Kim Bình Mai - Tập 2
Hồi 87
Sau khi đuổi Kim Liên ra khỏi nhà, Nguyệt nương sai Xuân Hồng đi gọi Tiết tẩu tới để lãnh Thu Cúc ra đem bán.
Trên đường đi, Xuân Hồng tình cờ gặp Ứng Bá tước, Bá tước hỏi:
Ngươi đi đâu vậy? Xuân Hồng đáp:
Đại nương sai tôi đi gọi bà mối Tiết tẩu tới. Bá tước hỏi tiếp:
Gọi tới làm gì vậy?
Để đem bán con a hoàn Thu Cúc, a hoàn cũ của Ngũ nương đó. Bá tước lại hỏi:
Còn Ngũ nương làm sao lại bị đuổi vậy?
Vì Ngũ nương tằng tịu với cậu Kính Tế, Đại nương biết được, trước hết cho đem bán Xuân Mai, tiếp đó thì đánh cho cậu Kính Tế một trận rồi đuổi ra khỏi nhà, sau cùng thì đuổi Ngũ nương đi.
Bá tước nghe xong gật gù bảo:
Thì ra Ngũ nương thông gian với Kính Tế, thật không còn trời đất nào nữa.
Đoạn hỏi Xuân Hồng:
Gia gia ngươi mất rồi, ngươi còn ở đó làm gì? ngươi có tính về Nam với chủ cũ hay là ngươi có tính đến nhà khác không?
Xuân Hồng đáp:
Nhị gia hỏi cũng đúng. Sau ngày gia gia tôi mất thì Đại nương nghiêm khắc riết róng trong mọi việc, mấy cửa tiệm cũng dẹp đi, nhà cửa ở ngoài cũng bán đi, tiền bạc các nơi thâu góp hết lại, gia nhân trong nhà thì cứ thải hồi dần dần cho bớt miệng ăn. Cầm Đồng, Họa Đồng cũng bỏ đi rồi. Tôi muốn về Nam nhưng không ai dẫn về, mà muốn tìm chủ khác ở đây thì không ai mách bảo, biết làm sao? Bá tước bảo:
Đồ ngốc, không có người này thì có người kia chứ sao, vả lại thiên sơn vạn hải, ngươi mò về Nam làm gì, mày có tài ca hát, lo gì không tìm được chủ mới giàu có cao sang. Thôi để ta chỉ cho, hiện Trương Nhị lão gia tại huyện này, gìau nứt đố đổ vách, lại sắp làm chức Chưởng hình thiên hộ thay thế cho gia gia ngươi tại sở Đề hình này. Hiện Nhị nương của ngươi trước đã trở thành nhị phòng của Trương lão gia. Lão già thấy ngươi mặt mũi dễ coi, lại giỏi hát Nam khúc thì thế nào cũng trọng dụng, cho ngươi làm gia nhân thân tín, chẳng hơn là ở lại với chủ cũ hay sao? Trương lão gia tính tình lại tốt, người hãy còn trẻ, ngươi mà được vào hầu hạ thì phúc bảy mươi đời đấy.
Xuân Hồng nghe xong, sụp xuống ngay giữa đường lạy như tế sao mà nói:
Nếu vậy thì xin nhị gia làm ơn làm phúc tiến dẫn cho, xong việc tôi sẽ có lễ tạ Ơn nhị gia.
Bá tước lôi Xuân Hồng dậy mà bảo:
Đồ ngốc, mày có đứng dậy không, giữa đường giữa chợ mà làm gì vậy? tao chỉ quen giúp người, há lại mong mày trả ơn hay sao? mày làm gì mà có tiền.
Xuân Hồng lại hỏi:
Nhưng nếu tôi bỏ đi, Đại nương cho người tìm thì sao?
Không sao, để tao nói với Trương lão gia, viết thiếp và cho đem một lạng bạc tới để hỏi mua mày, Đại nương ở nhà thấy vậy đã chẳng dám nhận tiền, mà còn hai tay dẫn mày sang với Trương lão gia là khác.
Xuân Hồng mừng lắm, cám ơn Bá tước rồi cáo từ để tới nhà Tiết tẩu.
Tiết tẩu lãnh Thu Cúc ra chỉ bán được năm lạng, giao lại cho Nguyệt nương.
Hôm sau, Bá tước hẹn Xuân Hồng rồi dẫn tới ra mắt Trương Nhị. Trương Nhị thấy
Xuân Hồng mặt mày thanh tú, lại giỏi hát Nam khúc thì hài lòng lắm, thâu nhận ngaỵ
Lại theo Bá tước, viết thiếp và gói vài lạng bạc sai người đưa tới cho Nguyệt nương.
Hôm đó Nguyệt nương dọn rượu đãi Phạm thị, vợ Vân chỉ huy.
Nguyên là Vân chỉ huy được bổ làm Tả vệ đồng tri tại huyện Thanh Hà, thấy Tây Môn Khánh đã chết, Nguyệt nương ở goá nuôi con, trong nhà tiền bạc của cải cũng nhiều, lại nhân lúc trước Nguyệt nương và Phạm thị chỉ bụng kết làm thân gia, nay Nguyệt nương sinh con trai, mà Phạm thị cũng sinh con gái được mấy tháng, bèn bảo Phạm thị soạn lễ vật thật hậu tới, nhắc lại lời hứa hôn lúc trước. Nguyệt nương vui mừng lắm, dọn tiệc thết đãi, bàn chuyện hôn nhân cho hai đứa trẻ. Nguyệt nương lại lấy ra một cặp vòng vàng đưa cho Phạm thị gọi là sính lễ con trai mình.
Hai người đang uống rượu chuyện trò thì Đại An đem thiếp và bạc của Trương Nhị vào thưa:
Xuân Hồng xin vào hầu hạ Trương lão gia rồi. Trương lão gia cho đem thiếp và bạc tới để xin quần áo đồ đạc của Xuân Hồng.
Nguyệt nương nghĩ là Trương Nhị sắp nhậm chức Đề hình, có từ chối cũng không được, nên không nhận bạc, mà cho đem quần áo của Xuân Hồng đi.
Lúc trước, Bá tước có nói với Trương Nhị về nhan sắc và tài ba của Kim Liên, nay lại nói thêm:
Nay thì Tây Môn Đại nương đuổi Kim Liên ra rồi, hiện nàng đang tác túc tại nhà Vương bà.
Trương Nhị mấy lần sai gia nhân tới nhà Vương bà trả giá, nhưng Vương bà nhất định đòi đủ trăm lạng, chưa kể tiền công. Trương Nhị đã trả tới tám chục lạng mà Vương bà chưa chịu.
Đang định trả hơn, thì được nghe Xuân Hồng nói về vụ thông gian giữa Kim Liên và
Kính Tế, nên Trương Nhị bỏ ý định cưới Kim Liên, lại bảo Bá tước:
Con người như thế thì ham làm gì, vả lại trong nhà tôi hiện có đứa con trai mười lăm tuổi, đang gắng công đèn sách, đem thứ đó về chỉ tổ làm hư thằng nhỏ mà thôi.
Lại nghe Kiều Nhi nói:
Lúc trước Kim Liên dùng thuốc độc giết hại chồng là Võ Đại để được lấy Tây Môn Khánh, lại từng dùng thủ đọan ác độc để làm hại cả hai mẹ con Bình Nhi.
Do đó Trương Nhị lại càng không dám nhắc tới chuyện cưới Kim Liên về làm thiếp nữa.
Nói về Xuân Mai, nhờ đẹp đẽ lanh lợi, có tài đàn hát nên Chu Thủ bị yêu quý lắm, cho ở riêng một căn nhà ba gian trong phủ, có một tiểu a hoàn phục dịch, lập làm nhị phòng, ngày đêm vui thú.
Vợ lớn của Chu Thủ bị thì tu hành ăn chay trường, không thiết chuyện đời, nên một mình Xuân Mai tay hòm chìa khoá coi sóc việc nhà. Vợ lớn Chu Thủ bị có một con gái nhưng còn nhỏ dại.
Một hôm, Tiết tẩu tìm đến bảo Xuân Mai:
Kim Liên bị đuổi ra rồi, hiện đang tạm trú tại nhà Vương bà để chờ gả bán.
Hai chúng tôi trước kia quý mến nhau, hẹn rằng lúc nào cũng có nhau. Ngũ nương thương tôi, chẳng khác gì ruột thịt, nào ngờ ngày nay tan tác chia lìa, Ngũ nương lại bị đuổi ra khỏi nhà để gả bán cho người khác. Nếu chàng thương tôi thì bỏ tiền ra cưới Kim Liên về cho chúng tôi được sống bên nhau.
Lại tán tụng Kim Liên:
Kim Liên đẹp vô cùng, lại giỏi thi ca từ phú, thông minh lanh lợi và có tài đánh đàn tỳ bà tuyệt diệu. Kim Liên tuổi Thìn, năm nay ba mươi hai. Nếu Kim Liên về đây, tôi tình nguyện xuống làm đệ tam phòng.
Chu Thủ bị nghe Xuân Mai nói mãi cũng xiêu lfong, bèn gọi hai gia nhân thân tín là Trương Thắng và Lý An, đem mấy vuông lụa và hai tiền, tới hỏi thăm Vương bà về chuyện Kim Liên.
Vương bà nói:
– Tây Môn Đại nương đòi đúng một trăm lạng, chưa kể tiền công của tôi.
Trương Thắng và Lý An cò kê lên tám chục lạng nhưng Vương bà vẫn một mực không chịu.
Trương Thắng và Lý An về thưa lại, Chu Chủ bị bảo là tám mưoi lăm lạng. Hai người tới nói nhưng Vương bà bảo:
Không phải là tôi ra giá mà trả tới trả lui, chính Tây Môn Đại nương đã nhất định là một trăm lạng, không thể cục cựa gì được đâu.
Hai gia nhân về thưa lại, Chu Thủ bị thấy quá đắt nên định thôi, nhưng Xuân Mai khóc lóc nói:
Xin chàng cố thêm ít lạng nữa, Kim Liên về làm bạn với tôi, tôi có chết cũng can tâm.
Chu Thủ bị đành thêm năm lạng là chín chục lạng, sai quản gia Chu Trung tới gặp Vương bà. Vương bà lại càng đỏnh đảnh:
Nếu chỉ với giá chín chục lạng thì Kim Liên đã về với Trương lão từ lâu rồi, còn đâu nữa mà hỏi.
Chu Trung thấy Vương bà lên mặt quá đáng thì lớn tiếng đáp:
Con mụ giặc già kia đừng có ăn nói hồ đồ, mụ biết lão gia ta là ai không mà đem Trương Nhị ra doạ? lão gia ta có phải khi không sai chúng ta nói ngon nói ngọt với mụ đâu, chằng qua là muốn có thêm một người thiếp cho vui nhà vui cửa nên mới sai chúng ta tới đây, nếu không thì chúng ta thèm nói chuyện với cái mặt mụ hay sao?
Lý An cũng đi theo, thấy vậy kéo áo Chu Trung mà bảo:
Thôi, quản gia, năm lần bảy lượt tới đây mà mụ cứ đỏng đảnh làm gìa, bây giờ mình về thưa lại với lão gia, để bắt mụ lên công đường, kẹp chân kẹp tay trừng trị tội vô lễ. Vương bà vì tham hơn trăm lạng bạc của Kính Tế nên ráng chờ, hai người chửi mắng gì cũng mặc.
Chu Trung về thưa với chủ:
Trả tới chín chục lạng mà mụ vẫn không chịu, lại còn nói hỗn. Chu Thủ bị bảo:
Thôi ngày mai đem một trăm lạng rồi gọi một cái kiệu tới trả tiền mà đem người về cho xong.
Chu Trung kêu lên:
Một trăm lạng đã xong đâu, mụ còn nói là tiền công mai mối chưa tính, như vậy ít ra cũng phải tốn thêm năm mười lạng nữa. Con mụ này hỗn láo lắm, không biết ai vào với ai, lão gia cho bắt mụ ta lên công đường, kẹp chân kẹp tay mụ cho một trận họa may mụ mới sợ.
Chủ tớ cứ loay hoay bàn tính…
Bây giờ mới nói về Võ Tòng. Khi tới làm lính thú tại Mạnh Châu thì Võ Tòng được viên quản doanh là Thi Ân biệt đãi. Sau đó Thi Ân uống rượu tại Lâm tửu điếm, có chuyện tranh chấp với một người là Tưởng Môn Thần, bị Môn Thần đả thương. Thi Ân nhờ Võ Tòng trả thù. Võ Tòng đánh cho Tưởng Môn Thần một trận tơi bời. Nhưng em gái Tưởng Môn Thần là Tưởng Ngọc Lan, lại là vợ của Trương Đô giám. Võ Tòng bị Trương Đô giám bắt tới đánh đập tàn nhẫn rồi đầy đi lính thú tại trại An Bình. Trên đường đi, tại bến Phi vân, Võ Tòng phà gông, giết hai viên công sai áp giải, rồi quay lại Mạnh Châu giết cả Trương Đô giám và Tưởng Môn Thần cùng tòan thể gia quyến hai người này, sau đó trốn tại nhà Thi Ân. Thi Ân viết một phong thư, kèm theo một trăm lạng bạc, bảo Võ Tòng đem đến trại An Bình, nhờ vị quan Tri trại là Lưu Cao nâng đỡ. Nhưng trên đường đi thì gặp đúng lúc Thái tử được lập làm Đông cung, triều đình đại xá cho tội nhân trong thiên hạ, do đó Võ Tòng cũng được ân xá, trở về huyện Thanh Hà nhận lại chức Đô đầu như cũ.
Về tới huyện, vào trình diện với huyện quan nhận chức, Võ Tòng mũ áo xênh xang tìm lại người hàng xóm cũ là Đào Nhị lang, người đã được Võ Tòng gửi gắm Nghênh Nhi từ trước.
Nghênh Nhi lúc đó đã mười chín tuổi, Võ Tòng đó cô cháu gái về ngôi nhà cũ cùng ở. Mấy hôm sau Võ Tòng sai dọn tiệc khoản đãi tạ Ơn Đào Nhị lang, đồng thời hỏi tin tức Tây Môn Khánh và Kim Liên. Đào Nhị lang cho biết vắn tắt là Tây Môn Khánh đã chết vì bệnh, Kim Liên thì mới bị đuổi ra khỏi nhà Tây Môn Khánh, hiện đang tá túc tại nhà Vương bà, cũng sắp lấy chồng khác nay mai.
Hôm sau, Võ Tòng mũ áo xênh xang đến nhà Vương bà. Kim Liên đang đứng trong rèm nhìn ra đường, thấy Võ Tòng tới thì nhận ra ngay, vội lui vào trong. Võ Tòng vén rèm hỏi:
– Vương ma ma có nhà không?
Vương bà đang lúi húi bên trong vội bước ra lên tiếng:
– Ai hỏi gì vậy?
Nhưng vừa chợt nhận ra Võ Tòng, vội khúm núm vái chào, Võ Tòng cũng đáp lễ tử tế. Vương bà ngượng cười hỏi:
Võ nhị gia về hồi nào vậy? Võ Tòng đáp:
Tôi được đại xa, mới về mấy hôm naỵ Cảm ơn ma ma đã trông coi giùm căn nhà kế bên đây của anh tôi, ngày khác sẽ hậu tạ.
Vương bà thấy Võ Tòng ăn nói điềm đạm, không có vẻ gì hung hãn thì cũng hơi yên lòng, bèn cười hì hì mà bảo:
Chà, Võ nhị gia đi ít năm mà trông phương phi đẹp đẽ hẳn ra, lại cư xử đúng là người biết lễ.
Đoạn mời Võ Tòng vào nhà ngồi, đem trà ra mời, Võ Tòng ngồi xuống nói:
Tôi có chuyện này muốn nói với ma ma. Vương bà chột dạ:
Có chuyện gì xin nhị gia cứ dạy.
Tôi nghe nói Tây Môn Khánh đã chết, mà chị dâu cũ của tôi hiện đang ở đây. Vậy cảm phiền ma ma nói với chị dâu tôi rằng, nếu đã ưng ai rồi thì thối, còn chưa có đám nào thì tôi xin bỏ tiền ra cưới về để có người trông nom cháu Nghênh Nhị Nghênh Nhi đã lớn cần có người dạy bảo, và lại một nhà đoàn tụ như vậy thì thiên hạ cũng khỏi chê cười.
Vương bà nghe xong nín lặng giây lâu mới đáp:
Phan nương tử tuy là đang ở đây với tôi, nhưng chuyện chồng con thì tôi không được biết, để tôi nói thử xem sao.
Kim Liên từ nãy ngồi trong vẫn lắng nghe, nay thấy Võ Tòng có ý cưới mình, lại thấy Võ Tòng đẹp trai hơn xưa, ăn nói dịu ngọt hơn xưa trong bụng nghĩ thầm:
Thật là may mắn, thân mình nào ngờ lại được về với Võ Tòng.
Do đó không đợi Vương bà vào hỏi, đã bước ra tươi cười chào hỏi võ Tòng rồi long lanh sóng mắt đưa tình mà nói:
Nếu quả thúc thúc đã có lòng cho tôi được về trông nom dạy dỗ cháu Nghênh Nhi tới lúc không lớn có chồng có con, thì như vậy còn gì bằng, tôi cũng chẳng mong gì hơn nữa.
Vương bà vội nói:
Nhưng còn một trăm lạng bà Tây Môn Đại nương đòi thì.. thì..
Gì mà nhiều quá vậy? Vương bà bảo:
Lúc trước Tây Môn Đại quan nhân cưới nương tử đây tốn kém không biết bao nhiêu mà kể, số bạc quan nhân bỏ ra có thể đúc thành một người bằng bạc lớn bằng người thật ấy chứ, bây giờ một trăm lạng bạc có ý nghĩa gì. Võ Tòng bảo:
Không sao, tôi đã có ý rước tẩu tẩu đây về nhà thì một trăm lạng cũng được. Tôi sẽ bỏ ra thêm năm lạng để tạ Ơn lão bà.
Vương bà cười tít mắt:
Quả Võ nhị gia là người biết lễ, mấy năm nay từng trải chốn giang hồ, bây giờ rõ ra là người lịch duyệt.
Kim Liên quay vào pha một chung trà nóng, hai tay bưng ra nâng lên mời Võ Tòng uống. Vương bà nói thêm:
Hiên nay một mặt thì Tây Môn Đại nương hối thúc, một mặt thì cũng có ba bốn người tới hỏi, nhưng số bạc chưa đủ nên chưa ngã ngũ. Vậy xin nhị gia mau mau đem bạc tới thì hơn. Người ta thường nói, cưới vợ thì cưới liền tay mà. Nay nhị gia về đây thì rõ là việc nhân duyên dù xa xôi vạn lý cũng là do tiền định, nhị gia chớ để nương tử đây lọt vào tay người khác.
Kim Liên cũng đốc xúi thêm:
Nếu quả thúc thúc có thương tôi thì cũng xin gấp gấp lên cho.
Võ Tòng bảo:
– Được rồi, sáng mai tôi đem bạc đến, chiều là rước tẩu tẩu về được rồi.
Nói xong cáo từ mà về. Kim Liên mừng rỡ như người chết đi sống lại, còn Vương bà thì vẫn còn nghi ngại, không tin là Võ Tòng có nổi số bạc trăm lạng.
Hôm sau, Võ Tòng mở rương lấy ra số bạc trăm lạng mà lúc trước Thi Ân bảo đem cho quan Trưởng trại Lưu Cao, lại lấy thêm năm lạng bạc vụn, đem tất cả tới nhà Vương bà, đặt lên bàn bảo đếm lại cẩn thận. Vương bà thấy bạc long lanh trắng xoá một bàn thì cứ ngẩn ra mà nhìn, trong bụng nghĩ thầm:
– Tuy Kính Tế có hứa trả đúng trăm lạng, lại thưởng mười lạng, nhưng lên Đông Kinh lấy bạc, biết ngày nào mới về, mà biết có lấy được bạc đem về hay không. Nay thì Võ Tòng đem tới đủ số bạc, lại có năm lạng tiền thưởng, chi bằng nhận ngay là hơn. Nghĩ xong, đếm bạc cẩn thận, gói lại kỹ càng rồi lạy tạ Võ Tòng, miệng nói:
Cảm tạ nhị gia đã biết rõ công khó của tôi. Võ Tòng bảo:
Lão bà đã nhận bạc rồi, hôm nay cho tôi được rước tẩu tẩu đây. Vương bà kêu lên:
Trời ơi, đi đâu mà gấp quá vậy? cũng còn phải từ từ để chuẩn bị này kia chứ, nhị gia không chờ được đến chiều hay sao? để tôi đem bạc tới giao lại cho Tây Môn Đại nương, rồi về đây đưa nương tử đến cho đại gia.
Đoạn lại nheo mắt cười:
Đằng nào thì tối nay nhị gia cũng trở thành vị tân lang mà.
Đại nương chỉ nói mình gả bán Kim Liên mà chưa định rõ giá cả thế nào, mình chỉ nên đưa một vài chục lạng mà thôi.
Nghĩ vậy, chỉ đem theo hai chục lạng, tới giao cho Nguyệt nương. Nguyệt nương hỏi:
Người nào bỏ tiền ra cưới vậy?
Thế mới biết lá rụng về cội thật, người bỏ tiền ra cưới Kim Liên chính là em chồng Kim Liên ngày trước.
Nguyệt nương giật mình nghĩ thầm:
Người ta thường nói, kẻ thù gặp nhau, người ngoài khó biết.
Đoạn nói với Ngọc Lâu:
– Chỉ sợ sau này chết vì tay người em chồng đó mà thôi. Người đó từng giết người không gớm tay, chắc chẳng bỏ qua thù anh đâu.
Vương bà về tới nhà thì cũng quá trưa, sai con là Vương Triều xếp dọn rương hòm đồ đạc cho Kim Liên, đem tới nhà Võ Tòng trước.
Hôm nay, Võ Tòng trở về ngôi nhà cũ của anh, gọi quân hầu tới quét dọn sạch sẽ, lại chuẩn bị tiệc rượu sẵn sàng.
Tới chiều thì Kim Liên trang điểm rực rỡ, mặc bộ xiêm y mới nhất đẹp nhất, theo Vương bà tới.
Đứng ngoài cổng nhìn vào đã thấy trong nhà đèn nến lung linh, vào tới cửa lại thấy ngay bàn thờ của Võ Đại được thiết lập giữa nhà, hương khói nghi ngút.
Kim Liên vừa thoạt trông đã giật mình nghi ngại, chỉ biết theo Vương bà đi qua bàn thờ, vào phòng trong như kẻ mất hồn.
Võ Tòng gọi Nghênh Nhi ra khoá chặt cửa trước đóng chặt cửa sau lại. Vương bà thấy vậy hơi hoảng nói:
Thôi, bây giờ xin nhị gia cho tôi về, nhà cũng chẳng có ai. Nhưng Võ Tòng ngăn lại bảo:
Đâu được, mời bà lão ngồi lại dùng chén rượu đã chứ.
Nói xong bảo Nghênh Nhi dọn rượu và thức ăn vào bàn trong, mời Vương bà và Kim Liên cùng ăn. Hai người chưa kịp đụng đũa thì Võ Tòng đã tự rót rượu ra chung lớ, uống một hơi năm chung đầy. Vương bà thấy vậy, vội uống một chung nhỏ rồi đứng dậy bảo:
Thôi, tôi uống rồi, xin nhị gia cho tôi về, để hai người tự do trò chuyện. Võ Tòng dằn mạnh chung rượu xuống, trừng mắt bảo:
Lão đừng có ăn nói hồ đồ, ngồi xuống đi, tôi có chút chuyện muốn nói.
Dứt lời, chỉ nghe một tiếng “soạt”, đã thấy một lưỡi đao dài hai thước lấp lánh trong tay Võ Tòng. Vương bà và Kim Liên quá sợ đến không kịp kêu lên, chỉ ngồi sững bất động. Võ Tòng lăm lăm cây đao, mắt đổ hào quang, tóc mai dựng ngược, trỏ vào mặt
Vương bà mà bảo:
Xưa nay ân có trả oán có đền, mụ đừng giả vờ mê ngủ, cái chết của anh ta là do mụ cả.
Vương bà chết giun chết dế lắp bắp:
Nhị gia ôi, đêm đã khuya đâu mà nhị gia say sưa như vậy, thôi đừng đùa nữa, khiếp lắm.
Võ Tòng quát:
Thôi đừng nói nhảm. Võ nhị này dẫu chết cũng chưa từng biết sợ ai. Nhưng để ta hỏi tội con dâm phụ này trước đã, rồi sẽ nói chuyện với mụ sau. Mụ mà nhúc nhích tất tính mạng khó toàn.
Đoạn quay sang Kim Liên, trỏ mặt mà mắng:
Con dâm phụ khốn khiếp nghe đây, anh ta vốn người hiền lành, tại sao mày lại mưu hại? khôn hồn thì khai thật ra, bằng không ta quyết chẳng tha đâu.
Kim Liên mặt cắt không còn hạt máu, lập cập đáp:
Thúc thúc ơi, làm gì có chuyện đó, anh của thúc thúc bệnh đau bụng mà chết, người nào cũng biết, tôi có tội tình gì đâu.
Chưa dứt lời thì Võ Tòng đã đạp đổ ngay bàn rượu, chén bát rơi vỡ loảng xoảng, rồi một tay cầm đao, một tay nắm tóc Kim Liên lôi ra phòng ngoài, trước bàn thờ Võ Đại. Kim Liên bị lôi xềnh xệch dưới đất, quá sợ không kêu lên được. Vương bà thấy vậy hoảng hồn, nhân lúc Võ Tòng lôi kéo Kim Liên, vội chạy ra cửa ngoài hòng thoát thân, nhưng cửa đã khoá chặt. Võ Tòng nhảy tới, cởi giây lưng trói chặt tay chân Vương bà như trói con lợn con dệ Vương bà nằm còng queo dưới đất, kêu khóc mà bảo:
Võ Đô đầu ơi, mọi chuyện của nương tử đây là do một mình nương tử chứ tôi nào dính dấp gì đâu. Xin Đô đầu bớt giận cho tôi nhờ.
Võ Tòng mắng:
Con chó già không phải lẻo mép nhiều lời, mày làm gì hay không, ta đều biết cả. Chính mày xúi Tây Môn Khánh tìm cách đày tao đi xa, tưởng là tao phải chết ở nơi rừng thiêng nước độc, nào ngờ có ngày ta trở về như hôm naỵ Tây Môn Khánh đã chết rồi, ấy là phúc cho nó. Bây giờ ta xử tội con dâm phụ này trước đã, rồi sẽ tính đến mày sau.
Nói xong hoa đao một vòng trước mặt Kim Liên. Kim Liên rú lên rồi khóc nói:
Thúc thúc ơi, xin tha cho tôi, tôi sẽ xin nói hết.
Võ Tòng hạ đao xuống, lôi Kim Liên tới, bắt quỳ trước bàn thờ rồi quát:
– Con dâm phụ nói mau đi.
Kim Liên hồn bất phụ thể, chỉ biết thuật lại tỷ mỉ đầu đuôi, từ lúc buông mành trúng đầu Tây Môn Khánh, rồi cùng Tây Môn Khánh thông gian, tới lúc Tây Môn Khánh đả thương Võ Đại, Vương bà bày mưu dùng độc dược hại Võ Đại, dùng thần thế tiền bạc hại Võ Tòng, cho tới lúc được Tây Môn Khánh cưới về, nhất nhất thuật lại, không giấu giếm mảy may.
Vương bà nằm nghe, chỉ luôn miệng kêu khổ, khi Kim Liên dứt lời thì Vương bà kêu lên:
Con khốn kia, mình mày gây tội thì ráng chịu tội, sao lại đặt điều bịa chuyện đổ lỗi cho tao?
Võ Tòng tới bàn thờ anh, thắp thêm một tuần hương, rót thêm một tuần rượu, đốt vàng mã rồi khấn rằng:
Anh ơi, hồn anh chẳng xa, xin về chứng giám. Em là Võ Tòng rửa thù cho anh.
Kim Liên biết là không thoát, bèn tri hô lên, nhưng vừa mở miệng đã bị Võ Tòng xé áo nhét chặt vào miệng. Đoạn đè ngửa Kim Liên ra, xé áo Kim Liên để lộ khoảng bụng trắng ngần, mà bảo:
– Con dâm phụ mặt mũi đẹp đẽ lắm, nhưng đề xem lòng dạ mày thế nào.
Nói xong cầm mũi dao rạch một đường trên làn da bụng mịn màng, máu tươi toé ra.
Kim Liên ú ớ trong họng, hai chân đạp lung tung. Võ Tòng đưa lưỡi đao lên miệng cắn chặt, khom người xuống, hai đầu gối đè chặt hai chân Kim Liên không cho dẫy dụa, hai tay luồn vào trong bụng Kim Liên, lôi hết tim gan lục phủ ngũ tạng ra. Cả một gian phòng nhuộm đầy máu đỏ. Nghênh Nhi thấy máu thì hay tay ôm mặt không dám nhìn.
Kim Liên tắt thở, hưởng dương ba mươi hai tuổi.
Thật là:
Một mối oan cừu, thanh xuân táng mệnh
Một cây đao sáng, hồng phấn vong thân
Chín vía du du về Diêm la điện
Ba hồn diểu diểu tới Uổng tử thành
Tuyết sơ xuân làm gãy liễu kim tuyền
Gió lạp nguyệt thổi rơi cành mai ngọc
Thân kia chôn ở chốn nào
Hồn kia rồi sẽ tìm vào nhà ai.
Thấy Kim Liên bị thảm sát, Vương bà quên cả sợ, tri hô lên:
– Trời ơi, kẻ giết người…
Tức thì một làn chớp bạc loá lên, đầu Vương bà đã lìa khỏi cổ. Giết hai người xong,
Võ Tòng đem lục phủ ngũ tạng Kim Liên, dùng đao đào hố, chôn ở sau nhà.
Xong xuôi thì khoảng canh một, Võ Tòng quay vào. Nghênh Nhi nói:
Chú ơi, cháu sợ quá. Võ Tòng bảo:
Cháu ơi, chú không biết làm sao hơn.
Đoạn qua nhà Vương bà định giết luôn cả Vương Triều. Nhưng số Vương Triều chưa chết, nghe tiếng kêu của mẹ lúc nãy, Vương Triều biết là Võ Tòng bạo hành, vội chạy sang xô cửa trước, đẩy cửa sau, tất cả đều khoá chặt bên trong, vội chạy ra tri hô lên rồi đi tìm toán lính tuần. Đôi bên hàng xóm sợ Oai Võ Tòng, không ai dám lên tiếng, chứ đừng nói gì chạy tới tiếp cứu.
Lúc Võ Tòng vượt tường sang nhà Vương bà thì thấy đèn vẫn sáng, nhưng trong ngoài không có một ai, bèn mở tung rương tủ của Vương bà thấy ngoài quần áo, còn có tám chục lạng bạc và ít tư trang. Võ Tòng gói hết lại, xách đao về nhà dặn dò cháu gái, rồi đang đêm ra khỏi huyện, tìm đến với vợ chồng Trương Thanh ở Thập tự pha. Về sau, Võ Tòng trở thành Đầu đà, lên Lương Sơn tụ nghĩa.
Còn Ngũ nương làm sao lại bị đuổi vậy?
Sau khi đuổi Kim Liên ra khỏi nhà, Nguyệt nương sai Xuân Hồng đi gọi Tiết tẩu tới để lãnh Thu Cúc ra đem bán.
Trên đường đi, Xuân Hồng tình cờ gặp Ứng Bá tước, Bá tước hỏi:
Ngươi đi đâu vậy? Xuân Hồng đáp:
Đại nương sai tôi đi gọi bà mối Tiết tẩu tới. Bá tước hỏi tiếp:
Gọi tới làm gì vậy?
Để đem bán con a hoàn Thu Cúc, a hoàn cũ của Ngũ nương đó. Bá tước lại hỏi:
Còn Ngũ nương làm sao lại bị đuổi vậy?
Vì Ngũ nương tằng tịu với cậu Kính Tế, Đại nương biết được, trước hết cho đem bán Xuân Mai, tiếp đó thì đánh cho cậu Kính Tế một trận rồi đuổi ra khỏi nhà, sau cùng thì đuổi Ngũ nương đi.
Bá tước nghe xong gật gù bảo:
Thì ra Ngũ nương thông gian với Kính Tế, thật không còn trời đất nào nữa.
Đoạn hỏi Xuân Hồng:
Gia gia ngươi mất rồi, ngươi còn ở đó làm gì? ngươi có tính về Nam với chủ cũ hay là ngươi có tính đến nhà khác không?
Xuân Hồng đáp:
Nhị gia hỏi cũng đúng. Sau ngày gia gia tôi mất thì Đại nương nghiêm khắc riết róng trong mọi việc, mấy cửa tiệm cũng dẹp đi, nhà cửa ở ngoài cũng bán đi, tiền bạc các nơi thâu góp hết lại, gia nhân trong nhà thì cứ thải hồi dần dần cho bớt miệng ăn. Cầm Đồng, Họa Đồng cũng bỏ đi rồi. Tôi muốn về Nam nhưng không ai dẫn về, mà muốn tìm chủ khác ở đây thì không ai mách bảo, biết làm sao? Bá tước bảo:
Đồ ngốc, không có người này thì có người kia chứ sao, vả lại thiên sơn vạn hải, ngươi mò về Nam làm gì, mày có tài ca hát, lo gì không tìm được chủ mới giàu có cao sang. Thôi để ta chỉ cho, hiện Trương Nhị lão gia tại huyện này, gìau nứt đố đổ vách, lại sắp làm chức Chưởng hình thiên hộ thay thế cho gia gia ngươi tại sở Đề hình này. Hiện Nhị nương của ngươi trước đã trở thành nhị phòng của Trương lão gia. Lão già thấy ngươi mặt mũi dễ coi, lại giỏi hát Nam khúc thì thế nào cũng trọng dụng, cho ngươi làm gia nhân thân tín, chẳng hơn là ở lại với chủ cũ hay sao? Trương lão gia tính tình lại tốt, người hãy còn trẻ, ngươi mà được vào hầu hạ thì phúc bảy mươi đời đấy.
Xuân Hồng nghe xong, sụp xuống ngay giữa đường lạy như tế sao mà nói:
Nếu vậy thì xin nhị gia làm ơn làm phúc tiến dẫn cho, xong việc tôi sẽ có lễ tạ Ơn nhị gia.
Bá tước lôi Xuân Hồng dậy mà bảo:
Đồ ngốc, mày có đứng dậy không, giữa đường giữa chợ mà làm gì vậy? tao chỉ quen giúp người, há lại mong mày trả ơn hay sao? mày làm gì mà có tiền.
Xuân Hồng lại hỏi:
Nhưng nếu tôi bỏ đi, Đại nương cho người tìm thì sao?
Không sao, để tao nói với Trương lão gia, viết thiếp và cho đem một lạng bạc tới để hỏi mua mày, Đại nương ở nhà thấy vậy đã chẳng dám nhận tiền, mà còn hai tay dẫn mày sang với Trương lão gia là khác.
Xuân Hồng mừng lắm, cám ơn Bá tước rồi cáo từ để tới nhà Tiết tẩu.
Tiết tẩu lãnh Thu Cúc ra chỉ bán được năm lạng, giao lại cho Nguyệt nương.
Hôm sau, Bá tước hẹn Xuân Hồng rồi dẫn tới ra mắt Trương Nhị. Trương Nhị thấy
Xuân Hồng mặt mày thanh tú, lại giỏi hát Nam khúc thì hài lòng lắm, thâu nhận ngaỵ
Lại theo Bá tước, viết thiếp và gói vài lạng bạc sai người đưa tới cho Nguyệt nương.
Hôm đó Nguyệt nương dọn rượu đãi Phạm thị, vợ Vân chỉ huy.
Nguyên là Vân chỉ huy được bổ làm Tả vệ đồng tri tại huyện Thanh Hà, thấy Tây Môn Khánh đã chết, Nguyệt nương ở goá nuôi con, trong nhà tiền bạc của cải cũng nhiều, lại nhân lúc trước Nguyệt nương và Phạm thị chỉ bụng kết làm thân gia, nay Nguyệt nương sinh con trai, mà Phạm thị cũng sinh con gái được mấy tháng, bèn bảo Phạm thị soạn lễ vật thật hậu tới, nhắc lại lời hứa hôn lúc trước. Nguyệt nương vui mừng lắm, dọn tiệc thết đãi, bàn chuyện hôn nhân cho hai đứa trẻ. Nguyệt nương lại lấy ra một cặp vòng vàng đưa cho Phạm thị gọi là sính lễ con trai mình.
Hai người đang uống rượu chuyện trò thì Đại An đem thiếp và bạc của Trương Nhị vào thưa:
Xuân Hồng xin vào hầu hạ Trương lão gia rồi. Trương lão gia cho đem thiếp và bạc tới để xin quần áo đồ đạc của Xuân Hồng.
Nguyệt nương nghĩ là Trương Nhị sắp nhậm chức Đề hình, có từ chối cũng không được, nên không nhận bạc, mà cho đem quần áo của Xuân Hồng đi.
Lúc trước, Bá tước có nói với Trương Nhị về nhan sắc và tài ba của Kim Liên, nay lại nói thêm:
Nay thì Tây Môn Đại nương đuổi Kim Liên ra rồi, hiện nàng đang tác túc tại nhà Vương bà.
Trương Nhị mấy lần sai gia nhân tới nhà Vương bà trả giá, nhưng Vương bà nhất định đòi đủ trăm lạng, chưa kể tiền công. Trương Nhị đã trả tới tám chục lạng mà Vương bà chưa chịu.
Đang định trả hơn, thì được nghe Xuân Hồng nói về vụ thông gian giữa Kim Liên và
Kính Tế, nên Trương Nhị bỏ ý định cưới Kim Liên, lại bảo Bá tước:
Con người như thế thì ham làm gì, vả lại trong nhà tôi hiện có đứa con trai mười lăm tuổi, đang gắng công đèn sách, đem thứ đó về chỉ tổ làm hư thằng nhỏ mà thôi.
Lại nghe Kiều Nhi nói:
Lúc trước Kim Liên dùng thuốc độc giết hại chồng là Võ Đại để được lấy Tây Môn Khánh, lại từng dùng thủ đọan ác độc để làm hại cả hai mẹ con Bình Nhi.
Do đó Trương Nhị lại càng không dám nhắc tới chuyện cưới Kim Liên về làm thiếp nữa.
Nói về Xuân Mai, nhờ đẹp đẽ lanh lợi, có tài đàn hát nên Chu Thủ bị yêu quý lắm, cho ở riêng một căn nhà ba gian trong phủ, có một tiểu a hoàn phục dịch, lập làm nhị phòng, ngày đêm vui thú.
Vợ lớn của Chu Thủ bị thì tu hành ăn chay trường, không thiết chuyện đời, nên một mình Xuân Mai tay hòm chìa khoá coi sóc việc nhà. Vợ lớn Chu Thủ bị có một con gái nhưng còn nhỏ dại.
Một hôm, Tiết tẩu tìm đến bảo Xuân Mai:
Kim Liên bị đuổi ra rồi, hiện đang tạm trú tại nhà Vương bà để chờ gả bán.
Hai chúng tôi trước kia quý mến nhau, hẹn rằng lúc nào cũng có nhau. Ngũ nương thương tôi, chẳng khác gì ruột thịt, nào ngờ ngày nay tan tác chia lìa, Ngũ nương lại bị đuổi ra khỏi nhà để gả bán cho người khác. Nếu chàng thương tôi thì bỏ tiền ra cưới Kim Liên về cho chúng tôi được sống bên nhau.
Lại tán tụng Kim Liên:
Kim Liên đẹp vô cùng, lại giỏi thi ca từ phú, thông minh lanh lợi và có tài đánh đàn tỳ bà tuyệt diệu. Kim Liên tuổi Thìn, năm nay ba mươi hai. Nếu Kim Liên về đây, tôi tình nguyện xuống làm đệ tam phòng.
Chu Thủ bị nghe Xuân Mai nói mãi cũng xiêu lfong, bèn gọi hai gia nhân thân tín là Trương Thắng và Lý An, đem mấy vuông lụa và hai tiền, tới hỏi thăm Vương bà về chuyện Kim Liên.
Vương bà nói:
– Tây Môn Đại nương đòi đúng một trăm lạng, chưa kể tiền công của tôi.
Trương Thắng và Lý An cò kê lên tám chục lạng nhưng Vương bà vẫn một mực không chịu.
Trương Thắng và Lý An về thưa lại, Chu Chủ bị bảo là tám mưoi lăm lạng. Hai người tới nói nhưng Vương bà bảo:
Không phải là tôi ra giá mà trả tới trả lui, chính Tây Môn Đại nương đã nhất định là một trăm lạng, không thể cục cựa gì được đâu.
Hai gia nhân về thưa lại, Chu Thủ bị thấy quá đắt nên định thôi, nhưng Xuân Mai khóc lóc nói:
Xin chàng cố thêm ít lạng nữa, Kim Liên về làm bạn với tôi, tôi có chết cũng can tâm.
Chu Thủ bị đành thêm năm lạng là chín chục lạng, sai quản gia Chu Trung tới gặp Vương bà. Vương bà lại càng đỏnh đảnh:
Nếu chỉ với giá chín chục lạng thì Kim Liên đã về với Trương lão từ lâu rồi, còn đâu nữa mà hỏi.
Chu Trung thấy Vương bà lên mặt quá đáng thì lớn tiếng đáp:
Con mụ giặc già kia đừng có ăn nói hồ đồ, mụ biết lão gia ta là ai không mà đem Trương Nhị ra doạ? lão gia ta có phải khi không sai chúng ta nói ngon nói ngọt với mụ đâu, chằng qua là muốn có thêm một người thiếp cho vui nhà vui cửa nên mới sai chúng ta tới đây, nếu không thì chúng ta thèm nói chuyện với cái mặt mụ hay sao?
Lý An cũng đi theo, thấy vậy kéo áo Chu Trung mà bảo:
Thôi, quản gia, năm lần bảy lượt tới đây mà mụ cứ đỏng đảnh làm gìa, bây giờ mình về thưa lại với lão gia, để bắt mụ lên công đường, kẹp chân kẹp tay trừng trị tội vô lễ. Vương bà vì tham hơn trăm lạng bạc của Kính Tế nên ráng chờ, hai người chửi mắng gì cũng mặc.
Chu Trung về thưa với chủ:
Trả tới chín chục lạng mà mụ vẫn không chịu, lại còn nói hỗn. Chu Thủ bị bảo:
Thôi ngày mai đem một trăm lạng rồi gọi một cái kiệu tới trả tiền mà đem người về cho xong.
Chu Trung kêu lên:
Một trăm lạng đã xong đâu, mụ còn nói là tiền công mai mối chưa tính, như vậy ít ra cũng phải tốn thêm năm mười lạng nữa. Con mụ này hỗn láo lắm, không biết ai vào với ai, lão gia cho bắt mụ ta lên công đường, kẹp chân kẹp tay mụ cho một trận họa may mụ mới sợ.
Chủ tớ cứ loay hoay bàn tính…
Bây giờ mới nói về Võ Tòng. Khi tới làm lính thú tại Mạnh Châu thì Võ Tòng được viên quản doanh là Thi Ân biệt đãi. Sau đó Thi Ân uống rượu tại Lâm tửu điếm, có chuyện tranh chấp với một người là Tưởng Môn Thần, bị Môn Thần đả thương. Thi Ân nhờ Võ Tòng trả thù. Võ Tòng đánh cho Tưởng Môn Thần một trận tơi bời. Nhưng em gái Tưởng Môn Thần là Tưởng Ngọc Lan, lại là vợ của Trương Đô giám. Võ Tòng bị Trương Đô giám bắt tới đánh đập tàn nhẫn rồi đầy đi lính thú tại trại An Bình. Trên đường đi, tại bến Phi vân, Võ Tòng phà gông, giết hai viên công sai áp giải, rồi quay lại Mạnh Châu giết cả Trương Đô giám và Tưởng Môn Thần cùng tòan thể gia quyến hai người này, sau đó trốn tại nhà Thi Ân. Thi Ân viết một phong thư, kèm theo một trăm lạng bạc, bảo Võ Tòng đem đến trại An Bình, nhờ vị quan Tri trại là Lưu Cao nâng đỡ. Nhưng trên đường đi thì gặp đúng lúc Thái tử được lập làm Đông cung, triều đình đại xá cho tội nhân trong thiên hạ, do đó Võ Tòng cũng được ân xá, trở về huyện Thanh Hà nhận lại chức Đô đầu như cũ.
Về tới huyện, vào trình diện với huyện quan nhận chức, Võ Tòng mũ áo xênh xang tìm lại người hàng xóm cũ là Đào Nhị lang, người đã được Võ Tòng gửi gắm Nghênh Nhi từ trước.
Nghênh Nhi lúc đó đã mười chín tuổi, Võ Tòng đó cô cháu gái về ngôi nhà cũ cùng ở. Mấy hôm sau Võ Tòng sai dọn tiệc khoản đãi tạ Ơn Đào Nhị lang, đồng thời hỏi tin tức Tây Môn Khánh và Kim Liên. Đào Nhị lang cho biết vắn tắt là Tây Môn Khánh đã chết vì bệnh, Kim Liên thì mới bị đuổi ra khỏi nhà Tây Môn Khánh, hiện đang tá túc tại nhà Vương bà, cũng sắp lấy chồng khác nay mai.
Hôm sau, Võ Tòng mũ áo xênh xang đến nhà Vương bà. Kim Liên đang đứng trong rèm nhìn ra đường, thấy Võ Tòng tới thì nhận ra ngay, vội lui vào trong. Võ Tòng vén rèm hỏi:
– Vương ma ma có nhà không?
Vương bà đang lúi húi bên trong vội bước ra lên tiếng:
– Ai hỏi gì vậy?
Nhưng vừa chợt nhận ra Võ Tòng, vội khúm núm vái chào, Võ Tòng cũng đáp lễ tử tế. Vương bà ngượng cười hỏi:
Võ nhị gia về hồi nào vậy? Võ Tòng đáp:
Tôi được đại xa, mới về mấy hôm naỵ Cảm ơn ma ma đã trông coi giùm căn nhà kế bên đây của anh tôi, ngày khác sẽ hậu tạ.
Vương bà thấy Võ Tòng ăn nói điềm đạm, không có vẻ gì hung hãn thì cũng hơi yên lòng, bèn cười hì hì mà bảo:
Chà, Võ nhị gia đi ít năm mà trông phương phi đẹp đẽ hẳn ra, lại cư xử đúng là người biết lễ.
Đoạn mời Võ Tòng vào nhà ngồi, đem trà ra mời, Võ Tòng ngồi xuống nói:
Tôi có chuyện này muốn nói với ma ma. Vương bà chột dạ:
Có chuyện gì xin nhị gia cứ dạy.
Tôi nghe nói Tây Môn Khánh đã chết, mà chị dâu cũ của tôi hiện đang ở đây. Vậy cảm phiền ma ma nói với chị dâu tôi rằng, nếu đã ưng ai rồi thì thối, còn chưa có đám nào thì tôi xin bỏ tiền ra cưới về để có người trông nom cháu Nghênh Nhị Nghênh Nhi đã lớn cần có người dạy bảo, và lại một nhà đoàn tụ như vậy thì thiên hạ cũng khỏi chê cười.
Vương bà nghe xong nín lặng giây lâu mới đáp:
Phan nương tử tuy là đang ở đây với tôi, nhưng chuyện chồng con thì tôi không được biết, để tôi nói thử xem sao.
Kim Liên từ nãy ngồi trong vẫn lắng nghe, nay thấy Võ Tòng có ý cưới mình, lại thấy Võ Tòng đẹp trai hơn xưa, ăn nói dịu ngọt hơn xưa trong bụng nghĩ thầm:
Thật là may mắn, thân mình nào ngờ lại được về với Võ Tòng.
Do đó không đợi Vương bà vào hỏi, đã bước ra tươi cười chào hỏi võ Tòng rồi long lanh sóng mắt đưa tình mà nói:
Nếu quả thúc thúc đã có lòng cho tôi được về trông nom dạy dỗ cháu Nghênh Nhi tới lúc không lớn có chồng có con, thì như vậy còn gì bằng, tôi cũng chẳng mong gì hơn nữa.
Vương bà vội nói:
Nhưng còn một trăm lạng bà Tây Môn Đại nương đòi thì.. thì..
Gì mà nhiều quá vậy? Vương bà bảo:
Lúc trước Tây Môn Đại quan nhân cưới nương tử đây tốn kém không biết bao nhiêu mà kể, số bạc quan nhân bỏ ra có thể đúc thành một người bằng bạc lớn bằng người thật ấy chứ, bây giờ một trăm lạng bạc có ý nghĩa gì. Võ Tòng bảo:
Không sao, tôi đã có ý rước tẩu tẩu đây về nhà thì một trăm lạng cũng được. Tôi sẽ bỏ ra thêm năm lạng để tạ Ơn lão bà.
Vương bà cười tít mắt:
Quả Võ nhị gia là người biết lễ, mấy năm nay từng trải chốn giang hồ, bây giờ rõ ra là người lịch duyệt.
Kim Liên quay vào pha một chung trà nóng, hai tay bưng ra nâng lên mời Võ Tòng uống. Vương bà nói thêm:
Hiên nay một mặt thì Tây Môn Đại nương hối thúc, một mặt thì cũng có ba bốn người tới hỏi, nhưng số bạc chưa đủ nên chưa ngã ngũ. Vậy xin nhị gia mau mau đem bạc tới thì hơn. Người ta thường nói, cưới vợ thì cưới liền tay mà. Nay nhị gia về đây thì rõ là việc nhân duyên dù xa xôi vạn lý cũng là do tiền định, nhị gia chớ để nương tử đây lọt vào tay người khác.
Kim Liên cũng đốc xúi thêm:
Nếu quả thúc thúc có thương tôi thì cũng xin gấp gấp lên cho.
Võ Tòng bảo:
– Được rồi, sáng mai tôi đem bạc đến, chiều là rước tẩu tẩu về được rồi.
Nói xong cáo từ mà về. Kim Liên mừng rỡ như người chết đi sống lại, còn Vương bà thì vẫn còn nghi ngại, không tin là Võ Tòng có nổi số bạc trăm lạng.
Hôm sau, Võ Tòng mở rương lấy ra số bạc trăm lạng mà lúc trước Thi Ân bảo đem cho quan Trưởng trại Lưu Cao, lại lấy thêm năm lạng bạc vụn, đem tất cả tới nhà Vương bà, đặt lên bàn bảo đếm lại cẩn thận. Vương bà thấy bạc long lanh trắng xoá một bàn thì cứ ngẩn ra mà nhìn, trong bụng nghĩ thầm:
– Tuy Kính Tế có hứa trả đúng trăm lạng, lại thưởng mười lạng, nhưng lên Đông Kinh lấy bạc, biết ngày nào mới về, mà biết có lấy được bạc đem về hay không. Nay thì Võ Tòng đem tới đủ số bạc, lại có năm lạng tiền thưởng, chi bằng nhận ngay là hơn. Nghĩ xong, đếm bạc cẩn thận, gói lại kỹ càng rồi lạy tạ Võ Tòng, miệng nói:
Cảm tạ nhị gia đã biết rõ công khó của tôi. Võ Tòng bảo:
Lão bà đã nhận bạc rồi, hôm nay cho tôi được rước tẩu tẩu đây. Vương bà kêu lên:
Trời ơi, đi đâu mà gấp quá vậy? cũng còn phải từ từ để chuẩn bị này kia chứ, nhị gia không chờ được đến chiều hay sao? để tôi đem bạc tới giao lại cho Tây Môn Đại nương, rồi về đây đưa nương tử đến cho đại gia.
Đoạn lại nheo mắt cười:
Đằng nào thì tối nay nhị gia cũng trở thành vị tân lang mà.
Đại nương chỉ nói mình gả bán Kim Liên mà chưa định rõ giá cả thế nào, mình chỉ nên đưa một vài chục lạng mà thôi.
Nghĩ vậy, chỉ đem theo hai chục lạng, tới giao cho Nguyệt nương. Nguyệt nương hỏi:
Người nào bỏ tiền ra cưới vậy?
Thế mới biết lá rụng về cội thật, người bỏ tiền ra cưới Kim Liên chính là em chồng Kim Liên ngày trước.
Nguyệt nương giật mình nghĩ thầm:
Người ta thường nói, kẻ thù gặp nhau, người ngoài khó biết.
Đoạn nói với Ngọc Lâu:
– Chỉ sợ sau này chết vì tay người em chồng đó mà thôi. Người đó từng giết người không gớm tay, chắc chẳng bỏ qua thù anh đâu.
Vương bà về tới nhà thì cũng quá trưa, sai con là Vương Triều xếp dọn rương hòm đồ đạc cho Kim Liên, đem tới nhà Võ Tòng trước.
Hôm nay, Võ Tòng trở về ngôi nhà cũ của anh, gọi quân hầu tới quét dọn sạch sẽ, lại chuẩn bị tiệc rượu sẵn sàng.
Tới chiều thì Kim Liên trang điểm rực rỡ, mặc bộ xiêm y mới nhất đẹp nhất, theo Vương bà tới.
Đứng ngoài cổng nhìn vào đã thấy trong nhà đèn nến lung linh, vào tới cửa lại thấy ngay bàn thờ của Võ Đại được thiết lập giữa nhà, hương khói nghi ngút.
Kim Liên vừa thoạt trông đã giật mình nghi ngại, chỉ biết theo Vương bà đi qua bàn thờ, vào phòng trong như kẻ mất hồn.
Võ Tòng gọi Nghênh Nhi ra khoá chặt cửa trước đóng chặt cửa sau lại. Vương bà thấy vậy hơi hoảng nói:
Thôi, bây giờ xin nhị gia cho tôi về, nhà cũng chẳng có ai. Nhưng Võ Tòng ngăn lại bảo:
Đâu được, mời bà lão ngồi lại dùng chén rượu đã chứ.
Nói xong bảo Nghênh Nhi dọn rượu và thức ăn vào bàn trong, mời Vương bà và Kim Liên cùng ăn. Hai người chưa kịp đụng đũa thì Võ Tòng đã tự rót rượu ra chung lớ, uống một hơi năm chung đầy. Vương bà thấy vậy, vội uống một chung nhỏ rồi đứng dậy bảo:
Thôi, tôi uống rồi, xin nhị gia cho tôi về, để hai người tự do trò chuyện. Võ Tòng dằn mạnh chung rượu xuống, trừng mắt bảo:
Lão đừng có ăn nói hồ đồ, ngồi xuống đi, tôi có chút chuyện muốn nói.
Dứt lời, chỉ nghe một tiếng “soạt”, đã thấy một lưỡi đao dài hai thước lấp lánh trong tay Võ Tòng. Vương bà và Kim Liên quá sợ đến không kịp kêu lên, chỉ ngồi sững bất động. Võ Tòng lăm lăm cây đao, mắt đổ hào quang, tóc mai dựng ngược, trỏ vào mặt
Vương bà mà bảo:
Xưa nay ân có trả oán có đền, mụ đừng giả vờ mê ngủ, cái chết của anh ta là do mụ cả.
Vương bà chết giun chết dế lắp bắp:
Nhị gia ôi, đêm đã khuya đâu mà nhị gia say sưa như vậy, thôi đừng đùa nữa, khiếp lắm.
Võ Tòng quát:
Thôi đừng nói nhảm. Võ nhị này dẫu chết cũng chưa từng biết sợ ai. Nhưng để ta hỏi tội con dâm phụ này trước đã, rồi sẽ nói chuyện với mụ sau. Mụ mà nhúc nhích tất tính mạng khó toàn.
Đoạn quay sang Kim Liên, trỏ mặt mà mắng:
Con dâm phụ khốn khiếp nghe đây, anh ta vốn người hiền lành, tại sao mày lại mưu hại? khôn hồn thì khai thật ra, bằng không ta quyết chẳng tha đâu.
Kim Liên mặt cắt không còn hạt máu, lập cập đáp:
Thúc thúc ơi, làm gì có chuyện đó, anh của thúc thúc bệnh đau bụng mà chết, người nào cũng biết, tôi có tội tình gì đâu.
Chưa dứt lời thì Võ Tòng đã đạp đổ ngay bàn rượu, chén bát rơi vỡ loảng xoảng, rồi một tay cầm đao, một tay nắm tóc Kim Liên lôi ra phòng ngoài, trước bàn thờ Võ Đại. Kim Liên bị lôi xềnh xệch dưới đất, quá sợ không kêu lên được. Vương bà thấy vậy hoảng hồn, nhân lúc Võ Tòng lôi kéo Kim Liên, vội chạy ra cửa ngoài hòng thoát thân, nhưng cửa đã khoá chặt. Võ Tòng nhảy tới, cởi giây lưng trói chặt tay chân Vương bà như trói con lợn con dệ Vương bà nằm còng queo dưới đất, kêu khóc mà bảo:
Võ Đô đầu ơi, mọi chuyện của nương tử đây là do một mình nương tử chứ tôi nào dính dấp gì đâu. Xin Đô đầu bớt giận cho tôi nhờ.
Võ Tòng mắng:
Con chó già không phải lẻo mép nhiều lời, mày làm gì hay không, ta đều biết cả. Chính mày xúi Tây Môn Khánh tìm cách đày tao đi xa, tưởng là tao phải chết ở nơi rừng thiêng nước độc, nào ngờ có ngày ta trở về như hôm naỵ Tây Môn Khánh đã chết rồi, ấy là phúc cho nó. Bây giờ ta xử tội con dâm phụ này trước đã, rồi sẽ tính đến mày sau.
Nói xong hoa đao một vòng trước mặt Kim Liên. Kim Liên rú lên rồi khóc nói:
Thúc thúc ơi, xin tha cho tôi, tôi sẽ xin nói hết.
Võ Tòng hạ đao xuống, lôi Kim Liên tới, bắt quỳ trước bàn thờ rồi quát:
– Con dâm phụ nói mau đi.
Kim Liên hồn bất phụ thể, chỉ biết thuật lại tỷ mỉ đầu đuôi, từ lúc buông mành trúng đầu Tây Môn Khánh, rồi cùng Tây Môn Khánh thông gian, tới lúc Tây Môn Khánh đả thương Võ Đại, Vương bà bày mưu dùng độc dược hại Võ Đại, dùng thần thế tiền bạc hại Võ Tòng, cho tới lúc được Tây Môn Khánh cưới về, nhất nhất thuật lại, không giấu giếm mảy may.
Vương bà nằm nghe, chỉ luôn miệng kêu khổ, khi Kim Liên dứt lời thì Vương bà kêu lên:
Con khốn kia, mình mày gây tội thì ráng chịu tội, sao lại đặt điều bịa chuyện đổ lỗi cho tao?
Võ Tòng tới bàn thờ anh, thắp thêm một tuần hương, rót thêm một tuần rượu, đốt vàng mã rồi khấn rằng:
Anh ơi, hồn anh chẳng xa, xin về chứng giám. Em là Võ Tòng rửa thù cho anh.
Kim Liên biết là không thoát, bèn tri hô lên, nhưng vừa mở miệng đã bị Võ Tòng xé áo nhét chặt vào miệng. Đoạn đè ngửa Kim Liên ra, xé áo Kim Liên để lộ khoảng bụng trắng ngần, mà bảo:
– Con dâm phụ mặt mũi đẹp đẽ lắm, nhưng đề xem lòng dạ mày thế nào.
Nói xong cầm mũi dao rạch một đường trên làn da bụng mịn màng, máu tươi toé ra.
Kim Liên ú ớ trong họng, hai chân đạp lung tung. Võ Tòng đưa lưỡi đao lên miệng cắn chặt, khom người xuống, hai đầu gối đè chặt hai chân Kim Liên không cho dẫy dụa, hai tay luồn vào trong bụng Kim Liên, lôi hết tim gan lục phủ ngũ tạng ra. Cả một gian phòng nhuộm đầy máu đỏ. Nghênh Nhi thấy máu thì hay tay ôm mặt không dám nhìn.
Kim Liên tắt thở, hưởng dương ba mươi hai tuổi.
Thật là:
Một mối oan cừu, thanh xuân táng mệnh
Một cây đao sáng, hồng phấn vong thân
Chín vía du du về Diêm la điện
Ba hồn diểu diểu tới Uổng tử thành
Tuyết sơ xuân làm gãy liễu kim tuyền
Gió lạp nguyệt thổi rơi cành mai ngọc
Thân kia chôn ở chốn nào
Hồn kia rồi sẽ tìm vào nhà ai.
Thấy Kim Liên bị thảm sát, Vương bà quên cả sợ, tri hô lên:
– Trời ơi, kẻ giết người…
Tức thì một làn chớp bạc loá lên, đầu Vương bà đã lìa khỏi cổ. Giết hai người xong,
Võ Tòng đem lục phủ ngũ tạng Kim Liên, dùng đao đào hố, chôn ở sau nhà.
Xong xuôi thì khoảng canh một, Võ Tòng quay vào. Nghênh Nhi nói:
Chú ơi, cháu sợ quá. Võ Tòng bảo:
Cháu ơi, chú không biết làm sao hơn.
Đoạn qua nhà Vương bà định giết luôn cả Vương Triều. Nhưng số Vương Triều chưa chết, nghe tiếng kêu của mẹ lúc nãy, Vương Triều biết là Võ Tòng bạo hành, vội chạy sang xô cửa trước, đẩy cửa sau, tất cả đều khoá chặt bên trong, vội chạy ra tri hô lên rồi đi tìm toán lính tuần. Đôi bên hàng xóm sợ Oai Võ Tòng, không ai dám lên tiếng, chứ đừng nói gì chạy tới tiếp cứu.
Lúc Võ Tòng vượt tường sang nhà Vương bà thì thấy đèn vẫn sáng, nhưng trong ngoài không có một ai, bèn mở tung rương tủ của Vương bà thấy ngoài quần áo, còn có tám chục lạng bạc và ít tư trang. Võ Tòng gói hết lại, xách đao về nhà dặn dò cháu gái, rồi đang đêm ra khỏi huyện, tìm đến với vợ chồng Trương Thanh ở Thập tự pha. Về sau, Võ Tòng trở thành Đầu đà, lên Lương Sơn tụ nghĩa.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!