Vạn Dặm Thương Nhớ - Phần 2
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
869


Vạn Dặm Thương Nhớ


Phần 2


Ngày hôm sau, đoàn rước dâu nhà ông Huấn trống kèn, pháo giấy inh ỏi vang khắp làng đi đến nhà ông bà Tuấn Thoa.
Lần cưới này cũng như 3 lần trước, không hề có mặt tân lang trong đoàn. Con trai ông Huấn sức khoẻ không tốt, dĩ nhiên ông sẽ không để cậu đi rước dâu.
Dẫn đầu vẫn là thằng Cuội trong bộ dáng khệnh khạng bước vào cổng nhà hô lớn:

– Đoàn đưa dâu đến rồi, ông bà mau dẫn con gái ra đây nhanh nào.

Nói là lo hết chi phí cưới hỏi, nhưng đúng thật ra nhà phú ông chỉ mang đến cho Diệp 1 bộ quần áo ngũ thân kèm khăn vấn, guốc mộc và thêm chút tiền coi là mua con gái của gia đình.

Cái Diệp hôm nay được chỉn chu kỹ càng trong bộ quần áo mới, nhìn khác hẳn dáng vẻ nhem nhuốc ngày thường.
Tóc vấn khăn lươn, da trắng, mi cong, môi đỏ, mắt tròn long lanh, lại bận trên mình áo ngũ thân màu tím nhã nhặn, càng tôn lên nét dịu dàng vốn có của cô.
Diệp bước ra ngoài trong sự thẫn thờ của mọi người, thằng Cuội trông thấy 2 mắt sáng rực:

– Chu choa, mợ tư của cậu chủ đẹp quá, nhìn cái là biết cứu tinh của cậu chủ.

Diệp có phần ngại ngùng trước lời khen thẳng thừng của thằng Cuội, cô quay người lại phía ba má mình mà cúi người lạy, giọng nói có phần xúc động:

– Thầy bu ở lại nhớ giữ gìn sức khoẻ, và thứ lỗi cho con gái khi chưa báo hiếu được đã phải theo chồng.

Bà Thoa nước mắt đã ướt đẫm, dìu ông Tuấn đi lại phía cô, rồi đỡ cô lên:

– Diệp, sang đó nhớ phải nghe lời ông bà phú hộ nghe chưa? Con là người sau, vai vế thấp kém, nếu các mợ có làm khó thì cũng đừng bắt bẻ lại. 1 điều nhịn là 9 điều lành, gả qua đó rồi thì nhập gia phải tuỳ tục, cố gắng sống hoà thuận với người nhà bên đó nghe con.

Diệp nghe lời bà mà nước mắt cũng tuôn ra theo, cô khẽ gật đầu 1 cái:

– Dạ, con biết rồi thưa bu!

Bà Thoa lúc này lấy trong túi thêu nhỏ 1 xếp tiền lẻ, rồi chia ra 1 nửa dúi vào tay Diệp.
Diệp thấy vậy liền đẩy lại:

– Bu cầm lấy để chữa bệnh cho thầy, con về bên đó chắc cũng không phải tiêu gì đâu.

Bà Thoa mếu máo nhìn con gái nói:

– Bu xin lỗi vì không chuẩn bị được cho con ít của hồi môn nào, chỗ ít ỏi con cầm lấy để phòng thân, nhận cho bu yên tâm nhé.

Thấy bà như vậy, Diệp cũng không nỡ lòng từ chối, cô mím môi mà khẽ gật đầu 1 cái.
Thằng Cuội đợi nãy giờ sốt ruột liền lên tiếng:

– Nhanh lên không trễ giờ lành, ông chủ lại nổi giận đấy.

Nghe vậy, Diệp liền cúi đầu chào ba má mình:

– Con đi đây, thầy bu vào nhà đi ạ!

Nói rồi, cô cũng vội vàng quay người rời đi, dường như chỉ sợ nán lại 1 chút nữa là không nỡ rời.
Thằng Cuội lúc này hô lớn:

– Nào, đưa dâu về nhà!

Lời vừa dứt, trống kèn lại vang kên, pháo nổ inh tai dọc đường trở về.

Đoàn dừng lại trước cổng biệt phủ to lớn được dán chữ hỷ đỏ khắp cột nhà, dân làng kéo đến vây xung quanh xem đông đúc.
Quan khách thì chẳng mấy người, bởi ông Huấn chỉ mời những người có vai vế ngang bề trở lên, thêm cả cũng cưới 3 lần rồi, được mấy ai họ đi dự nhiều như thế.

Cái Diệp đi theo sau thằng Cuội bước qua cửa nhà họ Trịnh, Cuội nó hô lớn:

– Ông chủ, dâu về đến nhà rồi!

Ông Huấn cả bà Tú Liên ngồi ở trong nhà, vị trí chính giữa, 2 bên là bà hai cùng các mợ và vài quan khách sang trọng, ông Huấn nghe vậy nói:

– Được rồi, mày vào đỡ cậu chủ ra đây đi.

– Dạ!

Thằng Cuội gật đầu 1 cái rồi chạy đi, lúc này chỉ mình Diệp đứng đó trước sự dòm ngó của mọi người.
Những lời xì xào to nhỏ vang lên, quan khách thì buông lời chúc mừng, không gian nhốn nháo cả lên.

Mợ hai đứng gần đấy nhất, nét mặt khinh thường, bĩu môi nói:

– Đũa mốc mà chòi mâm son. Về đây mà không biết trước sau thì cứ liệu.

Cái Diệp nghe vậy có phần sợ sệt nhìn mợ hai, 2 bàn tay cô bấu víu vào nhau, nhớ lời má dặn cũng coi như lờ đi, lại vô tình bắt gặp ánh mắt sắc lạnh của mợ cả.
Diệp không hiểu sao có chút chột dạ lảng đi nơi khác, lúc này chỉ có mợ ba là không để tâm lắm đến cô, Diệp nghĩ trong đầu sAu này có thể gần gũi với mợ ấy hơn.

Đứng ở đấy 1 lúc lâu sau đó, mới nghe thấy giọng của thằng Cuội vang lên:

– Tân lang đến rồi!

Cái Diệp cũng chẳng có ý định quay đầu nhìn bởi vì trong lòng cô đang còn nhiều thứ lo sợ.
Thằng Cuội đỡ cậu Đăng đi lại gần cô, sau đấy cũng lui về 1 bên.
Lúc này, người chủ hôn bên phía nhà trai cũng lên tiếng:

– Bây giờ mời cô dâu và chú rể đi tới thắp hương cho gia tiên.

Cái Diệp căng thẳng đến mức không nghe thấy được chủ hôn nói gì, cô cứ đứng chôn chân ở đấy.
Cậu Đăng thấy người bên cạnh dường như không có ý định bước lại nhìn sang, dáng vẻ lo sợ 2 tay bấu vào nhau khiến cậu để tâm.
3 lần cưới trước, mặc dù cậu không để mắt tới nhưng 3 cô gái gả vào đây đều không có bộ dạng này.
Thấy cô vậy, cậu lại đưa tay ra rồi nhẹ giọng nói:

– Không sao chứ? Chúng ta phải đến thắp hương cho gia tiên.

Diệp lúc này mới nhìn xuống bàn tay trước mặt mình, sau đó lại ngẩng đầu lên.
Cô có chút ngỡ ngàng khi nhìn thấy dáng vẻ khôi ngô của cậu, sắc mặt có phần không tốt nhưng không hiểu sao người trước mắt lại khiến cô trở nên an tâm.
Cô đặt tay lên tay cậu, sau đó hướng thẳng đến bàn thờ gia tiên, cả 2 cùng thắp lên đó 3 nén hương.

Sau khi đã bái gia tiên, cô và cậu quay lại lạy ông bà phú hộ, chỉ là vừa sau đó, cậu Đăng chợt ho dữ dội khủng khiếp phun cả ra máu.
Cái Diệp kinh hãi chân tay cứng ngắc nhìn, ông Huấn cùng bà Tú Liên hốt hoảng chạy lại:

– Con sen, con sen đâu rồi, mau đỡ cậu về phòng nhanh lên!

Con sen hớt hải từ dưới nhà chạy lên, rồi cùng mọi người dìu cậu về phòng.
Ông Huấn trong lòng lo lắng quát lớn:

– Thằng Cuội, mau chạy đi gọi đạo sĩ đến đây cho ông

– Dạ!

Trong căn phòng khá lớn nhưng lại tối tăm, mọi người vây xung quanh giường của cậu Đăng.
Bà cả ngồi bên cạnh cậu, nước mắt ngắn dài nức nở nói:

– Sao tự nhiên bệnh lại nặng hơn thế này? Không phải đạo sĩ nói chỉ cần xung hỷ là bệnh sẽ tiến triển tốt hơn sao?

Bà Thiết – bà hai của ông Huấn nghe vậy lại chen vào:

– Lời đạo sĩ nói làm sao mà sai được, chắc có gì sai sót ở khâu nào đấy.

– Vẫn tổ chức như 3 lần trước, không thiếu cái gì, làm sao mà sai được.

– Haizzz, vậy chắc số mệnh của cậu Đăng cũng đến rồi, có xung hỷ cũng không cứu được.

Vừa nghe vậy, cả ông Huấn và bà cả liền quát:

– Cô im miệng đi!

Bà hai nghe vậy dáng vẻ bất mãn những cũng biết an phận.
Vừa lúc đó, giọng thằng Cuội từ ngoài vang lên:

– Ông chủ, đạo sĩ đến rồi!

Lời vừa dứt, từ cửa bước vào 1 người đàn ông râu tóc xồm xoàm, ăn mặc dị hợm.
Vừa thấy ông ta, ông Huấn liền vội đi tới:

– Đạo sĩ, ngài mau lại xem tình hình con trai con thế nào. Hôm nay, gia chủ chọn ngày lành, giờ đẹp để xung hỷ như mọi lần, không hiểu sao đang bái lễ nó lại ho ra máu. Con thấy sức khoẻ càng ngày càng yếu đi, liệu có phải có sai sót nào không?

Vừa nghe thế, vị đạo sĩ liền gắt lên:

– Hỗn láo, đây là ý chỉ của thần linh, nói sai là xúc phạm đến ngài ấy.

Ông Huấn lúc này vội vã chưa lời:

– Ý con không phải thế, muốn đạo sĩ xem xem liệu có phải gia chủ đã làm sai chỗ nào không? Chứ đợt này thấy thần sắc con trai con kém hẳn.

Vị đạo sĩ khẽ nhăn mặt nhìn về phía giường, soi xét cậu Đăng 1 lúc rồi nói:

– Lần trước còn thấy có sắc khí 1 chút, nhưng bây giờ đúng là vận khí mất hẳn.

Nghe thế, bà cả liền hốt hoảng nói:

– Đạo sĩ nói vậy là sao?

– Hừm….cứ bình tĩnh, để tôi xem. Các người thử kể lại quá trình từ đầu xem nào.

Nghe nói vậy, ông Huấn cũng bắt đầu trình bày, cẩn thận kể lại từ chuyện đến đòi nợ nhà ông Tuấn, cho đến việc rước cái Diệp về nhà, trên đường đốt bao nhiêu pháo, trống mấy tiếng, kèn kêu mấy hồi ông đều kể chi tiết.
Nghe xong, vị đạo sĩ trầm ngâm 1 hồi rồi nói:

– Các bước không hề có vấn đề, vậy xem ra là do cô dâu có vấn đề rồi. Cô ta đâu?

Vừa nghe vậy, ông Huấn liền chỉ tay về phía cái Diệp:

– Nó kia, thằng cuội, mau kéo nó lại đây.

Cuội nghe vậy liền đi lại túm tay Diệp kéo đi, cô lúc này sợ hãi đến độ không dám nói lời nào.
Vị đạo sĩ vừa nhìn thấy cô, soi xét 1 lượt trên dưới rồi bất chợt quát lớn:

– Ai cho phép cưới cô ta về xung hỷ thế?

Thấy điệu bộ của đạo sĩ, bà cả liền khó hiểu đi lại:

– Thầy bu cô ta nợ tiền nhà con không có khả năng trả, nên họ gán con gái để trừ nợ. Có gì không được sao đạo sĩ?

– Cô gái này vận khí không tốt, mệnh tướng sát chồng, thêm nữa cả người ám đầy chướng khí ma quỷ, nếu không giải trừ tà khí mà cứ xung hỷ chỉ có khắc chết con trai ông bà thôi.

Vừa nghe thế mọi người đều kinh sợ, nhất là Diệp chân ướt chân ráo về đây chẳng hiểu gì lại bị cho là sát chồng, cô sợ đến mức bấu vào tà áo nhăn nhúm, ánh mắt nhìn quanh.

– Vậy giờ làm sao được? Lễ bái cũng xong rồi, liệu có trả về được không?

Vị đạo sĩ nhìn cô chán nản lắc đầu:

– Trả lại cũng muộn rồi, giờ cô ta đã là dâu của nhà họ Trịnh, ám khí rồi cũng sẽ vận vào gia đình ông bà.

Nghe vậy, ông Huấn lo lắng đi lại:

– Đạo sĩ xem xem có cách nào cứu giúp gia đình con, bao nhiêu con cũng chi trả được.

Vị đạo sĩ lúc này đưa bàn tay lên bấm đốt tính tính toán toán, 1 lúc sau đó mới nói:

– Vẫn còn 1 cách nữa, đó là làm lễ trừ tà, xua đuổi hết ám khí trên người cô ta.

– Làm như thế nào được đạo sĩ?

– Ta cần 1 roi da, 1 xô máu chó, dùng roi da nhúng vào máu chó, quất mạnh lên người cô ta 9 nhát là được.

Nghe thế, ông Huấn vội vàng gật đầu:

– Được, được, vậy để con sai người đi chuẩn bị.

Cái Diệp lúc này sợ thất kinh, cô vội vàng lùi người lại sau mà nói:

– Ông bà đừng làm thế với con…..con không có khắc chết cậu chủ….con không làm gì cả.

– Mày còn cãi à, cậu chủ đang khoẻ dần lên, tự nhiên cưới mày về liền ho ra máu.

– Là ông bà nói cho phép con được gả vào đây để trừ nợ….con đâu có dám tự ý trèo cao….ông bà nếu như nghĩ con khắc cậu chủ….vậy ông bà cứ trả con về nhà thầy bu con…..con hứa sẽ không bao giờ xuất hiện trước mặt ông bà nữa.

– Hừ….mày không phải trả treo, không nghe đạo sĩ nói sao? Có trả về thì cũng phải giải trừ hết tà ma mày đem về cái nhà này đã. Cuội, lôi nó ra ngoài trói lại.

Cái Diệp sợ quá khóc nấc lên:

– Con xin ông bà tha cho con, con thật sự không biết gì hết….cũng không làm gì cậu chủ cả.

Lúc này, vị đạo sĩ lại lên tiếng cắt ngang:

– Chuyện này không vội được đâu, ta phải về xem giờ đẹp, ngày mai làm lễ mượn sức mạnh của thần linh thì mới đánh đuổi được hết bọn ma quỷ đi.

– Vậy nó giờ sao ạ?

Vị đạo sĩ nhìn cô 1 lúc rồi nói:

– Cứ nhốt ả lại đã, sáng mai ta sẽ làm lễ sớm. Không được cho ăn uống gì, phải bỏ đói như vậy mai mới không có sức để chống trả.

– Vâng, mọi chuyện trăm sự nhờ đạo sĩ.

Nói rồi ông Huấn lại quát:

– Cuội, đưa nó xuống hầm nhốt lại, không được đem cơm cho nó.

– Dạ!

Thằng Cuội túm lấy cái Diệp lôi đi sền sệt, cô dùng sức vùng ra nhưng không được, chỉ biết kêu lớn:

– Con xin ông bà, ông bà tha cho con!

Tiếng kêu dần dần trở nên xa dần, nhỏ đi rồi tắt hẳn, ông Huấn lúc này mới lên tiếng:

– Đạo sĩ, buổi lễ ngày mai cần chuẩn bị những gì vậy? Thêm cả chi phí hết nhiều không?

– Hưm….để xem nào….đổ lễ thì ta sẽ chuẩn bị giúp gia đình, bao gồm cả chi phí làm lễ nữa là….500 đồng

– 500 đồng?!

Ông Huấn hốt hoảng lặp lại, sau đấy lại cười hời hợt:

– 500 đồng liệu có mắc quá không?

– Không mắc, làm việc này còn nguy hiểm đến tính mạng của ta, thêm cả số tiền đó đã bao gồm đồ lễ rồi. Tuỳ gia đình, không làm ta cũng không mất mát gì.

– Ấy, sao lại không làm, phải làm chứ. Vậy được, con sẽ đưa trước cho ngài 250 đồng để ngài chuẩn bị đồ lễ, chỗ còn lại, làm xong con sẽ gửi nốt, vậy được không?

– Hừm….cũng được, ta giúp các ngươi là chính, tiền bạc không đáng bao nhiêu cả.

– Dạ, vợ chồng con đội ơn ngài.

Nói rồi, ông Huấn nhìn về phía bà cả hất mặt 1 cái, bà liền hiểu ý đi lại, móc túi ra đếm đủ 250 đồng đưa cho vị đạo sĩ.
Sau khi giao tiền, ông Huấn lại nói:

– Con Sen, mau tiễn đạo sĩ về.

– Vậy được, ta về trước chuẩn bị đồ lễ, những gì ta dặn dò các ngươi hãy nhớ làm theo.

– Con nhớ rồi, ngài đi thong thả ạ.

Vị đạo sĩ rời đi bước trước, bà hai cũng bỏ ra ngoài. Các mợ sau đó cũng tản về phòng của mình.
Ông Huấn lúc này gọi thằng Cuội lên căn dặn những thứ mà đạo sĩ cần rồi bảo nó đi chuẩn bị, sau đó còn sai nó đem tin loa khắp làng.

Về phần cái Diệp, bây giờ bị nhốt trong 1 nhà kho để đồ tối đen, cô sợ đến mức khóc sưng cả mắt, gào hét cầu xin không được cũng chỉ đành bất lực ngồi thu mình vào 1 góc tường.

Những tiếng động nhỏ của lũ chuột rúc trong đống đồ ngổn ngang, thi thoảng lại kêu lên “chít….chít” khiến cô ớn lạnh.
Bờ vai đang run lên bần bật vì những tiếng nấc cố kìm nén, cô nhắm chặt mắt lại muốn ép bản thân ngủ 1 giấc để cho qua đi khoảng thời gian đáng sợ này, chỉ là mọi chuyện luôn muốn thức tỉnh cô.

Thời gian cứ qua đi, trời cũng đổ về đêm mang theo không khí có phần se lạnh. Bụng khẽ sôi lên cồn cào vì đã 1 ngày rồi cô không ăn uống gì. Cổ họng đã khô khốc, bờ môi cũng không còn mịn màng, cả người lả đi gục đầu vào bức tường, đôi mắt díp lại nhìn vào khoảng đen trước mặt mà khẽ thều thào:

– Thầy bu, con nhớ 2 người quá.

Cô cứ vậy dần dần chìm vào cơn mê man, cho đến khi 1 luồng ánh sáng hắt thẳng vào mặt, Diệp mới mệt mỏi khẽ cựa mình.
Cô đưa tay lên che đôi mắt của mình, bên tai vang lên giọng nói của thằng Cuội:

– Dậy đi, mau mau còn ra làm lễ.

Cả người rời rạc không còn sức lực mà đứng lên, Diệp gắng gượng nói với thằng Cuội:

– Cho tôi…xin…cốc nước…!

– Ôi dào, nước nôi gì nữa, nhanh lên, lát nữa lễ xong thì uống.

Nói rồi, thằng Cuội liền kéo xộc cô lên trên nhà, sau đấy trói cô vào cái cột chống giữa sân.
Cái Diệp lúc này mới mơ hồ nhìn thấy mọi thứ xung quanh. Trước mặt cô là 1 bàn lễ đủ hoa trái, xôi gà, nến đỏ, còn cả lư hương, hạc đồng.
Ông bà phú hộ cùng các mợ cũng đứng ngay đấy để xem.
Hôm qua, ông Huấn sai thằng Cuội loan tin, nên cả làng hôm nay kéo đến xem đông đúc. Cái lễ trừ ma đuổi tà thì nghe rồi nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên được xem tận mắt như thế này.
Sự kiện hoành tráng vậy đúng chỉ có nhà phú ông mới làm được. Tính ông Huấn lại hay khoe khoang nên cứ muốn cả làng đến xem rồi trầm trồ thán phục mới phổng mũi.

Vị đạo sĩ hôm qua nay lại ăn vận 1 chiếc áo choàng màu vàng, đầu đội mũ in hình bát quái, tay cầm gậy phất trần đứng giữa bàn lễ khấn trời khấn đất.

– Ùm….tà….xì….bà…..la….lát….xì….Chân linh hạ phán….tiên phối lâm thiên…kim thần quan cáo….kinh đạt cửu thiên….

Đọc xong câu chú ấy, vị đạo sĩ lại cầm chiếc gương bát quái chĩa thẳng vào người cái Diệp rồi hô lớn:

– Xin thần linh hãy ban cho thần sức mạnh, để ta có thể dùng nó diệt trừ hết yêu ma làm hại dân lành, đem bình yên đến cho bà con ở đây.

Nói rồi, cả người lão ta giật đùng đùng, nhảy nhót qua lại quanh người cái Diễm vài vòng, Sau đấy đi lại phía bàn cầm roi da nhúng vào xô nước màu đỏ tanh ngòm, ngay sau đấy dùng sức vụt mạnh lên người cái Diệp 1 nhát mà hô lớn:

– Đánh 1 nhát doạ mày điêu đứng hồn phách.

Sức lực từ chiếc roi khiến Diệp cũng tỉnh hẳn cơn đói khát, cô nhăn mặt lại mà kêu lớn “Ahh”.

Cái tin ông phú hộ làm lễ trừ tà cho cô con dâu mới cưới đã lan đến cả khu nghèo nhất. Bà Thoa nghe tin nên trong đám đông đứng vây trước cửa, bà dùng sức len chân vào mà gào lên:

– Ông bà hãy tha cho con gái con, nó có tội tình gì ông bà cứ trách phạt lên cái tấm thân già này, đừng đày đoạ nó như thế.

Cái Diệp bị trói vào cột, nghe được tiếng mẹ mình liền nức nở gọi:

– Bu ơi!

Vị đạo sĩ thấy nhốn nháo liền quát lớn:

– Trong buổi lễ không được ầm ĩ, sẽ kinh động đến thần linh.

Nghe vậy, ông Huấn liền sai thằng Cuội:

– Mày ra đưa bà ta về đừng, đừng để bà ấy ở đây quấy rối nữa.

Thằng Cuội nghe lời chạy ra kéo bà Thoa rời khỏi, tiếng kêu xin của bà mỗi lúc 1 nhỏ dần cho đến khi tắt hẳn, vị đạo sĩ lại tiếp tục việc của mình.

Chiếc roi da 1 lần nữa được nhúng vào xô máu chó, rồi vung cao lên quất xuống người cái Diệp 1 đường dài rách cả váy áo:

– Đánh nhát 2 khiến mày kinh sợ tháo chạy.

Đường roi rạch lên da thịt những vết tứa máu, cô đau đớn la lên trong sự vô vọng và ánh mắt được xem là thích thú, tò mò của đám người xung quanh.

– Con lậy ông, ông đừng đánh nữa!

Mới phải nếm chịu 2 roi thôi mà Diệp cảm tưởng toàn thân muốn rơi ra, cho đến khi chiếc roi lần thứ 3 vung lên, 1 giọng nói tức giận gằn mạnh:

– DỪNG LẠI!

Mọi người đều hướng đến phía đó nhìn, ông Huấn cùng bà cả vừa thấy cậu Đăng dáng người khọm xuống đi ra ngoài này liền vội vàng đi lại:

– Đăng, sao lại ra ngoài này, mau về phòng đi con. Con sen đâu rồi, mày trông nom cậu chủ kiểu gì thế hả, mau đưa cậu về nghỉ ngơi nhanh lên.

Cậu Đăng không nói gì, gạt tay thầy bu ra rồi gắng gượng đi lại phía cái Diệp cởi trói cho cô trước sự kinh ngạc của mọi người.

Ông Huấn thấy vậy liền lên tiếng:

– Đăng, con làm gì thế? Có biết đạo sĩ đang làm lễ trừ yêu ma không? Mau buông nó ra đi, nếu không nó sẽ làm hại con đấy.

Cậu Đăng sức khoẻ yếu ớt nhưng vẫn gượng sức đỡ lấy cô rồi hướng đến mọi người mà nói:

– Thầy bu đã cưới cô ấy về làm dâu, thì cô ấy cũng như mợ cả, mợ hai, mợ ba là vợ con và là mợ tư của cái nhà này. Thế nên, nếu không có sự đồng ý của con, bất cứ ai cũng không được động đến Diệp.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN