Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất - Chương 5: Tín ngưỡng [1]
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
138


Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất


Chương 5: Tín ngưỡng [1]


Phải chăng có một
nơi bạn chưa từng đến, mà lần đầu gặp gỡ lại có cảm giác cách biệt nhiều năm? Từng gốc cây ngọn cỏ, từng hạt cát hạt bụi ở đó, đều hiển hiện
trong mơ, đượm vẻ lạ lẫm lẫn quen thuộc tựa như xa cách một đời.

Phải chăng có một nơi bạn chưa từng đến, mà lần đầu gặp gỡ lại có cảm giác
cách biệt nhiều năm? Từng gốc cây ngọn cỏ, từng hạt cát hạt bụi ở đó,
đều hiển hiện trong mơ, đượm vẻ lạ lẫm lẫn quen thuộc tựa như xa cách
một đời. Có lẽ đây chính là duyên phận mà nhà Phật thường nói, bởi vì có duyên, nên mới vừa gặp đã xiêu lòng, mới khó lòng rời bỏ. Tôi là cô gái tin ở duyên phận, dù cứng cỏi, lại luôn rủ mày cúi đầu vì một cảm động
tế nhị nào đó.

Đặt chân tới Tây Tạng cũng như sa vào một trận
luân hồi thần bí khôn lường, bạn sẽ bị những phong thổ nhân tình không
rõ nguyên cớ kia nhấn chìm. Nhất là Phật giáo Tạng truyền đông đảo, từ
trong lịch sử xa xưa tiếp diễn đến ngày nay, nhiệt tình và si mê của
người Tạng đối với tôn giáo chẳng có mảy may nguội lạnh. Tín ngưỡng
không thể khinh nhờn đó truyền từ đời này sang đời khác, trước mặt Thần
Phật muôn đời bất diệt, họ thậm chí có thể hy sinh không hối hận. Đó
chính là số mệnh, chẳng một ai có thể chọn lựa xuất thân, có lẽ bạn
thích cầu đá dương liễu, trăng lạnh hoa mai, vậy mà quanh quẩn trước mắt lại là khói vắng đại mạc, đất tuyết hoang nguyên. Nhưng chúng ta không
thể quay lưng với thề ước kiếp trước, vứt bỏ trách nhiệm, bèn ngàn núi
muôn sông cất bước độc hành.

Một người không tùy tiện hứa hẹn,
lại bằng lòng thề thốt thành khẩn vì một đóa hoa sen thánh khiết, bằng
lòng quỳ mãi không dậy vì một ngọn đèn bơ. Trong thế giới luân hồi tràn
đầy ảo tưởng, vạn vật đều là bụi nhỏ, bụi nhỏ cũng có thể thành Phật.
Con người vì có tín ngưỡng mà ấp ủ hy vọng đối với cuộc sống. Những
người Tạng cư trú chốn cao nguyên, tin vào sự tồn tại của Thần Phật, đời đời phủ phục dưới chân núi xanh, vừa nói chuyện với thần linh, vừa chăn ngựa thả cừu, sống giản đơn yên ổn, tiêu dao tự tại. Trong mắt họ, tất
cả cỏ cây đều có linh tính, tất cả non nước đều có lời hứa, tất cả bò
cừu đều có luân hồi. Mọi người đều là tín đồ của Phật, mọi người đều có
tấm lòng thuần túy, trong lòng đều trồng một cây bồ đề.

Lúc đó,
Phật giáo Tạng truyền có rất nhiều giáo phái, chia làm Gelug[1] (Hoàng
Giáo), Nyingma[2] (Hồng Giáo), Kadam[3] (Hắc Giáo), Kagyu[4] (Bạch
Giáo), Sakya[5] (Hoa Giáo), giữa họ cũng không thiếu những vụ tranh đấu, loại trừ lẫn nhau. Mãi đến đầu thế kỳ XVII, ở vùng Thanh Hải và Mông
Cổ, địa vị chủ đạo của Gelug (Hoàng Giáo) đã xác lập, nhưng đấu tranh
với các giáo phái khác vẫn ngấm ngầm sóng gió. Chúng ta luôn mong thế
giới này gió yên sóng lặng, mong tất cả buồn thương đau đớn đều được nụ
cười và khoan dung xóa nhòa, mong giữa người và người không cần phân
tranh, không phải tổn thương. Nhưng thực tế vẫn trái với nguyện vọng, dù thanh tịnh như Đức Phật, quảng đại như Đức Phật, cũng có lúc bất lực.

[1] Phái Gelug (Cách Lỗ): Gelug nghĩa là “Hạnh Đức, Thiện Quy”, phái Gelug
là “tông phái của những hiền nhân tuân thủ thanh quy giới luật”. Cũng
được gọi là Hoàng Giáo hay phái Hoàng Mạo vì các vị sư phái này mang mũ
màu vàng. Do Đại sư Tsongkhapa (Tông Khách Ba) sáng lập vào thế kỷ XIV.

[2] Phái Nyingma (Ninh Mã): Nyingma nghĩa là “Cổ, Cựu”, phái Nyingma là
phái Cổ Mật hay Cựu phái vì được sáng lập sớm nhất, giáo lý truyền xuống từ thế kỷ VIII, hình thành vào thế kỷ XI. Cũng được gọi là Hồng Giáo
hay phái Hồng Mạo vì các vị sư phái này thường mang mũ màu đỏ. Tôn thờ
Đại sư Liên Hoa Sinh là thủy tổ.

[3] Phái Kadam (Cát Đương):
Kadam nghĩa là “dùng lời dạy của Phật để chỉ dẫn người phàm tiếp nhận
đạo lý Phật giáo”. Sáng lập năm 1056. Đến thế kỷ XV phái Gelug nổi lên,
mà phái Gelug phát triển trên cơ sở giáo lý của phái Kadam, do đó phái
Kadam sáp nhập vào phái Gelug.

[4] Phái Kagyu (Cát Cử, Ca Nhĩ
Cư): phái Khẩu Truyền hay Nhĩ Truyền, do chư đạo sư trực tiếp truyền
miệng lại cho đệ tử, chứ không qua văn tự. Được gọi là Bạch Giáo vì y
phục của các vị sư phái này có thêm sọc màu trắng. Do Đại sư Marpa
Lotsawa (Mã Nhĩ Ba) sáng lập.

[5] Phái Sakya (Tát Ca): Sakya
nghĩa là “Màu Xám”. Do tu viện chính của phái này là tu viện Sakya xây ở nơi đất màu xám nên đặt tên như vậy. Lại do trên tường bao quanh tu
viện chính tô vẽ hoa văn ba màu đỏ – trắng – đen tượng trưng cho trí tuệ – từ bi – sức mạnh của ba vị Bồ Tát Văn Thù – Quán Thế âm – Kim Cương
Thủ, nên còn gọi là Hoa Giáo. Sáng lập vào thế kỷ XI bởi Đại sư Konchog
Gyalpo (Cống Khước Kiệt Bố).

Ngày 15 tháng 12 năm 1616, Đạt Lai
Lạt Ma thứ 4 Yonten Gyatso[6] đột nhiên qua đời ở tu viện Drepung[7],
hưởng dương 28 tuổi. Về cái chết của Yonten Gyatso, có người nói là
Tsangpa Khan Phuntsok Namgyal[8] phái người ám sát. Lúc đó Tsangpa Khan
bị bệnh, nghe nói là do Đạt Lai thứ 4 Yonten Gyatso nguyền rủa ông ta,
nhưng bị Tsangpa Khan phát hiện, bèn phái người giết chết Yonten Gyatso. Đương nhiên, đây chỉ là truyền thuyết, bầu trời mây khói mịt mù, lịch
sử cũng trở nên mơ hồ không rõ, đời người phù du như giấc chiêm bao,
không ai có thể xác định năm đó đã xảy ra chuyện gì. (Lúc đó Tsangpa
Khan nghi Đạt Lai nguyền rủa, dẫn đến mắc nhiều bệnh, liền công khai
mệnh lệnh không cho Đạt Lai chuyển thế, nhờ Ban Thiền[9] Lobsang Chökyi
Gyaltsen[10] nhiều lần yêu cầu, mới chuẩn y tìm kiếm linh đồng Đạt Lai
thứ 5.”)

[6] Yonten Gyatso (Vân Đan Gia Mục Thố, 1589-1616): Đạt Lai Lạt Ma thứ 4.

[7] Tu viện Drepung (Triết Bạng): nằm cách ngoại ô Lhasa khoảng 7km về phía tây, xây năm 1416, vốn là nơi cư ngụ của các vị Đạt Lai Lạt Ma trước
khi Đạt Lai thứ 5 xây lại cung Potala. Tại đây còn có trường đại học
Phật giáo, có lúc số tăng sĩ tu học lên đến cả 10.000 người.

[8]
Tsangpa (Tạng Ba) là một triều đại thống trị phần lớn Tây Tạng từ năm
1565 đến 1642. Khan (Hãn) trong tiếng Mông Cổ là một tước hiệu có nhiều
nghĩa, ban đầu có nghĩa là thủ lĩnh một bộ tộc, đôi khi cũng có thể dịch là vua, hoàng đế. Phuntsok Namgyal là vị vua Tsangpa cai trị trong
khoảng thời gian 1603-1620.

[9] Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama):
chức vị cao thứ hai trong phái Gelug sau Đạt Lai Lạt Ma. “Ban Thiền”
nghĩa là “Đại học giả”. Danh hiệu này do Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 tặng cho
thầy mình là Lobsang Chökyi Gyaltsen, trụ trì tu viện Tashinlhunpo trong thế kỷ XVII. Ban Thiền Lạt Ma được xem là hóa thân của Phật A-di-đà, và cũng được xem là một dòng tái sinh.

[10] Lobsang Chökyi Gyaltsen (La Tang Khướt Cát Kiên Tán, 1570-1662): Ban Thiền Lạt Ma thứ 4.

Đúng vậy, sau khi Yonten Gyatso qua đời, theo quy củ của Phái Gelug, phải
tìm kiếm linh đồng chuyển thế. Người sinh trưởng ở miền đất này, đều là
tín đồ của Phật Đà, tín đồ của vận mệnh, họ tin tưởng con người có ba
kiếp, chết rồi sẽ chuyển thế luân hồi, tái tục duyên chưa hết của kiếp
trước. Một người bắt đầu từ khi sinh ra, lúc ngây ngô chưa biết sự đời,
đã phải gánh vác trách nhiệm và nợ nần, vinh nhục và giàu nghèo của kiếp trước. Chúng ta cho rằng có thể sửa đổi số mệnh, hóa ra là không thể từ bỏ, do đó luôn cảm thấy bản thân phải sống thân bất do kỷ. Có lẽ bạn
chỉ muốn làm một người dân bình thường, lại cứ sinh vào nhà vua chúa. Có lẽ bạn muốn thống trị thiên hạ, trở thành bá chủ hô mưa gọi gió, nhưng
lại lưu lạc thành tên giặc cỏ lỗ mãng.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN