Võ Lâm Ngũ Bá - Chương 15: Bí Mất Trong Hộp Sắt (tiếp theo)
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
213


Võ Lâm Ngũ Bá


Chương 15: Bí Mất Trong Hộp Sắt (tiếp theo)



Kẻ thả rắn giết người, trừ Âu Dương Phong ra, thì không còn kẻ thứ hai nào khác. Trùng Dương rời khỏi Khúc gia trang, trong một chút sơ hở ấy, thiếu chút nữa địch thủ thừa cơ hãm hại cha con họ Khúc, chàng thấy lòng hối hận vô cùng.

Trùng Dương đoán chắc kẻ giải nguy kia, nhất định là người đã sử dụng công phu “Truyền âm nhập mật” đối thoại với mình vừa rồi.

Trùng Dương lúc đầu đối với quái nhân ấy không mấy thiện cảm. Nhưng bây giờ đối phương dường như có điều tâm sự gì, nên chẳng khi nào chịu ra mặt nói chuyện với chàng thành ra Trùng Dương dầu muốn kết giao với y, cũng khó mà gặp được. Trùng Dương nghĩ ngợi một chập khá lâu, mới lên giường yên giấc.

Chàng ngủ mê mệt không biết đến lúc nào, chợt nghe tiếng ồn ào bên tai lại cảm thấy như có người lắc mạnh vai mình gọi dậỵ

Trùng Dương đang lúc thần trí phiêu diêu trong giấc mộng, vội mở mắt trở dậy nhìn xem, thấy Nguyên Bân và Khúc Thắng đang đứng bên giường.

Nguyên Bân cười lớn lên nói :

– Sư phụ, bình nhật sư phụ thường dậy rất sớm, sao hôm nay mặt trời đã lên khỏi ba sào, mà sư phụ vẫn còn ngủ ngon quá vậỷ Hay là sư phụ có bệnh?

Khúc Thắng vội rầy Nguyên Bân :

– Đừng nói gở! Thưa Đạo trưởng, ngoài song cửa có hai xác rắn thật lớn!

Trùng Dương là một vị tu sĩ tham thiền luyện khí, mấy ngày qua ngụ tại nhà Nguyện Bân, dù đêm nào ngủ ngon cách mấy, tảng sáng sớm gà gáy là thức giấc.

Nhưng vì đêm qua hai lần sử dụng Nhất Dương chỉ, thần trì mệt mỏi, nên vừa đặt lưng nằm xuống là ngủ mê man một giấc đến mặt trời lên khỏi ba sào vẫn chưa thức, trái với thói quen thường lệ của chàng, bởi thế Nguyên Bân mới lấy làm lạ và lầm tưởng Trùng Dương bị bệnh.

Trùng Dương vươn vai, ngồi dậy và nói :

– Không có gì! Hai con khúc xà ấy đêm qua định chun vào cắn người, bị bần đạo dùng ám khí giết chết đấy!

Vương Nguyên Bân vì đã thấy qua thuật giết rắn của Trùng Dương tại nhà y và đã đem chuyện ấy thuật lại cho Khúc Thắng rõ, nên hai cậu nghe Trùng Dương nói như thế đều rất tin lời chàng mà không chút nghi ngờ.

Khúc Thắng nét mặt tỏ vẻ quan trọng nói với Trùng Dương :

– Đạo trưởng, cha con tôi vừa bàn tính song, nếu muốn đem tảng quái thạch ấy lên khỏi suối, ít nhất phải mướn trên một trăm công nhân, đồng thời phải kiếm cho được mười chiếc xe quạt nước quạt cạn lòng suối, rồi mới cho người xuống đào móc tảng ngư thạch lên. Nhưng gia gia tôi phân vân mãi không rõ phiến đá hình lý ngư ấy có quý báu gì đâủ Mà Đạo trưởng phí trăm mưu ngàn kế để đào lên cho được!

Trùng Dương lắc đầu bảo :

– Chuyện ấy điệt nhi không nên biết! Bần đạo chỉ hỏi một điều, nếu bần đạo có cách làm cho nước suối rút cạn thì điệt nhi có đủ sức vác tảng đá lên không?

Khúc Thắng cười đáp :

– Bản lĩnh thì tôi không có thật, nhưng về sức mạnh thì không thiếu, với vật nặng một hai trăm cân tôi có thể khuân lên như chơị Nhưng tảng quái thạch này một phần lớn bị rút sâu trong bùn đất, sợ phải dùng đến cuốc xẻng mới có thể bốc lên được.

Trùng Dương nói :

– Đến lúc đó Bần đạo sẽ có cách, nhưng đợi ba hôm sau mới haỵ

Nguyên vi đêm qua Trùng Dương đã sử dụng Nhất Dương chỉ hai lần, khí lực bị tiêu hao rất nhiều, cần phải nghỉ ngơi ba ngày, để khôi phục nguyên khí cho đầy đủ mới có thể tái dùng Nhất Dương chỉ. Cho nên suốt ba ngày ấy, Trùng Dương cứ ngồi xếp bằng tĩnh tọa, nhắm mắt dưỡng thần, không nói năng cũng không ăn uống gì hết.

Cha con Khúc lão kinh hoàng tưởng Trùng Dương sang bệnh, nhưng thấy chàng thần sắc bình thường không giống như người bệnh, trong lòng cũng không thấy lo lắng.

Đến sáng ngày thứ tư, sắc mặt Trùng Dương đột nhiên hồng hào tươi nhuận, chàng liền nhảy xuống giường gọi lớn :

– Xong rồi! Khúc Nhi, Nguyên Bân, mau theo bần đạo đến suối vớt tảng ngư thạch lên!

Khúc Thắng thấy Trùng Dương đến nay mới chịu khai khẩu thành lời, vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ bèn hỏi :

– Đạo trưởng! Ông có sao không? Ba hôm nay ông cứ ngồi yên bất động, làm cha con tôi lo lắng hết sức?

Nguyên Bân từ ba ngày nay cứ ngồi bên Trùng Dương hầu hạ không dời nửa bước, thấy sư phụ đã tỉnh, cười nói :

– Sư phụ, khúc tiểu ca tưởng sư phụ bịnh, con đã nói rõ sư phụ không phải bệnh mà đang luyện khí dưỡng thần nhưng Khúc ca vẫn không tin. Sư phụ thấy có đáng buồn cười không?

Trùng Dương mỉm cười vò đầu hai cậu bé và nói :

– Thôi, đừng chuyện nhảm mất thì giờ. Hai con mau theo ta ra suối cho mau!

Ba người sửa soạn dây chạc xong xuôi đồng đưa nhau ra bờ suối, từ Khúc gia trang đến suối phải qua một cụm rừng tòng. Vừa đến bìa rừng, bỗng nhiên nghe trên ngọn tòng có tiếng hú quái lạ, rền như tiếng đồng la bể, rồi tiếp theo “Soạt, soạt” hai tiếng, từ trên cao nhảy bụp xuống một bóng người!

Người này không ai khác lạ, chính là Âu Dương Phong, kẻ đã mấy lần lập xà trận để hại Trùng Dương. Nguyên Bân đang lon ton đi trước, thấy thế nguy vội chạy núp phía sau lưng sư phụ. Trùng Dương biết gã Âu Dương này lòng dạ lang độc, thủ pháp hiểm ác, đón mình tại đây, chắc không phải là ý tốt nhưng vẫn giữ phái độ Ôn tồn nói :

– Bần đạo và tôn giá vốn chẳng oán nhau, hà cớ đối xử như kẻ thâm thù?

Tôn giá nên nhìn xa một chút, đừng bức bách bần đạo quá vậy!

Âu Dương Phong dùng giọng mũi “hừ” một tiếng lạnh lùng và nói :

– Lão mũi trâu kia, hãy tách bạch nói chuyện với nhau có lẽ khoái hơn!

Ngươi đến Hoa Sơn để tìm Cửu Âm chân kinh, ta cũng đến đây để tìm Chân kinh như ngươị Cửu Âm chân kinh vật quý báu của võ lâm thất lạc từ mấy trăm năm nay đã thành ra vật vô chủ, ai cũng có quyền tìm nó. Chúng ta không nên ngu dại mà tranh giành mãi với nhau không có ích lợi gì! Bây giờ ta bằng lòng hợp tác với ngươị Tìm xong, chúng ta đồng nghiên cứu chung, có phải là thượng sách không?

Hà tất phải có người độc chiếm?

Lời nói của Âu Dương Phong tuy cung có đôi phần hợp lý. Nhưng Trùng Dương đã mấy lần tranh đấu với y, biết rõ y là một kẻ độc ác khôn lường, không phải là hạng chính nhân quân tử, mà đích thị là nhân vật bàng tà đạọ

Nếu Cửu Âm chân kinh lọt vào tay y khác nào trợ gian vị ác như hùm dữ thêm vây!

Hơn nữa, chàng đã khám phá được nơi bí mật tàng kinh, mười phần nắm chắc trong tay chân kinh là sở hữu của mình, đâu cần ai giúp sức. Bởi thế Vương Trùng Dương lắc đầu nói :

– Lời nói của tôn giá sai rồi! Bần đạo đến Hoa Sơn này, tốt ý đâu phải tìm Cửu Âm chân kinh? Mà dù có tìm đi nữa, bần đạo vơi tôn giá hai ngươi tôn chỉ bất đồng, đâu có thể hợp tác với nhau được? Xin rôn giá cứ tự nhiên theo ý muốn!

Âu Dương Phong đảo tròn dôi mắt trắng dã cười khè khè, nói :

– Không ngờ một kẻ xuất gia như ngươi mà cũng biết nói láo hay saỏ

Vừa nói vừa bất thần tung ra một chưởng đánh mạnh vào ngực Trùng Dương.

Trùng Dương thấy y mới ra tay đã sử dụng ngay một chiêu độc nhứt trong chưởng pháp “Thần Đà Tuyết Sơn chưởng” gọi là “Ngàn Dặm Đà Khôn” thì nổi giận quát lên mốt tiếng cực lớn “Khá lắm!” rồi áp dụng ngay Tự Nhiên Hấp Kinh quyền của Toàn Chân phái ra chống đối, phất tay áo bên tả đón ngón quyền của đối phương lại, đồng thời kéo mạnh tay áo trở về, cái kéo ấy tuy bề ngoài xem ra tầm thường nhưng thật ra đã dồn nội lực vào đấy nên sức hút rất ghê gớm.

Âu Dương Phong bị chưởng này, nhân hình mất tự chủ loạng choạng ngã nhào ra trước sức hút của Tự Nhiên quyền thiếu chút nữa ngã gọn vào lòng của Trùng Dương.

Nhưng Âu Dương Phong không hổ danh la Tây Vực Bạch Đà sơn một cõi tông chủ, quyền cước ứng biến nhanh chóng diệu kỳ.

Vừa thấy thế nguy, y không dám chậm trễ, vội vận đầy khi kình vào đơn điền, dùng ngay thế “Rồng Thiêng Về Ổ” nhấn mạnh gót chân chuyển lẹ thân hình đã hóa giải được ngay sứt hút lạ kỳ của đối phương, đồng thời tả chưởng rút lẹ về, quét mạnh ra ngoài một vòng thành chiêu gió vàng mưa sắt, bề ngoài xem ra như chưởng thế, nhưng bên trong dấu kín chưởng lực của Cáp Mô công xói vào huyệt Thái Dương bên hữu của Trùng Dương.

Trùng Dương chẳng chút bối rối, sử dụng “Chưởng Lục thủ” trong Tự Nhiên quyền vừa phất tay áo đón lại vừa nhấn mạnh một cáị

“Bùng!” “Chát!” hai tiếng, chưởng lực của đối phương bị đẩy bật trở về. Âu Dương Phong không gượng nổi lảo đảo thối lui lia lịa ra sau ba bước, cảm thấy một cánh tay nóng ran như bị lửa đốt phải, nhức nhối vô cùng.

Trung Thần Thông Vương Trùng Dương lần đầu cùng Tây Độc Âu Dương Phong giáo đấu chỉ trong nháy mắt phá một lượt ba chiêu của Âu Dương Phong còn làm cho đối phương hai lần hoảng vía, kinh tâm thật không hổ danh Võ Lâm Đệ Nhất Bá.

Âu Dương Phong vội điều hòa mạch khí múa tít song quyền xử dựng “Thần Đả Tuyết Sơn chưởng pháp” án theo phương vị bát quái ngũ hành, liến tiệp tấn công khắp người Trùng Dương, trong khoảnh khắc thân hình của Trùng Dương như bị vây kín trong chưởng ảnh trùng điệp của Âu Dương Phong, kình lực nhanh mạnh tựa gió cuốn mưa tuôn.

Trùng Dương bình sinh sử dụng Tự Nhiên Quyền để đối phó, tuy thủ nhiều hơn công, nhưng trầm ổn kín đáo dị thường, tựa như trường giang nước chảy, cuồn cuộn không ngừng. Âu Dương Phong đem tất cả tuyệt kỹ của mười tám đường “Thần Đà chưởng pháp” ra thi thố vẫn không làm gì được đối phương, trong lòng hết sức nóng nảy, bực tức.

Trùng Dương vừa đấu vừa nói :

– Tôn giá nên tự lượng sức mình mà thâu chưởng về. Nếu không, đừng trách bần đạo không nể tình.

Âu Dương Phong là người cương ngạnh cực đoan, y thấy mình đấu với Trùng Dương ngoài trăm hiệp, mà không động được chéo áo của đối thủ, càng tức hơn nữa là y đã đem cạn lực bình sinh ra thi triển các chiến pháp tối độc hiểm hỗn hợp với kình lực của Cáp Mô công mà Trùng Dương vẫn ung dung đón đỡ, hóa giải tất cả quyền pháp của y tựa như trò chơi trẻ nít, không xem y ra trò trống gì. Âu Dương Phong càng tức giận thêm. Nghe Trùng Dương nói thế y bèn gầm to lên :

– Cóc cần nhà ngươi nể tình! Có bao nhiêu tài nghệ cứ việc đem ta sử dựng xem dã làm gì được lão gia chưả

Trong lúc y quát lớn, quyền pháp cũng chợt biến đổi sang Bá Vương quyền, hai tay cung tròn thành hình vòng cầu rồi đẩy mạnh ra ngoài “Vù! Vù!” phát ra hai luồng chưởng lực mạnh như hai thác nước.

Thê ấy gọi là “Hạng Vương Cử Đảnh” đống thời chân trái tung lên một cước, vòng tay vừa giao nhau, thân hình của y tựa như một mũi tên xẹt ngắm ngay Trùng Dương lao tới, lần này y xuất chiêu quyền thật lợi hại tột cùng. Đây là một thức tối độc trong “Bá Vương chưởng pháp” có tên gọi là: “Hận trời không cột, hận đất không vòng”. Ban đầu y đánh ra hai chưởng đều là hư thế để dẫn dụ kẻ địch phát chưởng đón đỡ, hoặc giả tràn mình né tránh, rồi thừa lúc địch thủ bất ý, y sẽ lao mình nhảy tới, phía dưới dùng tả cước vừa quét vừa ngoéo phía trên hai tay một xỉa một đâm.

Thế đánh ấy sẽ rất lợi hại, nhưng vô cùng nguy hiểm cho kẻ sử dụng. Vì như vậy toàn bộ ngực phải chịu để trống, thậm chí nửa thân hình phía trước, cũng là lợi điểm cho đối phương phản kích.

Âu Dương Phong cậy mình nội ngoại công phu lợi hại nên vận công cho da thịt cứng như sắt nguội, chịu cho Trùng Dương đánh trúng một chưởng rồi dùng thế nhập nội nhào ra phía trước, lăn xả vào người Trùng Dương.

Nguyên Bân, Khúc Thắng hai người thấy thế, đều rú lên kinh hãị Nào ngờ Trùng Dương vẫn bình tĩnh đứng yên chờ. Âu Dương Phong vừa nhảy ào đến, chàng xoạc hai chân đứng vững vàng như trái núị Âu Dương Phong thấy song quyền cước sắp chạm đến thân hình Trùng Dường thì bỗng thấy trước mắt như hoa lên, thân hình của đối phương đột nhiên biến mất, thành ra Tây Độc chụp vào khoảng không, y thầm nhủ trong bụng một tiếng “Nguy to!”, vừa định hoành thân hồi chiêu đánh trái ra phía hậu, đã thấy một luồng chưởng phong bén nhọn từ phía sau lưng áp đến, đồng thời bàn tay của đối phương nhanh như chớp chộp trúng “Đại Thủy huyệt” sau cần cổ của y, tiếp theo đó một sức mạnh bạt núi dời non, ném bổng thân hình của y lên trên caọ

Cái ném ấy cũng rất lạ, không phải ném thẳng ra phía trước mà tựa như có một bàn tay vô hình cực lớn, dồn mạnh thân hình y lên tận năm sáu trượng cao, quay lộn mấy vòng, rơi đánh “bộp” xuống đất tựa như trời giáng. Âu Dương Phong cảm thấy tứ chi rêm nhức như gãy lìa từng đoạn, đau gần muốn đứt hơị

Chiêu thức của Trùng Dương vừa sử dụng mường tượng như oai lực của Nhất Dương chỉ. Nhưng thật ra Trùng Dương vẫn dùng kình lực của Tự Nhiên quyền đánh bại Âu Dương Phong.

Trong khi mà Âu Dương Phong vung quyền nhẩy bổ đến. Trùng Dương bèn dùng ngay thân pháp “Giảo Thố Nhập huyệt”, thân mình chàng mềm nhũn như chiếc gối gòn người chàng thun lại là tránh ra phía sau địch thủ, toàn thân hình chàng tựa như con thỏ trườn mình tránh khỏi vuốt chim ưng, rồi trong lúc địch thủ quyền cước chưa kịp thâu về, chân mặt chàng bước xéo tới nửa bước giở ngay thủ pháp “Ngư Phu Khiên Chảo” nắm chặt bâu áo của Âu Dương Phong ném bổng y lên cao, sau đấy mới dùng thế “Đẩy Cửa Đuổi Bóng” một tuyệt kỹ trong thần công “Bài Vân thủ” nhắm hai mông của địch thủ vỗ mạnh một cái, thân hình to lớn của Âu Dương Phong tựa như một quả khí cầu bị đẩy bật lên từng không cao năm sáu trượng ngoài rồi rơi nhanh xuống đất như trái mít rụng.

Suốt đời Âu Dương Phong từ lúc xưng hùng ở Tây Vực đến nay, đây là lần thảm bại đau đớn nhứt của ỵ

Nguyên Bân và Khúc Thắng đứng xem nãy giờ thấy Trùng Dương chỉ nhảy nhót nhẹ nhàng, mà đánh Âu Dương Phong xiểng liểng té lên té xuống, hai cậu khoái trá vỗ tay cười tí tắc với nhaụ Âu Dương Phong bị sức rơi quá mạnh, nên “Trí Đường huyệt” nơi sau lưng, “Phong Trì” “Phong Thủ” hai huyệt nơi vai, cùng với “Vĩ Long Cốt” nơi mông, bị va chạm vào đá cứng, khắp người y rêm nhức như kim châm, thân thình bị tê dại hết nửa bên, nằm sóng sượt trên mặt đất một lúc khá lâu mới kêu lên một tiếng “Ôi cha!” nho nhỏ.

Độ một thời gian uống cạn tuần trà, y từ từ bật mình ngồi dậy rồi lấy tay xoa bóp vào “Huyết Bàn” huyệt và “Huyết Trợ” huyệt nơi ngực mới lóp ngóp đứng lên dược.

Âu Dương Phong lúc ấy mặt mày nhăn nhó, trông thật khó coi, chỉ tay ngay mặt Trùng Dương gằn giọng hỏi :

– Lão mũi trâu, Đạo hiệu ngươi là gì? Môn phái, bản lĩnh do ai truyền thụ?

Trùng Dương ôn tồn đáp :

– Rất tiếc bần đạo hơi nặng tai một chút! Bổn ý bần đạo không muốn đa sự, chỉ tại các hạ cứ theo bức bách bần đạo lắm phen buộc lòng bần đạo phải ra tay như vậỵ Bần đạo họ Vương, hiệu là Trùng Dương ngụ tại Tung Sơn Yên Hà động. Nếu các hạ không chê, mong đổi thù thành bạn và mời các hạ tiện dịp đến Tung Sơn một chuyến.

Trùng Dương tuy thắng được đối phương, thái độ vẫn ôn hòa khiêm tốn, không nỡ làm nhục kẻ dưới taỵ

Nhưng Âu Dương Phong ngoại hiệu là “Tây Độc”, đủ biết y là con người tiểu nhân, lòng dạ ác độc khó lường. Mấy lần bị Trùng Dương cho nếm mùi thất bại, xà trận của y cũng chính tay Trùng Dương sát hại hầu sạch nên y đã hận Trùng Dương thâm xương khắc cốt đâu thể nào chịu bỏ qua để kết giao với đối phương.

Y “Hừm” to một tiếng và nói :

– Thì ra mi là Vương Trùng Dương chân nhân, Chưởng môn của Toàn Chân phái! Hừ! Được lắm, ba năm sau, Âu Dương Phong này nhất định sẽ đến Tung Sơn để tìm mi rửa nhục!

Tiếng nói vừa dứt, thì từ giữa không trung vang xuống một chuỗi cười dòn dã, tiếp theo đố một giọng nói trong ấm như tiếng ngọc va nhau, phảng phất như có người núp trên từng mây nói vọng xuồng :

– Gã Âu Dương Phong kia, ngươi đừng nói lếu láo nghe thêm nhột con rái!

Người ta chỉ dụng có một pho Tự Nhiên quyền đánh người, thế mà ngươi giở đủ bảy mươi hai môn bản lĩnh gác cửa của ngươi ra, vẫn đánh không lại người ta mà dám mở miệng hẹn ba năm tái đấủ Hà! Hà! Theo ta thấy thời gian ba năm ngắn lắm nếu ngươi đến Tung Sơn chỉ tổ làm thêm trò cười cho thiên hạ, nên hẹn lại hai mươi năm sau hãy đến!

Âu Dương Phong vốn sẵn tính kiêu ngạo tự phụ, lần này y đột kích Trùng Dương, chẳng dám đem theo một xà nô nào vì sợ chân tướng của mình bại lộ ra ngoài, thắng chẳng nói chi, nhưng nếu thất bại để người ngoài biết được còn gì danh tiếng của ỷ

Nào ngờ sự nhục nhã của mình hôm nay còn có kẻ thứ ba nhìn thấy, lại còn bị kẻ ấy trêu chọc lắm lờị

Âu Dương Phong giận tím mặt mày hét to :

– Kẻ hôi thúi nào gan dám trêu đến bổn sơn chủ, khôn hồn cút khỏi nơi đây!

Trùng Dương cũng hết sức ngạc nhiên. Nghe tiếng nói hơi quen, rõ ràng là tiếng của quái khách trên hoang đảo, võ công của vị quái khách tương đương với gã Âu Dương Phong và tiếng nói phát ra vừa rồi chính quái khách đứng xa đây ngoại mấy dặm, dùng khí công “Truyền thanh nhập mật” đưa tiếng nói đến đâỵ

Và lúc nãy chàng cùng Âu Dương Phong tranh đấu, chắc chắn y đã lén xem từ đầu đến cuối!

Âu Dương Phong đâu có biết được thuật “Truyền thanh nhập mật” là cái chỉ Y tưởng kẻ phát ra tiếng nói vừa rồi đang ẩn mình trên ngọn tùng cao, nên trong lúc nư giận tràn hông y lồng lên như con thú dữ cùng đường gầm to lên :

– Quân cuồng ngông, cho mi biết lợi hại của Bạch Đà sơn chủ!

Vừa nói, vừa vung song chưởng, sử dụng Cáp Mô công đánh mạnh vào không trung. Tuy thân mình y vừa bị thương nhiều chỗ, nhưng vì sức giận trào dâng, nên kình lực của Cáp Mô công nhờ đấy gia đăng gấp bộị Một tiếng nổ “Bùng” chát chúa, bao cành lá trên những ngọn tùng cao ngất trời trong khoảng rộng một trượng đều bị quét sạch, cành lá đổ xuống rào rào như trận mưa giông.

Vương Trùng Dương thấy Cáp Mô công của y vẫn còn hiệu lực như thế thì kinh hãi không ít, vội bước tới can ngăn :

– Huynh đài tội gì hủy hoại rừng tòng cho mệt công, làm mất đi vẻ đẹp của thiên nhiên. Người phát ra tiếng nói ấy đã sử dụng Truyền Âm Nhập Mật công phu nên tiếng nghe như trên đầu, nhưng người cách xa đây mấy dặm ngoàị

Tây Độc Âu Dương Phong là kẻ mãn phu, chưa hề biết hổ thẹn ra sao, nhưng lúc này mặt tím hóa bầm, nư giận vì thế nguôi đi phần nào, quay đầu lại nói với Trùng Dương :

– Vậy ư? Vậy là Âu Dương Phong này hôm nay đành chịu kém! Nhưng trước sau cũng có một ngày đến lãnh giáo với ngươi một lần nữa, không nhất định là mười năm hay tám năm, ngày đó ta sẽ đến tìm ngươi tai Tung Sơn! Nhớ cho!

Nói xong cắm đầu chạy vụt vào rừng mất dạng. Đến sau tại núi Hoa Sơn quần hào đại hội Hoa Sơn Luận Kiếm mới thấy Âu Dương Phong xuất hiện.

Trùng Dương đưa mắt nhìn theo bóng y đến lúc mất dạng, mới lắc đầu lẩm bẩm :

– Gã này thiên chất rất tốt, nếu y theo đường chính, có thể thành nhân vật xuất chúng. Nhưng tiếc thay y đã lầm theo nào tà, tâm tánh lại eo hẹp hiểm độc, nên không thể thành danh! Uổng thật!

Nguyên Bân và Khúc Tháng đồng thanh nói :

– Tên đó vô cớ gây sự, phách lối đáng ghét nên cho y một trận như vậy, thật là đáng đớị

Trùng Dương mỉm cười không nói, hối thúc hai cậu mau lên đường.

Đến bờ suối, Trùng Dương bước tới chỗ Hiếu Tử Thạch, đột nhiên phất nhẹ tay áo, thân hình bay vút lên cao như con chuồn chuồn đuổi mồi nhẹ nhàng đáp trên đầu thạch tượng Hiếu Tử rồi nói vọng xuống :

– Khúc nhi, chờ khi bần đạo vạch nước ra làm đôi, nếu con thấy phiến ngư thạch dưới đáy suối hiện ra, thì lập tức phải nhảy lẹ xuống, lôi tảng đá ra khỏi đáy bùn nghe không?

Khúc Thắng tuy gật đầu vâng dạ mà trong lòng bán tín bán nghị Cậu ta dù rất khâm phục võ công của Trùng Dương, nhưng không thể nào tin nổi vị đạo sĩ này lại có thể rẽ đôi mặt nước, vì sự này quá ư huyền diệu ngoài sức tưởng tượng, nghe như là pháp thuật chứ không phải là võ công!

Trùng Dương nói xong, bèn ngồi xếp bằng trên đầu hòn Hiếu Tử Thạch, tay tả chấp trước ngực, tay hữu chỉ thẳng xuống mặt suối, một cảnh kỳ dị liền xuất hiện trước đôi mắt ngơ ngác tột độ của hạt cậụ Hãy thử nghĩ lúc Trùng Dương tại thạch động sau khi luyện xong Nhất Dương chỉ, chỉ một ngón tay điểm vào mà phiến đá nặng ngàn cân đóng kín cửa động còn bị kình lực của cái chỉ ấy văng xa hơn trượng ngoàị Huống hồ hôm nay đem ứng dụng với giòng thủy lưu là vật mềm, thêm vào kinh nghiệm của hai lần thử thách vừa qua mà Trùng Dương đem tất cả công phu khổ luyện Nhất Dương chỉ truyền vào đầu năm ngón tay, đưa thẳng vào lòng suối, đủ biết uy lực của Nhất Dương chỉ lúc ấy hùng mạnh đến bực nào!

Năm luồng kình lực của Nhất Dường Chỉ vừa chạm mặt nước thì lòng suối dao động dữ dộị Lúc đầu thấy nước cuộn tròn thành một vòng xoáy lớn độ chiếc mâm thau, xoáy nước xoay vòng càng lớn dần ra, phút chốc đã lớn bằng một bàn tròn, lỗ hổng của trung tâm điểm càng ngày càng được nới rộng và sâu lõm xuống dòng suốị

Trùng Dương còn dùng kình lực của Nhất Dương chỉ tạo thành một bức tường vô hình ngăn chặn thế nước không cho lọt vào trung tâm điểm ấỵ Xoáy nước cứ càng xoáy mạnh bao nhiêu, thì trung tâm điểm càng được nới rộng thấp dần xuống đáy suốị

Lúc ấy Trùng Dương đã bắt đầu kiệt lực, mặt mày đỏ rần, khí huyết như muốn trào ra miệng, trên trán gân xanh vồng lên, khí nóng trên đỉnh đầu thỉnh thoảng bốc lên thành từng đợt khói trắng mỏng. Chứng rỏ chàng đã dồn tất cả chân nguyên khí vào kình lực Nhất Dương chỉ để hạ thấp dần trung tâm điểm của xoáy nước, tựa như một kẻ đào giếng, từng tấc đất, đào xuống đáy sâụ

Đợi một thời gian ăn xong buổi cơm, Trùng Dương đôi mát nhắm khít lại, mồ hôi trong người đã tháo ra như tắm, trung điểm của xoáy đã tụt xuống thật sâu gần đáy suối, những phiến đá nằm sát tận đáy sâu đã bắt đầu hiện ra trước mắt mọi ngườị

Khúc Thắng mừng rỡ reo lên :

– Chu choa! Đó cục đó, cục đá lý ngư nằm phía bên kia!

Trùng tương cố nhướng đôi mắt hết thần nhìn xem. Quả nhiên không ngoài ý niệm, nơi trung tâm điểm của xoáy nước lờ mờ hiện lên một tảng đá đen thui hình dài, nhưng vì bóng nước nhấp nhô, ảo loạn nhãn quan nên nhìn không rõ có giống hình lý ngư chăng.

Khúc Thắng đã y theo lời dặn của Trùng Dương cởi tuột quần áo ra chờ đợị

Nghe “sầm” một tiếng, xoáy nước đã chạm mạnh tới đáy suối, tảng quái thạch hình lý ngư ấy đã nằm chênh vênh giữa lòng suối cạn.

Khúc Thắng không chút chần chờ nhảy tọt vào trung tâm điểm, vì nơi trung tâm điểm không có nước nên Khúc Thắng nhảy xuống như ngay vào chỗ đất hoang, hại tay chàng ôm chặt phía trên tảng quái thạch, lắc mạnh mấy cái, đã nhẹ nhàng kéo tảng đá lên mặt đất phù sạ

Lần trước, Khúc Thắng không đem khối quái thạch lên được là vì bị sức nước cản trở. Vì con người ở trong nước cứ bị sức nước nâng lên mất đi tự chủ, nên không thể đem toàn sức lực ra ứng dụng như trên đất bằng được. Bây giờ không bị sức nước ngăn cản Khúc Thắng có thể hai chân bám chặt vào lòng suối làm điểm tựa để phát ra sức lực, nên đem phiến đá lên khỏi mặt phù sa cứng một cách dễ dàng.

Vương Nguyên Bân lập tức quăng dây xuống đất để Khúc Thắng cột chặt vào tảng ngư thạch, Vương Nguyên Bận cố sức kéo đầu dây trên, để kéo bổng tảng đá lên khỏi đáy suối hơn thước rồi mới nghịt chặt đầu dây vào chân tượng Hiếu Tử. Trùng Dương thấy giây chạc đã được cột xong xuôi lên tiếng gọi :

– Khúc nhi, mau leo lên! Ta sắp trả thế nước trở về nguyên vị!

Khúc Thắng vội nắm chặt vào sợi dây, tay chân quấn chặt vào sợi dây làm thang để leo lên. Vì lòng suối không mấy sâu chỉ độ trượng ngoài, nên chỉ mấy cái trườn mình Khúc Thắng đã lên khỏi miệng suối cũng vừa lúc ấy Trùng Dương đã đến hồi kiệt sức không gượng được, đầu chàng ngẩng cao, hú lên một tiếng lảnh lót như rồng ngâm, thâu hồi ngay Nhất Dương chỉ. ầm ầm vang lên mấy tiếng như sét nổ lưng trời, suối nước cuốn cuộn đổ trở về, tông mạnh vào nhau, tạo thành một cây nước khổng lồ, cao trên mấy trượng, hoa nước bắn tung tóe khắp cây cối xung quanh suốị

Thật là một sự nguy hiểm tột cùng, nếu Khúc Thắng trèo lên hơi chậm một chút, hoặc giả Trùng Dương sớm thâu Nhất Dương chỉ một chút thì Khúc Thắng còn mắc kẹt trong đáy nước, hứng chịu tất cả sức nước dồn ép mạnh bạo thế kìa, nếu thân hình của cậu bé kia không nát nhũn ra thì nội tạng lục phủ cũng bị dập nát, tánh mạng khó bảo toàn.

Trùng Dương thấy đại sự đã hoàn tất, bèn nhún mình nhảy xuống đất, tinh thần uể oải hết sức.

Lúc nãy chàng dùng Nhất Dương chỉ để cản ngăn sức nước. Thời gian kéo dài hơn một buổi cơm, sức lực có thể nói là tiêu pha gần hết, cho nên chàng vừa nhảy xuống thạch tượng liền ngồi xếp bằng tĩnh tọa để điều dưỡng nguyên khí.

Nguyên Bân và Khúc Thắng nắm đầu dây dùng tượng Hiếu Tử Thạch làm chiếc trụ tựạ kéo phang tảng đá lên. Tuy tảng đá nặng đến trăm cân ngoài, nhưng nhờ đã rời khỏi đáy suối, thêm sức nâng của nước cho nên sức nặng trăm cân chi còn lại nặng năm mươi cân, không mấy chốc. hai cậu đã kéo phiến ngư thạch lên thỏi mặt nước.

Trùng Dương tuy tinh lực bị tiêu hao mỏi mệt, nhưng vừa trông thấy ngư thạch nước nhỏ ròng ròng đang tòn ten trên bờ suối, tinh thần phấn khởi phần nào!

Chàng chầm rãi đứng dậy, bước đến quan sát ti mỉ, thấy tảng đá lý ngư là một nham thạch được bàn tay người đẽo thành hình lý ngư. Theo di ngôn trong chiếc hộp sắt bí mật của Hải Vân Tử để lại thì Cửu Âm chân kinh được giấu kín trong thạch ngư nàỵ Trùng Dương chép miệng lẩm bẩm :

– Thật không ngờ Hải Vân Tử trí cơ huyền diệu tuyệt vời, ông đem chân kinh bí mật giấu vào đây, thật kít đáo không chê vào đu được.

Chàng hợp sức với nguyên Bân và Khúc Thắng đem tảng quái thạch lên hẳn trên bờ suốị Sau đấy mới lật nghiêng tảng đá lên xem, thấy dưới bụng ngư thạch gần phía đuôi có một đường kháp thật nhỏ, đường kháp ấy được trét bằng một loạt đất đặc biệt, rắn như chất đá. Trùng Dương biết chỗ ấy là nơi giấu chân kinh.

Nhưng vì sức cùng lực tận nên không thể dùng chưởng lực đánh bể phiến ngư thạch ra làm đôi để được thấu đáo sự bí mật bên trong.

Trùng Dương giúp Nguyên Bân và Khúc Thắng buộc chặt tảng ngư thạch vào cán lạp soa khiêng trở về Khúc gia trang. Nào ngờ ba người vừa đến trước cửa nhà thì gặp phải một chuyện rắc rối xảy ra: Cha của Khúc Thắng là Khúc Thiên Hùng tự nhiên đi đâu mất! Khúc Thiên Hùng là một ông già bệnh hoạn.

Một năm về trước, ông vào rừng đốn củi bất cẩn bị rắn độc cắn trọng thương, tuy đã giặt thuốc trừ độc không đến nỗi bị chết nhưng nọc độc của rắn đã thấm sâu vào gân cốt, nên từ đó, sức lực suy giảm. Không thể làm gì nặng cũng không thể đi xa, thân hình gần như con người tàn phế, vì vậy bình nhật Khúc Thiên Hùng không bao giờ ra khỏi nhà nửa bước. Nhưng hôm nay Trùng Dương và Khúc Thắng về đến nhà thấy ông đâu mất mà quần áo đồ đạc trong nhà ngã đổ ngổn ngang khắp nơị

Khúc Thắng bồn chồn lo âu, réo lên :

– Cha ơi! Cha đi đâu rồỉ…

Cậu réo liên tiếp mấy lượt cũng không nghe tăm hơi gì cả. Khúc Thắng phát hoảng chạy giông ra bìa rừng khóc thét lên :

– Nguy rối! Nguy rồi! Cha tôi bị thằng chó Âu Dương Phong sát hại rồi! Hu hu…

Trùng Dương nhíu mày suy nghĩ. Chàng không tin là Âu Dương Phong, dù sao cũng là Tông Chúa một phái, không đến đỗi hèn hạ ra tay sát hại một người tàn phế như Khúc lãọ

Trùng Dương định gọi Khúc Thắng trở về, bất thần từ bìa rừng tiếng kêu sợ hãi: “Ôi cha!” tiếp theo tiếng Khúc Thắng kêu thét lên :

– Đạo chưởng! Cứu tôi! Cửu tôi!

Trùng Dương giật nẩy mình, không chút chậm trễ, hất tay áo, từ trong nhà tung mình nhảy vọt ra phía bìa rừng mau như một cơn gió thoảng, chàng đưa mắt nhìn quanh bốn phía, thấy vắng lặng như tờ, Khúc Thắng đã biến mất dạng.

Trùng Dương vô cùng hoảng hốt, chính mắt chàng thấy rõ ràng Khúc Thắng đứng tại chỗ này kêu khóc om sòm, tại sao chỉ trong nháy mắt biến đâu mất!

Chàng bực tức đưa mắt lục lọi khắp chỗ! chợt nghe trong nhà có tiếng Nguyên Bân thét lên :

– Ôi cha!

Trùng Dương giựt mình tỉnh ngộ, chàng nhớ đến trong nhà có phiến ngư thạch, trong bụng ngư thạch lại có dấu Cửu Âm chân kinh! Như vậy chàng đã bị trúng kế “Điệu hổ ly sơn” của địch. Nếu để chân kinh lọt vào tay kẻ địch, thì công của chàng hóa ra công dã tràng mà còn mang thêm tiếng chê cười của võ lâm giang hồ, chịu sao cho nổỉ

Chàng vội dùng ngay thân pháp “Huỳnh Hạc Xung Thiên” thân hình tựa như làn điện. Rất may phiến ngư thạch vẫn còn kia nhưng Nguyên Bân mặt mày tái mét núp vào xó nhà đang run lên cầm cập.

Trùng Dương ngạc nhiên quát hỏi :

– Nguyên Bân, chuyện gì xảy ra mà sợ hãi quá thế?

Nguyên Bân thấy sư phụ trở về, mới hoàn hồn đáp :

– Sư phụ, chuyện ghê quá! Lúc nãy con ngồi trong nhà để canh chừng tảng đá, bỗng nhiên ngoài cửa ra có hơi gió lạnh bay vào, tiếp theo đó có tiếng kêu “Ngáo ộp” kỳ lạ như tiếng con ễnh ương, con vội quay dầu nhìn ra thì eo ơi, một khuôn mặt kỳ quái hiện ra, ba phần giống người, bảy phần như quỷ sứ nước da vàng ệch không có một chút máu, mắt tai, miệng, mũi rộng tềnh hệch như năm cái hang cuạ Đệ tử quá sợ vừa mở miệng kêu lên, cái mặt quỷ sứ ấy bỗng nhăn nanh há miệng thổi ra một cái bóng trắng vả mạnh vào gò má đệ tử một vả đau thấu trời xanh đất đỏ. Đệ tử không biết đây là người hay là quỷ! Thật là ghê…

Trùng Dương chợt thấy dưới chân Nguyên Bân có miếng giấy nhỏ bay phấp phới, chàng vội nhặt lên xem. Thì ra dấy là một tờ hoa tiên bằng lụa trắng! Trong ấy nguệch ngoạc mấy dòng chữ theo nét bút sắc vô cùng.

“Trùng Dương chân nhân nhã giám :

Cha con họ Khúc ta đã bắt đị Khúc Thắng ngày sau sẽ là đệ tử của tạ Ngươi khỏi phí công truy tìm mất công. Nếu có lúc rảnh mời đến Đông Hải, Đào Hoa đảo sẽ gặp thầy trò ta”.

Cuối thư không đề tên, chỉ thấy viết một chữ “Dược” rất thảọ

Trùng Dương bàng hoàng suy nghĩ thì ra kẻ bắt cha con Khúc Thắng là kẻ dùng Truyền âm nhập mật cười ngạo Âu Dương Phong vừa rồi chính là Hoàng Cố, người mà Trùng Dương đã gặp qua trên hoang đảo ở Hoàng Hải lúc trước. Sau này chính y là Hoàng Dược Sư đảo chúa Đào Hoa đảo biệt hiệu là Đông Tà. Và Khúc Thắng Cảnh là Khúc Linh Phong đệ tử thứ hai của Đông Tà vậy.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN