10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Phần 7
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
182


10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao


Phần 7


Tại sao ngựa ngủ đứng?

Ngựa có đặc tính không giống với những gia súc khác, đó là trong đêm tối, bất kể lúc nào chúng cũng đều nhắm mắt ngủ đứng. Thói quen này là do di truyền lại từ tổ tiên ngựa hoang.

Những con ngựa hoang sống ở trên thảo nguyên sa mạc rộng mênh mông, trong thời xa xưa nó vừa là đối tượng săn bắt của loài người, vừa là một món ăn ngon của các loài thú dữ. Ngựa không giống như trâu, dê có thể dùng sừng để quyết đấu, mà biện pháp duy nhất chỉ là bỏ chạy để thoát thân. Cơ thể chúng dài, tứ chi khoẻ, rất thích nghi với khả năng này. Mặt khác, những động vật ăn thịt như hổ, báo, chó sói… đa số đều hoạt động về đêm. Vì vậy, những con ngựa hoang không dám thảnh thơi ngủ trong đêm tối, ngay cả ban ngày chúng cũng chỉ dám đứng ngủ gật và luôn luôn đề cao cảnh giác.

Ngựa nhà mặc dù không gặp nguy hiểm bởi kẻ thù hoặc do con người gây ra giống như ngựa hoang, nhưng nó được thuẩn hoá từ ngựa hoang. Vì vậy, thói quen ngủ đứng của ngựa hoang vẫn còn được giữ đến ngày nay.

Ngoài ngựa, lừa cũng có thói quen ngủ đứng, bởi vì môi trường sống của tố tiên chúng gẩn giống với ngựa hoang.

Vì sao ngỗng trời bay thành hình mũi tên?

Ngỗng trời là loài chim di cư trú Đông. Mùa thu hằng năm, từ quê hương Siberia, chúng kết thành đám lớn, bay đến phương Nam ấm áp. Trong hành trình dài, chúng tổ chức đội hình rất chặt chẽ, xếp hàng thành hình mũi tên hoặc dàn hàng ngang, vừa bay, vừa không ngừng kêu “cạc, cạc”. Chúng làm gì thế nhỉ?

Thực ra, đây là một tín hiệu của chúng với nhau. Chúng dùng tiếng kêu này để chăm sóc lẫn nhau, kêu gọi nhau cất cánh bay hay hạ cánh nghỉ ngơi. Tốc độ bay đường xa của ngỗng trời là rất nhanh, có thể từ 69 đến 90 km / giờ.

Tuy ngỗng trời bay rất nhanh, nhưng thời gian đi về phương Nam cẩn khoảng 1 – 2 tháng. Trong cuộc phi hành đường dài, ngoài việc vẫy cánh, chúng còn biết lợi dụng luồng không khí chuyển vận tăng lên để bay lượn trong không trung, như vậy sẽ tiết kiệm được sức lực. Khi con ngỗng bay ở phía trước vỗ cánh tạo ra luồng không khí yếu, con ngỗng phía sau sẽ lợi dụng xung lực của luồng không khí này mà lượn trên không trung. Như vậy, từng con nối đuôi nhau, xếp thành đội hình mũi tên hoặc xếp thành hàng ngang ngay ngắn.

Ngoài ra, sự xếp hàng như trên của ngỗng trời cũng là một biểu hiện của bản năng hợp quẩn, có lợi cho việc phòng ngự kẻ địch. Đàn ngỗng trời lúc nào cũng do con ngỗng già có kinh nghiệm làm “đội trưởng” bay ở phía trước hàng ngũ. Những con ngỗng non hoặc yếu ớt đều xen vào giữa đội hình. Khi nghỉ ngơi bên vực nước tìm ăn cỏ, lúc nào cũng có một con ngỗng già có kinh nghiệm giữ vai trò “lính gác”. Nếu những con ngỗng trời bay đơn lẻ về phương Nam thì sẽ rất dễ gặp nguy hiểm do bị địch hại ăn thịt.

Tại sao cây trong chậu cảnh lại già và có nhiều tư thế?

Bước vào vườn chậu cây cảnh của vườn thực vật Thượng Hải bạn có thể thấy những cây già trong chậu cảnh đã sống mấy chục năm, thậm chí là mấy trăm năm, sao lại có sinh khí bừng bừng như vậy, cành khoẻ, lá xanh, nhiều tư thế đẹp mắt. Tại sao những cây nhỏ chưa cao đến 1 mét này lại có tuổi lớn như vậy?

Thì ra những cây trong chậu cảnh là một loại cây không phải sinh trưởng từ nhỏ trong chậu cảnh, đa số tổ tiên của chúng là sinh trưởng ở vùng núi cao hoang dã, hoặc do con người chặt phá, hoặc do già, ruột rỗng, phẩn than của phẩn trên cây bị chặt đổ hoặc mục nát mà không tồn tại được, nhưng mẩm ngủ yên lâu dài trên phẩn gốc của cành và phẩn dưới đất vẫn còn sống, những người làm vườn liền lợi dụng đặc tính này, đưa những cây không có phong thái đó kết hợp với phẩn dưới, khôi phục lại và sửa cắt toàn bộ cành, dùng đất tốt để nuôi dưỡng cho thích hợp và tiến hành nuôi dưỡng tỉ mỉ. Như vậy, những mẩm đã ngủ lâu giờ lại khôi phục sức sống, dẩn dẩn đâm chồi trên cành và ra lá. Sau đó, dùng phương pháp nhân tạo để uốn vòng hoặc uốn cong những cành non mới ra thành các tư thế tuyệt đẹp, rồi lại chuyển vào trong chậu cảnh, hình thành nên chậu cảnh có trăm nghìn tư thế, già dặn, cứng cáp đẩy sức sống.

Mọi loài thực vật từ nhỏ đã được trồng ở trong chậu, người ta thường gò cành, cắt tỉa đều kìm chế sự phát triển của nó, để nó có kiểu dáng đẹp.

Từ hình dáng của cây mà nói, có những cây trồng lâu ngày trong chậu quả thực là rất nhỏ, nhưng xét về hình thế rắn rỏi của chúng, có thể dễ dàng thấy rằng tuổi của chúng không nhỏ, thông thường ít nhất cũng sống được vài năm, vài chục năm, thậm chí vài trăm năm. Đây là truyền thống của Trung Quốc về nghệ thuật làm vườn và kỹ thuật chăm sóc để khống chế sự phát triển của cây trong chậu.

Có một số cây hoa mai được trồng lâu năm trong chậu, hình thành nên những cành cây rắn rỏi, ra hoa hàng năm, nhưng không cho chúng phát triển thành cây to, trong nghệ thuật trồng vườn được gọi là “Thân mai”. Dùng thân mai làm cây cảnh, còn một nghệ thuật khác nữa là cắt dọc thân mai ra làm hai nửa, đem một nửa đi trồng trong chậu, nó vẫn có thể ra hoa hàng năm như thường, có vẻ đẹp rất riêng, trong nghệ thuật làm vườn gọi là “Bổ mai”.

Có thể không ít người hỏi: Cây đã bổ đôi làm sao lại vẫn có thể sống và ra hoa? Đó là do nguyên nhân gì?

Thực ra, ống libe vận chuyển chất dinh dưỡng trong phẩn dây chằng, ống dẫn trong phẩn chất gỗ vận chuyển chất dinh dưỡng, nếu cắt sạch phẩn vỏ của cây, sự vận chuyển chất dinh dưỡng ngừng lại, cây sẽ chết. Nhưng nếu cắt dọc cây làm hai nửa, thì mỗi nửa đều có đẩy đủ các bộ phận rễ, thân, cành, lá. Như vậy thì chất dinh dưỡng mà lá ở mỗi nửa thân cây tạo ra vẫn có thể được vận chuyển xuống dưới bằng hệ thống mao mạch trong phẩn dây chằng, còn nước và muối vô cơ cũng thông qua các ống dẫn ở phẩn thân gỗ vận chuyển lên trên, do vậy nên mỗi nửa cây đều có thể tự sống, ra hoa và sinh trưởng bình thường.

Trong các loài cây cối hoa cỏ, không chỉ thân mai có thể cắt làm hai, mà cây tử vi, lựu và nhiều loài khác cũng có thể cắt làm hai nửa, vẫn sống bình thường. Dựa vào nguyên lý này, chúng ta có thể tạo ra nhiều cây cảnh lạ mắt với nhiều hình dáng độc đáo từ các loại cây cối hoa cỏ khác nữa.

Làm thế nào để cho hoa cắm trong bình có thể tươi được lâu?

Một cành hoa tươi, chỉ cắm được vài ngày thì cành hoa bị rủ đẩu xuống, màu sắc cũng không còn tươi nữa, điều này là do nguyên nhân nào? Nếu bạn lấy cành hoa lên xem thì sẽ nhìn thấy phẩn cắm trong nước bị thối rữa, có mùi hôi. Đây là do vi khuẩn đang gây chuyện, vi khuẩn và vật chất phân giải khác ảnh hưởng tới sức khoẻ của phẩn trên của hoa; Có lúc không nhìn thấy cành thối rữa nhưng cành hoa cũng rũ đẩu xuống, đó là do sữa trong cơ thể một số thực vật chảy ra từ miệng cắt làm tắc ống dẫn chính chỗ miệng cắt, cản trở sự hấp thụ nước, như vậy, cành hoa không được cung cấp đủ lượng nước cẩn thiết, cho nên nó mới bị héo rũ.

Tìm ra bí mật thì tốt quá rồi, muốn để cho hoa cắm được lâu, có thể cắt ít cuống rồi dùng lửa hơ qua cành hoa, làm cho nó bị cácbon hoá cục bộ, như vậy có thể để phẩn dưới ngâm trong nước không bị nhiễm vi khuẩn mà bị thối rữa, lại có thể làm cho sữa của một số thực vật không chảy ra làm tắc nghẽn ống dẫn chính, làm cho nó luôn nhận được lượng nước cung cấp. Có một số người mua về những bông hoa đỏ tươi, rồi dùng lửa đốt vào phẩn gốc đã cắt sau đó cắm vào bình. Qua cách làm như vậy thì cành hoa có thể cắm được lâu. Trước kia trong dân gian đã từng lưu truyền một phương pháp là cuống hoa thược dược được đốt trên lửa thì có thể làm cho nụ hoa nở và giữ được lâu, có lẽ chính là biện pháp này. Phương pháp này phải chưang đều có tác dụng với tất cả các loại hoa hay không thì còn phải nghiên cứu.

Trên thị trường hoa hiện nay còn có một loại dung dịch giữ cho hoa tươi, cho một chút vào trong nước cắm hoa cũng có thể kéo dài thời gian giữ cho hoa được lâu.

Tại sao chủng loại thực vật trên núi nhiều hơn so với đồng bằng?

■ o ■ ■ ■ o o

Những nhà thực vật học hoặc những người hái thuốc lá luôn thích đi lên núi bởi vì chủng loại thực vật trên núi nhiều hơn so với đồng bằng. Điều này là tại sao?

Tất cả những núi cao đều là trùng điệp liền nhau, nơi hang động, khe núi sâu, địa hình cao thấp không bằng nhau làm cho khí hậu ở những vùng này có sự biến đổi khá lớn. Ví dụ khí hậu ở chân núi và trên đỉnh núi khác nhau rất xa, mưa và sương mù trên đỉnh núi nhiều hơn dưới chân núi, ánh nắng Mặt trời cũng nóng hơn. Do đó, phía trên và dưới chân núi thì chủng loại thực vật cũng có sự khác nhau, chủng loại khác nhau phân bố ở nơi có độ cao thấp khác nhau.

Nếu bạn có thể đến xem ngọn núi Nga Myở Tứ Xuyên, ngọn núi nằm trên độ cao 500 đến 1500 mét so với mặt nước biển thì có thể nhìn thấy nhiều loại cây gỗ thuộc họ long lão như cây long não, cây nam, sơn hồ, những cây này thường là những cây xanh quanh năm do nhiệt độ ở chân núi ấm áp. Trên độ cao 1700 đến 2000 mét so với mực nước biển, bạn có thể thấy nhiều cây thích, những cây này rụng lá vào mùa đông, đây là biện pháp chống lại cái lạnh giá rét buốt vào mùa đông của cây. Ở độ cao trên 2000 mét so với mặt nước biển đến đỉnh núi, tới đâu cũng đều các loại sam lạnh xanh thẫm, đây là một loại cây có lá hình kim, chúng không sợ lạnh, mùa đông chúng có thể chịu đựng được mưa tuyết và gió lạnh trên núi cao. Ở vùng này, tháng 5 và tháng 6 hàng năm có rất nhiều hoa đỗ quyên nhiều hình dạng nở, màu đỏ tím như ráng mây trải khắp núi.

Theo thống kê, hoa, cỏ, cây trên núi Nga Mi có trên 3000 loại, loại cỏ thuốc có trên 1000 loại, mà các loại thực vật trên đồng bằng ở dưới núi chỉ không quá vài trăm loại.

Bởi vì địa hình của đồng bằng bằng phẳng, khí hậu lại như nhau, do đó chủg loại thực vật ít hơn nhiều. Đã quen với cuộc sống trên núi cao nên các loài sam lạnh và một số loại hoa đỗ quyên, một số loại thuốc như hoàng liên đã thích ứng với khí hậu lạnh nên cũng không xuống dưới núi để sống, cho dù có chuyển xuống sống ở dưới đồng bằng thì nó cũng phát triển không tốt do không thích ứng được với khí hậu.

Ngoài ra còn cómột nguyên nhân nữa là: Chủng loại thực vật ở Trung Quốc nhiều vô kể, do vào kỷ đệ tứ trong lịch sử địa chất, phía bắc bán cẩu bị băng hà bao phủ, ở những vùng không có núi hoặc ít núi (như châu Âu) đã có rất nhiều thực vật bị tuyệt chủng; Còn ở Trung Quốc do có nhiều núi, núi đã có tác dụng cản trở sự đóng băng rất lớn, làm cho nhiều loài thực vật quý được tiếp tục sinh tồn trong núi như thuỷ sam, ngân hạnh, sam bạc, đỗ trọng, cây quả thơm, ngọc đồng… nổi tiếng thế giới. Do đó chỉ riêng các loại cây trong giới thực vật ở Trung Quốc hiện nay có hơn 2000 loại, mà ở toàn châu Âu chỉ có hơn 200 loại.

Tại sao thực vật có thể ăn côn trùng?

■ ■ ■ o

Mọi người đều biết, động vật dùng thực vật hoặc động vật khác làm thức ăn cho mình. Nhưng, tại sao có một số thực vật cũng lấy động vật bé nhỏ nào đó làm thức ăn cho chúng. Mà chúng lại làm thế nào bắt được côn những động vật nhỏ bé biết bay, biết trèo, làm thế nào phân huỷ côn trùng thành thức ăn của mình?

Thực chất loài thực vật có thể ăn côn trùng có cảm giác cực kỳ nhạy, đồng thời có thể hấp thụ lượng lớn chất hữu cơ. Lá của chúng có thể biến hình để bắt côn trùng, lá có thể tiết ra thể dịch để hoà tan và tiêu hoá những động vật nhỏ bị bắt.

Thực vật có thể ăn côn trùng có 4 họ với khoảng hơn 400 loại. Trung Quốc có 3 họ với khoảng hơn 30 loài. Chủ yếu có thảm rêu, cây gọng vó, cỏ bắt ruồi, cỏ trư lung, cỏ nắp ấm, cỏ bắt côn trùng và loại rong sống trong nước. Thực vật khác nhau thì phương pháp kiếm thức ăn cũng khác nhau, có loài thực vật có lá giống như cái bình, ví dụ như cỏ trư lung, lá của nó có cuống rất dài, gốc của cuống là biến thành lá giả rộng mà còn bẹt, phẩn giữa biến thành dạng cuộn tròn nhỏ mà dài, phẩn trên biến thành hình cái bình, bản thân phiến lá lại trở thành nắp bình. Trên miệng của vật hình cái bình có thể tiết ra một dịch mật, vách trong hộp thì nhẵn bóng, mà ở phẩn dưới và phẩn đáy hộp đẩy các tuyến có thể tiết ra dịch tiêu hoá. Những con côn trùng bị hút vào trong dịch mật ấy, rơi vào bên cạnh bình, nếu không cẩn thận, sẽ bị rơi vào bên trong bình. Một khi côn trùng rơi vào

trong bình thì nắp bình lập tức đóng lại, do đó những loài côn trùng bay cũng không có cách nào thoát ra. Những côn trùng rơi vào đáy bình có chứa đẩy dịch tiêu hoá này liền bị tiêu hoá và hấp thụ. Có một số lá của thực vật có thể tự động xếp lại, như cỏ bắt ruồi. Lá của cỏ bắt ruồi có hình bẩu dục, gân lá ở trong chia thành hai mảnh, giống như hai mảnh vỏ con trai mở ra. Bình thường lá mở ra, trên mặt lá có rất nhiều tuyến lông nhạy, viền lá có rất nhiều lông cứng hình răng. Khi côn trùng đậu trên mặt lá, chạm vào tuyến lông mẫn cảm, lá hình vỏ ngọc trai liền khép lại, lông cứng hình răng ở viền lá đóng chặt chỗ giao nhau, bọc kín côn trùng ở phía trong, sau đó từ từ cho côn trùng vào tiêu hoá.

Trên thân cây rong loài thực vật sống dưới nước và rất mềm mại này có rất nhiều túi nhỏ, mỗi túi có một cái cửa, quanh từng miệng túi có lông cứng đảo ngược, côn trùng có thể vào được mà không thể ra ngoài được.

Cây rêu lông mịn rất nhỏ, lá thường phủ trên mặt đất, trên lá màu hồng tím của nó sinh trưởng rất nhiều tuyến lông dài, tuyến lông thường có thể tiết ra một loại dịch dính có tính kết dính rất mạnh, hơn nữa còn có vị ngọt và mùi thơm, loại dịch dính này cho dù bị ánh nắng Mặt trời chiếu vào cũng không bị khô, kiến và ruồi ngửi thấy mùi hương này khi rơi vào hoặc trèo lên lá của chúng thì lá của cây lập tức cong lại để cho tuyến lông tụ lại một chỗ bắt lấy côn trùng, sau 1 đến 2 giờ, côn trùng như kiến liền bị lá tiêu hoá hấp thụ hết. Loại dịch dính tiết ra này có chức năng tiêu hoá, hơn nữa lá của nó lại có khả năng hấp thụ, do đó có thể tiêu hoá và hấp thụ hết côn trùng. Bạn có tin không? Rêu lông mịn còn có khả năng khác. Nếu bạn bỏ một hòn đá nhỏ hoặc những thứ mà không tiêu hoá được thì tuyến lông của lá không hề động đậy.

Rêu l ông mịn và cỏ gọng vó là cùng loại, sinh trưởng ở nơi ẩm ướt, không có ánh nắng ở cạnh núi hoặc trên mặt đá, nếu bỏ chúng trồng vào trong chậu, bón cho chúng ít thịt vụn thì chúng lớn rất nhanh. Nhưng miếng thịt không được to quá, nếu không thì sẽ bị bệnh “Tiêu hoá không tốt” làm lá bị chết.

Quan hệ giữa động vật và thực vật trong tự nhiên rất mật thiết, nhưng lại muôn màu muôn vẻ, đây là kết quả của sự phát triển lâu dài trong giới tự nhiên.

Cây cối sống qua mùa đông lạnh giá như thế nào?

Trong tự nhiên có rất nhiều hiện tượng vô cùng kỳ lạ người, khiến con người phải dày công nghiên cứu. Chẳng hạn như, cũng một loại thực vật mọc trên mặt đất, tại sao có loại sợ lạnh, có loại lại không? Kỳ lạ nhất là các loại cây như cây thông, cây nhựa ruồi, mặc dù vào mùa đông đóng băng lạnh giá, nó vẫn mọc thẳng và xanh tươi, chống đỡ mọi cái lạnh giá của mùa đông.

Thực ra không chỉ có các loại thực vật khác nhau có sức chịu lạnh khác nhau, mà khả năng chống rét vào mùa đông và mùa hè cũng khác nhau. Cây lê ở phương Bắc vẫn vượt qua mùa đông ở nhiệt độ 20 đến 30 độ C một cách bình an, nhưng vào mùa xuân lại không chống cự nổi cái rét nhỏ. Lá kim của cây thông có thể chịu được cái lạnh 30 độ C vào mùa đông, nhưng vào mùa hè nếu con người hạ nhiệt độ xuống 8 độ C nó sẽ bị chết lạnh.

Nguyên nhân nào đã khiến cây cối vào mùa đông lại có thể kháng lạnh được như vậy? Đây rõ ràng là một câu hỏi thú vị.

Một số học giả nước ngoài đẩu tiên đã nói rằng, điều này có lẽ giống với những động vật máu nóng, bản thân cây cối cũng có thể sản sinh ra nhiệt lượng, đồng thời còn được tăng thêm các tổ chức vỏ cây có khả năng dẫn nhiệt để bảo vệ. Sau này, một số nhà khoa học khác lại nói rằng, chủ yếu do các tổ chức của cây cối vào mùa đông chứa ít nước, nên khi ở nhiệt độ âm cũng không dễ gì làm cho tế bào đóng băng và chết. Nhưng sự giải thích này đều khó khiến mọi người hài lòng, bởi vì ngày nay con người đã biết rõ rằng, bản thân cây không thể sản sinh ra nhiệt lượng và tổ chức cây dưới nhiệt độ âm cũng không thể đóng băng. Ở phương Bắc, cành cây liễu, lá kim cây thông vào mùa đông cũng đóng băng như những miếng kính bị vỡ đó sao? Vậy mà nó vẫn sống được.

Vậy bí mật ở đây là gì?

Thực ra “bản lĩnh” này của cây được tạo ra từ rất sớm. Để thích ứng với những thay đổi của môi trường xung quanh, hàng năm cây cối đều dùng phương pháp kỳ diệu là “chìm vào giấc ngủ” để đối phó với cái giá rét của mùa đông.

Chúng ta biết rằng, cây cối muốn sinh trưởng phải tiêu hao chất dinh dưỡng. Mùa xuân và mùa hè, cây sinh trưởng nhanh, chất dinh dưỡng tiêu hao nhiều hơn so với tích luỹ, vì vậy sức kháng lạnh cũng giảm. Nhưng đến mùa thu, tình hình lại ngược lại, lúc này nhiệt độ ban ngày cao. Mặt trời chiếu mạnh, quá trình quang hợp của lá diễn ra nhanh, còn ban đêm nhiệt độ thấp, cây cối sinh trưởng chậm, chất dinh dưỡng tiêu hao ít, tích lũy nhiều nên cây ngày càng “béo”, cành non biến thành chất gỗ, cây cũng dẩn dẩn có khả năng chịu lạnh.

Song đừng nghĩ trên bề mặt cây mùa đông ở vào trạng thái ngừng hoạt động, thực ra sự biến đổi bên trong nó rất lớn. Tinh bột tích luỹ vào mùa thu lúc này chuyển hoá thành đường, thậm chí có loại tinh bột lại chuyển hoá thành chất béo, đây đều là những vật chất phòng lạnh, nó có thể bảo vệ tế bào không dễ bị chết lạnh. Nếu cắt các tổ chức thành những miếng mỏng rồi đặt dưới kính hiển vi quan sát, bạn sẽ còn phát hiện những hiện tượng thú vị. Thông thường các tế bào liền nhau từng cặp, lúc này sợi gắn kết tế bào đều bị đứt, hơn nữa vách tế bào và chất nguyên sinh cũng bị tách rời, giống như từng chiếc ống. Những sự thay đổi nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được này có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao khả năng kháng lạnh của thực vật. Khi các tổ chức đóng băng, nó có thể tránh cho các bộ phận quan trọng nhất trong tế bào. Chất nguyên sinh bị đóng băng giữa các tế bào và gặp phải những nguy hiểm do bị tổn thương.

Có thể thấy, việc “chìm vào giấc ngủ” và vượt qua mùa đông của cây cối tương quan mật thiết với nhau. Mùa đông, cây ngủ càng sâu thì càng chịu được nhiệt độ thấp, càng có sức kháng lạnh. Ngược lại, giống như cây chanh sinh trưởng quanh năm mà không được nghỉ ngơi thì sức kháng lạnh sẽ kém, cho dù là khí hậu ở Thượng Hải thì nó cũng không thể sống qua mùa đông.

Tại sao tuổi thọ của một số loại thực vật cực ngắn?

Những chuyện thú vị trong thế giới tự nhiên nhiều vô kể, không biết các bạn đã chú ý đến chưa, bất luận là các loại cây cao đến 100 mét hoặc những cây chỉ cao có vài cm, mặc dù bề ngoài của chúng cực kỳ dị thường nhưng cả đời chúng là như vậy: Khi hạt được gieo xuống đất, gặp phải điều kiện môi trường thích hợp là nảy mẩm, sinh trưởng, ra hoa kết trái, trong hạt giống lại ấp ủ hạt cuả thế hệ thứ hai, cuối cùng là chết đi.

Nhưng thời gian cẩn thiết để chúng hoàn thành quá trình sống như vậy phải căn cứ vào các đặc tính khác nhau của các loại thực vật, đồng thời không hoàn toàn giống nhau, thậm chí cách nhau mấy chục lẩn đến mấy trăm lẩn. Có loại chỉ cẩn một năm (từ mùa xuân đến mùa thu) như các loại thực vật nông nghiệp: lúa, cao lương, ngô, khoai. mọi người gọi chúng là thực vật sống một năm. Có loại thực vật phải cẩn đến hai năm mới có thể hoàn thành, trong đó phải nghỉ qua một mùa đông, đến năm sau mới sinh trưởng hoa thân, ra hoa kết quả như rau cải dẩu, tiểu mạch vụ đông là như vậy, mọi người gọi chúng là thực vật sống hai năm. Những loại này đa số là những thực vật thuộc loại cỏ.

Thực vật loại gỗ thì lại khác xa, có loại cẩn mười mấy năm, mấy chục năm thậm chí mấy trăm năm, mấy ngàn năm mới hoàn thành chu kỳ sống của chúng. Cho dù như vậy, nó cũng giống như thực vật khác, quy luật cơ bản của cuộc sống đều là từ phát dục, sinh trưởng đến già yếu và cuối cùng là chết, trên thế giới không có loài thực vật nào là có thể sống mãi không già.

Có loại thực vật nào sống không đến một năm không? Cũng có và chủng loại của chúng cũng không ít. Trong giới thực vật, có loại chỉ sống vỏn vẹn vài tháng, có loại thậm chí chỉ sống mấy chục ngày. Như chúng ta thường nhìn thấy trên máng ngói trên mái nhà có một loại cỏ nhiều thịt có thể nở bông hoa nhỏ năm cánh màu vàng, gọi là Ngoã tùng, sau cơn mưa chúng mới mọc lên, rất nhanh chóng nở hoa, qua mùa mưa thì khô mà chết. Còn có một loại Hạ khô thảo dùng làm thuốc trong Đông y, mùa xuân nảy mẩm, mùa hạ vừa đến thì nó đã tuyên bố kết thúc một đời. Nếu muốn nói loại thực vật thật sự ngắn thì trên vùng sa mạc có rất nhiều. Ví dụ như cúc đoản mệnh, yếu điểm lớn nhất của những thực vật đoản mệnh này là sợ khô hạn. Trên sa mạc, lượng mưa không những cực kỳ ít mà còn tập trung của sự xuống thấp trong một thời gian ngắn, do đó chúng phải hoàn thành chu kỳ sống trong thời gian ngắn khoảng 20 đến 30 ngày, hoặc trong mấy tuẩn sau khi mưa xuân rơi xuống mỗi năm thì ra hoa, kết quả và chết, sau đó lại không nhìn thấy dấu vết của chúng đâu. Tuổi thọ của những loài thực vật trên sa mạc ngắn như vậy là do điều kiện môi trường khô hạn của sa mạc tạo nên, đây là kết quả của sự thích ứng với tự nhiên của các loài thực vật.

Vì sao lá trên ngọn rụng cuối cùng?

Ở miền ôn đới, mỗi khi mùa thu đến, cây thay màu lá từ xanh sang vàng, cuối cùng trút nốt chiếc áo này, trẩn trụi đón mùa Đông tới. Nếu chú ý một chút, nạm sẽ thấy lá trên cành chính đổi màu trước tiên, sau đó lan dẩn đến ngọn cây, ngọn cành. Rụng lá cũng vậy, rụng ở dưới trước, càng lên trên ngọn, lá càng rụng chậm.

Có thể bạn sẽ nói, đó là hiện tượng tự nhiên của giới sinh vật, già trước chết trướ c. Lá phía dưới ra trước lá đẩu cành nên rụng sớm hơn. Đây cũng là một cách giải thích, nhưng còn có cách hiểu sâu hơn.

Trong quá trình sinh trưởng, mọi cây cối đều vươn tới sự phát triển đẩy đủ nhất, cho nên nó luôn đưa nhiều thức ăn lên ngọn để tăng nhanh sự sinh trưởng. Ngọn cành do được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Khi ngọn cây lớn đến một mức độ nhất định, sinh trưởng sẽ chậm dẩn lại. Lúc này cây rụng lá là do hai điều kiện: Bên trong, việc cung cấp dinh dưỡng bị hạn chế và bên ngoài, điều kiện thời tiết thay đổi theo chiều hướng không có lợi, chức năng tổng hợp thức ăn của lá kém dẩn, lá không tồn tại được nữa, rơi lả tả.

Nhưng mặc dù vậy, bộ phận ngọn cây vẫn được ưu tiên chăm sóc, thức ăn được cung cấp nhiều nhất, nên dù cây ngừng đưa thức ăn lên ngọn, nhờ vào lượng dự trữ nó vẫn sinh tồn thêm một thời gian. Đồng thời trong lúc đó, chất diệp lục trong lá cây chưa bị phá huỷ, vẫn tổng hợp được một số chất dinh dưỡng. Như vậy, lá trên ngọn cây sẽ rụng muộn hơn ở các bộ phận khác trên cây.

Tại sao tính kháng bệnh của thực vật hoang dã lại rất mạnh?

■ o ■ ■ ■ o ■ ■

Chúng ta đã nhìn thấy thực vật hoang dã ở ruộng hoang và đất hoang, không ít cây trên to dưới nhỏ, cành lá yếu ớt, có một số quả rất nhỏ mà chua. Nhìn bên ngoài chúng cũng tương đương với thực vật được trồng. Nhưng những người làm công tác khoa học lại có cảm tình sâu sắc với chúng. Họ xem trọng điểm nào của thực vật hoang dã? Thực vật hoang dã có một ưu điểm vô cùng quý báu, ưu điểm này được các nhà thực vật học gọi là “Tính kháng chọi mạnh”. Cái gọi là tính kháng chọi là chỉ khả năng chống lại những bất lợi trong môi trường sống của chúng. Trong giới tự nhiên, thực vật đang tồn tại khi gặp phải những điều có hại cho sự sống của chúng thì chúng luôn muốn tìm cách để chống lại. Trong những thực vật khác loài, đặc biệt là giữa những loài thực vật được trồng và những loài thực vật mọc hoang thì khả năng đối kháng được biểu hiện ra không giống nhau.

Có người đã từng làm một số thử nghiệm, trong cùng một điều kiện, khả năng kháng bệnh đậu đen giữa nho mọc hoang và cây nho trồng rõ ràng là khác nhau. Khi lá nho hương hoa hồng được trồng đã đẩy vết ban đen của bệnh đậu đen thì gai nho và lông nho mọc hoang gẩn như không có vết ban đen. Đây là do nguyên nhân nào? Đó là vì thực vật mọc hoang từ một hạt mọc thành một cây, từ trước tới giờ không ai vun trồng và quản lý nhưng lại có rất nhiều kẻ thù tấn công, như mưa, gió, tuyết lạnh, hạn hán lũ lụt, bệnh tật và sâu hại luôn muốn tìm cách bóp chết sinh mạng của chúng. Để tiếp tục sinh tồn, bắt đẩu từ thời tổ tiên, từ thế hệ này đến thế hệ khác luôn luôn phải đấu tranh với kẻ thù vô tình, dẩn dẩn hình thành khả năng kháng bệnh cực mạnh để thích ứng với môi trường chúng thường phải đưa ra nhiều kiểu biến đổi về cấu tạo hình thái bên ngoài và cơ năng sinh lý bên trong của chính mình để thích ứng. Ví dụ nhiều loại thực vật mọc hoang hoặc là toàn thân hoặc là lá đẩy lông, có loại thì đẩy gai, có loại thì chứa độc. Toàn bộ những thứ này đều giúp cho chúng có thể đấu tranh tốt hơn để chống lại kẻ thù. Những ưu điểm này của thực vật mọc hoang đã nói rõ sức sống và sức chiến đấu của chúng đều rất mạnh mẽ. Nhưng những thực vật trồng thì lại không như vậy, chúng từ nhỏ đến lớn đều được sự chăm sóc, quan tâm của con người, thiếu sự rèn luyện cho tính đối kháng, một khi nguy hiểm đến thì không chịu được, thậm chí bị chết.

Những người làm công tác nuôi trồng thực vật cực kỳ coi trọng ưu điểm có tính kháng cự cực mạnh của thực vật mọc hoang. Họ thường thông qua con đường lai giữa loại được nuôi trồng và loại mọc hoang để tạo ra những chủng loại tốt và được nhiều người hoan nghênh, những thực vật có tính kháng cự kém được cải tạo thành những loại mới có chất lượng tốt và tính kháng cự mạnh. Do đó, tất cả những loại thực vật mọc hoang trên đất cằn cỗi trên núi không chịu đựng gió mưa, mà là chúng được lớn lên trong khí hậu khắc nghiệt. Chúng ta phải đặc biệt coi trọng vốn quý báu của tài nguyên phong phú, lợi dụng triệt để ưu điểm là tính kháng bệnh mạnh này của chúng, tạo ra giống lai để đưa ra nhiều loại mới, giúp ích cho nhân loại.

Tại sao những loài thực vật sinh trưởng ở bãi biển và đầm lầy đều có rễ hô hấp?

Chúng ta biết rằng cuộc sống và sự sinh trưởng của thực vật không tách rời khỏi nước. Không có nước, thực vật dễ úa tàn, thậm chí là chết. Nhưng khi nước trong đất quá nhiều hoặc ngâm mình trong nước thì không khí trong lỗ hở của đất sẽ bị nước đẩy ra, làm cho đất trở thành thiếu oxy, cũng sẽ đe doạ đến cuộc sống của thực vật. Có người đã đo đạc, khi oxy trong đất giảm xuống 10% thì cơ năng bộ rễ của đại đa số các loài thực vật sẽ có thể bị thoái hoá. Khi giảm xuống 2% thì hệ rễ phải đối diện với cái chết. Bãi biển và đẩm lẩy là thuộc về môi trường sinh thái thiếu oxy, thường xuyên ngập nước.

Nhưng thực vật trong quá trình tiến hoá cũng tạo ra được một loạt chủng loại để thích ứng sinh trưởng trong môi trường thiếu oxy, được gọi là thực vật đẩm lẩy hoặc thực vật bãi biển. Những thực vật này có một đặc điểm chung đó là có bộ rễ tiến hành hô hấp từ trong đất tới khi lộ dẩn ra trong không khí, được gọi là rễ hô hấp. Rễ hô hấp có các lỗ ngoài to lớn, bên trong có các khe hở tế bào rất phát triển, có thể dự trữ không khí. Đây là tổ chức thông khí rất đặc biệt của thực vật bãi biển và thực vật đẩm lẩy, chúng có thể làm cho thực vật đẩm lẩy và thực vật bãi biển có thể sinh trưởng trong môi trường thiếu oxy. Đương nhiên, những bộ rễ hô hấp của các thực vật bãi biển và thực vật đẩm lẩy khác nhau thì hình dạng của chúng cũng khác nhau, như dạng quỳ gối, dạng vòng, dạng ngón tay và dạng gậy.

Có rất nhiều thực vật có rễ hô hấp như các thực vật sinh trưởng ở bãi biển như cây vẹt thuộc họ vẹt và cây hải điệp thuộc họ cỏ roi ngựa, cây dây biển thuộc họ dâu biển.

Trung Quốc còn sống sót một loại thực vật đó là Tùng nước, là thực vật đẩm lẩy nước ngọt của vùng duyên hải đông nam Trung Quốc, phẩn gốc của cây mọc lên bộ rễ hô hấp dạng quỳ gối cao thấp không giống nhau rất độc đáo. Cây Lạc Vũ Sam còn sót lại có nguồn gốc từ phía đông nam Bắc Mỹ, từ thế kỷ 20 đã du nhập vào trồng ở Trung Quốc trên vùng mạng lưới hồ ở phía nam, phẩn gốc của cây cũng giống như tùng nước, mọc ra bộ rễ hô hấp có dạng quỳ gối đặc biệt.

Ở vùng đẩm lẩy nước ngọt của khu vực nhiệt đới cũng thường nhìn thấy thực vật có rễ hô hấp, như cây Tử Đàn dùng làm thuốc ở châu Mỹ, cây Hoàng Ngưu và Hồng Giao ở Kalimanjaro, gỗ Maomalu ở Nigiêria, cây cọ đằng ở đảo Ilian, cây đằng hoàng ở Guyana.

Rễ hô hấp của thực vật ngoài dùng để hô hấp ra còn có thể có tác dụng bảo vệ đê và chống sóng.

Tại sao có loài thực vật thích ánh sáng Mặt trời, có loại thực vật thì thích bóng râm?

■ ■ ■^7 ■ ” ■ ■ ■^7

Không biết các bạn có chú ý đến không, một mặt hướng nam và một mặt hướng bắc của nhà, sườn phía Nam và sườn phía Bắc của núi cao nhận được lượng ánh sáng Mặt trời khác nhau. Ánh sáng Mặt trời ở sườn nam được chiếu trực tiếp, hơn nữa chiếu cả ngày tới tối, do đó thực vật sống trên phẩn núi này sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt độ cao; ánh sáng Mặt trời ở sườn bắc được chiếu xiên, những thực vật sống trên phẩn núi này sẽ nhận được ít ánh sáng và nhiệt lượng. Ngoài ra, lượng nước, độ ẩm, nhiệt độ, hướng gió, gió theo mùa và điều kiện hoàn cảnh khác của hai sườn nam và bắc cũng không hoàn toàn giống nhau.

Do ánh sáng, lượng nước, hướng gió, nhiệt độ khác nhau, làm cho sự sinh trưởng lâu dẩi của thực vật ở sườn nam và sườn bắc cũng có tính cách không giống nhau. Nói một cách đơn giản, loài thực vật sinh trưởng ở sườn nam thích ánh sáng Mặt trời, nhà thực vật học gọi đó là thực vật dương sinh như tùng, sam, dương, liễu, hoè. Loài thực vật sinh trưởng lâu dài ở sườn bắc thì thích bóng râm, do đó người ta gọi chúng là thực vật âm sinh, như vân sam, lãnh sam, ngọc châm. Đây là kết quả do thực vật sống lâu dài trong môi trường khác nhau. Tính cách đặc thù thích dương thích âm này vốn không thể hình thành được trong một thời gian ngắn. Nhưng cho dù hình thành nên tính cách như thế này hoặc như thế kia cũng không thể thay đổi một cách tuỳ tiện được. Bởi vì để chúng càng thích hợp hơn với điều kiện sống ở sườn nam và sườn bắc, trong hình thái phẩn ngoài và cấu tạo sinh lý bên trong đều có sự biến đổi. Vậy thì, hình thái bên ngoài và cấu tạo sinh lý bên trong của thực vật thích dương và thực vật thích âm có sự khác biệt gì? Sự khác biệt rõ ràng nhất là phẩn lá. Chất là của thực vật thích ánh sáng là hơi dày và thô ráp, trên mặt lá có lớp chất sừng hoặc chất sáp có thể chống chọi với ánh sáng Mặt trời, lỗ khí thường nhỏ và dày, chất diệp lục tương đối ít nhưng số lượng tương đối nhiều. Đặc trưng cấu tạo lá của thực vật thích dương có thể đảm bảo cho lá có thể lợi dụng tốt năng lượng Mặt trời dưới sức chiếu của Mặt trời, trong trường hợp thiếu ánh sáng Mặt trời, cũng có thể tiến hành tác dụng quang hợp nhất định. Cấu tạo lá của thực vật thích âm và thực vật thích dương hoàn toàn tương phản nhau, lá thường to mà mỏng, chất sừng không phát triển, tế bào thân lá và lỗ khí tương đối ít, có khe hở tế bào tương đối phát triển. Số lượng diệp lục của lá ít hơn một nửa so với thực vật thích dương, nhưng hình dáng của lá hơi to. Như thế có lợi trong môi trường ẩm ướt, tối tăm cũng có thể hấp thụ và lợi dụng ánh sáng Mặt trời yếu ớt.

Ảnh hưởng của ánh sáng Mặt trời đối với sự sinh trưởng và phát dục của thực vật thực ra là rất lớn, do tác dụng của ánh sáng, không chỉ hình thái và sinh lý phẩn lá của thực vật thích ánh sáng và thực vật thích bóng râm có sự khác biệt rõ ràng, mà chính là cùng một loại thực vật, sinh trưởng trong môi trường đẩy ánh sáng Mặt trời và môi trường râm mát thì biến hoá sinh thái của lá cũng rất lớn. Ví dụ, cây sinh trưởng trên mặt đất trống trải thì tán cây rộng lớn và phát triển; Sinh trưởng trong rừng rậm thì tán cây nhỏ hẹp và cao chót vót. Thậm chí có lúc lá trên cùng một cây do nhận được ánh sáng khác nhau mà tính cách biểu hiện ra của chúng cũng khác nhau, như lá trên ngọn cây hoặc mặt ngoài cây do nhận được nhiều ánh sáng chiếu, phẩn lá này liền biểu hiện ra đặc trưng của lá thích ánh sáng, còn lá phẩn dưới tán hoặc ở bên trong do thiếu sự chiếu sáng của ánh sáng, do đó chúng mới biểu hiện ra đặc trưng của lá thích bóng râm. Ví dụ như cây đinh hương, hoè tây, trên cùng một cây có thể xuất hiện lá thích ánh sáng và lá thích bóng râm.

Trong thực vật có loài thích ánh sáng, có loài thích bóng râm, chủ yếu được tạo thành do sự chiếu thẳng và chiếu xiên của ánh sáng Mặt trời, do điều kiện hoàn cảnh sinh trưởng khác nhau. Nhưng, có thể khẳng định một điểm, bất luận thực vật có hình dạng như thế nào, nếu không có một tia sáng thì dù cho là thực vật thích ánh sáng hay thực vật thích bóng râm thì đều không sống được.

Động vật sa mạc tồn tại như thế nào?

■ o ■ ■ ■

Động vật muốn tồn tại trong sa mạc thì phải có ít nhất hai khả năng. Một là khả năng đi lại, bởi vì đất cát bất cứ lúc nào cũng có thể chôn vùi chúng; hai là khả năng trữ nước, vì khi rời khỏi nước thì bất kỳ sinh vật nào cũng chỉ còn con đường chết.

Về cả hai phương diện trên thì loài thằn lằn có thể coi là một điển hình sống mãnh liệt: Phẩn trước tứ chi của chúng mở ra thành màng lớn, chống đỡ cho cơ thể đi lại thoải mái trên cát. Khi màn đếm buông xuống, lớp sương mù bao phủ, cơ thể và mắt của thằn lằn liền dùng khả năng tối đa để tập hợp những giọt sương. Ngoài ra cái lưỡi dài của nó còn có thể liếm sương trước mắt rất linh hoạt và khéo léo, giống như cái gạt nước trên ôtô vậy.

Về phương thức vận động, rắn lao “nhập gia tuỳ tục” bằng một kiểu di chuyển không giống ai: Để ngăn chặn bị các hạt cát chôn vùi bất cứ lúc nào, nó cong người sang trái, phải hết mức để tăng diện tích tiếp xúc với đất cát, và hình thành nên thói quen vận động nghiêng.

Về khả năng trữ nước, thằn lằn đuôi vểnh có những đặc điểm để thu gom các giọt nước tối đa. Mỗi khi sương xuống, nó lại bò lên đỉnh cồn cát, quay lưng về phía có sương từ biển thổi tới, đuôi của nó vểnh lên cao, làm cho thân của nó nghiêng sang một bên, khi sương mù gặp cơ thể lạnh buốt của con vật thì sẽ ngưng tụ thành những giọt nước, chạy men theo lưng trượt vào miệng thằn lằn.

Không chỉ dừng lại ở những đặc điểm này, động vật sa mạc mỗi con đều có một phương pháp tồn tại riêng, chẳng hạn có loài chuyên sống phụ thuộc vào thực vật. Một số thường ngày giấu mình trong các hang cát, khi mưa sương xuống thì lập tức bò lên mặt đất, sử dụng toàn thân để hứng sương.

Vì sao chuột chũi sợ ánh Mặt trời?

Chuột chũi là loài vật ăn côn trùng sống trong đất. Chúng thường đào hang trong lớp đất tơi xốp, ẩm ướt và đẻ con ở đó. Chuột chũi con khi đã lớn vẫn sống ở trong đường hẩm đào dưới đất…

Chuột chũi rất ít khi đào hang, làm tổ dưới lớp đất sét hoặc đất cát. Chung quanh tổ của chúng có đường hẩm, 4 bề liền nhau. Do trong hang luôn ẩm ướt nên giun đất, nhện, rết, sên dễ dàng sinh sôi, trở thành món ăn sẵn sàng cho chuột chũi.

Chuột chũi lúc nhỏ mắt hãy còn mở rất to, đến khi cơ thể lớn dẩn lên, mắt bé đi, cuối cùng thì lặn sâu vào dưới lớp da, thị lực thoái hoá hẳn. Lúc đó nó chỉ có thể phân biệt rất ít về sự sáng tối. Những đặc điểm cấu tạo này được hình thành do sự thích nghi sống lâu dài với môi trường thiếu ánh sáng trong lòng đất.

Vì chuột chũi qua một năm không lên mặt đất, cái chính là không tiếp xúc với ánh sáng, cho nên không quen với sự chiếu sáng của Mặt trời. Thân nhiệt của chuột chũi cao hơn thân nhiệt của người 2 3 độ C. Trong cơ thể nó không có cấu tạo thích nghi với sự toả nhiệt, nếu bị ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng vào cơ thể, làm nhiệt độ cơ thể biến đổi lớn, tẩn số hô hấp của nó sẽ tăng lên. Nếu bị lộ sáng hơi lâu, nó sẽ rơi vào trạng thái hôn mê nóng, và có thể chết.

Chồn Bắc Mỹ diệt rắn chuông như thế nào?

Rắn chuông (rắn đuôi kêu) rất thích ăn thịt chồn. Tuy nhiên, chồn không bao giờ để bị ăn thịt một cách dễ dàng. Ngược lại, chúng còn tấn công và tiêu diệt hàng loạt những con rắn độc dài gẩn 2 mét này. Chồn có vũ khí gì lợi hại như vậy?

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học California đã bỏ ra gẩn một năm để quan sát sinh hoạt của loài chồn “spermiphilus variegatus” ở các sa mạc Bắc Mỹ. Chúng sống trong những hang động sâu dưới lòng đất, vì vậy thường bị rắn chuông lẻn ào ăn thịt.

Để tự vệ, họ hàng nhà chồn bắt buộc phải tổ chức các cuộc tấn công trả đũa. Thường khoảng 3 hoặc 4 con chồn quây lại đánh rắn. Một con liên tục tấn công vào chiếc đuôi khiến kẻ thù phải co lại, không có đà để bổ những chiếc răng cực độc vào người chồn. Trong khi đó, những con khác cặn trộm từng nhát vào người rắn.

Khi tấn công, chồn luôn tránh đẩu rắn, vì chỉ dính một vết đợp, chúng sẽ bị chết ngay sau đó vài giây. Trong nhiều cuộc chiến, để giết chết rắn hoặc đuổi nó ra khỏi địa phận, nhà chồn phải hy sinh tới vài thành viên.

Để tránh thiệt hại, chồn còn tổ chức các cuộc săn lùng quy mô hơn: Chúng mò vào tận hang ổ của rắn chuông. Trong khi con mẹ vắng mặt, chúng giết chết hàng loạt con non, hoặc đập vỡ trứng.

Nhưng nói chung, chồn vẫn rất sợ rắn đuôi kêu. Nếu rắn xuất hiện bất ngờ, chồn thường bỏ chạy tán loạn. Loài rắn ăn thịt chồn lớn nhất dài tới gẩn 2 mét, có tên là kim cương (crotalus atrox), vì chúng có màu da như những viên đá. Chúng có thể nuốt gọn một con chồn non, rồi nằm nghỉ khoảng 2 3 ngày để tiêu hoá.

Vì sao chim cánh cụt có thể sống ở Nam cực?

Môi trường cực kỳ khắc nghiệt ở Nam cực đã buộc các sinh vật bậc cao rút lui khỏi lãnh địa của nó. Ngay cả các động vật lớn có thể chịu được cái rét -80 độ C của Bắc cực như gấu trắng, voi biển. cũng không hề có mặt ở cực Nam. Vậy mà chim cánh cụt lại có thể làm được điều đó.

Để hiểu vì sao, chúng ta phải xem lại “gia phả” của chúng. Trước hết, cánh cụt là một loài chim bơi ở dưới nước cổ xưa nhất. Có thể nó đã đến đây định cư từ trước khi châu Nam cực mặc “áo giáp băng”. Do diện tích đất liền hẹp, mặt biển rộng, nên nơi đây có thể coi là khu vực phồn thịnh nhất trong các thuỷ vực, với nguồn thức ăn phong phú, trở thành vùng đất tốt cho cánh cụt trú ngụ.

Sau nữa, do kết quả tôi luyện trong gió và bão tuyết qua hàng ngàn vạn năm, lông trên toàn thân của cánh cụt đã biến thành lớp lớp dạng vảy gắn chặt. Với loại “chăn lông” đặc biệt này, nước biển không những khó thẩm thấu, mà dù cho nhiệt độ có xuống tới 100 độ C, chim cũng không hề hấn gì. Đồng thời, lớp mỡ dưới da của nó rất dày, nên càng đảm bảo giữ nhiệt cho cơ thể.

Thêm nữa, châu Nam cực không có thú ăn thịt, thế là cánh cụt đã có được một mảnh đất khá an toàn. Chẳng thế mà khi các nhà nghiên cứu đặt chân lên mảnh đất tận cùng của thế giới này, chim cánh cụt không những không bỏ chạy, mà còn đón tiếp họ với thái độ rất thân mật (và tò mò).

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN