ vậy Hắn thoáng nghĩ: “Mình đe nó đừng cắn dây
xích mà trốn lại hóa ra chuyện thật” Chỉ mấy phút sau, cả Sở mật thám
Phòng nhì Pháp cũng giống như ty An ninh năm hôm trước, nhốn nháo hết
lên vì cái tin Lượm trốn.

Tên quan ba Sô-lê ra chỗ Lượm vừa ngồi, xem xét sợi dây xích, cái khóa, rễ cây luồn dây xích, chỗ tên lính nằm
ngủ… Nghe thằng lính “Mi-sen háu ăn” lắp bắp run rẩy báo cáo lại đầu
đuôi sự việc, SÔ lê run lên vì tức giận. Cái mặt nạ đẹp trai lịch sự của hắn rớt xuống, nhường chỗ cho gương mặt nham hiểm, tàn bạo. Hắn gầm
lên:

– Mày nói láo! Không thể như thế được! Hắn đạp ngã tên lính
xuống cỏ, dùng mũi giày đen bóng đá tới tấp vào mặt, vào đầu phút chốc
cả gương mặt với chòm râu dê của thằng “Mi-sen háu ăn” nhoe nhoét máu.

Ðúng là tên Sô-lê khó mà tin được thằng bé con Việt Minh ấy có thể vươn cánh tay ra dài đến hơn mười thước, móc chùm chìa khóa trong túi quần tên
lính, mở khóa trốn đi. Hắn cho rằng tên lính đã phạm một sơ xuất nào đó, để thằng bé lấy cắp được chùm chìa khóa.

Hắn sai bọn văn phòng gọi
điện thoại đến tất cả các trạm gác trong thành phố, tả kỹ hình đáng của
Lượm. Hắn ra lệnh cho đội hiến binh túc trực cạnh sở mật thám, phóng mô
tô dọc theo các đường phố lùng tìm Lượm Hắn quát lên trong máy điện
thoại.

– Phải bắt giữ tất cả những thằng bé khả nghi.

Suốt mấy
tiếng đồng hồ cả lực lượng Sở mật thám Phòng nhì đổ xô lùng tìm, kiểm
soát không sót một đường ngang ngõ tắt nào trong thành Huế. Nhưng vô
hiệu! Chú bé tình báo Việt Minh đã biến mất khỏi thành phố như nhân vật
trong cuốn tiểu thuyết- Người vô hình.

Quan ba Sô-lê hai tay thọc túi quần đi đi lại lại trong phòng làm việc, lồng lộn như con thú dữ bị mắc bẫy- Hắn đấm bàn rít lên: – Ðể cho một đứa con nít trốn thoát ngay tại“Ðờ rem buya-rô” thì thật là nhục nhã!

Chuông điện thoại tới tấp đổ’
các cánh quân truy lùng tên “Việt Minh con nít” đều báo cáo về là nó đã
lọt ra khỏi thành phố. Nhưng tên mật thám cáo già Sô-lê vẫn tin chắc là
Lượm còn ẩn náu đâu đó trong thành phố.

Hắn gọi điện thoại đến Sở cảnh sát dã chiến, ra lệnh dắt ngay chó béc-giê trinh sát đến.

Và đó là một tình huống mà người chiến si vượt ngục mười bốn tuổi không kịp lường tới.

Hết tập một.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN