Bá Vương Thương - Chương 6: Bí Mật Trong Sáu Lá thư
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
144


Bá Vương Thương


Chương 6: Bí Mật Trong Sáu Lá thư


Á nh tà dương khắp bầu trời.

Đinh Hỷ và Đặng Định Hầu đi dưới ánh tà dương, mồ hôi ra đầm đìa ngoài áo.

Hiện tại cổ xe của họ đã bị phá hư, ngựa cũng bị què, ngay cả gã đánh xe cũng bị Đặng Định Hầu đuổi đi.

Vì vậy phương tiện giao thông duy nhất của bọn họ là cặp giò của mình.

Đường cái không có lấy một cổ xe trống.

Đặng Định Hầu than thở, lẩm bẩm:

– Hoàng hôn thật đẹp, nhất là vào ngày hạ, ta vốn rất thích ngắm.

Đinh Hỷ nói:

– Nhưng bây giờ ông đã biết, dù cho ánh tà dương có mỹ lệ đến đâu, phải dùng cặp giò của mình để đi đường, mùi vị cũng không dễ chịu lắm phải không.

Đặng Định Hầu chùi chùi mồ hôi, cười khổ nói:

– Thật không dễ chịu tý nào.

Đinh Hỷ nhìn đăm đăm về phương trời xa, ánh mắt đầy vẻ suy tư, y chầm chậm nói:

– Nếu ông chịu thường thường dùng cặp giò của mình đi đây đi đó, ông sẽ phát hiện ra nhiều điều trước giờ mình không bao giờ nghĩ tới.

Đặng Định Hầu nói:

– Sao?

Đinh Hỷ nói:

– Đáng lý ra, tôi nên dẫn ông lại Loạn Thạch Cương chơi một chuyến.

Đặng Định Hầu hỏi:

– Loạn Thạch Cương?

Đinh Hỷ nói:

– Nơi đó có mấy chục người đàn bà con nít, ngày ngày chảy mồ hôi nước mắt dưới ánh mặt trời, mà ngay cả miếng cơm cũng không được no đủ.

Đặng Định Hầu hỏi:

– Tại sao?

Đinh Hỷ lạnh lùng nói:

– Ông phải biết tại sao mới phải.

Đặng Định Hầu nói:

– Ngươi nói đây có phải là cô nhi quả phụ nhà Sa huynh đệ không?

Đinh Hỷ nói:

– Chính vì bọn họ muốn cướp tiêu của Ngủ Khuyển tiêu cuộc, vì vậy mà bị chết oan mạng, bởi vì bọn cô nhi quả phụ ấy là người nhà của bọn họ, vì vậy đáng bị tội bỏ đói, người trong giang hồ không có ai sẽ đồng tình với bọn họ, cũng không ai sẽ nói giùm một tiếng cho họ.

Đặng Định Hầu rốt cuộc hiểu ra, y cười khổ nói:

– Ngươi cướp tiêu của bọn ta, là để cứu tế cho bọn họ?

Á Đinh Hỷ cười nhạt nói:

– Không lẽ bọn họ không phải là người sao?

Đặng Định Hầu hỏi:

– Không lẽ ngươi không dùng cách khác được sao?

Đinh Hỷ nói:

– Ông muốn tôi dùng cách gì? Không lẽ muốn mấy đứa bé bảy tám tuổi đi làm bảo tiêu?

Không lẽ muốn mấy người quả phụ trẻ tuổi ấy chạy lại kỹ viện tiếp khách?

Đặng Định Hầu không nói gì.

Đinh Hỷ cũng không mở miệng. Hai người lẳng lặng đi về phía trước, hiễn nhiên mỗi người đang có một tâm sự.

Bọn họ mỗi người làm một chuyện, đều là chuyện họ cho là phải, có điều, bây giờ ngay cả chính họ cũng không nhận ra rõ ràng, ai đúng ai sai.

… Không chừng, giữa đúng và sai, vốn khó mà vạch ra một đường biên giới.

Ánh tà dương đã nhạt, tiếng vó ngựa dồn dập, ba người kỵ mã cưỡi ngựa chạy qua bên cạnh bọn họ.

Người trên ngựa ý chí bồng bột, chẳng thèm nhìn đến hai gã bộ hành đầy một thân mồ hôi mồ hám.

Đặng Định Hầu nhìn họ, bỗng nhiên cười lên một tiếng, nói:

– Ngươi biết ba người đó là ai không?

Đinh Hỷ lắc lắc đầu.

Đặng Định Hầu nói:

– Bọn họ dều là tiêu sư hạng ba trong tiêu cuộc của Quy Đông Cảnh, bình thời gặp ta là đã khom lưng từ ngoài xa hai trượng.

Đinh Hỷ cười cười nói:

– Chỉ tiếc là bây giờ đúng lúc ông đang thất thế.

Đặng Định Hầu mỉm cười nói:

– Vì vậy ta chẳng tức giận tý nào.

Kiện mã chạy qua, bụi bặm bay lên, một miếng giấy bay lờn vờn xuống, rớt bên cạnh bọn họ.

Đinh Hỷ đã bước qua rồi, bỗng xoay người lại lượm lên, ánh mắt của y bỗng sáng rực.

Đặng Định Hầu hỏi:

– Mảnh giấy này từ trên người bọn họ rớt ra phải không?

Đinh Hỷ nói:

– Ừ.

Đặng Định Hầu nói:

– Cho ta xem.

Y chỉ liếc qua, ánh mắt đã lộ một nét biểu tình thật kỳ quái, bởi vì y vừa nhìn qua đã thấy tám chữ chạm vào mắt:

– Song Thương Khách quyết đấu Bá Vương Thương.

Y nhìn xuống:

– Nhật Nguyệt Song Thương:

Nhạc. Nhật thương nặng hai mươi mốt cân, dài bốn thước năm tấc; Nguyệt thương nặng mười bảy cân rưỡi, dài ba thước chín tấc.

– Bá Vương Thương:

Vương. Dài một trượng ba thước bảy tấc, nặng bảy mươi ba cân.

– Thời giờ quyết đấu:

mồng năm tháng bảy, buổi trưa.

– Địa điểm:

thành Đông Dương, sân nhà họ Hùng.

– Người làm chứng:

Hùng Cửu Thái gia.

– Người làm chứng phụ:

Hoạt Trần Bình Trần Hoài, Lập Địa Phân Kim Triệu Đại Bình.

– Bình luận sau trận chiến:

Tiểu Tô Tần Tô Tiểu Ba.

– Bảo vệ:

Đại Lực Kim Cương Vương Hổ, Tiểu Sơn Linh Vạn Thông.

– Hoan nghênh quý khách, bảo đảm hấp dẫn.

– Tiền phí vào xem, mười lượng một chỗ.

Nhìn thấy tám chữ cuối cùng, Đặng Định Hầu bật cười.

Đinh Hỷ đã cười cười nãy giờ.

Đặng Định Hầu lắc đầu cười nói:

– Đây có phải là cao thủ vũ lâm quyết đấu đâu, rõ ràng y như là mãi võ Sơn Đông diễn trò.

Đinh Hỷ nói:

– Chính bản thân của Vạn Thông, y vốn là tay mãi võ bán thuốc.

Đặng Định Hầu nói:

– Thế à?

Đinh Hỷ nói:

– Y còn có một ngoại hiệu nữa là Vô Khổng Bất Nhập, chỉ cần có chút cơ hội kiếm ra tiền, y không sẽ không bỏ qua, đây có lẽ là kiệt tác của y.

Đặng Định Hầu hỏi:

– Ngươi biết y?

Đinh Hỷ nói:

– Những người đó tôi đều biết mặt cả.

Đặng Định Hầu nói:

– Sao?

Đinh Hỷ cười khổ nói:

– Trong Ngạ Hổ Cương, chân chính là cọp, tối đa chỉ có hai người, còn dư không phải là chuột, cũng là thỏ, chẳng bỏ nói đến.

Đặng Định Hầu nói:

– Bọn họ đều là người trong Ngạ Hổ Cương?

Đinh Hỷ gật gật đầu, nói:

– Trong bọn này, chỉ có Nhật Nguyệt Song Thương Nhạc Lân còn gắng gượng có thể coi là một con cọp.

Đặng Định Hầu nói:

– Ta có nghe danh tiếng của y, lấy thân phận của y, tại sao lại để cho Tiểu Tiên Linh làm chuyện này?

Đinh Hỷ nói:

– Vạn Thông không những là con chuột già, còn là con chồn tinh, cọp không phải là bị chồn làm xoay mòng mòng cho nhức cả đầu sao?

Đặng Định Hầu nói:

– Còn Hùng Cửu …

Đinh Hỷ nói:

– Hùng Cửu tuy là một hảo hán, nhưng nếu người ta bợ Ông ta lên mây xanh, ông ta sẽ biến thành hồ đồ ngay.

Đặng Định Hầu cười nói:

– Tiểu Tô Tần dĩ nhiên là người biết làm cho người ta lên mây xanh.

Đinh Hỷ nói:

– Y vốn là tay thuyết khách trong Ngạ Hổ Cương, Trần Hoài, Triệu Đại Cương và tôi là người chia đồ, Vương Hỗ là đả thủ. Nếu ông lột lớp mặt nạ bên ngoài của họ ra, ông sẽ thấy bên trong chẳng có gì cả.

Đặng Định Hầu hỏi:

– Hình như ngươi không đồng điệu gì lắm với những người đó?

Đinh Hỷ không phủ nhận.

Đặng Định Hầu nói:

– Nhưng người là người trong Ngạ Hỗ Cương.

Đinh Hỷ cười cười nói:

– Chồn không nhất định phải thích chồn, thỏ cũng không nhất định là thích thỏ.

Đặng Định Hầu nhìn y chăm chú hỏi:

– Ngươi cũng là thỏ?

Đinh Hỷ mỉm cười nói:

– Tôi mà là thỏ, không lẽ ông là một con chó nhiều chuyện sao?

Đặng Định Hầu bật cười, cười khổ.

… Chó đuổi bắt thỏ, nhiều chuyện không đâu.

Y bỗng phát giác ra, mình đi làm huyên náo chuyện đâu đâu cũng khá nhiều.

– Ngay cả chuyện này ta cũng không nên tọc mạch làm gì.

Y ném miếng giấy trên tay đi, cười khổ nói:

– Bọn họ song thương đấu đơn thương cũng tốt, cọp đói đấu cọp cái cũng tốt, chẳng liên hệ gì đến ta.

Đinh Hỷ nói:

– Có quan hệ.

Đặng Định Hầu hỏi:

– Có sao?

Đinh Hỷ nói:

– Ngạ Hổ Cương không phải là nơi ai ai cũng vào ra như không, từ trước núi ra tới sau núi, tổng cộng có ba mươi sáu chỗ liên lạc, mười tám đội tuần la, tôi vốn không chắc đưa ông lại được chỗ đó.

Đặng Định Hầu nói:

– Không lẽ bây giờ ngươi chắc ăn rồi?

Đinh Hỷ gật gật đầu, cười nói:

– Cọp đói muốn đi đấu với cọp cái, những thứ chồn lớn chồn nhỏ, thỏ lớn thỏ nhỏ, dĩ nhiên cũng sẽ đi theo xem nhiệt náo.

Đặng Định Hầu sáng mắt lên, nói:

– Vì vậy ngày mồng năm tháng bảy, phòng vệ nơi Ngạ Hổ Cương nhất định sẽ sơ ý hơn bình thường rất nhiều.

Đinh Hỷ nói:

– Nhất định.

Đặng Định Hầu nói:

– Vì vậy, chúng ta thừa cơ lên núi là quá tốt.

Đinh Hỷ nói:

– Không sai tý nào.

Đặng Định Hầu cười nói:

– Không ngờ rằng Vương đại tiểu thơ lại giúp chúng ta tốt quá như vậy.

Đinh Hỷ bỗng nhiên không cười nữa, lạnh lùng nói:

– Chỉ tiếc là chuyện này đối với cô ta, không có tý gì là tốt cả.

Đặng Định Hầu hỏi:

– Ngươi cho là cô ta không phải đối thủ của Nhạc Lân?

Đinh Hỷ lại thở ra nói:

– Không phải.

Y lại nói tiếp:

– Nếu cô ta còn có tý hiểu biết chính mình, cô ta cũng sẽ biết chuyện đó.

Đặng Định Hầu thở dài:

– Vì vậy ta không hiểu, tại sao cô ta cứ đi tìm những nhân vật cao cường trong giang hồ để tỷ thí?

Đinh Hỷ nói:

– Ông không hiểu, tôi hiểu.

Đặng Định Hầu hỏi:

– Ngươi hiểu?

Đinh Hỷ nói:

– Ừ.

Đặng Định Hầu hỏi:

– Ngươi nói thử xem, tại sao cô ta làm vậy?

Đinh Hỷ nói:

– Cô ta điên rồi.

Đặng Định Hầu cũng không thể không thừa nhận:

– Dù cô ta không điên hết, cũng có chỗ điên điên.

Đinh Hỷ nói:

– Nếu ông gặp phải một con cọp cái phát điên, ông làm sao?

Đặng Định Hầu nói:

– Trốn nó đi, trốn càng xa càng tốt.

Đinh Hỷ nói:

– Không sai tý nào.

Đinh Hỷ đoán chuyện gì, rất ít khi bị sai.

Vì vậy y mới là Đinh Hỷ thông minh.

Y đoán đúng ngày mồng năm tháng bảy. Ngạ Hổ Cương quả thật phòng thủ rất sơ sài, bọn họ đi từ đường nhỏ lên núi, ngay cả một chỗ mai phục cũng không bị đụng phải.

– Con đường nhỏ này vốn ít có ai biết được.

Con đường nhỏ hiểm trở chạy lòng vòng như ruột dê, cỏ hoang mọc đầy lối đi, sườn núi phía sau là một khoảng trống đầy mộ phần.

– Người làm nghề bảo tiêu, chỉ biết người bảo tiêu thường thường bị chết về tay cường đạo, nhưng không biết cường đạo chết dưới tay mình còn nhiều hơn.

Đặng Định Hầu không mở miệng ra.

Đối diện với những nấm mồ hoang này, y bất giác tự hỏi mình:

– Có phải tất cả cường đạo đều đáng chết không?

Đinh Hỷ nói:

– Chôn ở nơi đây, đều là cường đạo, đáng lý ra tôi không nên chôn sáu tên đó ở đây.

Đặng Định Hầu hỏi:

– Bởi vì bọn họ không phải cường đạo?

Đinh Hỷ hững hờ nói:

– Bởi vì bọn họ còn ty bỉ vô sĩ hơn cường đạo, ít nhất cường đạo còn không đi làm chuyện bán đứng bạn bè.

Đặng Định Hầu hỏi:

– Ngươi cho rằng bọn ta bị bạn bè bán đứng?

Đinh Hỷ nói:

– Trừ ông ra, còn ai biết được bí mật vụ bảo tiêu của ông?

Đặng Định Hầu nói:

– Còn có bốn người.

Đinh Hỷ hỏi:

– Có phải là Bách Lý Trường Thanh, Quy Đông Cảnh, Khương Tân, Quy Đông Cảnh?

Đặng Định Hầu nói:

– Đúng.

Đinh Hỷ hỏi:

– Bọn họ có phải là bạn bè của ông không?

Đặng Định Hầu nói:

– Nếu nói trong bốn người bọn họ, có một người là gian tế, thì thật tình ta không thể tin được.

Đinh Hỷ nói:

– Nếu không phải là bốn người bọn họ, thì nhất định là người kia.

Đặng Định Hầu hỏi:

– Người kia là người nào?

Đinh Hỷ nói:

– Là ông.

Đặng Định Hầu chỉ còn nước cười khổ.

Biết những bí mật đó, quả thật chỉ có năm người bọn họ, không có người thứ sáu.

Đinh Hỷ miệng thì nói, nhưng tay y chẳng ở không, tuy lời nói của y có vẻ châm chọc, bàn tay của y đang cầm cây cuốc.

Cây cuốc đang hoạt động còn nhanh hơn y nói chuyện.

Hiện tại, mấy cổ quan tài đã bị đào hết lên. Mỗi cổ quan tài đều có một người chết.

Đinh Hỷ lấy tay áo chùi mồ hôi, y nói:

– Tại sao ông còn chưa mở quan tài ra xem thử?

Đặng Định Hầu cũng đang lấy tay áo chùi mồ hôi, mồ hôi của y hình như ra còn nhiều hơn Đinh Hỷ.

Đinh Hỷ hỏi:

– Có phải ông sợ không dám nhìn?

Đặng Định Hầu hỏi lại:

– Tại sao ta lại không dám?

Đinh Hỷ nói:

– Bởi vì ông sợ tôi tìm ra kẻ gian tế, bởi vì hắn rất có thể là người bạn thân nhất của ông.

Đặng Định Hầu rốt cuộc thở ra một hơi nói:

– Ta quả thật có sợ tý đỉnh, bởi vì ta …

Y không nói tiếp.

Cổ quan tài thứ nhất vừa được mở ra, y đã ngẫn người ra đó.

Y nhìn trừng trừng vào người chết nằm trong quan tài, người chết trong quan tài hình như cũng đang trừng trừng nhìn y.

Đinh Hỷ hỏi:

– Ông nhận ra người này?

Đặng Định Hầu gật gật đầu nói:

– Người này họ Tiền, là nhân vật trọng yếu của Chấn Oai tiêu cuộc.

Đinh Hỷ hỏi:

– Chấn Oai có phải là tiêu cuộc của Quy Đông Cảnh?

Đặng Định Hầu nói:

– Ừ.

Đinh Hỷ hỏi:

– Ông có biết có người mất tích trong tiêu cuộc của y không?

Đặng Định Hầu lắc lắc đầu.

Y lại mở cổ quan tài thứ hai ra, rồi lại ngẫn người ra đó:

– Người này tên là A Vượng.

– A Vượng là ai?

Đặng Định Hầu cười khổ:

– Là người trồng hoa trong nhà của ta.

– Ông cũng không biết y bị mất tích sao?

– Bảy tám tháng nay ta chưa về tới nhà lần nào.

Đinh Hỷ chỉ còn nước cười khổ.

Người thứ ba là gã đánh xe của Bách Lý Trường Thanh, người thứ tư là đầu bếp của Khương Tân, người thứ năm là tiêu khách của Quần Oai, người thứ sáu là kẻ giữ ngựa cho Tây Môn Thắng.

Đinh Hỷ nói:

– Sáu người này ông đã nhìn qua hết rồi, không những vậy ông còn nhận ra họ.

Đặng Định Hầu nói:

– Ừ.

Đinh Hỷ nói:

– Tiếc là ông nhìn cũng như không, ngay cả một điểm cũng không xài được.

Đặng Định Hầu nói:

– Chẳng qua, may ra còn có sáu phong thơ.

Đinh Hỷ hỏi:

– Sáu phong thơ đều do một người viết?

Đặng Định Hầu nói:

– Ừ.

Đinh Hỷ hỏi:

– Ông biết đó là bút tích của ai?

Đặng Định Hầu nói:

– Ừ.

Ánh mắt của Đinh Hỷ sáng lên.

Đặng Định Hầu bỗng cười lên một tiếng, cười thật kỳ quái:

– Chữ của người này, không những biến rất hay, mà còn biến rất kỳ quái, người khác dù có muốn học, cũng khó mà học nổi.

Đinh Hỷ hỏi:

– Người này rốt cuộc là ai?

Đặng Định Hầu cười rất kỳ quái, y từ từ thò tay ra, chỉ ngón tay vào mủi mình:

– Người này chính là ta.

– Người này lại là ông?

Đinh Hỷ muốn la lên, nhưng không la nổi; muốn cười, nhưng cười cũng không nổi …

Chuyện này không buồn cười một tý xíu nào.

Thật ra, chuyện này có thể làm cho người ta khóc sụt sùi thê thảm một hồi.

Đặng Định Hầu cười mà không thấy dễ coi hơn là khóc.

Đinh Hỷ nhìn y chăm chú, nhìn lên nhìn xuống một hồi, bỗng nhiên hỏi:

– Ông có bán đứng chính mình được không?

Đặng Định Hầu nói:

– Không được.

Đinh Hỷ hỏi:

– Sáu phong thơ này, có phải ông viết không?

Đặng Định Hầu nói:

– Không phải.

Đinh Hỷ không nói gì nữa, quay đầu bước đi.

Đặng Định Hầu cũng đi theo y.

Đi được một đoạn đường, áo quần của hai người đã ướt nhẹp, Đinh Hỷ thở ra một hơi nói:

– Thật ra, chuyến đi này chúng ta cũng không đến nổi về không.

Đặng Định Hầu hỏi:

– Sao?

Đinh Hỷ nói:

– Ít nhất tôi cũng được một bài học.

Đặng Định Hầu hỏi:

– Bài học gì?

Đinh Hỷ nói:

– Lần sau, nếu có người kêu tôi trong thời tiết này, đi dưới ánh mặt trời đổ lửa này, đi bao nhiêu đường xá xa xôi này, lại tìm sáu người chết lục lọi cho ra một chuyện bí mật, tôi sẽ …

Đặng Định Hầu hỏi:

– Thì ngươi sẽ ra sao?

Đinh Hỷ nói:

– Tôi sẽ tống cho y một thứ.

Đặng Định Hầu hỏi:

– Ngươi chuẩn bị tống cho y thứ gì?

Đinh Hỷ nói:

– Tống cho y một người.

Đặng Định Hầu nói:

– Người?

Đinh Hỷ nói:

– Một người trong bụng y thì thích, mà ngoài miệng thì không dám nói ra.

Đặng Định Hầu bật cười nói:

– Ngươi nói cái người đàn bà đó có phải là Vương đại tiểu thơ không?

Đinh Hỷ cũng phì cười nói:

– Không sai tý nào.

Đặng Định Hầu nói:

– Bởi vì Vương đại tiểu thơ đã điên rồi?

Đinh Hỷ cười nói:

– Cô ta kêu tôi làm chuyện đó, dĩ nhiên cũng có tý điên điên, hai người đó không phải là trời sinh xứng đôi với nhau sao?

Đặng Định Hầu cười lớn nói:

– Người đó dĩ nhiên chính là ta phải không.

Đinh Hỷ cố ý thở ra nói:

– Ông đã muốn thừa nhận, tôi chẳng có cách gì hơn.

Đặng Định Hầu nói:

– Dù ta không nói ra miệng, ngươi cũng biết trong lòng ta nhất định thích muốn chết.

Đinh Hỷ nói:

– Nói đúng quá.

Đặng Định Hầu nói:

– Chẳng qua còn đang lo một chuyện.

Đinh Hỷ hỏi:

– Chuyện gì?

Đặng Định Hầu nói:

– Nếu có người quả thật tống Vương đại tiểu thơ lại cho ta, ngươi làm sao bây giờ nhĩ?

Đinh Hỷ chẳng thấy cười nữa, y vênh mặt lên nói:

– Ông an tâm, đàn bà trên đời này còn chưa chết hết, tôi cũng không đi xuất gia làm hòa thượng đâu, tôi ăn chay không được.

Đặng Định Hầu cười nói:

– Ăn chay thì không ăn rồi, nhưng giấm thì cũng nếm tý đỉnh.

Đinh Hỷ liếc mắt nhìn y, nói:

– Tôi chỉ lấy làm kỳ lạ một chuyện.

Đặng Định Hầu hỏi:

– Chuyện gì?

Đinh Hỷ nói:

– Người trong giang hồ tại sao không ai gọi ông là Lão Đặng Hoạt Kê?

Lúc bọn họ xuống núi, bọn họ vẫn còn chưa gặp phải mai phục, cái chỗ Ngạ Hổ Cương đáng sợ ấy hình như đã biến thành nơi người ta đi lòng vòng dạo mát.

Chỉ tiếc là dạo cũng như không.

Đặng Định Hầu nói:

– Trừ bài học ấy ra, ngươi còn thu hoạch được gì khác không?

Đinh Hỷ nói:

– Còn có một bụng đầy tức giận, và một thân đầy mồ hôi.

Đặng Định Hầu nói:

– Vậy thì bây giờ ta có thể còn cho ngươi thêm một bài học nữa.

Đinh Hỷ hỏi:

– Bài học gì?

Đặng Định Hầu nói:

– Sau này ngươi nghe ai nói gì, cũng ráng mà nghe cho rõ, đừng nghe chỉ có một nửa.

Đinh Hỷ không hiểu.

Đặng Định Hầu nói:

– Ta chỉ nói bút tích của ta rất ít ai học được, ta không nói nhất định không ai có thể học được.

Đinh Hỷ sáng mắt lên.

Đặng Định Hầu nói:

– Ít nhất ta cũng biết có người bắt chước được chữ viết của ta, cơ hồ ngay cả ta cũng phân biệt không ra chân giả.

Đinh Hỷ hỏi:

– Người này là ai?

Đặng Định Hầu nói:

– Là Quy đại lão bản Quy Đông Cảnh.

Đinh Hỷ cười lớn hỏi:

– Là y?

Đặng Định Hầu nói:

– Người này xem bề ngoài tuy có vẻ vụng về ngu dốt, lại rất thành thật, thật ra là một tay thông minh tuyệt đỉnh, ngay cả ta cũng bị y gạt.

Đinh Hỷ hỏi:

– Ông bị y gạt ra làm sao?

Đặng Định Hầu nói:

– Có lần y giả mạo bút tích của ta, mời hết những người đàn bà ta quen biết lại nhà, ta vừa vào đến nhà, lập tức thấy bảy tám chục cô ăn mặc đỏm dáng, ngồi chờ trong sảnh đường, bà vợ của ta tức muốn khàn cả cổ họng, ba tháng không thèm nói với ta một tiếng.

Đinh Hỷ nhịn cười hỏi:

– Tại sao y muốn đùa giỡn ông như vậy?

Đặng Định Hầu hằn học nói:

– Cái lão rùa đen ấy trời sinh đã muốn đi làm chuyện ác hại, trời sinh thích đi phá cho người ta quýnh lên.

Đinh Hỷ nhịn cười không nổi nữa cười phá lên nói:

– Có điều mấy cô bạn của ông cũng không khỏi quá nhiều phải không?

Đặng Định Hầu cũng bật cười nói:

– Không những nhiều, mà còn đủ thứ, trong đó còn có mấy cô tài nữ trong làng phong nguyệt, ngay cả bọn họ còn phân biện không ra chữ trong thơ không phải ta viết, mới thấy cái lão rùa đen ấy thật tình viết chữ quá giống.

Đinh Hỷ nói:

– Vì vậy tuy y hại ông một phen, y cũng giúp cho ông được một chuyện.

Đặng Định Hầu nói:

– Giúp được hai chuyện.

Đinh Hỷ hỏi:

– Sao?

Đặng Định Hầu nói:

– Y cho ta được thanh tĩnh tới ba tháng trời, thiên hạ thái bình, không nghe cọp cái lao xao cả nửa lời.

Đinh Hỷ nói:

– Cái màn giúp đở ấy quả thật không nhỏ.

Đặng Định Hầu loang loáng ánh mắt nói:

– Hiện giờ y lại đề tỉnh ta, phong thơ này do ai viết ra.

Ánh mắt của Đinh Hỷ cũng loang loáng, y nói:

– Liên doanh tiêu cuộc của ông, có mấy lão bản?

Đặng Định Hầu nói:

– Bốn người rưỡi.

Đinh Hỷ hỏi:

– Bốn người rưỡi.

Đặng Định Hầu nói:

– Chúng ta hùn vốn hùn sức, kiếm lời đem chia thành chín phần, Bách Lý Trường Thanh, Quy Đông Cảnh, Khương Tân và ta mỗi người hai phần, Tây môn Thắng được một phần.

Đinh Hỷ nói:

– Vì vậy Quy Đông Cảnh cũng là một lão bản?

Đặng Định Hầu nói:

– Dĩ nhiên y là một.

Đinh Hỷ hỏi:

– Tại sao y lại đi bán đứng mình?

Đặng Định Hầu trầm ngâm một hồi nói:

– Một chuyến tiêu mười vạn lượng của chúng ta, chỉ tính ba ngàn lượng tiền phí. Bớt đi tiền phải bỏ ra chi tiêu, còn lại tối đa chỉ một ngàn lượng, chia tới tay y, chỉ còn ba trăm lượng.

Đinh Hỷ nói:

– Còn nếu tôi cướp chuyến tiêu đó xong, dù có bớt đi chút ít phần nào, y cũng còn thu vào được trong tay một vạn lượng.

Đặng Định Hầu nói:

– Một vạn lượng dĩ nhiên là hơn ba trăm lượng nhiều lắm, con số đó y nhất định tính ra được dễ dàng.

Đinh Hỷ cười nói:

– Tôi cũng tin là y tính ra được, mấy năm sau này, y cơ hồ là kẻ giàu có nhất trong giang hồ, tiền bạc của y không thể từ trên trời rớt xuống.

Đặng Định Hầu nói:

– Không những vậy, chính y còn nói rằng, cái gì y cũng sợ, chỉ có tiền là không bao giờ sợ nhiều, đàn bà không bao giờ sợ nhiều.

Đinh Hỷ cười nói:

– Ta cũng không sợ.

Đặng Định Hầu nói:

– Tôi lại sợ sợ.

Đinh Hỷ hỏi:

– Sợ gì?

Đặng Định Hầu thở ra nói:

– Chuyện này vốn rất khó đưa ra bằng cớ thực tiễn, ta chỉ sợ y không chịu thừa nhận, ta cũng không có cách gì bắt y nói thật được.

Đinh Hỷ nói:

– Tôi có cách.

Đặng Định Hầu hỏi:

– Chừng nào chúng ta sẽ động thủ?

Đinh Hỷ nói:

– Ngay bây giờ.

Đặng Định Hầu hỏi:

– Ai đi?

Đinh Hỷ chớp mắt hỏi:

– Vũ công của lão rùa đen ra sao?

Đặng Định Hầu nói:

– Cũng không khá lắm, chỉ bất quá khá hơn Kim Thương Dư chút xíu.

Đinh Hỷ hỏi:

– Chút xíu là bao nhiêu?

Đặng Định Hầu nói:

– Chút xíu có nghĩa là, y chỉ cần điểm nhẹ một cái, Kim Thương Dư lập tức phải nằm xuống.

Đinh Hỷ hình như cười không nổi nữa.

Đặng Định Hầu nói:

– Nghe nói y còn có Thập Tam Thái Bảo hoành luyện công phu, mà luyện không khá lắm, có lần ta thấy có người chỉ bất quá chém vào sau lưng y ba đao, y đã chịu không muốn nổi.

Đinh Hỷ hỏi:

– Chịu không muốn nổi rồi sao?

Đặng Định Hầu nói:

– Y bèn quay người lại giành lấy cây đao, bẻ thành bảy tám khúc ra đó.

Đinh Hỷ hỏi:

– Rồi sau ra sao?

Đặng Định Hầu nói:

– Sau đó y đi theo bọn ta lại Trân Châu lâu uống rượu.

Đinh Hỷ hỏi:

– Y bị người ta chém cho ba đao còn uống được rượu?

Đặng Định Hầu nói:

– Y cũng uống không nhiều, bởi vì y nóng ruột muốn Tiểu Trân Châu gãi ngứa cho y.

Đinh Hỷ hỏi:

– Gãi ngứa? Gãi ngứa gì?

Đặng Định Hầu nói:

– Dĩ nhiên là gãi ngứa sau lưng.

Đinh Hỷ ngẫn người ra đó cả nửa ngày, bỗng cười nói:

– Tôi biết rồi.

Đặng Định Hầu hỏi:

– Ngươi biết gì?

Đinh Hỷ nói:

– Tôi biết ai là người đi đối phó chuyện này.

Đặng Định Hầu hỏi:

– Ai?

Đinh Hỷ nói:

– Ông.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN