Bình Thiên Sách - Chương 8: Lầu sách ngày xưa
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
126


Bình Thiên Sách


Chương 8: Lầu sách ngày xưa


Dịch & Biên: Bành Thiên Xích

***

“Lâm Ý, cậu lợi hại thật đấy, tôi phục cậu sát đất.” Khi quay trở lại, Thạch Sung sùng bái Lâm Ý tới cực điểm: “Cậu lại dám thẳng tay với cô ấy thế cơ à.”

Lâm Ý có đôi chút thất thần đáp: “Cô ấy không hề thay đổi.”

“Sao lại không thay đổi, địa vị của cô ấy bây giờ ra sao chứ, mới liếc một cái thôi mà tôi sợ vãi ra rồi.” Thạch Sung có làm ra vẻ rùng mình.

Lâm Ý mỉm cười: “Điệu bộ vừa rồi của cậu thật chẳng khác gì con mèo xù lông, còn đâu nữa khí phách của Nhất Hổ học viện Tề Thiên năm nào.”

“Cũng bởi tôi không có cái mặt búng ra sữa để người khác yêu thương như cậu.” Thạch Sung lắc đầu một hồi rồi nói: “Mà tôi không hiểu, năm đó chúng ta được xưng là học viện Tề Thiên Song Hổ, trời không sợ, đất không sợ. Nhưng hà cớ làm sao mà mấy em gái lại chỉ thích cậu, chẳng lẽ tôi xấu thế à?”

Lâm Ý đáp: “Thì ra cậu cũng biết thân biết phận đấy.”

Khi còn ở học viện, hắn và Thạch Sung vẫn hay đâm thọc nhau. Nhưng khi có chuyện thì cả hai chẳng khác gì bạn nối khố, đều chung lưng đấu cật.

Có điều trước kia phần lớn là Thạch Sung liên lụy Lâm Ý, bởi Lâm Ý là người không thích gây sự, còn Thạch Sung thì trái ngược hoàn toàn. Giống như vừa nãy, dù cho Triệu Dung Hác không muốn đánh nhau thì Thạch Sung cũng phải kích họ Triệu đánh nhau cho bằng được.

Hai người đi trên đường, vừa cười vừa nói, ôn lại những kỷ niệm một thời chinh chiến và yêu đương.

“Còn cần tôi giúp gì không?”

Thạch Sung không có quá nhiều thời gian rỗi. Gã vẫn còn quân vụ bên người, nên khi không thể không cáo từ mới nghiêm túc hỏi Lâm Ý.

“Tạm thời không có.” Lâm Ý ôm Thạch Sung một cái rồi nói tiếp: “Cậu gây sự ít thôi.”

“Giờ đâu giống xưa nữa, tôi lại chẳng dại. Như Triệu Dung Hác chọc được tôi mới chọc. Chứ như Trần Bảo Bảo với Tiêu Thục Phi thì tôi gặp thôi đã sợ rồi.” Thạch Sung biết Lâm Ý muốn tới học viện Tề Thiên tra cứu sách vở nên vẫn thúc ngựa đi cùng hắn tới gần học viện mới nói liệt cáo biệt.

Qua sáu năm, học viện Tề Thiên đã không còn vẻ huy hoàng, quý phái của trước đây. Cửa ra vào vắng vẻ, trên bức tường bao dài mọc đầy dây leo và cỏ dại. Mặt tường loang lổ như thể lúc nào cũng có thể sập xuống.

Tấm hoành phi treo trước cổng đã bị gỡ xuống, thay vào đó là một tấm biển ghi bốn chữ “Kho sách Kiến Khang”.

Sau khi Lâm Ý thông báo tên họ với người giữ cửa, quả nhiên người này không nói gì mà cho hắn vào luôn. Ngay cả cửa của những gian phòng chứa sách Lâm Ý muốn xem đều đã mở sẵn, hắn có thể tùy ý tra cứu.

Trước khi học viện Tề Thiên bị đóng cửa, tất cả các điển tịch liên quan tới tu hành, kể cả một số Quyền kinh nhập môn Luyện thể cũng đã bị chuyển tới Nam Thiên viện. Hiện ở đây chỉ cất giữ những cuốn sách cổ chẳng mấy ai xem, bình thường người tới đây đọc sách cũng ít, nên bên trong không cần quét dọn gì cả. Rất nhiều nơi đã bám đầy mạng nhện.

Lâm Ý thong thả dạo bước trong khoảng sân vừa quen thuộc vừa lạ lẫm, hắn có cảm giác như thời gian đang đảo ngược.

Chợt hắn khẽ mỉm cười. Mục đích ban đầu của hắn là tìm đọc lại chỗ sách mà năm đó hắn đọc tới mê mẩn, nơi mà hắn và Trần Bảo Uyển cùng đọc sách tới quên cả thời gian.

Giờ hắn đang dạo bước nơi đây cũng nhờ hưởng ké tiếng tăm của Trần Bảo Uyển, đây cũng coi như một duyên phận kỳ diệu.

Lầu sách này trước đây được gọi là lầu Vạn Quyển, cất giữ đủ các thể loại chí dị, trong đó có không ít là bút ký của tiền nhân. Sự xuất chúng của Lâm Ý khi xưa có một phần lớn nguyên nhân do hắn đã học được rất nhiều thứ trong những bút ký này.

Một số bút ký ghi chép rất tản mạn, nào là viết về một phương pháp hô hấp, thổ nạp nào đó, nào là lý giải một loại quyền thuật nào đó. Nhưng những ghi chép này không phải không có chỗ đọc đáo, một số ghi chép không khác bao nhiêu so với đạo lý mà các giáo tập giảng giạy, nhưng lại được miêu tả vô cùng tỷ mỷ.

Lâm Ý cho rằng tu hành không chỉ là vùi đầu vào tu luyện, ít nhất phải dành một nửa thời gian để suy tưởng, sau đó mới tiếp tục tu luyện, có như vậy mới đạt hiệu quả cao.

Lầu sách vẫn được bố trí giống như trước, nhưng đã xưa cũ hơn rất nhiều.

“Hả?”

Lâm Ý chỉ liếc qua mấy kệ sách mà hai lông mày đã nhăn tít lại.

Trước kia, sách trong lầu được phân loại theo từng thể loại và thời kỳ. Thế nhưng bây giờ chúng được chất đống vô cùng lộn xộn, tựa như người ta tiện tay quẳng vào để gia tăng độ khó cho người đọc.

Không khí bên trong lầu sách rất yên tĩnh, không có bất kỳ âm thanh nào, ánh sáng cũng chỉ lờ mờ, nhưng đây chính là hoàn cảnh mà Lâm Ý thích nhất.

Chỉ một thoáng, hắn đã bình tĩnh lại. Cả tòa lầu chỉ còn lại tiếng lật sách xào xạc.

Tận tới lúc đóng cửa mà người giữ cửa vẫn chưa thấy Lâm Ý đi ra. Gã hơi sốt ruột nên đi vào trong lầu sách để kiểm tra.

Nhưng từ một khu vực lờ mờ sương trắng bên trong học viện, một lão già mặc áo vãi cũ bước ra.

Lão già này rất cao và gầy, mặt đã lốm đốm đồi mồi. Người giữ cửa vừa thấy lão đã run lên muốn hành lễ.

Nét mặt ông lão vẫn như thường, khoát tay áo bảo gã không cần đa lễ. Tiếp theo, ông lão hỏi người giữ cửa vài câu về việc Lâm Ý đang đọc sách bên trong. Đoạn lão sai gã đưa đá dạ quang để đọc sách đêm và một chút thức ăn vào trong.

Lúc người giữ cửa mang mấy thứ này vào, Lâm Ý vẫn không để ý, hắn cho rằng những thứ này cũng do Trần Bảo Uyển sắp xếp.

Lâm Ý nhặt từng quyền sách có đề cập tới Linh Hoang ra, ôm vào trong tay. Cứ vậy, hắn đi từ tầng thứ nhất cho tới tầng thứ ba, cũng là tầng cao nhất của lầu sách.

Đến lúc này, những quyển sách mà hắn chọn ra đã xếp thành một hòn núi nhỏ trên tầng ba.

Lâm Ý ngồi xuống cạnh núi sách, cứ xem hết một quyển thì để sang bên cạnh.

Một đêm đã qua, tới khi trời sáng, hắn đã ngồi ở giữa hai núi sách.

Trong nắng sớm, ông lão mặc áo vải cũ lại xuất hiện bên ngoài lầu sách.

Ông lão không vào trong mà chỉ ngẩng đầu nhìn sắc trời, đoạn đứng im trong chốc lát rồi quay người rời đi.

Lâm Ý đã hoàn toàn trầm mê. Trong sáu năm, điển tịch quý hiếm ở khắp nơi, kể cả những quyển sách độc bản ở tiền triều, sách cấm qua các triều đại, đều được lũ lượt chuyển tới đây.

Số lượng sách được cất giữ đã vượt quá sự tưởng tượng của Lâm Ý. Chỉ tính riêng số bút ký của tiền nhân thôi cũng đã nhiều gấp mười lần thư viện Tề Thiên trước đây.

Tới tận giữa trưa, khi ánh mặt trời lọt qua khe cửa chiếu thẳng vào mắt, Lâm Ý mới choàng tỉnh. Cơn đói ập tới khiến hắn ăn vội chút thức ăn từ đêm qua, rồi lại tiếp tục đọc sách.

Thực ra, Lâm Ý không định nghiên cứu tới cùng đám sách này. Nhưng tựa như trong xa xăm, có gì đó mách bảo rằng, nếu hắn đọc được càng nhiều, càng kỹ những điển tịch này, vậy thì ba chữ “Đại Câu La” sẽ càng trở nên rõ ràng hơn.

Lâm Ý phát hiện thấy không chỉ có sách cổ phương Bắc mới nhắc tới “Đại Câu La”.

Một số bản sách cổ phương Nam cũng có ghi chép về sự tích của “Đại Câu La”, trong đó có một cuốn sách chỉ rõ rằng sở dĩ “Đại Câu La” có thể ngược dòng trong thời đại Linh Hoang, là vì chân nguyên mà “Đại Câu La” tu luyện không giống người khác.

Thậm chí, cuốn sách còn nói, ban đầu khi tu vi của “Đại Câu La” còn thấp, chân nguyên có màu bạc. Tới khi tu vi “Đại Câu La” cao, chân nguyên tựa như vàng như ngọc. Hơn nữa, khi ở cảnh giới Hoàng Nha, đao thương đã khó làm bị thương được “Đại Câu La”, cho dù bị thương cũng khôi phục rất nhanh.

Theo suy đoán trong cuốn sách, nếu không phải ngay từ đầu, “Đại Câu La” đã dùng một loại thiên tài địa bảo đặc thù nào đó, thì “Đại Câu La” cũng đã vô tình tạo ra một phương phát tu luyện đặc biệt. Bởi “Đại Câu La” chưa hề được học tập trong học viện.

Lâm Ý rất hy vọng cuốn sách cổ này không phóng đại tô màu. Đối với hai suy đoán này, hắn vẫn nghiêng về suy đoán thứ hai hơn.

Bởi nếu sự khác người của “Đại Câu La” được tạo thành do linh dược, thì hắn làm gì còn chỗ để tham khảo.

Lâm Ý không ngủ không nghỉ nhưng chẳng hề thấy mỏi mệt. Một đêm nữa lại qua, trong núi sách đã chọn cũng chỉ còn hơn mười cuốn chưa được xem tới.

Những tin tức liên quan đến “Đại Câu La” cũng mỗi lúc một nhiều.

Một bản sách cổ đã dùng lời lẽ khẳng định để nói việc “Đại Câu La” có “thân thể thành Thánh”. Ý rằng người này đã thông qua một thuật hô hấp đặc biệt, không ngừng rèn luyện thân thể, cho tới khi thân thể có được lực lượng mà người đời khó có thể tưởng tượng được.

Trong sách còn có một bức tranh: “Đại Câu La” ném chín voi.

Tranh vẽ hình ảnh “Đại Câu La” dựa vào lực lượng thân thể, một hơi ném chín con voi tới tận dòng sông phía xa.

Trên một cuốn bút ký khác lại miêu tả “Đại Câu La” ăn khỏe vô cùng. Thông qua việc ăn một lượng lớn ngũ cốc, để biến tinh hoa trong đó thành chân nguyên.

Bản bút ký có nguồn gốc từ chủ nhân của Nam Khê trai. Người này là một nhã sĩ nổi danh phương Nam thời cổ. Bút ký mà ông ta lưu lại đều rất chân thực, đến nỗi đời sau mỗi khi gặp những sự kiện lịch sử chưa rõ mốc thời gian, đều tham khảo bút ký của ông lưu lại.

Khi còn học ở học viện Tề Thiên, Lâm Ý từng xem qua một vài bút ký của chủ nhân Nam Khê trai. Hắn nhận ra chữ viết của vị nhã sĩ này, nên có thể khẳng định cuốn bút ký có liên quan tới “Đại Câu La” này chính là bút tích của chủ nhân Nam Khê trai.

Thế nhưng là ăn một lượng lớn ngũ cốc thì chẳng phải là liều mạng ăn cơm ư?

Như vậy mà có thể vô địch sao? Luyện thành cái thùng cơm thì đúng hơn.

Trong khi Lâm Ý đang nhíu mày suy tư, hòng tìm ra thời điểm ra đời của cuốn bút ký, thì ông lão cao gầy đã lặng lẽ xuất hiện ở trước lầu sách.

Nhưng không giống với hai lần trước, lần này ông lão đẩy cửa, bước vào trong lầu.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN