Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt - Chương 115: Bàn tay hắc ám
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
9


Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt


Chương 115: Bàn tay hắc ám



Lão sư lại đăm chiêu nhìn vào sách quyển, ông đọc đi đọc lại như nuốt từng chữ một trên trang giấy quyển này. Ông đọc đến xuất thần, cẩn thận một cách vô bì.

– Hai bức thư tín này con nghĩ sao?

Người thanh niên vội gạt ý nghĩ của minh qua một bên mà cẩn thận suy nghĩ.

– Bức thư tín của Tự Đức cho thấy Tự Đức và Trần Quang Diêu có quan hệ rất mật thiết, có lẽ trong bức thư còn có ám hiệu gì đó mà người ngoài khó có thể nhận ra. Tuy rằng ngắn gọn, dễ hiểu nhưng chính vì thế bên trong bao hàm được sự tin tưởng của Tự Đức cho Quang Diêu. Đây là một điều đáng suy nghĩ, vì với tình cảm này Vạn Ninh có thể làm ra rất nhiều chuyện nếu Tự Đức bị tổn thương. Điều này cũng đã được chứng thực trước đây khi họ Trần ám chỉ sẽ đem binh thảo phạt Huế nếu Tự Đức bị gia hại. Thái độ của Vạn Ninh là cực kì cản trở chúng ta. Còn bức thư tín thứ hai gửi từ Quang Diêu cho Tự Đức thì thể hiện rõ ràng tên này không nghe lọt tai bất kì lời nào của Tân Tri hay họ Đoàn, Tôn. Nhưng chỉ vài lời của Tự Đức thì hắn có thể dốc hết tâm can.

Nghĩ một chút tên thanh niên thư sinh lại tiếp lời.

– Nếu như Tự Đức đang đóng một màn kịch thì lần này 5 ngàn binh vào cung dĩ nhiên là ngày tử của Tân Trị cùng Đoàn, Tôn, Nếu Tự Đức lại đăng vị một lần nữa thì chúng ta sẽ khống đốn, một là tư tưởng cải cách của ông ta đã quá rõ. Hai là ông ta đã có cách nhìn về chúng ta. Nhưng nếu Tự Đức thật lòng thì lần này năm ngàn binh vào cung sẽ khiến cho chúng ta bị động vô cùng. Tân Trị cùng Đoàn, Tôn tuy không phải thứ gì nhưng nếu có Tự Đức đứng sau thì rất mệt mỏi. Nói cho cùng vẫn phải hành sự trước khi năm ngàn địa chủ binh vào cung.

Lão giả gật đầu đồn ý, Tân trị đăng cơ cũng đã gần hai tháng rồi, trong thời điểm ngắn như vậy không ngờ Đoàn, Tôn có thể dao sắc cắt thị sấm vang chớp giật thủ vững Tử cấm thành. Rốt cục nhóm người của lão cũng có một lần tính sai một chút, không ngờ Đoàn, Tôn có được đảm lược cùng quyết tâm đến vậy. Đuổi hết cấm vệ quân tinh nhuệ, chỉ để lại ba ngàn nông dân cầm vũ khí. Trong khi đó tổ chức đã sắp xếp đến phân nửa sĩ quan của cấm vệ quân Long Võ “thuần phục” Tân Trị cùng Đoàn, Tôn. Vậy mà lũ này không chút thương tiếc mà đuổi hết những người này ra vòng ngoài Tử Cấm thành.

Điều này chỉ có một lý giải duy nhất đó là Đoàn, Tôn nắm được thông tin mong manh về thế lực sau lưng thao túng họ trong vô hình. Chính vì thế tron cung chỉ còn lại hai người anh em của Đoàn Hữu Trưng thống lãnh ba ngàn nông dân. Bên ngoài thì có hai anh em còn lại của Tôn Thất gia nắm Kinh quân. Nhưng Kinh quân vốn là một tổ chức rất lớn, không một nhà nào có thể nắm trọn vẹn. Tổ chưc của họ cũng nắm được bốn phần, Tự Đức thực tế là nắm được nhiều nhất nhưng ông ta bị đục khoét nền tảng Kinh quân nên thành ra số lượng thực sự sống chết vì Tự Đức cũng cỡ ba thành. Nhưng ba thành này lúc hiện nay không dám động vì Tự Đức còn nằm trong tay Tân Trị cùng Đoàn, Tôn họ sợ ném chuột vỡ bình. Hai anh em nhà họ Tôn tuy mang danh Đại Thống Lãnh cùng Phó Thống Lãnh Kinh quân, nhưng thực tế họ chỉ có thể khống chế được 1 phần mà thôi. Phần còn lại của Kinh quân là lẻ tẻ các thế lực khác chân trong chân ngoài quan hệ mà khống chế.

Tất nhiên về mặt cơ bản thì sự khống chế đó chỉ lộ ra khi có biến sự, còn khi bình yên thì bố đứa nào dám vỗ ngực nói mình có thể khống chế Kinh quân. Chẳng nhẽ ngươi ngại sống quá lâu, thế nên khi Tự Đức đang vững chắc ngai vị thì 100% Kinh quân phải nghe theo điều phối của ông ta. Nhưng khi lúc này đây tình thế biến loạn thì Kinh quân 7 vạn sẽ tan đàn sẻ nghé, mỗi người chông ngóng một phương, chờ xem thế cục sáng tỏ.

Đến trọng quan triều đình lúc này còn cáo ốm nằm nhà mà xem tình hình, vậy nên đây thành trào lưu chung của Huế triều lúc này. Nói thật có ít người đặt hi vọng vào tân triều của Tân Trị cùng Đoàn, Tôn. Họ nghĩ nhóm này sẽ khó tồn tại lâu nên không dại mà đầu nhập vào. Đến cả Diêu thiếu cách xa ngàn dặm cũng có nhận định này đấy.

Chính vì lý do này nên Kinh quân 7 vạn chỉ có một thành là ngả theo tân triều Tân Trị cùng Đoàn, Tôn. Nhưng được cái 1 thành người này lại là người dễ khống chế nhất. Đơn giản đó là họ thật thà, chất phác, thần kinh thô to như sợi đũa. Trong thời gian này mà dám ngả bài theo Tân Trị cùng Đoàn, Tôn đó thì chỉ có một là siêu thông minh có thể tự tin rằng minh tuyên đoán được tương lai, hai chính là đầu óc có bệnh. Nên gần vạn người Kinh quân theo Tân Trị cùng Đoàn, Tôn lúc này phần lớn là não hơi có chút tàn. Nhưng chính vì vậy mà khống chế họ, điều khiển họ sẽ dễ hơn.

Thành thử ra trong thời gian ngắn thì Tân Trị cùng Đoàn, Tôn có đến 1 vạn nhân mã, bảo vệ chặt vòng ngoài và vòng trong Tử Cấm Thành. Trong này có 400 tay súng “Tây”. Nhắc đến súng Tây thì Đoàn, Tôn nhận thức được sự quan trọng của nhà máy nên có phái tới 3 ngàn Kinh quân thiện chiến nhất của họ để bảo vệ.

Vì không có sắt luyện tốt nên năng sất của nhà máy Đại Nam rất kém. Hai tháng vừa qua họ cũng chỉ có thể cấp thêm cho tân Long võ quân 100 thanh súng mà thôi.

Nói qua một vòng để có thể thấy được Đoàn, Tôn hai người hành động quá bất ngờ khiến cho thế lực trong bóng tối trở tay không kịp, Tình thế biến hóa nên họ phải tập trung lực lượng, cùng mất thời gian thương lượng, giao dịch lợi ích cùng các nhóm khác để đảm bảo thắng lợi và an toàn.

Nhưng tình thế có biến, nếu năm ngàn quân nhập cung thì quả thật lực lượng 3 thành Kinh quân của họ và cộng thêm một số thế lực nhỏ dạy không được sóng. Nếu là như vậy thì với bất kì tình huống nào thì đón chờ họ sẽ là đả kích vô cùng trí mạng khi Tự Đức tức giận trả thù.

Vậy nên người thanh niên kia nói không sai, cho dù Tự Đức đóng kịch hay không họ phải hành động, chẳng qua là phương pháp hành động khác nhau mà thôi.

Lão giả gật đầu nói:

– Nếu vi sư đoán không sai thì dù Tự Đức có đóng kịch hay không thì hắn cũng sẽ chờ 5 ngàn quân bí mật nhập Kinh rồi sẽ tiến hành thanh tẩy. Hướng đi của năm ngàn đại chủ binh phải hết sức chú ý. Lúc này Thái Nguyên và Vạn Ninh con vẫn cho người quan sát kĩ chứ.

– Dạ vâng thưa lão sư, hai nơi này quả thật khó có thể tới gần mà lọt vào trung tâm, nhưng quan sát từ xa thì có thể. Ở Thái Nguyên trong đại chủ binh chúng ta có hai con chuột chúng đã báo tin về là Trần Văn Vân đã tới Thái Nguyên và trở thành lãnh binh của nhóm quân này. Lúc này địa chủ binh đang điên cuồng tấn công Phú Bình phủ cùng Thái Nguyên phủ. Còn về Vạn Ninh thì Quang Cán vẫn như lệ thường dẫn tầm một ngàn binh đánh Cát Bà đảo. Nói chung là họ không có ý đồ tiêu diệt quân Lê Duy Phụng nơi đây, dường như vẫn giữ thái độ ủng binh tự lập.

Lão giả vuốt vuốt chòm râu bạc:

– Trần gia tuy nghe lời Tự Đức nhưng cũng muốn có được quyền tự chủ trong giới hạn. Việc dùng địa chủ binh đánh mạnh Phú Bình vào lúc này có thể là hai nguyên nhân, thứ nhất đó là chướng nhãn pháp sau đó bí mật chuyển hướng, con phải theo dõi cẩn thận. Thứ hai đó là tên họ Trần muốn trước khi giao ra đại chủ binh thì phải tận lực sử dụng một chút trong thời gian ngắn chiếm Phú Bình phủ cùng Thái Nguyên phủ. Dù thế nào con cũng phải cẩn thận theo dõi.

– Lần này 5 ngàn binh vào triều lại là cơ hội tốt của chúng ta, chỉ cần năm ngàn binh kia động hướng nam thì ngay lập tức loan tin Vạn Ninh cần vương. Đến lúc đó sẽ đại loạn, không thiếu lực lượng sẽ nghe theo hướng gió mà hành động. Chỉ cần một mồi lửa nhỏ thì sẽ bùng cháy, số Kinh quân ủng hộ Tự Đức sẽ không ngồi yên, cộng thêm số Kinh quân chúng ta khống chế đủ đả bại Tử Cấm dễ dàng. Quan trọng nhất là Tự Đức và Tân Tri đều phải chết trong loạn quân. Tay chân phải sạch… phủi hết mọi liên quan. Đừng để cho Vạn Niên thành chó điên mà cắt tung hết thảy.

Thanh niên nhân rung động, quả thật vấn đề này hắn chưa nghĩ tới, chỉ nghĩ đến việc làm sao tụ tập binh lực công phá Tử Cấm Thành mà thôi. Không ngờ còn có thể lợi dụng việc năm ngàn địa chủ binh nhập cung theo cách này. Đúng là gừng càng già càng cay, Thanh niên nhân vội vã hành lễ cung kính không thôi.

– Đệ tử cẩn tuân pháp chỉ.

Không ngờ cái lão già nhìn hiền lành như lão nông bên nhà này lại là người đứng đầu của bàn tay hắc ám đang khuấy đảo Đại Nam đế quốc. Tổ chức này hùng mạnh đến độ bản thư gửi của Diêu thiếu và Tự Đức cơ mật đến vậy mà họ cũng nhìn ra. Thông tin trong cung cấm của Kinh sư thì lại như hậu hoa viên nhà họ vậy. Tổ chức này quả thật là khủng bố vô cùng.

Quay lại với Thái Nguyên và Vạn Ninh tình hình thì lúc này Hạm đội Phổ quốc nằm yên trong cảng Vạn Ninh. Người cầm 2 triệu £ tiền séc của Ngân hàng hoàng gia Anh đã ba chân bốn cẳng té về mẫu quốc. Hạm Đội Phổ thì tích cực luyện tập giao lưu cùng hạm đội Vạn Ninh vì họ biết rằng trong tương lai khong xa thì chắc chắn họ sẽ phải bắt tay nhau mà cùng hợp tác chiến đấu. Cả hai bên đều học được rất nhiều điều. Hải quân Phổ không mạnh nhưng dù sao họ cũng là nước tân tiến hơn, học hành hệ thống hơn nên Vạn Ninh Hải quân được lợi rất lớn. Đồng thời người Phổ cũng rất khâm phục ý trí, sự chăm chỉ, nghiêm túc cũng như tinh thần học hỏi của người Việt. Lúc này đây họ là bạn bè, bằng hữu thân thiết và chiến lược.

Herbert von Bismarck sau khi thương thảo cùng Diêu thiếu thì quay về Vạn Ninh với hạm đội Phổ để chuẩn bị chuyến đi tiếp nhận nơi gọi là Koh Kong. Koh Kong là tên người bản địa Cam Miên đặt cho miền đất hứa của người Phổ, nhưng tên chính thức của nó trên bản đồ Đại Nam là phủ Khải Lâm thược Trấn Tây. Herbert von Bismarck vốn là nhà ngoại giao chính trị nhưng về quân sự anh ta không có hiểu nhiều. Chính vì thế khi quay lại hạm đội Phổ tại Vạn Ninh thì anh ta tụ tập các sĩ quan và nói về kế hoach trên. Nhưng người Đức là người làm việc bằng khoa học và lý trí, họ rất thiếu tính mạo hiểm. Chính vì lý do này mà họ phủ định việc tiếp quản Koh Kong trong một tháng thời gian.

Các sĩ quan Phổ yêu cầu nhân viên mang hai triệu £ về nước thì lập tức thông báo tăng viện cho nhánh Hải quân này tại Vạn Ninh. Thứ họ yêu cầu là xi măng, dây truyền sản xuất xi măng và Pháo đại bác. Nhưng không phải là đại bác tầm thường mà là những siêu đại bác dùng để phòng thủ bờ biển Koh Kong, hay nói dúng hơn là phòng thủ Vịnh Chhak Khampong. Vịnh này là một vùng biển ăn sâu vào đât liền tạo thành một cái bát hình thù. Hai bên rìa ngoài của Vịnh nhô ra rất thich hợp bố trí siêu đại bác phòng thủ.

Các sĩ quan hạm đội hải quân Phổ e ngại quân Pháp sẽ can thiệp vào Kph Kong, điều này có thể là thực tế cần lo lắng. Nếu là đánh nhau trên bộ thì người Phổ chả e ngại ai cả, nhưng mà trên biển hai chiến thì họ rõ là yếu thế hơn khi không có đại hạm. Chính vì lý do này mà các sĩ quan cần có siêu đại bác để hỗ trợ bảo vệ Vịnh. Phải nói người Đức làm việc ổn trọng và khoa học. Diêu thiếu cũng đồng ý cách nghĩ này, và tất nhiên hắn cũng đặt mua vài dây truyền xi măng cùng siêu pháo cho Vạn Ninh. Vậy là kế hoạch tiếp quản Koh Kong phải lui lại sấp xỉ 3 tháng và chờ viện quân.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN