Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt - Chương 173: Vạn Ninh hướng đi
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
16


Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt


Chương 173: Vạn Ninh hướng đi



Điều tra sâu, đào kĩ có khó không khi mà đối phương đã quyết định thả mồi và thính. Nguyễn Văn Duy rất nhanh điều tra được nhà họ Trần tại Hà Tĩnh đã viện trợ cho nhà họ Bùi không biết bao nhiêu lần trong quá khứ. Nhiều đến độ có thể lập được một quyển lịch vạn niên. Số lượng mỗi lần thì cũng không bao nhiêu nhưng cộng tổng số lại thì là một con số khổng lồ khiến Tự Đức nhìn mà kinh hãi vạn phần. Quan trọng nhất đó là lần gần đây nhất hai nhà liên hệ lại cách chính biến tại kinh đô Huế vào tháng hai có vài tuần mà thôi.

Kể đến đó là cậu của Diêu thiếu là Bùi Khang, vấn đề là lần này Cán ca cũng dúi cho em vợ năm ngàn lạng bạc, lão già này vẫn có tình nghĩa khá lớn với nhà ngoại. Tất nhiên số tiền ủng hộ “ tổ chức” này được ghi chép cẩn thận trong sổ sách của nhà họ Bùi. Diêu thiếu trong chuyện này quả thật hơi quá chủ quan. Hắn không hề có liên hệ gì về tổ chức dư đảng “tây sơn” chạy ăn từng bữa và tổ chức “bàn tay lớn” kia cả. Hai tổ chức này về mục đích, cấu trúc, và tính chất là hoàn toàn khác nhau. Không ai có thể liên hệ họ vào làm một cho được.

Bằng chứng như thép,nhất là lần ủng hộ cuối cùng lại rất gần với cuộc đảo chính của đội ngũ bí mật kia. Còn việc tại sao nhà họ Trần không tận dụng cơ hộ đó mà hốt gọn cả hoàng tộc thì vẫn là câu hỏi lớn. Nhưng trong ban phụ chính có nhiều ý kiến cho rằng họ Trần nhận thấy “thời cơ” không đủ, khó nhận được “ủng hộ” của toàn bộ Đại Nam nên chưa có ra tay đến cùng. Lý do này khá miễn cưỡng nhưng lúc này thì ai có thể quan tâm. Bằng chứng, nhân chứng, lý lịch, cả lý do đều có cả rồi.

Phạm Phú Thứ ra sức bảo vệ cha con họ Trần nhưng một người lực mỏng ông đành từ quan về quê. Tát nhiên là Tự Đức rất “sẵng lòng” phê chuẩn. Nếu không sợ thế lực họ Trần tại miền bắc quá mạnh thì có lẽ Phạm Phú Thứ không chỉ bị cách chức bình thường như vậy mà lên đoạn đầu đài rồi.

Đúng lúc này thì Trương Đăng Quế tổng Đốc nhị tỉnh Hải- Hưng ( Hải Dương- Hưng Yên) “may mắn” trốn được về kinh đô Huế và tin tức mà hắn báo lên chính là: “ Trần gia muốn xưng Vương, họ tự động tấn công Hải Dương, Hưng yên khiến cho Trương Đăng Quế không thể tổ chức chống Pháp cho được nên mới bị bắt”

Và Trương Đăng Quế cũng nêu ra một suy đoán có thể Trần gia đã thỏa thuận cùng người Pháp và không tiến đánh qua Sông Hồng để cho người Pháp rảnh tay xuôi Nam tiêu diệt Huế.

Tinh tức này chính là một quả đạn tạc ném vào thẳng bàn hội nghị. Tinh tức cũng chẳng dấu được bao lâu, kinh đô Huế hòng người bàng hoàng rối loạn. Tiếp theo đó là tin Tôn Thất Giác bại trận truyền về. Nhưng quần thần Huế lại không lo lắng mà thở phào một cái. Nếu Tần Văn Vân liên hợp Trần gia phụ tử đánh bại quân Pháp thêm một lần nữa nối liền bảy tỉnh phía bắc cùng Thanh Hóa, Nam Định, Ninh Bình và Hà Nội thì toàng bộ miền bắc là của họ Trần rồi. Thêm vào đó uy vọng của họ là sẽ lớn vô cùng trong dân chúng Bắc Kỳ. Chính vì vậy thu lại binh quyền của Trần Văn Vân là đúng, co thua một trận nhỏ cũng không sao.

Tự Đức nghe thấy tin báo tổng hợp lại thì tức giận bừng bừng, đang bệnh nặng mà cũng bật dậy viết một bức chiếu thư gửi ra bắc, kèm theo đó là hai quyển gia phả họ Trần và họ Bùi. Tất nhiên đường biển bị phong tỏa nên tin tức chỉ có thể vòng theo đường Ai Lao vào Hưng Hóa sau đó là Tuyên Quang rồi đến Thái Nguyên. Một đội quân biệt kích gần 300 người của Huế được trang bị tận răng để thực hiện nhiệm vụ này. Con đường này là con đường không thông, cần phải vừa đi vừa đánh đả nên cần một đội quân lớn như vậy để đưa thư. Ai Lao tuy nói là Đại Nam thuộc địa, nhưng nơi này rất loạn, phỉ tặc khắp nơi, đường đi khó khăn khắp nơi là rừng núi chưa khai phá. Hưng Hóa lúc này lại càng là man hoang chi địa, đồi núi chập trùng. Các làng Bản của người Dân tộc Mèo, H’mong, Tày, Thái đều có vua riêng của mình và gần như là tự trị. Tuyên Quang lúc này cũng không khác là bao cả.

Bức thư cùng hai quyển gia phả sau một đường vòng lặn lội xa đến 1500 km cũng đến được Vạn Ninh. Lúc này Diêu thiếu đã giao lại chiến trường xây dựng phòng thủ bờ sông hồng cho ba tên sĩ quan là đại tá Trần Văn Võ, đại tá Trần Chiến, Trung Tá Trần Văn Biện. Ba người nay chỉ đạo ba cánh quân tại Khiến Xương, Hưng Yên, Gia Lâm vừa tiến hành phòng thủ vừa xây dựng cơ sở.

Cuối tháng 10, Vạn Ninh đang ăn mừng tưng bừng sau năm tháng vất vả vô cùng thì họ cũng đã hoàn thành đoạn đường ray 140 km nối liền Vạn Ninh và Thái Nguyên. Trong khi cả Vạn Ninh tưng bừng tổ chức ăn mừng và chạy thử nghiệm chuyến tàu hàng đầu tiên trở 90 tấn hàng hóa vào Thái Nguyên thì Diêu thiếu lại mặt mày tím tái mà ném mạnh bức thư của tự Đức cùng hai bản gia phả kia xuống đất. Quang Cán bên cạnh đó thì mặt mày đỏ bừng râu tóc dựng ngược. Cái này con mẹ nó quả là quá thể, Vạn Ninh đã làm gì cho đất nước này thì cả người mù cũng có thể nhìn thấy.

Nếu Vạn Ninh có ý tự lập thì có cần thiết phải năm lần bảy lượt đưa quân cứu viện Huế. Mà xương máu con em Vạn Ninh chảy xuống xong thì họ cũng yên lặng mà rút về Phương Bắc không có tơ hào gì về trung ương. Súng ống, đạn dược, công nghiệp ở Huế là ai phát triển? Nếu Vạn Ninh muốn làm phản thì cần con mẹ nó phí công bơm cho triều đình như bơm gà công nghiệp vậy không? Nên nhớ triều đình đang còn nợ K&R gần 15 vạn lượng bạc chưa có thanh toán đấy. Mà nói đến thuốc nổ viện trợ miễn phí cho triều đình từ Vạn Ninh là con số không tính nổi. Liệu có thằng điên nào muốn tạo phản mà bơm vũ khí, đạn dược, thuốc nổ cùng huấn luyện quân cho triều đình?

Bằng chứng, nhân chứng có thể giả hết, đến cả ngọc tỉ của triều đình muốn làm giả cũng được chứ đừng nói là mấy thứ quỷ này. Quan trọng là trong bức thư này Tự Đức mặc dù không nói gì về chuyện nghi ngờ Trần gia nhưng lại “kể lể” những “ điều tra tại Huế, kết một câu là Tự Đức vẫn rất tin tưởng Trần gia Phụ tử. Nhưng con mẹ nó nếu thực sự tin thì đốt mẹ nó hai cái quyển gai phả bố láo này đi, sau đó là trấn áp dư luận xuống, cần chó gì phải gửi thư, gửi gia phả về Vạn Ninh, bày trò mèo khóc chuột.

Chuyện này quá lớn, hai cha con Trần gia tính không ra được nên cho triệu tập tất cả đầu não của Vạn Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên lại. Những người này có sĩ quan, có các học thức trẻ đã tốt nghiệp đại học Vạn Ninh mà ra làm quan địa phương các nơi trong Thái Nguyên, Quảng Yên và nay là Hưng Yên và Hải Dương.

Diêu thiếu không ngại tình hình mà nói rõ mọi chuyện tại Huế. Hắn rất mong mỏi nghe ý kiến của mọi người. Nếu tình hình quá bết bát thì Diêu thiếu nguyện đánh xong quân thù là giặc Pháp sẽ vác cả nhà ra Hải Ngoại lập nghiệp. Prussian, Australia, Mỹ nơi nào Diêu thiếu chẳng có thể tỏa sáng. Một hạm đội hùng mạnh như Vạn Ninh muốn đầu nhập vào nước nào thì đó chính là vận khí bốc khói của quốc gia đó. Nhất là bộ não của Diêu thiếu đã được toàn thể các chuyên gia khoa học Prussia công nhận. Không nói đâu xa nếu Diêu thiếu chỉ cần ngỏ lời thì Vua Phổ khả năng sẽ cho hắn một cái chức công tước coong coong ngay lập tức.

Diêu thiếu cũng nói thẳng điều này với các quan viên, sĩ quan Vạn Ninh. Hắn dù có bất mãn với triều đình Huế nhưng vẫn yêu nước nồng nàn. Có muốn bỏ đi cũng phải đánh cho xong giặc Pháp. Các trí thức Vạn Ninh nghe xong thì hai hàng nước mắt chảy dòng, bọn họ biết Diêu thiếu là không muốn loạn quốc gia mà bỏ đi tha hương, thà rằng mình chịu ủy khuất cũng không mốn gà cùng một mẹ đá nhau tương tàn. Nhưng đáng ngưỡng mộ nhất đó là trước khi đi thì Diêu soái vẫn quyết tâm đánh đuổi ngoại bang. Không ai bảo ai lúc này trong lòng mọi người thì soái tướng của Diêu thiếu đã tăng thành mức Lãnh Tụ được rồi. Họ quyết định sẽ nghe theo Diêu thiếu, cống hiến 200% sức lực đánh đuổi quân thù sau đó sẽ rời xa quê nhà mà lưu lạc cùng Diêu thiếu, nhân cách của Diêu thiếu đã được mọi người khẳng định.

Quang Diêu, Quang Cán cũng đều xúc động trước tình cảm trân thành của những người đã và đang theo Trần gia bọn họ. Đây là tình cảm thực không có vụ lợi gì, ai cũng biết tha hương lập nghiệp là khó khăn đến nhường nào, nguy hiểm ra sao. Nhưng không mấy ai quan tâm đến vấn đề kia cả. Diêu thiếu đứng đó nước mắt chảy dài, hắn không ủy mị nhưng thứ xúc động từ trong tâm can này làm sao có thể khống chế được đây. Hắn đứng đó gập mình cảm ơn những con người được gọi là “ đồng chí” kia. Quang Diêu cảm thấy được 3 năm qua hắn cố gắng không có uổng công. Ít nhất Đại nam đã có được đà phát triển nhất định, mà những người theo hắn cũng có sựu đánh giá công bằng và cao nhất về Trần gai Phụ tử.

Vậy là Diêu thiếu cũng viết thư đáp trả lại Triều đình, ý tứ đơn giản là t triều đình hãy tin tưởng Trần gia, bọn hắn không có ý tạo phản, những cáo buộc trên chỉ là giả dối, Trần gia sẽ có câu trả lời cho toàn thiên hạ được rõ.

Con đường đã được đả thông do một lần vất vả của 300 tinh nhuệ Huế nên họ mang thư trở về nhanh hơn nhiều. 15 tháng 10 thư phúc đáp của Diêu thiếu đã về đến Huế. Nhưng liệu bức thư trân thành này có làm thay đổi được tình hình không?

Lẽ dĩ nhiên là không rồi, đúng như nhận xét của Diêu thiếu, nếu Tự Đức tin phụ tử Trần gia thì đã cho thiêu hủy hai cái quyển gia phả vớ vẩn, chém đầu hoặc cầm tù Trương Đăng Quế, cộng thêm vào là trấn áp dư luận. Nhưng ông ta đâu có làm như vậy, vì lẽ đó bức thư đầy trân thành của Trần gia thành ra chỉ là một cái rắm không hơn không kém.

Chạy đi chạy lại thư từ hai nơi quá vất vả, tình hình chiến trường thì biến đổi trong chớp mắt. Trong thời gian hơn 6 tuần thì quân Pháp đã đánh cho quân triều đình Huế tơi tả khiến họ phải lui về Phủ Tĩnh gia cố thủ.

Triều định nói là nở quân đến 4 vạn người nhưng thực tế được trang bị súng tốt và lão binh chỉ có hơn 10 ngàn người đang chiến đấu tại Thanh Hóa mà thôi. Số còn lại chính là các tân binh với súng ghẻ mua rẻ từ thương nhân Đức. Số này tất nhiên là có sức chiến đấu nhất định nhưng làm sao có thể như vạn lão binh đang ào ào đổ gục ở Thanh Hóa đây.

Vẫn biết vạn lão binh tại tỉnh Thanh có lực chiến đấu khá mạnh, nhưng chủ tướng của họ giờ đây là Tôn Thất Giác,sĩ quan là thân binh của vị Chuẩn Tướng này. Tôn Thất Giác không tồi, nhưng anh ta lão sao có thể so sánh cùng Trần Văn Vân kinh khiệm tác chiến hiện đại phong phú, thấm nhuần lối đánh du kích chiến, phục kích chiến. Tôn Thất Giác cũng đánh theo lối đánh trên nhưng chỉ là vẽ hôt vẽ da mà khó họa cốt mà thôi. Để đạt được trình độ của Trần Văn Vân thì Tôn Thất Giác còn phải cố gắng nhiều. Chuyện anh ta thất bại liên tiếp tại Thanh Hóa cũng không quá khó hiểu.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN