Xuyên Qua Ngàn Năm - Chương 31: Nuôi ngọc
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
47


Xuyên Qua Ngàn Năm


Chương 31: Nuôi ngọc


Sáng hôm sau, khi ông Ba cầm theo thùng gỗ đi ra giếng thăm ngọc, từ xa đã trông thấy trưởng tử tộc xuất hiện ở đó tự lúc nào và đang mò tay vào giếng nước vọc ngọc của ông, không nhịn được ông Ba lớn tiếng phàn nàn: “Cẩn thận đấy! Nếu lần này mà vẫn bị chết hết, tôi không làm nữa đâu…” 

Chữ “nha cha nội” ông Ba thắng lại kịp. Hừ một tiếng rõ to trong bụng, hình như anh ta và ông không hợp rơ lắm, chỉ cần nhìn thấy mặt không cần làm gì là ông đã thấy ghét, bản thân ông cũng không hiểu nổi vì sao mình lại khó ở như vậy, giống như anh ta thiếu nợ ông từ đời kiếp nào. 

Bước lại gần giếng ông Ba cũng thò tay vào vớt ngọc lên xem, xem xong thì thả vào thùng gỗ đang để bên chân, lại vớt một con ngọc khác lên xem tiếp, xem rồi thả, thả rồi lại xem hơn chục con như vậy, ông Ba cáu kỉnh quăng luôn con ngọc đang cầm trên tay vào thùng gỗ nghe cái cộp, quyết định không xem nữa. Ông cảm thấy nản hết sức, tại sao vẫn chết? Đứng vò đầu bứt tai cả buổi, ông Ba hằn học quay sang chất vấn người bên cạnh:

“Trưởng tử tộc à! Những con ngọc này tôi yêu cầu anh bắt ở ao, hồ, sông, suối, anh có cho mọi người bắt đúng chỗ không vậy? Có khi nào anh truyền đạt mệnh lệnh không rõ ràng, nên người của anh không hiểu lại bắt dưới biển cho tôi không? Hai con này nhìn tuy giống nhau, nhưng môi trường sống hoàn toàn khác nhau đấy.”

Bình An Lộc cũng không thèm để ý đến tính tình nắng mưa thất thường của ông Ba, chỉ nhàn nhạt lên tiếng: “Mấy con ngọc này tuy nhìn giống những con dưới biển, nhưng kích thước nhỏ hơn rất nhiều không nhầm được, từ xưa đến nay cũng chưa từng thấy có ngọc thể nên chúng tôi không hề quan tâm đến chúng, và cũng chưa từng thấy có viên tròn tròn gì, chỉ có anh Ba đây yêu cầu tôi mới cho người đi tìm và bắt chúng cho anh.”

Ông Ba nghe xong giận muốn nổi sảy, từ xưa đến nay chưa từng có thứ gì bên trong, thế mà từ đầu anh ta không nói rõ. Khi ông hỏi ở đây có con nào giống con ngọc ngoài biển nhưng lại ở trong ao, hồ, sông, suối không? Anh ta nói có. Khi ông hỏi tiếp bên trong chúng có ngọc thể hay một viên nhỏ tròn tròn màu ngà hoặc trắng gì đó không? Anh ta không nói có cũng chẳng nói không, chỉ trả lời không biết. 

Báo hại ông cứ đinh ninh là vì con ngọc ngoài biển đã hiếm ngọc thể thì những con này chắc cũng hiếm có ngọc trai, cũng có thể hai con chính là một. Ông cũng rất muốn biết khi nghiền chúng thành bột, thì thành phần ngọc thể ở nơi này khác gì với ngọc trai hiện đại khi ông cấy thành công, nên rất có hứng thú muốn nghiên cứu sâu hơn. Chỉ vừa mới bắt đầu đã thấy sai đủ thứ, đã vậy con này không có ngọc thể mà cũng gọi nó là con ngọc chi vậy, rất dễ gây hiểu nhầm đấy, thật là tức muốn xì khói.

Mà nghĩ tới nghĩ lui tất cả cũng do ông mà ra, đã dốt mà còn bày đặt học đòi cấy này cấy nọ, bản thân đang sống ở thời không khác, nhưng mãi vẫn không chịu hiểu là các con này không phải là con trai ở hiện đại, đã ngu mà còn lì thì giận được ai tức được ai đây. Không những thế lại còn tính toán, muốn nhân cơ hội tìm ngọc trai để làm nguyên liệu trong các vị thuốc ông đang thiếu, không có ngọc trai thì lại đánh chủ ý lên ngọc thể. 

Cảm thấy đuối lý vì chẳng còn gì để đổ thừa hay bào chữa, cũng không thể cứ vuốt râu hùm mãi được nên ông Ba thở dài một hơi rồi lí nhí lên tiếng: 

“Xin lỗi trưởng tử tộc, gần đây bị căng thẳng quá, cũng đừng trách tôi ăn nói hàm hồ. Nếu từ xưa đến nay những con này không có ngọc thể, cũng có thể do đặc tính tự nhiên của chúng, nếu như không có con nào sống thì thôi từ bỏ để không mất thời gian, trưởng tử tộc cho người chuẩn bị rồi chúng ta quay về Phủ cấy mấy con ngọc ngoài biển…”

Ông Ba đang nói ngon trớn thì bị Bình An Lộc cắt ngang, anh ta đưa con ngọc vẫn được cầm trên tay từ nãy đến giờ qua cho ông xem, lời ít ý nhiều lên tiếng: “Sống”

Ông Ba: “…” 

Con bò nó chứ! Rất muốn chửi bậy vào mặt anh ta, từ sáng đến giờ bị quay như chong chóng, muốn trả thù ông hay gì? Đàn ông đàn ang gì mà sân si quá vậy hả? Đúng là không hợp rơ thì rất khó làm việc cùng nhau mà.

Ông Ba buồn bực nuốt cục tức vào bụng, cũng không cầm lấy con ngọc mà xoay người nhìn xuống giếng, trên mặt ông bây giờ có thể ví như cái bảng màu sắc thái, với hàng tá biểu cảm nhìn thôi cũng thấy khó ở. Để không tỏ ra thất lễ chỉ có thể quay lưng đi, thật muốn thể hiện mà không cần che giấu. Ông Ba thọc mạnh hai tay xuống nước nhấc sọt gỗ lên để luôn dưới đất, bắt đầu ngồi lựa con sống thì để lại, con nào chết thì quăng vào thùng, không thèm quan tâm gì đến xung quanh nữa. 

Bình An Lộc liếc nhẹ ông Ba một cái, miệng khẽ nhếch, cũng bắt chước đi qua giếng nước khác, cúi người nhấc sọt gỗ lên đem về để kế chân ông Ba, bản thân cũng chen chúc ngồi sát rạt một bên lựa. Ông Ba hừ hừ trong bụng nhích chân sang một bên, cảm thấy vẫn còn gần ông lại nhích cái mông tránh xa thêm chút nữa. 

Hai người lựa chưa được bao lâu thì đã xong, nhìn hai sọt ngọc trước mặt ông Ba thở dài nhẹ nhõm, quyết định thay đổi số lượng cấy thật là chính xác, tuy tỉ lệ sống chưa được tới phân nữa, nhưng dù sao có sống vẫn hơn là ngủm hết. Ông Ba mỉm cười lẩm bẩm: “Cuối cùng cũng chịu sống.” 

Quay đầu qua người bên cạnh định chia sẻ niềm vui, nhưng khi nhìn thấy vẻ mặt của trưởng tử tộc, đã biết con ngọc sống là dấu hiệu tốt mà vẫn bình thản như không có chuyện gì, ông Ba cụt hứng phan ngang không khí cho nó hợp với nét mặt của anh ta.

“Hôm nay chúng sống không có nghĩa là ngày mai chúng còn sống, vì giai đoạn này con ngọc còn rất yếu và đang trong quá trình dưỡng thương nên rất dễ bị chết. Chúng ta sẽ đem con ngọc ra suối nuôi dưỡng tiếp khoảng hai mươi ngày, phải đến thăm và kiểm tra thường xuyên, nếu có con chết thì loại bỏ ra ngoài cho môi trường nước được sạch tránh ảnh hưởng đến những con khác. 

Nên lựa chọn nơi dưỡng cho con ngọc thật yên tĩnh và thoáng mát, nếu con ngọc vượt qua được giai đoạn này thì xem như chúng đã tạm ổn. Lúc đó chúng ta lại phải tìm một nơi khác có hồ nước sâu hơn, lớn hơn để nuôi chúng và ngồi chờ điềm lành. Mấy con này thì tôi không hy vọng gì cả, chúng có thể sống được đến năm sau hay không vẫn còn là một ẩn số, mà nếu có sống thì cũng chưa chắc có gì để mong đợi, vì bản thân chúng sống trong tự nhiên cũng không có gì quý giá ở bên trong. 

Cấy những con ngọc ngoài biển, thì có thể hy vọng nhiều hơn một chút, quy trình cấy và dưỡng cũng giống như những con này. Nuôi càng lâu ngọc thể càng lớn, nếu muốn lấy ngọc thể sớm thì chừng hai hay ba năm cũng có thể vớt lên được rồi. 

Mà nếu như có ngọc thể cũng chưa chắc có thể đem tuổi thọ đến cho mọi người, việc chúng ta đang làm là cưỡng chế đi ngược lại với tạo hóa của thiên nhiên, nếu may mắn có ngọc thể chỉ nên dùng trao đổi vật chất thôi, nếu muốn dùng cho cơ thể người phải để tôi kiểm tra đã.

Và tôi xin nhắc lại một lần nữa, việc có ngọc thể hay không thì không chắc chắn đâu nhé! Bản thân tôi cũng không tin tưởng lắm vào tay nghề của mình, vì đây là lần đầu tiên tôi cấy con ngọc này. Đừng hy vọng quá rồi lại thất vọng, tôi không chịu trách nhiệm đâu. 

Nói tới nói lui thì cũng là chuyện của tương lai, muốn biết kết quả thì phải chờ đợi khá lâu, tận đến vài năm sau, nên việc phải bỏ ra nhiều công sức, thời gian, của cải là điều không tránh khỏi, mà kết quả thu được lại rất hên xui nên anh phải chuẩn bị tinh thần. 

Nhưng trưởng tử tộc à! Sống trên đời cũng nên mạo hiểm, chúng ta chưa thử sao biết sẽ thất bại hay thành công, sợ thất bại mà không làm sau này lại thấy hối tiếc, ai muốn tới đích cũng đều phải bỏ công đi mà.” 

Nói xong chờ hồi lâu vẫn không nghe được một âm thanh gì, ông Ba ngứa họng muốn kiếm chuyện hết sức: Ít ra cũng trả lời một tiếng ừ hay không ừ, để còn biết là có nghe ông nói nãy giờ hay không chứ! Im lặng như thế là có ý gì, không có lịch sự gì hết, người gì mà kiệm lời quá vậy hả, lúc ông đây làm việc sao không kiệm như vầy cho ông nhờ. 

Bình An Lộc vẫn còn đang suy nghĩ đến câu nói cuối của ông Ba, bản thân như được khai sáng, cảm thấy thông suốt một số điều còn đang lấn cấn ở trong lòng. Ông Ba tất nhiên là không biết, cứ tưởng anh ta phớt lờ mình nên càng nghĩ càng bực bội, đứng dậy ôm hai sọt gỗ để lại vào giếng nước, quăng lại một câu: “Đi theo tôi.”

Nói xong ông Ba quay lưng đi luôn một hơi lười mở miệng tiếp, cũng không thèm nói là đi đâu và làm gì. Ông Ba dẫn trưởng tử tộc cùng đi tìm hồ nước nhỏ làm nơi dưỡng con ngọc, bắt đầu từ thác nước di chuyển theo dòng chảy, tìm ở những vị trí nằm sâu trong lùm cây hay hốc kẹt trong núi, những nơi tránh xa tầm mắt của mọi người càng an tĩnh ít người qua lại càng tốt. 

Tìm mãi từ sáng đến gần trưa mới ưng ý được một chỗ, hai người quay lại giếng nước, mỗi người một sọt cẩn thận nâng lên, nhẹ tay nhẹ chân di chuyển từng bước nhỏ đến nơi dưỡng mới. Sau khi phi tang xong những con ngọc chết, thì cũng đã lố giờ cơm trưa. Hai người quay lại thác nước, đã thấy được bày biện sẵn mọi thứ, chỉ chờ họ về là cùng ăn cơm. 

Khi thấy hai người xuất hiện từ xa, Ngọc Mai cùng Nhất thiện đã đem cháo đi hâm nóng lại, món ăn trưa hôm nay Ngọc Mai nấu theo khẩu vị của ông Ba, vì mấy ngày nay nhìn ông vô cùng mệt mỏi nên Ngọc Mai nấu cháo gà xé phay bồi bổ cơ thể cho ông.

Ăn xong ông Ba nói với trưởng tử tộc, kêu mọi người đánh rửa sạch sẽ mấy cái giếng nước đã dùng để tạm con ngọc, rồi hứng nước mới vào để sẵn. Ông cùng trưởng tử tộc đi xem dưới suối còn bao nhiêu con ngọc, tranh thủ trong vài ngày cấy cho hết, để kịp nuôi chung với mấy con ngọc sống trước đó, không để chúng cách quá xa ngày với nhau. 

Mấy ngày tiếp theo việc thăm ngọc đều để trưởng tử tộc tự lo, ông Ba thì chăm chỉ ngồi cấy tiếp, lúc cấy xong không có trưởng tử tộc, thì ông Ba tự di chuyển con ngọc ra các giếng nước vừa mới được đánh rửa xong, nếu có anh ta thì ông sẽ ngồi một chỗ rất vui vẻ mà sai bảo. Điều ông Ba không ưa nhất khi trưởng tử tộc kè kè một bên, đó chính là anh ta cứ nhìn chằm chằm vào bộ kìm đa năng của Ngọc Mai khi ông buông xuống để trên bàn.

Đây là của hồi môn của con gái ông đấy, không phải bộ dao đa năng chỉ có mấy món của ông đâu, bộ này mười mấy món lận đấy, xài ngon hơn đấy. Một lần bị mất trộm mười năm sợ bị rình là cảm giác lúc này của ông Ba, cái nhìn tìm tòi nghiên cứu của trưởng tử tộc trong mắt ông Ba chính là cái nhìn tìm cách lấy trộm. 

Bất cứ lúc nào khi ông Ba vừa buông kìm xuống, Bình An Lộc đều sẽ tranh thủ, vừa nhìn vừa nghiền ngẫm nhớ thật kỹ rồi về vẽ ra, vì cái thứ này rất nhiều món, vừa mới nhìn thấy món này chưa kịp nhớ đã thấy xuất hiện thêm món khác. Bình An Lộc chỉ nhìn và nhớ thôi cũng muốn sứt đầu mẻ trán, chẳng còn để ý được gì đến khung cảnh xung quanh nên quên bẵng luôn ông Ba. Cái nhìn chằm chằm của anh ta vô tình làm ông Ba càng ghét tợn.

Tranh thủ thời gian chờ con ngọc phục hồi sức khỏe, ông Ba cùng với trưởng tử tộc đi tìm một hồ nước không lớn cũng không nhỏ và có độ sâu vừa phải, cũng đạt được tiêu chí như an tỉnh, hẻo lánh, tránh xa tầm mắt của mọi người. Tìm mãi, cuối cùng ông Ba chọn chỗ mà trai đẹp của Ngọc Mai thường tắm để nuôi con ngọc. 

Sau mấy ngày theo dõi thì mực nước ở hồ này đặc biệt luôn duy trì ổn định, mỗi hai giờ ông Ba sẽ lặn xuống kiểm tra nhiệt độ một lần, xem có thích hợp với điều kiện nuôi con ngọc hay không, rất may mắn là môi trường, mực nước, nhiệt độ, khí hậu nơi này hầu như hội đủ mọi điều kiện. 

Ở hiện đại mọi người cho con trai vào lồng tre hay túi lưới, nuôi lồng bè nổi hoặc phao dây thì ở đây ông ba yêu cầu làm túi vải, thiết kế cũng như túi lưới để bỏ con ngọc vào. Ông cũng yêu cầu làm bè gỗ, nhưng lại đóng cọc và buộc dây để cho bè gỗ đứng chết một chỗ dưới nước, tránh người phía trên vô tình phát hiện được. Vì mực nước luôn duy trì ổn định, nên cũng không sợ ảnh hưởng đến con ngọc.

Sau thời gian hơn hai mươi ngày nuôi dưỡng, may mắn chỉ có vài con bị chết, nhìn những con còn sống khỏe mạnh trong sọt gỗ ông Ba thật vui vẻ. Lấy túi vải bỏ con ngọc vào, trong lúc bỏ ông lật ngược con ngọc lên, để chúng không di chuyển chân mà ảnh hưởng đến ngọc thể, làm tới đâu ông lải nhải tới đó cho trưởng tử tộc đang ngồi bên cạnh nghe. Bỏ xong hết các con ngọc vào túi vải, ông bắt đầu buộc từng túi lại với nhau tạo thành nhiều bậc thang dài.

Làm xong đâu vào đó, ông Ba để các túi vải có con ngọc lại vào sọt gỗ, rồi hai người nhẹ nhàng nâng từng sọt ra hồ nước. Lặn xuống, treo hết các túi vải lên bè gỗ. Sau khi lên bờ Bình An Lộc thắc mắc hỏi: “Chúng ăn gì để sống?” 

“Ăn tảo lục, loại tảo đó tự sinh ra trong môi trường chúng sống, nên chúng ta không cần lo đến thức ăn. Việc bảo toàn bí mật trưởng tử tộc tự lo đi nhé, xong việc rồi chúng ta đi về thôi.” 

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN