Vượt Lên Hàng Đầu - Chương 31
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
156


Vượt Lên Hàng Đầu


Chương 31


Lời tuyên bố của Nữ hoàng đã đuợc thông qua trước Thượng và Hạ nghị viện. Khi cú sốc ban đầu đã đuợc cả nuớc chấp nhận, chiến dịch bầu cử lại một lần nữa được đưa lên những trang đầu của báo chí.

Cuộc bầu thứ nhất cho thấy đảng Bảo thủ dẫn trước hai điểm. Báo chí gắn điều này với quan hệ không bình thường của công chúng với vị lãnh tụ mới của đảng Lao động nhung cuối tuần thứ nhất, đảng Bảo thủ bị giảm bớt một điểm và báo chí cho rằng Raymond đã bắt đầu tốt việc quản lý của anh.

– Một tuần lễ là cả một thời gian dài trong chính trị – anh nói một câu trích – và còn hai tuần nữa phải tiếp tục.

Các học giả đã đưa ra giả thuyết rằng Raymond đã tăng được uy tín của mình lên trong tuần lễ đầu do anh đã nhận được nhiều sự quan tâm hơn ở cương vị lãnh tụ đảng Lao động. Anh cảnh báo các cơ quan báo chí tại Trung tâm của đảng Lao động rằng đó có thể là một tháng trăng mật kỷ lục ngắn nhất, và họ cũng không thể đợi chờ anh xử sự giống như chú rể trong ba tuần. Dấu hiệu đầu tiên của sự đổ vỡ cuộc hôn nhân đã tới khi bộ Lao động và giới thiệu việc làm tuyên bố rằng nạn lạm phát đã tăng lên lần đầu trong vòng chín tháng.

– Và ai là Quan chưởng ấn trong ba năm cuối? – Simon hỏi trong lời phát biểu buổi tối đó ở Manchester.

Raymond cố gắng làm giảm bớt số liệu như một sự trục trặc trong tháng, nhưng ngày hôm sau Simon khẳng định rằng còn có nhiều tin tức xấu hơn xung quanh sự lũng đoạn thị truờng.

– Tuần trăng mật, cuộc hôn nhân tan vỡ và sự ly hôn, tất cả ở trong một giai đoạn muời bốn ngày – Raymond nói giễu cợt – Điều gì có thể xảy ra trong bảy ngày tới?

– Có thể là sự hòa giải? – Joyce đặt giả thiết.

Raymond đã dùng tuần cuối để đi từ Liverpool đến Glasgow và lại quay trở về Manchester trước khi anh quay về Leeds vào hôm truớc ngày bầu cử. Anh được ngài Thị truởng đón tại sân bay và đưa xe đến phòng Hội đồng thành phố để đọc bài diễn văn kêu gọi cử tri lần cuối cùng trước một thính phòng hai nghìn người.

Ngài Thị trưởng khi giới thiệu Raymond đã nói: “Ray đã trở về nhà”.

Những ống kính truyền hình đã truyền rõ nét mệt mỏi của một người đàn ông chỉ ngủ có vài giờ trong tháng qua. Nhưng chúng cũng nắm bắt được năng lượng và nghị lực đã giữ cho anh có thể đọc được bài diễn văn cuối cùng này.

Khi kết thúc, anh giơ tay vẫy những người ủng hộ đang gào thét lên hoan nghênh anh. Và bỗng nhiên anh thấy chân mình rời ra. Joyce và Fred Padgett mang người ứng cử viên kiệt sức về nhà. Anh ngủ ngay trên xe khi trên đường về, vì thế cả hai người phải giúp anh lên gác, thay giúp anh quần áo và để cho anh ngủ đến sáu giờ sáng ngày hôm sau.

Simon quay về Puckingham trước ngày bầu cử để đọc bài diễn văn cuối cùng trong phòng họp của địa phương. Bốn trăm mười tám cử tri ngồi bên trong nghe anh; bốn nghìn người khác đứng bên ngoài trong không khí lạnh của buổi đêm nghe lời anh nói qua loa phóng thanh; và mười bốn nghìn nữa xem qua chương trình “Tin mới lúc 10 giờ”. Bài diễn văn hùng hồn của Simon kết thúc bằng lời kêu gọi tới cử tri: “Hãy tin và đi bầu cử vào ngày mai. Mỗi lá phiếu sẽ cốt tử cho sự thành công”.

Anh không nhận thấy rằng lời tiên đoán này sẽ trở thành hiện thực như thế nào.

Vào ngày bỏ phiếu cả hai vị lãnh tụ đều dậy lúc sáu giờ. Sau các cuộc phỏng vấn vào bữa sáng trên hai kênh truyền hình, cả hai đều đứng để chụp những bức ảnh bắt buộc của ứng cử viên đến phòng bầu cử để bỏ lá phiếu của mình. Simon vui vẻ quay lại Puckingham, nơi anh có cơ hội bắt tay những cử tri của anh. Người lãnh tụ kia lại không một lúc nào ngồi yên trong ngày hơn là ngồi trong xe đi hết chỗ này đến chỗ khác. Vào lúc 22 giờ, khi đã kết thúc cuộc bầu cử, họ mệt mỏi, bị kiệt sức và để cho các máy tính thay thế công việc.

Raymond và Joyce ở lại Leeds theo dõi kết quả trên TV, trong khi Simon và Elizabeth quay trở về London chứng kiến kết quả tại Trung tâm của đảng Bảo thủ.

Kết quả đầu tiên của Guiford vào lúc 11 giờ 20 phút đem cho thấy 2% nghiêng về phía phe Bảo thủ – không đủ, – Simon nói tại phòng của Chủ tịch Đảng tại trung tâm.

– Có thể sẽ là không đủ, – Raymond nói khi hai ghế tiếp theo cứu được lời nhận định của họ, và sự dao động nghiêng lại về phía đảng Lao động.

Đó là một đêm thật dài.

Raymond đi ngủ với kết quả dẫn 236 – 191 trước Simon và biết rằng nó có thể không đủ bù đắp cho các quận huyện vào ngày hôm sau. Cả Raymond và Simon đều không ngủ được. Sáng sớm hôm sau, các nhà học giả đã quay trở lại đài phát thanh và truyền hình lúc 6 giờ, tất cả đều phù hợp với tít đề của báo Daily Mail “Sự bế tắc”. Raymond và Joyce quay về London bằng chuyến tàu trưa sớm hôm sau khi họ biết rằng Raymond đã giữ được Leeds với đa số kỷ lục. Simon quay trở về Puckingham, và anh cũng được biết về đa số kỷ lục ở đó.

Vào ba giờ bốn mươi bẩy khi Raymond đã ở Số 11 phố Downing, đảng Lao động đã giảm xuống 287 – 276. Vào bốn giờ, đảng Dân chủ đã ghi nhớ chiến thắng của mình với 72 phiếu. Điều này làm Simon buồn hơn là sự mất bớt số ghế: “Nghị viện sẽ không còn như trước nếu không có Alec Pimkin”, anh nói với Elizabeth một cách buồn rầu.

Vào bốn giờ hai mươi ba chiều ngày thứ Sáu, cả hai đảng chính đã có 303 ghế, chỉ còn hai mươi ghế đang đợi được tuyên bố. Simon đã thắng cả hai và mỉm cuời. Raymond cũng thắng hai ghế tiếp và ngừng cau mày. Với sáu kết quả đang đuợc đưa vào, ngay đến máy tính cũng ngừng dự báo kết quả cuối cùng.

Vào năm giờ bình luận viên lâu năm của đài BBC tuyên bố kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử năm 1991:

Đảng Bảo thủ 313

Đảng Lao động 313

Đảng Xã hội Dân chủ 18

Bình luận viên cũng chỉ ra rằng trong lịch sử chính trị nước Anh, chưa khi nào lại có một sự cân bằng như vậy. Ông tiếp tục nói: “Đon giản là ở đây không cần phải dùng đến tiền lệ của chúng ta là đợi lời quyết định từ điện Buckingham”. Ông kết thúc bài bình luận của mình bằng một lời nhận xét: “Điều này chỉ làm cho quyết định hiện nay của Nữ hoàng phụ thuộc vào số phận hơn là chúng ta có thể dự báo truớc”.

Trong phòng họp của điện Buckingham, ngài Quan Chuởng ấn đang tư vấn cho Quân vương về tính hợp pháp của các kết quả thu đuợc sau cuộc bầu cử. Ông nói mặc dù trước đây quyền tối cao của Nhà vua thông qua đã như một dấu hiệu khẳng định những mong muốn của nhân dân, nhưng lần này, sự lựa chọn đã đuợc trực tiếp từ Cung điện tới.

Tuy vậy, ở đây vẫn có một nguời mà có thể đưa ra những lời khuyên có giá trị. Cho dù lòng trung thành với đảng và những định kiến riêng của anh trong quá khứ ra sao, Nghị trưởng của Nghị viện luôn luôn tin cậy vào để đề ra một lời phán xét không nghiêng về một khuynh hướng nào mà theo đó, người ứng cử viên có thể thu đuợc sự ủng hộ của Nghị viện. Nhà vua gật đầu trầm ngâm, và muộn tối hôm đó ngài đã cho mời Charles Hampton. Vị chủ tịch đã gặp riêng Quốc vương bốn mươi phút. Đúng như Quan chuởng ấn tiên đoán, Hampton đã đưa ra một sự đánh giá rất cẩn thận và công bằng về những điểm mạnh và yếu của hai vị lãnh tụ. Tuy vậy, anh vẫn để Nhà vua lại với sự nghi ngờ, không biết nguời nào trong hai vị lãnh tụ đó anh tin rằng có khả năng nhất để trở thành Thủ tuớng. Anh chỉ nói thêm rằng người đó có được sự kính trọng cá nhân riêng cực kỳ của anh.

Sau khi Charles Hampton ra về, Nhà vua đề nghị thư ký riêng liên lạc với cả Simon Kerslake và Raymond Gould, và giải thích rằng quyết định của ngài sẽ được thực hiện vào sáng ngày mai.

Khi Raymond biết rằng Charles Hampton đã đuợc tham khảo ý kiến, anh không thể không buồn vì ngược lại với truyền thống và vai trò trung lập, nền tảng đảng Bảo thủ trong Hampton có thể sẽ che lấp mất lời kết luận cuối cùng của anh.

Khi Simon nhìn thấy xe đưa Charles từ Cung điện qua chương trình “Tin mới lúc 10 giờ” tối hôm đó, anh đã tắt TV và quay sang nói với Elizabeth: “Anh thực sự tin rằng nguời đàn ông này đã làm hại anh được lần cuối”.

Vua Charles đệ tam đã đi đến quyết định cuối cùng. Ngài đề nghị thư ký riêng gọi điện cho vị cánh hữu đáng kính Raymond Gould và mời anh tới gặp ngài tại Cung điện.

Khi Big Ben điểm 10 tiếng vào sáng ngày thứ bẩy đó, Raymond bước ra khỏi trung tâm lãnh đạo đảng Lao động trụ tại góc quảng truờng Smith, anh bước vào một bầu không khí trong sáng đầy ánh nắng mặt trời và được đông đảo những người có thiện chí, các ống kính TV và các phóng viên chào đón. Raymond chỉ vẫy tay và mỉm cười vì biết rằng chưa phải lúc để phát biểu. Anh nhanh chóng lách qua hàng rào cảnh sát và ngồi vào ghế sau của chiếc Daimler đen. Đoàn xe mô tô hộ tống đi trước dẫn đuờng cho chiếc xe ô tô có tài xế lái lách qua đám đông một cách chậm chạp và qua khu lãnh đạo của đảng Bảo thủ. Raymond tự hỏi không biết điều gì trong suy nghĩ của Simon Kerslake vào lúc này.

Nguời tài xế lái chiếc xe đi tới ngân hàng Millbank, qua tòa nhà Nghị viện, vòng qua quảng truờng Quốc hội truớc khi tới Mali.

Cảnh sát Anh đã được báo trước rằng lãnh tụ đảng Lao động được mời tới gặp nhà vua Charles và chiếc xe không lần nào bị dừng lại trên con đường tới Cung điện.

Tài xế rẽ ngoặt vào Mali và điện Buckingham đã lờ mờ hiện ra truớc mặt Raymond. Tại mỗi ngã tư đuờng, những người cảnh sát đều giữ gìn giao thông và giơ tay chào. Bỗng nhiên mọi việc trở nên có giá trị: Raymond đã trở lại quá khứ và sau đó xem xét tương lai. Suy nghĩ đầu tiên của anh là Joyce, sao bây giờ anh muốn cô cùng có bên anh đến vậy. Anh chau mày khi gợi lại những điểm yếu trong sự nghiệp của mình. Những bụi cây hầu như phá trụi với hòm thư đen. Sự từ chức của anh và tiếp sau là những năm lưu đày về chính trị. Anh mỉm cười khi những ý nghĩ của anh quay lại với những điểm mạnh: Sự đề bạt hàm bộ trưởng đầu tiên; anh được mời tham gia vào Nội các; sự trình bày bản ngân khố nhà nước đầu tiên; sự vui sướng chính trị khi anh đuợc nhảy lên làm lãnh đạo Đảng. Và Kate. Anh có thể đoán trước được bức điện báo của cô sẽ gửi vào cuối ngày. Cuối cùng, anh nhớ lại căn phòng bé nhỏ phía trên hiệu bán thịt, nơi lần đầu tiên anh đã đuợc bà anh dẫn vào con đuờng sẽ dẫn anh tới số 10.

Chiếc xe Daimler tới cuối đường Mali và quay vòng bức tượng Nữ hoàng Victoria truớc khi dừng trước chiếc cổng sắt lớn phía bên ngoài điện Buckingham. Nguời lính gác trong bộ quân phục màu hồng của đội kỵ binh Hoàng gia Anh giơ tay chào. Một đám đông đã đợi xung quanh cổng từ rất sớm đang cố nghển cổ với hy vọng tìm xem ai sẽ là người lãnh đạo họ. Raymond mỉm cuời và vẫy tay chào. Đáp lại một số cũng giơ tay chào lại và hét to hơn trong khi một số khác trông uất hận và buồn rầu.

Chiếc Daimler tiếp tục chạy qua nguời lính gác và qua chiếc cổng vòm sân trong và tạm dừng bên cạnh con đường cạnh lối vào. Raymond bước ra khỏi xe và gặp người thư ký riêng của Nhà vua. Người hầu lặng lẽ dẫn Raymond tới chiếc cầu thang hình vòng cung, qua bức chân dung của Alan Ramsey vẽ George III. Anh ta dẫn Raymond qua hành lang trước khi bước vào phòng hội kiến và để anh lại một mình với vị Quân vương mới.

Raymond cảm thấy mạch máu của anh như đập nhanh lên khi anh bước lên trước ba bước, cúi chào và chờ đợi Nhà vua cất tiếng.

Vị Quân vương bốn mươi ba tuổi không tỏ ra có dấu hiệu túng lúng nào trong việc thực hiện nhiệm vụ đầu tiên của mình, nguợc lại sự tế nhị không bình thuờng của sự việc đó.

– Ngài Gould – ông bắt đầu – tôi đã tham khảo những lời khuyên từ mọi phía, kể cả của ngài Chủ tịch và với những điều đã làm đó, tôi muốn gặp ông đầu tiên. Tôi nghĩ sẽ là điều lịch sự khi giải thích cặn kẽ cho ông, vì sao tôi lại mời ngài Simon Kerslake làm vị Thủ tướng đầu tiên của tôi.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN