Ai Lau Mắt Em, Khóc Mối Tình Đầu? - Chương 1
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
124


Ai Lau Mắt Em, Khóc Mối Tình Đầu?


Chương 1


Nhưng năm tháng cuối cùng của thời áo trắng, cứ mỗi khi ngắm những chùm hoa Hoàng Hậu vàng rực rỡ trĩu cành là lòng lại xốn xang ngập lối. Những kỷ niệm thời cấp Ba đầy mộng mơ và nên thơ phải gói ghém lại trong trang vỡ ngày thi. Con đường ấy là nơi bắt đầu của hai người bạn, nơi nhen nhóm chút khái niệm tình yêu trong tâm hồn tuổi mười tám ngây thơ của một cô gái. Đâm chồi một chút miên man dư vị đắm say trong trái tim lạnh lẽo của chàng trai đã đi qua bốn mươi lăm mùa xuân.

○●○●

– Thiên Nhi ơi! Đợi anh với.

Đang đạp xe lòng vòng dưới con đường rợp cánh Sao bay trong giờ giờ tan trường, bỗng vang lên một tiếng gọi với theo của ai đó đầy thân quen từ sau lưng làm cho Thiên Nhi giật mình quay lại. Vui vẻ nở một nụ cười khi nhận ra người thầy giáo trường Cấp hai chuyên của tỉnh. Ngôi trường nằm ngay bên cạnh trường cấp ba mà Thiên Nhi đang học. Ở thành phố nhỏ này, thì trường cấp Hai anh đang dạy và cấp Ba mà Thiên Nhi học là nổi tiếng nhất. Ngoài việc đó là trường cấp hai và cấp ba Chuyên của tỉnh thì nó còn nổi tiếng bởi tình bạn thân thiết và tấm lòng nhân hậu của hai thầy hiệu trưởng, cũng như câu chuyện vì sao hai trường được đặt cạnh nhau. Bởi vì ngày xưa cách đây gần 50 năm khi tỉnh còn nghèo khó thì hai thầy là hai người bộ đội về quê tái lao động. Lúc đó thấy tỉnh chưa có trường cấp 2 và cấp 3, muốn học cao phải xuống Tây Đô (Cần Thơ hiện tại) hay lên Sài Gòn nên hai thầy bàn bạc hiến mảnh đất tỉnh ủy cấp cho hai thầy để xây dựng trường học. Dần theo năm tháng được sự ủng hộ chung tay của những người dân xung quanh, ngôi trường được rộng ra hơn; đến năm 2000 theo quy hoạch mới thì hai ngôi trường được xây dựng lại vô cùng khang trang. Tuy thế giữa hai trường vẫn có một khoảng sân chung với thảm cỏ ngắn xanh mượt được đội trực ban của hai trường thay phiên quét dọn. Đó là nơi rèn thể dục thể thao và học quốc phòng chung. Những lần giao lưu văn nghệ mừng đảng mừng xuân cũng được tổ chức ở đây. Cả những trận đá banh giao hữu, những hội thi đốt lửa trại… bao nhiêu tiếng cười giòn tan của lớp lớp thế hệ học sinh đều được cất giữ nơi này. Đẹp nhất là con đường phía sau trường, hàng cây Phượng vĩ còn cả vài cây Trò tô điểm sắc trời. Con đường mà chiều nào đi học về Thiên Nhi cũng đạp xe qua để thấy lòng an nhiên đến lạ, trút bỏ tất cả mệt mỏi sau ngày học hành căng thẳng.

Advertisement / Quảng cáo

– A! Thầy Tuấn. Hôm nay thầy cũng về đường này hả thầy?

– ừ em, anh mới chuyển nhà trọ. Giờ anh ở gần khu Đại học. Mà sao hôm nay em về sớm vậy?

– Hôm nay tiết cuối tụi em học môn tin. Mà phòng máy đang chuẩn bị cho kỳ thi tin học trẻ không chuyên vào mai nên tụi em trống tiết. Được về sớm ạ. Thầy cũng dạy xong rồi sao?

– Ừ em. Chiều nay anh chỉ dạy 4 tiết thôi.

Hai người đạp xe song song nhau dưới con đường đẹp nhất của tỉnh mà mọi người hay gọi vui là con đường tỉnh tò (tỏ tình) vì bốn mùa trong năm đều nở hoa rất đẹp, bao đôi lứa đã thổ lộ tình cảm trên con đường này. Hoa bằng lăng, hoa Phượng vĩ, hoa Trò và một loài hoa lạ nữa nhưng Thiên Nhi chưa biết tên, nó có màu vàng nở thành chùm rực rỡ như nắng ban mai,  khi những cánh hoa rơi xuống đường trong chiều hoàng hôn càng xinh đẹp không thể diễn tả hết thành lời.

– Thầy có biết hoa đó là hoa gì không ạ? – Thiên Nhi đưa tay chỉ về phía những bông hoa vàng.

– Hoa Hoàng hậu đó em. Nhưng mà sau này kêu anh là anh thôi… kêu bằng thầy thấy sao sao đó.

– Dạ… vậy từ nay em sẽ gọi anh là anh Tuấn.

Bây giờ trong lòng Thiên Nhi đan xen rất nhiều cảm xúc khó tả… một niềm vui khi mới biết tên loài hoa cô rất thích là hoa Hoàng Hậu… thật tuyệt! Hoa đẹp đến mê hồn và tên hoa rất hợp với hoa. Và vì anh – người thầy giáo tên Tuấn mà giờ Thiên Nhi đang chuyển qua gọi bằng anh. Thiên Nhi nhớ lại ngày đầu tiên gặp người con trai với nụ cười tỏa nắng này, đó là một ngày mưa. Hôm đó cũng như những ngày khác, sau khi tan học thì Thiên Nhi đạp xe về nhà chỉ khác là hôm đó mưa rất to nên những vòng xe có phần vội vã hơn, đúng lúc lên giữa cầu thì xe đứt thắng cứ thế lao vùn vụt. Hai người bạn đang về cùng với Thiên Nhi hoảng hốt xanh mặt không ngừng thét lớn… nhưng đuổi theo không kịp. Vì mưa lớn từ lúc trưa nên người không có việc sẽ không ra đường, con đường trở nên vắng tanh dưới cơn mưa. Phía trước chỗ vòng xoay dưới chân cầu chiếc xe tải lớn đang vọt lên. Đúng lúc đó bóng dáng một người lao xe lên trước, đưa tay nắm lấy cổ xe Thiên Nhi, hai người cùng ngã xuống đường. Nhưng nhờ thế mà Thiên Nhi thoát chết, chỉ bị trầy đôi chút. Vài hôm sau Thiên Nhi mới biết người cứu cô là thầy Tuấn dạy tiếng Anh ở trường cấp 2 bên cạnh. Thầy rất thích mặc áo sơ mi màu xanh trời và chạy chiếc xe số đã phai màu sơn của mình dưới con đường đầy sắc hoa mỗi chiều hết giờ dạy giống như Thiên Nhi. Thêm vào đó màu xanh da trời cũng là một trong những màu mà Thiên Nhi thích nhất.

– Con đường này đẹp quá Nhi nhỉ?! Ở quê anh cũng có một con đường nhiều hoa Hoàng Hậu lắm đó.

– Dạ, hoa vàng đẹp thật. Ủa mà quê anh Tuấn ở đâu vậy?

Advertisement / Quảng cáo

– Quê anh ở Vĩnh Long, gần không gần xa không xa đoạn giáp Cần Thơ. Nhi chạy qua cầu Cần Thơ một chút là tới.

– Anh có thường về quê chơi không?

– Khoảng 2 đến 3 tháng anh mới về một lần thôi em. Hè này anh cũng tính về vài tuần. Ở nhà còn có hai đứa em nên anh an tâm. Nhà anh xa làm gì cũng một mình đâu được cưng chiều như Thiên Nhi.

– Xí nhà em còn xa hơn anh nữa. Ba mẹ em ở thành phố Hồ Chí Minh. Cấp 1 và cấp 2 em học ở thành phố. Đến cấp 3 mới về đây ạ.

– Ủa vậy sao em không học cấp 3 ở Sài Gòn luôn mà chuyển về đây chi?

– Em hay bệnh, ba mẹ em đi công tác suốt có khi cả tháng mới về nhà lần. Mấy trận ốm li bì không ai chăm sóc nên ba mẹ thấy thế gửi em về ở với nội và cô Út.

– Thì ra Thiên Nhi là con gái Sài Gòn, hèn gì thấy khác mấy cô bé khác nhiều.

– Khác gì vậy ạ?

– Ờ thì… thì bánh bèo tiểu thư hơn nhiều… haha – rồi bất chợt anh cất tiếng cười to.

– hixhix anh lại chọc em, ý nói em nhõng nhẽo chứ gì.

– Không, anh không có ý đó là em tự biên tự diễn nhé.

Advertisement / Quảng cáo

Cả hai cùng trò chuyện, cùng cười đùa, hai người chạy xe dưới con đường hoa Hoàng Hậu vàng rực rỡ và trong lòng như ẩn như hiện chút bâng khuâng thầm kín. Thiên Nhi mang trái tim của cô nữ sinh tuổi 18 hồn nhiên nhưng đầy mộng mơ và lãng mạn. Lần đầu tiên trong đời trái tim cô cảm thấy ấm áp đến kỳ lạ. Họ nói với nhau rất nhiều chuyện trời mây… cho đến ngã rẻ đường về nhà Thiên Nhi. Tiễn Thiên Nhi vào con hẻm nhỏ, anh quay xe ra về, Thiên Nhi chạy vội vào nhà, cất cặp sách xong, lôi ngay một quyển sổ đặt trong tủ bàn học ra, nắn nót viết.

Ngày…. tháng… năm….

Mình đã biết loài hoa đó tên gì rồi, đó là hoa Hoàng Hậu. Cảm ơn anh Tuấn nhiều lắm.

Mỗi chiều không hẹn nhưng cứ đợi nhau cùng về. Thiên Nhi và người con trai mặc áo sơ mi màu trời vẫn đi sóng đôi dưới con đường ấy. Không rõ có phải từ khi Thiên Nhi biết tên loài hoa vàng kia mà Thiên Nhi biết làm thơ hay không. Chỉ biết rằng trong quyển nhật ký riêng của Thiên Nhi bắt đầu xuất hiện những vần thơ dịu dàng, xuất hiện cả hình ảnh sắc hoa vàng nồng nàn và bóng hình người con trai ánh mắt buồn và nụ cười tỏa nắng. Những năm tháng cuối cùng của thời áo trắng, cứ mỗi khi ngắm những chùm hoa Hoàng Hậu vàng rực rỡ trĩu cành là lòng lại xốn xang ngập lối. Những kỷ niệm thời cấp Ba đầy mộng mơ và nên thơ phải gói ghém lại trong trang vỡ ngày thi. Con đường ấy là nơi bắt đầu của hai người bạn, nơi nhen nhóm chút khái niệm tình yêu trong tâm hồn tuổi mười tám ngây thơ của một cô gái. Đâm chồi một chút miên man dư vị đắm say trong trái tim lạnh lẽo của chàng trai đã đi qua bốn mươi lăm mùa xuân.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN