Không Thể Động Lòng - Phần 27
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
948


Không Thể Động Lòng


Phần 27


Tôi đã từng đi qua nhiều nơi, trông thấy rất nhiều cảnh đẹp, nhưng thực lòng mà nói cả đời tôi cho đến giây phút này chưa từng thấy một không gian nào đẹp như thế. Lung linh, mộc mạc, bình yên, lại mang dáng vẻ lấp lánh kỳ ảo, giống như một bức tranh không có thực.
Đặng Khải Thành thấy tôi cứ ngây ra nhìn mới nói: “Có thích không?”.
“Thích”. Tôi không cần nghĩ đã lập tức đáp: “Tôi rất thích, rất rất thích”.
Anh ta khẽ cười: “Ông cụ nói chỗ này là rìa thung lũng, không có cây to nên có thể thấy trăng rõ nhất. Hôm nay vừa qua ngày trăng tròn thì phải”.
“Trăng đẹp thế này thì chắc là ngày 16 rồi”. Tôi ngửa đầu lên trời nhìn mặt trăng tròn xa xăm, những ngôi sao dày đặc trên trời như lẫn vào ánh sáng của đom đóm: “Người ta thường nói trăng đẹp nhất là vào ngày rằm, nhưng tôi thấy không phải, ngày 16 trăng mới tròn nhất, cũng đẹp nhất”.
“Có muốn ở đây ngắm trăng không?”.
“Có”. Tôi cười: “Ở thành phố không có chỗ ngắm trăng đẹp thế này đâu. Nếu có điện thoại, tôi phải chụp cả một nghìn cái ảnh mới được”.
“Chụp cái gì?”.
“Chụp đom đóm, chụp ánh trăng”.
Đặng Khải Thành cõng tôi lại một chỗ cỏ dày, nơi cỏ vừa mềm vừa tươi tốt, đặt tôi xuống: “Thứ mắt nhìn thấy mới là đẹp nhất”.
Tôi gật đầu, cảm thấy rất phải!
Hai chúng tôi im lặng ngồi trên bãi cỏ, nhìn ánh trăng, nhìn đom đóm, gió từ triền đồi thổi tới làm tung bay mái tóc dài của tôi, có vài sợi cọ vào mắt Đặng Khải Thành, anh ta nhẹ nhàng đưa tay gỡ xuống, lại đem giắt vào mang tai tôi.
Tôi có cảm giác ngưa ngứa, theo phản xạ quay đầu nhìn anh ta. Đúng lúc này có một con đom đóm bay tới, vừa vặn thắp lên ánh sáng trong đôi mắt của Đặng Khải Thành. Chỉ trong một khoảnh khắc, tôi đã thấy nơi ấy có in hình bóng tôi, còn có cả vẻ đẹp rực rỡ ở triền đồi, khắp nơi đều mang màu sắc xanh mướt mênh mông cùng sáng sủa.
Tôi rất muốn nói với Đặng Khải Thành, tôi đã biết thứ đẹp nhất mà mắt tôi nhìn thấy là gì rồi. Nhưng rút cuộc vì xấu hổ nên không dám nói, chỉ lúng túng quay đầu đi: “Tại sao đom đóm lại chỉ tập trung mỗi ở đây?”. Tôi hít vào một hơi, cố đánh trống lảng: “Dưới nhà ông bà cụ không có”.
“Ở chỗ này ẩm ướt”. Anh ta đáp: “Bên dưới kia có một khe suối nhỏ chảy từ trong núi ra. Đom đóm thích chỗ ẩm ướt”.
“À… chẳng trách gió thổi cũng mát như vậy. Thì ra là hơi nước thổi lên”.
“Cũng có thể lát nữa sẽ có mưa”.
Đặng Khải Thành ngửa mặt trời, giơ tay lên đón hướng gió, tôi cũng học theo anh ta, giơ tay lên: “Sao anh biết lát nữa sẽ có mưa”.
Đặng Khải Thành hơi buồn cười cầm tay tôi, xoay lại: “Cảm nhận được gì không?”.
“Mát”.
“Hướng nào?”
“Hướng bắc”.
Anh ta gật đầu: “Hơi ẩm đến từ phương bắc, khe suối kia ở phía nam. Thế nên lát nữa sẽ có mưa từ phương bắc xuống”. Ngừng một lát, anh ta lại nói: “Nhưng ít nhất cũng phải vài tiếng nữa, khi nào sắp mưa thì tôi cõng em về”.
“Cõng tôi có nặng không?”.
“Không nặng lắm”.
“Tôi lớn rồi”.
Đặng Khải Thành cười, xoa đầu tôi: “Ngồi ở đây đợi một chút”.
Nói rồi, anh ta đứng dậy đi thẳng về phía sau. Lúc này tôi mới để ý ở hướng đó có một túp lều nhỏ, hình như đã được dựng từ lâu nên cỏ đã mọc trùm hết bên ngoài căn lều đó, bên ngoài còn có có rất nhiều những sợi dây leo mọc đầy hoa, có cảm giác như một bức rèm tự nhiên vậy.
Đặng Khải Thành lấy đồ gì từ trong lều ra rồi quay trở về chỗ tôi, mỗi bước đi đều có đom đóm dạt ra, cơ thể cao lớn giống như được bao quanh bằng một vầng hào quang lấp lánh, tựa một nhân vật nào đó mới từ bước ra từ cổ tích.
Lúc đến gần tôi mới thấy trên tay anh ta là một chai rượu, còn có một chiếc bánh hình tròn được làm bằng bột mì. Không nghĩ Đặng Khải Thành chuẩn bị sẵn cả mấy thứ này nên tôi tròn xoe mắt hỏi:
“Sao trong lều lại có những thứ này?”.
“Tôi mang đến”. Anh ta cầm chai rượu lên, nói: “Rượu này lấy chum rượu mơ của ông cụ, còn bánh là bà cụ làm sẵn đưa tôi. Tôi sợ cõng em không cầm được nên mang đến trước”.
“À…”.
Đặng Khải Thành đặt đĩa bánh trước mặt tôi, rót ra hai ly rượu đầy, sau đó mới nói: “Ở đây gió lớn nên không thắp nến được. Em uống rượu xong ly rượu này rồi ước đi”.
“Ước gì cơ?”.
“Ước bước sang ba mươi tuổi đạt được nguyện vọng gì”.
Nghe anh ta nói vậy, tôi ngây ra mấy giây mới chợt nhớ ra hôm nay là ngày 16 âm, cũng là sinh nhật tròn 30 tuổi của tôi. Ngay cả tôi nãy giờ cứ luôn miệng nói ánh trăng đẹp nhất vào ngày 16, vậy mà cũng không nhớ nổi hôm nay là sinh nhật tôi. Chỉ có Đặng Khải Thành nhớ.
20 năm rồi anh ta vẫn nhớ, ở chỗ hoang vu nghèo khổ thế này vẫn sắp xếp tổ chức sinh nhật cho tôi!
Đáy lòng tôi như bị thứ gì đó dội vào, từng mạch máu đến thớ thịt đều có cảm giác thổn thức và xúc động không sao nói rõ được, sống mũi cũng bất giác cay cay, rất muốn khóc, nhưng rơi nước mắt vì ‘bánh sinh nhật bằng bột mì’ thế này thực sự rất mất mặt. Thế nên tôi chỉ run run nói với Đặng Khải Thành:
“Cảm ơn anh”.
Anh ta đưa ly rượu cho tôi, cạn chén một cái: “Uống đi”.
Tôi gật đầu, ngoan ngoãn uống cạn ly rượu. Vị rượu mơ rõ ràng rất ngọt mà sao khi chảy vào họng tôi vẫn có cảm giác chua cay không chịu được, cay đến mức sống mũi tôi cũng đỏ au.
Đặng Khải Thành cạn xong ly rượu đó mới nói: “Chân Ý, sinh nhật vui vẻ”.
Tôi quay đi chỗ khác, một giọt nước mắt lặng lẽ rơi: “Sao anh còn nhớ?”.
“Không phải lúc nãy em có nói rồi à? Trăng ngày 16 là trăng đẹp nhất, ngày đó dễ nhớ nên tôi nhớ”.
“Thành”. Cổ họng tôi run rẩy, gọi tên anh ta: “Tôi không nhớ được sinh nhật anh. Nhưng chắc chắn sau này tôi sẽ nhớ”.
“Không cần phải cảm thấy nợ tôi”. Đặng Khải Thành khẽ cười: “Năm nay là năm đầu tiên có thể ngồi đàng hoàng bên nhau đón sinh nhật, lẽ ra nên làm cho em một sinh nhật tử tế một chút. Nhưng ở đây chỉ có thế này thôi, em chịu khó đón sinh nhật sơ sài một năm nhé”.
“Không phải sơ sài, tôi rất thích”. Tôi quay đầu nhìn anh ta, nói một câu thật lòng: “Từ nhỏ đến lớn đây là sinh nhật mà tôi thích nhất. Sau này có đón nhiều sinh nhật tốt hơn cũng không cần”.
Ý cười trên môi anh ta càng sâu hơn: “Thật à?”.
“Thật”. Tôi gật đầu chắc nịch, lại rót ra thêm hai ly rượu khác, đưa cho anh ta: “Ly này cảm ơn anh, cảm ơn anh vào lúc tôi bước sang tuổi 30 đã ở bên tôi”.
Đặng Khải Thành nhìn ly rượu, không uống: “Em không ước nguyện à?”.
Tôi uống cạn ly rượu xong mới ngửa đầu lên trời, hét thật to: “Tôi ước tôi và Đặng Khải Thành cả đời về sau đều được sống vui vẻ. Tôi ước Đặng Khải Thành không bị thương nữa, mỗi ngày trôi qua đều mạnh khỏe. Tôi ước Đặng Khải Thành…”.
Tôi muốn nói tôi ước Đặng Khải Thành mãi mãi luôn bên tôi, nhưng bởi vì sợ ước như vậy sẽ càng thêm giày vò anh ta, nên tôi đành sửa lại: “Tôi ước Đặng Khải Thành gặp được nhiều may mắn”.
Anh ta hỏi tôi: “Tại sao lại ước vậy?”.
“Vì lúc trước anh sống không tốt, nên tôi dành điều ước của tôi cho anh, hy vọng sau này anh sẽ sống vui vẻ”. Tôi cúi thấp đầu đáp: “Có như vậy thì gia đình tôi mới đỡ day dứt phần nào đó vì những chuyện trong quá khứ”.
Đặng Khải Thành không đáp, chỉ im lặng nhìn tôi, dù không ngẩng đầu nhưng tôi có thể cảm nhận được ánh mắt của anh ta rất sâu, sâu đến nỗi tôi không dám đối diện.
Tôi sợ Đặng Khải Thành sẽ hỏi: Em nghĩ chỉ một điều ước của em sẽ đủ để làm tôi nguôi ngoai nỗi đau mất cha mẹ ư? Em nghĩ chỉ cần em ước là tất cả những đau khổ nhiều năm qua sẽ tan biến ư? Không thể!
Nhưng rút cuộc anh ta lại không hề nói thế!.
Đặng Khải Thành nói: “Ăn thử bánh mì bà cụ làm đi”.
Tôi ngây ra vài giây mới cứng ngắc quay lại, nhìn chiếc bánh bột mì đặt trên bãi cỏ rồi lại nhìn anh ta, mãi sau mới chậm rì rì nâng lên, bẻ thành hai nửa.
Tôi đưa cho anh ta một miếng: “Anh cũng ăn thử đi”.
Đặng Khải Thành nhận lấy, chờ tôi cắn một miếng xong mới hỏi: “Vị gì?”.
“Vị của bột mì, ngọt ngọt bùi bùi, không ngậy, còn có cả mùi quế”. Tôi thành thật nhận xét: “Rất thơm”.
Anh ta gật đầu, cũng cắn thử một miếng, đầu mày lập tức giãn ra. Đặng Khải Thành hình như thích những món ăn dân dã thế này nên chẳng mấy chốc đã ăn hết miếng bánh, tôi cũng ăn theo, sau đó lại uống rượu mơ.
Đàn đom đóm vẫn bay quanh chúng tôi, chiếu sáng thảm cỏ và nơi chúng tôi ngồi. Một con đậu vào vai Đặng Khải Thành, anh ta bắt xuống, mở tay tôi ra rồi đặt vào lòng bàn tay tôi.
Tôi sung sướng “Oa” một tiếng: “Con đom đóm này to thế”.
“Ước lại điều khác đi”.
“Hả?”.
“Em cầm đom đóm, ước lại điều khác. Ước cho bản thân em, đừng ước cho tôi”.
Lúc này tôi mới hiểu, thì ra ban nãy Đặng Khải Thành im lặng nhìn tôi là vì như vậy, anh ta không giận vì tôi nhắc đến gia đình, mà là muốn tôi ước cho bản thân.
Tôi ngoan ngoãn nhắm mắt, lẩm bẩm ước cả đời tôi mãi mãi có một người đàn ông tuyệt vời như Đặng Khải Thành. Khi ước xong, tôi ngẩng lên thì thấy trên vai anh ta đã có rất nhiều đom đóm, nhiều đến mức chiếu sáng rõ cả sườn mặt anh ta.
Phải rồi, đây là thứ đẹp nhất mà mắt tôi nhìn thấy, cũng là người đã in đậm dấu chân trong cõi lòng của tôi.
Từ năm tôi 9 tuổi bên đời đã có một chàng thiếu niên rất đỗi dịu dàng, sẵn sàng cõng tôi trên lưng, thổi vết thương cho tôi, dắt tôi ra đầu phố mua mấy que kem tôi thích. Khi lớn lên, anh ấy không những gánh đỡ mọi tổn thương khi khi bo.m nổ vì tôi, bằng lòng nhảy xuống vực cùng tôi, dù bị thương nặng như vậy cũng nhất quyết kéo tôi dưới hồ nước lên, cứu mạng tôi. Bây giờ, ở trong thung lũng này vẫn chỉ có một mình anh ấy không quên ngày sinh nhật tôi.
Đặng Khải Thành, giây phút này tôi đã hiểu ra rồi.
Hóa ra tình cảm của tôi không phải là cảm kích, không phải là day dứt, áy náy, cũng chẳng phải là Thương. Mà là tôi yêu anh. Tôi yêu anh nên muốn cả đời về sau tôi và anh đều được sống vui vẻ, không ai hận thù ai, tôi còn ước tôi được mãi mãi bên anh, cùng anh già đi, cùng trải qua năm năm tháng tháng yên bình khắc khoải.
Mong ước ấy có quá xa vời không, Đặng Khải Thành?
Đột nhiên có tiếng mưa lộp bộp, đom đóm cũng bị dọa sợ, lập tức bay đi. Đặng Khải Thành vội vã đứng dậy, dùng hai bàn tay lớn của mình che mưa cho tôi: “Mưa rồi”.
Nước mưa mát rượi làm tôi tỉnh táo lại, tôi vội vàng cầm chai rượu, nhìn con đường nhỏ phía xa xa: “Phải làm sao bây giờ? Đường xa như thế không về kịp”.
“Vào lều trú tạm, tạnh mưa chúng ta về”.
Tôi gật đầu, vội vàng nép vào người Đặng Khải Thành rồi nhảy lò cò vào túp lều nhỏ kia. Anh vén đám dây leo thằng chịt bên ngoài để tôi đi vào, sau đó lại thắp một ngọn nến đưa cho tôi.
Tôi hỏi: “Nến ở đâu ra vậy?”.
“Định để em thổi nến sinh nhật, nhưng lúc ngồi ở bãi cỏ mới nhớ ra gió lớn, không thổi nến được nên tôi vẫn để trong túi”. Anh phủi nước mưa trên người, thả đám dây leo xuống, mưa bên ngoài bị chặn lại không hắt vào được: “Mau vào trong đi, ngoài này vẫn ngấm nước mưa”.
“Vâng”.
Có ánh sáng mới biết túp lều này không rộng lắm, chỉ khoảng 4, 5 mét vuông gì đó. Bên trong có một chiếc chõng tre, có lẽ người làm nó dùng để nghỉ lại.
Đặng Khải Thành đi vào bên trong tìm kiếm gì đó, lát sau lôi được từ trong gầm chõng tre ra một túi vải rất to. Tôi tò mò hỏi: “Cái gì thế?”.
“Lều này chắc là của người chăn dê trên núi, nhưng lâu rồi không dùng nữa nên mới mọc nhiều cỏ dại xung quanh thế”. Anh phủi những mảng nấm mốc bên ngoài túi vải, mở ra: “Nhưng họ từng nghỉ lại đây chắc là có đồ dùng nên tôi tìm thử”.
Mới nói tới đó thì Đặng Khải Thành đã lôi ra được một chiếc chăn mỏng, còn có một chiếc gối. Tất cả được khâu bằng tay, trông có vẻ hơi cũ kỹ và có mùi ẩm mốc do lâu ngày không sử dụng.
Anh giũ sạch một lượt rồi trải lên chõng tre, bảo tôi: “Hình như giặt rồi mới đem cất, không có mùi khó ngửi lắm, dùng được. Em ngồi lên đi”.
Tôi gật đầu, một tay ôm khư khư chai rượu, một tay ôm cây nến ngồi xuống. Đặng Khải Thành thấy tôi cứ giữ mãi mấy thứ đó mới đi lại gần, vẻ mặt có chút buồn cười: “Đưa cho tôi”.
Tôi đưa nến cho anh. Anh lại nói: “Rượu nữa”.
“Tôi vẫn muốn uống tiếp”.
“Hôm nay uống đủ rồi”.
“Sắp hết rồi mà, chỉ còn một đốt ngón tay rượu thôi”.
Đặng Khải Thành không nói không rằng câu nào, cầm lấy chai rượu đổ hết ra đất, tôi tiếc của nên mắng anh: “Sao anh lại đổ đi. Như thế là phí phạm”.
“Em say rồi”.
“Tôi không say”. Thực ra tôi có cảm giác hai má mình rất nóng, đầu óc cũng bắt đầu lâng lâng, nhưng tôi cứ khăng khăng là mình không say: “Tôi vẫn còn uống được nữa, tại anh đổ rượu của tôi”.
“Ừ, em không say. Lần sau tôi đền cho em chai khác. Giờ nằm xuống nghỉ một lát, tạnh mưa tôi cõng em về”.
“Lỡ mưa suốt cả đêm thì sao?”.
“Thì trời sáng chúng ta về”.
“Lỡ trời sáng vẫn mưa thì sao?”.
“Thì đợi tạnh mưa chúng ta về”.
Tôi bắt đầu nói nhảm: “Lỡ không tạnh mưa thì sao?”.
Đặng Khải Thành vẫn kiên nhẫn dỗ tôi: “Kiểu gì cũng tạnh mưa”.
“Tôi mong đừng tạnh”. Rượu mơ ban đầu uống rất ngọt, rất dễ uống, nhưng qua một lúc rồi mới thấy ngấm cảm giác say, mà người uống lại chẳng biết rằng mình say: “Cứ mưa thế này mãi cũng được. Ở đây rất thích mà”.
Anh không nói nữa, chỉ ôm tôi rồi đặt tôi nằm xuống giường. Hành động của Đặng Khải Thành vẫn như mọi lần, chỉ là chăm sóc tôi, nhưng tay chân tôi cứ không nghe điều khiển, không nỡ để anh ngồi dậy nên vội vàng quàng qua eo anh, bắt anh nằm xuống bên cạnh tôi.
Đặng Khải Thành biết tôi say nên không thèm chấp, chỉ vỗ vai tôi: “Được rồi, cứ ngủ một giấc”.
“Đặng Khải Thành”. Đột nhiên tôi gọi thẳng cả họ cả tên anh.
“Ừ”
“Những lời anh nói ở lúc trên vách núi là nói thật hay nói dối?”.
Thực ra, suốt mấy ngày này trong đầu tôi vẫn quanh quẩn câu nói “Chân Ý, tôi tưởng làm như vậy thì em đã hết hy vọng rồi. Nhưng sau này mới biết, người cứ mãi hy vọng là bản thân tôi”, còn cả giọt nước mắt của Đặng Khải Thành khi tôi sắp sửa buông tay, nhưng vì anh không đả động đến nên tôi cũng không nhắc lại. Tôi luôn tự nhủ mình rằng Đặng Khải Thành chỉ nói như vậy để dỗ tôi đừng từ bỏ, nhưng bây giờ say rồi mới biết hóa ra, trong lòng tôi cứ mãi khắc khoải lời nói ấy. Tôi muốn biết anh hy vọng điều gì.
Mà Đặng Khải Thành cũng không hỏi nhưng vẫn biết tôi nhắc đến lời nào. Anh trầm mặc một lúc mới nói: “Em hy vọng tôi nói thật hay nói dối?”.
“Tôi hy vọng anh nói dối”.
Bởi vì như vậy mới có thể chặt đứt mọi hy vọng và tình cảm của tôi. Nhưng kết quả anh lại đáp: “Phải làm em thất vọng rồi”.
Giọng anh điềm tĩnh và bình thản: “Cả đời tôi chưa từng nói dối, ở trước mặt em tôi càng sẽ không nói dối”.
Tim tôi bất giác run lên, có cảm giác như rượu đã thấm vào từng mạch máu trên người tôi, từ má đến mắt đều đỏ lên, rung động thổn thức đến nao lòng. Tôi xấu hổ nhắm mắt lại: “Tôi không tin anh đâu”. Ngừng một lát, tôi lại nói: “Chẳng ai tin kẻ thù của mình cả”.
“Không tin cũng đừng luẩn quẩn trong lòng”.
“Nhưng vẫn luẩn quẩn trong lòng”. Sống mũi tôi cay xè, chẳng rõ vì rượu, hay vì có một người luôn hiểu được lòng tôi. Một lúc lâu sau tôi mới nói: “Hình như tôi biết cảm giác của tôi với anh là gì rồi”.
“Cũng như tôi?”.
“Tại sao lại như anh?”.
Đặng Khải Thành cúi xuống nhìn tôi, ánh mắt anh lúc này dường như có thêm một đốm lửa: “Một chữ thương là chưa đủ”.
Tôi cũng nhìn anh: “Tôi không tin anh đâu”.
“Em đang nói nói thật hay nói dối?”.
Tôi không đáp, chỉ nhắm mắt lại rồi rướn người lên hôn anh. Đặng Khải Thành cũng ôm chặt tôi, bờ môi ấm nóng nhẹ nhàng miết trên cánh môi tôi.
Lần này không có vị chua và mặn của ô mai, cũng không chỉ là một lần chạm nhẹ như chuồn chuồn đạp nước. Lần này tôi đã nếm được rất nhiều vị ngọt ngào từ môi lưỡi anh, nếm được cả vị hạnh phúc và mâu thuẫn của chính bản thân tôi.
Tôi biết rằng không nên, không được, càng không nên uống rượu say khi ở cùng một người đàn ông quyến rũ như vậy. Nhưng tôi lại cũng hiểu rõ chỉ có khi không còn đủ tỉnh táo nữa tôi mới có thể tạm đặt xuống thù hận của chúng tôi, say rồi thì tôi mới có thể thôi mâu thuẫn. Say rồi thì tôi mới có thể thôi khắc ghi Đặng Khải Thành là cục trưởng cục cảnh sát hình sự đầy vinh quang, còn tôi lại là con của một tội phạm.
Lúc này tôi chỉ nghĩ về anh, muốn anh ở bên tôi nhiều hơn nữa. Có thể vào khoảnh khắc tôi bước từ tuổi 29 sang 30, cũng có thể là vào lúc tôi chính thức trở thành một người phụ nữ của riêng anh.
Ngón tay Đặng Khải Thành mơn trớn trên cổ tôi, nhẹ nhàng vuốt ve da thịt mềm mại ở nơi đó rồi lại hôn xuống. Từng cúc áo được cởi ra rồi ném vào một góc giường, tới khi anh tháo đến sợi dây len ở bên hông quần của tôi thì ánh nến trong túp lều nhỏ vụt tắt. Không gian đột nhiên trở về vẻ tối tăm, thỉnh thoảng chỉ có ánh chớp bên ngoài Thành qua lớp rèm bằng dây leo, hắt chút sáng le lói qua chõng tre rồi biến mất.
Đặng Khải Thành quỳ giữa hai chân tôi, hôn bụng tôi, cổ họng khàn khàn: “Tôi biết em tin tôi”.
Tôi nhắm mắt, cảm thấy dù nơi này có ánh sáng hay chìm trong bóng tối, anh vẫn luôn nhìn thấu được lòng tôi. Đã không thể che giấu, tôi chỉ có thể thành thật: “Đặng Khải Thành, năm đó anh đã hy vọng điều gì”.
“Có thể yêu một người con gái”. Anh hít vào một hơi thật dài: “Biết rõ không cùng một thế giới, nhưng vẫn hy vọng chờ được đến ngày chúng tôi có thể bước chung một đường”
“Anh chờ được chưa?”.
Đặng Khải Thành ấn hông, vật nóng hổi kia chầm chậm tiến vào trong cơ thể tôi, mạnh mẽ và dịu dàng đ.âm qua tấm màng mỏng manh ấy: “Chờ được rồi!”.

Yêu thích: 4.5 / 5 từ (19 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN