Cô Gái Đồ Long
Chương 24: TÍNH TOÁN XA XÔI
Tòng Khê đáp:
– Kỳ Thiên Bưu cũng tự biết tài ba của mình không chống đỡ nổi một phi tiêu của Nhất Manh, nên y phải đi mời anh em họ Kiến ở Lạc Dương giúp sức.
Anh em họ Kiến nhận lời ngay và nói:
– Với tài ba của chúng ta, không sao địch nổi Ngô Nhất Manh đâu. Nếu Kỳ đại ca nhất định bắt anh em chúng tôi ra trợ giúp, thì chúng tôi phải vâng lời tới lúc đó sẽ đứng ở bên cạnh hò hét trợ oai. Ðược đúng trưa ngày mai anh em chúng tôi sẽ tới cửa Tây thành Lạc Dương này .
Thanh Cốc xen lời nói, anh em họ Kiến đều là những tay sử dụng ám khí rất giỏi. Có anh em y giúp sức cho thì bên Thiên Bưu ba đấu một may ra có thể đánh ngang ngửa với Nhất Manh được, nhưng không hiểu bên Nhất Manh có người nào giúp sức không?
Tòng Khê đáp:
– Nhất Manh chỉ có một mình thôi, nhưng anh em họ Kiến đã nuốt lời hứa. Sáng sơm hôm sau, Thiên Bưu đến nhà anh em họ Kiến định bàn về phương pháp đối địch ngờ đâu y vừa đến nhà họ Kiến thì người gác cửa đã nói:
– Ðại gia với nhị gia chúng tôi hôm nay bỗng có việc cần sáng hôm nay đã đi Tịnh Châu rồi, mong Kỳ lão gia đừng đợi chờ.
Thiên Bưu nghe người gác của nói như vậy, tức giận đến nổ bụng. Mấy năm trước, anh em họ Kiến bị một tai nạn ở Giang Nam, nhờ Thiên Bưu giúp đỡ cho mới thoát được. Ngờ đâu lúc này y có việc nhờ vả hai người khi gặp mặt hai anh em họ Kiến ăn nói rất sốt sắng mà tới giờ hen ước lại ẩn núp không ra tiếp.
Thiên Bưu cũng biết Nhất Manh là người rất ác độc, mà cuộc hẹn ước này không sao trốn tránh được, nên y liền ở khách điếm viết lại tờ chúc thư dặn hậu sự rồi nhờ phổ kỵ đưa tới nhà y còn y thì một mình ra cửa Tây.
Việc đó từ đầu chí cuối ra sao đều lọt vào ắt tiểu đệ.
Ngày hôm đó, đệ giả giạng một tên ăn mày nằm dưới gốc cây cổ thụ tại ngoài cửa Tây để đợi chờ.
Không bao lâu sau Nhất Manh và Thiên Bưu trước sau lần lượt tới.
Hai người liền ra tay đấu với nhau, chưa được vài hiệp Nhất Manh đã hạ độc thủ ném luôn một chiếc phi tiêu đoạn hồn ngô công.
Thiên Bưu biết không sao chống lại được đành nhắm mắt chờ chết. đệ liền tiến lên đưa tay bắt luôn mũi phi tiêu đó.
Nhất Manh vừa kinh hãi vừa quát hỏi đệ có phải là người của bên Thiên Bưu không? đệ chỉ cười khỉnh mà không trả lời.
Nhất Manh lại ném luôn tám mũi phi tiêu độc, nhưng đệ đều bắt hết.
Ám khí khiến y nổi tiếng quả thực là lợi hại vô cùng. Nếu đệ dùng võ công của bổn môn thì không khó gì hết, nhưng đệ sợ y biết mình là người phái nào nên mới giả bộ làm như chân trái đau, tay phải què chỉ sử dụng tay trái thôi, dùng võ công của Thiếu Lâm để bắt những phi tiêu đó.
Tuy đệ bắt được hết những mũi phi tiêu đó nhưng suýt tí nữa mấy mũi phi tiêu độc đó là sướt da ở bên tay thất là nguy hiểm vô cùng. Quả nhiên y quát lời hỏi đệ thuộc đệ tử của cao tăng nào trong phái Thiếu Lâm. đệ giả bộ câm điếc cứ ậm ừ không chịu trả lời ngay.
Sau y về tới Lương Châu, đóng cửa không đi đâu nữa, không tiếp ai cả. Mấy năm liền không thấy y hiện thân trên giang hồ nữa.
Thanh Cốc lắc đầu và xen vào:
– Tuy Nhất Manh không phải là người lương thiện nhưng Thiên Bưu cũng không phải là một người tốt. Nếu ngày hôm đó lỡ tứ ca bị phi tiêu ngô công là sướt bàn tay, có phải tứ ca mạo hiểm mà không có ích lợi gì không?
Tòng Khê vừa cười vừa đáp:
– Lúc ấy nguy huynh hiếu sự và trước khi vào cuộc không ngờ phi tiêu ngô công lợi hại đến thế?
Thanh Cốc tính nhanh nhảu và thẳng thắn, không hiểu thâm ý của Tòng Khê như thế nào trái lại Thúy Sơn đã hiểu rõ ngay và nghĩ thầm:
– Sở dĩ tứ ca mạo hiểm như vậy là muốn giải trừ mối thù của Long Môn tiêu cuộc. Anh ấy biết Hổ Phiêu tiêu cục đứng đầu các tiêu cục ở Giang Nam. Ở Hà Bắc Sơn Ðông các nơi thì Yến Vân tiêu cục đứng đầu. Còn các tỉnh Tây Bắc thì Tấn Dương tiêu cục làm thủ lãnh.
Sau này mối thù của Long Môn tiêu cuộc thế nào cũng do những tiêu cục đó đứng ra đảm đương, nên tứ ca gây ra ba ơn huệ cho ba tiêu cục đó. Ba câu chuyện ấy mới thoảng qua ai cũng tưởng là tình cờ, nhưng tứ ca đã tốn bao công phu và thời gian điều tra để lợi dụng cơ hội chữ có phải dễ mà làm được ba việc như vậy đâu?
Ðoạn Thúy Sơn nghẹn ngào nói:
– Anh em mình như là một khối, đệ chẳng cần phải nói đến hai chữ cám ơn nữa. Tất cả mọi sự đều do đệ trẻ tuổi bồng bột mới gây nên những đại hoạ như vậy.
Nói tới đó, chàng bèn kể chuyện ngày nọ Tố Tố giả dạng mình đêm khuya đến giết cả nhà Long Môn tiêu cuộc cho mọi người nghe. Sau cùng chàng tiếp:
– Làm thế nào mà giải quyết được những việc đó, mong tứ ca giúp cho.
Tòng Khê ngẫm nghĩ giây lát rồi đáp:
– Việc này, để thưa lên sư phụ đã, nhưng ngu huynh thiết nghĩ người đã chết không sao sống lại được, mà tức muội đã biết cải ác rồi. Cố nhân đã dạy “Chỉ quá nang cải, thiện mạc đại yên”. Ðại ca cho lời nói của đệ như thế có đúng không?
Viễn Kiều thấy việc này có liên quan đến mấy chục nhân mạng nên trù trừ không dám trả lời ngay.
Liên Châu gật đầu đáp:
– Tứ đệ nói rất phải.
Lợi Hanh sợ nhất là nhị ca. Chàng biết đại ca là người hiền lành dễ bắt chuyện còn nhị ca thiết diện vô tư, coi kẻ ác như kẻ thù. Chàng sợ Liên Châu làm khó dễ ngũ tẩu nên từ nãy giờ cứ nơm nớp lo sợ, không ngờ Liên Châu gật đầu đã sớm rõ việc này và thấthứ cho Tố Tố. Bây giờ Liên Châu gật đầu và nói như vậy, trong lòng cả mừng bèn xen vào:
– Nếu người khác có hỏi tới việc này ngũ ca chỉ trả lời là không phải ngũ ca giết mấy người đó có thế thôi. Mà ngũ ca nói như vậy không phải là nói dối vì sự thực ngũ ca có giết người đâu?
Viễn Kiều đưa mắt lườm Lợi Hanh rồi nói:
– Cứ chối quanh mãi như vậy, thì lòng ngũ đệ sao yên? Vả chúng ta đã mang danh nghĩa hiệp cũng sao yên đực?
Lợi Hanh liền hỏi:
– Vậy theo ý của đại ca thì nên làm như thế nào?
Viễn Kiều đáp:
– Theo ý của ngu huynh thì chờ chúc thọ sư phụ rồi, sáu anh em chúng ta hãy đi kiếm đứa con của ngũ đệ trước đã, kế chúng ta đại hội anh hùng ở Hoàng Hạc lâu giải quyết việc Kim Mao sư vương Tạ Tốn với quần hùng xong, đoạn sáu anh em chúng ta cùng ngũ đệ phu nhân xuống Giang Nam. Trong ba năm chúng ta mỗi người phải làm mười việc thiện.
Tòng Khê vỗ tay tán thành:
– Phải đấy, Long Môn tiêu cuộc có bảy mươi hai người chết oan uổng. Chúng ta mỗi người làm mười việc thiện. Nếu cứu thoát hai trăm người bị nạn, miễn cưỡng có thể xí xoá được vụ giết chóc.
Liên Châu cũng lên tiếng nói:
– Ðại ca nghĩ rất phải, không còn ý kiến nào hay hơn nữa. Chắc sư phụ cũng tán thành.
Bằng không dù bắt ngũ đệ phu nhân đền mạng cho bảy mươi hai người chết oan đó, thì chết thêm một người mà không có ích lợi cho ai cả.
Thúy Sơn vẫn áy náy trong lòng, nay nghe Viễn Kiều sắp đặt như vậy liền cả mừng và nói, Ðể đệ vào báo tin cho Tố Tố hay.
Thúy Sơn vọi vàng chạy vào phòng đem ý kiến của Viễn Kiều kể cho vợ nghe, còn nói Tố Tố biết các sư huynh đệ chờ cuộc chúc thọ sư phụ xong sẽ xuống núi tìm Vô Kỵ liền.
Tố Tố nghe nói tinh thần liền phấn khởi và nghĩ thầm :
– Với bản lãnh của Võ Ðang lục hiệp thì thế nào cũng đem được Vô Kỵ về cho ta .
Sự thật Tố Tố không bệnh gì cả chỉ vì quá nhớ Vô Kỵ mà nên. Nay nàng nghe Thúy Sơn nói vậy, lòng được an ủi ngay, nên bịnh ngày một thuyên giảm.
Mấy hôm sau, đã đến mùng tám tháng tư, Trương Tam Phong biết ngày mai là đại thọ bách tuế của mình, các đệ tử thế nào cũng vui vẻ náo nhiệt một phen. Tuy Ðại Nham tàn phế Thúy Sơn mất tích là một khuyết điểm nhỏ, nhưng lão anh hùng cảm thấy sống được trăm tuổi quả là hiếm có. đồng thời trong lúc bế quan, Trương Tam Phong đã nghiên cứu ra được môn Thái Cực thần công mà lão anh hùng nhận thấy môn võ công đó sẽ làm rạng rỡ cho Võ Ðang rất nhiều. Nên sáng sớm ngày hôm đó lão anh hùng đã mở quan ra liền.
Mọi người chỉ nghe một tiếng rú thanh thoát .
Trương Tam Phong đã dùng hai tay đẩy mạnh một cái, hai cánh cửa vừa dầy vừa nặng vừa mở ra.
Người mà Trương lão anh hùng trông thấy trước tiên là Thúy Sơn, người đồ đệ đã mất tích mà ông đã tưởng nhớ hơn mười năm trời.
Tưởng là hoa mắt nhìn lầm, Trương Tam Phong liền giơ tay lên dụi mắt, thì Thúy Sơn chạy lại ngã vào lòng sư phụ nức nở khóc và gọi luôn mồm:
– Sư phụ! Sư phụ!
Chàng quá cảm động, quên cả quì lạy thầy.
Viễn Kiều và bốn sư đệ cũng chạy lại xúm quanh sư phụ và đông thanh nói:
– Hôm nay sư phụ đại hỉ ngũ đệ trở về Trương Tam Phong đã sống được trăm tuổi, mà tu luyện võ công hơn tám mươi năm trời tới mức hư vô không bị việc trần tục làm phiền luỵ nữa, nhưng lão anh hùng đối với bảy đồ đệ như con đẻ, nay bỗng thấy Thúy Sơn đã trở về, mừng khôn tả, ôm luôn đồ đệ cưng ấy vào lòng nước mắt chảy xuống hai bên má.
Các anh em hầu hạ sư phụ tắm rửa thay khăn áo xong, Thúy Sơn không dám đem chuyện của mình kể cho sư phụ nghe, chàng chỉ dám nói chuyện kỳ lạ ở Băng Hỏa đảo thôi.
Nghe Thúy Sơn nói đã có vợ, Trương Tam Phong lạ càng mừng thêm nói:
– Vợ con đâu? Mau bảo chị ấy ra đây để sư phụ xem mặt.
Thúy Sơn vội quì xuống thưa:
– Thưa sư phụ, đệ tử táo gan vô cùng, lúc có vợ không xin phép sư phụ trước.
Trương Tam Phong vuốt râu vừa cười vừa nói:
– Con ở trên Băng Hỏa đảo không sao về được, chẳng lẽ đợi hết mười năm con về tới đây thưa cùng ta rồi mới cưới vợ ? Con đứng dậy khỏi phải cáo lỗi nữa. Trương Tam Phong làm gì có đứa đồ đệ hủ lậu như thế?
Thúy Sơn vẫn quì và thưa tiếp:
– Nhưng lai lịch của vợ con không được chánh đáng cho lắm. Nàng nàng là con gái Hân giáo chủ Bạch Mi Giáo.
Trương Tam Phong vẫn vuốt râu đáp:
– Như vậy đã sao đâu? Quý hồ nhân phẩm của vợ con cao cả là được rồi. Mà dù nhân phẩm của chị ấy không tốt đi nữa lên tới núi Võ Ðang này cũng sẽ thay đổi, trở nên con người nết na ngay. Còn Bạch My giáo thì sao? Thúy Sơn con nên nhớ là ta không nên hẹp lượng quá và cũng đừng tự phụ mình là danh môn chính phái rồi coi khinh cũng kẻ khác. Sự thất chánh tà rất khó phân biệt. Nếu các đệ tử trong chánh phái mà tâm địa không được chánh đáng thì những kẻ ấy cũng là tà đó. Nếu người trong tà phái mà nhất tâm hướng thiện thì người đó là chánh nhân quân tử đó.
Thúy Sơn cả mừng, chàng không ngờ mối bận tâm sự lo ngại trong mười năm nay bây giờ sư phụ chỉ nói có vài lời đã khiến chàng khỏi thắc mắc và lo âu, liền hớn hỏ đứng dậy.
Trương Tam Phong lại tiếp:
– Cha vợ của con là Hân giáo chủ thân giao với ta đã lâu, ta cũng phục võ công của ông ta.
Ông ta lỗi lạc vả lại tính nết ông ấy rất khẳng khái. Tuy tánh của ông ta hơi thiên lệch và hành sự khác người, nhưng chúng ta không thể coi ông ấy là tiểu nhân ti tiện được. Những người như vậy chúng ta có thể kết bạn lắm.
Mấy anh em đứng cạnh đó nghe thầy nói như vậy nghĩ thầm:
– Quả sư phụ rất cưng ngũ đệ, vì vậy có lòng khoan hồng đến thế. Với tên ma đầu nhạc phụ của ngũ đệ một tên hung ác trên giang hồ mà sư phụ cũng chịu kết giao .
Mọi người đang nghĩ tới đó, bỗng có một tên đạo đồng hấp tấp chạy vào báo cáo:
– Thưa sư tổ, Hân giáo chủ của Bạch Mi Giáo sai người đem lễ vật đến tặng ngũ sư thúc.
Trương Tam Phong cười nói:
– Nhạc phụ của con đã cho người đem lễ vật đến cho con đấy Thúy Sơn, con ra tiếp khách đi.
Thúy Sơn vâng lời ngay.
Lợi Hanh liền nói:
– Xin phép sư phụ cho con đi cùng với ngũ ca xem sao.
Tòng Khê vừa cười vừa xem vào:
– Có phải Kỷ lão anh hùng tới đâu mà chú vội vàng hấp tấp thế?
Lợi Hanh nghe mặt đỏ bừng, nhưng vẫn theo Thúy Sơn ra ngoài.
Hai người vừa đi tới đại sảnh liền thấy hai ông già, ăn mặc lối gia nhân đứng đợi.
Hai ông già đó vừa thấy Thúy Sơn bước ra, liền tiến tới quì xuống và nói:
– Trương công tử vẫn mạnh giỏi? Tiểu nhân Hân Vô Phúc, Hân Vô Lộc xin bái kiến.
Thúy Sơn đáp lễ và nói:
– Mời quản gia đứng dậy.
Nói xong chàng nghĩ thầm:
– Tên của hai gia nhân này kỳ lạ thất. Ai cũng đặt cho người nhà đầy tớ cái tên như Bình An, Cát Thánh, Phúc Lộc Thọ Hỷ chẳng hạn, chó ai đặt tên như hai người này là Vô Phúc Vô Lộc đâu .
Chàng vừa nghĩ vừa đưa mắt nhìn hai người. Chàng thấy mặt Vô Phúc có một cái thẹo đao chém rất dài, từ góc trán bên phải tréo xuống, đi qua sống mũi sang tới mép bên trái. Còn Vô Lộc thì mặt rỗ cả hai xấu xí khôn tả, tuổi đã ngoài năm mươi. Ngắm nhìn một lúc chàng lên tiếng hỏi hai gia nhân:
– Nhạc phụ cùng nhạc mẫu của cô gia vẫn mạnh giỏi đấy chứ? Tôi định thu xếp xong sẽ cùng tiện nội về bái kiến xong nhạc. Không ngờ nhạc phụ nhạc mẫu lại cho người tới hỏi thăm trước như vậy, tôi thất đáng tội. Hai vị ở xa tới đây rất vất vả, hãy ngồi xuống dùng chén nước đã.
Vô Phúc và Vô Lộc không dám ngồi, bèn lấy lễ đưa ra cung kính đưa cho Thúy Sơn rồi nói:
– Lão gia và thái thái sai đem những lễ vật mọn này đến biếu ngũ hiệp mong công tử tiếp nhận.
Thúy Sơn vừa cám ơn vừa giở lễ ra xem. Chàng giật mình vì thấy hơn mười tờ giấy đỏ, viết đầy những tên lễ vật tất cả có tới hơn hai trăm món. Món thứ nhất là một đôi Bích ngọc sư tử, món thứ hai là một đôi Phỉ Thúy phượng hoàng và rất nhiều châu báu một trăm bút lông sài lang, mười thỏi mực ống phẩm một trăm thếp giấy chế bằng vỏ cây dâu tám nghiên mực. Thì ra Bạch Mi giáo chủ biết rể của mình hay chữ nên mới biếu bút mực. Ngoài những thứ đó lại có cả đồ dùng hàng ngày và quần áo mùng màn, không thiếu vật nào.
Vô Phúc quay mình đi ra rồi dẫn mười tên phu khiêng đồ vào.
Tên phu nào cũng gánh một đôi mâm, trên bày la liệt lễ vật đặt cả ở khách sảnh.
Thấy vậy Thúy Sơn trù trừ nghĩ thầm :
– ta là con nhà nghèo chất phác quen rồi, lấy bấy nhiêu đồ châu báu làm chi? Nhưng song nhạc ở tận chốn xa nôi sai người đến ban tặng nếu ta không nhận e mang lỗi .
Chàng đành phải nhận hết lễ vật đó và nói:
– Tiểu thơ của hai vị vị đi đường mệt nhọc nên không được khoẻ lắm, mời hai vị ở lại vài ngày để gặp mặt tiểu thư của hai vị.
Vô Phúc đáp:
– Cụ ông cụ bà chúng cháu rất nhớ tiểu thơ, căn dặn chúng cháu phải trở về hồi báo ngay.
Nếu cô gia cho phép, tiểu nhân xin vào yết kiến tiểu thư sau đó chúng cháu xin trở về miền Nam ngay.
Thúy Sơn đáp:
– Hai vị muốn như vậy cũng được xin hãy ngồi chờ giây lát.
Nói xong, chàng quay trở lại phòng báo cho Tố Tố hay, nàng cả mừng vội ngồi dậy chải đầu thay áo, rồi ra ngoài đại sảnh gặp hai lão gia nhân ấy.
Nàng hỏi hai gia nhân về cha mẹ và huynh trưởng có được mạnh không, rồi nàng giữ hai người lại dùng cơm.
Thúy Sơn nghĩ thầm:
– Nhạc phụ nhạc mẫu cho nhiều lễ vật như vậy, ta phải ban thưởng rất nhiều cho chúng mới được. Nhưng tiền bạc của phái Võ Ðang lại tập trung cả vào một nơi, ta không tiện lấy ra thưởng cho hai người này .
Chàng liền vừa cười vừa nói:
– Tiểu thư của hai vị lấy phải người chồng nghèo, không có tiền để thưởng mong hai vị đừng cười nhé.
Vô Phúc vội đáp:
– Chúng cháu không dám, Chúng cháu không dám. Chúng cháu được yết kiến Võ Ðang thất hiệp còn sướng hơn được thưởng nghìn vàng.
Thúy Sơn thấy Vô Phúc nói như vậy nghĩ thầm:
– Người này ăn nói cũng phong nhã, hình như cũng là người có ăn học .
Ðoạn chàng tiễn chân hai gia nhân ra cửa, Vô Phúc liền nói:
– Xin cô gia lui bước, chúng cháu rất mong cô gia và tiểu thư sớm giáng lâm, để hai cụ chúng cháu khỏi nhớ mong. Người trong tệ giáo từ trên xuống dưới ai cũng ngưỡng mộ phong thái của ngũ hiệp.
Thúy Sơn thấy Vô Phúc khéo ăn nói liền cả cười, Vô Lộc liền lên tiếng nói:
– Còn một việc nữa, phải thưa cùng công tử hay biết là lúc anh em đem lễ lên đây tặng ngũ hiệp khi qua thành Tương Dương trọ tại khách điếm thì gặp ba tên tiêu khách, nghe chúng nói đến ngũ hiệp Thúy Sơn vội hỏi:
– Họ nói gì về tôi?
Vô Lộc đáp:
– Một người trong ba người nói, Võ Ðang thất hiệp có ơn lớn với chúng ta thật, nhưng chúng ta không thể nào để cho bảy mươi mấy mạng Long Môn tiêu cục trầm oan. Sau đó họ bàn tán một hồi rồi quyết định không nhúng tay vào việc trả thù ấy nhưng sẽ đi Khai Phong phủ, nơi Thần Thương Trần Bát Phương Ðàm lão anh hùng tới để lý luân việc đó với ngũ hiệp.
Thúy Sơn chăm chú nghe, không trả lời.
Vô Lộc móc túi lấy ra ba lá cờ nhỏ và tiếp:
– Anh em tiểu nhân thấy ba tiêu đầu khách ấy táo gan quá định vuốt râu cọp, bèn cho họ biết là nếu họ muốn lý luận về việc đó thì cứ kiếm Bạch Mi giáo.
Thúy Sơn thấy ba lá cờ nhỏ đó, kinh ngạc vô cùng: lá cờ thứ nhất thêu một con hổ quay đầu lại có lẽ đang gầm thét chàng hiểu ngay đó là tiêu kỳ của Hổ Phiêu tiêu cục. Lá cờ thứ hai thêu một con hạc trắng bay lượn trên không, chàng biết ngay là cờ của Tấn Dương tiêu cục, còn là cờ thứ ba thì dùng kim tuyến thêu chín con én, là cờ của Vân Yến tiêu cục. Ngắm ba lá cờ đó giây lát, chàng liền hỏi anh em Vô Phúc:
– Sao hai vị lại lấy được những tiêu kỳ của họ tới đây như vậy?
Vô Phúc liền đáp:
– Ngũ hiệp là rể quý của Bạch Mi giáo, Thiên Bưu, Cửu Giai và Vân Hạt ba tên ấy là cái thớ gì? Vả lại chúng đã biết Võ Ðang thất hiệp đã có ơn lớn với chúng mà còn định đi mời tên Ðàm Thuỵ Lai ở phủ Khai Phong đến lý luận với ngũ hiệp. Như vậy có phải chúng không biết điều chút nào không? Nên chúng cháu..
Thúy Sơn vội xen lời:
– Chúng làm như thế không phải là không biết đều đâu .
Vô Phúc lại tiếp:
– Ngũ hiệp khoan hồng đại lựơng hơn người nên mới không chấp trách chúng, nhưng anh em chúng cháu không chịu nhịn được, liền xử trí luôn ba tên tiêu khách đó và lấy luôn ba tiêu kỳ của chúng.
Thúy Sơn nghe nói giật mình và nghĩ thầm:
– Bọn Thiên Bưu đều hùng cứ nhứt phương, nổi tiếng trên giang hồ đã lâu tuy chúng không phải là những tay xuất sắc trong võ lâm nhưng tên nào tên nấy cũng có những tuyệt nghệ riêng chớ có phải là những tay tầm thương đâu? sao người nhà của Hân Thiên Chính lại xử trí chúng một cách hết sức dễ dàng như vậy? Nếu Vô Phúc nói dối và bịa đặt câu chuyện làm quà thì sao chúng lấy được ba lá tiêu kỳ tới đây? Những là cờ này là bảo hiệu của ba tiêu cục ấy, đừng nói là ra tay cướp mà muốn thầm lén lấy trộm cũng không phải dễ. Hay là chúng dùng mê hồn hương làm cho ba tổng tiêu đầu mê man rồi mới lấy trộm ba lá cờ này chăng?
Ðoạn chàng liền hỏi:
– Chẳng hay ba vị lấy ba lá cờ này bằng cách nào?
Vô Phúc liền đáp:
– Lúc ấy nhị đệ cháu là Vô Lộc ra mặt gây hấn hẹn chúng ra ngoài cửa Nam thành Tương Dương để tỷ võ.
Ba anh em chúng cháu đối địch với ba anh em chúng và đã nói trước, hễ chúng thua thì phải để lại một tiêu kỳ và tự chặt một cánh tay suốt đời không được bước chân vào Hồ Bắc này.
Thúy Sơn càng nghe càng ngạc nhiên không dám coi thường mấy gia nhân này liền lên tiếng hỏi tiếp:
– Rồi kết quả ra sao?
Vô Phúc đáp:
– Kết quả là chúng phải để lại tiêu kỳ và tự chặt một cánh tay còn hứa suốt đời không bước chân vào Hồ Bắc này nữa.
Thúy Sơn kinh hãi và nghĩ thầm:
– Những nhân vật của bạch mi giáo hành sự quả thất ác độc vô cùng .
Vô Phúc lại tiếp:
– Nếu ngũ hiệp cho chúng cháu đối xử như vậy quá nhẹ, thì chúng cháu sẽ đuổi theo và chặt cổ chúng liền.?
Thúy Sơn vội xua tay nói:
– Không nhẹ đâu, không nhẹ đâu.
Vô Phúc lại tâu:
– Vì chúng cháu thấy lần này đem lễ vật đến biếu ngũ hiệp và chúc thọ lão tiền bối, toàn là việc vui mừng cả nếu chúng cháu giết ba tên tiêu đầu ấy thì sẽ không được hên.
– Phải. Mấy vị nghĩ rất chu đáo, vừa rồi hai vị có nói có tất cả ba vị đem lễ vật tới đây, sao bây giờ chỉ có hai, còn một người nữa đâu?
– Thưa ngũ hiệp còn một chú em là Hân Vô Thọ. Chúng cháu đuổi ba tên tiêu khách ấy đi rồi cháu và Vô Lộc thì đến đây chào trước, nhưng chúng cháu sợ lão gia họ Ðàm hay tin không phân biệt phải trái dấn thân tới đây quấy nhiễu nên cháu mới bảo chú Vô Thọ đi ngay phủ Khai phong để xử trí lão già họ Ðàm. Chú Vô Thọ nhờ cháu vấn an ngũ hiệp hộ.
Nói xong y cúi xuống vái lạy, Thúy Sơn cũng vội đáp lễ và nói, tôi không dám.
Chàng vừa nói vừa nghĩ thầm:
– Thần thương Trấn Bát Phương Ðàm Thuỵ Lai đã lừng danh trên giang hồ bốn mươi năm rồi, nay Vô Thọ đi phủ Khai Phong, đối địch với lão anh hùng ấy, bất cứ bên nào bị thương ta cũng không an lòng?
Nghĩ vậy chàng liền nói:
– Thần thương Trấn Bát Phương Ðàm Thuỵ Lai là một chính nhân quân tử ta ngưỡng mộ đã lâu. Hai vị mau đi Khai Phong phủ bảo Vô Thọ khỏi phải nói chuyện với Ðàm lão anh hùng nữa, vì sợ hai người cùng nóng tính lỡ có chuyện gì xảy ra dù bên nào thắng cũng không nên cả.
Vô Lộc nghe vậy, liền tủm tỉm cười và đáp:
– Ngũ hiêp khỏi phải lo ngại. Lão già họ Ðàm không dám ra tay đấu với Tam ca cháu đâu.
Tam ca cháu bảo y đừng dính liếu tới việc của Long Môn tiêu cuộc là y ngoan ngoãn vâng lời ngay.
Thúy Sơn liền hỏi:
– Thật à?
Hình như Vô Phúc đoán biết Thúy Sơn không tin, liền nói:
– Hai mươi năm trước lão già họ Ðàm là bại tướng dưới tay Vô Thọ , y còn bị anh em chúng tôi nắm giữ được những sự kiện rất quan trọng có liên can đến đời sống của y. Kính chào ngũ hiệp vạn an.
Nói xong hai người cáo lui, ra lối cửa giữa.
Thúy Sơn tay cầm ba lá cờ nhỏ trù trừ giây lát. Chính ra chàng định nhờ Vô Phúc , Vô Lộc dò la tin tức của Vô Kỵ, nhưng chàng e câu chuyện này tiết lộ ra ngoài sẽ mất tiếng tăm của mình và của cả nhị ca đi, nên chàng từ từ quay trở về phòng chàng.
Tố Tố đang dựa trên giường đọc tờ kê khai các món của cha mẹ cho người đem tới. Nàng thấy cha mẹ cho nhiều vật báu như vậy cảm động vô cùng. Nhưng nàng bỗng nghĩ tới Vô Kỵ bị bắt cóc, hiện giờ không biết sóng chết ra sao, nên nàng nóng lòng như thiêu. Ðúng lúc ấy thấy chồng bước vào vẻ mặt không yên, nàng vội hỏi:
– Có việc gì thế hở phu quân?
Thúy Sơn đáp:
– Chẳng hay lai lịch của Vô Phúc, Vô Lộc, Vô Thọ như thế nào, em có thể kể cho anh biết không?
Tố Tố với Thúy Sơn kết nghĩa đã được mười năm nhưng nàng biết chồng không ưa Bạch My Giáo nên nàng không hề đả động đến chuyện nhà và chuyện trong giáo phải và Thúy Sơn cũng không bao giờ hỏi tới những chuyện đó. Nay bỗng nhiên chàng hỏi, nàng vội đáp:
– Hơn hai mươi năm trước đây, ba người đó là ba tướng cướp rất có tên tuổi, hoành hành ở vùng Tây Nam. Sau chúng bị rất nhiều cao thủ vây đánh và sắp nguy đến tính mạng. Lúc ấy cha em ngẫu nhiên đi ngang qua đó, thấy ba anh em chúng thà tử chiến chớ không chịu khuất phục khen chúng là người có nghĩa khí liền ra tay trợ giúp. Chúng là ba anh em kết nghĩa với nhau, mỗi người có một họ riêng, chúng cảm ơn cha em cứu mạng nên liền thề rất nặng cam tâm suốt đời là nô bộc cho cha em. Chúng ta bỏ họ tên cũ và tự đặt ba cái tên bây giờ Hân Vô Phúc, Hân Vô Lộc và Hân Vô Thọ, nên cha em đối với anh em chúng rất nể nang, không dám coi chúng như nô bộc. Mẹ em nói võ công và danh vọng của chúng xưa kia còn hơn nhiều nhân vật tiếng tăm lừng lẫy bây giờ.
Thúy Sơn gật đầu:
– Ra là thế.
Thế rồi chàng thuật lại chuyện ba người đã bắt ba tổng tiêu đầu phải tự chặt cánh tay và cướp tiêu kỳ cho vợ nghe.
Tố Tố cau may lại và nói:
– Ba người đó hành động như vậy là có lòng tốt, muốn giúp vợ chồng chúng ta, nhưng chúng có biết đâu đệ tử của danh môn chính phái hành sự khác hẳn tà giáo. Chúng chỉ làm cho phu quân thêm phiền . Em không biết nói sao cho phải? Chờ tìm thấy thằng Vô Kỵ, chúng ta quay trở lại Băng Hỏa đảo sinh sống thì hơn.
Nàng vừa nói tới đó, bỗng nghe Lợi Hanh ở ngoài cửa phòng gọi:
– Ngũ ca, mau ra ngoài cửa đại sảnh viết hộ mấy đôi liễn chúc thọ.. kéo ngũ ca đi ngũ tẩu không trách em chứ? Ai bảo anh ấy có tiếng là ngân câu thiết hoạch chi!
Chiều hôm đó, sáu anh em Thúy Sơn xuống bếp dặn bảo làm tiệc chúc thọ còn các đạo đồng khác quét dọn và bày trí mọi nơi.
Trên khách sảnh dán mấy câu đối chúc thọ của Viễn Kiều sáng tác và do Thúy Sơn viết.
Quang cảnh khác hẳn ngày thường.
Sáng sớm hôm sau mấy anh em Viễn Kiều đã mặc quần áo mới đang định đỡ Dại Nham ra ngoài chúc thọ sư phụ, bỗng một tên đạo đồng chạy vào tay cầm một danh thiếp đưa cho Viễn Kiều xem.
Tòng Khê đứng cạnh đó liếc mắt thấy danh thiếp đề: Côn Luân hậu học..Hà Thái Xung cùng môn hạ đệ tử cung chúc Trương Chân nhân thọ tỷ nam sơn.
Chàng kinh ngạc nói:
– Người trưởng môn của phái Côn Luân đích thân không quản ngại đường sá xa xôi mà tới đây thầt là kính trọng sư phụ ta lắm.
Viễn Kiều cũng nói:
– Vị tân khách này không phải là người tầm thường nên chính sư phụ ra đón mới phải.
Nói xong chàng liền đi bẩm báo với Trương Tam Phong.
Trương Tam Phong nói :
– Nghe nói vị trưởng môn của phải Côn Luân này chưa hề tới Trung thổ bao giờ, không hiểu tại sao y lại biết sanh nhựt của sư phụ lão nhỉ?
Nói đoạn Trương Tam Phong liền dẫn sáu đồ đệ ra nghênh đón thấy Hà Thái Xung mặc áo đạo sĩ màu vàng, tinh thần rất sảng khoái khí tượng trung hòa, đáng là vị tôn chủ của một danh môn chính phái.
Tám tên đệ tử đi theo có cả Tây Hoa tử và Vệ tứ nương.
Trương Tam Phong vừa ra tới cửa đã tiến lên vái chào hành lễ ngay.
Còn sáu anh em Viễn Kiều quì cả xuống, Hà Thái Xung đáp lễ rồi nói:
– Võ Ðang lục hiệp danh trấn hoàn vũ bần đạo đâu dám nhận đại lễ của quý vị.
Trương Tam Phong liền mời thầy trò Thái Xung vào trong đại sảnh, phân khách chủ chia hai bên ngồi uống nước xong, một tiểu đạo đồng cầm danh thiếp vào đưa cho Viễn Kiều mới hay ngũ lão của phái không động đã tới.
Trong võ lâm lúc bấy giờ chỉ có phái Võ Ðang và phái Thiếu Lâm là tên tuổi hơn cả, sau đó là phái Côn Luân và Nga Mi, còn phái Không Ðộng thì kém vế nhất.
Kể vai vế của Không Ðộng ngũ lão thì chỉ bằng anh em Viễn Kiều, nên đi tới đâu ngũ lão đều ngồi hay đứng ngang với Viễn Kiều.
Nhưng Trương Tam Phong là người rất khiêm tốn nên nghe Không Ðộng ngũ lão tới, bèn đứng dậy nói với Thái Xung:
– Không Ðộng ngũ lão đã tới, xin hà huynh hãy ngồi chơi xơi nước, bần đạo thất lễ giây lát để ra nghênh tiếp tân khách.
Thái Xung nghĩ thầm:
– Những nhân vật như không động ngũ lão chỉ đáng cho môn đồ ra tiếp, hà tất Trương Tam Phong phải đích thân ra nghênh đón như thế.
Lát sau, Không Ðộng ngũ lão đã cùng mấy đệ tử bước vào.
Thái Xung không đứng dậy chỉ hơi cúi mình một cái đáp lễ thôi.
Tiếp theo đó Thần Quyền môn. Cự Kình bang , Mao Sơn bang và rất nhiều thủ lãnh của các môn phái tới để chúc thọ.
Thoạt tiên anh em Viễn Kiều chia nhau ra tiếp, nhưng khách nhiều nhiều nhà ít nên không sao tiếp cho nổi, ai nấy đều cuống quýt lên và vất vả khôn tả.
Trương Tam Phong ghét nhất cái trò lễ nghĩa này, nên mấy lần đại thọ bảy mươi tám mươi chín mươi chẳng hạn, lão anh hùng cấm các môn đồ báo cho người khác hay, chỉ mấy sư đồ ăn nhậu với nhau thôi.
Ngờ đâu kỳ đại thọ bách tuế này lại có nhiều tân khách đến thế?
Khách đông đến nỗi những ghế của Ngọc Hư Quán không đủ cho người ta ngồi.
Bất đắc dĩ anh em Viễn Kiều phải ra ngoài bưng những tảng đá tròn vào làm ghế.
Những trưởng môn của các phái, những bang chủ của các bang thì được ngồi ghế còn các môn hạ đệ tử phải ngồi những tảng đá.
Không những thiếu ghế còn thiếu cả chén uống nước nữa, đành phải lấy bát ăn cơm ra mời khách.
Tòng Khê kéo Thúy Sơn vào phòng khẽ nói:
– Ngũ đệ có biết tại sao khách tới đông như thế không?
Thúy Sơn đáp:
– Hình như họ đã hẹn nhau từ trước. Tuy có vài người thấy mặt nhau giả bộ ngạc nhiên để che mắt chúng ta.
Tòng Khê nói:
– Phải họ không phải thành tâm đến chúc thọ thấy chúng ta đâu.
Thúy Sơn đáp:
– Họ tới đây lấy danh nghĩa là chúc thọ thực ra là để vấn tội.
– Nếu chỉ vì vụ án Long Môn tiêu cục thì họ không bao giờ mời được Hà Thái Xung đích thân đến đây.
– Vâng, những người này có lẽ vì Kim Mao sư vương Tạ Tốn đấy.
– Chúng khinh thường phái Võ Ðang chúng ta quá. Dù chúng ỷ nhiều để nắm phần thắng, chẳng lẽ đệ tử của phái Võ Ðang lại sợ chúng mà bán một người bạn hay sao? Dù Tạ Tốn có là kẻ gian đồ độc ác đến không sao thất hứa được đi nữa nhưng y đã là nghĩa huynh của ngũ đệ rồi thì không khi nào ta lại để lộ hành tung của y cho bọn tân khách này biết.
– Tứ ca nói phải. Nhưng chúng ta phải đối phó ra sao?
Tòng Khê ngẫm nghĩ giây lát rồi đáp:
– Chúng ta nên cẩn thận hơn. Võ Ðang thất hiệp đã chịu đựng phong ba bão táp nhiều rồi, khi nào sợ những người đã tới đây.
Ðại Nham tuy đã tàn phế nhưng anh em vẫn coi chàng là người trong Võ Ðang thất hiệp, vả lại sau lưng bảy anh em còn có Trương Tam Phong, vốn là người võ công siêu tuyệt.
Nhưng anh em Võ Ðang thất hiệp thấy sư phụ mình tuổi đã một trăm, mặc dầu trước mặt có việc rất quan trọng họ cũng định tự xử trí lấy, chớ không muốn để sư phụ ra tay mà cũng không muốn để sư phụ phải bận lòng.
Tuy Tòng Khê an ủi Thúy Sơn như vậy, nhưng chàng cũng biết câu chuyện ngày hôm nay rất khó giải quyết. đồng thời chàng cũng biết muốn bảo tồn được danh dự của sư môn cũng không phải chuyện dễ.
Trên đại sảnh Viễn Kiều , Liên Châu và Lợi Hanh đang tiếp các tân khách.
Ba anh em biết bọn tân khách này tới đây là có sự bất lợi cho mình, nên người nào người nấy đều suy tính cách đối phó trước. đang lúc ấy một tên đạo đồng chạy vào báo cáo:
– Tĩnh huyền sưthái, trưởng môn đại đệ tử phái Nga Mi cùng năm vị đệ muội tới chúc thọ sư tổ.
Viễn Kiều và Liên Châu mỉm cười.
Lúc ấy Thanh Cốc đang đi cùng bảy tám vị tân khách bước vào trong sảnh mà Tòng Khê và Thúy Sơn cũng đang ở hậu đường đi ra.
Mấy anh em nghe đệ tử của phái Nga mi đều mỉm cười.
Lợi Hanh mặt đỏ bừng xấu hổ vô cùng.
Thúy Sơn chạy lại nắm tay chàng vừa cười vừa nói:
– Lục đệ lại đây, anh em mình ra tiếp khách đi.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!