Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt - Chương 208: Đánh qua biên giới
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
34


Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt


Chương 208: Đánh qua biên giới



Sáng sớm ngày 24 tháng 10, đúng theo kế hoạch dự định hơn 1 vạn 5 ngàn tinh binh bao gồm năm lữ đoàn chính quy tinh nhuệ nhất Thái Nguyên với trang bị tối tân nhất đã mở chiến dịch phản công quy mô lớn chưa từng có tại biên giới phía Bắc thuộc Tỉnh Lạng Sơn đánh vào đất Trung Hoa thuộc tỉnh Quảng Tây.

Năm lữ đoàn này chính là những tinh binh đã trải qua rất nhiều cuộc chiến từ những trận nhỏ như đánh với Lê Duy Phụng, cho đến những trận đánh lới với quân Pháp Thực Dân. Đây chính là lực lượng nòng cốt nhất của Thái Nguyên lúc này.

Trang bị của năm lữ đoàn bộ binh này thuộc vào hạng hiện đại nhất của thế giới lúc này chứ không chỉ nói riêng khu vực mà thôi. Tất cả vũ khí trang bị cho họ đều là súng trường Dreyse M1841 với số lượng đạn vỏ giấy là dường như không giới hạn. Về mặt trang bị cá nhân thì 100% đều có mũ sắt bảo vệ đầu, một số Trung đoàn nhất định cò có trang bị mặt nạ phòng độc hiện đại nhằm đối phó với vũ khí hóa học nếu quân địch có được loại vũ khí trên. Quan trọng hơn cả đó là lúc này với nền kinh tế phát triển của mình thì quân Thái Nguyên đã bắt đầu chú ý hơn tới hệ thống phòng hộ cho binh sĩ. Tất cả binh sĩ đều có được một tấm giáp phòng ngự nơi ngực nhằm che đi vị trí chí mệnh là tim, phổi.

Nói đến tấm giáp này thì cũng cực kì đơn giản, nó chỉ là một tấm thép 255×300 mm dày 3mm nặng 1,1 kg. Nói thật đây chỉ là một tấm thép rất bình thường được tôi với công nghệ tốt hơn mà thôi. Tất nhiên tấm thép này vừa nặng vừa có khả năng chống đạn kém hơn quá nhiều so với giáp chống đạn hiện đại. Nhưng vấn đề ở chỗ lúc này đây sức công phá của súng trường cũng không được như thời hiện đại chính vì thế tấm thép giản dị này có thể giảm bớt sức sát thương rất nhiều cho binh sĩ bị trúng đạn. Ít nhất đó là nếu trúng đạn trực tiếp của súng Minire với khoảng cách 300 m thì tấm giáp này hoàn toàn có khả năng hạ thấp lực sát thương của súng đạn tới 80%. Tất nhiên trong khoảng cách 50m trở lại thì tấm chống đạn này hoàn toàn vô dụng với súng Minire.

Điểm đặc biệt của tấm giáp chống đạn của quân Thái Nguyên đó chính là chúng cơ động và dễ chế tạo vô cùng. Bản chất của chúng chỉ là những tấm thép bình thường kích cỡ hình chữ nhật được bo cạnh thành những đường cong nhằm không gây hạn chế cử động của binh sĩ. Tấm giáp thép này có thể tháo ra hay lắp vào với hệ thống áo giáp may theo lối áo giáp hiện đại bằng vải jean.

Chính vì lý do này chiếc áo giáp chống đạn hiện đại của quân Thái Nguyên cực kì cơ động và thoáng mát. Binh sĩ có thể chọn lựa mặc áo hay tháo ra cất vào ba lô hành quân tùy biến theo điều kiện thích hợp. Diêu thiếu không đi theo hướng bọc giáp toàn thân cho quân sĩ như kiểu kị sĩ thời trung cổ. Hắn chỉ thiết kế chiếc áo giáp theo cấu trúc ba lỗ hiện đại và một tấm thép thay cho tấm cường lực mà thôi.

Chưa cần biết tấm áo giáp này có chức năng mạnh mẽ hay không nhưng ít nhất có được chúng thì tinh thần binh sĩ Thái Nguyên lên cao lắm. Ít nhất họ có thêm một trang bị dựa vào để bảo mệnh, thêm vào đó tấm áo giáp này không hề quá nặng, quâ đội Thái Nguyên với sự luyện tập chuyên cần và vất vả nên thích nghi khá nhanh với sức nặng 1,1 kg của giáp. Từ đây trang bị của quân Thái Nguyên lại có một điểm cực kì khác biệt với binh sĩ của thế giới thời hiện tại.

Đấy chỉ là nói riêng về những trang bị đáng chú ý của quân Thái Nguyên mà thôi. Những đặc điểm khác như dày vải đế cao su, hay thắt lưng, bình nước, lương khô, lựu đạn Dyamite đều là những thứa mà hiếm có đội quân nào hiện tại tại Châu Á có thể theo kịp được họ.

Lần tấn công vào đất Quảng Tây vào rạng sáng ngày 24 tháng 10 quả thật là một lần tổng tiến công vô cùng mạnh mẽ của quân Thái Nguyên với lượng quân tiên phong lên đến 5000 người với 36 thanh pháp Krupp C61 và đến hơn 70 thanh pháo cối M63 của Đại Nam. Đây là một số lượng khổng lồ hỏa khí hặng nặng nếu như để so sánh trong điều kiện hiện tại. Nên nhớ cuộc chiến Schleswig lần thứ hai cả Phổ và Đan Mạc hùn nhau vào cũng chỉ có 250 hỏa pháo mà thôi.

Lúc này trình độ khoa học kĩ thuật của Thái Nguyên đã có đủ sức chế tạo pháo Krupp C61 với kiểu bắn nạp đạn phía sau kiểu breech loader. Đây là một trong những tiến bộ vượt bậc của công nghệ Thái Nguyên sau hàng năm trời chấp nhận hợp tác với “giá cao” và trao đổi nhiều công nghệ phức tạp với người Phổ. Nên nhớ rằng công nghệ đúc nòng pháo bằng thép nguyên lúc này Krupp vẫn là đi đầu trên thế giới.

Vào năm 1847, Krupp đã chế tạo khẩu súng thần công bằng thép đúc đầu tiên của mình. Tại Triển lãm lớn (London) năm 1851, Alfred Krupp đã trưng bày một thanh đại bác 6 pound được làm hoàn toàn từ thép đúc và một thỏi thép hoàn hảo có trọng lượng 4.300 pound (2.000 kg), nhiều hơn gấp đôi so với bất kỳ lần đúc nào trước đây. Ông đã vượt qua lần đúc cũ với một thỏi 100.000 pound (45.000 kg) cho Triển lãm Paris năm 1855, đó cũng là tiền thân của đại bác Krupp C61. Và giờ đây với công nghệ của lò nung thép Bessemer trong tay thì công nghệ đúc pháo của Krupp lại được nâng lên một tầm cao mới. Tất nhiên Thái Nguyên cũng có được công nghệ này sau một loạt các hạng mục trao đổi kĩ thuật cũng như các khoản tiền khổng lồ nhằm mua lại công nghệ tân tiến trên.

Nói là Thái Nguyên có được công nghệ mơ ước trong tay nhưng việc tự sản xuất pháo C61 tốc độ vẫn chậm vô cùng, chính vì lý do vậy nên Thái Nguyên quân sự vẫn tập chung chính vào phát triển súng cối M63 với độ thuận tiện cao cũng như dễ chế tạo. Chính vì lý do này nên cối M63 đã liên tục được cải tiến và tăng số lượng một cách chóng mặt. Và lần này cũng chính là lúc mà các tiểu đoàn pháo binh Thái Nguyên được đánh thả sức và chứng tỏ sức mạnh vượt trội của bản thân.

Quân Lý Chấn mạnh nhất là gì? Chỉ một câu thôi đó là đông, bọ họ đông vô cùng. Chỉ tính riêng mặt Lạng Sơn thôi thì ở đây đã tập chung lên đến 35 ngàn người rồi. Nếu tính về quân số đang dằng co tại Ải Chi Lăng thì Thái Nguyên còn chưa bằng một nửa số lượng quân Quảng Đông. Đấy là còn chưa kể đến 10 ngàn lính Quảng Đông đang đóng bên bờ sông Kalong biên giới tự nhiên của Móng Cái và Phòng Thành, lại thêm 20 ngàn quân vẫn còn đang trong nội địa Quảng Đông làm nhiệm vụ phòng thủ căn cứ địa. Nếu nói đi nói lại cả quân chính quy và địa phương của Quảng Đông vớ vẩn cũng phải lên đến con số gần 8 vạn đến 9 vạn người. Đây là con số khủng bố đến mức độ nào nếu đem so sánh với thời điểm hiện tại của các đơn vị quân đội?

Nhưng không phải quân Lý Chấn không có điểm yếu. Số lượng của chúng tuy đông nhưng trang bị hiện đại, đầy đủ thực sự thì không có nhiều. Lính Quảng Đông có được súng trường hiện đại chỉ là cùng lắm 5 vạn mà thôi. Thêm vào đó sộ lượng hỏa pháo của Quảng Đông quân là thiếu thốn vô cùng. Trình độ của gia tộc tên thương nhân người Italy chỉ là chế tạo được súng trường mà thôi, để đúc được pháo thép chất lượng cao như Krupp thì cả Châu Âu ngoài Amstrong công ty ra không có bất kì ai có thể làm được. Tất nhiên Lý Chấn cũng có mua được một số pháo vẩn vơ từ người Mỹ, thế nhưng nên nhớ người Mỹ lúc này còn chưa đủ Pháo chất lượng cao để dành cho nội chiến đấy. Chính vì thế số lượng pháo của quân Quảng Đông là giới hạn vô cùng, thêm vào đó là chủng loại không hề đồng nhất mà loạn xạ không đều. Đây chính là điểm yếu nhất của nhánh quân đông đúc này.

Cùng lúc các trận địa Pháo Thái Nguyên dồn dập nhả lửa về phía chiến hào quân Quảng Đông tại bên kia Ải Chi Lăng thì cũng là lúc chuẩn tướng Trần Văn Võ hạ lệnh cho 5000 tinh nhuệ quân tại Móng Cái vượt sông Kalong tiến vào địa phận Phòng Thành thuộc tỉnh Quảng Tây.

Nói một cách chính xác thì Quảng Tây không thuộc vào Đại Thanh lúc này, và có về sau thì Quảng Tây vẫn là mảnh đất tự trị của người Choang trong thời kì Trung Quốc hiện đại. Lúc này Quảng Tây là một mớ lộn tùng phèo với các vùng đan xen nhau giữa ba bên là các thế lực Thái Bình Thiên quốc, thế lực người Choang bản địa và thế lực các thổ ty thuộc quyền khống chế của Đại Thanh. Chính vì thế dù cho quân Thái Nguyên lúc này có đánh vào Quảng Tây cũng không tính là gây chiến cùng Đại Thanh hay Trung Hoa quốc.

6 giờ sáng ngày 24 tháng 10. Tầm 10 khu trục hạm với bố trí 2 tháp pháo Krupp 12pound mỗi chiếc đồng loạt áp sát và nổ súng tới tấp về các khu căn cứ phòng thủ của quân Quảng Đông phía bờ Bắc sông Kalong. Lúc này đây sức mạnh thực sự của quân Thái Nguyên mới được thể hiện một cách hiện thực nhất. Thái Nguyên mạnh nhất không ngờ lại là lực lượng hải quân bá đạo, nói một cách hiện thực thì toàn bộ Châu Á không có thế lực nào có thể dùng Hải quân mà đối diện chính thức cùng Thái Nguyên cho được. Tất nhiên nói điều này phải loại bỏ các thế lực phương Tây ngoại lai tại Châu Á. Quân Thái Nguyên hoàn toàn chiếm lĩnh toàn bộ mặt sông Kalong vào thời điểm này. Từng đoàn bộ binh Thái Nguyên lần lượt xếp hàng tiếp bước tiến lên các tàu đổ bộ chuẩn bị vượt sông.

Nhưng đấy chỉ là chuyện nhỏ nhặt mà thôi, vì con bài của Thái Nguyên hay nói đúng hơn là con bài của Trần Quang Cán Vương gia không đơn giản như vậy. Nên nhớ Diêu thiếu trước kia đã từng điều 300 lính đặc nhiệm tiềm nhập vào nội địa Quảng Tây tiến hành điều tra tung tích của Dương Tú Ninh. Nhiệm vụ chính của nhánh quân này thất bại vì quân của Dương Tú Ninh vậy mà chạy một mạch xuyên qua cả Vân Nam, Quý Châu mà tiến vào Tứ Xuyên Ba Thục. Nhánh biệt kích mày mất dấu đoàn quân của Dương Tú Ninh nhưng họ lại móc nối được với một thế lực bản địa của Quảng Tây.

Nói đến thế lực của Quảng Tây thì lúc này vẫn chưa phân rõ làm Tam kỳ quân bao gồm “ Hoàng kỳ quân”, “Hắc Kỳ quân”, “Bạch Kỳ quân” như trong lịch sử. Cách phân chia của các thế lực trong Quảng Tây cực kỳ lộn xộn, chúng lại càng thêm lộn xộn hơn nữa khi mà 5000 quân trang bị vũ khí hiện đại của Dương Tú Ninh xông vào và thu phục một số lượng lớn các thế lực nơi này cùng nhau công đánh Quảng Đông.

Nói đến thế lực của Quảng Tây thì phải phân rõ làm 3 thế lực chính. Thứ nhất đó là thế lực người Tráng do cha con Hoàng Kỳ Sĩ, Hoang Kỳ Anh lãnh đạo, nhóm này sau đó sẽ là tiền quân của giặc cờ vàng gây nên bao tội ác khát máu trên đất Việt. Cũng chính là nhóm này sau đó hỗ trợ đại úy Pháp Francis Garnier bất ngờ tấn công thành Hà Nội, mở đầu cho Biến cố Bắc Kỳ (1873). Nhóm thế lực này không tự coi mình là người Thái Bình Thiên quốc mà cũng không coi mình là thần dân Đại Thanh, họ tự lập thành một thế lực riêng lấy cướp bóc đốt phá làm nhiệm vụ cơ bản. Thật ra bản chất của chúng có lẽ là một lực lượng kháng chiến đòi tự do của người Tráng nhưng lại thiếu đi triết lý hành động cũng như lý tưởng mục tiêu nên có phần giống như phỉ tặc. Sau này nhóm thế lực này đi theo Dương Tú Ninh tấn công Quảng Đông rồi bị Lý Chấn đánh tan và thu phục, hiện nay 3 vạn 5 ngàn quân Lý Chấn đang tấn công Ải Chi Lăng thì có đến 7 ngàn người là quân của Hoàng Kỳ Sĩ.

Nhóm thế lực thứ hai cũng là nhóm lực lượng người Tráng với sự lãnh đạo của cha con nhà Ngô Lăng Vân, Ngô Á Chung với chân tay thân tín là Lưu Vĩnh Phúc. Phải nói đến Ngô Lăng Vân thực ra là người Tráng nhưng hắn là thành viên trong một gia đình khá giả, có chút học thức cũng như am hiểu nhất định về thời cuộc.

Nói về Ngô Lăng Vân thì tháng 6 năm 1854, quân nổi dậy của Triệu Ứng Phương, Lục Thành Thái tấn công phủ Thái Bình thất bại, tàn binh gia nhập với quân Ngô Lăng Vân. Sau đó, lực lượng của các địa chủ châu Tân Ninh hợp binh công phá căn cứ Lũng Phác, Ngô phải lui về huyện Sùng Thiện để gầy dựng lại lực lượng. Đến tháng 7 năm 1856, thấy binh lực đã có vẻ hồi phục, Ngô Lăng Vân một lần nữa mang quân đánh chiếm Tân Ninh, tuy nhiên đến tháng 10, quân Thanh và các quân địa chủ địa phương phối hợp đánh Tân Ninh, Ngô thua phải rút quân về thôn Lũng La.

Tháng 7 năm 1860, Ngô lại mang quân tiến đánh phủ Tân Ninh lần thứ 3, chiếm phủ Thái Bình và kiểm soát khu vực sát biên giới Đại Nam. Tháng 1 năm 1861, Ngô xưng Vương, kiến lập Đình Lăng quốc, khắc ấn “Đình Lăng ngọc tỷ”, sử dụng nghi chế Hán quan, phong quan bái tước.

Tháng 6 năm đó, quân Thanh phản công và đến tháng 2 năm 1862, tấn công phủ Thái Bình. Phía Đình Lăng, quân sư Lương Quốc Trinh, nguyên soái La Phẩm Quang tử trận, Ngô phải rút về căn cứ địa Lũng La.

Trong lịch sử thì Ngô Lăng Vân sẽ bị phục kích và bị quân Thanh giết vào tháng 1 năm 1863. Nhưng lịch sử thay đổi vì sự xuất hiện của Dương Tú Ninh. Chính Dương Tú Ninh đã thu phục được lực lượng của Ngô Vân Lăng đầu tiên khi nàng đặt chân qua đất Quảng Tây, sự việc đơn giản vì Ngô Lăng Vân tuy tự lập làm Vương nhưng trong cốt tủy hắn vẫn coi mình là người Thái Bình Thiên quốc. Cộng thêm 5 ngàn quân của Dương Tú Ninh quá thiện chiến và hiện đại nên Ngô Lăng Vân dễ dàng ra nhập vào đó. Chính vì lý do này Ngô Lăng Vân không cần đi cầu viện khi bị quân Thanh bao vây và cũng chính vì thế hắn thoát chết một phen.

Tất nhiên sau khi Lý Chấn đánh bại Dương Tú Ninh thì quân của Ngô Lăng Vân cũng bị đánh tan, nhưng hắn chỉ là bỏ chạy về Quảng Tây mà không đầu hàng Lý Chấn. Đây chính là lực lượng mà nhánh quân biệt động của Thái Nguyên bắt được liên lạc và tiến hành giao lưu chiều sâu.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN