Vượt Lên Hàng Đầu - Chương 30
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
146


Vượt Lên Hàng Đầu


Chương 30


Chỉ mất có một tuần lễ để Simon chuyển từ ngôi nhà nhỏ ở phố Beauford đi. Những người láng giềng lân cận thường ngày kỳ quặc giờ trở nên lộn xộn bên hàng rào hàng dãy dài xe chở các nhà nhiếp ảnh, các phóng viên và các nhóm truyền hình. Một vài người hàng xóm tự hỏi làm sao mà Elizabeth lại giữ được một nụ cười tuyệt vời như vậy trên mặt mỗi buổi sáng khi cô đi qua những người luôn hy vọng được phỏng vấn và họ cắm chốt thường xuyên ở ngưỡng cửa nhà cô. Họ nhận xét rằng, Simon nắm vững mọi vấn đề như thể chúng đã luôn là một phần công việc thường ngày của anh. Anh đã tốn hai tuần lễ đầu để chọn Nội các Chính phủ mà anh muốn đem vào cuộc bầu cử tiếp theo. Anh đã có thể tuyên bố thành phần của đội ngũ mới của anh với báo chí 14 ngày sau khi anh được bầu làm Lãnh tụ của đảng Bảo thủ. Anh đã làm một lời đề nghị tế nhị với Bill Travers giữ chức vụ Bộ trưởng Nội các bộ Nông nghiệp.

Khi được hỏi tại cuộc họp báo, vì sao đối thủ bị bại của anh không nằm trong đội ngũ mới, Simon đã giải thích rằng anh đã đề nghị Charles Hampton giữ chức Phó lãnh tụ Đảng hoặc bất cứ một chức vụ ngang hàng Bộ trưởng nào theo sự lựa chọn của anh, nhưng Charles đã bỏ qua lời mời và nói rằng lúc này anh thích quay trở về chỗ ở hàng ghế sau.

Charles rời Scotland vào ngay sáng hôm đó cùng với con trai để nghỉ vài ngày bên sông Spey. Anh đã trải qua nhiều thời gian nghỉ chán ngán với kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử giành quyền lãnh đạo, nhưng những cố gắng khởi đầu của cuộc câu cá đã giúp anh vơi đi một phần nỗi đau. Harry cũng câu được một con cá to.

Mặt khác, Amanda nhận ra rằng cô không có cơ hội để thu thêm gì hơn nữa nên đã lại thương lượng lại với “News of the World” về câu chuyện cuộc đời cô.

Khi ông biên tập đọc tờ giấy của Amanda, ông đã quyết định hai việc. Cô muốn có một người viết thuê và báo phải bớt một nửa yêu cầu đầu tiên của họ.

– Tại sao? – Amanda hỏi.

– Bởi vì chúng tôi không dám in một nửa câu chuyện của cô.

– Sao lại không in?

– Không ai sẽ tin vào nó.

– Nhưng từng lời đều là sự thật. – Cô cố nài.

– Tôi không nghi ngờ tính chân thật của sự kiện, ông biên tập nói. – Chỉ là khả năng chấp nhận chúng của độc giả.

– Họ đã chấp nhận sự thật rằng người đàn ông đã trèo tường vào điện Buckingham và tìm thấy con đường của anh ta dẫn đến phòng ngủ của Nữ hoàng.

– Đồng ý, nhưng chỉ sau khi Nữ hoàng khẳng định câu chuyện đó. Tôi không tin rằng Charles Hampton sẽ hoàn toàn hợp tác.

Amanda im lặng đủ lâu để ông biên tập kết thúc việc.

Một bản phóng tác câu chuyện “Cuộc sống của tôi với Charles Hampton” đã xuất hiện vài tháng sau và trùng hợp với cuộc ly hôn được đông đảo quần chúng biết, nhưng nó cũng không hơn là một đợt sóng nhẹ và mờ nhạt trong vòng tròn chính trị. Giờ đây, khi Charles hết hy vọng lãnh đạo Đảng, nó chỉ là những mẩu tin của ngày hôm qua.

Amanda ra khỏi cuộc ly hôn với 50 nghìn bảng nữa nhưng mất quyền chăm sóc Harry, đứa con mà hiện nay Charles đang chăm sóc hoàn toàn. Charles cầu nguyện cho những điều mà cô đã nhắc đến một cách vô trách nhiệm trên báo liên quan tới việc phong tước của cậu bé sẽ được nhanh chóng lãng quên.

Vào lúc đó Rupert gọi điện từ Somersett tới đề nghị gặp riêng anh.

Khi Raymond bước sang năm thứ hai giữ chức Quan Chưởng ấn, ý kiến thăm dò của cuộc bầu cử cho thấy hai đảng chính lại một lần nữa đứng ngang nhau. Sự tăng uy tín trong đảng Bảo thủ là điều không ngạc nhiên sau khi có sự thay đổi trong lãnh đạo Đảng. Nhưng năm đầu tiên của Simon đã cho thấy một sự năng động và nhiệt tình làm ngạc nhiên ngay cả những người ủng hộ gần gũi anh nhất. Raymond ngày càng tận tâm với những đường lối mà Simon đã tạo ra trong chương trình của Chính phủ. Điều đó càng làm cho anh làm việc hăng hái hơn để tin chắc rằng chính sách của anh trở thành luật pháp.

Không ai cần phải nói với Simon rằng anh đã có năm đầu tiên tốt đẹp với vai trò là một Lãnh tụ phe Đối lập, phần trăm của Đảng của anh hiện nay đã ngang bằng với Chính phủ. Nhưng ở Nghị viện anh thường thấy mình đang bị đông cứng. Các phóng viên chính trị đã nói rằng đó là một cuộc tranh cử cân bằng nhất trong năm. Trong suốt cả thời gian đảng Lao động chiếm đa số, Simon thường thắng trong các cuộc tranh luận trong khi lại thua trong khi bỏ phiếu.

Họ ngồi đối diện với nhau trong phòng khách của Charles tại quảng trường Eaton.

– Anh xin lỗi vì phải đề cập đến vấn đề rắc rối này, nhưng anh thấy nghĩa vụ của mình là phải nói. – Rupert bắt đầu.

– Nghĩa vụ, đó là một sự nhảm nhí. – Charles nói và dập tắt điếu xì gà, – Em nói với anh Harry là con trai em, và vì thế nó sẽ thừa kế tước vị. Nó là hình ảnh của cụ tổ và điều này đã đủ để chứng minh cho bất cứ ai.

– Trong trường hợp bình thường, anh đồng ý với em, nhưng câu chuyện hiện nay đăng trên báo “News of the World” đã làm cho anh chú ý và cảm thấy…

– Một tờ báo rác rưởi. – Charles nói mỉa mai, và anh cao giọng. – Chắc là anh không tin vào lời của họ trước lời nói của em chứ?

– Tất nhiên là không, nhưng nếu như mọi người tin vào lời của Amanda thì Harry không phải là con trai chú. – Rupert đáp lại.

– Làm sao em lại phải chứng minh rằng nó là con em, – Charles hỏi và cố giữ bình tĩnh. – Em không ghi nhật kí lại ngày em ngủ với vợ mình.

– Anh đã xin một lời khuyên có tính pháp lí đối với vấn đề này. – Rupert tiếp tục, bỏ qua lời bình luận, – và được cho thông tin rằng một xét nghiệm máu là tất cả điều cần phải làm để công nhận quyền phong tước vị của Harry. Chúng ta có một nhóm máu hiếm như ông và cha chúng ta, và nếu Harry cũng có nhóm máu này, anh sẽ không khi nào nhắc lại vấn đề này. Nếu không, việc phong tước vị sẽ được người cháu thứ hai của chúng ta ở Australia thừa kế.

– Nếu em không đồng ý để con em phải qua cuộc kiểm tra lố bịch này?

– Khi đó, vấn đề sẽ phải chuyển sang cho những luật sư của gia đình xử lí. – Rupert nói với giọng không bình thường. – Và họ sẽ giải quyết vấn đề bất cứ như thế nào mà họ cho là phù hợp.

– Diều này sẽ không bao giờ xảy ra. – Charles nói yếu ớt.

– Nó sẽ xảy ra. – Rupert khẳng định lại.

Khi Thủ tướng phải vào bệnh viện để thực hiện một cuộc phẫu thuật nhỏ, ngay lập tức báo chí đã phỏng đoán về sự từ chức của ông. Mười ngày sau khi ông bước ra ngoài và trông còn khỏe hơn bất cứ lúc nào thì những tin đồn lại lắng xuống ngay lập tức. Trong khi Thủ tướng vắng mặt, Raymond với tư cách là vị Phó lãnh tụ đã chủ trì các cuộc họp của Nội các và thay ông giải quyết những vấn đề tại Nghị viện.

Raymond rất thích ngồi trước Nội các và đặc biệt trước sự chất vấn với Thủ tướng vào ngày thứ Ba và thứ Sáu. Anh cũng thích những cảm giác của mọi hành động giống như Thủ tướng nhưng cũng nhận ra rằng anh có thể không cố gắng để quen với nó. Sự thực khi Thủ tướng quay trở lại phố Downing ông nói chắc chắn với Raymond rằng cuộc phẫu thuật đã thành công, và theo ý kiến của các nhà phẫu thuật những vấn đề rắc rối sau phẫu thuật là nhỏ nhất. Ông công nhận với Raymond rằng ông hy vọng sẽ lãnh đạo Đảng đến chiến thắng của cuộc bầu cử lần thứ hai, đến lúc đó ông sẽ còn vài năm đến sinh nhật lần thứ 70 còn sau đó ông sẽ sẵn sàng cúi chào để ra đi. Ông rất thẳng thắn khi nói với Raymond rằng ông hy vọng anh sẽ là người kế tục ông.

– Bố ơi, bố hãy mở sổ liên lạc của con ra.

Charles để chồng thư buổi sáng chưa mở vì anh ôm lấy Harry. Anh biết không gì có thể chia cắt họ bây giờ nữa, nhưng anh lo lắng vì Harry sẽ phát hiện ra anh có thể không phải là bố đẻ của nó.

– Bố mở sổ ra đi. – Harry cầu xin và vùng ra khỏi tay anh. Bác sĩ của trường học đã được đề nghị lấy máu của Harry và sáu đứa trẻ khác cùng lớp đem đi thử, vì thế nó không thấy điều gì bất thường. Ngay cả bác sĩ cũng không được nói hết ý nghĩa của việc này.

Harry chọn ra chiếc phong bì từ tập thư cạnh Charles, đó là chiếc phong bì có dấu hiệu của trường ở góc trái và đưa cho bố mở. Anh trông rất kích động và rất khó khăn để trấn tĩnh mình. Charles đã hứa sẽ gọi điện cho anh mình ngay khi có kết quả xét nghiệm máu. Tuần qua hàng trăm lần anh muốn điện thoại cho bác sĩ nhưng đã luôn tự ngăn mình lại vì biết rằng điều đó chí có thể tăng thêm sự nghi ngờ của mọi người.

– Bố đọc đi và bố sẽ biết sự thật.

Charles mở phong bì và lấy ra một quyển sổ nhỏ, nó sẽ cho anh thấy kết quả của sự nỗ lực suốt năm qua của Harry. Anh lật nhanh các trang: Tiếng Latin; Tiếng Anh; Lịch sử; Địa lý; Nghệ thuật; Thần học; Các trò chơi… Anh lật trang cuối cùng một dòng nhỏ màu vàng mang dòng chữ báo cáo y tế học kỳ và mở đầu bằng: “Harry Hampton, 10 tuổi chiều cao 1m47; cân nặng 34 kg”. Anh liếc nhìn Harry trông như sắp nổ tung ra.

– Đó là sự thật đúng không bố?

Charles đọc tiếp không trả lời câu hỏi của cậu bé. Cuối trang giấy có dòng chữ đánh máy do bác sĩ của trường ký. Charles đọc hai lần trước khi hiểu đầy đủ ý nghĩa của nó và anh đọc lần thứ ba: “Như yêu cầu, tôi đã lấy mẫu máu của Harry đem xét nghiệm. Kết quả cho thấy đó là nhóm máu hiếm.”

– Có đúng thật sự như thế không bố – Harry hỏi lần nữa.

– Đúng, con trai của bố ạ. Sự thật là như thế.

– Con đã nói với bố mà. Con biết rằng con đứng đầu lớp. Điều này có nghĩa rằng con sẽ làm trưởng lớp học kỳ tới. Giống như bố vậy.

– Giống như bố vậy – Bố cậu nhắc lại khi anh nhấc chiếc điện thoại bên cạnh và bắt đầu quay số về nhà của người anh mình.

Tại Hội nghị đảng Lao động vào tháng Mười, Raymond đọc diễn văn chủ yếu về tình trạng tài chính Quốc gia. Anh ép các Liên đoàn tiếp tục ủng hộ chính phủ của họ bằng cách giữ cho hai con quỷ lạm phát và thất nghiệp ở mức có thể chấp nhận được.

Raymond đã nhận được một trong những sự hoan nghênh nhiệt liệt mà một Bộ trưởng Nội các Chính phủ có thể nhận được trong Hội nghị của đảng Lao động. Các đại biểu đã không khi nào nghi ngờ vào khả năng của anh và qua năm tháng họ càng thêm sự kính trọng vào tính chân thực cũng như óc suy đoán của anh.

Đã hơn bảy ngày trước khi Simon đọc diễn văn về sự trung thành tại Hội nghị đảng Bảo thủ, theo truyền thống, vị lãnh tụ luôn luôn nhận được bốn đến sáu phút hoan nghênh nhiệt liệt sau khi ông đã hoàn thành bài diễn văn bế mạc. “Ông ta sẽ nhận được bốn phút – Pimkin nói với một đồng nghiệp – nếu ông ta đọc Tư bản luận”. Simon mất vài tuần chuẩn bị cho cuộc họp này, anh tin rằng đó là cuộc họp cuối cùng trước ngày bầu cử. Anh đã ngạc nhiên thú vị khi biết rằng Charles Hampton đi trước với ý tưởng mới về sự cải cách thuế mà anh hy vọng sẽ được xem xét cho kết luận trong bài diễn văn của lãnh tụ Đảng tại Hội nghị, Charles vừa làm một sắp xếp có ích ở Nghị viện trong những cuộc tranh luận tài chính, và Simon hy vọng rằng nó sẽ không kéo dài trước khi anh muốn quay về ghế trước. Simon không đồng ý với phần lớn đồng nghiệp khi họ thấy rằng đối thủ cũ của anh đã chín chắn đáng kể trong thời gian anh ta ở dãy ghế sau. Anh rất cảnh giác khi chấp nhận Charles đã hoàn toàn mất tham vọng với chức vụ cao hơn.

Một nỗi buồn bao trùm lên Nghị viện trong tuần lễ đầu khi ngài chủ tịch đứng tuổi Weatherill phải chịu đựng một cơn đau tim và về nghỉ hưu ở Thượng nghị viện. Phái đa số của Chính phủ lúc đó chỉ còn lại hai, và ông Trưởng ban Tổ chức của đảng Lao động sợ rằng nếu họ đưa ra một vị chủ tịch mới của chính họ, và các đảng viên đảng Bảo thủ lại giữ chiếc ghế vững chắc của vị cựu Chủ tịch thì phe đa số cũ chính phủ có thể ngừng ra đi. Simon bất đắc dĩ phải đồng ý rằng ngài Chủ tịch sẽ được bầu vào từ dãy ghế của chính đảng Bảo thủ.

Charles Hampton đã đề nghị được một buổi nói chuyện riêng với ông Trưởng ban Tổ chức, ông đã chấp nhận gặp anh không do dự. Cũng giống như Simon, ông hy vọng rằng Charles bây giờ muốn tham gia vào dãy ghế trước và đã vui vẻ tiếp anh như một người trung gian. Mọi người trong Đảng đều vui mừng vì Charles đã bắt đầu lấy lại vị trí của anh tại Nghị viện, và anh còn nổi tiếng hơn bất cứ lúc nào trước đây.

Charles đến phòng làm việc của ông Trường ban Tổ chức vào sáng hôm sau và nhanh chóng được mời vào phòng riêng của ông. Những nét hằn sâu trên mặt làm bề ngoài anh càng trang nhã hơn. Ông Trường ban Tổ chức không thể nhận thấy rằng những bước chân nhẹ nhàng đã được thay thế bằng tác phong thẳng thắn của anh.

Lời yêu cầu của Charles đến như một cú sốc. Ông Trưởng ban Tổ chức cũng đã xem xét một vài nguyên nhân vì sao Charles lại muốn gặp ông, nhưng người cuối cùng mà ông phải cân nhắc cho chức vụ này là đối thủ của Simon Kerslake, bởi vì nó sẽ mãi mãi không cho anh cơ hội trở thành lãnh tụ.

– Nhưng không phải bí mật rằng Simon muốn anh quay trở lại ghế trước để trở thành vị Quan Chưởng ấn tiếp theo – ông Trưởng ban Tổ chức nói – anh cần phải biết rằng, anh ấy rất vui sướng khi anh quay trở về đội ngũ.

– Anh ấy rất chu đáo – Charles nói một cách khô khan – nhưng tôi thích cuộc sống thoải mái hơn khi trở thành một trọng tài hơn là một kẻ đối kháng. Tôi sợ rằng sự khác nhau của chúng tôi có thể không khi nào được hòa giải. Trong mọi trường hợp tôi đã mất sự mong muốn luôn luôn ở thế tấn công. Hơn 20 năm qua, Simon đã có ưu thế về vợ và gia đình là những người làm nền tảng vững vàng cho anh. Chỉ ba hoặc bốn tuần cuối này Harry mới làm được điều này cho tôi.

Ông Trường ban Tổ chức thở dài không che giấu sự thất vọng của mình. “Tôi sẽ trình yêu cầu của anh lên lãnh tụ Đảng”, ông chỉ nói thế. Ông Trưởng ban cũng băn khoăn liệu Simon có bị thất vọng như ông không, hoặc nếu thực sự anh ấy không thể được thanh thản nhìn trọng tài cũ của mình bị gạt sang bên cạnh.

Mọi người đều có thể nghĩ họ có một thời điểm vĩ đại của mình ở Nghị viện và đối với Pimkin ngày đó đã tới.

Việc bầu cử chức Chủ tịch Nghị viện là một công việc kỳ quặc. Theo truyền thống cổ, không ai phải thể hiện sự kính trọng và hiếm khi có nhiều hơn một người được đề nghị cho chức vụ đó. Trong thời trị vì vủa Henry VI, ba vị chủ tịch đã bị chém đầu trong vòng một năm, còn hiện nay đó vẫn là trách nhiệm nặng nề thường dẫn họ đến nấm mộ sớm hơn thời gian. Truyền thống bất đắc dĩ này đã được giữ gìn qua năm tháng.

Alec đứng dậy từ ghế sau của mình để đề nghị: “Ngài cánh hữu đáng kính Charles Hampton sẽ giữ chiếc ghế Chủ tịch Nghị viện”. Khoác chiếc áo xanh đen có gắn một bông cẩm chướng và thắt chiếc nơ cổ ưa thích chấm hồng, Alec Pimkin đứng diễn thuyết trước Nghị viện. Bài diễn thuyết của anh tương đối hóm hỉnh và chỉ là những thông tin cá nhân. Pimkin nói chín phút trước Nghị viện. “Anh ta làm cho anh bạn cũ của mình được tự hào”. Một nghị sĩ nói với người khác khi Pimkin ngồi về chỗ. Thực tế, cái nhìn trên mặt Charles cho thấy một cách không nghi ngờ rằng anh cũng cùng cảm thấy một cảm giác, cho dù điều gì đã xảy ra trong quá khứ.

Sau khi Charles đã được đề cử, truyền thống của cuộc bầu cử chọn vị Chủ tịch được thực hiện. Thường thì đó là một công việc vui vẻ, với những lời chào mừng và những chuỗi cười. Nó càng trở nên vui nhộn hơn với sự biểu hiện của Pimkin bé nhỏ và đẫy đà khi lôi người mà đảng Lao động của anh ủng hộ: cựu sĩ quan vệ binh với chiều cao hơn một mét tám mươi từ hàng ghế thứ ba của dãy ghế sau suốt con đường lên tới ghế Chủ tịch.

Charles bắt đầu bày tỏ lòng cám ơn về sự kính trọng cao cả mà Nghị viện đã dành cho anh. Sau này anh sẽ quan sát và xem xét toàn bộ Nghị viện từ vị trí mới này. Khi anh đứng dậy, mọi thành viên đều biết rằng họ đã chọn đúng người cho công việc. Sự sắc bén của miệng lưỡi anh có thể sẽc mất đi, nhưng lại được thay thế bằng một cách nói thuyết phục làm cho không ai từ đồng nghiệp dù ngang ngạnh bất trị thế nào, cũng không nghi ngờ rằng ngài Chủ tịch Hampton có ý định sẽ giữ “trật tự” trong nhiều năm tới.

Raymond buồn rầu khi thấy đảng Bảo thủ đã tăng ưu thế của mình với việc chiếm chiếc ghế Chủ tịch và một khu vực cử tri trong cùng một ngày. Anh không cần sự chỉ ra của giới báo chí về sự liên kết lực lượng của đảng Bảo thủ và Xã hội dân chủ, Chính phủ và phe Đối lập có thể có số lượng cân bằng đảm bảo cho một cuộc Tổng tuyển cử sớm. Raymond cũng đã xác định được Chính phủ sẽ giữ vững ít nhất là bốn tuần nữa, vì vậy anh có thể đọc bài diễn văn thứ ba của anh về ngân khố tháng Tư của Quốc gia, và tạo cho Đảng một nền tảng vững chắc để tranh đấu cho cuộc bầu cử.

Simon biết rằng nếu Raymond Gould có cơ hội để đọc bài diễn văn lần thứ ba về ngân khố vào tháng Tư, đảng Lao động sẽ được cứu tại cuộc bầu cử. Ở đây chỉ có thể có một giải pháp: chiến thắng trong cuộc “không riêng tư” trước khi kết thúc tháng Ba. Simon nhấc điện thoại gọi đến trụ sở chính của đảng Xã hội dân chủ. Lãnh tụ của họ rất vui mừng được gặp trưa đó.

Raymond nhận lời mời đọc diễn văn trước một cuộc mít tinh lớn của đảng Lao động ở Cardif trước cuộc bầu “không riêng tư”. Anh lên tàu tại Padington ổn định chỗ ngồi trong toa riêng và bắt đầu đọc lại bài diễn văn của mình. Khi tàu đến ga Swindon, một nhân viên nhà ga bước lên tàu và sau khi đã nhận ra nơi ngài Bộ trưởng bộ Tài chính ngồi, anh ta xin được nói riêng vài phút với anh. Raymond chăm chú nghe những gì người nhân viên nói, cất lại bài diễn văn vào cặp, ra khỏi tàu, đi tới nơi đợi tàu và quay ngay về London bằng chuyến tàu sớm nhất.

Trên đường quay về, anh cố gắng xem xét tới mọi mặt của tin tức mà anh vừa nhận được. Ngay khi vừa tới Padington, anh phải đi qua những phóng viên và các nhà nhiếp ảnh đã chờ sẵn, không trả lời bất kỳ câu hỏi nào. Xe đã chờ sẵn và đưa anh thẳng đến bệnh viện Westminster. Raymond được chỉ dẫn đến phòng riêng và thấy Thủ tướng đang ngồi thẳng trên giường bệnh.

– Nào, xin hãy đừng bối rối, – Thủ tướng nói trước khi Raymond có thể cất lời. – Tôi vẫn còn đủ sắc bén để nhận biết rằng mình đã trên 60, và xem xét mọi áp lực mà chúng ta đã phải chịu đựng năm cuối này.

– Ngài bị sao vậy? – Raymond hỏi và cầm chiếc ghế lại ngồi gần giường bệnh.

– Căn bệnh cũ lại tái phát, nhưng lần này họ nói rằng sẽ phải cần một cuộc phẫu thuật lớn. Tôi không rời khỏi nơi này một tháng, nhiều nhất là sáu tuần và khi đó, họ nói rằng tôi sẽ sống lâu như Harold Macmillan 1. Thôi bây giờ nói sang các vấn đề chính. Tôi muốn anh lại một lần nữa thay chỗ tôi, có nghĩa rằng anh sẽ phải nói tại chỗ của tôi trong cuộc tranh luận “không riêng tư” vào thứ Tư. Nếu như chúng ta bị thất bại trong cuộc bầu cử đó, tôi sẽ xin từ chức Thủ tướng.

Raymond cố gắng thử từ chối. Từ khi nhận được tin Thủ tướng lại bị ốm, anh đã biết sẽ lại bị lôi cuốn vào công việc. Thủ tướng giơ tay ngăn Raymond không nói để tiếp tục: “Không có một đảng nào tranh đấu cho một cuộc bầu cử với Lãnh tụ của mình nằm sáu tuần trên giường dù sau khi điều trị ông ta trông khỏe như thế nào. Những cử tri có quyền được biết, ai sẽ lãnh đạo Đảng trong Quốc hội”. Khi Thủ tướng nói, Raymond nhớ lại bức điện của Kate vào ngày anh tranh cử chức Phó lãnh tụ của Đảng. “Và tất nhiên, nếu chúng ta dồn sức vào cuộc bầu cử trước tháng Mười dưới luật lệ hiện hành Ủy ban Quốc gia và Chính phủ Nội các sẽ ủng hộ và sẽ tự động đưa anh vào vị trí Lãnh tụ Đảng”.

Raymond ngửng đầu lên: “Vâng, và điều quan trọng của đạo luật hiện hành đặc biệt này là luôn luôn chĩa vào tôi”. Anh nói không chút mưu mô.

Thủ tướng mỉm cười: “Không nghi ngờ, đó là Joyce?”

– Không, sự thật thì tên cô ấy là Kate.

Thủ tướng trông có vẻ khó hiểu, sau đó lại tiếp tục. “Tôi nghĩ anh nên đối diện sự thật rằng anh có thể chuẩn bị tốt cho Thủ tướng trong ba tuần. Tất nhiên nếu chúng ta thắng trong cuộc bầu vào ngày thứ tư, khi đó tất cả mọi vấn đề sẽ khác bởi vì tôi sẽ quay lại và dẫn con tầu lâu dài trước khi kết thúc kỳ nghỉ. Điều này sẽ cho chúng ta đủ thời gian cho cuộc bầu cử sau khi anh đã đọc bài diễn văn thứ ba về ngân khố quốc gia của anh.”

– Tôi không đủ khả năng để diễn tả chúng tôi sẽ thiếu vắng sự lãnh đạo của ông như thế nào. – Raymond nói đơn giản.

– Vì mọi thành viên của Nghị viện đều sẽ biết trước rất lâu họ sẽ bầu cử ở hành lang nào trước khi cuộc tranh đấu bắt đầu, sự lãnh đạo của tôi có thể trở nên kém quan trọng hơn là lá phiếu bầu của tôi. Hãy cố để bài diễn văn của anh là bài diễn văn tuyệt nhất mà anh đã từng đọc ở nghị viện. Và đừng quên rằng, đó sẽ là trường hợp đầu tiên họ cho phép truyền hình vào quay tại Nghị viện, vì thế hãy nhắc để Joyce nhớ chọn cho anh một chiếc sơ mi đẹp mà đôi khi anh mặc.

Raymond dùng những ngày còn lại trước cuộc bầu cử để chuẩn bị cho bài diễn văn. Anh hoãn lại hết tất cả những cuộc hẹn đã có trong lịch là việc hàng ngày trừ bữa tối với ngài Chủ tịch để kỷ niệm ngày sinh nhật lần thứ 65 của Nữ hoàng với tư cách là người ở vị trí của Thủ tướng.

Các ông Trưởng ban Tổ chức Chính phủ và phe Đối lập đã dùng cả hai ngày thứ hai và thứ ba để kiểm tra từng thành viên có thể có mặt tại Nghị viện vào 10 giờ tối ngày thứ tư. Các phóng viên thời sự đã chỉ ra rằng, nếu cuộc bầu cử ngang điểm, ngài Chủ tịch Hampton đã xác định rõ ràng, anh có thể đợi theo truyền thống Cổ điển một cuộc bầu Chính phủ ngày hôm đó.

Vào ngày hôm sau, các thành viên đã đến sớm trước hàng giờ khi bắt đầu cuộc tranh đấu. Khu vực giành cho khách đã được đặt chỗ trước nhiều ngày, nhiều công chức trong các Đại sứ quán và ngay một vài các Ủy viên Hội đồng cũng không thể đặt chỗ trước. Khu vực báo chí đã đầy ắp và các chủ bút cũng phải ngồi dưới chân bàn của các phóng viên thời sự trong khi đó Nghị viện đã được chiếu sáng bằng một hệ thống thiết bị chiếu sáng mà họ đã kiểm tra hàng chục lần vào sáng sớm.

Vào giữa 2:30 và 3:30 ngài Chủ tịch Hampton đã không thể ngăn cản các nghị sĩ hỏi nhiều câu hỏi đến ông Meacher, Bộ trưởng bộ Giáo dục. Nhưng vào 3:30 anh đã hét hẳn lên để lấy trật tự và tuyên bố trước khi đợi cho đến lúc im lặng: “Ngài Lãnh tụ phe Đối lập”.

Simon đứng lên từ chỗ ngồi của mình ở hàng ghế bên cánh phải và được phe của anh chào đón. Không cần có bản viết trước mặt anh đã nói trong vòng năm mươi phút với Nghị viện, có lướt nhanh qua Chính phủ một phút rồi quay sang vấn đề chính sách anh sẽ áp dụng sắp tới. Anh kết thúc bài diễn văn của mình bằng sự mô tả đảng Lao động như “một đảng của những cơ hội đã vứt bỏ”, và nói thêm – tay chỉ vào Raymond – “nhưng ngài sẽ được thay thế bằng một Đảng của những sáng kiến và lý tưởng”.

Tiếng vỗ tay kéo dài một vài phút khi Charles có thể lấy lại được trật tự cho Nghị viện.

Khi đến lượt Raymond đứng dậy thay mặt cho Chính phủ, các nghị sĩ không hiểu được liệu anh có nghe những tiếng ồn ào chào đón anh không. Anh tới bục phát biểu với sự trang nghiêm, đầu cúi thấp và những lời đầu tiên của anh hầu như thì thầm, “Thưa ngài Chủ tịch, tôi biết rằng toàn Nghị viện muốn bài diễn văn của tôi được mở đầu bằng những lời bày tỏ sự chia buồn của tất cả chúng ta với sự việc ngài Thủ tướng không thể tham dự với chúng ta lúc này. Tôi cũng tin chắc rằng, tất cả các ngài Nghị sĩ đáng kính cùng với tôi gửi tới ngài Thủ tướng, phu nhân và gia đình những lời chúc tốt đẹp nhất của chúng ta khi ông đang chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật”.

Bỗng nhiên Nghị viện trở nên im lặng, và bắt được trạng thái này, Raymond ngẩng thẳng đầu lên và bắt đầu đọc tới lần thư mười một bài diễn văn mà anh đã cần cù chuẩn bị. Khi nhìn thấy Simon nói một cách rành mạch bài diễn văn ứng khẩu, Raymind cũng gấp bài viết của mình lại. Anh nói về nhũng thành tích đã đạt được của Chính phủ trong hai năm rưỡi qua và nhắc lại với Nghị viện rằng anh mới chỉ ở cương vị Quan Chưởng ấn một nửa thời gian. Khi tới thời điểm kết thúc của bài diễn văn, cũng giống như người vừa diễn thuyết trước, anh cảm thấy một sự ngọt ngào. “Chúng ta, thưa ngài Chủ tịch, sẽ nhìn thấy sự quay trở lại của đảng Lao động cho một Nghị viện đầy đủ”. Raymond về chỗ khi kim đồng hồ chạm tới 10:00

Ngài Chủ tịch đứng lên và những tiếng đầu của ông đã bị lạc đi khi ông nêu ra một đề nghị: “Nghị viện này có sự không riêng tư trong Chính phủ của Hoàng gia tôn kính. Có nhiều ý kiến nói đồng ý, và ngược lại cũng có những ý kiến phản đối. Tôi nghĩ rằng ý kiến đồng ý sẽ được.

– “Không”- vọng lại những giọng nói từ các dãy ghế Chính phủ.

– Hãy làm rõ các hành lang, – ngài chủ tịch yêu cầu trong tiếng ủng hộ Raymond. Các nghị sĩ đi tới các hành lang của “Đồng ý” và “Không” để bỏ những lá phiếu của họ. Mất mười bốn phút trước khi những người kiểm phiếu quay trở lại phòng họp ồn ào đưa kết quả bầu cử cho nhân viên bàn phiếu để anh ta ghi những con số lên trên giấy. Một trong những vị của ban Tổ chức đảng Đối lập đọc to: “Phiếu thuận bên cánh hữu ba trăm hai mươi ba; phiếu chống bên cánh tả hai trăm hai mươi hai”, và chuyển tờ giấy cho ngài Chủ tịch, ông cố nhắc lại điều này trong cảnh hỗn loạn. Một vài thành viên nghe thấy tiếng ông: “Phe thuận đã thắng; phe thuận đã thắng”.

Raymond ngồi trên dãy ghế trước sát những đảng viên đảng Bảo thủ mừng rỡ, họ đang xử sự như thể chính họ vừa thắng lợi trong cuộc bầu cử. Anh ngẫm nghĩ, nếu như ngài Thủ tướng có mặt để bầu lá phiếu của mình, Chính phủ đã có thể cứu được ngày này.”

Nữ hoàng đã đến bệnh viện thăm vị Thủ tướng của bà sau khi ca mổ thành công được 24 giờ. Ông đã khuyên Nữ hoàng giải quyết vấn đề Quốc hội trong thời gian một tuần và đề nghị cuộc Tổng tuyển cử sẽ ấn định vào ngày mùng 9 tháng Năm. Ông giải thích với Nữ hoàng rằng ông định từ chức Lãnh tụ Đảng của ông ngay nhưng có thể sẽ ở lại cho đến khi biết kết quả của cuộc Tổng tuyển cử.

Khi Thủ tướng nghĩ rằng cuộc hội kiến kết thúc thì Nữ hoàng làm ông ngạc nhiên. Bà muốn có một lời khuyên riêng của cá nhân ông về vấn đề mà bà nghĩ sẽ gây một hiệu quả tới kết quả của cuộc Tổng tuyển cử. Thủ tướng thấy rằng, khi đảng Lao động khẳng định Raymond Gould là vị lãnh tụ mới của họ, anh ấy sẽ là người đưa ra cho Nữ hoàng một lời khuyên về vấn đề mấu chốt này.

Ủy ban chấp hành Quốc gia của đảng Lao động họp đằng sau cửa đóng kín. Ba tiếng hai mươi phút trước khi hội đồng đưa ra một tóm tắt in trên báo: “Ngài Raymond được mời làm Lãnh đạo Đảng tại cuộc Tổng tuyển cử tới”.

Khi cuộc họp kết thúc, báo chí đã được một thông tin thống nhất. Như chủ bút của tờ Sunday Express đăng ở giữa trang báo: “Đảng Lao động trong khi lựa chọn lãnh tụ của mình đã tập hợp được một vòng tròn kỳ diệu theo kiểu cũ của đảng Bảo thủ trong sự xác định tính thống nhất của Đảng”. Duy nhất có một điều đuợc anh cố thu đuợc từ cuộc họp là “Bài diễn văn chấp nhận của Raymond Gould đã gây ấn tuợng với bất kỳ nguời nào có mặt”.

Nhưng người chủ bút tiếp tục rằng nếu như Đảng Lao động thua tại cuộc tổng tuyển cử, Raymond Gould có thể là vị lãnh tụ có thời hạn phục vụ ngắn nhất trong lịch sử Đảng vì dưới đạo luật hiện hành của Hiến pháp, sự đề bạt anh phải được các đại biểu của Đảng khẳng định tại Hội nghị tiếp theo của Đảng vào tháng muời.

Phải mất hai tiếng để Raymond có thể rời phòng Uỷ ban và trốn khỏi các nhà báo. Anh đến thẳng bệnh viện Westminster thăm Thủ tướng. Ca mổ đã làm ông già đi trông thấy. Ông trong trạng thái tinh thần sảng khoái nhưng ông cũng thú nhận rằng ông vui mừng vì không phải đối mặt với cuộc bầu cử phe phái đến kiệt sức. Sau khi đã chúc mừng Raymond với sự đề bạt chức vụ mới, ông nói: “Anh có ăn tối với Nữ hoàng tối nay không?”

– Có, để kỷ niệm ngày sinh lần thứ 65 của bà, – Raymond nói.

– Anh phải đuợc chuẩn bị nhiều hơn điều này, – Thủ tuớng nói nghiêm nghị, và lúc này ông tiết lộ câu chuyện của ông với Nữ hoàng vào hôm truớc.

– Và quyết định của bà sẽ phụ thuộc vào ba người trong căn phòng đó?

– Tôi cho rằng sẽ là như thế.

– Còn ông đứng tại chỗ nào?

– Điều này sẽ rõ không lâu nữa. Quan trọng hơn là anh sẽ xem điều gì tốt nhất cho đất nước.

Lần đầu tiên Raymond cảm thấy mình là lãnh tụ Đảng.

Elizabeth thắt lại chiếc nơ cho Simon và bước lùi lại ngắm anh.

– Ồ, cuối cùng thì trông anh cũng giống thủ tướng đấy. Cô cười và nói.

Chồng cô xem đồng hồ. Còn vài phút rỗi nữa trước khi anh cần có mặt tại nhà riêng của ông chủ tịch – anh không muốn mạo hiểm bị muộn trong ngày lễ kỷ niệm sinh nhật đặc biệt này. Elizabeth giúp anh mặc áo khoác và sau khi tìm kiếm cô phát hiện anh đã lại mất đôi găng tay nữa.

– Em muốn anh phải quan tâm đến sở hữu của đất nước nhiều hơn là đồ riêng của anh, – Cô cuời vui.

– Anh tin chắc rằng anh sẽ thấy khó để mất cả một đất nước hơn. Simon trả lời.

– Hãy nhớ là Raymond sẽ cố gắng để giúp anh, – Elizabeth nói.

– Đúng đó là sự thật. Anh chỉ muốn rằng anh đang tranh đấu với Thủ tướng hiện tại.

– Tại sao? Cô hỏi anh

– Bởi vì Raymond đã sinh nhầm vào một Đảng – Simon nói khi anh hôn vợ để ra đi. – Và nhiều cử tri đã đi đến cùng một kết luận như thế.

Nguời cảnh sát gác cửa tại cửa sân Cung điện mới giơ tay chào khi Simon lái xe vào sân trong và xuống xe tại cửa ra vào của các nghị sĩ. Anh xem lại đồng hồ trước khi đẩy cánh cửa quay: còn 10 phút nữa. Nghị viện vắng như không khí tang lễ, vì một số thành viên đã đi đến với các khu vực cử tri của mình để chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử.

Simon liếc vào phòng hút thuốc. Một số nghị sĩ đã tụ tập ở đó, chủ yếu là những nguời giữ các ghế họ cho là đủ an toàn không cần sự quan tâm. Pimkin, đang bị những nguời bạn thường ngày vây quanh, chào Lãnh tụ của mình. Anh tươi hẳn lên khi nhìn thấy Simon ăn mặc trịnh trọng. “Bồi, tôi nói là của tôi một ly đúp gin pha tonic”. Những nguời quanh anh cuời ồ lên. Simon trả lời bằng việc đề nghị nguời bán ở quầy bar đưa cho Pimkin một ly lớn gin pha tonic ghi vào tài khoản của anh.

Simon chuyển từ nhóm này qua nhóm khác vài phút, nói chuyện với các thành viên về việc cuộc bầu cử sẽ phải tiến hành như thế nào ở các khu vực cử tri của họ. Pimkin chắc chắn với Simon rằng Đảng Bảo thủ sẽ chiến thắng dễ dàng. “Tôi mong rằng ai cũng có niềm tin như anh”. Simon nói với Pimkin trước khi rời anh để tới nhà riêng của chủ tịch khi Pimkin lại lấy một ly gin khác.

Simon bị cuốn theo một hành lang thư viện chất đầy sách báo quý, cũ của Nghị viện từ sàn nhà đến trần cho tới khi anh tới được phòng riêng của ngài chủ tịch. Khi anh tới chân cầu thang có chân dung ngài chủ tịch Addington, nguời phục vụ trong chiếc áo đuôi tôm và nơ buớm trắng đón anh: “Chào ngài Kerslake”. Anh nói và dẫn Simon tới một căn phòng phụ, nơi Charles Hampton đã đứng sẵn chờ đón khách. Charles bắt tay Simon một cách xã giao. Simon nghĩ anh bạn đồng nghiệp trông thật thoải mái so với anh ta trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo.

Cả hai vẫn chưa thực sự thoải mái với nhau.

– Gould đã thực sự đáng tự hào hôm nay, – Charles nói. Simon giậm chân nọ sang chân kia không thoải mái. – “Có thể không thành một ông Thủ tướng tồi”. Charles nói thêm với bộ mặt không biểu lộ điều gì. Simon không thể quyết định được rằng câu nói đó thực hiện theo sự thực hay đơn giản là vì đối thủ của anh vẫn nuôi dưỡng mong muốn nhìn thấy được thất bại của anh.

Anh đang muốn kiểm tra lại thì nguời phục vụ xướng lên: “Quý ngài Raymond Gould”. Charles ra đón khách. Nhiệt liệt chúc mừng anh khi được chọn làm lãnh tụ Đảng. – “Mọi việc tuần này anh đã thực hiện chắc cũng làm anh kiệt sức?” -Charles hỏi.

– Tôi rất vui mừng, đó là một điều vinh dự, – Raymond trả lời và bước tới phía Simon, đến lượt anh cũng nói lời chúc mừng. Hai người bắt tay nhau và trong khoảng khắc, hai người trông như những hiệp sĩ thời Trung cổ hạ những tấm khiên che mặt xuống để chuẩn bị cho cuộc đấu thương trên lưng ngựa lần cuối. Một sự im lặng không bình thường cuối cùng được Charles phá vỡ.

– Vâng, tôi tin rằng đó sẽ là một cuộc đấu trong sáng và đàng hoàng. – Anh nói, như thể anh là trọng tài. Cả hai người kia cùng bật cười.

Người phục vụ buớc lại bên Chủ tịch để thông báo rằng Nữ hoàng tôn kính đã rời khỏi điện Buckingham và sẽ tới trong vòng vài phút nữa. Charles xin lỗi để lui ra, trong khi hai lãnh tụ khác vẫn tiếp tục câu chuyện của họ.

– Anh có được thông báo về nguyên nhân thực sự về lời mời chúng ta tối nay không? – Raymond hỏi.

– Đó không phải là kỷ niệm sinh nhật lần thứ 65 của Nữ hoàng? Simon hỏi lại.

– Không, đó chỉ là một cớ để chúng ta gặp gỡ không có chút nghi ngờ. Tôi nghĩ rằng anh sẽ thấy có ích khi biết rằng Nữ hoàng có một mối cảm tình lớn đặt vào cả hai chúng ta.

Simon lắng nghe Raymond kể lại những vấn đề trong cuộc thảo luận của anh đối với thủ tướng.

– Rất quý báu khi anh đã cho tôi biết được điều đó, – Simon chỉ nói có thế sau khi anh nhận thấy được quyết định đó có thể ảnh hưởng đến cuộc Tổng tuyển cử.

– Tôi tin chắc rằng không ai ngoài anh có thể giữ được cương vị của tôi, – Raymond kết thúc.

Charles đợi tại cửa sân ngôi nhà của Chủ tịch để chào đón Nữ hoàng. Chỉ vài phút, anh đã nhận thấy hai chiếc xe mô tô hộ tống tiến vào sân Cung điện, theo sau là chiếc Rolls – Royce màu hạt dẻ quen thuộc không gắn biển. Ngay khi xe vừa tiến vào giữa sân, nguời gác cửa chạy đến mở cửa xe.

Nữ hoàng bước xuống, được những thần dân của một Quân vương mà lịch sử đã xếp đặt ra chào đón. Bà trang phục đơn giản như khi dự một buổi Cocktail, đồ trang sức duy nhất của bà là một chuỗi hạt ngọc trai và một chiếc ghim cài bằng kim cương. Charles cúi chào trước khi bắt tay bà, anh giơ tay mời bà theo tấm thảm trải bước tới ngôi nhà của mình. Hai lãnh tụ của bà cũng đã đứng đợi để chào đón. Bà bắt tay người đầu là vị lãnh tụ đảng Lao động, ngài Raymond Gould, chúc mừng anh với sự đề bạt mới trong ngày và hỏi thăm tiến triển sức khỏe của ngài thủ tuớng. Sau khi đã chăm chú nghe Raymond trả lời bà quay sang bắt tay vị lãnh tụ phe Đối lập, ngài Simon Kerslake, và hỏi việc vợ anh đã được ghi tên lại bệnh viện Trung tâm Puckingham như thế nào. Simon luôn phải kinh ngạc về những điều Nữ hoàng có thể hỏi lại từ những câu chuyện phần lớn chỉ kéo dài không quá vài phút.

Bà cầm lấy ly ruợu gin pha tonic được đem tới mời trên chiếc khay bạc và bắt đầu ngắm ngôi nhà tráng lệ. “Chồng tôi và tôi đều là những người nguỡng mộ sự phục hồi kiến trúc phong cách Gotich, dù chúng tôi là khách thuờng xuyên của Westminter, chúng tôi vẫn cố gắng ngắm những mẫu đẹp nhất phía bên trong các ga xe lửa hoặc phía bên ngoài các nhà thờ.

Ba người đàn ông mỉm cười, mãi sau vài phút nói chuyện vui vẻ, Charsles mời tất cả vào phòng ăn lớn, nơi đã đặt sẵn bốn chiếc ghế xung quanh chiếc bàn được chiếu sáng bằng ánh sáng bạc lấp lánh của những cây nến. Mọi người đứng đợi cho đến khi Nữ hoàng yên vị vào vị trí tại đầu bàn. Charles sắp xếp Raymond ngồi bên phải và Simon ngồi bên trái, còn anh ngồi đối diện với bà.

Khi champagne đã đuợc mở, Charles và các đồng nghiệp đứng lên nâng cốc chúc sức khỏe Nữ hoàng. Bà nhắc cho họ biết rằng còn hai tuần nữa mới thực sự là ngày sinh của bà và cũng điểm cho họ biết rằng bà có 24 lần kỷ niệm ngày sinh đặc biệt được hẹn trong tháng, không kể buổi kỷ niệm riêng của gia đình. “Tôi có thể đã nhụt chí hơn nhưng Bà mẹ Nữ hoàng của tôi còn nhiều hoạt động hơn trong lần sinh nhật thứ 90 vào năm ngoái. Tôi không thể tưởng tượng nổi bà đã lấy năng lượng đâu ra”.

– Có thể bà muốn thay thế chỗ tôi trong cuộc vận động bầu cử? Raymond nói.

– Đừng có đưa ra điều đó, – Nữ hoàng đáp lại – bà sẽ nhảy ngay lên vì lời đề nghị, không phải đợi sang ý nghĩ thứ hai.

Đầu bếp chuẩn bị một bữa tối đơn giản gồm có cá hồi hun khói, thịt cừu non sốt vang và món thịt đông aspic. Dấu hiệu khoa truong duy nhất của anh ta là chiếc bánh gato sinh nhật có chiếc vương miện nằm ở chóp, không có những cây nến.

Sau khi đã dọn bàn ăn và đem rượu cognac lên, những nguời phục vụ rút hết đi chỉ còn có họ ngồi lại riêng. Ba người đàn ông vẫn còn giữ trạng thái ấm áp cho đến khi Nữ hoàng đột ngột ngừng trạng thái đó lại bằng câu hỏi mà chỉ duy nhất làm cho Charles ngạc nhiên.

Bà chờ đợi câu trả lời.

– Không ai nói một điều gì.

– Có thể tôi sẽ hỏi anh đầu tiên vậy, – Nữ hoàng quay sang Raymond nói, vì anh đang ở cương vị của thủ tuớng.

Raymond không do dự: “Tôi ủng hộ, thưa Nữ hoàng” – anh trả lời khẽ – “và tôi cũng không nghi ngờ điều này sẽ được sự ủng hộ của nhân dân”.

– Cám ơn – Nữ hoàng nói và tiếp tục quay sang Simon.

– Tôi cũng ủng hộ, thưa Nữ hoàng, – anh trả lời – từ trái tim tôi là một người theo truyền thống, nhưng tôi cũng phải thú nhận rằng đối với vấn đề này, tôi sẽ ủng hộ điều tôi nghĩ được miêu tả như một sự tiếp cận hiện đại.

– Cám ơn – Bà nhắc lại và cuối cùng mắt bà dừng lại ở Charles Hampton.

– Tôi phản đối, thưa Nữ hoàng, anh nói không chút do dự, – nhưng khi đó tôi không khi nào còn là nguời đàn ông hiện đại nữa.

– Đó không phải là điều xấu của ngài Chủ tịch, – bà nói ngừng lại một chút truớc khi nói thêm, – nhưng vì tôi thấy cần phải có sự thỏa thuận liên ứng với các lãnh tụ Đảng của mình, tôi sẽ phải thực hiện nó. Một vài năm truớc, tôi có đề nghị ngài cựu Quan chưởng ấn soạn thảo các giấy tờ cần thiết. Ông ta chắc chắn với tôi rằng nếu sẽ không có ai từ các lãnh đạo Quốc hội của tôi chống lại nguyên tắc này, luật pháp có thể thông qua nếu như Quốc hội vẫn đang ở trong nhiệm kỳ.

– Đúng là như vậy, thưa Nữ hoàng, – Charles nói – Điều này cần một đến hai ngày là nhiều nhất nếu mọi sự chuẩn bị đã đuợc hoàn tất. Đó chỉ là vấn đề tuyên bố trước hai Nghị viện của Quốc hội, yêu cầu của bà không cần phải bỏ phiếu.

– Tuyệt vời, ông Chủ tịch. Vấn đề đã được dàn xếp.

— —— —— —— ——-

1 Thủ tướng Anh từ 1957 – 1963.

PHẦN BẢY

Thủ tướng (1991)

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN