Những câu chuyện ma có thật được kể lại
Ma xô xe trên đèo Hải Vân
Nói đến Đèo Hải Vân – Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan thì có lẽ ai cũng biết . Đây là con đèo thuộc dãy Trường Sơn ở miền Trung, là ranh giới tự nhiên giữa Huế và thành phố Đà Nẵng. Đèo Hải Vân có chiều dài 21km, đỉnh cao nhất là 496m so với mực nước biển. Hải Vân là con đèo hiểm trở bậc nhất trên con đường thiên lý Bắc- Nam từ xưa. Hồi chưa xây dựng hầm Đường Bộ thì Đèo Hải Vân luôn là ác mộng với cánh xe tải và xe khách Bắc Nam. Con đèo này nổi tiếng với những vụ tai nạn kinh hoàng, những vụ lật xe khủng khiếp, rùng rợn.
Minh chứng cho những vụ tai nạn khủng khiếp đó là vô số những ngôi miếu oan hồn nằm rãi rác khắp con đèo này. Nếu đề cập đến những ngôi miếu oan hồn ở đèo Hải vân mà không đề cập đến những câu chuyện huyễn hoặc gắn liền với ngôi miếu , thì xem như chưa biết gì về miếu . Bởi nếu không có những câu chuyện tâm linh thì chẳng ai cất công xây dựng miếu làm gì. Những ngôi miếu oan hồn ở đèo Hải Vân. Hương khói luôn nghi ngút quanh năm.
Chuyện tôi sắp kể ra đây liên quan đến những ngôi miếu oan hồn này… Lưu ý : Truyện chỉ mang tính chất giải trí “chém gió”, không mang tính tuyên truyền bậy bạ, ai yếu tim không nên đọc.
Bác tư là một tiều phu sống dưới chân đèo Hải vân thuộc phía huyện Phú Lôc Huế. Bác góa vợ nên sống thui thủi 1 mình, sớm hoomn đốn củi , đốt than, bẫy thú đem ra chợ đổi gạo sống lay lắt qua ngày. Ngày nào cũng vậy, Sáng sớm là bác cơm đùm gạo gói lên đường, rồi chiều tối mịt mới về. Hôm sau sẽ nghỉ 1 bữa để mang củi ra chợ bán. Một ngày cuối đông trời mưa phùn rả rích, cái giá lạnh bao trùm khắp không gian. Gần tết rồi, mà bác chẳng có 1 đồng nào trong túi, gạo cũng sắp hết . Mấy hôm nay trời cứ mưa to vs lạnh suốt nên bác chẳng làm ăn được gì cả, cứ nằm ru rú ở nhà thì có gạo núi ăn cũng hết.
Cũng may hôm nay trời bớt mưa, nên bác quyết đinh lên núi kiếm mớ củi về để dành đun nấu và đổi gạo. Sáng sớm là bác xách rìu lên đường ngay. Dọc ngang khắp ngọn núi Hải vân đến gần trưa thì bác kiếm được rất nhiều củi, lại đánh bẫy được 1 con kì đà rất to. Mừng như mở cờ trong bụng, bác quyết định về ngay. Định bụng chỗ củi với con kì đà to thế này, thì mình sẽ có 1 cái Tết khá là thoải mái đây.
Bác nhanh chóng tìm đường xuống núi.Ngọn núi Hải vân này bác thuộc lòng từng cành cây, ngọn cỏ ,vậy mà chẳng hiểu sao hôm nay bác lại bị lạc đường. Cứ đi tới đi lui mà vẫn chưa tìm thấy những con đường mòn quen thuộc.
Về chiều ,Mưa càng lúc càng nặng hạt, Lò dò đi dưới cơn mưa hối hả, quanh quẩn tới lui vẫn chưa tìm thấy đường xuống núi. Rét cóng cả tay, bác nghĩ tới việc tìm chỗ trú ngụ qua cơn mưa này. Xẩm tối , mưa càng dữ dội hơn. Thật may lúc này bác tìm thấy một ngôi miếu sơn thần khá to, nhưng hoang tàn phế tích từ lâu lắm rồi . Chẳng cần nghĩ ngợi Bác bước vội vào trong.
Bên trong ngôi miếu tối đen như mực, châm vội bó đuốc nhìn lên thì thấy cơ man nào là mạn nhện, bụi thời gian phủ dày mấy lớp. Ngôi tượng sơn thần bằng đất sét cũng đã bể đi gần một nữa. Chứng tỏ ngôi miếu này lâu lắm rồi không có người qua lại, nhan khói .
– Quái lạ, sao hôm nay mình bị lạc nhỉ, mà ngôi miếu hoang phế này mình cũng chưa thấy bao h…Hay là ma đưa lối quỷ dẫn đường rồi….???? Bác thầm nghĩ..
Rút vội mấy thanh củi, bác đốt một đống lửa to để sưởi ấm, rồi lấy cơm nắm ra ăn lót lòng. Ăn uống xong, bác đi quan sát một hồi rồi bắt đầu kiếm chỗ ngủ lại qua đêm, mưa to gió lớn thế này làm sao mà xuống núi được..
Lòng cảm thấy bất an, trong đầu bác hiện lên một dự cảm không lành,. Ngôi miếu này có một điều gì đó mờ ám, ma mị đến khó tả. Thôi đành chấp nhận đối đầu với nó, chứ biết làm sao bây giờ.
Dập vội đống lửa, rồi xóa luôn dấu của tro tàn. Bác thu dọn đống củi, cùng mọi thứ rồi ra sau lưng bức tượng nằm . Tay bác lăm lăm cây Rìu thủ thế.
Vừa mệt lại vừa lạnh, Bác ngủ thiếp đi lúc nào khong hay. Chẳng biết ngủ được bao lâu, bác bỗng giật mình tĩnh giấc bởi những tiếng cãi cọ to tiếng. Lắng tai nge thì bác biết răng tiếng động đó xuất phát từ phía trước bức tượng sơn thần này. Hé mắt nhìn ra phía trước bức tượng thì trời đất quỷ thần ơi, đập vào mắt bác 1 cảnh tượng rùng rợn đến sởn cả tóc gáy. Mấy chục cái thi thể : Đứt đầu, cụt tay, cụt chân, có cái măt mũi chân tay dập nát ,có cái thì chỉ còn nửa người phía trên di chuyển kéo theo 1 mớ lòng ruột lùm lùm…. Bọn nó đang xếp hai hàng dọc trước một cái xác đã bị nứt toác 1 nửa hộ sọ.
Thoáng nhìn thì Bác biết ngay là bọn ma này chết vì tai nạn giao ở đèo hải vân rồi, mấy vụ lật xe ở đò ở hải Vân bác cũng có mấy lần chứng kiến , kinh hãi lắm. Hôm nay chúng tụ tập ở đây thể nào cũng ngày mai cũng có xe gặp tai nạn trên đèo. Chuyện này bác có nghe
Bác sợ quá đến nỗi không dám thở mạnh, tay chân run cầm cập , trong đời bác chưa bao giờ gặp 1 cảnh tượng nào kinh hoàng như vậy, rùng mình nổi da gà mấy cái…Cảm giác ơn lạnh chạy lan ra khắp người
… Bác chẳng dám nhìn ra phía đó nữa, chỉ cố gắng trấn tĩnh rồi lắng câu chuyện bọn chúng đang nói. Con ma đầu lĩnh la lớn ra hiệu moi người im lặng,. Rồi hắn nói:
-Ngày mai, sẽ có 1 chiếc xe khách đi từ Hà Nội vào Sài Gòn qua địa bàn của chúng ta. Chiếc xe có biển số 29 – XXXX, trên xe có tổng cộng 38 người. Đúng đúng 9h, chiếc xe đó sẽ đi ngang qua đoạn gần “Miếu Ông Hổ” . Nhiệm vụ của chúng ta là phải xô chiếc xe đó rớt xuống biển, nhưng hãy nhớ là phải giữ lại mạng sống cho duy nhất 1 người , dó chính là người đàn bà 24 tuổi , đang có mang 6 tháng.
Con ma đầu đàn vừa nói xong thì ở dưới nhao nhao như bầy ong vở tổ, bọn chúng bàn tán huyên náo cả lên. 1 cái xác chỉ còn nửa người kéo theo bộ ruột dài lòng thòng, đỏ ói lê tới lên tiếng:
-Thưa đầu lĩnh, tại sao chúng ta phải giữ lại mạng sống cho người đó. Chúng tôi đã mong chờ ngày này lâu lắm rồi. Xong vụ này sẽ bọn người đó sẽ thay thế cho 38 người ở trong hội chúng ta. Hay là cứ giết nốt luôn đi.
-Cứ làm vậy đi, đừng có nhiều lời. Thôi chúng ta giải tán – Tên đầu lĩnh gằn giọng.
Bọn chúng lục tục kéo nhau đi ….
Bác bàng hoàng nhận ra rằng, chúng chính là các vong hồn vụ rớt xe cách đây chục năm, được thờ ở những ngôi miếu nhỏ gần miếu Ông Hổ Vụ tai nạn đó đã cướp đi hai mươi mấy mạng người .Kinh Hoàng quá, chúng mà phát hiện ra Bác đang nghe lén chuyện đại sự này, thì không biết bác còn đặng ngồi dương gian không nữa.
Ngồi chờ 1 lúc lâu nữa thì mọi âm thanh im bặt, bác lọ mọ ra trước điện thờ sơn thần. Chẳng còn bóng dáng của bọn ma quái đó đâu…..
Loáng thoáng đâu đó có tiếng gà rừng gái : lé te lé te…
Biết là trời sắp sáng, bác chuẩn bị sắp đặt lại hành lý và lên đường. Trời lúc này đã hết mưa hẳn, xa xa phía chân trời có 1 vài anh dương đang le lói , song trời vẫn rất lạnh.
Xuýt xoa bàn tay cho đỡ lạnh, bác tức tốc kiếm đường xuống núi. Bác phải xuống thật nhanh để còn kịp cứa 38 mạng người vô tội. Đi được 1 lúc , con đường mòn quen thuộc hiện ra. Con đường mòn vẫn nằm đó, vậy mà tối qua, ma xui quỷ khiến thế nào bác lại đi lạc. Âu cũng là ý trời muốn mình cứu mạng những người này- bác thầm nghĩ.
Xuống được đèo hải Vân lúc đó trời đã sáng hẳn, bác Tư đi thật nhanh về phía ngôi miếu Ông Hổ, rồi ngồi ngay giữa đường chờ đợi…
Mặt trời lên khoảng bằng con sào thì 1 chiếc xe đò xuất hiện chạy bon bọn lê đèo. Tới đoạn bác ngồi , chiếc xe dừng lại , tên phụ xe nhảy xuống quát mắng ầm ĩ.
-DM , ông già, ông bị điên hả? Hết chỗ hay sao mà ngồi giữa đường?
Bác tư chẳng để ý tới thằng lơ xe nữa, bác đi ngay qua chỗ chiếc xe rồi la lớn.
-Cho tôi gặp chủ xe 1 lúc, có chuyện quan trọng, liên quan tới mạng sống của các vị đó.
-Dm, biến ngay cho tao, sáng sớm mà nói chuyện gỡ..
Nghe ồn ào ông chủ xe chạy xuống hỏi chuyện. Lúc này Bác tư lớn giọng:
-Xin hỏi trên xe có tất cả 38 người đúng không? Và có 1 cô gái năm nay 24 tuổi, đang có mang 6 tháng đúng không?
Cả xe như đang không tin vào tai mình nữa. Ông tài xế cho người kiểm tra lại thi quả đúng như lời bác tư nói.
Bác tư bắt đầu kể câu chuyện mình mình đã tận mắt chứng kiến. Nghe xong câu chuyện ai cũng giật mình kinh hãi. Bác đúng là Phật, Chúa Xuống trần cứu mạng bọn người này. Nếu không vì lòng thương người thì có lẽ bây h bọn người này đã an vị dưới vực sâu muông trượng rồi.
Lúc này , Chủ nhà xe cho dừng xe lại , tấp vào 1 bên lề đường. Ông điện xuống Đà Nẵng nhờ người quen mua Nhan đèn, Vàng mã, 1 con bê thui, 1 con heo quay lên đây lập bàn cúng kiến xin quỷ thần vong linh vất vưởng nơi vực sâu núi thẳm, cho họ được sống.
Cả xe hùn góp lại trả lễ cho bác Tư rất hậu, rồi họ cho xe quay ngược trở lại Phía Hà Nội. Ông tài xế bảo , sau chuyến về này, ông sẽ bỏ luôn nghề chạy xe
Người ‘sống chung’ với những oan hồn trên đỉnh đèo
– Suốt hơn 20 năm nay, chính hai ông đã chứng kiến và cứu sống không biết bao nhiêu mạng người gặp tai nạn khi vượt qua đèo cao hiểm nguy này…Hai phận đời sống với những oan hồn
Đó là 2 người đàn ông có tên Nguyễn Văn Thọ và ông Nguyễn Bừa (56 tuổi) cùng trú tại khối phố 4, phường Kim Liên, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng.
Suốt mấy chục năm nay, 2 ông ‘sống chung’ với những… oan hồn nơi đèo Hải Vân cao hun hút này. Nơi “Đệ nhất hùng quan” này, hai người đàn ông này đều chọn cho mình nghề vá xe cho khách vượt đèo Hải Vân để kiếm sống qua ngày.
Khi vắng khách, cả hai ông lại lọ mọ quét dọn và hương khói cho những khóm thờ những người không may tử nạn.
Ông Bừa chọn phần đèo phía bắc có tên gọi Hải Vân quan hành nghề và ông Thọ chọn phía nam đèo có tên gọi “Đệ nhất hùng quan” làm nơi mưu sinh.
Hôm tôi vượt Hải Vân trong cái mưa phùn rét lạnh, cứ tưởng con đường đèo hiểm nguy sau khi thông hầm đường bộ sẽ vắng bóng người qua lại.
Nhưng khác với suy nghĩ của mình, con đường vẫn tấp nập những chuyến xe. Khách bộ hành vẫn muốn vượt con đường đèo hiểm trở như để nhớ lại ký ức kinh hoàng một thời vẫn chưa xa khi họ đã từng thót tim trên hành trình thiên lý bắc nam qua Hải Vân quan.
Trong ký ức chưa xa của mình, tôi vẫn còn nhớ như in hàng trăm chuyến vượt đèo Hải Vân ra Huế từ những năm 90 của thế kỷ trước. Mỗi chuyến vượt đèo là mỗi lần đối mặt với sinh tử.
Cứu sống hàng trăm mạng người gặp nạn nơi đèo cao
Những năm 80-90 của thế kỷ trước, đèo Hải Vân hiểm nguy lắm. Ngày nào cũng có tai nạn xảy ra, và người chết, bị thương do lật xe trên đèo thì vô kể.
Những am thờ cho người xấu số cứ thế mọc lên dày đặc dọc hai bên đường.
Cũng giống như ông Thọ, ông Nguyễn Bừa cũng là bộ đội xuất ngũ, cũng chọn đèo cao Hải Vân làm nơi kiếm sống, nuôi vợ con.
Ông Nguyễn Văn, một người thường xuyên qua lại đèo Hải Vân từ Kim Liên (Đà Nẵng) sang Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) để buôn bán kể lại rằng, suốt mấy chục năm nay, kể từ khi chưa có hầm đường bộ Hải Vân, mỗi khi vượt đèo xe bị hư hỏng là gọi hai ông Thọ và Bừa giúp đỡ.
Nhiều tai nạn thương tâm xảy ra trên cung đường đèo này cũng được hai ông tận tình cứu giúp và điện báo kịp thời với các cơ quan chức năng xử lý. Kể từ sau khi hầm đường bộ Hải Vân hoàn thành, số người qua lại đèo ít hơn. Nhưng cũng không hiếm vụ tai nạn thương tâm xảy ra cũng được hai lão từ Thọ và Nguyễn Bừa kịp thời cứu giúp, đưa đi bệnh viện.
Hỏi chuyện lão từ Nguyễn Văn Thọ đã cứu giúp được bao nhiêu người bị nạn khi qua đoạn đường đèo nguy hiểm này? Lão lắc đầu bảo làm sao nhớ hết.
Còn lão từ Nguyễn Bừa kể cho tôi nghe câu chuyện cứu người cách đây 6 năm. Đó là vào đêm giữa tháng 3-2007, khi lão đang chuẩn bị ra về thì phía đầu khúc của phía bắc đèo xảy ra tai nạn, lão chạy đến thấy một thanh niên bê bết máu nằm bên vệ đường.
Giữa đêm đen, mình lão loay hoay cứu người bị nạn. Rất may lúc đó có chiếc ô tô qua đèo, lão Bừa bế xác thanh niên ra đường vẫy xe xin chuyển giúp đến bệnh viện Đà Nẵng.
Nhưng chủ xe từ chối. Không thể bỏ mặc nạn nhân, lão cương quyết lấy thân mình chặn xe. Lúc đó cũng may hành khách trên xe ủng hộ, nên cuối cùng chủ xe cũng đồng ý đưa nạn nhân đi cấp cứu.
Chàng thanh niên bị nạn được cứu sống tên Chung, quê tận Nghệ An, sau khi chuyển về công tác tại Đà Nẵng thường ghé lại nhà lão và bây giờ đã trở thành người thân trong gia đình.
Còn lão từ Nguyễn Văn Thọ thì hồi tưởng vụ tai nạn thương tâm xảy ra hồi đầu năm 2010. Lúc đó khoảng 15 giờ, vụ tai nạn xảy ra ngay trên khúc của cách miếu ông Hổ khoảng 500 m, khi đến nơi ông thấy một người đàn ông bê bết máu.
Ngay lập tức ông đưa người bị nạn đi cấp cứu.
Mãi mấy tháng sau, có người đàn ông đến tìm, tự xưng là người được ông cứu trong vụ tai nạn và xin tạ ơn. Ông lắc đầu từ chối. Sau này ông mới hay đó là giám đốc một công ty tại Đà Nẵng, nhưng hỏi tên thì ông lắc đầu không nhớ. Rất nhiều vụ tai nạn thương tâm trên đèo được hai lão kịp thời cứu giúp, và nhiều vụ cướp giật xảy ra trên đèo cũng được hai lão kịp thời báo cáo với công an truy bắt.
Tất cả những gì xảy ra bất thường trên cung đường đèo heo hút này cũng đều được hai lão giám sát và cấp báo với cơ quan chức năng xử lý.
Hôm vượt đèo Hải Vân, tôi tình cờ gặp khối phố trưởng khối phố 4 phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu Thành phố Đà Nẵng. Hỏi ông nhận xét về công việc của hai lão từ Thọ và lão từ Nguyễn Bừa, ông thật thà bảo, chuyện của hai ông tự nguyện quét dọn các ám thờ là đáng quí.
Điều đáng quí hơn là suốt mấy chục năm nay, với công việc ứng trực trên đèo đã giúp rất nhiều người đi đường gặp nạn và chính hai ông cũng đã góp phần rất lớn trong công tác bảo vệ an ninh trên tuyến đường đèo nguy hiểm này.
Bí Mật Miếu Hoang Ven Đường
Phần 1
Hầu như dọc các tuyến đường bộ, đường trên khắp đất nước, nơi nào cũng có những ngôi miếu nhỏ. Bình thường, ít ai chú ý đến những ngôi miếu nhỏ xíu, cất đơn sơ, nằm khiêm tốn bên vệ đường hoặc bờ sông, mép rạch. Thế nhưng thử hỏi thăm lai lịch những ngôi miếu ấy, khi nghe kể xong, chắc chắc ai cũng phải rùng mình. Ngoại trừ một số tín đồ tôn giáo xây miếu trước cửa nhà đề thờ thổ thần, còn lại, hầu hết những nơi khác, người ta cất miếu để nhang khói cho những người chết oan, chết thảm khốc giữa đường. Vì vậy những ngôi miếu ấy được gọi lả “miếu oan hồn”, “miếu cô hồn” hoặc “miếu vong hồn”.
Những cái chết rùng rợn, chết oan giữa đường chiếm số ít là do ngã bệnh, đột quị, số đông còn lại thuộc về tai nạn giao thông. Mà đã chết tại chỗ do tai nạn giao thông thì hiếm có cái chết “hiền”. Chuyện nạn nhân bị phanh thây, tay một nơi, đầu một nẻo đã ám ảnh tâm trí những cư dân sống ven quốc lộ thường xuyên. Có lẽ do chứng kiến và bị ám ảnh những cái chết thảm khốc ấy, người ta thường thấy ma, quỉ. Và khi có người bị ma nhát, quỉ ghẹo, những nơi ấy, người ta lập ngay miếu thờ. Về mặt tâm linh, người ta cho rằng những ngôi miếu ấy sẽ giúp vong hồn người chết sẽ được siêu thoát, không quấy rầy người sống. Về mặt xã hội, những cái miếu ấy xem như “biển báo” cho những người điều khiển xe trên đường biết rằng “nơi đây thường xảy ra tai nạn chết người rùng rợn”.
Tại cây số thứ 25, Bàu Cỏ, xã Tân Hung, huyện Tân Châu, Tây Ninh có một ngôi miếu nhỏ. Theo lời người dân nơi đây kể lại, cái chết đầu tiên xảy ra nơi đây vào nằm 1975 là một cô gái. Thời điểm đó, con đường này chưa tráng nhựa, nhà cửa thưa thớt. Đó là con đường của cánh xe “be” tải gỗ đại thụ nặng hàng chục tấn từ rừng già Campuchia về. Hàng đêm từng đoàn xe “be” chạy rung rinh mặt đất cho đến sáng. Để trốn thuế kiểm lâm đặt chốt tại Tân Trung, mỗi đoàn xe chỉ mở đèn chiếc đầu tiên và chiếc cuối cùng. Những chiếc chạy giữa chỉ mở đèn gầm.
Một buổi sáng sớm, người dân địa phương rúng động khi phát hiện xác chết của một cô gái nát bấy nằm giữa đường. Có lẽ, tai nạn xảy ra từ lúc nửa đêm và từng chiếc xe nằng hàng chục tấn cứ liên tiếp nghiền xác cô gái cho đến khi phát hiện. Người dân địa phương phải nhặt từng mẩu xương và chút thịt vương vãi lẫn với đất cát để mai táng. Không hiểu vì sao, cái đầu cô gái còn nguyên vẹn nằm lăn lốc trong một vạt cỏ hôi cao quá đầu người.
Bẳng một thời gian, đêm nọ, bà Hai là người mẹ chiến sỹ đã từng bám trụ vùng đất cách mạng từ thưở kháng chiến đến lúc đất nước thống nhất, có chuyện cần phải đi ngang qua nơi xảy ra tai nạn vào ban đêm. Bỗng nhiên bà trông thấy một mái tóc đen, dài xõa xuống từ ngọn cây xay xuống đến mặt đường. Bà không thuộc loại yếu bóng vía nên bình tĩnh bước đến gần để xem đó là chuyện gì. Qua ánh sáng nhập nhoạng của ánh trăng non bà trông thấy một cái đầu không có thân hình. Cái đầu mang gương mặt đầy máu đang lơ lửng trên cành cây xay đang nhe răng cười. Bà quét lia ánh đèn bình ac quy soi vào thẳng gương mặt kia. Ngay lập tức gương mặt biến mất. Không tin dị đoan, bà quay trở về nhà báo với Chính quyền Cách mạng Lâm Thời rồi xách súng AR15 huy động mấy đứa con đang là du lích xã ra bao vây khu vực đó. Bà nghĩ một phần tử nào đó đang mượn chuyện ma quỉ nhát bà với mục đích quấy rối trị an. Thế nhưng lùng sục suốt đêm vẫn chẳng thấy dấu vết gì. Ngày hôm sau, chính anh con trai út của bà đi ngang chổ cây xay lại bị “ai đó” nắm tóc giật. Anh ngước nhìn lên và trông thấy những gì hôm qua mẹ anh trông thấy.
Một tháng sau, người con rể thứ năm của bà Hai sử dụng chiếc xe hon da 67 đi công việc. Khoảng 12 giờ trưa, anh về đến ngỏ nhưng không quẹo vào mà đâm thẳng vào gốc cây xay chấn thương sọ. Khi người nhà chạy ra sơ cứu, mặc cho mồm, khóe mắt lẫn lỗ tai ứa máu, anh vẫn cố thều thào nói đứt quãng: “Nó ở trên cây xay…”. Chỉ nói có vậy, anh tắt thở
Sau này, rất nhiều người dân đi ngang qua đó vào ban đếm hoặc trưa vắng thỉnh thoảng lại thấy cái đầu có mái tóc dài lơ lửng trên ngọn cây xay. Sự việc được báo cáo về Công an huyện. Lúc đó, ông Sáu M. là trưởng Công an huyện đã ghi nhận sự việc vào sổ tay để đặc biệt quan tâm theo dõi hiện tượng nhưng không có kết luận. Người dân đã tự nguyện đem cây, lá đến gốc cây xay lẳng lặng cất ngôi miểu nhỏ đốt nhang khấn vái, cầu xin cô gái đừng quấy phá để họ yên tâm đi thăm đồng khuya sớm. Từ đó, cái đầu không còn thấy xuất hiện nữa. Cho đến tận bây giờ, khi con đường đã được tráng nhựa khang trang, rộng rãi, thoáng đãng nhưng thỉnh thoảng nơi đó vẫn xảy ra tai nạn giao thông.
Ven quốc lộ I A đoạn Bình Thuận có ngôi miếu được người dân cho là thờ Hông Hài Nhi.
Cánh tài xế Bắc Nam truyền miệng nhau rằng, đó là ngôi miếu linh thiêng nhất tuyến đường vạn lý này. Và bất cứ tài xế nào đi ngang qua đều phải nhấn còi chào “cậu”. Họ kể rằng, cách nay khoảng 20 năm, mẹ con người ăn xin đi bộ dọc từ miền Trung hướng về Sài Gòn, khi đến đoạn đường này thì quá nửa đêm. Hai mẹ con chui vào sau một tảng đá ngủ chờ sáng đi tiếp. Gần sáng, khi mẹ còn ngủ đứa bé chỉ mới 5 tuổi đi ra đường và bị một chiếc xe tải cán chết. Sáng dậy, bà mẹ vùi tạm xác đứa con sau tảng đá rồi tiếp tục hành trình. Từ đó, cánh tài xế đi đêm ngang đoạn đường này thường trông thấy bất ngờ một đứa bé đứng giữa đường ngay trước mũi xe. Phãn xạ tự nhiên, họ thắng thật gấp thế là xe lật nghiêng. Hầu hết những vụ tai nạn giao thông xảy ra nơi đây, khi tài xế thoát chết đều khẳng định đã lâm vào tình huống y như vậy. Ông Chiêu, cư ngụ ở xã Khánh Hậu, Long An, có thâm niên 40 năm lái xe, nay đã giải nghệ kể, chính ông đã từng “vướng tay lái” một lần tại đoạn miếu “cậu Hồng Hài Nhi”. Lần đó ông chở trái cây từ Tiền Giang ra cửa khẩu Móng Cái. Trên xe ngoài ông còn 1 lái phụ và bà chủ hàng. Xe đang ngon trớn với tốc độ khoảng 80 km/giờ. Chợt lái phụ hét: “Có đứa con nít nhà ai đứng đón xe kìa”. Ông nhìn theo ánh đèn pha dài ra phía trước nhưng chẳng thấy gì cả. Đột nhiên, ngay trước đầu xe khoảng 5 mét, ông chợt thấy một đứa bé trần truồng đứng giữa đường. Bà chủ hàng thét hoảng: “Coi chừng con nít!”. Ông đạp thắng sát sàn xe. Chiếc xe bị thắng đột ngột quay ngang rồi lộn 2 vòng. Giây phút kinh hoàng trôi qua, ông chui ra khỏi chiếc xe bẹp dúm để quan sát xem đứa bé có bị chiếc xe cán trúng không. Không có đứa bé nào cả. Bà chủ lẫn anh phụ xế cũng thoát chết nhưng bị xây xát, máu me đầy người đã cùng ông dùng đèn pin rọi nát mặt đất vẫn không thấy đứa bé nào cả. Qua cánh tài xế dừng xe chia buồn, ông mới hay đoạn đường này có ngôi miếu của “cậu”. Đến sáng, bà chủ hàng kinh sợ bỏ tiền nhờ người xây sửa ngôi miếu bằng cây đã mục thành ngôi miếu xi măng. Từ đó, ông bắt chước cánh tài xế khác, cứ đến đoạn đường này là bóp còi “chào”. Những chuyến hàng đi ngang miếu “cậu” nhằm ngày mùng 1 hoặc 15 âm lịch, ông đều dừng xe đốt nén nhang van vái “cậu” độ trì tay lái.
Đoạn đường kinh hoàng thứ hai đối với cánh tài xế Nam Bắc là cung đường cũ qua đèo Hải Vân. Cung đường dài 25 km này có hơn 42 ngôi miếu. Theo anh Dũng, cư dân địa phương cho biết: “Con số 42 là bề nỗi. Nếu tính luôn những ngôi miếu đã mục nát tự hủy thì có hơn 60 cái. Một số miếu không còn tồn tại nhưng người ta vẫn cứ thắp nhang dưới các gốc cây ven đường”.
Mỗi ngôi miếu ở đây đều gắn liền đến “sự tích” của ít nhất 10 vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Ngôi miếu ở cung đường cuối trước đi lên đỉnh đèo là nơi xảy ra vụ đổ xe vận tải hành khách làm chết 50 người vào năm 1998. Chiêc xe chở hành khách từ tp, Hồ Chí Minh đi Hà Nội đang rặn ga bò chậm rãi lên đỉnh đèo. Bất ngờ từ phía ngược chiều, nơi đầu khúc cua, một chiếc xe tải xuất hiện lao nhanh xuống. Chiếc xe tải đã mất thắng. Ông Hải – Tài xế xe khách, cư ngụ ở phường I, quận 8, tp. HCM chỉ còn biết nép xe ven mép thung lũng sâu hun hút nhắm mắt chờ đợi thảm họa. Bị chiếc xe tải lao thẳng vào, chiếc xe khách văng ra khỏi thanh chắn bảo vệ và lao vụt xuống thung lũng. Không ai còn sống, chỉ mỗi người tài xế vướng người vào một nhánh cây nhô ra lưng chừng thung lũng. Người tài xế ôm nhánh cây chịu trận suốt một ngày mới được những người cứu hộ tìm thấy. Người tài xế bị khủng hoảnh tinh thần, suốt ngày lơ ngơ như người đã mất hồn. Hơn 10 năm sau ông mới quên được thảm họa và trở lại bình thường nhưng vẫn chưa đủ can đảm đặt tay vào vô lăng.
Phần 2
Vụ tai nạn giao thông thảm khốc của đoàn từ thiện một phường thuộc quận Phú Nhuận đi cứu trợ Nha Trang đã tạo cú sốc đối với dư luận cả nước vài tháng sau đó. Những người chứng kiến vụ tai nạn vẫn cứ bị ám ảnh mãi. Sau này, đoạn đường đó cứ liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn chết người. Một số thân nhân của đoàn từ thiện bị tử vong đã thuê thầy cúng đến hiện trường “trục hồn” người chết về tp. Hồ Chí Minh cho con cháu đốt nhang. Chị N.Th. A. – có mặt trong nhóm cúng trục hồn kể, khi đang cúng, đột nhiên một bà đi cùng đột nhiên ngã lăn ra đất, sùi bọt mép, mắt trợn ngược. Sau đó, bà ta ngồi dậy quơ chân múa tay cho biết bà là một trong những vong hồn của đoàn từ thiện bị chết oan đang nhập xác. Thầy cúng đọc kinh, chú liên tục để “mời” vong hồn theo lá phướng về tp. Hồ Chí Minh gần gũi gia đình để được nhang khói. Vong hồn trong xác bà cốt trả lời: “Không về. Ở lại đây.. xô xe vui hơn”.
Một số tài xế đường dài còn truyền miệng nhau nhiều chuyện ly kỳ, huyền bí xảy ra ở cung đường đó. Bây giờ, ngay nơi xảy ra tai nạn, một ngôi miếu nhỏ mọc lên nhưng thỉnh thoảng vẫn xảy ra tai nạn giao đến nỗi địa phương phải cắm một biển báo: “Nơi đây thường xảy ra tai nạn giao thông”.
Ven đường xuyên Á, từ cầu vượt An Sương đến Củ Chi có 25 cái miếu mọc ven đường. Từ Bình Chánh đến thị xã Tân An, Long An có 16 cái miếu. Miếu ven đường nhiều nhất có lẽ thuộc đoạn đường từ Ngã ba Trung Lươnh đến Vĩnh Long. Cứ vài km là có một ngôi miếu. Khi giải tỏa mở rộng đường một số ngôi miêu đã bị phá bỏ dẹp đi, nhưng sau đó xảy ra liên tiếp những vụ tai nạn giao thong, thế là người ta lại xây mới.
Thông thường, một ngôi miếu oan hồn “cất” theo kiểu nhà ngói ba gian có diện tích khoảng 160 cm vuông. Nhưng tại Bến Lức có một ngôi miếu lớn hơn gấp 10 lần ngôi miếu thông thường. Một người dân sống lâu năm gần đó nhẩm tính theo trí nhớ cho biết, từ khoảng năm 1975 trở lại đây có hơn 100 vụ tai nạn giao thông xảy tại nơi đây, trong đó có ít nhất 30 người tử vong. Đặc biệt có vụ tai nạn xảy ra rất thảm khốc. Một người phụ nữ dắt bò đi trên đường. Do con bò thấy xe thường nhảy hoảng, bà ngoáy dây mũi bò vào bàn tay để tránh tuột tay khi bò nhảy. Bất ngờ một chiếc xe tải chạy ngang qua bóp kèn. Con bò hoảng hốt lồng lên chạy băng qua đường. Sợi dây mũi xiết chặt bàn tay người phụ nữ kéo bà ngã xoãi xuống đất rồi lê ra giữa đường vào ngay đầu xe tải. Tài xế bị bất ngờ đã đạp xiết thắng. Bánh xe bị thắng bắt dừng quay nhưng quán tính đẩy toàn thân chiếc xe lao tới. Vì vậy, thân hình người phụ nữ bị bánh xe nghiến dài dưới mặt đường hơn 10 mét. Từ đó, cứ đến đoạn đường này, những tài xế hành nghề lâu năm đều giảm tốc độ, chạy xe hết sức thận trọng và không quên bóp 3 tiếng còi “xin” oan hồn đừng xô tay lái. Tuy vậy, thỉnh thoảng một vài chiếc xe gắn máy vẫn cứ đâm vào nhau.
Ngôi miếu này được xem là một trong những ngôi miếu xảy ra nhiều chuyện kỳ bí. Vì vậy, rất nhiều người đến đây cúng vái, cầu xin mua may, bán đắt lẫn xin…số đề. Nhiều người ở nhiều tín ngưỡng khác nhau đến cúng vái, riết rồi ngôi miếu trở thành nơi thờ đủ loại thần như Quan Công, Bà Chúa Ngũ hành, Thổ địa, Thần tài…chứ không còn thờ oan hồn như lúc ban đầu. Dần dà, ngôi miếu này sắp được “nâng cấp” lên thành miểu.
CHUYỆN KỂ DỰNG TÓC GÁY
Nếu đề cập đến những ngôi miếu oan hồn mà không đề cập đến những câu chuyện huyễn hoặc gắn liền với ngôi miếu, xem như chưa biết gì về miếu. Bởi không có những mẫu chuyện mang tính tâm linh thì chẳng ai cất công xây miếu.
Bà Đặng Thị Mười, 70 tuổi, cư ngụ ấp Long Hòa, phường Thới Long, quận Ô Môn, tp. Cần Thơ, kể: “Quốc lộ 91B, đoạn gần Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long (thuộc quận Ô Môn) có một cái miếu oan hồn. Nhiều người đã từng bị những oan hồn này trêu ghẹo. Tôi cũng bị một lần”. Rất nhiều ô lão sống tại nơi đây đều xác nhận những câu chuyện kể của bà Mười. Họ cho biết, cách nay khoảng 50 năm, một chiếc xe lam 3 bánh chở khách đi chợ khuya bị vướng trái nổ khiến 14 người trên xe đầu chết tan xác. Trong đó có 2 người phụ nữ mang thai. 1 tuần lễ sau, những người đi bộ ra chợ khuya ngang qua chỗ ấy thường bị ai đó xô té ngã trặc chân. Chính bà Mười trông thấy tận mắt hai lần một người phụ nữ mặc đồ trắng, tóc xõa dài, tay bế một đứa trẻ bay là là trên ngọn gió theo hướng gió thổi. Bà Mười không sợ ma nên đứng quan sát rất lâu cho đến khi bóng ma khuất sau ngọn cây. Bà Thế, cùng chứng kiến vụ việc với bà Mười đã xác nhận: “Tôi vừa trông thấy đã hoảng hốt bỏ chạy thục mạng về nhà. Riêng bà Mười vẫn đứng lại xem”.
Người ta đã hùn tiền cất cho 14 oan hồn người lớn và 2 oan hồn sơ sinh một ngôi miếu ven đường, sơ sài để hồn ma không quấy nhiễu nữa. Bẵng một thời gian dài, cách nay 3 năm, một cô gái trẻ chạy xe đạp đến nơi đó bị một chiếc xe tải cán… đứt đầu. Gia đình cô gái nhờ người lên đồng nhập xác. Cô gái nhập xác bà đồng cho biết, có lần cô và đám bạn gái đi ngang miếu, bảo với nhau rằng, chuyện ngôi miếu linh thiêng là chuyện tầm phơ tầm phào. Vì vậy, ma “mẹ bồng con” cư ngụ ngôi miếu bắt cô phải thế chỗ. Cô phải bắt đủ 9 người cà nam lẫn nữ mới được siêu thoát. Không biết chuyện lên đồng là có thật hay mê tín dị đoan, mà vài tháng sau, một cô gái trẻ khác chạy xe đạp đến nơi đó lại bị xe tải cán đứt hai người.
Liên tục trong 5 năm, tại nơi này xảy ra hàng chục vụ tai nạn, làm cả chục người bị thương và đã có 8 người tử vong thảm khốc. Ông Lê Th. C., cư ngụ gần ngôi miếu khẳng định: “Còn một mạng người nữa mới đủ số 9. Tôi luôn dặn dò con cháu, khi đi đến đoạn đường đó phải thận trọng hết mức. Nhiều người cho là chuyện dị đoan, mê tín nhưng hầu hết những người sống quanh khu vực này đều tin chuyện đó có thật”. Ông kể thêm rằng, mẹ cô gái bị đứt người làm hai khẳng định, đêm trước tai nạn, cô gái có kể cho bà biết rằng, cô nằm mơ gặp cô gái đứt đầu rủ đi xô xe chơi. Nghe xong gai61c mơ, bà mẹ rầy con gái rằng, đó là chuyện nhảm nhí. Vì vậy, ngay sau khi cô con gái bị tai nạn, bà đã thuê ngay thầy cùng “trục” vong linh nhưng thất bại.
Bà Cẩm H., 42 tuổi cư ngụ gần ngôi miếu khẳng định: “Tôi chạy xe trước con nhỏ bị cán đứt hai. Trước khi xảy ra tai nạn vài giây, tôi nghe thoảng trong gió tiếng một người phụ nữ hét: Xô nó té đi! Tôi ngoãnh lại để xem ai nói, nhờ vậy tôi chứng kiến trọn vẹn cảnh tai nạn. Ngay khi đó, tôi mất hồn mất vía, phải xuống xe ngồi xuống vạt cỏ một hồi lâu mới tỉnh hồn”.
Ở ngay cung đường này, đã từng xảy ra một vụ tai nạn làm chết tại chỗ 3 học sinh cấp 3 nhưng cách ngôi miếu khoảng 1 km nên người dân không tính tai nạn đó là do các oan hồn ngôi miếu xô đấy. Ba cô cậu học sinh đi học ngoại khóa môn thể dục. Tan học, cả ba gồm 2 cậu một cô, chất nhau lên một chiếc xe dream, chạy thật nhanh. Họ vừa chạy vừa cười giỡn. Họ đâm thẳng vào bánh trái chiếc xe vận tải hành khách chạy ngược chiều từ hướng Cần Thơ về Ngã ba Lộ Tẻ. Chiếc xe dream bị cuốn vào bánh xe vận tải hành khách. Cả ba cô cậu đập mặt vào ca pô xe khách rồi cũng bị cuốn vào bánh xe. Mỗi thi thể bị ném văng xa cách nhau hơn 10 mét. Tất cả đều biến dạng, trông rất gớm ghiếc. Các cơ quan chức năng điều tra đều nhận định chung về các vụ tai nạn xảy ra tại cung đường này: Đường hẹp do mép lề ven song bị sạt lở, các nạn nhân hoặc người gây tai nạn phóng nhanh vượt ẩu, vi phạm lậut giao thông. Để hạn chế tai nạn, một biển báo “đoạn đường thường xảy ra tai nạn” được UB An toàn Giao thông địa phương cắm ven đường. Tuy vậy, thỉnh thoảng, một vài người tham gia giao thông vẫn cứ tạo điều kiện cho ngôi miếu oan hồn có thêm… “uy tín”.
Chuyện hồn xô đẩy dẫn đến tai nạn giao thông chết người, có thể là chuyện hoang đường do một số người chứng kiến tai nạn bị ám ảnh. Tuy nhiên, nếu tham gia giao thông đến đoạn đường có cất miếu oan hồn ven đường, bạn cần tin rằng, nơi ấy đã từng xảy ra những vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Nếu không tin vào những chuyện huyền bí, hoang đường, bạn cũng nên tin rằng, đoạn đường ấy có vần đề về độ an toàn như: Tán cây che khuất tầm nhìn, mặt đường có ổ gà, chiều ngang đường bị hẹp, mặt đường trơn… Đó là môi trường tạo nên những vụ tai nạn giao thông chết người. Hãy cẩn thận tay lái và giảm tốc độ khi trông thấy miếu oan hồn.
Một vài UB An toàn Giao thông của vài địa phương đã từng đặt những tấm bảng in hình ảnh những thi thể kinh dị, biến dạng vì tai nạn giao thông để nhắc nhở mọi người cẩn thận khi tham gia giao thông ở những cung đường nguy hiểm thường xày ra tai nạn. Tuy nhiên, vẫn không hiệu quả bằng những ngôi miếu ven đường. Điều này, tất cả những tay lái lụa xe tải đường dài đều thuộc nằm lòng.
Lạnh người ở lãnh địa sinh linh bị bỏ rơi trên đèo Hải Vân
(Kiến Thức) – Phần lớn các nấm mộ dọc đèo Hải Vân chính là những sinh linh bé bỏng vừa chào đời, đã bị cha mẹ nhẫn tâm bỏ rơi nơi rừng thiêng nước lạnh.
Đầu năm, dọc đèo Hải Vân, thỉnh thoảng lại bắt gặp một nhóm người đi đường dừng lại vội vã thắp vài nén hương cho những ngôi mộ hoang không tên tuổi được đắp vội dọc hai bên đèo. Phần lớn những sinh linh bé bỏng bị cha mẹ bỏ rơi ngay khi vừa mới lọt lòng mẹ. Cứ vậy, suốt hàng chục năm qua, những sinh linh bất hạnh ấy chỉ nằm dưới một gò đất nhỏ nơi đèo thiêng hoang lạnh. Điểm xác định chính là chân hương cháy còn sót lại mà lữ khách và người dân địa phương rủ lòng thương ban phước thắp lên.
Chỉ tính hai bên đèo Hải Vân thuộc địa phận phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng, đã có hàng chục nấm mộ hoang như thế cứ vậy mọc lên ngày một dày dần với thời gian. Hầu hết những ngôi mộ này không đề tên tuổi, không quê quán, không xác định thời gian chôn cất… mà quá nhỏ, chỉ thể hiện sự sơ sài, vội vã mà những người không ruột thịt xây cất lên.
Chủ một quán nước trên lừng chừng đèo Hải Vân cho biết, chị đã lấy quãng đèo nguy hiểm này làm nơi sinh sống suốt gần 20 năm qua. Gia đình chị cũng đã một vài lần chứng kiến cảnh đau thương xảy ra trên đèo Hải Vân. Một lần vào sáng tinh sương cuối năm 2005, như mọi ngày, chị thức dậy từ rất sớm để xuống Đà Nẵng lấy hàng về bán cho khách qua đèo. Xe xuôi được vài cây số, bỗng bị thủng săm khiến phải dừng lại, tạt vào lề đèo. Trong lúc chờ chồng đem đồ xuống vá, chị bước qua lan can vào bên trong ngồi để tránh xe qua lại, thì chứng kiến cảnh tượng kinh hãi mà từ trước đến nay chỉ nghe, chứ chưa bào giờ gặp phải.
Trước mắt chị là một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi được cuộn tròn trong tã lót. Làn da non mỏng của đứa trẻ tím đen, lạnh ngắt, đôi mắt nhỏ nhắm hờ, những con kiến đánh hơi được mùi sữa đã bắt đầu kéo lại… chị biết đứa trẻ đã chết vì đói khát và cái lạnh như cắt trên lưng chừng đèo mùa đông. Cha mẹ đứa trẻ sơ sinh không để lại thông tin gì nên gia đình chị không thể xác định được người nhà ở đâu để báo tin. Và chính chị cũng thừa biết, kẻ đã sinh ra đứa bé thiếu may mắn này không còn tình người, không muốn con minh sống nên mới đem đến nơi đèo vắng hoang lạnh này để bỏ lại.
Ban đầu gia đình chị quyết định đưa về gần quán chôn cất để tiện bề trông coi hương khói. Thế nhưng, lúc chuẩn bị đưa đứa trẻ về không hiểu sao chồng chị lại nảy sinh ý định chôn ngay tại chỗ. Bởi theo chồng chị, chôn tại đây sau này cha mẹ đứa trẻ có nghĩ tới đứa con rơi của mình nhẫn tâm vứt bỏ, còn tìm thấy mộ để thắp cho nó nén hương. Vậy là nấm mộ nhỏ được gia đình chị cất lên ngay bên cạnh lan can đèo, hằng năm lấy ngày phát hiện thi thể đứa bé làm ngày giỗ, thắp hương cầu nguyện.
Theo những người buôn bán dọc đèo, phần lớn các sinh linh bé nhỏ bị bỏ rơi trên đèo Hải Vân dẫn đến tử vong là kết quả của những mối tình nông nổi đang ở tuổi tới trường. Bậc cha mẹ chính là sinh viên, học sinh lúc bấy giờ đang theo học tại các trường ở TP Đà Nẵng. Vì trót có thai quá ngày không thể tới các cơ sở y tế phá bỏ, họ đành chờ ngày sinh nở, rồi đem một phần máu mủ mà chính mình vừa dứt ruột sinh ra lên đèo Hải Vân bỏ lại, để không phải chịu tiếng xấu từ người đời.
Bà Nguyễn Thị Nông, một tiều phu đã có vài chục năm kiếm sống trên đèo Hải Vân cho biết, những đứa trẻ này đều bị bỏ rơi khi bóng tối đã buông xuống. Sau một đêm nằm dưới sương khuya lạnh buốt, đói khát, khóc khàn cổ, sáng hôm sau khi được người đi đường phát hiện thì đứa trẻ đã chết.
Để linh hồn những đứa trẻ này được siêu thoát, người dân địa phương vào những ngày rằm, đầu tháng hoặc lễ tết, họ thường lui tới thắp hương cầu nguyện. Còn với người đi đường, khi hay biết các ngôi mồ hoang này là những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi, trước khi lên đèo không ít người đã dừng lại mua thêm vài bó hương. Họ lặng lẽ đi đến từng ngôi mộ thắp hương khấn vái, cầu nguyện cho các sinh linh vô tội yên lòng nằm nghỉ nơi con đèo chia đôi bắc nam này.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!