10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Phần 6
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
193


10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao


Phần 6


Tại sao ở nước Anh và một số nước khác xe đi bên trái đường?

Ở Trung Quốc và rất nhiều nước trên thế giới, bất kể ô tô, xe đạp hay người đi bộ cũng phải theo đúng quy tắc giao thông hiện hành là đi theo bên phải đường. Nhưng ở nước Anh và một số nước khác thì trái ngược hẳn, mọi phương tiện giao thông cũng như người đi bộ phải đi bên trái đường. Vì sao vậy?

Thật ra tập quán này của nước Anh và một số nước khác cũng có nguyên nhân lịch sử của nó. Từ thế kỷ XIV và XV, hồi nước Anh và một số nước khác còn chưa có ô tô và xe đạp, người ta đi lại bằng ngựa hoặc đi bộ.

Các hiệp sỹ, các nhà quý tộc giàu có khi đi đường thường đeo kiếm bên mình. Thông thường, người ta đều dùng thuận tay phải nên kiếm được đeo bên trái thân mình để khi cẩn có thể tiện tay rút kiếm ra được ngay. Còn khi bị kẻ địch tấn công từ phía trước mặt thì bên trái đường sẽ tiện cho việc đỡ đòn và tấn công kẻ địch hơn. Hãy thử tưởng tượng, nếu bị một kẻ thuận tay phải tấn công từ trước mặt thì đòn tấn công sẽ nhằm vào bên trái người bị tấn công, nên người ta phải né sang phải để tránh đòn. Vì lý do đó mà ở Anh và ở một số nước mấy trăm năm nay người ta đều đi bên trái đường.

Về sau súng được phát minh. Khi dùng súng nhằm vào đối phương người ta thường lấy tay trái đỡ súng, tay phải đặt vào cò súng. Trong trường hợp này, đi bên phải đường dễ chống kẻ địch từ phía trước tiến tới trước hơn. Vì lý do này mà ở các quốc gia phát triển muộn hơn như Mỹ có quy định đi bên phải đường.

Trên thế giới phân biệt hai luật giao thông quy định đi bên phải và đi bên trái đường. Đa số các nước, bắt đẩu từ nước Mỹ, Trung Quốc… đều quy định đi bên phải đường, còn lại là các nước đi bên trái đường như Anh, Nhật Bản.

Tại sao coi chim bồ câu là biểu tượng của hoà bình?

Trong Kinh Thánh có đoạn như thế này: “Thượng đế Jehova tạo ra người nam là Adam, rồi lại lấy một cái xương sườn của Adamtạo ra con người nữ Eva, nhờ đó con cháu của họ sinh sôi nảy nở và làm ăn sinh sống rất hưng thịnh.

Nhưng trong nhân loại lại sản sinh ra những kẻ tham đồ hưởng lạc, không nghĩ tới chuyện cẩn cù lao động, vì thế mới nảy sinh những tội lừa bịp, hủ hoá và bạo lực, phong khí đạo đức của nhân loại bắt đẩu hủ hoại. Thượng đế nổi giận, quyết định dùng nạn hồng thuỷ để huỷ diệt thế giới này.

Nhưng cháu đời thứ chín của Adamlà Noe, tộc trưởng của tộc Hebrơ là một người hết sức trung thành với Thượng Đế. Ông chủ trương giữ trọn chính nghĩa, căm ghét sâu sắc các điều ác trong loài người.

Một hôm Thượng Đế bảo Noe rằng mặt đất sắp bị hồng thuỷ nhấn chìm. Noe phải lập tức làm một con thuyền hình vuông có ba tẩng để tránh nạn. Noe tuân theo lời căn dặn của Thượng Đế, làm xong chiếc thuyền hình vuông, đưa tất cả mọi người trong gia đình cùng với gia súc, gia cẩm trong nhà đưa lên thuyền.

Trận hồng thuỷ kéo dài 150 ngày, ngập chìm tất cả núi cao và nhà cửa, làm chết vô số người, chỉ riêng có gia đình Noe là được an toàn, vô sự. Đến khi nước sắp sửa rút, Noe quyết định thả con chim bồ câu cho nó đi thám thính, nhưng con chim chỉ lượn hết một vòng rồi bay về. Noe biết rằng khắp các nơi vẫn còn là nước, cho nên con chim không có chỗ nào để đậu. Vài ngày sau, Noe lại thả chim bồ câu. Lúc con bồ câu trở về, trên mỏ nó ngậm nhánh trám mẩu lục, Noe nhìn thấy thế hết sức sung sướng, và điều này chứng tỏ nước lụt đã rút để lộ ra những nhánh cây non nhô lên khỏi mặt nước, thế là ông đưa tất cả gia đình trở về lục địa, bắt đẩu xây dựng một cuộc sống mới”.

Chuyện con chim bồ câu và nhánh trám báo trước cuộc sống hoà bình và an ninh đã theo Kinh Thánh mà được phổ biến ra toàn thế giới. Đến những năm 30 thế kỷ XVII, ở châu Âu nổ ra một cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm trời, làm cho châu Âu, đặc biệt là nhân dân Đức chìm trong đau thương trẩm trọng. Thời bấy giờ, tại một số thành thị ở nước Đức, lưu hành một thứ khăn kỷ niệm, trên vẽ hình con chim bồ câu ngậm một nhành trám, phản ánh nguyện vọng mong chờ hoà bình của nhân dân, vì thế con chim bồ câu và nhánh trám đã tượng trưng cho hoà bình.

Sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, nhà hoạ sỹ lớn Picassođã vẽ một con chim bồ câu trắng đang bay, gửi tặng Đại hội Hoà bình toàn thế giới, người ta gọi con chim bồ câu này là Chim bồ câu hoà bình.

Tại sao dưới triều nhà Thanh, đàn ông đều để bím tóc?

Qua phim ảnh, chúng ta thường thấy đàn ông dưới triều nhà Thanh không để một sợi tóc nào từ trán lên tới đỉnh đẩu, nhưng đằng sau lại có bím tóc bện rủ dài xuống dưới lưng. Chúng ta biết rằng vương triều nhà Thanh là do người Mãn sáng lập. Dân tộc Mãn vốn có tên là Nữ Chân. Ngay từ thế kỷ XII, họ đã lập ra nhà Kim ở phương Bắc. Đàn ông để bím tóc là tập quán có từ thời nhà Kim.

Năm 1664, người Mãn vượt Sơn Hải Quan, đánh chiếm Bắc Kinh, bắt đẩu xây dựng chính quyền thống trị toàn cõi Trung Quốc, tức là vương triều nhà Thanh. Nhưng so với dân tộc Hán thì người Mãn chỉ là một dân tộc thiểu số sống trên đất Trung Quốc, trong lịch sử đã bị người Hán thống trị.

Giai cấp thống trị Mãn Thanh biết rằng để xây dựng quyền thống trị tuyệt đối của dân tộc người Mãn trên toàn cõi Trung Quốc mênh mông, làm cho tất cả người Hán đều phải thẩn phục dân tộc Mãn, mà chỉ hoàn toàn dựa vào việc thành lập một cơ cấu chính quyền các cấp thì chưa đủ. Vì thế triều đình nhà Thanh đã ban bố một loạt các chính sách kỳ thị dân tộc để xác lập từ trong tâm lý ý thức về quyền uy của dân tộc Mãn, và trong các chính sách này đã có lệnh cắt tóc.

Lệnh cắt tóc tức là cưỡng bức tất cả những người đàn ông thuộc dân tộc Hán phải bắt chước tập quán của dân tộc Mãn, là cắt hết tóc từ trán lên đỉnh đẩu, nhưng để cho tóc đằng sau đẩu mọc dài ra rồi tết thành bím. Nếu trái lệnh sẽ xử tử. Hồi ấy trong dân gian có câu:

“Không để tóc mất đẩu, để đẩu mất tóc”.

Lúc áp dụng chính sách này, người Hán phản kháng dữ dội nhưng đều bị trấn áp. Mãi tới cáchmạng Tân Hợi năm 1911 sau khi nhà Thanh sụp đổ, lối để tóc này không còn nữa.

Tại sao trong xã hội phong kiến, ngôi vị vương đế chỉ truyền cho con trai, không truyền cho con gái?

Trong lịch sử Trung Quốc cũng như nước ngoài, ngôi vị đế vương nói chung là d o con trai trưởng kế thừa. Cả đến trong các gia đình thường dân cũng chỉ có nam giới làm gia trưởng và bao giờ cũng là người bố chiếm địa vị chủ đạo trong gia đình.

Thật ra trong lịch sử nhân loại, ở thời kỳ thượng cổ cũng đã từng có một giai đoạn rất dài, trong đó nữ giới chiếm địa vị chúa tể trong xã hội. Đó là thời kỳ xã hội mẫu hệ. Thời bấy giờ, nhân loại chỉ biết có mẹ mà không biết có bố, huyết thống cũng chỉ tính theo hệ mẹ, cả đến tài sản cũng kế thừa theo mẹ.

Vì con người thời bấy giờ có những phương thức duy trì sinh hoạt rất lạc hậu, đời sống chỉ dựa vào hái lượm và nông nghiệp nguyên thuỷ, mà các công việc này phẩn lớn là do phụ nữ đảm đang. Cả đến công việc chế biến thực phẩm và các việc trong nhà cũng đều do phụ nữ gánh vác, vì thế phụ nữ chiếm một địa vị hết sức quan trọng trong đời sống xã hội thời bấy giờ.

Đến thời kỳ cuối cùng của xã hội nguyên thuỷ, loài người tiến vào thời kỳ đồ sắt, lúc này sức sản xuất đã phát triển lên rất nhiều. Con người thời bấy giờ sống không chỉ còn dựa vào việc hái lượm và nông nghiệp nguyên thuỷ nữa, mà phẩn quan trọng hơn là dựa vào việc săn bắn, chăn nuôi gia súc và nông nghiệp cày cấy; các công việc này đòi hỏi phải có dũng khí và sức khoẻ của nam giới. Năng lực cơ thể của phụ nữ rõ ràng không thể nào bằng nam giới được, vì thế dẩn dẩn nam giới chiếm địa vị của phụ nữ trong đời sống xã hội và nhân loại cũng tiến vào thời kỳ xã hội thị tộc phụ hệ.

Từ đấy địa vị chi phối của nam giới trong xã hội cứ kéo dài mãi, người ta chỉ còn biết huyết thống phụ hệ là thuộc dân tộc nào, vương triều nào, gia tộc nào. Họ cũng lấy theo bố, còn con cái do phụ nữ truyền lại thì được gọi là “bàng chi”, “bàng hệ”, ảnh hưởng này còn lưu truyền cho tới xã hội có giai cấp.

Theo đà tiến bộ của nền văn minh nhân loại, sự khác nhau về giới giữa nam và nữ ngày càng ít đi. Ngày nay có một số gia đình còn xuất hiện những người con trai, con gái lấy họ theo mẹ hoặc mang cả hai họ cha và mẹ.

Trà đạo của Nhật Bản đã bắt nguồn và phát triển như thế nào?

Người Nhật Bản rất thích uống nước trà, hơn nữa họ còn đòi hỏi phải có hoàn cảnh thích đáng để uống nước trà, mà cũng lại còn đòi hỏi cả về cách pha trà cũng như mời trà. Thông qua việc uống nước trà, con người ta đạt tới cảm giác thanh tịnh và thư giãn. Đó tức là trà đạo của Nhật Bản.

Thật ra tập quán uống nước trà của người Nhật Bản đã được bắt nguồn từ Trung Quốc, trà đạo đã được du nhập vào Nhật Bản bởi các học sinh và các nhà sư đến từ Trung Quốc lưu học tại đây trong hơn một nghìn năm.

Năm 1191 sau Công nguyên, một hoà thượng Nhật Bản là Vinh Tây kết thúc thời kỳ lưu học tại triều đình nhà Đường, đã trở về Nhật Bản mang theo rất nhiều hạt chè. Sau khi về tới quê hương, ông tích cực khuyến khích việc trồng những cây chè, đồng thời còn viết một cuốn sách nhan đề là “Ngật trà dưỡng sinh ký” (bài ký uống trà dưỡng sinh), tuyên truyền tác dụng tốt đẹp của nước trà như: làm cho tinh thẩn phấn chấn, làm sáng mắt, giúp ăn ngon miệng. Về sau việc uống nước trà đã dẩn dẩn lan rộng ra từ tẩng lớp quý tộc xuống tới đại chúng bình dân, một vị cao tăng của Thiền Tông là Thôn Điền Chu Quang là người đẩu tiên đưa ra phương pháp pha trà của Thiền Tông.

Sau khi Thôn Điền qua đời, thương nhân tham thiền là Vũ Dạ Trị Âu cũng cố hết sức khai quật các đồ gốm Tín Lạc, là những đồ pha trà mộc mạc có vẻ đẹp thuẩn phác của Nhật Bản, điều này cũng làm cho trà đạo có được một bước phát triển mới.

Cuối cùng Thiên Lợi Hữu người được tôn vinh là thiên tài về trà đạo đã học tập thiền sư Vinh Tây và thu thập toàn bộ tài liệu tổng kết bao quát được tinh thẩn trà đạo là “Thanh tịnh hoà túc” với ý nghĩa là “khốc ái hoà bình, thanh tâm an tịnh” (hết sức yêu hoà bình, lòng thanh thản yên tĩnh), ngoài ra lại còn yêu cẩu các dụng cụ pha và uống trà đạo phải có vẻ đẹp hợp với những người uống trà. Nghệ thuật trà đạo của Thiên Lợi Hữu đã mở đẩu thời kỳ cực thịnh của trà đạo trong lịch sử Nhật Bản.

Trong những năm gẩn đây, trà đạo ở Nhật Bản đang diễn biến thành những hội uống trà kiểu đại chúng và trở thành một sinh hoạt văn hoá xã giao lấy ẩm thực làm trung tâm. Tại sao phụ nữ Ân Độ thích điểm một nốt ruồi giữa hai hàng lông mày?

Thích làm cho mình đẹp thêm, đó là bản tính của con người. Phụ nữ thì lại càng như thế. Nhưng ở những nước khác nhau thì cách phụ nữ theo đuổi cái đẹp cũng là không giống nhau. Chẳng hạn như ở Ấn Độ phụ nữ thích tô một điểm màu đỏ to bằng hạt đậu ở ngay giữa trán. Người Ấn Độ cho rằng ở giữa hai hàng mi và điểm một vết như thế thì việc đó tượng trưng cho một niềm vui, cũng là một sự may mắn. Vì thế họ gọi những vết như thế là “nốt ruồi may mắn”.

Vết to giữa hai con mắt còn cho thấy rõ thân phận của những người phụ nữ Ấn Độ. Ở Ấn Độ, chỉ những người phụ nữ đã có chồng mới được điểm nốt ruồi may mắn. Vào đúng ngày lễ thành hôn, chú rể tự tay dùng su xa điểm nốt ruồi may mắn lên trán cô dâu để biểu thị cô gái đã làm lễ thành hôn.

Nếu như sau khi kết hôn rồi mà người phụ nữ nào còn chưa điểm nốt ruồi may mắn này thì họ sẽ bị các bậc cha mẹ, cô chú và họ hàng thân thuộc chỉ trích, cho rằng họ cố ý lừa dối chồng mình, thậm chí những người khác còn có thể hoài nghi không biết chồng của người đàn bà này có còn sống không?

Tất nhiên, những người vợ chưa cưới và đàn bà goá chồng thì không được điểm nốt ruồi maymắn.

Tuy nhiên, theo đà phát triển và sự tiến bộ của xã hội ngày nay thì phạm vi của những người phụ nữ được điểm nốt ruồi may mắn cũng đã được mở rộng. Một số trẻ nhỏ và các cô gái chưa chồng cũng điểm nốt ruồi may mắn.

Hơn nữa, người ta lại còn đòi hỏi hình trạng và màu sắc của nốt ruồi may mắn phải phù hợp với từng khuôn mặt, từng kiểu tóc và cả phục trang nữa. Như thế có thể nói rằng những khuôn mặt, kiểu tóc và phục trang khác nhau đòi hỏi phải có những nốt ruồi may mắn khác nhau và loại nốt ruồi may mắn này có tác dụng trang sức.

Lại còn có một số người làm bố làm mẹ ở Ấn Độ điểm cho con cái một nốt ruồi đen ở giữa hai hàng mi. Điều này có nguyên nhân là gì vậy? Vốn là những người bố người mẹ này lo lắng nếu như con cái họ khoẻ mạnh và thông minh thì dễ dàng bị ma quỷ để ý và có khả năng gặp những điều bất hạnh, thậm chí có thể bị chết yểu. Nếu như điểm thêm cho con cái một nốt ruồi đen ở giữa hai con mắt như thế thì sẽ làm cho chúng nó bớt vẻ đáng yêu và như thế cũng giúp cho chúng đỡ gặp phải những điều bất hạnh. Rõ ràng các trường hợp điểm nốt ruồi này nhằm mục đích tránh và tiêu trừ tai hoạ.

Tại sao phụ nữ Ả RẬP hễ ra ngoài là phải dùng khăn đen che mặt?

Tại một số quốc gia Ả RẬP, mỗi khi ra ngoài phụ nữ đều phải che mặt bằng một tấm khăn màu đen, mà che thì rất kín, chỉ chừa một lỗ hổng để có thể trông thấy đường đi. Ngoài ra họ còn phải mặc một cái áo dài màu đen, làm cho người trông thấy không còn có thể nhận ra dung mạo thực của họ là như thế nào nữa.

Phẩn lớn các nước Ả RẬP đều nằm trong vùng sa mạc có nắng nóng chiếu dữ dội và có mưa cát. Nếu vậy thì phụ nữ ở các vùng ấy lẽ ra phải ăn mặc cho thoáng mát hơn một chút, có như thế thì mới thích hợp với khí hậu nóng bức. Vậy thì tại sao họ lại làm người lại mà ăn mặc kín đáo như thế?

Vốn là phụ nữ các nước Ả RẬP đều tin theo đạo I -xlam. Họ bị các giáo lý của I-xlam trói buộc ghê ghớm. Theo các điều ngăn cấm trong giáo lý của người I-xlam thì toàn thân của người phụ nữ đều là những thứ xấu xa. Nếu một người nam giới trông thấy mặt của một người đàn bà lạ thì việc này bị coi là một chuyện chẳng lành. Vì thế phụ nữ dùng khăn đen che mặt là để bảo vệ cho đàn ông, mà cũng là cách giữ gìn cho chính bản thân người phụ nữ đó.

Một số quốc gia Ả RẬP lại còn có giới quy nghiêm ngặt hơn nữa, con gái đến sáu tuổi thì phải ở sâu trong nhà. Đến mười tuổi thì toàn thân phải bọc kín, hễ ra khỏi cửa là phải có khăn che mặt. Hơn nữa lại phải đi trong những ngõ nhỏ và phải đi thật nhanh. Bao giờ họ cũng phải về nhà trước lúc Mặt trời lặn

Phẩn lớn phụ nữ Ả RẬP thường không đi làm. Dù vẫn có một số ít phụ nữ làm việc trong các cơ quan trực thuộc chính phủ, nhưng khi tiếp xúc với các đồng sự nam giới họ cũng phải dùng khăn che mặt. Còn một số công việc không thể không do phụ nữ đảm nhiệm, như nghề tiếp viên hàng không chẳng hạn thì các công việc này các nước ấy phải mời những cô gái nước ngoài làm.

Tất nhiên, việc phụ nữ ở các nước Ả RẬP dùng khăn che mặt thì cũng có sự khác nhau tuỳ theo quy định của từng nước. Trong các vùng nông thôn hay khu chăn nuôi ở một số nước, phụ nữ không những không dùng khăn che mặt mà còn cùng với nam giới ra đồng hay ra bãi chăn nuôi làm việc. Phụ nữ ở một số địa phương dùng mũ bện bằng cỏ thay cho khăn che mặt. Lại có những nơi phụ nữ dùng khăn trùm đẩu hay khăn trùm vai để thay cho khăn che mặt.

Ngày nay, phụ nữ ở các nước Ả RẬP cũng chịu ảnh hưởng của trào lưu, tư tưởng giải phóng phụ nữ như ở các nước khác trên thế giới. Tại những thành phố lớn, phụ nữ đã bắt đẩu bỏ không dùng khăn che mặt và áo dài để ăn vận đúng thời trang và cùng với nam giới tham gia các hoạt động xã hội.

Người Tây Ban Nha đấu bò tót như thế nào?

Đấu bò tót là hoạt động thi đấu mang tính đặc trưng truyền thống dân tộc nhất của người Tây Ban Nha. Nếu đã đi du lịch Tây Ban Nha mà chưa được xem đấu bò tót thì có thể bị coi là một chuyến đi uổng công.

Các cuộc biểu diễn đấu bò tót thường được tổ chức vào buổi tối. Sau khi đấu sĩ tiến vào đấu trường trong một nghi thức long trọng thì một con bò khoảng năm trăm kilôgam; hai cái sừng vừa nhọn vừa dài được đưa vào. Bảy, tám đấu sĩ mặc những bộ quẩn áo sát người, thêu kim tuyến chia nhau đứng ở bốn phía con bò, để tìm hiểu tính nết và các động tác quen thuộc của nó. Trong khi đó họ cũng biểu diễn các kỹ xảo của mình cho công chúng xem Tiếp theo đó trận đấu giữa các kị sĩ và con bò tót bắt đẩu. Hai kị sĩ mặc những trang phục màu bạc, cưỡi hai con tuấn mã mặc áo giáp tiến vào đấu trường. Trong khoảnh khắc con bò xông thẳng tới con ngựa thì đấu sĩ sẽ mau lẹ cẩm ngọn mác dài đâm vào cái u chắc nịch trên lưng con bò. Ngay sau đó vài người cẩm lao mặc áo giáp, không cưỡi ngựa mà chỉ đứng vào những vị trí và theo thứ tự đã quy định, phóng rất trúng và sâu cây lao vào cùng một chỗ trên thân con bò.

Sau cùng mới diễn ra trận đấu chính thức giữa đấu sĩ và con bò mộng. Một đấu sĩ mặc bộ quẩn áo đẹp thêu kim tuyến và một con bò rất to, rất hung dữ đấu một trận với nhau. Đấu sĩ không ngừng vung tấm khăn màu đỏ, nhử cho con bò luôn luôn lao tới húc, rồi chờ đến khi lượng sức lực man rợ của con bò đã hao tổn cùng kiệt, đấu sỹ mới chọn thời cơ tốt nhất đâm thẳng mũi kiếm sắc vào tim con bò, chỉ một nhát là đâm chết. Trong tiếng hoan hô của công chúng, đấu sỹ sẽ cắt tai con bò tót đó ngay tại chỗ để làm kỷ niệm

Tất nhiên đấu sĩ cùng có khả năng nhất thời có sơ suất, trong lúc đang chờ đợi thắng lợi thì bị sừng con bò húc chết. Điều đáng sợ này có lẽ lại chính là nguyên nhân làm cho môn đấu bò tót của Tây Ban Nha nổi tiếng trên toàn thế giới

Lễ hội Carnavan do đâu mà có?

Carnavan là lễ hội truyền thống của nhân dân châu Âu và châu Mỹ. Ở một số nước châu Âu và châu Mỹ, ngoài lễ hội Noelra, lễ hội Carnavan là náo nhiệt nhất.

Theo truyền thuyết thì lễ Carnavan bắt nguồn từ lễ tế thẩn Nông nghiệp trong thời cổ La Mã

Hồi ấy, mỗi năm trước khi bắt đẩu các công việc đồng áng, nông dân muốn tỏ rõ niềm vui sướng của mình, bao giờ cũng mở hội vui nhộn vài ngày. Về sau trong các vùng theo đạo Thiên Chúa đã thấy thịnh hành tập tục mừng ngày hết ăn chay, trong thời gian ăn chay như thế các giáo đồ đều bị cấm không được ăn thịt. Vì thế, vài ngày trước đợt ăn chay tất cả các nhà đều phải tìm cách chuẩn bị thật nhiều rượu ngon và các thức ăn ngon để được ăn uống thoải mái một đợt. Rồi dẩn dẩn tập tục này đã diễn biến thành những ngày hội Carnavan ngày nay

Những nơi đẩu tiên hành cử lễ Carnavan là ở một số thành thị ở Italia, về sau hội này được truyền ra toàn bộ châu Âu, rồi lại được sang cả nước Braxin ở châu Mỹ

Hiện nay, ngày tháng cử hành hội Carnavan ở các nước và các vùng khác nhau, hình thực kỷ niệm cũng muôn hình muôn vẻ, nhưng các hoạt động chủ yếu thường là điều hành, ăn uống, hội họp và vũ hội hoá trang

Hiện nay, hội Carnavan ở Braxin là nổi tiếng nhất. Hàng năm cứ đến hạ tuẩn tháng hai là diễn ra hội này, kéo dài ba ngày. Trong thời gian ấy các phố lớn, phố nhỏ của Thành phố đều được trang hoàng, hai bên đường phố dựng lên những quán và những khán đài tạm cắm rất nhiều cờ và đèn các màu. Dân chúng mặc những quẩn lành áo đẹp, trang điểm lộng lẫy, nhảy những điệu samba cuồng nhiệt suốt ngày đêm.

Tại sao người Nhật thích mặc Kimono?

■ o ■ ■

Hoà Phục (quẩn áo Nhật Bản) là trang phục truyền thống của người Nhật Bản, người Nhật gọi nó là Kimono. Ở Nhật Bản, Kimono xuất hiện cho đến nay đã hơn 1000 năm lịch sử. Ngày nay, ở Nhật Bản nam giới trong khi nghỉ ngơi ở nhà cũng như nữ giới trong các ngày lễ đều thích mặc Kimono. Vì thế Kimono đã trở thành vật tượng trưng cho dân tộc Nhật Bản.

Thực ra Kimonođã được cải tiến thiết kế dựa theo kiểu quẩn áo ở Trung Quốc dưới Triều Tuỳ và Triều Dương.

Trước đây hơn một ngàn năm, khi mà triều đại nhà Đường đưa Trung Quốc ở vào một thời kỳ phồn thịnh trong lịch sử thì nhân dân hai nước Trung Quốc và Nhật Bản đã qua lại giao dịch với nhau rất nhiều, nhiều sứ giả của Nhật Bản đã tới Trung Quốc để học tập rồi đem các tri thức mà họ thụ nhận được trở về Nhật Bản.

Nhân dân Nhật Bản đã căn cứ vào các kiểu quẩn áo đời nhà Đường rồi kết hợp với các đặc điểm khí hậu của nước mình để dùng nguyên cả một tấm vải làm thành thứ Kimono có thân rộng mặc không sát mình, hai tay ngắn, rộng, cổ áo to. Nhật Bản là một nước có khí hậu ôn hoà, lượng mưa dồi dào, độ ẩm tương đối cao. Vì thế mùa đông mà mặc Kimonothì ấm. Còn mùa hè mặc lại Kimonothoáng gió và chống nóng.

Ở Nhật Bản, Kimonocủa phụ nữ có các kiểu màu hoa văn giúp cho có thể phân biệt được lứa tuổi và cả tình trạng hôn nhân nữa. Các cô gái chưa có chồng thì thường mặc áo ngoài có tay rộng, còn các phụ nữ có chồng thì mặc áo ngoài tay hẹp. Nếu bên trong Kimono mà mặc áo cổ màu đỏ thì người mặc còn con gái. Còn khi áo trong màu trắng thì người mặc đã có gia đình.

Sau lưng các áo Kimonocủa phụ nữ Nhật Bản lại còn có thêm một cái túi nhỏ. Cái túi này biến dạng của dải lưng và cái nút của dải lưng. Dải lưng của một chiếc Kimonocủa phụ nữ dài tới vài mét, chất liệu cũng rất cẩu kỳ, lại còn thêu thêm những hình hoa văn rất đẹp. Khi mặc áo người ta cuốn cái dải dây lưng dài này xung quanh mình, phía sau buộc một cái gối và đai lưng, rồi lại có thêm một cái đai nhỏ cố định, nom cứ như một cái túi vậy.

Những loài vật phá vỡ mọi kỷ lục

Chúng ta cho rằng loài vật không có tư duy, ấy vậy mà những khả năng kỳ diệu do tự nhiên và đấu tranh sinh tồn ban tặng cho chúng lại khiến ta phải vắt óc suy nghĩ để tìm hiểu.

Kỷ lục ngủ:

Hoẵng chỉ ngủ 4 tiếng một ngày đã được coi là kỷ lục, vậy mà giờ đây các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng cá heo Dall không bao giờ biết ngủ. Ngược lại, có một số loài sinh vật sinh ra chỉ. để ngủ. Đẩu tiên phải kể đến loài mèo với 14 tiếng mỗi ngày. Còn loài gấu nâu ở dãy Pyrenees (Pháp) ngủ suốt mùa Đông dài lạnh giá. Không chịu thua, loài macmốt ngủ liền 6 tháng. Tuy nhiên, kỷ lục về ngủ lại thuộc về một con lừa và thú túi đuôi quấn châu Phi vì chúng dành những 80% thời gian sống để ngủ, tức là 19 giờ mỗi ngày.

Kỷ lục về cân nặng và kích cỡ

Nước là môi trường sống của các động vật to lớn nhất. Dài nhất là loài sứa khổng lồ: 75 mét (bằng 16 chiếc xe buýt nối đuôi nhau). Sau đó phải kể đến cá voi xanh: 35 mét. Đứng thứ ba là loài cá nhám voi khổng lồ dài 18 mét từ đẩu tới đuôi. Gẩn gũi với chúng ta hơn phải kể đến cá sấu, trăn, cá đuối cũng nằm trong “top ten” về chiều dài với 8 mét. So với những loài kể trên, hươu cao cổ và voi, mặc dù cộng thêm cả chiếc cổ và cái vòi dài ngoằng, cũng chỉ thuộc hàng tép riu: một con hươu cao cổ với cái cổ dài nhất cũng chỉ được 6 mét, còn voi đành chịu thua với 4 mét cả vòi. Nếu xét về trọng lượng, vô địch thuộc về loài cá voi xanh. Con nặng nhất có thể lên tới 190.000 kg, tương đương với trọng lượng của 30 con voi cộng lại. Đứng thứ hai là cá nhám voi (40.000 kg). Những chú voi khổng lồ chỉ xếp hàng thứ ba vì chỉ nặng có 6.000 kg.

Ngoài ra, tê giác và hà mã cũng có cân nặng đáng kể, 3.000 kg mỗi con.

Kỷ lục về tuổi thọ

Dường như tạo hoá đã lấy phẩn sống của loài côn trùng phù du để cộng thêm cho loài rùa. Chẳng thế mà trong khi loài côn trùng này chỉ sống được vỏn vẹn một ngày thì lão rùa già lại sống được những 150 tuổi. Còn kỷ lục sống lâu nhất của loài chim thuộc về loài hải âu: nó chỉ chịu chùng cánh khi đã sống 80 năm.

Động vật nhiều cơ nhất

Ai cũng nghĩ rằng loài ngựa sống suốt cuộc đời chỉ biết chạy phải phá kỷ lục về số lượng cơ bắp. Trên thực tế, một con ngựa bình thường có 1.200 dây cơ. Tuy nhiên, kỷ lục thuộc về loài sâu với 2.000 cơ tập trung trong các đốt vòng. Điều này giải thích vì sao chúng có thể vặn vẹo hay quay người dễ dàng đến thế.

Động vật nhiều răng nhất

“Cười hở mười cái răng”, điều này chỉ đúng với con người. Một con cá sấu chỉ cẩn “hé miệng cười duyên” cũng để lộ ra 120 chiếc răng. Trong suốt cuộc đời, một con cá sấu có hơn 3.000 chiếc răng, tức là răng của nó rụng đi mọc lại tới 25 lẩn. Tuy nhiên, kỷ lục nhiều răng lại thuộc về cá mập khi nó có bộ trang sức gồm 3.000 chiếc răng trắng xoá mà bất kỳ một hãng sản xuất kem đánh răng nào cũng phải thèm muốn. Ngay cả khi một chiếc bị rụng, một chiếc khác chờ sẵn nơi đúng vị trí đó và sẽ mọc ngay. Cứ như vậy, trong suốt cuộc đời, cá mập có 20.000 chiếc răng. Kỷ lục về chiếc răng to và nặng nhất thuộc về loài voi. Trọng lượng của bộ răng sữa của voi cũng nặng tới 4 kg. Còn mỗi chiếc răng hàm dưới của hà mã cũng nặng tới 4 kg. Không nhiều, không to, không nặng như răng cá mập, voi hay hà mã, nhưng răng của loài hải sư lại khiến người ta phải nhớ đến vì nó dài 80 centimét, bằng chiều cao của một em bé 5 tuổi.

Động vật phàm ăn nhất

Dẫn đẩu danh sách các con vật phàm ăn là voi. Mỗi ngày một chú voi trưởng thành ngốn hết 200 kgcỏ khô, uống hết 200 lít nước. Tiếp theo, phải kể đến kền kền và sư tử, mỗi bữa chúng có thể ăn liền một mạch hết 40 kg thức ăn. Khỉ lại nổi tiếng vì ăn nhanh, chúng có thể xơi một mạch 50 quả chuối. Về phẩn mình, mỗi ngày chim cổ đỏ ngốn hết 4,3 m sâu (bằng chiều dài một chiếc ô tô). Cá sấu cũng không kém phẩn đặc biệt trong chuyện ăn uống: không kể đến những con mồi sống, cá sấu có thể ăn cả đá. Xét về khả năng nhịn ăn, họ nhà rắn phải được gọi là vua: mỗi năm chỉ cẩn ăn 8 -10 bữa ăn cũng đủ cho chúng rồi; một con trăn có thể nhin đói suốt 12 tháng liền, nhưng ngay khi gặp phải một chú linh dương chân đen, nó có thể xơi tái cả 60 kg này.

Kỷ lục về thời gian mang thai

Con vật chửa đẻ ngắn nhất là thú có túi ở châu Mỹ: 12 ngày. Tiếp theo là chuột: 3 tuẩn. Đây cũng là lý do vì sao trên thế giới này có lắm chuột đến thế. Chiếm thứ ba là thỏ: một tháng và có thể đẻ 5 -12 con mỗi lẩn. Con vật chửa đẻ lâu nhất là tê giác: 1 năm 6 tháng 20 ngày và voi châu Á: 2 năm 1 tháng. Nhưng kỷ lục lại thuộc về loài kỳ nhông đen sống ở vùng núi Alpes (Pháp): 3 năm 2 tháng và 20 ngày.

Thời gian giao phối ngắn nhất

Thời gian giao phối ngắn nhất thuộc về loài linh dương nhỏ và voi: một lẩn “chăn gối” của hai loài này chỉ vỏn vẹn có 10 và 20 giây. Thời gian mỗi lẩn dành cho “chuyện ấy” của khỉ maki ở Madagascar là 2 giờ. Tuy nhiên, kỷ lục lại thuộc về loài chuột nhắt: 12 giờ.

Chính vì lý do này, sau khi giao phối với con cái, một chú chuột đực chỉ sống thêm được 5 -10 ngày. Kỷ lục về số lẩn giao phối thuộc về loài sư tử: nó có thể làm “chuyện ấy” 86 lẩn mỗi ngày. Còn bọ ngựa cái lại khiến người ta phải tròn mắt vì nàng xơi tái bạn tình sau khi thoả mãn. Có lẽ đấy là kinh nghiệm xương máu để anh bạn nhện hàng xóm rút kinh nghiệm. Để tránh bị nhện cái ăn thịt, nhện đực tìm cho mình một lối thoát: dâng cho người tình một con mồi. Và trong khi người tình còn bận đánh chén thì chàng ta hoạt động. Và đến khi nhện cái nhận ra thì… sự đã rồi. Chó sói nổi tiếng là hung tợn nhưng lại là loài vật dịu dàng nhất trong chuyện “phòng the”. Còn loài vật chung thuỷ nhất là sóc: một chú sóc đực xám có thể chung sống 18 năm liền với một người tình duy nhất.
Kỷ lục về khứu giác Nếu ai nói với bạn rằng chó là loài vật thính mũi nhất thì đừng tin. Chó chỉ đứng hàng thứ ba về khả năng nhận ra mùi từ xa mà thôi. Phá kỷ lục trong lĩnh vực này là bướm đêm. Một con ngài đực có thể ngửi thấy mùi cách nó 11 km. Sau đó phải kể đến rái cá biển, có thể nhận ra mùi khói ở cách nó 8 km. Còn cá mập thì có thể phát hiện được mùi của một giọt máu nhỏ hoà tan trong 115 lít nước. Chó thì đứng hàng thứ ba về phát hiện mùi ở độ xa, nhưng lại dẫn đẩu danh sách về con vật phân biệt được nhiều mùi: 100.000 mùi khác nhau (một chuyên gia ngửi mùi cũng chỉ phân biệt được 3.000 mùi)

Kỷ lục về xây tổ

Loài vật xây tổ to nhất là đại bàng: các nhà khoa học đã phát hiện ra ở Ecosse một chiếc tổ sâu 4,5 mét do chính chim đại bàng làm bằng mỏ và móng chân. Kỳ công nhất là chiếc tổ của loài chim én: để xây xong một chiếc tổ, chim én phải bay đi bay lại 1.000 lẩn, dùng mỏ lấy bùn trộn với rãi làn nguyên vật liệu. Còn hải ly gặm đứt một khúc gỗ sồi đường kính 20 centimet trong chưa đẩy 1 đêm để xây tổ.

Kỷ lục về thính giác

Tiếng kêu khoẻ nhất thuộc về loài cá voi xanh. Người ta tính được rằng giọng nói của nó có thể đạt tới cường độ âm thanh của một tên lửa đưa tàu con thoi vào vũ trụ. Mặt khác. Vì có một cái tai rất thính, cá voi xanh có thể giao tiếp với đồng loại ở bên kia đại dương. Tiếng kêu của một chú khỉ có thể được nghe thấy trong chu vi 15 km. Còn chim diệc sao nằm trongsách Guiness với tiếng “hót” giống một con bò đang rống và phát đi xa 4 km. Nếu muốn yên tĩnh, tốt nhất là nên ở gẩn địa phận của thỏ: để báo hiệu nguy hiểm, loài vật này chỉ dùng chân sau đập đập vài cái xuống đất. Về phẩn mình, cá heo vẫn không ngừng là đối tượng của nhiều nghiên cứu vì ngôn ngữ của chúng rất đa dạng và kì bí.

Đặc biệt, thính giác của chúng phát triển hơn chúng ta gấp 10 lẩn: chúng có thể nghe được siêu âm trong khi con người thì không thể.

Kỷ lục về thị giác

Các loài chim săn mồi có cái nhìn sắc nhất: chim cắt di cư có thể nhận ra một con bồ câu ở khoảng cách là 8 km; đại bàng có thể phát hiện ra một con thỏ rằng từ trên độ cao 3.000 mét. Động vật có mắt to nhất là mực thẻ khổng lồ: thuỷ tinh thể của nó có đường kính là 38 centimét… bằng đường kính một quả bóng rổ. Ở động vật có vú, ngựa giật kỷ lục có mắt to nhất (đường kính là 5,5 centimét) và quả không sai khi người ta nói rằng ngựa nhìn thấy chúng ta to gấp 7 lẩn kích cỡ thực của chúng ta. Loài vật được biết đến với đôi mắt đẹp nhất là giống sò St. Jacques. Dọc trên tấm áo khoác của mình, giống sò này có hai dãy mắt gồm rất nhiều cặp mắt nhỏ xanh màu nước biển; số lượng mắt của chúng ngày càng tăng theo tuổi tác của chúng.

Động vật chạy nhanh nhất

Huy chương vàng xứng đáng được trao cho loài báo với vận tốc 101 km/h. Huy chương bạc thuộc về linh dương với 98,16 km/h còn hoẵng chỉ giành được huy chương đồng với vận tốc 98 km/h.

10 loài vật nguy hiểm nhất thế giới

Chúng là những sinh vật nổi danh từ lâu như sư tử, cá mập trắng hay rắn mang bành, đến những loài quá quen thuộc xung quanh mà thậm chí bạn quên mất độ nguy hại của chúng như muỗi. Dưới đây là 10 loài kẻ thù ghê ghớm nhất của loài người.

Muỗi: Hẩu hết các cú muỗi đốt đều chỉ khiến bạn ngứa. Nhưng một số loài muỗi có thể mang và truyền ký sinh trùng sốt rét. Hậu quả là, những con côn trùng bé nhỏ này đã gây ra hơn 2 triệu ca tử vong trên người mỗi năm.

Rắn mang bành châu Á: Mặc dù loài vật này không được nhận danh hiệu loài rắn độc nhất, nhưng nó lại gây hại nhiều nhất. Trong số 50.000 ca tử vong vì rắn cắn mỗi năm, rắn mang bành châu Á đóng góp “cổ phẩn” lớn nhất.

Sứa hộp Australia:Còn được gọi là ong biển, những con sứa to bằng cái bát này có thể có đến 60 xúc tu trên mỗi 4 mét chiều dài. Mỗi xú tu có 5.000 tế bào ngòi và đủ độc tố để giết chết 60 người.

Cá mập trắng: Máu trong nước có thể lôi kéo những con vật này vào bữa ăn điên loạn, nơi chúng sử dụng tất cả 3.000 cái răng của mình để cắn bất cứ thứ gì chuyển động.

Sư tử châu Phi: Những chiếc răng nanh khổng lồ? Thử xem. Nhanh như tia chớp? Hơn cả điều đó. Bộ vuốt sắc như dao cạo? Khỏi phải bàn. Chúng đói? Tốt hơn hết bạn hãy hy vọng là không. Những con mèo lớn này gẩn như là các tay đi săn hoàn hảo.

Cá sấu nước mặn Australia:Đừng nhẩm con vật này với một khúc gỗ! Nó có thể nằm im trong nước, chờ đợi người đi ngang qua. Sau đó, trong chớp mắt, nó lao vào con mồi, kéo kẻ xấu số xuống nước để dìm chết và cắn nát.

Voi: Không phải tất cả các con voi đều thân thiện như Dumbo. Voi giết hơn 500 người mỗi năm trên toàn thế giới. Voi châu Phi thường nặng khoảng 8 tấn đủ để giày nát bạn mà chưa cẩn dùng đến đôi ngà nhọn hoắt.

Gấu trắng: Chắc chắn trong vườn thú chúng có vẻ ngoài rất dễ thương, nhưng trong tự nhiên chúng coi hải cẩu voi là bữa sáng. Thử tham dự mà xem, bạn sẽ thấy chúng dễ dàng xé toạc đẩu con mồi bằng một cú đánh với những chiếc móng khổng lồ.

Vì sao thân cây hình trụ?

Môn hình học mách bảo chúng ta rằng diện tích của hình tròn lớn hơn bất kỳ một hình nào khác. Do đó, với cùng một lượng nhiên liệu như nhau, muốn tạo thành loại đồ vật có dung tích lớn nhất hoặc là có sức chứa nhiều nhất thì hiển nhiên phải tạo thành hình tròn là thích hợp hơn cả.

Chẳng có gì là lạ khi người ta làm ống khói, ống dẫn nước đều là ống tròn. Trên thực tế đó là một kiểu bắt chước hiện tượng tự nhiên (phòng sinh học).

Thứ hai là hình trụ tròn chịu lực tốt nhất. Trọng lượng của tán cây to tròn đều nhờ vào sự chống giữ của thân cây. Có những loài cây sai trái, đến mùa trên cây còn treo nặng hàng tạ quả, nếu không có cành thân khoẻ chống giữ, làm sao có thể tồn tại được.

Hơn nữa, với thân cây hình trụ tròn còn có lợi cho việc phòng chống nhiều tác hại từ bên ngoài. Nếu thân cây là hình vuông hoặc hình chữ nhật, thân cây ắt sẽ có các góc cạnh, dễ làm mồi cho các loài động vật gặm nhấm.

Ngoài ra, cây thân gỗ là cây lâu năm, trong đời nó khó tránh khỏi bị gió bão tấn công. Do thân cây hình trụ tròn, cho nên dù gió lớn đến từ phía nào cũng dễ dàng lướt qua bề mặt, chỉ phải chịu một lực nhỏ của gió mà thôi.

Mọi sinh vật đều tiến lên phía trước trên bậc thang tiến hoá của thế giới. Hình trụ tròn của thân cây chính là kết quả hoàn hảo của sự thích nghi đó.

Vì sao tầm nhìn của chim ưng rất xa?

Từ trên không cao tới 2 3 nghìn mét, chim ưng có thể nhìn thấy chính xác một con chuột đồng hoặc một con chó đang chạy dưới mặt đất. Những con mồi này không thể nào trốn thoát. Nhờ đâu chim ưng có khả năng đó?

Chim ưng có thị lực tốt như vậy chủ yếu là do trên võng mạc trong mỗi con mắt của nó đều có hai lỗ hõm ở giữa, so với lỗ hõm ở giữa mắt người thì nhiều hơn một. Một trong hai lỗ hõm này chuyên nhìn thẳng, lỗ còn lại thì nhìn nghiêng. Như vậy, phạm vi nhìn của chim ưng rộng hơn rất nhiều. Ngoài ra, mỗi cái ống trong lỗ hõm giữa mắt của chim ưng cũng có nhiều tế bào nhìn vật hơn mắt người 6 7 lẩn. Cho nên mắt chim ưng không những có thể nhìn xa hơn bất cứ động vật nào, mà còn nhìn thấy rất rõ ràng

Cách nào phân biệt rắn độc?

Phân biệt căn bản nhất giữa hai nhóm rắn độc và không độc là ở chỗ răng độc hay không. Răng độc khi cắn sẽ để lại vết trên da loài bị cắn.

Răng độc gồm hai loại. Một loại là răng độc hình móc câu, trên có một cái rãnh thông với nọc độc. Loại rãnh này mọc ở phẩn trước xương hàm trên của rắn, vạch miệng nó ra có thể trông thấy.

Một loại răng độc khác là răng ống, cũng mọc ở phía trước xương hàm trên của con rắn. Đây là một đôi răng nhọn hơi cong và dài, ở giữa có một cái lỗ. Khi rắn độc cắn người, cơ thịt trên tuyến độc co lại làm cho dịch độc ở trong đó ép vào đường ống của răng độc, tiêm nọc độc vào thân thể người.

Khi bị rắn cắn có thể căn cứ vào vết răng để phân biệt độc hay không. Nếu là rắn độc, nhất định phải có một đôi vết của răng độc trên lớp da bị thương có thể thấy hai cái lỗ rất nhỏ. Còn khi bị rắn không độc cắn thì trên da chỉ có vết hai hàng răng giống nhau.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN