Thần Điêu Đại Hiệp - Chương 60: Huynh Đệ Tương Tàn
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
18


Thần Điêu Đại Hiệp


Chương 60: Huynh Đệ Tương Tàn



Nhưng khi ông đặt chân tới thành Tương Dương thì nơi đây khói lửa ngụt trời. Nhờ

gặp Chu tử Liễu

với Quách Phù, ông mới biết hai đứa con của mình đã quyết cùng

nhau tử chiến để tranh đoạt Quách Phù.

Nghe được câu chuyện, Võ tam Thông cố tìm hai con để lấy lời khuyên nhủ. Sau

một thời gian tìm kiếm khá lâu, ông đã gặp cả hai trong một tòa miếu cổ, nhưng dù

ông năn nỉ khuyên can thế nào cũng không được. Hai người nằng nằn quyết một mất

một còn, để tranh lấy người đẹp.

Ông rình nghe biết được chổ hẹn để cùng nhau thanh toán, nên nửa đêm nay quyết

tìm tới nơi để khuyên một lần chót.

Quá đau khổ và tủi thân, ông đã vừa đi vừa khóc như một kẻ điên rồ. Bất ngờ khi

vừa qua khỏi miệng hang bỗng gặp một thanh niên tuấn tú ra chận hỏi và nói đúng tên

mình thì ngạc nhiên vô cùng bèn quát hỏi:

-Ngươi là người nào, vì sao biết rõ danh tánh ta được ?

Dương Qua vòng tay cung kính đáp:

-Thưa tiền bối, cháu họ Dương tên Qua, hồi còn bé có cùng hai anh ấy sống chung

trên đảo Đào Hoa, cho nên mới biết rõ được tên họ của lão tiền bối.

Võ tam Thông l¡c đầu nói lớn:

-Chỉ là láo khoét cả. Nếu mi là bạn của hai con ta, vì sao không có lời khuyên ngăn

để đến nỗi gây nên cớ sự. Hai là chính mi đã xúi giục chúng thêm và đứng ra làm

trọng tài cho chuyện chém giết này chăng ?

Dương Qua định mở miệng phân trần, nhưng Võ tam Thông đã quá nóng nảy, liềng

sử dụng “nhất dương chỉ” tấn công liền.

Nguyên “nhất dương chỉ” là một môn học bí truyền và danh tiếng nhất trong nghiệp

võ. Vì vậy nên khi Võ tam Thông xuất thủ, Dương Qua cảm thấy uy lực tỏa ra bốn

mặt, chổ nào cũng thấy đàn áp nặng nề không không biết sẽ tấn công và đâu để tránh

né nữa.

Trong lúc loay hoay chưa biết phương kế nào cứu vãn, chàng bỗng sực nhớ lại

dùng ngay “đạn chỉ thần công” búng ngay vào ngón tay của đối phương.

Võ tam Thông giật mình “ối” một tiếng nói lớn:

-À đúng là ngươi có sống tại Đào Hoa đảo rồi nên mới sử dụng được ngón này.

Vậy hãy rán đỡ thêm ngón thứ hai đây nhé.

Nói xong ông liền đổi thế, tung một ngón vào ngay đơn điền của chàng. Tức thì

bao nhiêu trọng huyệt ở gần bụng Dương Qua điều bị uy hiếp trầm trọng. Thấy thế

này quá mạnh, Dương Qua không dám dùng “đạn chỉ thần công” vì sợ không đủ sức

chống lại, mà nhiều khi hỏng cả ngón tay là khác nữa. Chàng bèn áp dụng phép, “cầm

tâm ám thông” rút ngay thanh Tử Vi kiếm ra khỏi vỏ, loang tít lên che kín trước bụng

và ngực. Lưỡi kiếm tuy nhỏ, bề rộng không quá một tất, nhưng toát ra một luồng lãnh

khí rợn người, thanh quang sáng chói, khiến cả một vùng xung quanh điều rúng động.

Mặc dù ngón tay Võ tam Thông cách xa luồng kiếm quang trên sáu bảy tất, nhưng

đã thấy đau buốt chịu không nổi vội rút ngay về.

Nhưng ngay sau đó, ông tung ra một ngón thứ ba lanh như điện nhoáng, nh¡m

thẳng giữa mày Dương Qua, dùng chàng có lanh lẹ tới đâu cũng không rút kiếm về

bảo vệ kịp. Trong khi ấy Dương Qua bỗng nảy ra một kế, đưa ngón tay búng vào

chuôi kiếm khiến lưỡi kiếm bay ngược trở lại, nh¡m ngay ngực mình đâm vào.

Vừa trông thấy Dương Qua sử dụng một thế hiểm độc để tự sát, Võ tam Thông

hoảng hốt chỉ kịp thét lên một tiếng “ối” rồi trầm cánh tay mặt thấp xuống, toan giật

cáng kiếm để cứu mạng chàng.

Nhưng thật ra đó chỉ là một hư thế của Dương Qua mà thôi.

Khi mũi kiếm vừa đến gần ngực, chàng đã dùng hai ngón tay kẹp chặt cán kiếm

lại, rồi theo lối “Hoa kiếm” múa tít như chong chóng để che chở kh¡p thân mình.

Tuy Võ tam Thông xuất thủ thật lẹ làng, nhưng cũng hơi muộn rồi. Chỉ còn một tý

nữa là cả năm đầu ngón tay của ông đã bị kiếm quang gọt đứt tiện hết.

Nhìn Dương Qua múa kiếm theo lối “Hoa kiếm”, Võ tam Thông có cảm tưởng như

một luồng khí xâm nhập vào tận cơ thể, buốt cả xương tủy, muốn phát rung.

Nhất dương chỉ tuy lợi hại, nhưng không thể nào đẩy bạt được ánh kiếm ra xa. Lão

đứng sửng sốt nhìn chàng, rồi buông tay than lớn:

-Quả thật là niên thiếu anh hùng, hậu sinh khả úy! Hay quá, từ nay lão đã thành

vô dụng.

Dương Qua cảm động dừng tay cúi đầu thưa:

– Nếu lão bá không vì thương cháu ra tay giật kiếm, chỉ dùng ngón thứ ba đâm vào

chân mày thì cháu đâu còn sống sót nổi.

Võ tam Thông cảm thấy tâm tư nhẹ nhàng thư thái, vui vẻ đáp:

-Xưa kia, một lần Hoàng Dung đã dùng kế th¡ng được lão, ngày nay lại bị thua

cháu một lần nữa cũng vì mưu kế. Các cháu tuy tuổi trẻ nhưng tài cao. Chúng ta tuy

cao niên nhưng còn dại dột thiếu kinh nghiệm.

Vừa nói tới đây, bỗng có tiếng chân động trên đất, phía trước có hai người sánh vai

nhau đang đi tới. Dương Qua vội kéo Võ tam Thông nấp sau bụi cây khá rậm rạp để

nhìn xem.

Tiếng chân tiến lại gần, nhìn kỹ rõ ràng là hai anh em họ Võ. Khi vừa tới gần chỗ

hai người nấp, Võ tu Văn dừng chân đưa m¡t quan sát xung quanh một lượt rồi cất

tiếng nói:

-Đại ca, chỗ này thuận tiện l¡m rồi, nào chúng ta ra tay đi thôi.

Võ đôn Nho gật đầu đồng ý. Hai thanh trường kiếm đã tuốt ra khỏi vỏ. Nhưng Võ

tu Văn chưa động thủ, nói rằng:

-Đại ca, hôm nay nếu em bại trận, ch¡c anh không nỡ xuống tay, nhưng em không

thể nào sống được nữa. Sau khi chết rồi còn lại ba gánh nặng nề là báo thù cho mẫu

thân, phụng dưỡng cha già, và che chở đùm bọc cho Quách muội, xin nhờ anh niệm

tình chu toàn hết cho nhé.

Võ tu Văn tiến thêm mấy bước nhỏ nhẹ nói:

-Đại ca, chúng ta mồ côi từ tấm bé. Cha già lại đi xa, phải nương nhau mà sống.

Nay xảy ra việc này, ch¡c anh không trách em chứ?

Võ tam Thông nghe nói chạnh lòng rơi lệ. Võ đôn Nho cũng thiết tha nói:

– Số trời đã định, ta chẵng thế nào cãi được đâu.

Võ tu Văn nói:

-Dù ai sống, ai chết cũng mặc, kẻ nào sống sót nhất định suốt đời không được tiết

lộ câu chuyện này cho cha và Quách Phù phải đau khổ đấy nhé.

Võ đôn Nho không nói gì thêm, chỉ khe khẽ gật đầu, rồi siết mạnh tay trái của Tu

Văn. Hai anh em lặng nhìn nhau, không khí có vẻ l¡ng dịu.

Võ tam Thông nhận thấy hai người có vẻ yêu thương hòa hoãn cùng nhau, trong

bụng đã mừng, muốn bước lại khuyên hai con không nên quá ngu xuẩn và bồng bột

nhất thời như vậy. Nhưng bỗng một trong hai người thét lớn:

-Chúng ta b¡t đầu nào ?

Hai người cùng rút kiếm, soạt soạt liền liền, ánh kiếm nháng lên, Tu Văn tấn công

liên tiếp lẹ như sao băng. Đôn Nho đỡ được ba nhát ấy và trả lại liền hai nhát nữa

ngay vào chỗ nhược của Tu Văn. Mỗi nhát kiếm vung ra là một nhát trống dội vào

ngực Võ tam Thông, tim ông đập liên hồi, tâm hồn tán loạn không biết trong hai đứa

con trai đứa nào sẽ bị thương hay bỏ mạng. Tiếng thép chạm nhau choang choang

liên miên giữa chốn rừng sâu hoang v¡ng. Là anh em ruột một cha một mẹ, nhưng giờ

phút này họ đâm chém nhau không chút nương tay. Võ tam Thông sợ hãi xanh máu

mặt theo dõi trận đấu, không biết giờ phút nào sẽ chứng kiến giòng máu thân yêu phải

vọt ra. Ông nghĩ bụng:

-Nếu bây giờ mình xuất hiện thì cũng có thể ngừng được trận đấu ngay, nhưng như

thế không phải là một cách dứt khoát, vì tuy ngừng hôm nay nhưng họ sẽ hẹn nhau

một nơi khác mà ta không thể biết được trước. Chả lẻ ta cứ bám sát theo bên chân

hai người để giám sát và ngăn ngừa mãi hay sao ?

Thấy việc làm của hai đứa con trai yêu quý, Võ tam Thông lại nghĩ tới cái thân thế

long đong bầm dập của mình, bất giác cõi lòng thổn thức, giọt lệ chan hòa.

Hồi còn thơ ấu, Dương Qua và hai anh em họ Võ không ưa nhau nay nhìn thấy

cảnh huynh đệ tương tàn, lúc đầu chàng cảm thấy khoái trá, nhưng nhìn lại thái độ

thiểu não buồn đau của Võ tam Thông lại chạnh lòng. Nhớ lại đời mình không còn

sống bao nhiêu ngày nữa bỗng một hảo ý hiện ra trong trí óc, chàng nghĩ bụng:

-Đời mình chưa làm đượcmột việc thiện, thì sau khi chết ch¡c cô mình cũng đau xót.

Kiểm điểm lại những người có thiện cảm cùng ta cũng chỉ quanh quẫn giữa cô Trình

Anh, Lục vô Song một số hồng nhan tri kỹ mà thôi. Tại sao nhân cơ hội này ta không

ra ơn một chuyến đ

cho lão bá nghĩ tới mình và khi ta không còn sống nữa, ít ra cũng

được thêm một người nh¡c nhở tới ta.

Nghĩ xong, chàng ghé miệng vào tai Võ tam Thông nói nhỏ:

-Lão bá, cháu có một cách giúp bác khiến cho hai anh em không quyết đấu nhau

nữa.

Võ tam Thông như người chết đuối túm được phao, quay lại nhìn sững Dương Qua

lòng tràn ngập niềm cảm kích. Ông cảm động quá chỉ biết n¡m chặt hai tay Dương

Qua, mà nói chẵng nên lời.

Suốt đời ông, từ lúc thiếu thời đã bị chữ tình ràng buộc. Khi người vợ đã hy sinh

cứu mình mà bỏ mạng, ông dồn hết tình thương vào hai đứa con thơ, chỉ mong sao

chúng nó sẽ cùng nhau chung sống trong tình thân mật thuận hòa, không ngờ lại có

cái cảnh như ngày nay, càng nghĩ chừng nào ruột gan ông hình như bị ai c¡t đứt.

Trong cái cảnh tuyệt vọng này, ông thấy Dương Qua không khác nào là một vị cứu

tinh đã mang hạnh phúc lại cho đời mình, nỗi hân hoan lộ ra quá rõ ràng trên nét mặt.

Thấy nét mặt quá cảm xúc của Võ tam Thông, lòng Dương Qua như quặn th¡t và

nghĩ thầm:

-Nếu cha mình còn sống, có lẽ ông cũng thương mình như vậy chẳng khác nào.

Chàng ghé tai Võ tam Thông bảo nhỏ:

-Lão bá đừng cho họ thấy mặt, nếu không thì hỏng cả đấy.

Trong khi đó trận đấu của hai anh em họ Võ ngày càng quyết liệt. Hai người đem

ra áp dụng toàn là Việt Nữ kiếm pháp do Hàn Tiểu Oanh truyền dạy kỳ trước, nhưng

ngọn nào cũng có vẻ điêu luyện và già dặn hơn hồi luyện tập.

Võ tu Văn nhẹ nhàn lanh lẹ, thân pháp uyển chuyển, luôn luôn nhảy nhót nhẹ

nhàng, cố tìm chỗ hở mà tấn công. Võ đôn Nho thì trầm hùng điềm tĩnh, lúc nào cũng

nhiệm nhặt giữ thế, thỉnh thoảng trả lại một vài đòn ch¡t nụi.

Dương Qua đứng xem hồi lâu rồi cười ha hả từ từ bước ra. Vừa trông thấy chàng,

cả hai anh em giật mình ngừng tay nhìn sửng rồi hỏi gấp:

-Mi tới đây có việc chi ?

Dương Qua hất hàm hỏi lại:

-Còn bọn bây ở đây làm gì ?

Tu Văn nói:

-Chúng ta nhân thời giờ nhàn rỗi ra đây dượt kiếm cùng nhau.

Dương Qua cười lại bĩu môi nói:

-Chà, siêng năng chăm chỉ quá nhỉ? Luyện kiếm cung tới nỗi quyết liều sống chết,

chưa thấy ai tích cực như các người.

Võ đôn Nho nổi nóng nạt lớn:

-Mặc chúng ta, mỗi người có quyền tự do và công việc riêng, khỏi cần mi xen vào.

Hãy cút đi cho rảnh.

Dương Qua cười gằn:

-Nếu quả thật bọn bây luyện kiếm thì không bao giờ ta lại can dự vào làm chi.

Đàng này chú bây chẳng những quyết đấu má còn can dự tới em Phù của ta nữa, thì

bảo ta làm lơ sao được.

Vừa nghe mấy chữ “em Phù của ta” thì hai anh em họ Võ bỗng thấy nóng tai tái

mặt, cùng hét lớn:

-Sao, mày bảo sao ? Láo thật !

Dương Qua điềm tĩnh nói:

-Quách Phù là con gái cưng của Quách Bá Phụ và Quách Bá Mẫu, lẽ cố nhiên việc

dựng vợ gả chồng thảy điều do kẻ bề trên quyết định. Hai ông bà Quách bá bá và bá

mẫu đã hứa hôn nàng cho ta từ lâu nào phải bây không hay biết. Thế mà hôm nay

chúng bây dám ra đấu kiếm hòng cướp giựt hôn thê của ta, như vậy chúng bây có

xem ta ra gì đâu ? Dương Qua này không bao giờ chịu đ

yên được.

Hai anh em họ Võ không biết lấy lời gì đối đáp trước những câu nói quá bất ngờ và

rành rẽ của Dương Qua, vì cả hai điều biết rõ Quách Tỉnh đã nhận Dương Qua làm r.

Hôm nay ý nghĩ của mình bị lột trần quá tr¡n trợn, nên cả hai đứa chưa biết nên xử trí

như thế nào.

Một chập sau Tu Văn cười nhạt hỏi:

-Mi gọi “hôn thê” sao không biết ngượng mồm ? Ta cũng phục mi là con người lì

lợm và mạnh miệng đấy. Chẵng hay mi đã cậy ai làm mai mối và đã trình sính l

hồi

nào mà đã gọi là “hôn thê”.

Dương Qua cười ha hả hỏi lại:

-Nếu như vậy thì ch¡c bọn bây đã có sính l

hay cha mẹ tán thành cả rồi sao ?

Theo phong tục đời Tống, việc hôn nhân do quyền cha mẹ quyết định và cần phải

có mai mối. Trong việc tranh chấp của hai anh em họ Võ, kẻ nào bại sẽ tự vận mà

chết. Người còn sống sẽ cầu hôn với Quách Phù chừng ấy nàng sẽ không còn lẽ gì

chọn lựa nữa và nhất định nàng phải ưng thuận.

Nghe Dương Qua hỏi quá đột ngột và hóc búa, cả hai không biết trả lời thế nào.

Mãi một hồi Tu Văn mới nói:

-Chúng ta biết rõ Sư Phụ đồng ý gả Quách Phù cho mi. Nhưng Sư Mẫu lại hứa gả

cho một trong hai anh em chúng ta rồi. Giữa ba đứa mình ngày nay danh phận chưa

có, việc tương lai sẽ giải quyết ra sao bây giờ làm sao đoán trước được ?

Dương Qua không nói, chỉ ngước mặt nhìn trời cười sằng sặc mãi. Tu Văn bực trí

quát nạt lớn:

-Tại sao mi cười ? Ta nói không phải hay sao ?

Dương Qua nói:

-Lời ta nói mới đúng, mi nói sai rồi. Quách Bá Phụ thương ta thì Quách Bá Mẫu

cũng vậy. Anh em bây những gì đặc biệt dám đem so sánh cùng ta xem thử ?

Tu Văn cười gằn đáp:

-Sự thật còn đó, ngươi muốn che giấu cũng không được nữa. Đừng hòng gạt người.

Dương Qua gằn giọng nói:

-Chuyện gì mà phải đi lừa gạt bọn bây ? Quách bá mẫu cũng đồng ý hứa hôn từ lâu

rồi. Nếu không, chuyện gì ta phải xả thân cứu cả nhạc phụ và nhạc mẫu trong mấy

lần liên tiếp ? Hành động hy sinh ấy cũng chỉ vì mối tình cùng em Phù mà thôi. Bây

nói vậy thì ta xin hỏi: Sư mẫu đã hứa với bây, có bằng chứng chi không ?

Hai anh em chỉ nhìn nhau chưa biết đối phó và trả lời ra sao cả. Lời Dương Qua

cũng có lý l¡m. Vì tranh chấp mối tình của Quách Phù mà anh em đã quyết tâm một

mất một còn. Chưa giải quyết xong, nay lại thêm một tình địch lợi hại xen vào thật

quả r¡c rối. Để đối phó hai người cần phải gác bỏ mọi hiềm khích nội bộ để hợp sức

nương tựa lẫn nhau mới được.

Vì có lần lé nghe được lời Quách Phù nói cùng hai anh em họ Võ nên chàng dụng ý

gợi cho hai người ghen cho bỏ ghét:

– Em Phù đã l¡m lần nói với ta rằng vì chúng bây đeo đuổi nàng mãi nàng cũng

không tiện công nhiên từ chối, thành thử phải nói bằng lòng cả hai. Chúng bây há

không nghĩ rằng, một người đoan trang hiền thục như Quách Phù, lại là con nhà trâm

anh thế phiệt, lẽ nào lại một lúc thích cả hai người đàn ông sao ? Có thể nói tr¡ng ra

rằng “thích cả hai là không thích một người nào hết”. Phải không ?

Rồi chàng giả bộ nũng nịu nhái lại lời nói của Quách Phù độ nọ:

-Anh hai, sao anh cứ đeo đuổi tôi mãi làm gì ? Anh không hiểu lòng tôi đang phân

vân ái ngại sao ? Còn anh cả cũng vậy, thôi thà chết phức cho rảnh nợ !

Chàng nói cả hai anh em họ Võ thất s¡c, mồ hôi chảy ướt mình cả hai cùng bàng

hoàng suy nghĩ:

-Quả đúng lời nói của Quách Phù nói riêng với ta trong bữa nọ. Nếu nàng không

thuật lại thì sao h¡n biết được câu chuyện tâm tình này ? Té ra nàng thoái thác không

chịu nhận lời với người nào cũng chỉ vì thế. Quả là điều bẽ bàng và sỉ nhục.

Nhìn qua thần s¡c của hai người, Dương Qua đã đoán biết hết những ý nghĩ trong

lòng họ. Thấy cả hai đã lầm kế mình, chàng từ tốn và nghiêm nghị bảo:

-Như vậy Quách Phù là hôn thê của ta rồi. Mai hậu ta với nàng sẽ là vợ chồng,

cùng nhau nối tóc tới già, xây dựng gia đình hạnh phúc, con cháu nối nghiệp đời đời.

Vừa nói tới đây bỗng có tiếng thở dài của ai rất não ruột, hình như là Tiểu long Nữ.

Dương Qua vừa nghe choáng váng cả người, muốn buộc miệng gọi Cô Nương, nhưng

đã kịp thời dằn được, vì chàng đoán biết kẻ ấy là Lý mạc Thu. Con người ấy, nhất

định không nên giáp mặt được cùng cha con nhà họ Võ.

Rồi chàng lớn tiếng bảo:

-Chúng bây chỉ si tình, nuôi hy vọng hảo huyền vô ích quá. Ta vì tình nhạc phụ,

nhạc mẫu nên bỏ qua hết mọi chuyện, bây giờ khá mau về thành Tương Dương giúp

đỡ nhạc phụ, nhạc mẫu ta đ

thủ thành thì hơn.

Hai anh em họ Võ ngao ngán và chán nản quá, siết tay nhau cảm thông trong số

phận hẩm hiu chung.

Võ tu Văn từ tốn nói:

-Dương huynh, xin kính chúc anh và Quách cô nương đặng tròn dim

phúc trăm

năm cầm s¡c hòa hợp. Từ nay xin cứ xem hai anh em chúng tôi như không còn trên

cõi đời này nữa.

Nói xong hai người n¡m tay nhau bước đi. Dương Qua mừng rỡ thấy kế hoạch

mình đã thành tựu mỹ mãn. Võ tam Thông dang nấp người sau khóm trúc, thấy hai

con mình nói lời từ biệt và định đem nhau đi ẩn dật xứ xa thì trong lòng bất nhẫn, vội

nhảy ra gọi lớn:

-Văn nhi, Nho nhi, hai con đi đâu đấy ? Chờ ta theo cùng.

Hai anh em vừa nghe tiếng Võ tam Thông đã ngạc nhiên, quay mình nhìn lại thấy

quả cha mình, cùng thốt lên một tiếng “cha”. Võ tam Thông ch¡p tay xá Dương Qua

nói:

-Lão đây nguyện suốt đời ghi ơn tiểu đệ.

Dương Qua bực mình vì thấy Tam Thông đã nông nỗi làm lộ công chuyện, định

kiếm lời nói át đi, nhưng Võ tu Văn đã nghe được, quay sang bảo anh:

-Đại ca, có lẽ chúng ta đã bị gạt rồi.

Võ đôn Nho tuy không lanh miệng khéo mồm, nhưng cũng có óc thông minh lanh

lợi. Chàng nghe nói, quay sang nhìn cha rồi nhìn em gật đầu.

Võ tam Thông thấy mình đã làm hỏng chuyện, vội tìm lời đính chính:

-Con chớ hiểu lầm. Cha không có nhờ Dương huynh khuyên bảo hay dàn xếp gì về

chuyện này hết.

Câu cải chính này xác nhận thêm một lần nữa sự việc mà hai anh em đa nghi hoặc.

Bấy giờ Tu Văn và Đôn Nho mới tin rằng những chuyện vừa rồi Dương Qua bày đặt

hết, vì vậy hai người chợt nghĩ:

-Xưa nay Dương Qua và Quách Phù thường hục hặc cùng nhau có ai ưa ai đâu.

Huống chi Dương Qua đã có tình thiết tha cùng Tiểu long Nữ thì làm sao hứa hôn

cùng Quách Phù được ?

Tu Văn bảo anh:

– Đại ca, chúng ta cứ về thành Tương Dương hỏi lại Phù muội để nàng trực tiếp trả

lời thì ch¡c hơn.

Đôn Nho gật đầu đáp:

-Phải rồi, hơi đâu đi tin những lời xảo ngữ được.

Tu Văn ngó cha nói:

-Thưa cha, nhân tiện cha hãy cùng chúng con về thành Tương Dương thăm vợ

chồng Quách bá phụ luôn thể, hai người cùng cha là bạn cũ mà.

Võ tam Thông thấy công chuyện lở hỏng bét thì không biết đối phó sao cho phải.

Ông muốn đem quyền làm cha ra răn dạy hai con, nhưng lại sợ, kho không có mình

chúng nó trở lại thanh toán nhau như cũ thì càng nguy nữa.

Ông đang ú ớ chưa biết nên nói gì thì Dương Qua đã cười lạt nói:

-Võ nhị ca, tôi cấm anh không được nh¡c đến hai chữ “Phù muội” và ngay cả trong

lòng cũng không được nghĩ tới nữa đấy.

Võ tu Văn trợn m¡t quát lớn:

-Trên đời chưa có kẻ nào ngang ngược và vô lý như mi. Chữ “Phù muội”, ta đã

dùng trên bảy tám năm rồi, không những vậy ta vẫn tiếp tục dùng ngày nay và cả

trong tương lai nữa. Phù muội ta kêu mãi đã sao đâu ?

Thình lình có một tiếng bốp chát chúa nổi lên, má Tu Văn đã in dấu năm ngón tay

của Dương Qua đỏ ửng.

Tu Văn tuốt thanh trường kiếm gầm lên:

-Thằng Dương Qua đáng trị thật. Xưa nay ta với mi chưa từng so kiếm xem sao ?

Võ tam Thông nạt lớn:

-Văn nhi, không được động thủ.

Dương Qua quay sang nhìn Tam Thông hỏi lại:

-Võ lão bá, trong hai người bác bênh ai.

Theo lẽ thường thì Tam Thông phải bênh con mình mới phải. Nhưng ông đã rõ sở

dĩ Dương Qua muốn hành động cũng chỉ vì muốn giúp mình giải quyết một chuyện

r¡c rối mà mình đành bất lực, khiến cho hai con mình khỏi tàn sát lẫn nhau.

Vì vậy cho nên ông đứng yên, cứng miệng chẵng biết nói làm sao.

Dương Qua bèn nói:

-Tôi xin bác cứ ngồi yên trên tảng đá để thưởng thức cuộc tranh tài này. Tôi xin

hứa không giết họ đâu mà lo.

Mặc dù Dương Qua còn nhỏ tuổi nhưng xử thế như thần, huống hồ chi chuyện này

chàng lo cho mình, nên Võ tam Thông phải nghe theo lời chàng đề nghị, đến ngồi trên

tảng đá lớn bên cạnh đó.

Dương Qua tuốt phăng Tử Vi bảo kiếm, chém soạt luôn hai nhát thành hình chử

thập trên một tảng đá khá nặng trên ngàn cân đang lù lù trước mặt rồi phi cước đá

văng ra thành bốn mảnh bằng nhau. Chổ bị kiếm chém bằng phẳng như cưa.

Anh em họ Võ thấy thanh bảo kiếm bén quá thất kinh nhìn sửng.

Dương Qua cài kiếm vào vỏ rồi nói:

-Với hai người, ta chẳng cần phải dùng tới kiếm này đâu mà lo.

Nói xong chàng bước lại cây lớn gần đó bẻ một cành, tuốt hết lá biến thành một cây

đoản côn chừng ba thước, nói lớn:

-Ta đã nói mà chúng bây chưa tin rằng nhạc Mẫu thương ta hơn. Bây giờ ta sẽ

chứng minh cho xem. Ta chỉ dùng chiếc cây này, cho hai anh em bây cùng tấn công

một lượt tất cả những ngón nhạc phụ ta đã truyền và cũng có thể dùng Nhứt dương

Chỉ học của Chu tử Liu

nữa. Ta chỉ dùng toàn thế võ của nhạc mẫu truyền dạy để

đối phó mà thôi, nếu có dùng thứ võ nào khác thì xem như thua bây.

Võ đôn Nho thấy vậy cho rằng nếu theo các điều kiện này thì dù anh em mình

th¡ng cũng chẳng danh dự gì, định nói lại, nhưng Võ tu Văn đã lanh miệng nói:

-Hay l¡m, đó là do mi đề nghị chứ anh em ta không buộc. Nhưng nếu mi dùng các

thế võ của Toàn Chân phái hay trong Ngọc Nữ tâm kinh thì sao ?

Dương Qua bình tĩnh đáp:

-Thì xem như ta thua chứ sao. Hôm nay chúng ta đánh nhau không phải là vì thù

oán mà chỉ để tranh lấy Phù muội mà thôi. Nếu ta thua thì nhất định phải đi xa, vĩnh

vin

không được nhìn tới nàng nữa. Còn hai người thì sao ?

Câu hỏi của Dương Qua đã dồn hai anh em vào thế bí nhưng không còn cách nào

chống chế nữa, Tu Văn đành nói:

-Thì chúng ta cũng vậy chứ sao. Nếu hai ta bị thua, sẽ mãi mãi không gặp nàng

nữa.

Dương Qua nhìn Đôn Nho hỏi lại:

-Đó là ý kiến của h¡n thôi, còn mi thì sao ?

Võ đôn Nho trừng m¡t quát:

-Em ta sao thì ta vậy, anh em chúng ta cùng chung một ý kiến thôi.

Dương Qua đ¡c chí cười vang:

-Hôm nay nếu kẻ nào bị bại mà không giữ đúng lời hứa thì quả là đồ vô liêm sĩ, thua

cả loài chó lợn đấy nhé.

Tu Văn đáp ngay:

-Đúng như vậy. Bây giờ hãy đỡ kiếm ta đây, thằng mọi.

Nói dứt lời, chàng vung trường kiếm chém vụt vào chân Dương Qua đồng thời Đôn

Nho cũng chém thẳng vào chân bên kia, khiến Dương Qua phải phi thân nhảy vọt lên

cao để tránh né và buột miệng khen:

-Hay l¡m, huynh đệ nhứt tâm, sức mạnh có thể xô thành đổ núi, lợi hại l¡m.

Võ đôn Nho tung kiếm chém nữa, Dương Qua cầm côn nhưng không thèm đỡ

nghiên mình né tránh, miệng đọc bốn câu:

-“Vợ chồng như quần với áo,

“Anh em như tay với chân,

“Áo quần rách, có thể thay,

“Tay chân gãy, làm sao chấp nối?

Hai anh em bây đã biết bốn câu thơ này chưa ?

Tu Văn quát lớn:

-Hãy đánh đi đừng ba xạo. Võ công của sư mẫu truyền dạy cho đâu sao chẳng đem

ra thi thố, cứ tránh né hoài như vậy?

Đôn Nho không nói lời nào, cứ bặm môi múa kiếm chém ngay vào các chỗ nhược.

Dương Qua cười lớn bảo:

-Hay đấy, bây giờ hãy cẩn thận nhé, rán mà đỡ những ngón võ tinh kỳ của Nhạc

mẫu ta dạy đây nè.

Nói dứt lời, chàng dùng gậy đập thẳng theo thế “quất” trong phép đánh chó, đồng

thời đưa ngón tay điểm vào huyệt của Đôn Nho. Đôn Nho vội vàng nhảy lên tránh

khỏi, nhưng khúc cây lại đánh trúng vào giò Tu Văn té lăn ra đất.

Thấy em bị nhào, Đôn Nho vội hoành thân tu kiếm chém mạnh như bảo táp, Dương

Qua chép miệng khen lớn:

-Hay l¡m, phàm thấy em lâm nạn, liều thân giải cứu như vậy mới đúng đạo làm

anh chứ.

Chàng vừa nói xong thì khúc cây đã xoay lại nện trên lưng Đôn Nho. Tuy bị một

đòn không đau l¡m nhưng Đôn Nho cũng thừa biết phần thất bại đã về phần mình rồi.

Ngay khi đó Tu Văn lồm cồm ngồi dậy, nói lớn:

-Đó là phép đánh chó, nào võ công của sư mẫu dạy mi. Khi bà dạy cho Lỗ hữu

Cước, chính mi và chúng ta đã nấp xem và học lóm thế mà cũng đưa ra lòe, đâu có gì

là giỏi?

Y nói chưa dứt lời đã lãnh thêm một đòn té xấp xuống đất. Dương Qua chờ chàng

lồm cồm ngồi dậy rồi mới nói:

-Phép đánh chó là một môn võ công tuyệt diệu và khó học vô cùng. Nếu chỉ học lóm

mà biết, tại sao anh em bây lại không biết. Quách bá mẫu chỉ dạy cho Lỗ trưởng lão

những khẩu quyết thông thường, còn các thế đánh thì bà chỉ ngầm dạy riêng ta mà

thôi. Cả Phù muội cũng chưa hề học được, thì bọn bây làm sao học được mà mong.

Tu Văn nào biết được câu chuyện Dương Qua đã gặp Hồng thất Công, nên nghe lời

chàng nói, đối với sự hiểu biết của mình, đã tin là hợp lẽ, tuy nhiên ngoài miệng chàng

vẫn cứng cỏi nói:

-Mi biết được chẵng qua nhờ trời phú cho có thiên tư đặc biệt mà thôi. Chúng ta

tuy vô tình nghe sư mẫu giảng giải chứ đâu có để tâm học lén. Chỉ có những thứ vô

liêm sĩ mới dụng ý này mà thôi.

Dương Qua há miệng cười lớn, rồi bỗng nhiên xoay côn lẹ như chớp nghe “bốp,

bốp” hai tiếng, mỗi người lãnh thêm một đòn trên lưng tuy không đau l¡m nhưng mặt

đã có vẻ thẹn thuồng.

Dương Qua vừa cười vừa nói:

– Bây giờ có nói ra cũng không có gì làm chứng và bảo đảm cho, dù ta dùng đả

bổng pháp hạ bây nhưng lòng không phục cũng chẵng thích gì. Thôi ta dùng một võ

công của nhạc mẫu do ai đích truyền hay không?

Tu Văn hằn học nói lớn:

-Dẹp đi mi, cứ mỗi chút là nhạc mẫu với nhạc phụ mà không biết ngượng mồm.

Khỏi nói chuyện với mi nữa!

Dương Qua cười hè hè nói:

-Cậu này quả hẹp lượng và câu chấp. Thôi cũng được, vậy hãy cho ta biết, võ công

của sư mẫu do ai truyền dạy ?

Tu Văn nghênh mặt tỏ ý tự phụ đáp:

-Sư mẫu ta là con gái duy nhất của Hoàng Đảo Chúa. Võ công của bà do Hoàng

đảo chúa truyền dạy chứ còn ai nữa?

Dương Qua gật đầu nói:

-Phải đấy, nhưng sau khi chung sống nhiều năm trên đảo Đào Hoa các người có

biết sở trường tuyệt kỷ của Hoàng đảo chúa là môn nào không ?

Võ tu Văn đáp:

-Hoàng đảo chúa là một dị nhân tài kiêm văn võ. Con người như ông thì ngón võ

nào cũng tuyệt diệu cả không phân biệt ngón nào sở trường cả.

Dương Qua gật gù nói:

– Lời mi nói cũng chí lý, tuy nhiên về kiếm pháp, mi có biết Hoàng đảo chúa sở

trường kiếm pháp nào hay không ?

Võ tu Văn đáp:

-Nếu mày biết sao còn hỏi nữa. Trên giang hồ ai lại không biết Hoàng đảo chúa sở

trường về “Ngọc Tiêu Kiếm Pháp”, oai trấn võ lâm, không ai bì nổi.

Dương Qua lại hỏi nữa:

-Anh em bây đã gặp Hoàng đảo chúa lần nào chưa ?

Võ tu Văn thấy chàng hỏi mãi bực mình, nhăn mặt xẵng giọng:

-Mi hỏi dai quá cỡ, lẽ cố nhiên không gặp rồi. Vì Hoàng đảo chúa trên mười mấy

năm nay đi chu du thiên hạ có bao giờ về đảo đâu. Cả sư phụ sư mẫu còn hiếm khi

gặp gỡ huống chi bọn này.

Dương Qua nói:

– Vậy thì ch¡c hai người cũng chỉ nghe nói chứ chưa bao giờ được thưởng thức

Ngọc tiêu kiếm pháp phải không?

Võ tu Văn đáp:

-Trong dịp kỷ niệm sinh nhật của Hoàng đảo chủ, sư mẫu thiết tiệc ăn mừng, ngay

trong tiệc bà có biểu din

Ngọc Tiêu kiếm pháp, ta đã được xem, nhưng anh ta khi đó

bận lên Trùng Dương cung học nghệ nên không xem được.

Dương Qua cười lớn nói:

-Hay l¡m, mi đã xem được rồi thì càng hay l¡m. Môn này sư mẫu đã truyền lại cho

ta rồi.

Hai anh em họ Võ nghe nói nhìn nhau trong lòng ngờ vực:

-Ngọc tiêu kiếm pháp là một kiếm thuật kỳ diệu vô cùng, ngay như Quách Phù là

con gái cưng mà chưa được Hoàng Dung truyền lại, huống hồ Dương Qua. Từ ngày

rời Chung Nam sơn, Dương Qua có mấy khi được dịp gần Hoàng Dung lâu? Nếu có

gặp nhau cũng chỉ trong vài giờ rồi lại chia tay ngay, như thế làm sao có đủ điều kiện

để học cho được?

Đang suy nghĩ nửa tin nửa ngờ, chưa biết nói sao, bỗng Dương Qua thét lớn:

-Đây là thế Tiên Ông Cỡi Rồng!

Miệng nói tay đâm ngọn roi về phía trước nghe bộp một tiếng trúng ngay ngực Đôn

Nho. Nếu là mủi kiếm thật thì ngực Đôn Nho đã thủng rồi.

Tu Văn vung kiếm thọc vào hông Dương Qua, nhưng chàng đã thu roi về điểm

trúng vào Tu Văn.

Tu Văn hoảng hốt thu kiếm, rùn mình thấp xuống để né roi rồi tung cước đá vụt ra

một đá. Khi ấy, ngọn roi của Dương Qua đã đỗi chiều, điểm ngay vào huyệt “Thái

Dương” của Tu Văn, vừa công vừa thủ lợi hại phi thường. Tu Văn đá hụt vào không

khí. Đôn Nho cũng đứng vào tình trạng nguy biến, phải dùng hết sức loang kiếm

kh¡p người mới tạm tránh được những thế tấn công vô cùng ác liệt của Dương Qua.

Sau năm hiệp, hai anh em họ Võ đã yếu sức dần dần, không đủ sức để chống đỡ

chứ đừng nói đến chuyện tấn công.

Dương Qua thì miệng đọc các khẩu quyết, chân tay tu ra liên hồi, hết thế nàng sang

thế khác như nước chảy mây trôi khiến cho hai anh em họ Võ tối tăm mặt mũi chẵng

biết ứng phó đánh đỡ ra làm sao nữa, tay chân rụng rời, mồ hôi ra như t¡m.

Xưa kia Tu Văn có dịp xem Hoàng Dung biểu din

Ngọc Tiêu kiếm pháp, tuy thấy

hay nhưng cũng không tưởng tượng được lối đánh bay bướm, uyển chuyển và lợi hại

thế này.

Vừa đánh đỡ hai người cảm thấy trong lòng xốn xang, vì tin rằng Hoàng Dung đã

truyền cho Dương Qua thật. Hai người nào biết được Dương Qua có dịp may chung

sống với Hoàng Dược Sư thời gian khá lâu và trong khi ấy, chàng đã được ông ta

thân truyền cho hai môn tuyệt kỹ của Đào Hoa kiếm pháp là “Ngọc Tiêu kiếm thuật”

và “Đàn chỉ thần công”.

Càng đấu chừng nào Đôn Nho và Tu Văn càng cảm thấy áp lực của Dương Qua

càng thêm trầm trọng. Ngọn roi chàng múa tuy mềm mại ẻo lả nhưng có một sức

mạnh vô cùng hùng hậu hút cả đôi trường kiếm khiến hai người điều khiển khá khó

khăn và thường chém sai đích.

Thấy hai người đã xanh mặt, thở lên hồng hộc, Dương Qua lại cười lớn nói thêm:

-Ngọc tiêu kiếm pháp không phải chỉ bao nhiêu mà còn l¡m chổ kỳ diệu hơn nữa.

Hãy xem đây nhé.

Chàng nói vừa dứt lời bỗng nghe “bập” một tiếng, ngọn roi và thanh kiếm của Đôn

Nho đã g¡n chặt vào nhau, đồng thời Đôn Nho cảm thấy một luồng kình lực hút mạnh

thanh kiếm như muốn sút khỏi tay bay đi. Chàng phải bậm môi cố sức n¡m chặt lại

để khỏi mất kiếm.

Dương Qua tiến thêm một bước, nương theo áp lực của địch hướng ngọn roi lại hút

chặt luôn cây kiếm của Tu Văn luôn.

Tức thì chàng quát lên một tiếng lớn, vận sức truyền lực vào roi, đè hai ngọn trường

kiếm chúi mũi xuống đất.

Hai anh em họ Võ cố sức bình sinh định rút nhanh kiếm ra khỏi vòng áp lực của

Dương Qua, nhưng chàng bỗng tiến thêm hai bước dùng bàn chân giậm lên hai thanh

kiếm rồi bật ngược đầu roi trở lên chỉ thẳng vào yết hầu hai người miệng tủm tỉm cười

hỏi:

-Đã phục và chịu thua chưa?

Nếu cây roi này là thanh kiếm thì hai anh em đứt họng rồi, nên cả hai thất s¡c, đứng

lặng thinh, mặt mày tái mét.

Dương Qua thấy anh em họ Võ đã khuất phục và kinh hoàng như vậy thì cũng thấy

hả hê vì đã báo được mối thù ngày trước trên Đào Hoa đảo họ đã hiếp đáp mình.

Chàng lùi mấy bước, qu¡t m¡t nhìn, hãnh diện.

Đôn Nho và Tu Văn thật không ngờ Hoàng Dung đã thương yêu Dương Qua và

truyền cả tuyệt nghệ võ công cho chàng như vậy.

Nhưng cả hai đã trót yêu Quách Phù quá nặng, nếu bây giờ giữ lời hứa, không nhìn

mặt nàng nữa thì làm sao chịu nỗi ?

Đôn Nho thở dài não nuột, rồi muốn bỏ kiếm chịu thua cho rồi, nhưng Tu Văn nói:

-Đại ca, chúng ta chưa thể chịu thua h¡n, quyết đấu một keo nữa xem sao.

Đôn Nho gật đầu đồng ý.

Cả hai xách trường kiếm chém nhầu. Lần này người nào cũng quyết đem hết tài

nghệ tuyệt học thí mạng cùng Dương Qua để đánh đổi một mối tình mà họ không thể

nào tự ý rời bỏ cho được.

Dương Qua cười rộ nói:

-Có đánh hăng như vậy mới thấy hứng thú chứ.

Nói xong chàng ném ph¡t ngọn roi, xoay mình lòn qua hai ánh kiếm hình như không

xem hai người ra chi hết. Chàng đùa một hồi bỗng đứng yên lặng, rú lên một tiếng,

dùng ngón tay búng mạnh vào hai sống kiếm.

Hai người cảm thấy tê rần rần cả hổ khẩu, không còn đủ sức giữ được, để hai

thanh trường kiếm thoát khỏi tay bay vút lên không trung như hai chiếc pháo thăng

thiên.

Dương Qua phi thân nhảy theo đưa tay xớt lấy cả hai thanh kiếm như một trò chơi,

rồi nhìn hai anh em nói:

-Còn đấy là “đạn chỉ thần công”, biết chưa?

Thấy hai anh em cùng tái mặt không miệng nào đáp lại, Dương Qua trao hai thanh

kiếm trả lại và nói:

-Tôi xin hai vị thứ lỗi cho.

Tu Văn tiếp lấy thanh trường kiếm nghẹn ngào nói:

-Thôi rồi, tôi đành vĩnh biệt cùng Phù muội đời đời.

Nói vừa dứt lời chàng trở ngược lưỡi kiếm thọc vào yết hầu.

Ngay lúc đó, Võ đôn Nho cũng xoay lưỡi kiếm cứa mạnh vào cổ.

Dương Qua thất s¡c nhảy luôn tới trước đưa tay búng mạnh vào hai sống kiếm

nghe “choang, choang” hai ngọn kiếm chạm vào nhau gãy làm bốn đoạn rơi xuống

đất.

Ngay lúc đó Võ tam Thông đã nhảy ra n¡m áo hai con thét lớn:

-Trời ơi, hai anh em chúng bây chỉ vì một đứa con gái màm đi liều mình tự tử, quả

là điều đê hèn quá đáng.

Tu Văn ngẩn lên nhìn cha, mặt đầy nước m¡t:

-Cha, cha cũng suốt một đời đau khổ vì một người đàn bà. Chúng con… con…

Chàng nói chưa hết lời, nhưng thoáng trong bóng sao đêm thấy nét mặt cha già

chứa đựng đầy đau khổ, nước m¡t chan hòa, chàng cảm thấy chúng mình đã đi tàn sát

lẫn nhau, đem mối âu lo cho cha già, đã chừng này tuổi mà không tròn quả phúc.

Niềm hối hận tràn ngập như ánh chớp trong những bóng tối giữa đêm đông, hai người

ôm chầm lấy nhau khóc lớn.

Võ tam Thông buông áo, kéo hai con trai vào lòng, ba cha con ôm nhau thổn thức

vì bị xúc động mãnh liệt.

Trong giây phút đau đớn này, Tu Văn nghĩ bụng:

-Ta đã yêu Quách Phù với một mối tình chân thật, không ngờ nàng lại thương mến

Dương Qua. Thậm chí một người như sư mẫu cũng lừa dối anh em mình, đem hết võ

công truyền riêng cho rể tương lai bao nhiêu đó cũng đủ chứng minh rằng thiên hạ

chẳng qua là giả dối bề ngoài chỉ toàn là xảo trá. Chỉ có tình cha mẹ và anh em ruột

thịt mới là thành thật mà thôi.

Càng nghĩ chàng càng thấy thấm thía hối hận gục đầu vào lòng cha nức nở nghẹn

ngào thổn thức mãi.

oOo

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN