Bùa Lỗ Ban - Phần 13
× Để đọc chương tiếp theo ấn vào nút (DS Chương) để chọn chương cần đọc hoặc ấn vào Chương Tiếp / Tiếp ở trên và phía dưới cùng trang.    

trước tiếp
642


Bùa Lỗ Ban


Phần 13


Theo đúng kế hoạch cậu Thuỷ dò la thông tin về hai người thợ hồ còn lại. Một người hiện tại gia cảnh rất khó khăn, anh ta nghèo nhưng lại nghiện đề đóm tới mức thua quá nhiều tiền nên nhà cửa chỉ tuềnh toàng vài vật dụng đơn giản. Nhìn gia cảnh người thợ hồ ấy cậu Thuỷ không khỏi ngán ngẩm. Cậu nghe hàng xóm người thợ xây nói anh ta ngoài mê lô đề còn nghiện rượu. Mỗi lần anh ta thua cũng say, được cũng say. Tuy nhiên được thì ít mà thua thì nhiều. Thậm chí anh ta đi làm quanh năm chẳng đủ tiền hầu cái miệng rượu và chơi đề của bản thân.

Cậu Thuỷ bỏ qua người đàn ông này bởi lúc say sỉn cậu có hỏi khéo về bùa lỗ ban nhưng anh ta lại chẳng mảy may hay biết một chút nào. Dường như cả buổi anh ta chỉ nhắc tới đề và các con số dự đoán sẽ về trong ngày.

Loại bỏ được cậu Ba thì cậu lại thấy buồn bởi còn hai người kia lại là anh em họ hàng. Cậu cứ nghĩ mãi tới chuyện một trong hai người tên Năm và tên Sáng kia là kẻ ếm bùa ngôi nhà của mình khi xưa mà không tài nào tìm được nguyên nhân.

Bác Năm có quan hệ họ hàng xa với nhà cậu. Bác với gia đình cậu ít khi qua lại nhưng chưa từng có xích mích. Thậm chí cậu nhớ ngày còn bé rất hay cùng anh Phong chạy sang nhà bác Năm chơi vì anh Phong học chung lớp với bác Hậu là em út bác Năm.

Cậu đang miên man suy nghĩ thì chạm mặt bác Hậu. Hậu nhìn thấy Thuỷ liền vẫy vào quán ngồi uống chén nước vì anh em lâu lắm không gặp nhau. Cậu Thuỷ suy nghĩ nhanh bèn quyết định tới khai thác thông tin về bác Năm qua người em trai này.

Hậu khi xưa là bạn học cũng là bạn thân của Phong nên câu chuyện Thuỷ hướng dần về người anh em này. Hậu tiếc nuối: anh chú mất sớm quá chứ không giờ chắc giỏi lắm rồi. Ngày xưa cái nhà bố mẹ và bác Năm nhà tôi ở do một tay cậu ấy thiết kế đấy. Lắm lúc nhìn ngôi nhà lại nghĩ thương chú ấy.

Cậu Thuỷ buồn rầu đáp: vâng, nhà em ở cũng là anh Phong một tay thiết kế. Tiếc là anh ấy mạng khổ nên đi sớm quá!

– Đúng rồi, ngày nhà cậu làm nhà, Phong cũng nhờ tôi mà lúc bấy giờ tôi lại đang làm công trình xã bên nên anh Năm nhà tôi nhận xây nhà cậu. Tính ra ngôi nhà cũng hơn chục rồi ấy nhỉ

Cậu Thuỷ gật đầu rồi ngập ngừng hỏi: giờ bác còn theo nghề xây dựng nữa không?

– Tôi nghỉ rồi, làm cái nghề này nó cũng bấp bênh lắm. Ai mà không yêu nghề chắc không theo được. Nhà tôi trước 4 anh em đều làm thợ xây cả nhưng sau lần lượt bỏ nghề, còn mình bác trưởng thì tới giờ vẫn đi xây nhà.

Cậu Thuỷ giả vờ ngạc nhiên: bác Năm nhà mình tưởng chuyển nhà đi làm gì rồi chứ vẫn đi làm thợ xây sao bác?

– Uh, thì ông ấy biết làm cái gì nữa đâu. Cách đây mấy năm ông ấy đi làm bị say nắng trượt khỏi giàn giáo suýt chút nữa mất mạng. Khi ấy mọi người khuyên bác ấy nghỉ đổi nghề mà bác ấy có nghe đâu, cứ quyết bám lấy nghề.

– Vâng! Có nghề là cái nghiệp. Mà như bác ấy làm nghề ngày ấy đắt khách lắm đấy. Em thấy tới giờ ai trụ được kiểu gì cũng giầu.

Hậu cười hềnh hệch: giàu thì sao lắm người bỏ thế? Cái nghề ấy vất vả lắm. Giờ có giàu chắc mấy ông thầu xây dựng mới giàu chứ thợ thuyền làm công ăn lương, làm ngày nào chấm công ăn ngày ấy thì lấy gì mà giàu chứ? Bác Năm nhà tôi toàn làm công nhật cho đội nhà thầu thôi chứ lấy gì ra mà giàu.

Thuỷ e dè rồi hỏi tiếp: em vừa nghe người ta nói ai làm cái nghề này muốn giàu phải thờ thần lỗ ban phải không bác?

Hậu lại phá lên cười thành tràng dài: ai nói cậu chuyện ấy vậy? Thờ ổng mà giàu thì có mà thiên hạ người ta giàu có hết cả rồi.

Chuyện thờ thần lỗ ban này ít người biết đến, nếu không phải người trong nghề hoặc không thờ thì hỏi tới thần lỗ ban chẳng ai hiểu. Cậu đi vào trọng tâm: thế bác không tin chuyện đó ư? Em nghe người ta nói chứ em cũng đâu biết ông lỗ ban mồm ngang mũi dọc ra sao đâu.

Hậu xua tay: vớ vẩn đấy, nghề nào cũng có tổ nghề, như nghề may của vợ tôi cũng có tổ nghề đấy. Cứ ngày 12/12 âm lịch hàng năm là bà ấy lại làm mâm cỗ cúng cái máy khâu. Lắm lúc tôi vẫn trêu: ngày cưới có khi không nhớ nhưng ngày nào cúng cái máy khâu thì làm cỗ tươm tất thế.

Thuỷ hồ hởi: ơ giờ em mới biết cả thợ may cũng thờ tổ nghề may. Thế xưa cả nhà bác làm thợ hồ thì có thờ tổ nghề không? Ngày nào cúng ông tổ nghề xây bác có biết không?

– Ối dào, xưa làm còn chả đủ ăn thì nghĩ gì mà cúng với bái chứ? Tôi thì chẳng tin vào cái đó nên vô sư vô sách lắm. Hay vì thế mà tôi không được tổ nghề phù hộ nên cứ nghèo mãi ấy nhỉ?

Hậu tự nói rồi tự trả lời. Lúc nói chuyện anh ta lộ ra bác Năm kia biết nhiều chuyện tới tổ nghề xây dựng. Thuỷ gắng hỏi nhưng Hậu chỉ đáp: chú muốn tìm hiểu thì hôm nào rảnh sang nhà bác Năm nhờ bác ấy kể cho nghe. Bác Năm nhà tôi biết nhiều chuyện về lễ nghĩa hơn tôi. Chú mà sang thì bác ấy nói chuyện cả ngày, thoải mái mà nghe.

Câu chuyện phiếm của hai người khiến Thuỷ suy nghĩ mãi về chuyện bác Năm. Nếu đúng như lời Hậu nói thì bác Năm kia biết thần lỗ ban và nhiều câu chuyện về thần lỗ ban. Lúc Thuỷ hỏi về bùa chú thì Hậu lại gạt đi: chuyện bùa ếm chú đừng có mà tin là thật. Nếu nó mà thật thì cứ chặt đầu tôi đặt xuống đất mà ngồi. Tôi tuy không theo nghề nữa nhưng bao năm tôi đi làm thì chắc chắn chẳng có cái chuyện làm bùa hại chủ như dân gian đồn. Nếu họ muốn hại chủ nhà thì thiếu gì cách đâu. Tôi nói thật là cứ trộn ít tạp chất vào trong vữa hay sơn thì chủ nhà khốn đốn rồi cần gì bùa với chú?

Xem ra bác Hậu không tín về chuyện bùa chú là thật và chuyện bác Năm kia biết về bùa lỗ ban cũng là thật. Chia tay với bác Hậu về nhà mà cậu Thuỷ chán nản bởi cậu sợ cái được gọi là tình cảm. Nếu quả thật một người như bác Năm lại đi ếm bùa thì chẳng còn tin nổi vào ai.

Bác Năm vốn hiền lành, ít nói, chịu thương chịu khó. cậu ít gặp gỡ mà chỉ khi nào trong họ có đám sá may chăng anh em mới gặp nhau trong bàn cỗ.

Cùng lúc ấy hai mẹ con cô Lan đang tỉ tê chuyện trên quán nhà bác Sáng. Người đàn ông tên Sáng ấy giờ đã làm ông chủ thầu xây dựng. Bác ấy ít nhận làm những công trình xây nhà nhỏ trong làng xã mà hầu như làm bên ngoài. Bà vợ bác Sáng tên Hoa, bán hàng tạp hoá tại nhà.

Cô Lan nhìn ngôi nhà lớn của bác Hoa mà ngưỡng mộ: đúng là ông chủ thầu có khác, xây nhà ở như cái cung điện thế kia ở làm sao hết hả bác Hoa?

Bác Hoa cười típ cả mắt vì được khen đáp lại: có gì mà to đâu cô. Cô nhìn đồ sộ vậy chứ trong có được bốn phòng ngủ chứ mấy. Ông Sáng nhà tôi thích nhà rộng cho thoáng, hơn nữa đất rẻ nên cứ xây thôi cô ạ!

Cô Lan mạnh dạn hỏi: bác cho em tham quan một lượt ngôi nhà được không ạ? Chả là ông anh bên nhà em sắp tới tính xây nhà. Ông ấy đi nước ngoài mấy năm cũng có tí vốn nên muốn xây cái nhà to to một chút nở mày mặt với họ hàng.

Bác Hoa hớn hở: vậy hả? Tốt quá! Đi nào, tôi dẫn cô đi tham quan.

Bác Hoa cứ vậy mà dẫn cô Lan đi khắp căn nhà từ phòng khách, bếp đến phòng ngủ, thậm chí tham quan cả phòng thờ.

Bác Hoa này tính tình thích khoe khoang nên đi tới đâu cũng sang sảng nói chuyện về công năng ngôi nhà cũng như nội thất từng phòng. Cô Lan thì trầm trồ khen ngợi khiến cho bác Hoa càng ngày càng phổng mũi. Hai chị em đang nói chuyện vui vẻ thì bác Sáng về. Bác vui vẻ hỏi chuyện: hai chị em đang nói chuyện gì mà vui vẻ thế?

Cô Lan đáp: nhà bác đẹp quá, em có ông anh bên nước ngoài mới về chuẩn bị xây nhà. Em tính tham quan nhà bác rồi chỉ cho ông anh tới nhờ bác giúp. Em là ưng ngôi nhà này của bác lắm!

Bác Sáng nghe nhắc tới làm nhà liền mở cờ trong bụng hỏi han xem anh cô Lan tính xây nhà ở đâu, diện tích bao nhiêu vuông, xây kiến trúc cổ hay hiện đại?

Cô Lan ngây người: ơ, cái này em chưa hỏi rõ. Để em hỏi kĩ rồi báo cho bác biết nhé. Với cả mấy cái liên quan đến xây đắp này em không hiểu rõ.

Cô Lan hứa với bác Sáng sẽ đưa anh tới gặp bác ấy nhờ tư vấn xây nhà. Cô còn luôn miệng khen ngợi bác Sáng giỏi, xây nhà nào cũng đẹp.Bác vui vẻ đáp: thì cái nhà vợ chồng cô đang ở xưa tôi cũng làm còn gì? Tôi có kinh nghiệm cả mấy chục năm nên làm nhà cứ giao cho tôi là yên tâm. Thứ nhất là kinh nghiệm tôi có, thứ nhì là quen biết, có gì tôi hướng dẫn cho chứ giờ thợ cũng năm bảy loại thợ, người tốt thì ít kẻ xấu thì nhiều, lắm khi tìm phải đám thợ tay ngang thì khổ lắm cô ạ!

Tối hôm đó hai vợ chồng cậu Thuỷ ngồi phân tích lại hết câu chuyện về hai người thợ hồ. Cậu Thuỷ thì giám chắc bác Năm kia là người biết tới bùa lỗ ban nhưng không dám khẳng định bác ấy có ếm bùa nhà mình năm xưa hay không. Riêng cô Lan thì khẳng định bác Sáng luôn vui vẻ và hoà đồng. Hơn nữa trong nhà bác Sáng không hề có thờ thần lỗ ban như lời của thầy Lành nhắc tới.

Cô Lan suy đi tính lại rồi mới dám hỏi chồng: liệu có phải bác Năm không mình? Giờ cậu Ba kia cũng loại đi rồi, còn lại bác Năm và bác Sáng. Theo như em cảm nhận bác Sáng này tính tình hoà nhã, vui vẻ. Mình nghĩ xem nếu bác ấy là kẻ ếm bùa nhà mình thì thái độ khi gặp chúng ta có vui vẻ, nói chuyện có nhiệt tình tới vậy hay không?

Cậu Thuỷ nghe lời vợ phân tích cũng có phần hợp lý bởi lẽ bác Sáng kia đúng là mẫu người vui vẻ, hoạt bát. Cậu gặp bác ấy lần nào cũng chào hỏi nhau vui vẻ. Thậm chí những lần gia đình cậu gặp chuyện ma chay khi xưa vợ chồng bác ấy cũng luôn có mặt giúp đỡ nhiệt tình, chưa khi nào tỏ thái độ khó chịu hay ghét bỏ.

Ngược lại với bác Năm kia lại khác, bác ấy ít nói hơn và sống trầm lặng hơn. Cậu Thuỷ ít khi gặp bác ấy kể từ khi bác ấy chuyển nhà ra chỗ mới. Một điều đặc biệt là mỗi lần chạm mặt ở đám sá bác Năm kia cũng chỉ chào hỏi qua loa rồi ăn cho nhanh còn về chứ không có thời gian trò chuyện nhiều với cậu.

Cậu cứ như vậy mà bị hình ảnh lầm lì, ít nói kia của bác Năm làm cho nghi ngờ. Nói chính xác hơn nếu đem bác Năm và bác Sáng đặt lên so sánh thì cả hai vợ chồng cậu đặt mối nghi ngờ lên bác Năm nhiều hơn tất thảy. Cậu bàn với vợ liên lạc với thầy Lành xin thầy chỉ giáo.

Thầy Lành quả nhiên rất nhiệt tình. Nhận được tin thầy lặn lội tới nhà cậu Thuỷ ngay. Thầy nghe cậu Thuỷ phân tích mọi chuyện rồi nhăn mặt: cậu chỉ dựa vào chuyện ấy mà khẳng định bác Năm ếm bùa lỗ ban nhà cậu rồi sao?

Cậu Thuỷ dĩ nhiên làm sao dám khẳng định 100% bác Năm là người ếm bùa. Tuy nhiên nếu cậu Ba kia bị loại thì còn bác Năm với bác Sáng mà thôi. Xét về tính cách và cách giao tiếp khi gặp gỡ thì cậu chẳng có lý do gì mà nghi ngờ bác Sáng được. Cậu dùng phép loại trừ gạt bác Sáng ra khỏi danh sách nghi ngờ.

Thầy Lành đáp: nghi ngờ có thể giết chết một con người. Giờ chúng ta sẽ cùng nhau làm một cái lễ. Tôi tuy không dám chắc có thể biết chắc chắn ai là người ếm bùa ngôi nhà của cậu nhưng ít nhất có thể nói chuyện với vong linh gia tiên của cậu để xem trong hai người này ai là người từng có mâu thuẫn với gia đình cậu.

Thầy Lành nói là làm. Thầy dùng đài âm dương nói chuyện với vong linh gia tiên nhà cậu Thuỷ. Thật lạ, thầy xin đài ba lần đều không được sự đồng ý. Dường như có một thứ gì đó rất lạ, nó muốn ngăn cản thầy Lành giúp gia đình cậu Thuỷ.

Thầy xin đài thất bại nhưng vẫn không nản lòng. Thầy gọi hai vợ chồng cậu Thuỷ và dặn hai người xin giúp thầy ngày sinh tháng đẻ của cả bác Năm và bác Sáng kia. Thầy sẽ dùng biện pháp khác để giúp vợ chồng cậu Thuỷ tìm ra người nào ếm bùa khi xưa. Tuy nhiên thầy yêu cầu cậu Thuỷ theo thầy về nhà mình và làm lễ trên ấy chứ không làm tại nhà cậu Thuỷ nữa.

Thầy dặn dò: hai vợ chồng cậu đúng ngày 30 tháng này ra chợ chọn mua một con gà trống tơ về nhốt lại chờ mồng 9 mới giết. Nhớ là 5h sáng ngày 9 mới được giết gà cúng. Sau khi cúng xong treo cặp chân giò ấy lên trước cửa nhà 3 ngày. Tới ngày 13 thì cầm cặp chân giò ấy lên trên nhà gặp tôi. Tôi nhất định sẽ cho cậu câu trả lời chính xác nhất.

Cô Lan nghe thầy nói ngạc nhiên hỏi lại: sao lại treo chân gà trước cửa hả thầy? Xưa nay nhà con năm nào cũng xem chân giò gà nhưng cúng xong phải ngâm vào cốc rượu trắng rồi mới nhờ thầy soi giúp. Nếu chân gà treo lên nó khô cong lại thì xem cái gì ạ?

Thầy cười: người ta khác, tôi xem khác. Chị cứ làm đúng như lời tôi dặn là được.

Đúng hẹn, hai vợ chồng cậu Thuỷ lặn lội lên tận nhà thầy Lành. Ngôi nhà thầy không khó tìm do trên ấy ai cũng biết tên tuổi của thầy. Cậu Thuỷ lúc lên xách theo một cặp chân giò gà cậu cúng gia tiên trước khi đi. Thầy Lành giơ cặp chân giò lên xem rồi lắc đầu: bên âm nhà cậu loạn lắm nhưng không hiểu sao ở nhà cậu tôi lại không tài nào xem được.

Chưa có ai yêu thích truyện này!
× Chú ý: Ấn vào MENU chọn D/S TRUYỆN ĐANG ĐỌC hoặc ấn vào biểu tượng CUỘN GIẤY ở trên cùng để xem lại các truyện bạn đang đọc dở nhé.    

Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ webtruyenfree. Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!


 BÌNH LUẬN TRUYỆN