Chị Em Thù Hận - Chương 6
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
160


Chị Em Thù Hận


Chương 6


Sau khi đi xe hơi một quãng đường ngắn về phía nam Luân Đôn xuyên qua miền quê Sussex về hướng Brighton, họ đến trại nuôi ngựa giống Ả Rập nổi tiếng, do ngài Blunt và phu nhân sáng lập năm 1878 trên sở đất cuả tổ tiên họ để lại. Tuy đất ở đây không bằng phẳng như ở Texas, các đồng cỏ xanh rờn, các cây cổ thụ to lớn, và các ngựa Ả Rập đẹp đẽ trong các chuồng nhắc Abbie nhớ lại nhà mình ở River Bend. Cô không biết mình thiếu nó đến chừng nào trước khi thấy Crabbet Park.

– Ông nội nói ngựa ở đây có họ hàng thân thuộc với ngựa cuả ta- Abbie nhìn lướt qua các con ngựa trơn láng, tìm xem có con nào giống con River rose, River Sun hay River Magic không.

– Một số thôi, có lẽ- Cha cô đồng ý, trong khi họ đi theo sau người coi chuồng ngựa băng qua lớp cỏ dày ở khu đất được cắt cỏ cẩn thận, xưa kia là nơi tổ chức hàng năm các cuộc diễn hành vào ngày chủ nhật trong thuở sinh thời cuả phu nhân Wentworth.

– Ba tự hỏi họ có cho xem chuồng cuả con Skowronek chăng. Phát âm như vậy đó:Skov- ro- neck. Ben bảo ở Ba Lan chữ “w” đọc là “v” Bởi vậy, anh ta nói tất cả những chữ w thành v- cô khao khát muốn được nghe lại giọng nói cuả chú ấy và nghe chú ấy kể chuyện quyến rũ vô cùng cuả chú về ngựa, nhất là ngựa Ả Rập.

– Con biết.

– Con có biết khi Skowronek từ Ba Lan tới nước Anh lần đầu, nó được dùng như cưỡi thường không? Con có tưởng tượng được một con ngựa đực giống nổi tiếng như thế bị sử dụng như một con ngựa cưỡi thường và cho người ta thuê không?

– Nhưng lúc bấy giờ nó chưa nổi tiếng. Và ba nhớ, lúc đó đang có chiến tranh. Đại chiến thứ nhất. Cho nên người ta bận nghĩ về chuyện khác ngoài ngựa Ả Rập.

– Như Ben nói, thật ra một điều tốt vì phu nhân Wentworth đã thấy nó và nhận ra nó là một con ngựa đực giống vĩ đại. Nó trắng như tuyết, con biết không. Họ gọi nó là ngựa xám bởi vì nó có lớp đang đen bên dưới như tất cả các ngựa Ả Rập. Nhưng Skowronek có màu trắng như tuyết. Cả Ben và ông nội đều cho rằng cái đó rất hiếm.

– Đúng vậy.

– Coi kià, ba- Abbie chợt trông thấy cái đồng hồ bên dưới chóp mái cuả cửa vòm dẫn vào các chuồng ngựa, xây bằng gạch, màu chìm như đồ gốm. – Ben bảo rằng các chuồng chính cuả trại ngưa. giống ở Ba Lan mà chú ấy làm việc đều có một tháp đồng hồ. Ta cũng nên đặt một cái ở trại cuả ta ở River Bend để chúng ta có thể nổi tiếng.

– Không phải có đồng hồ là đủ, Abbie ạ- Dean mỉm cười với con- Ta cần có một chuồng đầy ngưa. cái để đẻ xuất sắc và hai hoặc ba con người đực giống thật vĩ đại

– Nhưng ta đã có vậy, phải không?

– Chưa, nhưng sẽ có.

Ba có định mua mấy con ngưa. Ả Rập này không?

– Có lẽ, trước nhất ta phải coi họ có gì đúng như ta muốn không đã.

Họ bỏ gần như hết ngày để xem kỹ các con ngựa Ả Rập ở trại Crabbet sẵn sàng để bán. Họ đi quanh từng con để ngắm nghiá hình dạng nó dưới tât cả các góc cạnh, quan sát nó khi đi bước một, khi chạy nước kiệu, và khi phi chậm, và coi thật sát. Từ ngựa đực con và ngựa cái một tuổi, đến ngựa Ả Rập đang tập chạy, đến các ngựa đẻ có tuổi, đều được dẫn ra cho họ xem. Những con ngựa hồng, ngựa xám lốm đốm, tất cả được chải lông láng bóng, dưới ánh nắng- Abbie muốn mua gần hết.

Mặc dù Dean khó tìm ra tì vết ở đa số các ngựa, không có con nào khiến ông để ý lâu. Ông không xác định được rõ ông tìm kiếm cái gì- một vẻ ngoài, một bầu không khí quanh mình nó, làm cho một con ngựa nổi bật giữa bầy ngựa, một cái gì khiến người ta bật ra một tiếng “đây rồi, con ngựa này”.

Trong khi ngồi xe hơi ra về, Abbie thấy mắt cay sè. Một nữa người nó không muốn rời khỏi khung cảnh đã quen mắt này, và một nửa muốn về nhà với cái có thật: River Bend.

– Con nghĩ, chắc ông nội sẽ thích con ngựa cái màu xám ấy. Nó rất giống con Giang Phong, và ông rất yêu nó- Chỉ nói về ông nội đã làm cho cô bé thấy khổ sở hơn, nhưng cô không thể thú nhận là nhớ nhà, sợ rằng cha cô sẽ không đem cô theo nữa trong một chuyến khác- Tại sao ba không mua con nào cả? Ba không thích chúng à?

– Ba thích chúng nhưng chúng không đạt được như ý ba muốn. Có lẽ chúng ta sẽ may mắn hơn ở Ai Cập trong tuần tới- Ông đáp, miệng nhếch mép cười với vẻ hy vọng quỷ quyệt.

– Ta còn lâu mới về nhà, phải không?- Abbie hỏi- Con dám cá ông nội và Ben đang thực sự thấy thiếu ta.

Cairo lúc nhúc đầy người: một thành phố đầy những tiếng chửi nhau, với tiếng còi xe, tiếng Ả Rập khó hiểu, tiếng lừa hí, tiếng cầu kinh cuả ông thầy Cả, và tiếng rống cuả lạc đà; một thành phố đầy những sự tương phản, với những cao ốc hiện đại nổi bật trên nền trời cùng với các tháp nhà thờ Hồi giáo, với những xe du lịch và xe tải cùng chạy trên những đường phố hẹp với xe lửa, xe ngựa, hay những đòan lạc đà đang bị lùa đến lò sát sinh. Dân cư mặc y phục Tây phương đi bộ trên các viả hè đông đúc chung với những người còn mặc áo dài và đội mũ cổ truyền; một thành phố đầy những cực đoan, với sự nghèo khổ tột cùng và sự giàu có vô giới hạn, với những rìa sa mạc khô khan và những dòng sông xanh rờn.

Cairo là sự hỗn độn tiếp theo sự trật tự yên tĩnh cuả nước Anh. Babs ghét nó, và từ chối không bước chân ra khỏi khách sạn kiểu Tây phương mà họ cư ngụ. Justine khiếp sợ trước vẻ kỳ lạ cuả thành phố mà dân cư là người ngoại đạo này. Bị kẹt trong khách sạn và không có gì làm, Abbie càng sinh ra nhớ nhà thêm.

Sau khi nói mãi, cha cô mới thuyết phục được mẹ cô rằng, ít nhất nên cho cô làm cuộc du ngoạn ra khỏi khách sạn để xem các kim thự tháp Giza ở vùng ngoại ô Cairo. Họ sắp đặt thật kỹ lưỡng qua người hướng dẫn, Ahmed. Khi đến Giza, hai con ngựa chờ sẵn Abbie và cha cô, yên cương sẵn sàng, để đưa họ đến gần các kim tự tháp vĩ đại.

Mặc dầu Ahmed nhất quyết bảo rằng các con ngựa đúng là ngựa thực sự cuả sa mạc, Abbie chắc chắn rằng những con ngựa ốm nhách, và hẹp về bề ngang này không phải là ngựa giống Ả Rập. Nhưng cô vẫn cưỡi lên lưng chúng và thúc con ngựa cuả cô phi bên cạnh ngựa cuả cha cô. Họ cùng nhau phi ngựa dưới ánh mặt trời chói chang về hướng các Kim tự tháp đang nổi bật trên nền trời xanh ngắt. Abbie hơi thất vọng khi thấy các Kim tự tháp cổ kính không khác gì những tấm ảnh mà cô đã xem, có lẽ chỉ cũ hơn, và sụp đổ nhiều hơn.

Gần chân các Kim tự tháp, họ có hẹn gặp lại Ahmed và mẹ cuả Abbie đến đó bằng xe hơi. Ngựa được đem đi thay thế bằng một con lạc đà mà người này gọi tên là Susie. Tất cả phải trèo lên cưỡi trên “chiếc tàu đi trên sa mạc”, vừa gầm vừa rên này. Cả Abbie và cha cô phá lên cười khi mẹ cô thét lên và chộp tay vào cái cục u nhô lên ở cái yên kỳ cục, khi con lạc đà lắc lưu đứng dậy. Tuy nhiên, sau đó vài phút, Abbie thấy không vui chút nào, cô thử vuốt ve con lạc đà thì nó nhổ nước bọt vào cô, và thế là cuộc du ngoạn cuả họ chấm dứt một cách không mấy vui vẻ.

Trong bữa ăn tối hôm đó, cha cô gợi ý Abbie cùng ông đi thăm trại nuôi ngựa giống Ả Rập El Zahraa trong ngày hôm sau. Cô chộp ngay cơ hội, trong đầu óc đầy hình ảnh một trại Crabbet Park khác, – một River Bend khác.

Trại ngựa giống rộng sáu mươi mẫu Anh, toàn là sa mạc, nằm bên ngoài thành phố Cairo, ở Ein Shams. Trước ngày truất phế vua Farouk, nó có tên là Kafr Farouk và do Hội Nông nghiệp Hoàng gia cai quản. Từ ngày Nasser lên cầm quyền, tên nó đổi thành El Zahraa và cơ quan quản trị nó có cái tên dân chủ hơn là Tổ chức Nông nghiệp Ai Cập. Có lẽ có tính cách tiên tri, vùng đất gần trại ngựa giống El Zahraa đã từng là địa điểm cuả trại Sheykh Oheyd, trại ngựa giống Ả Rập do phu nhân Anne Blunt lập ra ở Ai Cập.

Bụi thật nhuyễn bao phủ chiếc xe hơi khi họ đi qua con đường hai bên trồng cây cọ dẫn đến các chuồng ngựa chính cuả trại El Zahraa. Đằng kia là những chuồng ngựa trên cát, không thấy cỏ. Abbie thấy ngay đây không phải là Crabbet Park hay River Bend. Không có một ốc đảo xanh rờn ở đây, chỉ có cát khô và nắng gắt.

Từ xa nhìn tới, cô thấy các con ngựa trong chuồng quá gầy. Đến kế bên, trông chúng không khá hơn chút nào. Chúng có cái đầu thanh tú, cái cổ uốn cong, và đuôi giở cao, điển hình cuả ngựa giống Ả Rập, nhưng còn đâu bộ lông mượt, và tại sao chúng gầy đến vậy?

Khi cô hỏi cha, ông trả lời:

– Người Ai Cập thích ngựa cuả họ gầy. Họ cho rằng ngựa cuả chúng ta có quá nhiều thịt. Họ thích nói: “Ta cưỡi ngựa chứ không ăn thịt ngựa”.

Theo ý Abbie, chuyến đi thăm này hoài công. Cô chắc chắn ở đây không thể có gì cha cô có thể chú ý đến và mau để chở về River Bend.

Nhưng Abbie đã lầm. Sau hơn ba giờ đi coi tới coi lui, Dean thấy con ngựa mà ông đã khổ công tìm kiếm.

Khi họ tới gần một bầy ngựa lên hai tuổi, đang ăn cỏ ở chuồng chúng, một con ngựa hồng đực ngẩng đầu lên nhìn họ. Con ngựa đực con có cái đầu cổ điển nhất mà Dean chưa từng thấy, nhìn nghiêng mặt nó tròn quay, và hai mắt cuả nó to và đen. Dean dừng lại và cứ nhìn sững nó.

Đây là con ngựa ông đã từng mơ ước;- Ở đây, trong sa mạc, dưới một bầu trời xanh chói chang, giữa những luồng hơi nóng bốc lên lung linh. Trong khoảnh khắc, Dean e ngại mình đã thấy một ảo ảnh. Nếu nhấp nháy, con ngựa sẽ biến mất. Ông bắt đầu chảy nước mắt. Ông nhấp nháy, dù không muốn nhưng con ngựa vẫn còn đó.

– Anh cho em hay, Babs, con ngựa đực con ấy có cái đầu lộng lẫy nhất trong tất cả các ngựa Ả Rập mà anh đã thấy- Dean đứng trước tấm gương ở bàn trang điểm, thắt cái cà vạt, trong khi Babs tiếp tục trang điểm cho xong trước tấm gương trong buồng tắm.

– Con không cho rằng nó vĩ đại đến vậy- Abbie nói xen vào, không chờ được hỏi ý kiến. Cô bé đã mặc xong áo ăn tối nhờ sự giúp đỡ cuả Justine, nên đang đi lăng xăng trong phòng ngủ cuả cha mẹ Ở căn hộ tại khách sạn, chốc chốc dừng lại để quay một vòng và ngắm cái váy áo dài xanh mới xoay tròn.

– Anh không có ý niệm gì về giá tiền họ sẽ đòi để bán con ngựa ấy, nhưng với một con ngựa đực giống như vậy, giá cả không có nghĩa gì. Con ngựa ấy có sức thu hút mãnh liệt, và chưa hết. Họ gọi tên nó là El Kadar Ibu Sudan- Dean kéo thắt nút cà vạt nằm ngay chính giữa cổ áo sơ mi.

– Người quản đốc trại hôm nay vắng mặt. Anh sẽ phải gọi diện thoại trong ngày mai và sắp xếp gặp ông ta. Họ đã viết tên ông cho anh. Anh vừa để đâu đấy- Ông vói lấy cái kẹp cà vạt, và nhìn lướt qua các món để trên bàn trang điểm- Chắc còn trong túi áo vét cuả anh. Abbie, áo vét của ba trên cái ghế gần con. Con mang vào đây cho ba- cô bé cầm ngược cái áo màu vàng lên khỏi tay ghế, và xoay mấy vòng để cho cái váy cuả cô quay tròn.

– Cẩn thận, – Dean kêu lên- Con làm rơi hết đồ trong túi.

Abbie dừng lại thì vừa lúc đó một tấm bưu ảnh rơi từ túi ra, úp mặt xuống.

– Ba gởi cho ông nội tấm bưu ảnh hả?- Cúi xuống, Abbie lươm nó lên và bắt đầu đọc hàng chữ viết ở mặt sau:- Rachel thân yêu…

– Đọc thư cuả người khác là vô lễ, Abbie- Dean giật tấm bưu ảnh ở tay nó trước khi nó đọc thêm.

Trong khi ông bước qua bên kia để bỏ tấm bưu ảnh vào túi áo vét dạ hội, Abbie đeo theo ông, nhíu mày vì tò mò.

– Rachel là ai?

Ông liếc nhanh về phiá cửa buồng tắm đang mở, rồi đưa bàn tay vuốt đầu nó và mỉm cười nói:

– Chỉ là tên một người quen ba, được chưa?

– Được- cô bé nhún vai, và bước đi để nhìn mình trong tấm gương do cha cô vừa rời khỏi. Cô nhìn thấy hình một cô bé tóc đen, mắt xanh, mang giày vẹc ni trắng, mặc một cái áo dài mới màu xanh, đôi tất ngắn viền ren kéo tới mắt cá, và ngoáy mông để xem cái váy xoè ra.

Babs bước ra từ phòng tắm, tay bận đeo chiếc bông tai gắn hột xoàn, chiếc áo dài dạ phục kiểu đế chế bằng lụa mỏng màu hồng kêu sột soạt.

– Theo ý anh, em có nên đeo thêm dây chuyền không- Dean, hay đeo thế là quá nhiều?

– Ở địa vị em thì anh đeo.

– Thiệt không? Anh mà đeo thì trông ngộ lắm- Babs đáp, mặt tỉnh bơ, chỉ đôi mắt là long lanh quá sức. Dean bật cười.

Lợi dụng lúc họ đang vui đùa, Abbie muốn tham dự vào.

– Mẹ à, mẹ đóan thử xem có chuyện gì?- Cô bé vừa nhảy vừa xích tới gần mẹ, rồi dòm Dean qua vai mẹ- Ba đang gởi một tấm bưu ảnh cho một cô gái tên là Rachel.

Im lặng. Sự im lặng tuyệt đối ập xuống trong khi nụ cười biến mất trên gương mặt cha cô. Ý thức có một chuyện gì rất sai trái, Abbie quay qua nhìn mẹ. Mặt bà tái xanh, đầy vẻ đau khổ trong khi bà nhìn sững ông.

– Babs…- Ông bước tới phía bà, đưa một tay ra.

– Abbie, ra khỏi phòng! – Mẹ cô nói rất nhanh, và có một vẻ gì tuyệt vọng trong giọng cuả bà, như có một chuyện gì khủng khiếp sắp xảy ra.

– Nhưng…- Hơi sợ, Abbie nhìn sững mẹ, đang bất động, dán mắt lên mặt cha.

– Ra khỏi phòng ngay!

Abbie bất giác co rúm người lại khi bằng một cử động đột ngột, mẹ nó quay phắt người lại, nhìn vào ba nó đang đứng gần bức vách, thân bà run rẩy. Nó có cảm giác bàn tay cha nó đặt lên vai nó.

– Con ra kêu Justine chải lại tóc cho con- dịu dàng nhưng cương quyết, ông đẩy nó ra cửa.

Ra ngoài, nó quay lại nhìn ông.

– Ba, con…

– Ba biết rồi, con cưng, không có sao- Ông mỉm cười với nó.

Nhưng Abbie biết không phải thế. Nó không hiểu nó đã làm điều gì sai. Nó chỉ chọc ba nó khi nhắc đến tấm bưu ảnh ấy. Họ không biết là nó nói giỡn hay sao? Nó chỉ muốn đùa cho vui, như cha mẹ nó hay giỡn với nhau.

Cửa đóng lại, bỏ nó đứng bên ngoài, và Abbie nghe mẹ buộc tội cha, giọng bà hạ thấp và căng gần như không kiềm chế được.

– Sao anh có thể làm vậy, Dean? Sao anh có thể để cho nó biết?

– Nó không biết gì hết. Anh thề với em.

– Làm sao anh biết chắc? Anh nói gì với nó?

– Không nói gì cả.

Chốt cửa gài chặt, và không nghe được phần còn lại của cuộc cãi vả. Abbie từ từ quay đi và buồn rầu bước tới một cái ghế. Ráng cầm nước mắt, nó ngồi phịch xuống nêm và nhìn sững cái váy áo xanh. Nó không còn thích cái áo nữa.

Điện thọai ở phòng khách reo lên một hồi, rồi hai lần. Lần thứ ba, Justine, cao lớn, mảnh dẻ, từ phòng ngủ kế bên đi ra trả lời. Abbie thậm chí không ngẩng lên. Hơn bao giờ hết, nó muốn về nhà ở River Bend.

– Căn hộ cuả ông bà Lawson, Justine ở đầu dây…Từ Mỹ gọi sang? Vâng, tôi chờ ở máy.

Abbie ngẩng lên.

– Nếu là ông nội, để tôi nói chuyện với ông.

Nhưng Justine khoát tay bảo nó im, rồi áp mấy ngón tay lên tai kia, để chận hết mọi tiếng động, để chỉ nghe tiếng nói trong máy “Alo? Đây là Justine… Vâng, cô Anderson, ông đang ở đây. Ông và bà đang thay áo đi ăn tối.

Biết rằng chỉ là bà thư ký cuả cha nó, Abbie ngồi phịch lại xuống ghế.

– Vâng, cô Anderson. Tôi đi mời ông đến ngay- Justine vội vàng đặt ống nói xuống cạnh máy và gần như chạy đến cửa phòng ngủ cuả ông bà chủ, cặp mắt chị ta tròn xoe đầy vẻ lo lắng- Ông Lawson?- chị ta kêu lên, vừa gõ cửa rất mạnh.

– Gì thế, Justine?- Mặc dầu cánh cửa đã nhận bớt, giọng nói nóng nảy cuả chị ta đã lọt vào. Abbie ngồi phục xuống sâu hơn trong ghế.

– Cô thư ký cuả ông gọi điện thọai sang. Cô phải nói chuyện với ông ngay. Vừa có…một tai nạn.

– Tôi nghe ở máy trong này.

– Tai nạn gì thế?- Abbie muốn biết.

Nhưng Justine chỉ nhìn nó không đáp và đi trở ra máy điện thoại, sau khi chắc chắn máy ở trong phòng ngủ đã được nhấc lên, chị ta đặt ống nói màu đen xuống máy, rồi đứng gục đầu trong tư thế cầu nguyện.

Abbie cau mặt:

– Chuyện gì xảy ra thế Justine?

Vào lúc đó, nó nghe một tiếng khóc than vang lên trong phòng ngủ, và tiếp theo là tiếng khóc nức nở dễ sợ. Nó vọt ra khỏi ghế và lao nhanh đến cửa thông, chỉ do dự một giây rồi đẩy cửa ra và chạy ào vào phòng. Abbie dừng lại khi thấy cha đang ôm mẹ trong tay, mẹ nó khóc nức nở. Ông lộ vẻ sững sờ, cũng gần khóc.

Nó rụt rè tới gần.

– Bạ..chuyện gì thế?

– Abbie- Vẻ đau đớn trên mặt ông gia tăng trong khi buông mẹ ra. Cả hai quay lại nhìn nó, Babs cố gắng ngừng khóc.

Họ đưa tay ra cho nó, nhưng nó gần như sợ không đến gần họ. Nó muốn quay lui và bỏ chạy trước khi cái sự kiện kinh khủng này trùm lên nó, nhưng hai chân nó vẫn đưa nó tới trong tầm tay cuả mẹ nó.

– Con cưng, đó là…ông nội con- mẹ nó nói, và rồi vội vàng bưng miệng, trong khi nước mắt lại chảy ròng ròng xuống má, làm bẩn hết lớp phấn đánh rất cẩn thận trên mặt.

Abbie không muốn hỏi, nhưng không thể nhận đứng câu hỏi tự miệng nó vọt ra.

– Ông nội sao?

– Vừa có một tai nạn, con yêu ạ- cha nó nói, ông nhắm mắt một chút rồi mở ra lại nhìn nó- Ông đang bằng qua đường và…lỡ bước trước đầu một chiếc xe hơi.

Sợ khiếp, nó nhìn hết người này đến người kia.

– Ông nội không sao chứ, phải không?

Cha nó chỉ lắc đầu.

– Ba rất tiếc, con ạ, rất tiếc.

Ông nắm bàn tay nó chặt hơn, làm nó đau các ngón tay.

– Ba biết con yêu ông nội đến thế nào.

– Không!- Abbie lắc đầu, nó không muốn tin là hai người đang cố nói với nó là ông đã chết- Ông nội sẽ mạnh lại. Để rồi ba mẹ coi. Chừng nào mình về nhà, ba mẹ sẽ thấy.

Mẹ nó quay đi úp mặt vào vai cha nó, và khóc khe khẽ, khi khóc khi ngừng, trong khi ông kéo Abbie lại gần và ôm nó. Nhưng Abbie không muốn khóc, sợ rằng nếu nó khóc, thì chuyện đó có thể thành sự thật- Con muốn về nhà, ba ạ- Chúng ta về, con cưng. Chúng ta về.

Đám tang thật lớn, dù xét theo tiêu chuẩn vùng Texas. Mọi người đều đến viếng, kể cả ông Thống đốc. Nhưng Abbie không khóc, trong đám tang thì không. Chỉ sau đó nước mắt của nó mới chảy, khi họ đã về lại River Bend và nó chạy tới một chỗ mà chỉ một mình nó biết. Ben đã tìm ra nó đang ngồi khóc đến bịnh trong chuồng cuả con River Wind. Ben đã mất rất nhiều thì giờ để thuyết phục nó, nó không đáng trách gì hết trong cái chết cuả ông nội nó.

Cái chết cuả ông R.D. Lawson đã làm thay đổi nhiều chuyện. Trong vòng một năm, Dean bán đứt công ty sản xuất dung dịch để khoan dầu do cha chàng sáng lập, và trở lại Ai Cập một chuyến để mua con ngựa con mà ông đã mơ tưởng. Ông còn mua luôn cả ba con ngựa cái con. Nào giấy tờ phải lập, nào chuyến đi tàu thủy lâu lắc, và thời gian sáu mươi ngày kiểm dịch ở Mỹ, gần một năm trôi qua trước khi mấy con ngựa đến được River Bend.

Trong thời gian chờ đợi, chuồng cũ được phá đi và một chuồng mới được dựng lên- bước đầu tiên cuả một chương trình phát triển tiến hành trong mười năm kế đó, tạo dựng ra nhiều cơ sở mới ở River Bend. Ông cụ R.D. đã áp dụng cách đặt tên tất cả các ngựa sinh ra ở River Bend, bằng chữ đầu là River; Dean thay đổi cách đó chút ít. Ông đăng ký các con ngựa Ả Rập sinh đẻ ở Ai Cập vừa mới nhập vào Mỹ bằng những tên có chữ đầu là “Nahr”- là tiếngười Ả Rập có nghĩa là “sông” (River). El Kedar Ibu Sudan do đó trở thành Nahr El Kedar.

Các chuyến đi mua ngựa ở Ai Cập trở thành những sự kiện hàng năm. Abbie không đi lại với cha, cho đến khi đến tuổi dậy thì, nhưng cô không bao giờ có thể chia xẻ sử nồng nhiệt của ông đối với những con ngựa Ả Rập gầy và lép nuôi ở Ai Cập, cũng như mê say phong cảnh sa mạc cuả ông. Cô cũng không đồng ý với quyết định cuả ông. Khi con ngựa giống Nahr El Kedar lên năm tuổi, ông quyết định bán tất cả các ngựa Ả Rập ở River Bend do ông nội cô nuôi, bất kể gía trị cuả chúng và khả năng đoạt giải mà chúng có, và chỉ nuôi những ngựa Ả Rập có dòng máu mới Ai Cập. Có vẻ như ông phủ nhận tất cả những gì do ông nội cô xây dựng nên- trước hết là công ty và bây giờ là các con ngựa. Rất yêu thương cha, nên Abbie cố hiểu ông và không coi hành động cuả ông có chút nào là bất hiếu.

Thật ra, cô không có nhiều thì giờ để suy nghĩ nhiều về các lý do có thể thúc đẩy ông. Cuộc đời niên thiếu của cô cũng có quá nhiều chuyện xảy ra chiếm hết tâm trí cô. Ngoài những cuộc thi ngựa Ả Rập đẹp mà cô vẫn tiếp tục tham dự, và những việc chuẩn bị cho chúng, còn học hành, bạn bè, và hẹn hò bạn trai.

Không có chút nào khiêm nhượng giả tạo, Abbie nhận thấy cô ngày càng trở nên xinh đẹp lạ lùng, và rất được các bạn trai cùng lớp mến chuộng. Dĩ nhiên, cô cũng nhận thấy trong đó có một phần do cha mẹ cô giàu có và nổi danh.

Trong năm cuối cùng ở bậc trung học, cuộc đời cuả Abbie thật sự trở nên nhộn nhịp. Theo truyền thống cuả cha mẹ để lại, năm nay cô sẽ là một trong những thiếu nữ được đưa ra giới thiệu với xã hội thượng lưu cuả Houston trong mùa này, điều đó có nghĩa là cô sẽ có một tủ đầy ắp áo dài do các nhà may cắt nổi tiếng, ngoài chiếc áo dài bắt buộc là màu trắng của buổi ra mắt. Mẹ cô nhất quyết là ít nhất phải có vậy.

Việc chọn khỏang mười lăm cái áo dài dạ vũ, việc thử áo, việc đi mua sắm các đồ trang sức kèm theo, việc thiết kế các buổi chiêu đãi, liên hoan- tất cả đều kéo dài bất tận đối với Abbie. Mùa ra mắt chưa đến mà cô đã sụt đi năm cân Anh. Mới nghe thì có vẻ rất vui, nhưng hóa ra rất mệt, nhiều hơn cô đã tưởng.

– Vậy là tốt đấy- Babs gật đầu tán thưởng trong khi Abbie duyên dáng đứng thẳng người lên sau cái chào cúi rạp theo kiểu ở triều đình, trong khi cái váy phụ bằng lãnh cuả cô kêu lên sột soạt dưới chiếc váy dài tận mắt cá chân- Bây giờ làm lại một lần nữa. Lần này thấp hơn chút nữa.

– Thấp hơn nữa? Bây giờ con mới biết tại sao người ta gọi kiểu chào ấy là kiểu nhảy xuống nước sông cuả Dallas- Abbie lầu bầu.

Kiểu chào cổ truyền nghiêng mình cúi xát xuống sàn do tất cả các thiếu nữ thực hiện trong buổi ra mắt có nhiều tên: kiểu nhảy xuống nước của Dallas, kiểu nhúng nước của Texas, kiểu chào hoa hồng vàng. Khi làm đúng, do một thiếu nữ duyên dáng và chững chạc, kiểu chào triều đình thật thấp là một quang cảnh đẹp vô song. Nhưng nếu bước sai chân, hoặc thân mình không cân bằng, thì nó có thể trở thành một tai hoa. tệ hại nhất.

– Nếu con tập nhiều từ bây giờ, nó có thể trở thành bản tính thứ hai cuả con, nó không gì khác là một cử động trơn tru, bao quát kỳ vĩ- và dễ dàng.

– Không dễ bao giờ!- Abbie lẩm bẩm trong váy trong khi cúi rạp nửa thân trên xuống cho đến khi không còn xuống thấp hơn được nữa, gần như là ngồi bệt trên sàn trong khi cúi, các cơ ở bắp chân và mắt cá bị căng liên tiếp và đau dữ dội.

– Bây giờ, con hãy đứng lên lại và tập chào trước tấm gương cao bằng thân người kia. Và hãy nhớ, làm một cử động toàn bộ, liên tục- Babs biểu diễn điều bà muốn nói.

– Mẹ Ơi, mẹ ăn gian. Mẹ đang mặc quần- Abbie trả đũa và hơi ganh tị với cái chào trơn tru, không có vẻ gì là cố gắng cuả mẹ cô.

– Đa số các thiếu nữ phạm sai lầm ở chỗ tập chào khi mặc quần dài hay quần ngắn, hay váy thường. Rồi chúng bị bao nhiêu thước vải dài lê thê trong váy của cái áo dài dạ hội cuả họ đẩy cho ngã chúi.- Bà bật cười- Mẹ nhớ ở một buổi dạ vũ, Tessing Coakin vấp gót giày vào gấu áo dài và ngã lăn ra sàn, đầu đâm xuống trước. Trông cô ta nằm sóng soài trên sàn giống như một con vịt đủ gia vị nằm trên một cái đĩa, thật là tức cười, và mẹ đã cười chảy cả nước mắt. Cô ta là một con bé làm bộ làm tịch, cái gì cũng biết, nên mẹ vui mừng vì chuyện ấy đã xảy ra cho cô ta. Dĩ nhiên, khi cô ta thấy mẹ cười, cô lên cơn ngay tại chỗ.

– Mẹ ạ, mẹ làm con ngạc nhiên- Abbie chọc ghẹo- Làm vậy là không tốt.

– Cô ta cũng chẳng tốt gì. Vả lại, chẳng có gì quan trọng cả- Babs nhún vai- Cha cô ta làm giàu nhờ dầu hoả. Số máy bơm trên đất của ông ta nhiều hơn là số bọ chết trên lưng một con bò.

– Con phải nhớ câu đó để nói lại cho Christopher nghe. Anh ta nghĩ rằng mẹ hay nói những câu vui đáo để- Abbie bước tới trước tấm gương cao và mỉm cười hơi có vẻ đắc thắng- Tất cả bọn con gái đều xanh dờn mặt mày khi con nói cho chúng biết Christopher sẽ đưa con đi dự buổi dạ vũ cuả phe Liên hiệp.

– Nghĩa là con còn ba ngày nữa- Babs nhắc con- Do đó, hãy ráng tập.

– Vâng, thưa mẹ- Làm ra vẻ vâng lời, Abbie cúi rạp xuống tận sàn và duy trì tư thế ấy để nhìn vào gương.

Đằng sau cô là cái giường sắt, tráng men trắng tinh với đầu cột trang trí bằng đồng và đá trong, trên giường trải một tấm vải hoa, với những hoa màu xanh, hài hòa với các bức tường xanh trong phòng ngủ. Bên phải chiếc giường là một cửa thông ra hành lang ở lầu hai. Một người da đen tóc hoa râm hiện ra ở khung cưa?, với vẻ mặt dè dặt và đứng đắn. Đó là Jackson, người bồi phòng do ông cụ R.D. mướn đã từ lâu, y đặng hắng để cô biết y có mặt.

– Gì đó, Jackson- Abbie đứng thẳng lên, và quay lại.

– Cô Lawson, bà Lawson- y gật đầu chào cả hai người một lượt- Ông Lawson biểu tôi cho hay ông đã về. Ông đang ở trong phòng đọc sách.

– Cám ơn, Jackson- Babs đáp.

Y rút lui, cũng nhẹ nhàng như khi đến. Abbie nhìn theo một lúc.

– Mẹ bìết không…từ bao nhiêu năm nay, không bao giờ y lỡ miệng- không cóy lấy một lần- gọi con là Abbie.

– Và y cũng sẽ không bao giờ dám gọi thế. Jackson rất lấy làm tự hào về cái mà y coi là vai trò của y trong nhà này. Một phần trong vai trò ấy là giữ đúng khỏang cách. Mẹ thừa nhận, mẹ luôn luôn có cảm tưởng y có quyền hành ở nhà này. Y điều khiển cả công việc nhà, cả chúng ta nữa, rất giỏi.

– Đúng vậy- Nhưng Abbie không chú ý đến Jackson nửa mà chú ý đến tin tức y mang đến- Con đi xuống nhà cho ba xem con tiến bộ đến đâu trong kiểu- nhúng nước của Texas- này. Có lẽ con sẽ khuyên được ba dượt lại các bước nhảy valse cuả ba.

Cô nhanh nhẹn bước ra cửa trước khi mẹ cô kịp bảo cô phải tập thêm. Đến cầu thang, cô nâng váy hở chạy xuống các bậc thang. Xuống đến nửa cầu thang, cô nghe tiếng chuông điện thọai reo, nhưng bị tắt ngay. Vì không có tiếng gọi cô đến máy, Abbie chạy vòng quanh cái cột đỡ lan can ở chân cầu thang và hướng về phía thư viện.

Các cửa bọc dày đóng kín. Abbie kéo hở chúng ra và biến vào phòng. Cha cô đang ngồi sau bàn giấy, tay cầm điện thọai. Cô chỉ thoáng thấy ông rồi thực hiện cái kiểu chào ở triều đình đầy đủ lễ bộ, trong khoảng khắc tưởng mình là một nàng công chúa đang chào kính vua cha và muốn vui cười.

Nhưng khi cô đứng thẳng lên và định bước tới bàn giấy, ông đưa một bàn tay lên như chận lại không cho cô bước tới, day mặt đi và cúi xuống trên ống nói. Cô có cảm giác có chuyện gì không ổn đang xảy ra.

– Ba, chuyện gì thế?- Cô theo dõi ông đặt ống nói lên máy, tay nắm chặt ống nói, chặt đến nỗi Abbie có cảm tưởng như nó sắp vỡ ra từng mảnh- Ba?

Khi đứng dậy, ông như thể bị choáng váng. Ông đi về phía cửa như không nhìn thấy gì cả, thậm chí không nhìn cô. Khuôn mặt, đôi mắt, tất cả ở ông đều có vẻ xa vắng. Lo quá, Abbie đi theo cha.

– Ba, ba không việc gì chứ?- Abbie nắm cánh tay cha khi ông bước vào phòng đợi ở đầu hành lang.

Ông nhìn cô, nhưng theo cô nghĩ, ông không thấy cô.

– Bạ..- Miệng ông mấp máy không ra tiếng trong một vài giây. Ông nói:- Ba phải đị..bạ..rất tiếc.

Trong khi ông giằng ra khỏi tay cô và đi hướng về phía trước, Abbie thấy mẹ đi xuống cầu thang.

– Mẹ, ba có chuyện gì không hay. Ba nghe điện thoại rồi…

Babs chạy xuống các bậc còn lại và vội vàng đến bên ông.

– Dean!- Bà chưa bao giờ thấy ông mất hồn và tiêu điều như vậy- ngay cả khi cha ông bất thần qua đời.- Chuyện gì đã xảy ra. Nói cho em biết đi.

Ông chộp lấy hai cánh tay của bà, mấy ngón tay của ông cấu vào da thịt bà, nhưng bà sợ không dám nói là ông làm bà đau, sợ Ông buông tay bà ra.

– Ôi, Chúa ơi, Babs!- Tiếng nói nghe như vọng lên từ một cái giếng nào thật sâu và tối tăm, như bị kéo ra từ tâm hồn ông.- Tôi không tin được. Tôi không thể. Lạy Chúa, cô ta không thể chết!

Babs trân mình, một cái gì bên trong bà chai cứng lại trước sự sững sờ và đau buồn của ông.

– Mẹ, chuyện gì vậy?- Abbie hỏi, vì không đứng sát họ nên không nghe.

– Đã có một người chết. Một bạn cũ cuả ba con ở California- Bà nhìn Dean, mắt bà cay sè- Mẹ e rằng ba con sẽ phải đi qua đó. Con…hãy để mẹ Ở lại với ba, Abbie? Con hãy cảm phiền.

Babs mơ hồ thấy Abbie từ từ bước lên cầu thang, nhưng toàn thể sự chú ý cuả bà dồn vào chồng bà. Bà không chịu được thấy ông như vậy.

– Chắc em hiểu, Babs, anh phải đi- Ông nói ấp úng- Anh phải có mặt ở đó.

– Vâng, em biết anh phải làm vậy- bà nói thẳng thừng.

Khi ông buông tay bà ra, da thịt bà đau như dần. Bà đi cùng ông ra cửa trước và nhìn theo ông hấp tấp đi xuống tam cấp, ra chiếc xe hơi đậu cạnh cổng trước. Bà từ từ đóng cửa lại và đứng dựa vào nó, khe khẽ khóc. Giữa hai người không ai nhắc đến tên Caroline, nhưng bà biết ông vừa mất một người đàn bà ông yêu say đắm.

– Ta vui mừng- bà lẩm bẩm, và nắm bàn tay đút vào mồm- Xin Chúa tha thứ, nhưng con vui mừng vì cô ta chết.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN