Yêu Hận Tựa Như Núi - Phần 31
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
139


Yêu Hận Tựa Như Núi


Phần 31


Rất nhiều năm rồi bọn họ chưa từng ngó ngàng gì đến chị em tôi, thậm chí kể cả khi bệnh tình của Hoài trở nặng, tôi cùng quẫn nhất có gọi điện về xin họ chút tiền để chữa bệnh cho em, những người làm cha làm mẹ kia vẫn lạnh lùng nói “Không có những đứa con như chúng tôi, cứ để chúng tôi c/hế.t quách đi cho rảnh nợ”.
Giờ họ đột nhiên chạy xuống tận Hà Nội này tìm đến tôi, còn ngọt ngào gọi con, khiến tôi cảm thấy rất nực cười.
Tôi lạnh lùng đi thẳng qua họ, đáp: “Tôi không quen các người”.
“Ơ… Xuân, mẹ là mẹ của con mà. Kia là bố con. Còn có cả thằng Út em trai con. Con không nhận ra người nhà mình à?”.
“Người nhà? Người nhà nào?”. Tôi cười nhạt: “Người nhà nào không cho tôi đi học, mười mấy tuổi bắt tôi lấy chồng? Người nhà nào đánh đập tôi đến lằn hết da thịt, bắt tôi ăn cơm giống chó? Người nhà nào mà khi em tôi sắp c.hế/t vì không có tiền nằm viện cũng không hỏi han con bé một lời, còn rủa chúng tôi mau c.hế/t đi? Người nhà nào như thế?”.
Bàn tay đang níu tay tôi của mẹ tôi lập tức khựng lại, bà ta đỏ mặt vài giây rồi bỗng dưng khóc òa lên: “Xuân, mẹ biết mẹ sai rồi. Ngày trước là bố mẹ có lỗi với con, có lỗi với Hoài. Giờ bố mẹ già rồi, mà thằng Út cũng lớn rồi, bố mẹ rất nhớ hai chị em con, lặn lội từ quê xuống đây cũng chỉ muốn gặp được con, nhìn thấy con khỏe mạnh thế này là mẹ mừng lắm”.
“…”
“Xuân, dù sao thì bố mẹ cũng sinh ra con, chúng ta là một gia đình. Người ta nói đừng chấp người thân của mình, để đến khi không còn cha mẹ nữa thì giận hờn nhau cũng còn ý nghĩa gì đâu. Con đừng giận bố mẹ nữa, con cho bố mẹ xin lỗi, bố mẹ biết sai rồi”.
“Xin lỗi bây giờ chẳng có tác dụng gì cả. Trong lòng tôi đã coi mình không có bố mẹ từ lâu rồi. Ông bà về đi, từ giờ đừng có đến đây tìm tôi nữa”.
Thằng Út cũng lẽo đẽo chạy theo tôi: “Chị, em với bố mẹ ngồi xe từ sáng tới giờ mới xuống được đây đấy. Việc gì mà chị phải căng thế? Bố mẹ xin lỗi rồi thì thôi đi. Lâu lắm mới gặp mà chẳng hỏi thăm bố mẹ được một câu, chưa gì đã đuổi. Bố mẹ với em còn chưa được ăn gì đây này”.
Bố tôi cũng thêm vào: “Đúng đấy. Lặn lội đường xa đến thăm con gái mà không mời được bữa cơm. Giờ là nghệ sĩ nổi tiếng rồi nên không cần bố mẹ nữa phải không? Cho mày ăn học, có lớn có khôn, giờ thành công thế này thì bắt đầu ruồng rẫy cha mẹ. Ở trong xóm người ta đi ra đều về báo hiếu cha mẹ, đằng này bố mẹ đi xuống tận Hà Nội này tìm còn không tiếp, mày làm thế mà được à? Chưa gì đã quên gốc gác của mình”.
Đến bây giờ mà ông ta vẫn còn nói ra những lời như thế khiến tôi rất căm phẫn, nhưng mấy người này cứ theo tôi dai như đỉa, giọng nói thì oang oang, người thì khóc, người thì trách móc chất vấn, đồng nghiệp của tôi ở trong nhà hát thấy ồn ào cũng bắt đầu ra hóng chuyện.
Mẹ tôi càng được nước lấn tới, khóc to hơn: “Con ơi, mẹ nhớ con nên mới xuống thăm con mà. Con đừng đuổi mẹ, con cho mẹ xin lỗi. Lần sau nếu con không muốn thì mẹ sẽ không xuống nữa, nhưng bây giờ muộn rồi, bố mẹ với em cũng không biết phải đi đâu. Con đừng đuổi bố mẹ đi nữa”.
“Đúng đấy chị, em đói lắm, cả ngày nay chưa ăn gì, cả nhà cũng không có nhiều tiền, chị đừng đuổi em mà”.
Bọn họ léo nhéo diễn vở kịch lâm ly bi đát khiến tôi cảm thấy giả dối không chịu nổi, nhưng vì không thích người khác chỉ trỏ nên rút cuộc tôi đành phải để bọn họ lên xe cùng mình, đuổi họ xuống dọc đường cũng không được, thế là lại phải đưa về nhà.
Lúc đặt chân vào chung cư tôi ở, mẹ tôi ngay lập tức xuýt xoa: “Khiếp, nhà rộng thế? Đồ nào cũng xịn. Sau mà cho thằng Út ở cái nhà này chắc là sướng phải biết”.
Gần 10 năm không gặp, em trai tôi đã cao hơn trước rất nhiều, đầu nhuộm xanh nhuộm đỏ, tay còn xăm trổ mấy hình thù gớm ghiếc, bộ dạng lấc ca lấc cấc. Nó không cần tôi cho phép đã đi mở cửa khắp các phòng, sau đó chỉ vào phòng ngủ của tôi: “Con muốn ở phòng ngủ kia”.
“Ừ, ừ. Chị mày kiểu gì cũng đi lấy chồng, sau rồi cũng cho mày cả cái nhà này ấy mà, thích phòng nào thì ngủ”.
Tôi gọi thức ăn nhanh xong mới ngẩng lên: “Các người ăn uống xong, ngủ lại một đêm, ngày mai về quê đi”.
“Về là về thế nào? Bố mẹ xuống đây thăm con, rồi định ở đây chăm sóc con luôn. Nhà con rộng thế, mà con lại chỉ ở có một mình, con gái con lứa ở một mình vừa nguy hiểm lại vừa không có ai chăm sóc, nên bố mẹ với thằng Út định ở đây luôn”.
“Tôi không cần các người chăm sóc. Nhà tôi cũng không chào đón các người, các người ngủ lại một đêm rồi về đi”.
Bố tôi tính vẫn cộc cằn như trước, lại hùng hổ mắng mỏ: “Mày đừng tưởng giờ mày có tý tiền là mày thích đuổi sao thì đuổi. Mày nên nhớ mày sinh ra ở đâu, không có tao với mẹ mày thì không bao giờ có mày, mà cũng không có chuyện mày thành công rồi ăn sung mặc sướng, được hưởng thụ như ngày hôm nay. Giờ mày phải báo hiếu bọn tao, một là nhà này để bọn tao ở cùng, hai là mày phải mua nhà khác cho thằng Út. Nếu không mày đừng trách tao đi gặp bọn nhà báo để bảo bọn nó viết mày là loại ăn cháo đá bát, loại bất hiếu ruồng bỏ cha mẹ”.
“Ông đừng có được nước lấn tới”. Tôi cũng cứng miệng, cự cãi lại ông ta: “Ông đẻ tôi ra nhưng nuôi tôi được ngày nào? Nuôi tôi là cho tôi ăn cơm chan nước sôi, được hàng xóm cho xâu cá ông cũng cướp mất? Ông nuôi tôi hay nuôi một con ở? Tôi ăn cơm của ông, nhưng cũng làm việc quần quật cho ông, hầu hạ cung phụng ông không khác gì một con c.hó. Giờ ông còn nói tôi ăn cháo đá bát? Loại người sống độc ác như ông không xứng đáng để tôi phải báo hiếu, nên đừng có nói ăn cháo đá bát ở đây”
“Mày…”. Ông ta giơ tay định tát tôi, nhưng mẹ tôi ngay lập tức xông đến can ngăn:
“Thôi thôi, tôi xin hai bố con ông. Gần 10 năm rồi mới gặp nhau, giờ đụng mặt cái là khắc khẩu. Cái Xuân giờ lớn rồi, lại là nghệ sĩ nổi tiếng, nó có là con ông thì ông cũng đừng nên đánh nó như thế chứ”.
“Nghệ sĩ nổi tiếng gì thì cũng là cái đứa rúc từ háng bà ra thôi. Không có tôi với bà thì còn lâu mới có nó”.
“Được rồi, được rồi, ông đừng nóng nữa. Cứ ngồi xuống nghỉ ngơi đi, để tôi khuyên nhủ con”.
May sao lúc đó shipper cũng đến giao đồ ăn nên cuộc cãi vã mới tạm ngừng. Tôi không có tâm trạng ăn cùng bọn họ, nhưng nghĩ dù sao đó cũng là cha mẹ và em tôi, họ không tốt nhưng không thể chối bỏ tình má/u mủ ruột thịt, cho nên tôi vẫn im lặng bày biện đồ ăn ra bàn để bọn họ ăn.
Xong xuôi, tôi cũng lười nói chuyện nên đi thẳng về phòng, khóa cửa rồi đi ngủ. Lúc sau có tiếng mẹ tôi gọi mở cửa nhưng tôi không quan tâm, đeo tai nghe vào rồi ngủ thẳng một giấc đến sáng. Khi ra ngoài mới thấy nhà cửa như một bãi chiến trường, đồ ăn ở bàn hôm qua bọn họ đã ăn hết, nhưng bát đũa bẩn và túi nilon rác thì không ai dọn đi, vứt bừa bãi khắp nơi, ruồi muỗi cũng bâu đầy trên đó.
Tôi nín nhịn im lặng đi dọn dẹp, đến lúc vừa xong thì thấy mẹ tôi từ phòng ngủ khác đi ra. Bà ta giả lả tươi cười: “Qua mệt quá nên mẹ ngủ luôn, quên dọn. Con dậy rồi à? Có muốn ăn gì không? Mẹ nấu cho con ăn”.
“Không cần đâu, các người chuẩn bị đồ để về đi, muộn là không còn xe nữa”.
“Mẹ nói rồi, mẹ xuống đây để chăm sóc con, về làm sao mà về. Từ giờ con đừng lo gì cả, con cứ đi làm rồi về nhà, có bố mẹ ở nhà đợi con, nấu đồ ăn ngon cho con”.
Tôi cười nhạt: “Sao ông bà lại biết tôi ở nhà hát mà tìm đến?”.
Mẹ tôi nói có một lần sang hàng xóm xem tivi, thấy tôi đang biểu diễn trong một chương trình nghệ thuật. Cô hàng xóm cứ tấm tắc bảo sao nghệ sĩ violin này giống Xuân thế, mỗi tội tên là Ninh chứ không phải Xuân. Mẹ tôi thì căng mắt ra nhìn, lúc ống kính quay đến vết sẹo trên mu bàn tay tôi thì bà ấy nhận ra ngay nghệ sĩ kia chính là con gái của mình.
Mẹ tôi nói: “Mẹ đẻ ra con mà, sao không nhận ra con được? Lúc đầu mẹ cũng thấy ngạc nhiên, không nghĩ con lại trở thành nghệ sĩ nổi tiếng như thế, nhưng sau đó nghĩ lại thì mẹ mừng. Đẻ được đứa con gái thành công cũng mát mày mát mặt. Mẹ nhớ con, muốn thăm con nên mới bảo bố con và thằng Út xuống thăm con”.
“Bà nhớ tôi? Bà nhớ tôi hay chỉ muốn xuống để cướp nhà của tôi, bòn rút tiền của tôi cho con trai bà?”.
“Mẹ…”.
“Nếu bà thật sự nhớ tôi, chắc hẳn bà cũng phải nhớ bà còn có một đứa con gái khác, nó bệnh tật từ nhỏ, bị các người đối xử không ra gì nhưng miệng lúc nào cũng nói nếu nó c.hế/t thì nhớ phải mang tro cốt của nó trở về quê hương. Bà thử ngẫm lại xem, bà muốn thăm một đứa con gái thành công, kiếm ra tiền, hay là bà muốn lợi dụng tôi, đứa không lợi dụng được thì bà không nhớ đến?”.
Tôi nói thẳng ra như vậy chẳng khác nào vạch trần những toan tính của bà ta, khiến sắc mặt mẹ tôi hết xanh lại trắng. Bà ta ậm ừ một lúc mới hỏi: “À… qua gặp con mẹ mừng quá nên quên mất. Cái Hoài đâu rồi hả con? Nó có còn sống không?”.
Tôi chẳng còn lời nào để nói với bà ta, đành bất lực cười nhạt: “Vẫn sống. Ông bà nhớ nó thì đến bệnh viện mà thăm”.
“Bệnh viện nào cơ?”.
“Bệnh viện X”.
“Mẹ từ quê xuống, không biết bệnh viện đó. Hay là con đưa bố mẹ đến đi. Mẹ đến gặp nó, xem lâu nay nó thế nào”.
Thật sự tôi không hề muốn tiếp xúc với bọn họ, cũng không muốn đưa bọn họ đi đâu cả. Nhưng nghĩ đến Hoài, nghĩ nó sẽ vui vẻ khi gặp lại gia đình nên rút cuộc tôi đành phải đưa bọn họ đi.
Đến bệnh viện, bọn họ chỉ giả dối hỏi thăm em tôi mấy câu, còn Hoài thì cứ cười tít cả mắt, nó vui tới mức buổi trưa hôm ấy ăn được tận hai bát cơm, còn khoe với khắp phòng rằng bố mẹ nó và em trai lặn lội từ quê xuống thăm, mang bao nhiêu đồ đến cho nó.
Kỳ thực, bọn họ chẳng mang bất kỳ thứ gì cả, chỉ có tôi sợ em buồn nên mới chuẩn bị rồi mang đến mà thôi. Bố mẹ tôi và thằng Út không những đi tay không, thậm chí những đồ bổ tôi mua cho Hoài, bọn họ cũng đổ ra ăn hết, ăn một cách không kiêng dè nể nang.
Chiều hôm đó, tôi vẫn giục bọn họ về, nhưng mẹ tôi lại lấy lý do muốn ở lại chăm Hoài nửa tháng nên không muốn đi. Tôi thấy tâm trạng Hoài đang tốt nên đồng ý cho bọn họ ở lại thêm một tuần, nhưng một tuần này bọn họ dùng xe của tôi, tiêu tiền của tôi, nhà cửa thì bày bừa như một bãi rác, thỉnh thoảng nấu được bữa cơm thì chắc chắn cái bếp sẽ trở nên tanh bành.
Tôi nghĩ dù sao họ cũng là người từ quê lên, chưa quen với nếp sống và đồ dùng ở đây nên lần nào đi làm về mệt cũng chỉ im lặng dọn dẹp. Nhưng mẹ tôi lại suốt ngày bảo tôi sau này lấy chồng cũng đi theo chồng, nhà này nên để cho thằng Út, ngay cả xe cũng đòi tôi mua cho thằng Út một cái. Bà ta nói thằng Út giờ lớn rồi, không có công ăn việc làm gì nên còn khăng khăng bảo tôi phải kiếm việc tử tế để thằng Út ở lại đây.
Tất nhiên là tôi không đồng ý
Tôi nói: “Tìm cho nó việc làm thì được, còn muốn nhà muốn xe thì nó phải tự thân vận động. Tôi không phải là cái chĩnh không đáy để các người vòi tiền”.
“Con nói thế mà nghe được à? Bố mẹ đẻ con ra, nuôi con lớn, giờ con phải có trách nhiệm báo hiếu bố mẹ, chăm sóc cho em. Sao con cho Hoài bao nhiêu tiền nằm viện thì không tiếc, mà thằng Út cũng là em của con mà con lại không cho nó xu nào? Mẹ nghe nói rồi, chi phí nằm viện của con Hoài một tháng là mấy chục triệu, nó nằm suốt 5 năm nay như thế thì bao nhiêu tiền cho kể. Con là chị lớn, có cho thì cũng phải cho công bằng chứ. Sao con lại chỉ biết đến con Hoài mà bỏ qua thằng Út? Với cả con gái thì cần nhiều tiền làm gì? Kiếm ra tiền thì phải báo hiếu bố mẹ, chăm sóc em ún. Sau này tương lai có chồng lo”
“Chồng tôi có lo hay không là việc của tôi. Mà tiền trong túi tôi, tôi cho ai cũng là quyền của tôi. Các người ở đây đủ rồi đấy, mau đi về đi”.
“Mẹ không về, mẹ cứ ở đây, con có đuổi mẹ cũng không đi”.
“Bà có tin tôi gọi bảo vệ lên đưa các người ta khỏi đây không?”.
“Con có giỏi thì đi mà gọi, mẹ cũng không ngại nói với người ta con là đứa bất hiếu đâu. Một nghệ sĩ nổi tiếng mà bị phanh phui ra là bất hiếu thì kiểu gì sau này sự nghiệp cũng có vết nhơ đấy”.
Tôi cũng bất lực với những người này, bọn họ trơ đến mức tôi không muốn cãi nữa. Ngay cả người đanh đá như chị Nhung cũng chẳng biết khuyên tôi thế nào, chỉ lắc đầu ngán ngẩm: “Bố mẹ với đứa em trai mày đúng là khiếp thật đấy. Nếu là người ngoài thì tao đã cho một trận rồi, nhưng đây lại là người nhà mày, tao chịu thôi, không biết giải quyết thế nào cả”.
“Giờ em mà dọn đi thì bọn họ cũng sẽ chiếm luôn cái nhà đó. Mà gọi người đến đuổi thì kiểu gì bọn họ cũng bù lu bù loa lên, rồi tới lúc làm ầm ỹ với báo chí, dân mạng, rách chuyện lắm. Em đau hết cả đầu từ bữa đến giờ mà không biết làm sao cả”.
“Hay là thử nói với Nghiêm xem sao”.
Hơn nửa tháng rồi, từ lần chia tay hôm ấy đến giờ tôi với anh ta không gặp nhau nữa, không liên lạc, cũng không có điểm chung để đụng mặt, thành ra quay lưng một cái đã trở thành người dưng.
Giờ chị Nhung nhắc đến Nghiêm, lòng tôi vẫn không nhịn được, cảm thấy có chút hụt hẫng mất mát, nhưng tôi vẫn nói:
“Chị bị nghiện cái câu ‘Nói với Nghiêm’ rồi à? Giờ em với anh ta chia tay rồi, có còn gì đâu mà gọi anh ta giải quyết? Với cả anh ta có liên quan gì mà giải quyết?”.
“Thì nhà có đàn ông, ít ra thì bố mẹ mày cũng sợ hơn mày chứ sao?”.
“Có khi biết anh ta là ai, bố mẹ em lại càng bám hơn. Khi đó thì còn xấu hổ hơn giờ gấp trăm lần. Thôi, để em tự giải quyết đi”.
“Mày định thế nào?”
“Chắc là lại phải cho bọn họ tiền vậy”.
“Cho tiền rồi lần sau bọn họ lại đòi nữa thì sao?”.
Tôi cười: “Chị quên à? Sang tháng mình hết hợp đồng với nhà hát rồi, em với chị, cả Hoài nữa, cũng đi miền nam. Có còn ở đây nữa đâu mà bọn họ đến làm phiền”.
“À, ừ nhỉ? Ừ thế thì mày cứ cho tiền đi. Để họ về quê đi đã rồi tính tiếp”
“Vâng”.
Tôi định hai ngày nữa sẽ đưa cho bọn họ một khoản tiền rồi bắt xe cho bố mẹ tôi về quê, nhưng ngay tối ngày hôm sau thì mâu thuẫn đã lên đến đỉnh điểm, tôi không thể chịu đựng thêm, phải gấp rút đưa tiền cho bọn họ rời khỏi nhà tôi.
Bình thường mẹ tôi hay vào phòng tôi lục lọi thì không nói, nhưng hôm đó tôi đi biểu diễn về quên chưa cất đôi hoa tai kim cương vào két, thằng Út nhân lúc tôi đi tắm lẻn vào lấy đi đôi hoa tai ấy. Khi tôi sang phòng hỏi thì vừa vặn bắt gặp nó đang hít th.uố/c phiện.
Lúc này, đôi mắt nó đã ngây dại đờ đẫn, còn không nhận được ra tôi. Lúc tôi hỏi nó còn cười sằng sặc lên:
“Hoa tai làm ch.ó gì? Ông còn lấy cả cái nhà này, lấy hết tài sản của mày. Mày tưởng giờ mày là nghệ sĩ nổi tiếng thì ông đây sợ à? Mày có ăn mặc đẹp, dùng hoa tai kim cương cũng không che nổi mùi bùn ở quê đâu. Đồ của mày cũng là đồ của tao”
“Cái thằng này…”.
Tôi còn chưa nói hết câu thì nó đã nổi đ.iê/n lao lại bóp cổ tôi, một tay giật dây chuyền trên cổ tôi. Dây chuyền bằng bạc trắng rất bền, thằng Út vừa bóp cổ lại vừa giật như thế, sợi dây chẳng khác gì một mảnh thép bị kéo căng cứa vào da thịt tôi, tôi không thở được, m/áu cũng bắt đầu thấm ra.
Tôi hoảng hốt giãy giụa, cố gắng hét lên: “Bỏ ra, bỏ ra. Mày đ.iê/n rồi à? Bỏ ra”.
“Còn tài sản gì mang hết ra đây, đưa hết đây cho tao”
“Bỏ ra”.
“Mật khẩu két là gì?”
Một kẻ chơi thuốc đã không còn tính người, không thể phân biệt thứ gì đúng thứ gì sai, chỉ lồng lên như một con thú sẵn sàng g.iế.t người bất cứ lúc nào.
Phổi tôi lúc ấy như bị bơm lên thành một quả bóng, đại não không có oxy nên mắt bắt đầu mờ đi, cổ họng đau đớn. Nhưng vì tôi không muốn phải c.hế/t như thế này, tôi vẫn còn muốn được sống nên cố gắng chống cự rất kịch liệt, tay cào vào mặt thằng Út, chân đạp loạn lên.
Tuy nhiên, sức lực của tôi không thể nào so với một thanh niên đang lên cơn ngh.iệ/n, thằng Út vẫn đ.iên cuồng bóp cổ tôi, miệng liên tục hỏi tài sản tôi giấu ở đâu. Đúng lúc tôi tưởng mình sẽ bị nó bóp cổ c.hế.t thì may sao bố mẹ tôi nghe tiếng động cũng chạy sang, mẹ tôi ngay lập tức chạy đến lôi thằng Út ra khỏi người tôi, bố tôi thì giữ chặt lấy nó.
Rõ ràng đã biết con trai của bọn họ làm ra chuyện trời không dung đất không tha được như vậy, nhưng bọn họ không hề trách thằng Út, chỉ nói:
“Út, con làm sao thế? Con bị mộng du à? Tỉnh lại đi con”.
“Bỏ ra, tôi phải lấy hết tài sản của bà ấy. Nó giữ tiền nhiều làm gì? Đưa mật khẩu két đây”.
“Cái thằng này lại nói sảng rồi. Chị Xuân là chị gái của con, rồi đằng nào chị ấy đi lấy chồng cũng sẽ cho con thôi mà. Giờ đêm hôm rồi còn đòi làm gì. Thôi đi ngủ nhé, bố đưa thằng Út đi ngủ đi. Mẹ đưa Xuân về phòng”.
Tôi ngồi bệt dưới đất ôm cổ ho sặc sụa, ho đến gần như nổ tung cả gan phổi ra mới bắt đầu thở được. Thế mà những người kia không ai buồn để ý đến tôi, bọn họ chỉ quan tâm đến thằng Út, còn bênh nó một cách mù quáng không phân biệt đúng sai như vậy, khiến tôi giận đến run lên.
Tôi loạng choạng đứng dậy, tôi chỉ vào mặt thằng Út quát lớn: “Các người đi khỏi đây cho tôi. Mau đi khỏi nhà tôi. Mau lên”.
“Ơ, thằng Út chắc nó ngủ mơ, không cố ý đâu, con là chị nó thì chấp nó làm gì? Nó mê ngủ thôi chứ có gì to tát đâu. Với cả đằng nào sau này tài sản con cũng cho nó, em nó chỉ háo hức muốn hỏi trước thôi mà”.
“Đi mau”.
Tay tôi vẫn rướm m.áu trên cổ, dù mẹ tôi nói thế nào tôi cũng vẫn khăng khăng đuổi bọn họ đi. Bố tôi lại nổi khùng mắng tôi chấp nhặt những chuyện nhỏ, bảo bọn họ sẽ không đi. Tôi không có cách nào, biết có cãi nhau với bọn họ cũng chỉ vô ý, rút cuộc chỉ có thể liêu xiêu chạy về phòng mình, lấy mấy xấp tiền sang đưa cho bọn họ:
“Các người muốn tiền, tiền đây, cầm lấy rồi đi đi. Về quê đi. Để yên cho tôi sống. Tôi sẽ gọi xe đến đưa các người về tận nhà. Đi đi”.
Mẹ tôi với thằng Út nhìn thấy tiền thì mắt sáng rực lên, thằng Út lập tức xông lại giật lấy số tiền đó, định bỏ đi nhưng lại bị bố tôi giữ lại: “Tao đã bảo tao ở đây, nếu mày không muốn gặp bọn tao nữa thì mày cứ việc dọn đi. Bọn tao không về quê nữa, bọn tao ở đây”.
Đây là nhà Nghiêm mua cho tôi, tất nhiên, tôi không thể để bọn họ đến ở được. Vả lại, lúc này lòng tôi hận đến mức chỉ muốn cầm d/ao ra đuổi bọn họ về quê, nhưng với những người dai hơn đỉa này, tôi chỉ có thể nín nhịn.
Tôi lại chạy về phòng, lấy gần như hết số tiền trong két ra đưa cho bọn họ: “Đây là toàn bộ tiền của tôi, đủ để các người về quê sống cả đời không phải lo cơm áo gạo tiền. Cầm lấy rồi đi đi. Tôi không còn tiền cho các người nữa, cầm lấy rồi đi đi”.
Quả nhiên là có thêm tiền nên bọn họ bắt đầu lưỡng lự, bố mẹ tôi cả đời chưa bao giờ thấy số tiền lớn đến thế nên cứ vuốt ve mấy tập tiền đó mãi. Tôi cũng nhanh chóng gọi một chiếc xe bảy chỗ đưa bọn họ về quê, bố mẹ tôi và thằng Út dù không muốn, nhưng sợ tôi đòi lại tiền và báo công an nên rút cuộc đành phải lên xe về.
Trước lúc lên xe, bọn họ còn nói: “Bọn tao chỉ về quê nửa tháng, nửa tháng nữa bọn tao lại xuống. Mày không trốn được đâu”.
Tôi không trả lời, chỉ đóng sập cửa lại, bảo tài xế chạy thật nhanh, đến khi thấy xe chở bọn họ đi khuất thì tảng đá nặng trĩu trong tim mới có thể buông xuống. Dây thần kinh căng như dây đàn ban nãy cũng nhẹ dần, nhẹ dần, nhưng nỗi sợ hãi cùng tổn thương vẫn chưa thể nào nguôi hẳn được.
Tôi ôm chặt hai vai, co rúm người định quay vào sảnh. Nhưng cùng lúc này lại thấy một chiếc Ferrari màu đỏ đỗ im lìm bên dưới sân chung cư mình ở.
Rất lâu rồi tôi không nhìn thấy Ferrari, cũng không còn nhớ rõ biển số chiếc xe xấu xí mà Nghiêm đã chở tôi năm ấy. Nhưng chắc vì ấn tượng về Ferrari đỏ đã hằn quá sâu trong lòng tôi, cho nên tôi vẫn chậm rãi đi đến gần chiếc xe đó, cố cúi đầu nhìn qua kính nhưng bên trong tối om, kính của Ferrari chống nhìn trộm rất tốt, nên dù tôi có căng mắt ra nhìn mấy lần cũng không thấy gì cả.
Tôi thử gõ vào thân xe mấy tiếng vẫn không có người đáp lại, đoán không có ai bên trong nên tôi không cố chấp làm phiền chủ xe nữa. Tôi im lặng đứng bên cạnh chiếc Ferrari kia rất lâu, sau đó lại thấy gương bẩn nên lấy vạt áo mình cẩn thận lau đi, tới khi chiếc gương đã trở nên bóng loáng mới hài lòng, mỉm cười một cái.
Thời gian thấm thoắt trôi nhanh thật, mới đó mà đã bảy năm tôi quen Nghiêm rồi. Ngày đó chỉ vì nhờ xe của anh ta đưa Huy đến bệnh viện và không phải trả tiền rửa xe, mà mỗi lần tôi đi làm về qua có thấy chiếc Rolls-Royce đỗ trước cửa một nhà hàng Tây, tôi đều sẽ dừng lại lau kính xe cho Nghiêm.
Rồi duyên phận của chúng tôi cũng bắt đầu từ đó, tôi cứu anh ta khỏi bị lũ choai choai đ/âm vào, anh ta đồng ý trả cho tôi 400 triệu và bảo tôi đến làm quản lý trong biệt thự của anh ta. Rồi cùng đi ăn kem, dạy tôi đi xe đạp điện, ngồi trên chiếc Ferrari màu đỏ tôi chê là con bò xấu xí, cùng nhau đi du thuyền trên biển và trải qua lần đầu tiên. Sau đó có sự xuất hiện của đứa bé, rồi cả năm năm ở bên cạnh giày vò nhau.
Nhanh thật, thế mà giờ chúng tôi đã mỗi người mỗi hướng rồi…
Nghĩ tới đây, tôi thở dài một tiếng rồi lững thững đi vào trong sảnh, nhà cửa giờ không còn ai nữa, tôi có thể chui lên giường ngủ ngon một giấc. Ngày hôm sau bắt đầu quay lại nếp sống cũ, không bị ai làm phiền nên tinh thần bắt đầu tốt lên.
Cứ như vậy, tôi đi làm ở nhà hát và nhận tháng lương cuối cùng trước khi nghỉ việc. Vào đêm cuối trước khi chia tay, tất cả đồng nghiệp ghét tôi cũng đều không gây sự với tôi nữa, bọn họ nhìn tôi bằng ánh mắt vừa thương hại vừa khinh bỉ, ngay cả con bé Thu bình thường hay kiếm cớ gây sự, giờ chỉ đứng khoanh tay một góc, nhìn tôi dọn đồ rời đi.
Tôi mỉm cười nói: “Chào mọi người, về sau chắc ít có cơ hội gặp lại nữa. Nhưng nếu mọi người có vào miền nam, muốn uống cafe thì cứ gọi tôi một tiếng nhé”.
“Vào miền nam thì định làm gì?”.
“Chắc là mở quán cafe thôi”.
“Không chơi violin nữa à?”.
“Nếu rảnh rỗi, khách uống cafe muốn nghe thì tôi sẽ chơi”.
Bọn họ không nói gì nữa, tôi xếp đồ xong thì chỉ chào tạm biệt rồi cùng chị Nhung mang một túi to rời đi.
Ra khỏi nhà hát, lòng tôi nhẹ tênh, giống như đã sắp được buông bỏ được những thứ về Nghiêm, không còn nặng nợ nữa nên chỉ thấy trống rỗng.
Chị Nhung thì cứ nắm tay tôi động viên: “Vào miền nam làm lại cuộc đời mới, lúc đó biết đâu lại vui hơn bây giờ. Có khi tao lại lấy được chồng, mà mày cũng kiếm được người yêu ấy chứ”.
“Vâng, biết đâu được đấy nhỉ? Lúc đó em bế con cho chị nhé”.
“Tao gần 50 rồi còn đẻ đái gì nữa. Lúc đó tao với mày xin con nuôi”.
“U50 người ta vẫn làm thụ tinh trong ống nghiệm đẻ được mà. Nhưng mà vấn đề trước tiên là vào đến miền nam, chị phải nhanh chóng đi tìm người yêu đi cái đã. Yêu đương dăm bữa nửa tháng rồi cưới luôn, làm thụ tinh luôn”.
Chị Nhung phì cười: “Cái con này, cưới chồng mà nó cứ làm như đi mua mớ rau mớ cỏ ấy”.
“Thì phải đánh nhanh thắng nhanh chứ”
“Rồi rồi, mày cũng phải thế đấy”
“Vâng”.
Xe đi qua nhà chị Nhung trước nên chị ấy xách theo túi đồ đi xuống, sau đó lái xe mới chở tôi về chung cư. Vì sau này không còn chở tôi nữa nên tôi có dúi vào tay chú lái xe một xấp tiền, chào tạm biệt chú ấy một lúc rồi mới đi vào bên trong.
Bầu trời mùa đông ở Hà Nội rất lạnh, sương xuống đỉnh đầu tôi buốt giá. Trái tim tôi nhẹ tênh, đi từng bước về nơi mấy năm nay tôi từng ở, tự nhủ với mình rằng chỉ còn vài ngày nữa là tôi cũng sẽ không còn quay lại đây, vĩnh viễn chẳng còn nhớ nhung gì đến Nghiêm nữa.
Nhưng khi tôi vừa bước qua một bụi cây lớn được trồng trong khuôn viên chung cư thì bỗng dưng lại thấy hai người đàn ông áo đen xuất hiện. Ở góc này tối, vả lại đêm muộn vắng người, tôi có linh cảm không tốt nên định tránh đi đường khác, nhưng bọn họ phản xạ rất nhanh, gần như ngay lập tức xông đến bịt miệng tôi, người còn lại ôm ngang tôi vác vào một chiếc xe gần đó.
Tôi hoảng loạn la hét giãy giụa, nhưng một gã gằn giọng quát: “Câm miệng, nếu không tao g.iế/t mày”.

Yêu thích: 3 / 5 từ (2 thả tim)
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN