Khương Nghi ngồi trước bàn ăn vẫn còn hơi xanh xao, mặc dù khó chịu cả đêm nhưng đôi mắt ướt át vẫn cong lên, nở nụ cười hồn nhiên với Arno.
Tuy còn nhỏ nhưng vì bị bệnh thường xuyên nên khả năng chịu đựng ốm đau của Khương Nghi cao hơn hẳn những đứa trẻ bình thường.
Trước kia mỗi lần bị sốt bệnh, cha Khương sẽ mềm lòng cho cậu xem Little Bo-Peep thêm một lát, chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ làm Khương Nghi mãn nguyện rồi.
Huống chi lần này còn có Arno bên cạnh nên Khương Nghi vui hơn nhiều so với trước đây bị bệnh chỉ có một mình.
Nhưng hình như Arno không hề nghĩ vậy.
Có lẽ hắn cảm thấy Khương Nghi bị bệnh là tại mình nên cả ngày như gặp kẻ địch, mỗi giờ mỗi khắc tinh thần đều căng như dây đàn.
Khương Nghi hắt xì, Arno sẽ lập tức lấy nhiệt kế ra rồi lo lắng nhét dưới cánh tay cậu.
Chẳng cần biết có đúng vị trí hay không, ít nhất cũng làm cho ra dáng, tác dụng an ủi lớn hơn tác dụng thực tế.
Arno không biết đọc nhiệt kế, Khương Nghi cũng không biết, lần đầu đo xong nhiệt độ thấp, hai đứa bé nằm sấp trên ghế salon chụm đầu vào nhau lẩm bẩm nghiên cứu nhiệt kế thủy ngân.
Lúc nói chuyện Khương Nghi mang theo giọng mũi vì bệnh, thanh âm non nớt bập bẹ nói vật này thật khó đọc nha.
Arno suy nghĩ hơn nửa ngày rồi miễn cưỡng nói ra kết luận của mình: Đúng là nhìn không ra thật.
Cuối cùng quản gia đi ngang qua trông thấy lập tức đi tới cầm nhiệt kế giải đáp vấn đề hóc búa cho hai đứa trẻ.
Thế là những ngày tiếp theo, giọng Arno luôn quanh quẩn trong nhà họ Lục.
Cứ cách một thời gian ngắn, Arno lại bưng nhiệt kế đi khắp thế giới tìm quản gia.
Quản gia tưới hoa phải đọc nhiệt kế, tỉa cây phải đọc nhiệt kế, tính toán đồ ăn phải đọc nhiệt kế, thậm chí lúc đi vệ sinh, cửa toilet cũng bị đập rầm rầm.
Quản gia giật nảy mình, sợ có chuyện gì nên hấp tấp mặc quần rồi mở cửa toilet, trông thấy cậu chủ nhà mình khẩn trương bưng nhiệt kế nghiêm túc nhờ ông xem giúp, hình như Khương Nghi trở bệnh nặng rồi.
Quản gia cúi đầu nhìn, phát hiện nhiệt kế được Arno thành kính bưng trên tay bị cầm ngược.
“! ! “
Ông im lặng mấy phút rồi lục tìm một cây súng bắn nhiệt độ đưa cho Arno.
Khương Nghi ngồi trên ghế salon rầu rĩ bưng nước nóng, lẩm bẩm nói mình không muốn uống, Arno nghiêm túc lắc đầu nói không được.
Ông nội và ông bà ngoại hắn đều nói bị bệnh phải uống nước nóng mới khoẻ.
Khương Nghi sụt sịt một cái rồi ỉu xìu ậm ừ.
Arno nghiêm mặt đổ bớt một nửa nước nóng cho cậu.
Khương Nghi lại vui vẻ nói cảm ơn Arno.
Arno nghiêm mặt không nói lời nào.
Chỉ mấy ngày sau bệnh của Khương Nghi đã gần như khỏi hẳn, cậu cảm thấy mình đã có thể nhảy nhót tưng bừng, nhưng trong mắt Arno cậu vẫn chậm chạp như ốc sên nhỏ vậy.
Arno cảm thấy ốc sên nhỏ cũng rất tốt, bất kể đi đâu Khương Nghi cũng nằm trong tầm mắt hắn cả.
Vì bị bệnh nên Khương Nghi không được ở máy lạnh quá lâu, nhưng tháng Bảy trời nóng như thiêu đốt, quản gia khiêng một cây quạt lớn vào phòng ngủ.
Khương Nghi rất thích quạt lớn xoay xoay, Arno cũng hơi thích vì hai người có thể ngồi cạnh nhau trước quạt hóng gió, có thể dựa sát vào Khương Nghi.
Khương Nghi cảm thấy cả người Arno như lò sưởi lớn làm cậu hơi sầu muộn, nếu là mùa đông thì cậu rất thích nhưng mùa hè dễ ra mồ hôi, Arno kề sát vào cậu làm hai người thường xuyên toát mồ hôi đầy mình.
Chỉ tiếc là những ngày tháng đó chẳng kéo dài được bao lâu, Khương Nghi nghe cha Khương nói rất có thể Arno sẽ về Anh vào tháng Bảy và phải ở đó một thời gian ngắn mới về lại.
Nghe được tin này, Khương Nghi ngồi lặng đi.
Thật lâu sau cậu mới cắn muỗng ỉu xìu gật đầu.
Nhưng sau lúc buồn bã, Khương Nghi lại thấy mừng cho Arno.
Dù sao Arno cũng sinh ra và lớn lên ở Anh, lần trước giận dỗi bỏ nhà trốn đi cũng là vì muốn về Anh, giờ được về chắc Arno sẽ vui lắm.
Sau đó Khương Nghi nhờ cha Khương dẫn mình đi mua quà chia tay, nghiêm túc chọn cho Arno một đôi giày không rỉ nước.
Dù sao lần đầu gặp nhau, giày Arno đã phun nước xì xì nên cậu muốn tặng Arno một đôi giày không phun nước ra ngoài.
Trong lúc Khương Nghi tỉ mỉ chọn quà chia tay thì ở chỗ Arno đang gà bay chó chạy.
Lục Đình hết sức đau đầu, trước kia Arno cứ đòi về cho bằng được, còn giờ Arno lại hỏi ông có thể ở Anh một tuần và Trung Quốc một tuần được không.
Lục Đình nói sân bay không phải do nhà mình mở, Arno nói ông ngoại có máy bay riêng.
Lục Đình lại nói trẻ con không được đi máy bay nhiều vì sẽ không cao lên nữa.
Arno nói nhất định là do máy bay rồi, đổi máy bay khác sẽ không sao đâu.
Cuối cùng Lục Đình đành nói bằng tiếng Anh: “Arno, mẹ con nhớ con lắm đó.
“
Arno lập tức ỉu xìu.
Nói thật thì hắn cũng rất nhớ nước Anh, nhưng nếu hắn đi Anh thì không thể đóng gói Khương Nghi mang theo mà chỉ có thể đi một mình.
Lục Đình cũng rất bất lực, mặc dù mẹ Arno bên kia đã đồng ý từ nay về sau Arno sẽ sống ở Trung Quốc nhưng ông cũng không thể để Arno ở Trung Quốc quanh năm suốt tháng được mà phải cho hắn về Anh thường xuyên.
Cuối cùng Arno đành thỏa hiệp, khi buồn rầu đi tìm Khương Nghi, hắn tưởng tượng ra cảnh mình ôm Khương Nghi khóc lóc sụt sùi như trong phim, kết quả đến nhà cậu mới phát hiện cậu đã chuẩn bị xong quà chia tay cho mình luôn rồi.
Arno: “! ! “
Hắn tức gần chết, hờn dỗi nói không thèm quà này đâu.
Khương Nghi nhất quyết đưa quà cho hắn, còn nghiêm túc nói nhất định hắn sẽ thích lắm.
Thế là Arno nổi giận đùng đùng xách quà chia tay về, mở ra thì thấy một đôi ủng đi mưa bằng nhựa.
Phía trên còn in hình bò sữa.
Hôm ra sân bay, Lục Đình đích thân đưa Arno đi, kết quả nhìn thấy dưới bộ vest chỉn chu đắt tiền của Arno là một đôi ủng đi mưa.
Lục Đình: “! ! “
Arno xụ mặt không nói lời nào, lúc lên xe giậm đôi ủng đi mưa xuống đất bịch bịch.
Lục Đình muốn bảo Arno về thay giày, nhưng khi biết đó là quà Khương Nghi tặng thì đắn đo không lên tiếng.
Hay là con trai mình muốn để món quà đầy tình hữu nghị này bay qua trời cao vạn dặm! ! ?
Khương Nghi chẳng biết món quà này có bay qua trời cao vạn dặm hay không mà chỉ biết hơn mười phút sau khi tiễn Arno đi, điện thoại nhà mình reo lên.
Cậu kiễng chân lên rồi lễ phép nói với người trong điện thoại: “A lô, xin chào.
“
Đầu dây bên kia lặng thinh, hồi lâu sau mới buồn buồn nói: “Là tớ, Arno đây.
“
Khương Nghi ngẩn người hỏi Arno xảy ra chuyện gì.
Arno ngang nhiên nói không có chuyện gì thì không thể gọi cho cậu sao?
Khương Nghi xoa mũi nói được chứ.
Arno hài lòng, một lát sau lại buồn rầu nói sau khi về Anh sẽ không có ai chơi đùa và đánh cờ với mình nữa, Khương Nghi an ủi hắn có thể tìm bạn thân ở Anh mà.
Nghe xong Arno lập tức nổi quạu, tức giận nói mình không thèm tìm đâu, hai người đã là bạn thân nhất trên đời rồi, không thể có bạn thân nào khác nữa.
Khương Nghi hơi khó hiểu, nhưng nghe giọng quạu quọ của Arno thì vẫn đồng ý với cách nói này của hắn.
Mặc dù Khương Nghi đã đồng ý nhưng Arno vẫn hơi cảnh giác, dặn đi dặn lại Khương Nghi tuyệt đối không được thân với người khác, cũng không được xếp máy bay giấy cho ai nữa.
Khương Nghi lẩm bẩm đáp ứng, Arno mới bịn rịn cúp điện thoại.
Từ tháng Bảy đến tháng Chín, mỗi ngày việc Khương Nghi làm nhiều nhất chính là nghe điện thoại của Arno.
Lúc ăn cơm sẽ có điện thoại, trước khi ngủ sẽ có điện thoại, buổi chiều chơi xếp hình cũng sẽ có điện thoại.
Khương Nghi đoán chắc Arno đã đeo luôn điện thoại trên cổ, nếu không làm sao mỗi ngày có thể gọi cho cậu nhiều cuộc thế chứ?
Arno rất bất mãn với nhận xét này, hắn tự nhủ còn không phải vì Khương Nghi là nhóc vô lương tâm nhất trên đời sao, hắn rất sợ buổi chiều nào đó Khương Nghi ngủ một giấc tỉnh lại sẽ mơ màng quên sạch Arno như xóa file trong máy tính vậy.
Khương Nghi không hề biết ý nghĩ của Arno, cậu chỉ biết Arno ở Anh nhìn thấy một con cóc cũng hấp tấp gọi điện nói cho cậu biết.
Lúc trước cậu cứ tưởng Arno đi Anh mình sẽ nhớ hắn lắm, chờ Arno đi rồi mới biết thì ra ở Anh cũng có cóc, thì ra Arno nói nhiều như vậy.
Về sau, cạnh bàn điện thoại ở nhà Khương Nghi đặt một chiếc ghế nhỏ chuyên dùng để ứng phó với những cuộc điện thoại của Arno.
Từ tháng Bảy đến tháng Chín nói nhanh cũng không nhanh, nói dài cũng không dài, như ngày nào đó Khương Nghi vừa mở mắt thì nghe cha Khương nói mình sắp lên tiểu học rồi.
Khương Nghi hết sức vui vẻ, dù sao ấn tượng của cậu về trường học chỉ mới dừng lại ở nhà trẻ, cảm thấy tiểu học và nhà trẻ cũng như nhau cả thôi.
Cha Khương vốn đã chọn sẵn mấy trường, vừa định làm thủ tục nhập học thì lại bị ông chủ mình cản lại.
Lục Đình bảo ông nếu được thì hy vọng Khương Nghi có thể học chung trường với Arno, mọi chi phí đều do Lục gia chịu, mong cha Khương suy nghĩ lại.
Nghe xong cha Khương ngây ngẩn cả người, trường tiểu học của cậu chủ Lục gia nhất định sẽ là trường điểm, không phải cứ lắm tiền thì sẽ được nhận mà tuyển chọn vô cùng khắt khe, gia đình các học sinh ở đó không phú thì quý.
Khỏi cần nghĩ cũng biết tài nguyên giáo dục mà Khương Nghi nhận được khi học ở đó sẽ tốt hơn nhiều so với mấy trường ông chọn.
Sau lúc đắn đo, cha Khương cắn răng gật đầu, Lục Đình cười nói nếu ông không đồng ý chắc Arno sẽ quậy tung trời, bằng bất cứ giá nào cũng phải học chung với Khương Nghi.
Cha Khương về nhà nói chuyện này với Khương Nghi, cậu cũng rất vui vẻ, đếm ngón tay tính ngày tựu trường vì Arno bảo cậu khi nào khai giảng sẽ về nước để đi học chung với cậu.
Kết quả hôm khai giảng, vì thời tiết ở Anh nên máy bay của Arno hoãn chuyến, đành phải bỏ lỡ lễ khai giảng.
Thế là ngày khai giảng đầu tiên, Khương Nghi một mình đeo cặp đến trường tiểu học thí điểm.
Khương Nghi được xếp vào lớp 1/1 và có bảng tên của mình, khi lên bục giảng tự giới thiệu có không ít bạn học bên dưới nhìn cậu.
Lúc chọn chỗ ngồi, Khương Nghi chọn vị trí cuối lớp.
Trước bàn cậu là một nam sinh tóc quăn tên Ứng Trác Hàn, bộ dạng hung hăng phách lối, tính nết cũng y chang, chung quanh có mấy tiểu tùy tùng đi theo hắn từ nhà trẻ lên tiểu học, giờ vẫn xúm xít vây quanh hắn như trước.
Ứng Trác Hàn cũng chọn chỗ ngồi không có ai bên cạnh như Khương Nghi, bạn học chung quanh hỏi tới thì Ứng Trác Hàn hừ lạnh một tiếng như sư tử con kiêu ngạo, vênh váo nói hắn cóc thèm ngồi chung với ai hết.
Kết quả đến lúc đi học, Khương Nghi mới phát hiện ngay cả bút chì Ứng Trác Hàn cũng không biết gọt.
Hồi ở nhà trẻ, vì nhà Ứng Trác Hàn rất giàu nên luôn có một đám tiểu tùy tùng đi theo, chưa bao giờ phải tự mình gọt bút chì, giờ đến lớp buồn chán lại cúi đầu cầm bút chì đâm cục gôm quên cả trời đất, đến khi kịp phản ứng thì cả hộp chì bấm đều bị hắn làm gãy.
Hắn muốn sai tiểu tùy tùng gọt cho mình một cây, kết quả ở tiểu học không được tùy ý nói chuyện như nhà trẻ, hắn vừa mở miệng đã bị giáo viên toán trên bục nhắc nhở.
Thấy bạn học chung quanh cầm bút chì, giáo viên toán cũng sắp xuống kiểm tra, Ứng Trác Hàn đi học lần đầu không khỏi luống cuống.
Truyện Truyện Teen
Khương Nghi thấy tóc quăn của Ứng Trác Hàn khá giống Tống Tử Nghĩa nên hơi có thiện cảm, thế là cầm một cây bút chì gọt sẵn gõ nhẹ vào vai Ứng Trác Hàn.
Ứng Trác Hàn quay đầu thấy bút chì như thấy cứu tinh nên vội vàng chụp lấy, khi giáo viên toán đi tới thì giả vờ giả vịt viết số.
Đến lúc tan học, Khương Nghi dọn dẹp hộp bút, nhìn thấy Ứng Trác Hàn quay đầu vênh váo hỏi cậu học nhà trẻ nào.
Khương Nghi nói nhà trẻ Golden Sun.
Ứng Trác Hàn và tiểu tùy tùng bên cạnh liếc nhau một cái, hoàn toàn chưa từng nghe tên nhà trẻ này, cũng chẳng biết là nhà trẻ tư thục ở xó xỉnh nào nữa.
Đầu vào trường tiểu học thí điểm rất khó nên hầu hết học sinh vào đây đều học chung một nhà trẻ như Ứng Trác Hàn và đám tiểu tùy tùng bên cạnh.
Nghe tên nhà trẻ không biết ở xó nào, Ứng Trác Hàn nhìn Khương Nghi từ trên xuống dưới một lượt, sau đó vành tai hơi đỏ lên, do dự nói cho phép Khương Nghi làm tiểu tùy tùng của mình.
Mặc dù học ở nhà trẻ không có tiếng tăm nhưng dáng dấp Khương Nghi lại khá vừa mắt.
Đồng phục của trường tiểu học thí điểm là áo sơmi sọc xanh trắng và quần soóc, rõ ràng cũng mặc đồng phục nhưng người trước mặt nhìn rất ngoan hiền, tóc đen mềm mượt, lông mi dài vô thực, tuy hơi xanh xao nhưng xinh đẹp cực kỳ.
Khương Nghi chậm rãi dọn dẹp hộp bút của mình.
Ứng Trác Hàn tưởng cậu đồng ý nên vui vẻ ra mặt, khóe miệng nhếch lên, hắn uy nghiêm quét mắt nhìn mấy tiểu tùy tùng của mình rồi lại uy nghiêm phất tay cho chúng giải tán.
Chờ đám tiểu tùy tùng đi xong, Ứng Trác Hàn nhìn chỗ trống bên cạnh Khương Nghi rồi ngẩng mặt lên nghiêm túc nói: “Xét biểu hiện của cậu lúc nãy không tệ, tôi có thể miễn cưỡng ngồi chung với cậu.
“
Thấy Khương Nghi vẫn không ngẩng đầu, Ứng Trác Hàn nóng nảy nói: “Tôi chưa bao giờ ngồi chung bàn với ai đâu đấy.
“
“Cậu mau dọn đồ của tôi tới đây đi, sau đó cậu sẽ được thăng cấp làm tiểu tùy tùng số một của tôi! ! “
Khương Nghi lắc đầu rồi chậm rãi nói: “Không được đâu.
“
“Chỗ này có người rồi.
“
Vị trí này là của Arno, dù Ứng Trác Hàn có tóc quăn như Tống Tử Nghĩa cũng không được.
.